Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp là một Tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Trang 1Lời nói đầu
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với nền sảnxuất hàng hoá Vốn là tiền đề của mọi quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh.Đối với doanh nghiệp, vốn là điều kiện để đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộngquy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh
Do đó bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâmđến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuậncao nhất cho doanh nghiệp Vần đề này càng trở nên quan trọng hơn khi Nước ta
đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Hội nhập với nền kinh tế thế giới đã mang lại cho nền kinh tế nước ta nóichung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng rất nhiều cơ hội lớn: chúng ta
có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; có thểtiếp cận với những công nghệ hiện đại, phương thức quản lý và kinh doanh tiêntiến của các nước phát triển trên thế giới Bên cạnh những cơ hội thuận lợi, cácdoanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức rấtlớn đó là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn từ nướcngoài đầu tư vào Việt Nam, nếu các doanh nghiệp trong nước không có chiếnlược phát triển, không có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh thì các doanh nghiệp rất dễ thua lỗ và dẫn đến phá sản
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập tạiCông ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội, em đã
lựa chọn đề tài: “Các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức
sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội” làm chuyên đề của mình, với mong muốn được
đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn kinh doanhcủa Công ty
Trang 2Nội dung chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh ở
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội.
Để hoàn thành được đề tài này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán
bộ trong Phòng Kế toán-Tài chính của Công ty, sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô, đặc biệt là của cô giáo Đặng Phương Mai
Do trình độ lý luận còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều nên chuyên
đề của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các thầy cô, các bác, các anh chị và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2010
Sinh viên Nguyễn Hải Long
Trang 3Chương 1
VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.
1.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp là một Tổ chứckinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanhtheo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Kinh tế thị trường (KTTT) là một hình thái phát triển cao của nền kinh tếhàng hóa, các quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển đa dạng, bao quát trên nhiềulĩnh vực Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp (DN) luôn phải đối mặtvới sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp khác Các DN quốc doanh hiệnnay không còn sự bao cấp của Nhà nước như trước, mà phải tự bù đắp chi phícũng như tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của DN mình Do đó,nếu DN nào làm ăn có hiệu quả, đứng vững trước áp lực cạnh tranh của nềnKTTT thì tồn tại và phát triển, ngược lại DN đó sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản Vìvậy các DN trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) luôn phải gắn liền vớithị trường, bám sát thị trường, tự chủ về vốn Trong quá trình sản xuất kinhdoanh, DN cần tìm hiểu nhu cầu của thị trường để từ đó sản xuất “những cái” thịtrường cần chứ không phải sản xuất “ những cái” thị trường có
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền KTTT có sự quản lý của nhà nước.Theo đó Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang pháp lý cho các DN được tự
do cạnh tranh công bằng trong phạm vi pháp luật cho phép, đồng thời cũng tạo
ra áp lực không nhỏ đối với các DN Muốn tồn tại và đứng vững trong nềnKTTT các DN cần phải chủ động linh hoạt trong việc khai thác, tạo lập và sửdụng vốn trong hoạt động SXKD của mình
Hoạt động của các DN trong nền KTTT chịu tác động của các quy luật kinh
tế cơ bản như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu
Trang 4Yêu cầu cơ bản của quy luật giá trị là hoạt động SXKD của DN phải dựa trên
cơ sở ngang giá, để đạt đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận, DN phảiphấn đấu giảm chi phí cá biệt bao gồm chi phí vật chất và hao phí lao động sống.Dưới góc độ quản lý vốn kinh doanh (VKD), việc tiết kiệm các khoản chi phí nàykhông tách rời với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Quy luật cạnh tranh là một động lực quan trọng của sự phát triển xã hội Các
DN cạnh tranh với nhau để giành cho mình lợi thế so sánh so với các DN khác.Cạnh tranh giữa các DN diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu làcạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm
Quy luật cung cầu phản ánh quan hệ cung cầu của từng loại sản phẩm, hànghoá trên thị trường Nắm được quy luật này sẽ giúp cho DN đưa ra các quyết định
mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất để tiêu thụ được sản phẩm
Như vậy, các DN muốn tồn tại và phát triển trong nền KTTT thì phải hiểu
và nhận thức được môi trường kinh doanh để từ đó có các giải pháp đúng đắnnhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng VKD của doanh nghiệp mình
Để tiến hành SXKD bao giờ cũng cần 3 yếu tố là: đối tượng lao động, tưliệu lao động và sức lao động Quá trình SXKD là quá trình kết hợp 3 yếu tố trên
để tạo ra sản phẩm, dịch vụ Trong nền KTTT để có được các yếu tố cần thiết đóđòi hỏi các DN phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để hình thành nên cácyếu tố cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, lượng tiền tệ này gọi làvốn kinh doanh của DN
Vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quá trìnhsản xuất kinh doanh
Vốn kinh doanh trong các DN là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt, nhưng tiềnmuốn được gọi là vốn thì phải đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
Một là, tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, hay nói cách
khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực
Trang 5Hai là, tiền phải được tích tụ đến một lượng đủ lớn để có thể tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh
Ba là, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.
Trong quá trình SXKD của doanh nghiệp, vốn kinh doanh vận động thườngxuyên liên tục tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn, ta có sơ đồ tuần hoàn vàchu chuyển vốn có dạng sau:
Từ các phân tích trên ta có định nghĩa tổng quát về VKD như sau :
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần nhận thức đầy đủ vềnhững đặc trưng của vốn
* Đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ nhất: Vốn được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực tế của các tài sản
hữu hình và vô hình dùng để sản xuất ra sản phẩm Vốn chính là biểu hiện vềmặt giá trị của các loại tài sản như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhâncông trong hoạt động SXKD của DN Song, chỉ những tài sản có giá trị và giátrị sử dụng phục vụ cho quá trình SXKD của DN mới được coi là vốn
Trang 6Thứ hai: Vốn phải được tập trung tích tụ thành một lượng nhất định mới có
thể phát huy được tác dụng, mới có thể giúp DN mở rộng hoạt động SXKD.Điều này đòi hỏi DN phải biết tận dụng và khai thác mọi nguồn vốn có thể huyđộng để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình
Thứ ba: Vốn có giá trị về mặt thời gian Nhất là trong nền kinh tế thị trường
như hiện nay thì điều này thể hiện rất rõ, vốn của DN luôn chịu ảnh hưởng củacác nhân tố như lạm phát, sự biến động của giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật nên giá trị của vốn tại các thời điểm khác nhau là khác nhau
Thứ tư: Vốn phải gắn với chủ sở hữu Mỗi loại vốn bao giờ cũng gắn với một
chủ sở hữu nhất định Người sử dụng vốn chưa chắc đã là người sở hữu vốn, do có
sự tách biệt giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn Điều này đòi hỏi mỗingười sử dụng vốn phải có trách nhiệm với đồng vốn mình nắm giữ và sử dụng
Thứ năm: Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản hữu hình
có hình thái vật chất cụ thể mà còn được biểu hiện bằng các loại tài sản vô hìnhkhông có hình thái vật chất như lợi thế thương mại, bằng phát minh sáng chế,các bí quyết công nghệ, nhãn hiệu được bảo hộ
Thứ sáu: Vốn phải được vận động sinh lời Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu
của các DN nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn, tiền chỉ là dạng tiềm năng củavốn Để biến thành vốn thì tiền phải được đưa vào SXKD và sinh lời Trong quátrình vận động vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát vàđiểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là tiền Đồng thời vốn phải không ngừngđược bảo toàn, bổ sung và phát triển sau mỗi quá trình vận động để thực hiệnviệc tái sản xuất giản đơn và mở rộng của DN
* Vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của các DN cần có 3 yếu tố sau:vốn, lao dộng và kỹ thuật công nghệ
- Vốn là điều kiện tiền đề để DN có thể tiến hành hoạt động SXKD củamình Nếu không có vốn, DN sẽ không thực hiện được các hoạt động SXKD
Trang 7Bởi vốn là yếu tố để DN mua sắm tài sản cố định, thuê mướn nhân công, hìnhthành nên số vốn lưu động cần thiết.
- Vốn kinh doanh giúp DN hoạt động liên tục, có hiệu quả Tương ứng vớimỗi quy mô SXKD đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định Lượng vốn này thểhiện nhu cầu thường xuyên mà DN cần có để đảm bảo cho hoạt động SXKDđược diễn ra liên tục, tránh làm gián đoạn Nếu DN thiếu vốn, quá trình sản xuất
sẽ bị đình trệ, không đảm bảo được các hợp đồng đã ký với các khách hàng, dẫntới mất thị phần, mất khách hàng, doanh thu, lợi nhuận giám sút và các chỉ tiêukhác đã đề ra không thực hiện được
- Bất kỳ DN nào cũng có những tiềm năng, lợi thế riêng; nhưng chỉ có tiềmnăng, lợi thế thì chưa đủ mà phải có vốn; không có vốn, thiếu vốn thì DN khôngthể sử dụng và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế đó để phục vụ cho việc phát triểnkinh doanh Do đó, VKD có vai trò như một đòn bẩy thúc đẩy hoạt động SXKDcủa DN phát triển, là điều kiện tạo ra lợi thế trọng cạnh tranh, khẳng định chỗ đứngcủa DN trên thị trường
Vôn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động củatài sản, kiểm tra, giám sát quá trình SXKD của DN thông qua các chỉ tiêu như:Hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thanh toán, hệ số sinh lời, thông qua đó các nhàquản trị biết được thực trạng của khâu sản xuất, đánh giá hiệu quả SXKD, pháthiện ra những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh.
Tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại hình DN, người ta đưa ra những căn cứ đểphân loại vốn khác nhau Nhưng để phân tích một cách tổng quát về hiệu quảtạo lập và sử dụng vốn thì phải căn cứ vào vai trò, đặc điểm chu chuyển vốn khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này VKD đượcchia làm hai bộ phận: vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ)
Mỗi bộ phận vốn mang đặc điểm chu chuyển khác nhau và đều có vai trò, vịtrí quan trọng đối với quá trình SXKD của doanh nghiệp
Trang 8* Vốn cố định:
Vốn cố định của DN là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cốđịnh hữu hình và vô hình với đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sảnxuất, luân chuyển giá trị dần dần từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất và hoànthành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng
Vốn cố định có vai trò rất quan trọng, một mặt chiếm tỷ trọng khá lớn trongtổng vốn đầu tư kinh doanh của DN (với những DN sản xuất thường từ 70 -80%), mặt khác VCĐ là số vốn ứng trước để mua sắm các tài sản cố định, nênquy mô của VCĐ nhiều hay ít quyết định đến quy mô tài sản cố định (TSCĐ),ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực SXKDcủa doanh nghiệp Song những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sửdụng lại có ảnh hưởng quyết định chi phối đặc điểm tuần hoàn và luân chuyểncủa VCĐ
Có thể khái quát những nét đặc trưng của VCĐ trong quá trình SXKD như sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này là do đặcđiểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định
- Giá trị VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ SXKD.Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ được luân chuyển vàogiá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn của TSCĐ
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất, VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển khiTSCĐ hết thời hạn sử dụng Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần VCĐ được luân chuyểnvào giá trị sản phẩm tăng lên, phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ giảm tương ứngcho đến khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được dịch chuyển hết vào giátrị sản phẩm đã sản xuất thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển
Phân loại vốn cố định của doanh nghiệp
Mỗi phân loại cho phép xem xét đánh giá kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp theocác tiêu thức khác nhau Dưới đây là sơ đồ phân loại TSCĐ của doanh nghiệp
Trang 9* Vốn lưu động:
Vốn lưu động của DN là một bộ phận của VKD, là số vốn tiền tệ ứng trước
để hình thành nên tài sản lưu động(TSLĐ) nhằm đảm bảo cho quá trình kinhdoanh của DN được thực hiện thường xuyên liên tục
Vốn lưu động của doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:
- VLĐ vận động liên tục qua nhiều hình thái khác nhau bắt đầu từ hình tháitiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư, hàng hoá sản xuất, lưu thông và cuối cùng trở
về hình thái tiền tệ ban đầu sau một chu kỳ kinh doanh
- Vốn lưu động dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm tạo ra
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ SXKD vàđược thu hồi toàn bộ một lần khi DN tiêu thụ được sản phẩm và thu được tiền
- Trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp, VLĐ không ngừngvận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ - sản xuất - lưuthông, quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên lặp đi lặp lại theo chu kỳ vàđược gọi là quá trình luân chuyển của VLĐ
Từ những đặc điểm đó công tác quản lý VLĐ được quan tâm, chú ý từ việcxác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết đến huy động nguồn tài trợ và sửdụng vốn phải phù hợp sát với tình hình thực tế SXKD Đồng thời áp dụng cácbiện pháp thích ứng nhằm tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ sao cho đẩy nhanhtốc độ chu chuyển VLĐ, tăng hiệu suất sử dụng VLĐ và tăng hiệu quả sử dụngVLĐ của doanh nghiệp
Phân loại VLĐ của doanh nghiệp:
Việc phân loại VLĐ giúp cho DN xác định đúng trọng điểm, biện pháp quản lý
và sử dụng VLĐ hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN
Dưới đây là sơ đồ phân loại VLĐ của doanh nghiệp
Trang 101.1.3 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Để quản lý và sử dụng vốn SXKD có hiệu quả, DN phải xem xét nguồnhình thành vốn để có phương án huy động vốn, tạo ra cơ cấu nguồn vốn tối ưugóp phần tăng hiệu quả hoạt động của DN Để làm được điều đó DN cần phảiphân loại nguồn vốn SXKD theo từng tiêu thức nhất định, nguồn vốn SXKDđược chia thành các loại khác nhau dựa trên các căn cứ
* Căn cứ vào quyền sở hữu vốn SXKD:
Theo tiêu thức này, vốn SXKD của doanh nghiệp được hình thành từ nguồnvốn chủ sở hữu (VCSH) và nợ phải trả
- Nguồn vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp bao gồm: Vốn do chủ sở hữu huy động đóng góp và phần vốn tự bổ sung
từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện quyền tự chủ về tài chính của DN nên tỷtrọng của nó trong tổng nguồn vốn càng lớn, chứng tỏ sự độc lập về tài chính của
DN càng lớn, khả năng đi vay của DN càng dễ dàng thực hiện và ngược lại
- Nợ phải trả: Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình SXKD mà doanh
nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán như: Khoản vay ngân hàng, khoản phải trả chonhà cung cấp, phải trả công nhân viên và phải nộp ngân sách Nhà nước
Khoản nợ phải trả nhà cung cấp, phải trả công nhân viên, nộp ngân sách là sốvốn mà DN chiếm dụng được trong thời gian cho phép DN cần huy động ở mứchợp lý để tài trợ cho nhu cầu VLĐ tạm thời trên nguyên tắc hoàn trả đúng hạn Khoản vay ngân hàng; nợ tín phiếu; trái phiếu doanh nghiệp đóng một vaitrò quan trọng trong việc bổ sung số vốn không ngừng tăng lên của DN Tuynhiên, khi sử dụng nguồn vốn này phải xem xét đến tính hợp lý của hệ số nợtrong DN, hệ số nợ càng lớn thì chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít
mà lại được sử dụng một lượng tài sản lớn, nhất là khi tỷ suất lợi nhuận trêntổng VKD lớn hơn lãi vay phải trả thì lợi nhuận dành cho vốn chủ sở hữu tăng
Trang 11rất nhanh và ngược lại, tuy nhiên khi hệ số nợ càng cao thì tình hình tài chínhcủa DN có nhiều bấp bênh cần xem xét cân nhắc sao cho hợp lý.
Sự kết hợp 2 nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tạo nên cơ cấu nguồn vốncủa DN còn gọi là cơ cấu tài chính của DN, cơ cấu tài chính ảnh hưởng đến sựthành công hay thất bại của DN, vì thế các DN luôn hướng tới một cơ cấu tàichính hợp lý tối ưu: Cơ cấu tài chính hợp lý tối ưu là một cơ cấu nguồn vốn cóchi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất và đảm bảo sự tự chủ về tài chính của
DN thông qua cơ cấu nguồn vốn này làm tăng hiệu quả kinh doanh và tăng giátrị của doanh nghiệp
* Căn cứ vào phạm vi huy động vốn:
Căn cứ theo tiêu thức này nguồn vốn SXKD của doanh nghiệp được chiathành 2 nguồn : Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động được
từ các hoạt động của DN như: Tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận để lại, các khoản
dự phòng, dự trữ và các khoản thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ
Huy động cao độ nguồn vốn bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển của DN, một mặt nó phát huy tính chủ động sử dụng vốn góp phần tăng tốcluân chuyển VKD, tăng hiệu quả sử dụng VKD mặt khác nó làm tăng mức độ độclập về tài chính của DN và hạn chế những bất lợi khi huy động vốn bên ngoài
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà DN có thể huy động
được từ bên ngoài DN để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD, bao gồm:Vốn vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác, nợ người cung cấp, pháthành trái phiếu và các khoản nợ khác Huy động nguồn vốn bên ngoài tạo cho DNmột cơ cấu tài chính linh hoạt hơn, mặt khác có thể làm tăng lợi nhuận VCSH rấtnhanh nếu tỷ suất lợi nhuận trên VKD đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn vàngược lại Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn huy động bên ngoài, DN phải xemxét hệ số nợ để đảm bảo sự an toàn và khả năng thanh toán của DN
* Căn cứ vào thời gian hoạt động và sử dụng vốn:
Trang 12Theo tiêu thức này nguồn vốn kinh doanh của DN được chia thành 2 nguồn:Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn
mà DN có thể sử dụng để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ và tài trợmột phần TSLĐ tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của
DN, nguồn vốn này gồm VCSH và các khoản nợ vay dài hạn
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà DN có thể sử
dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn mang tính chất tạm thời Các khoản này thườngphát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp như: Vay ngắn hạn ngânhàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ khác
Phân loại theo cách này giúp cho DN xem xét, huy động các nguồn vốn phùhợp với thời gian sử dụng tài sản và có cơ sở lập các kế hoạch tài chính, hìnhthành nên các dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xây dựngquy mô về lượng vốn cần thiết, lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp chotừng nguồn, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao
Qua nghiên cứu vấn đề trên, đặt ra một đòi hỏi cho các DN hiện nay là mộtmặt phải tăng cường quản lý và sử dụng vốn SXKD đạt hiệu quả, mặt khác phảichủ động khai thác các nguồn vốn một cách hợp lý đảm bảo kịp thời nhu cầuvốn cho hoạt động SXKD đầy đủ với chi phí thấp nhất
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trước đây, trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp, quan hệ giữa Nhànước và DN dựa trên nguyên tắc thu đủ - chi đủ Nhà nước giao kế hoạch cho
DN mang tính chất pháp lệnh về mặt hàng kinh doanh chủ yếu, về nguồn hàng,nơi tiêu thụ và doanh thu Vì vậy, DN không thể và cũng không cần thiết phảiphát huy tính chủ động, sáng tạo của mình trong SXKD Do đó, quan điểm về sửdụng VKD có hiệu quả được xác định dựa trên cơ sở: mức độ thực hiện các chỉ
Trang 13tiêu pháp lệnh, sự tiết kiệm chi phí trong giá thành sản phẩm, khối lượng giá trị
sử dụng mà DN cung cấp cho nền kinh tế, đây chính là sự lẫn lộn, không xácđịnh được ranh giới giữa chi tiêu hiệu quả và chi tiêu kết quả, từ đó dẫn đến việcđánh giá hiệu quả kinh tế không đúng Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho tìnhhình sử dụng vốn của các DN bị lãng phí dẫn đến nhiều DN bị mất vốn, làm ănthua lỗ, sức cạnh tranh yếu và nền kinh tế trở nên trì trệ
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền KTTT, các đơn vị hoạt động SXKDtuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, việc sản xuất “cái gì”, sản xuất “choai” và sản xuất “như thế nào” không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của DN
mà xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thị trường theo phương châm “Tất cả nhằmđáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất” Vì thế đã tạo ra tính chủ động,sáng tạo trong việc SXKD của các tổ chức kinh tế và tạo ra một môi trường cạnhtranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp
Chúng ta biết rằng, mọi hoạt động có ý thức của con người nói chung đềuhướng cho hoạt động đó đạt tới những mục đích nhất định Đối với các DN, mụcđích quan trọng nhất là SXKD mang lại hiệu quả - hiệu quả đó càng cao thì càngđánh giá được khả năng sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động SXKD củadoanh nghiệp Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữakết quả thu được từ hoạt động SXKD với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Chỉ số hiệu quả này càng lớn hơn 1 càng phản ánh hiệu quả SXKD thu đượcbiến chuyển theo chiều hướng phát triển Ngược lại, nếu càng nhỏ hơn 1 tức làphản ánh hiệu quả SXKD ngày càng đi xuống Cũng qua hệ số này ta thấy hiệuquả chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: kết quả và chi phí
Trong điều kiện hiện nay, một DN muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt
ra cho DN là phải sử dụng có hiệu quả lượng vốn đem vào đầu tư, tức là không
Hiệu quả = Chi phí
Kết quả
Trang 14những bảo toàn được vốn mà còn phải tăng được mức sinh lời của đồng vốn.Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là làm sao với một lượng chiphí bỏ ra thấp nhất mà thu được kết quả cao nhất.
Như vậy, khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ta cũng phần nào thấy đượctrình độ quản lý và sử dụng vốn của DN, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cũng đãchỉ ra được DN sử dụng chi phí có tiết kiệm hay không hoặc với một đơn vị kếtquả đạt được cần một lượng chi phí là bao nhiêu
1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
Muốn tiến hành một quá trình SXKD phải có vốn, số vốn bỏ ra không được
để hao hụt, thất thoát mà phải được sử dụng có hiệu quả sinh lời Đồng vốn bỏ raphải có khả năng sinh lời có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của
DN Vì thế tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu khách quan đối vớiquá trình SXKD của doanh nghiệp Việc tăng cường công tác tổ chức và nâng caohiệu quả sử dụng vốn trong các DN xuất phát từ những nguyên nhân sau:
* Xuất phát từ mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất kỳ một DN nào khi tiến hành hoạt động SXKD đều hướng tới mục đích làlợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến tất cả các mặttrong hoạt động kinh doanh của DN, là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mởrộng Đặc biệt trong nền KTTT hiện nay, DN có tồn tại và phát triển được haykhông thì điều kiện quyết định là DN có tạo ra lợi nhuận hay không Vì vậy, lợinhuận được coi là một trong những đòn bẩy quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu
cơ bản để đánh giá hiệu quả của VKD, do đó SXKD như thế nào để thu được lợinhuận cao là mục tiêu phấn đấu của tất cả các DN Để đạt được điều đó đòi hỏi các
DN phải tăng cường công tác tổ chức và sử dụng VKD, có như vậy mới thu đượclợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy DN ngày càng phát triển
* Xuất phát từ vị trí vai trò của vốn trong quá trình SXKD của doanh nghiệp.
Vốn là điều kiện quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động SXKD của doanhnghiệp, là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác với mục đích phát triển
Trang 15kinh doanh phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng Với vai trò quan trọng đó,các DN phải luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đây cũng làmục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình SXKD của doanh nghiệp.
* Xuất phát từ yêu cầu của tình hình quản lý mới đối với các DN.
Trong thời kỳ bao cấp trước đây, hầu hết các DN Nhà nước được Nhà nướcbao cấp toàn bộ vốn SXKD hoặc được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi Điềunày đã thủ tiêu tính tự chủ, sáng tạo, tính linh hoạt của các DN Nhà nước trongcông tác đảm bảo vốn cho SXKD Chuyển sang cơ chế thị trường, với nhiềuthành phần kinh tế cùng đan xen hoạt động, các DN Nhà nước chỉ là một bộphận song song cùng tồn tại với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác DN
tự trang trải mọi chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụng vốntiết kiệm và có hiệu quả Nếu không thực hiện được những yêu cầu trên thì nguy
cơ giải thể hay phá sản của DN sẽ trở thành tất yếu Hơn nữa, để tồn tại và pháttriển trong cơ chế mới đòi hỏi các DN phải năng động, nắm bắt nhu cầu thịtrường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, hạ giáthành và đa dạng hoá sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm Đồngthời, phải bảo toàn được vốn của mình ngay cả khi giá cả thị trường biến động
và không ngừng đầu tư mở rộng phát triển quy mô SXKD Do đó, vấn đề nângcao hiệu quả sử dụng VKD trở nên thiết thực và cấp bách
* Xuất phát từ điều kiện của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Tình trạng thiếu vốn, phải thường xuyên huy động từ bên ngoài để đáp ứngcho hoạt động SXKD là rất phổ biến trong các DN nước ta hiện nay Hiệu quả
sử dụng vốn còn thấp, vốn bị thất thoát, ứ đọng và nhiều khi xảy ra tình trạngthiếu vốn giả tạo Do đó, để có thể cạnh tranh thắng lợi, thực hiện mục tiêu đã đề
ra thì các DN phải sử dụng vốn tiết kiệm hợp lý, tăng cường công tác quản lýnâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có một ý nghĩa hết
sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của DN trong điều kiện hiện
Trang 16nay Khi hiệu quả sử dụng vốn của DN cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có một ưuthế mới Trước hết, làm tăng lợi nhuận cho DN giúp doanh nghiệp đứng vững vềmặt tài chính, đồng thời có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượngsản phẩm, mở rộng quy mô, lĩnh vực SXKD… nhờ đó làm tăng sức cạnh tranhtrên thị trường Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn mạng lại lợi íchcho xã hội, cho nền kinh tế quốc dân như thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu xãhội, tạo công ăn việc làm nâng cao mức sống cho người lao động, tăng cáckhoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranhcủa DN trong nền kinh tế thị trường, mở rộng quy mô SXKD nhằm đem lại lợinhuận cao cho DN và góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội, do đó đây không chỉ
là vấn đề của riêng DN mà còn là vấn đề của cả nền kinh tế xã hội và được Nhànước khuyến khích
1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
Trong công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc đánh giá đúng đắn tìnhhình của kỳ trước là vấn đề quan trọng Từ đó cho phép nêu ra những phươnghướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và sử dụng vốn sản xuất kinhdoanh trong kỳ tiếp theo
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của DN, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn SXKD của doanh nghiệp người ta có thể
sử dụng một số chỉ tiêu sau:
* Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh trong kỳ: Là chỉ tiêu phản ánh vốn của
DN trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng vốn hay tài sản của doanh nghiệptrong kỳ, nó thể hiện rằng cứ một đồng vốn đem vào đầu tư trong kỳ sẽ mang lại
Vòng quay toàn bộ VKD = Doanh thu thuần trong kỳ
VKD bình quân trong kỳ
Trang 17mấy đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Nói chung vòng quay toàn bộ vốn cànglớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn càng cao.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh: Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ, cứ sử
dụng một đồng vốn vào hoạt động SXKD thì sẽ mang lại mấy đồng lợi nhuậntrước thuế hoặc sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồngvốn đầu tư vào hoạt động SXKD của DN
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Mục tiêu hoạt động của các DN là tạo
ra lợi nhuận ròng cho các DN đó Tỷ suất lợi nhuận VCSH là mục tiêu phản ánhcác mục tiêu này
Để đánh giá được chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn từ đó đưa ra đượcbiện pháp tối ưu nhất, trọng tâm nhất, sát thực nhất… ta cần nghiên cứu hiệuquả sử dụng của từng loại vốn
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hàm lượng vốn VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu bq trong kỳ
Trang 18Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu hoặc doanh thuthuần cần bao nhiêu đồng VCĐ
* Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ
bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế
Lợi nhuận ở đây chỉ tính đến khoản thu nhập do có sự tham gia trực tiếp củaTSCĐ tạo ra
Các chỉ tiêu trên thể hiện trình độ sử dụng vốn cố định của DN, nhưng chưa
đề cập đến trình độ sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Để đánh giá đúng đắn kếtquả hoạt động của từng kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phải đượcxem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh cứ một đồng TSCĐ được sử dụng
trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ
* Hệ số hao mòn TSCĐ: Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh
nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu
Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ đã cũ và cần được đầu tư đổi mới Ngượclại, hệ số này càng thấp chứng tỏ DN rất quan tâm tới đầu tư đổi mới máy móc thiếtbị
1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
VCĐ bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu hoặc doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Trang 19Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp, ta có thể sửdụng các chỉ tiêu sau:
* Tốc độ luân chuyển VLĐ: Được đánh giá và xác định qua hai chỉ tiêu.
- Số lần luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn đượcthực hiện trong một thời kỳ nhất định Nó được xác định như sau:
L =
§VLM
Trong đó :
L: Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm.
M: Tổng mức luân chuyển vốn trong năm
VL§: VLĐ bình quân trong năm
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày để thực hiện một vòngquay VLĐ
K = L360
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển VLĐ
L: Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm
Mức tiết kiệm VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết trong năm qua đơn vị đã tiết
kiệm được hoặc lãng phí bao nhiêu đồng vốn lưu động
MTK = (K K )
360
M
0 1
Trong đó:
MTK: Mức tiết kiệm vốn lưu động
M1 : Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch
K0,K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch
MTK>0 là lãng phí, MTK<0 là tiết kiệm, thông qua mức tiết kiệm, DN có thểnắm bắt được tình hình sử dụng vốn lưu động trong kỳ cần nghiên cứu bằng con
Trang 20số cụ thể, từ đó tạo điều kiện giúp cho DN khắc phục hoặc đẩy mạnh hơn nữahiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hàm lượng VLĐ (hay còn gọi là mức đảm nhận VLĐ): Là số VLĐ cần có
để đạt được một đồng doanh thu
Hàm lượng vốn lưu động =
M
§VL
Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng
VLĐ được sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước hoặc sau thuếthu nhập) Mức doanh lợi càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao vàngược lại
VL§
thuÕsau hoÆc
tr íc nhuËnLîi
1.3 Phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.
Vốn trong quá trình SXKD của DN luôn luôn chuyển liên tục không ngừng
từ hình thái này sang hình thái khác, tại một thời điểm vốn tồn tại dưới nhiềuhình thái khác nhau
Trong quá trình vận động đó vốn kinh doanh chịu sự tác động của nhiều yếu
tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của DN Xét về mặt khách quan, vốnkinh doanh của DN chịu tác động của các nhân tố cơ bản sau:
* Các nhân tố khách quan.
Một là: Sự biến động của nền kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế không
thật ổn định, hiệu quả sử dụng vốn luôn bị đe doạ bởi nguy cơ lạm phát và sựbất ổn của giá cả Trong nền kinh tế có lạm phát, đồng tiền mất giá làm cho giá
cả nguyên vật liệu, hàng hoá tăng lên, đồng vốn thu về có giá trị thấp hơn đồngvốn ban đầu bỏ ra, tài sản trong DN nhất là các TSCĐ nếu không có phươngpháp khấu hao hợp lý hoặc không được đánh giá lại thì sẽ không bảo toàn đượcgiá trị ban đầu Như vậy, sẽ làm cho vốn kinh doanh của DN bị mất dần theo tốc
Trang 21độ trượt giá của tiền tệ hoặc DN sẽ phải bỏ ra một lượng vốn nhiều hơn để đầu
tư vào tài sản và các hoạt động
Hai là: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho TSCĐ bị
hao mòn vô hình từ đó dẫn đến giá trị trao đổi TSCĐ của DN bị giảm và làmảnh hưởng đến công tác tổ chức vốn
Ba là: Những rủi ro bất thường trong quá trình SXKD mà các DN thường
gặp phải Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, có nhiều thànhphần cùng tham gia hoạt động cùng cạnh tranh và khi thị trường tiêu thụ không
ổn định, sức mua của thị trường có hạn thì càng tăng thêm khả năng rủi ro.Ngoài ra còn có những rủi ro do thiên nhiên gây ra như hoả hoạn, bão lụt, độngđất mà DN khó có thể lường trước được
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên, còn có rất nhiều nhân tố chủ quan dochính DN tạo nên làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
* Các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp.
Một là: Quyết định đầu tư kinh doanh phù hợp với thị trường, sản phẩm
chất lượng tốt, mẫu mã được thị trường ưa chuộng, giá thành hạ thì tất yếu hiệuquả sử dụng vốn được nâng cao Ngược lại, sẽ làm cho DN bị thua lỗ, mất vốn
Hai là: Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến hiện tượng thừa hoặc
thiếu vốn trong quá trình SXKD (sử dụng lãng phí hoặc không đủ vốn làm giánđoạn quá trình sản xuất) từ đó làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn
Ba là: Do bố trí cơ cấu vốn bất hợp lý nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử
dụng vốn của DN Nếu như vốn đầu tư nhiều vào tài sản không cần dùng lớn thì
nó không những không phát huy được tác dụng trong quá trình SXKD mà nó còn
bị hao hụt mất mát dần, làm cho hiệu quả sử dụng VKD bị giảm sút
Bốn là: Tài sản đầu tư không khai thác được hết thời gian sử dụng, công suất
thấp hơn so với công suất thiết kế hoặc dùng vào SXKD thì hiệu quả sử dụng vốn sẽgiảm
Trang 22Năm là: Do quản lý vốn không chặt chẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí
vốn đặc biệt là vốn lưu động trong quá trình mua sắm dự trữ Việc mua sắm dựtrữ các vật tư không phù hợp với quá trình SXKD, không đúng với tiêu chuẩn kỹthuật và chất lượng quy định, trong quá trình sử dụng lại không tận dụng hết phếphẩm phế liệu cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động SXKD của DN
Sáu là: Do lựa chọn phương án đầu tư không đúng đắn, không phù hợp với
đặc điểm SXKD của DN cũng là một nhân tố cơ bản Nếu DN đầu tư sản xuất racác loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành hạ được thị trườngchấp nhận thì tất yếu hiệu quả thu được lớn, ngược lại nếu như sản phẩm hànghoá DN sản xuất ra chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu thị trường vàthị hiếu người tiêu dùng sẽ không tiêu thụ được sản phẩm và dẫn đến tình trạng
ứ đọng vốn Điều này làm cho tình hình tài chính của DN gặp nhiều khó khăn
Bảy là: Quản lý, bảo quản tài sản, vật tư hàng hoá kém, làm mất phẩm chất,
giá trị của hàng hoá này nhỏ hơn giá vốn Chất lượng sản phẩm thấp không đảmbảo theo yêu cầu của hợp đồng đã cam kết, mẫu mã không phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng sẽ làm doanh thu bị giảm sút hoặc đối với sản phẩm phải bảohành, tuy đã chuyển giao quyền sở hữu cho người mua nhưng không đảm bảochất lượng xảy ra hư hỏng trong thời hạn bảo hành thì DN phải bỏ thêm chi phí
để sửa chữa dẫn đến hiệu quả kinh doanh của DN bị giảm
Tám là: Do những chính sách của DN trong tiêu thụ, tín dụng và tổ chức
thanh toán Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng sẽ ảnh hưởng đến kỳhạn thanh toán (bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán và người mua) Kỳhạn thanh toán chi phối đến nợi phải thu và nợi phải trả, việc tổ chức sản xuấtgiao hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán, thu tiền bán hàng ảnh hưởng khôngnhỏ đến nhu cầu vốn của DN
Chín là: Do trình độ năng lực quản lý của DN còn yếu kém, hoạt động
SXKD bị thua lỗ kéo dài làm cho đồng vốn bị thâm hụt, bộ máy tổ chức cồng
Trang 23kềnh không ăn khớp với nhau, tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng làm giảmthấp hiệu quả sử dụng vốn của DN.
1.3.2 Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, các DN Nhà nước không phải hoạt động với100% vốn do Nhà nước tài trợ từ Ngân sách Nhà nước mà còn có một phần vốn
từ các nguồn khác, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn mà nguồnvốn vay thì phải trả lãi vay chi phí sử dụng vốn, bên cạnh đó tính chất cạnhtranh và đào thải của thị trường, khát vọng lợi nhuận, ham muốn bành trướngthế lực, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đang là những vấn đề cần giải quyết
Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đặt ra như mộtyêu cầu cấp bách và quyết định hiệu quả đến sự sống còn của DN Đứng trêngóc độ của các DN ta có thể đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn như sau:
Thứ nhất: Lựa chọn các hình thức, phương pháp huy động vốn phù hợp, chủ
động khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốncho SXKD và giảm thiểu chi phí sử dụng vốn Đồng thời tận dụng linh hoạt cácnguồn vốn bên ngoài cho các dự án đầu tư lớn Điều này đòi hỏi người quản lýphải xác định được mức độ sử dụng nợ vay hợp lý và có hiệu quả nhất Vì nếutrong điều kiện doanh lợi tổng vốn không thay đổi mà DN có hệ số nợ càng caothì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn, có nghĩa là DN có lợi trong việc vay nợ
để tiến hành hoạt động SXKD và ngược lại vay nợ cũng có thể gây ra ảnh hưởngrất xấu đến kết quả kinh doanh của DN Vì vậy, người quản lý cần sáng suốttrong việc quyết địng sử dụng nợ vay
Thứ hai: Phải tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả, từ đó
lập kế hoạch cụ thể cho dự án DN cần phải nắm chắc hiệu quả đầu tư, nguồn tàitrợ, quy trình công nghệ, tình hình cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêuthụ của sản phẩm trước khi bắt đầu một quá trình đầu tư để đảm bảo cho sự phù
Trang 24hợp về máy móc thiết bị, sự hợp lý về kết cấu TSCĐ và chi phí sử dụng vốnthấp nhất Đồng thời sản phẩm sản xuất ra phải có khả năng cạnh tranh và đượcthị trường chấp nhận.
Thứ ba: Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho mỗi dự án.
Trên cơ sở đó lập kế hoạch huy động các nguồn tài trợ, tránh tình trạng thiếuvốn gây gián đoạn quá trình SXKD dẫn đến thiệt hại ngừng sản xuất; không nên
để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy hiệu quả của đồng vốn, phátsinh nhiều chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm gây khó khăntrong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại Bởi vậy, việc xác định nhu cầuvốn là không thể thiếu đối với mỗi DN
Thứ tư: Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ.
Không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệmnguyên nhiên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc hiện có, bên cạnh đóphải tổ chức tốt công tác bán hàng, công tác thanh toán và thu hồi nợ nhằm giảmtối đa thành phẩm tồn đọng trong kho
Thứ năm: Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, chủ động có kế hoạch
thu hồi tiền bán hàng Thực tế hầu hết các DN đều có chính sách bán chịu, vì khibán chịu cho khách hàng thì DN cũng có rất nhiều điểm lợi như: đẩy mạnh tiêuthụ, tăng thêm lợi nhuận bổ sung do bán được nhiều hàng hay nhận được mộtkhoản lãi do cho vay tiền hàng, mở rộng quy mô bên cạnh những mặt lợi đó thìchính sách bán chịu cũng mang lại nhiều mặt bất lợi cho DN như: phát sinh chiphí theo dõi thu hồi công nợ, rủi ro do lạm phát, tỷ giá và nguy cơ người muamất khả năng thanh toán Chính vì vậy, DN cần xây dựng chính sách bán chịuhợp lý, tuy từng đối tượng để có chính sách bán chịu phù hợp, tránh tình trạngbán chịu tràn lan Muốn vậy, DN cần tìm hiểu rõ từng đối tượng khách hàng vềnăng lực tài chính, tư cách tín dụng, tài sản thế chấp, điều kiện của nền kinh tế,năng lực trả nợ
Trang 25Ngoài ra, DN cần chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách muabảo hiểm, trích lập các quỹ dự phòng để có nguồn bù đắp khi xảy ra những rủi ro.
- Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm soát chặt chẽ các mặt hoạt độngSXKD mình, từ đó phát huy mạnh mẽ vai trò quản trị tài chính doanh nghiệptrong quản lý và sử dụng VKD Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉtiêu tài chính như hệ số về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, kết cấu tàichính của DN, tình hình thu chi vốn tiền tệ và sự vận động của các nguồn tàichính người quản lý doanh nghiệp có thể kiểm soát được thực trạng các mặtSXKD của doanh nghiệp từ đó phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc để
có biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trên đây là những biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Tuỳ vào từng DN, lĩnh vực hoạt động, điều kiện thị trường đểmỗi DN lựa chọn cho mình những biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nângcao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
Trang 26Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH DỊCH VỤ NHÀ HÀ NỘI
2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Tên Công ty: Công ty TNHHNN một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà
Nội
Tên giao dịch quốc tế: HÀ NỘI REAL ESTATE SERVICE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: RESCO., LTD
Địa chỉ: 25 phố Văn Miếu - Phường Văn Miếu - Quận Đống Đa - Hà Nội Webside: www.rescohanoi.com
Tài khoản: 0012000000936 - Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Mã số thuế: 0100105863
Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nộiđược thành lập theo Quyết định số 2154/QĐ-TCCQ ngày 15/5/1989
Công ty có lịch sử ra đời và phát triển như sau:
+ 5/1989: Được thành lập trên cơ sở giải thể Trường Kỹ thuật nghiệp vụ nhàđất, BQL công trình sửa chữa nhà cửa của Sở nhà đất
+ 2/1995: Được xếp hạng Doanh nghiệp nhà nước hạng I thuộc Sở nhà đất
Trang 27Trong thời kỳ đầu, hoạt động chủ yếu của Công ty là cho thuê nhà, đến nayCông ty đã phát triển và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trườngvới việc mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới như: Lập và thựchiện các dự án đầu tư phát triển nhà; Xây dựng các công trình dân dụng; Côngnghiệp; Thuỷ lợi; Giao thông và các công trình hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội,sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
Thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty ngày càng có thêmkinh nghiệm để nâng cao chất lượng phục vụ trong kinh doanh cho thuê nhà,chất lượng công trình xây dựng, đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình, đẩynhanh tiến độ trong lĩnh vực lập dự án đầu tư xây dựng như: giải phóng mặtbằng, làm thủ tục chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của Công ty.
* Tổ chức quản lý của Công ty gồm:
Trang 28Ban lãnh đạo của công ty gồm: Giám đốc và ba Phó Giám đốc Giám đốc làngười đại diện pháp nhân của Công ty do Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà HàNội bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và pháp luật Nhà nước về hoạt
CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC
Phòng
Tổ chức
LĐ tiền lương
Phòng
Kế hoạch tổng hợp
Phòng Tài chính
kế toán
Phòng Quản
lý xây lắp
Phòng Quản
Xí nghiệp xây lắp số 2,4,5,6 10,12
Xí nghiệp XL&
KD vật liệu
Xí nghiệp Điện nước
Các Ban quản
lý dự án
Trang 29động của Công ty Ba Phó Giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc, phụtrách một số lĩnh vực công tác của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịutrách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, lĩnh vực kinh doanh và yêu cầu quản lý, hiệnnay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành Phòng Tài chính kế toángồm sáu người Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của phòng và dựa vào nănglực, trình độ chuyên môn của từng người, Phòng Tài chính kế toán phân côngnhiệm vụ cụ thể như sau:
Trưởng phòng Tài chính kế toán: Là kế toán trưởng, chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc công ty, là người phụ trách chung và điều hành công tác củaphòng bao gồm: xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn phục vụ cho SXKD,theo dõi các hợp đồng mua bán nhà của các dự án, lập báo cáo thống kê, lập dựtoán và quyết toán kinh phí công đoàn
Phó phòng Phòng tài chính kế toán (kế toán tổng hơp): Có nhiệm vụ lập báo
cáo tài chính quý năm, phụ trách và điều hành công việc của phòng khi kế toántrưởng đi vắng
Nhân viên kế toán 1: Theo dõi thanh toán tạm ứng, tiền lương, bảo hiểm xã hội,
hạch toán chi tiết các tài khoản, theo dõi chi tiết chi phí giá của các công trình
Nhân viên kế toán 2: Theo dõi thu, chi tiền mặt, kê khai thuế và báo cáo sử dụng
hoá đơn theo tháng, quý, năm Theo dõi công nợ với khách thuê nhà, mua nhà
Nhân viên kế toán 3: Theo dõi tài sản cố định, công cụ dụng cụ Theo dõi
tiền gửi Ngân hàng và các khoản vay vốn Thanh toán tiền điện, nước, cước phíđiện thoại… của Công ty và khách thuê nhà
Thủ quỹ: Thu tiền mặt VNĐ, ngoại tệ (USD) Kiểm tra và đóng chứng từ đã
thu, chi trong tháng
Ngoài ra, tại các đơn vị trực thuộc đều có nhân viên kế toán
Có thể khái quát bộ máy kế toán tại Công ty thành sơ đồ sau:
Trang 30Ghi chú:
Chế độ kế toán của Công ty hiện nay đang áp dụng là chế độ kế toán theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các Chuẩnmực kế toán và các Thông tư, Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán đến ngày 31/12/2006.Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Công ty đãtuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán ban hành ngày 31/12/2009
NV kế toán 1
Trang 31Hình thức kế toán của Công ty hiện nay đang áp dụng theo hình thức kế toán:Chứng từ ghi sổ, phương thức ghi sổ kế toán bằng máy vi tính trên phần mền kếtoán Fast Accounting kế hợp sử dụng phần mền MS Excel và các sổ chi tết.Nguyên tắc ghi sổ được lập theo chứng từ gốc.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Ngành nghề kinh doanh chính của công ty.
a) Nhóm ngành, nghề trong lĩnh vực đầu tư phát triển:
- Lập quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, khu dân
cư, khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các công trình văn hoá, thể dục thể thao,vui chơi giải trí, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- Lập, quản lý và thực hiện công trình giao thông đô thị, giao thông đường
bộ, các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ
b) Nhóm ngành, nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng:
- Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hoá, thểdục thể thao, vui chơi giải trí
- Xây dựng và lắp đặt các công trình giao thông đô thị (cấp nước, thoátnước, chiếu sáng), hạ tầng kỹ thuật đường bộ, thuỷ lợi
- Xây dựng và lắp đặt các công trình đường dây có điện cao áp đến 35KV vàtrạm điện áp đến 110 KV, trạm điện có dung lượng đến 2500 KVA
c) Nhóm ngành nghề kinh doanh và dịch vụ nhà:
- Kinh doanh cho thuê nhà ở, văn phòng
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị…
- Kinh doanh dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí
d) Nhóm ngành, nghề sản xuất kinh doanh vật liệu, thiết bị:
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội, ngoại thất, vật
tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng, thiết bị điện…
- Chuyển giao công nghệ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng
e) Các ngành, nghề sản xuất kinh doanh khác:
Trang 32- Tư vấn cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực đầu tưxây dựng, lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công tác giải phóng mặt bằng.
- Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Lắp đặt, bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị chuyên ngành điện lạnh
f) Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác
Ngoài ra trong quá trình phát triển, công ty được đăng ký bổ sung các ngànhnghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm để mở rộng, phát triển thịtrường, sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Trong ngành xây dựng nói chung và Công ty TNHHNN một thành viên kinhdoanh dịch vụ nhà Hà Nội nói riêng thì quy trình công nghệ sản xuất của sảnphẩm xây lắp mà công ty đang sử dụng có vai trò vô cùng quan trọng, quyếtđịnh đến chất lượng và năng suất xây dựng Hiện nay, Công ty đang thực hiệnquy trình sản xuất sau:
Tham gia đấu thầu
Khảo sát, thiết kế, lập dự án
Tổ chức thi công xây dựng
Nghiệm thu, bàn giao công trình Hoàn thiện xây dựng
Quyết toán xây dựng
Giám sát