1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động của chế độ thai sản và chế độ chăm sóc y tế việt nam hiện nay

15 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: - Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai c

Trang 1

MỤC LỤC C L C ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I LÝ THUYẾT 3

1.Chế độ thai sản 3

1.1 Đối tượng áp dụng chế độ thai sản: 3

1.2 Điều kiện hưởng chế độ thai sản: 3

1.3 Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: 3

1.4 Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: 3

1.5 Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: 3

1.6 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi: 4

1.7 Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai: 4

1.8 Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: 4

1.9 Mức hưởng chế độ thai sản: 5

1.10 Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con: 5

1.11 Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản: 5

2.Chăm sóc y tế 5

II THỰC TRẠNG 7

1 Chăm sóc sức khỏe thai sản và y tế cho người nghèo miền núi 7

2 Chăm sức khỏe thai sản và y tế cho người dân vùng biển đảo 9

3 Chăm sức khỏe thai sản và y tế cho người dân vùng đồng bằng 11

III NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 11

1.Những kết quả đạt được 11

2 Một số hạn chế 12

IV GIẢI PHÁP CHO CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC Y TẾ VÀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM 14

1 Đối với chế độ thai sản: 14

2 Đối với chế độ chăm sóc y tế: 15

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, con người thường xuyên có những mối quan hệ tác động qua lại với tự nhiên và xã hội Những tác động này có thể là tiêu cực, cũng có thể là tích cực Những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Chính vì vậy, để quá trình tái sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên tục, đời sống của dân cư được đảm bảo an toàn, trong bất cứ xã hội nào cũng cần có lực lượng dự trữ dưới dạng quỹ dự trữ trong đó có quỹ bảo hiểm

Ngày nay, bảo hiểm đã thực sự đi vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Có thể nói một xã hội không có bảo hiểm như “cầu thang không có tay vịn” Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, hoạt động bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng, phong phú

Bảo hiểm y tế được coi là một bộ phận của hệ thống bảo hiểm xã hội.Ở nước ta bảo hiểm y tế được thành lập do Nhà nước tổ chức và quản lý, trực tiếp là Bộ Y tế quản lý Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ nghiên cứu về thực trạng hoạt động của chế độ thai sản và chế độ chăm sóc y tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 3

I LÝ THUYẾT

1.Chế độ thai sản

1.1 Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:

- Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm

a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH cụ thể các điểm như sau:

 Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

 Cán bộ, công chức, viên chức;

 Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

 Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân

1.2 Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường

hợp sau đây:

 Lao động nữ mang thai;

 Lao động nữ sinh con;

 Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

 Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản

- Người lao động quy định tại điểm b và điểm c ở trên phải đóng bảo hiểm xã

hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

1.3 Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm

lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể

ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

1.4 Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:

- Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc

hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

1.5 Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

Trang 4

- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định

sau đây:

 Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

 Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

 Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật

về người tàn tật;

 Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm

a, b và c ở trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày

- Trường hợp sau khi sinh con

 nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết BHXHthì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con;

 nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều ; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động

- Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ

đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi

- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các điều trên tính cả ngày nghỉ

lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

1.6 Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi

1.7 Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

- Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.

- Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm

ngày

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm 1 và 2 ở trên

tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

1.8 Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn

tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con

Trang 5

- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con

thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con

1.9 Mức hưởng chế độ thai sản:

- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng bằng

100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo

hiểm xã hội Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội

1.10 Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:

- Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại

khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các điều kiện sau đây:

 Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;

 Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;

 Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý

- Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm

trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH

1.11 Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:

- Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều

30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm

- Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ

dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung

2.Chăm sóc y tế

Ở nước ta, việc chăm sóc y tế được thực hiện theo cách khác nhau qua ba giai đoạn:

2.1 Giai đoạn từ năm 1961 đến 1992:

Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH năm 1961 coi việc chăm sóc y tế cùng với chế độ trợ cấp ốm đau là một chế độ quan trọng hàng đầu của BHXH Cụ thể như sau:

Trang 6

- Đảm bảo chăm sóc y tế cho công nhân, viên chức nhà nước;

- Đảm bảo cho cả trường hợp ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp,

mang thai và sinh đẻ;

- Thực hiện chăm sóc y tế miễn phí tức toàn bộ do nhà nước đài thọ (cung cấp

dịch vụ khám, điều trị, tiền thuốc men, bồi dưỡng, phí tổn tàu xe đi lại khám – chữa bệnh, …) Tuy nhiên, có sự phân biệt nơi khám và điều trị theo nhóm mức lương, nhóm cán bộ, công nhân, nhân viên

2.2 Giai đoạn từ năm 1992 đến 2002:

Ngày 15/08/1992, Nghị định 299/ HĐBT ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế và chính thức tách Bảo hiểm y tế ra hệ thống BHXH đặt dưới sự quản lý của Bộ Y tế

Hệ thống cơ quan bảo hiểm y tế được thành lập từ trung ương đến địa phương Các nét chính của chế độ chăm sóc y tế giai đoạn này là:

- Đảm bảo chăm sóc y tế theo chế độ bắt buộc không chỉ đối với công nhân,

viên chức nhà nước mà còn mở rộng ra đối với mọi người lao động ăn lương;

- Đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm

y tế bị ốm đau, thai sản, không đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (Điều này là điểm khác so với giai đoạn trước và khác với Công ước 102) , không đảm bảo chăm sóc y tế đối với những bệnh xã hội , bệnh tật bẩm sinh, điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ, làm chân giả – tay giả – mắt giả, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ bảo vệ sức khỏe đặc biệt, dịch vụ y tế

tự chọn, khám chữa bệnh ở nước ngoài, tai nạn chiến tranh, thiên tai;

- Nguồn tài chính đảm bảo cho chăm sóc y tế được huy động từ người lao

động (1% tiền lương) và người sử dụng lao động (2% quỹ lương) không có

sự hỗ trợ của nhà nước Mặc dù cơ quan bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế nhưng việc chăm sóc y tế vẫn theo mô hình gián tiếp qua việc ký hợp đồng khám chữa bệnh giữa Bảo hiểm y tế và cơ sở y tế

2.3 Giai đoạn hiện nay:

Bắt đầu thực hiện chủ trương chuyển Bảo hiểm y tế sang quản lý chung với BHXH vì các lý do sau:

- Đối tượng quản lý của BHXH và Bảo hiểm y tế là tương đồng (loại áp dụng

chế độ bắt buộc), việc sát nhập làm cho việc quản lý thuận lợi hơn, vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người được bảo hiểm;

- Dù trước đây, Bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế nhưng việc chăm sóc y tế

vẫn là theo mô hình gián tiếp Về lâu dài, dù muốn chắc chắn nước ta cũng

Trang 7

chưa có thể áp dụng mô hình trực tiếp chăm sóc y tế, nên việc chuyển về BHXH một mặt, vẫn giữ nguyên mô hình gián tiếp; mặt khác, vai trò, trách nhiệm một người quản lý quỹ tiền sẽ dễ phát huy hơn trong việc tổ chức thu – chi, giám sát việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế của cơ sở y tế, đầu tư và phát triển quỹ, …

II THỰC TRẠNG

Mục tiêu nhất quán của ngành y tế Việt từ trước tới nay vẫn là “mọi người dân đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ“ Vì vậy, mạng lưới y tế được hình thành rộng khắp đến từng thôn xóm đã đáp ứng được việc CSSKBĐ cho mọi người dân Tuy nhiên, mạng lưới này mới chỉ đáp ứng việc phục vụ y tế cho người dân trên đất liền và đồng bằng, còn đưa y tế đên phục vụ sức khoẻ cho người dân trên biển -đảo, miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn Do đó việc chăm sóc sức khoẻ cho những người dân ở đó còn nhiều bất cập là điều không tránh khỏi

1 Chăm sóc sức khỏe thai sản và y tế cho người nghèo miền núi

1.1 Chế độ chăm sóc thai sản

- Các chỉ tiêu chất lượng dân số ở các tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số rất

đáng lo ngại: chỉ tiêu phản ánh về sức khỏe bà mẹ, trẻ em còn ở mức kém, tỷ

lệ người tàn tật còn cao, các vấn đề về vị thành niên và thanh niên, các tố chất về tầm vóc thể lực còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, kỹ thuật thấp, khu vực có đông đồng bào thiểu số sinh sống còn đối mặt với nguy cơ suy thoái giống nòi do tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn diễn biến phức tạp và vẫn diễn ra khá phổ biến

- Một bất cập nữa đó là tỷ suất chết mẹ, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ

mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số còn cao Số trẻ sinh ra bị dị tật, dị dạng

và thiểu năng trí tuệ cũng ở mức đáng lo ngại

- Trong khi đó, cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

sinh sản - kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) ở cấp xã còn thiếu và yếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu ở đây Tuyến y tế cơ sở nhiều nơi chưa có bác sĩ Các hoạt động xây dựng và củng cố hệ thống thông tin quản lý dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) quốc gia chưa phủ kín các xã vùng sâu, vùng xa, chưa thu thập được thông tin quản lý DS-KHHGĐ với người dân làm ăn, sinh sống ở vùng cao hẻo lánh Vì vậy, các

Trang 8

thông tin quản lý DS-KHHGĐ chưa hỗ trợ được cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

- Nhận thức của người dân vùng về việc chăm sóc sự phát triển của bào thai

và trẻ sơ sinh còn hạn chế Các kiến thức về sinh sản, phòng ngừa các yếu tố

có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi ở mức rất khiêm tốn

- Khoảng 53% bà mẹ được hỏi trả lời có đi khám thai trong quá trình mang

thai Thực trạng chăm sóc trước sinh ở các tỉnh Miền núi phía Bắc không tốt bằng các tỉnh Tây Nguyên Nhìn chung, công tác chăm sóc trước sinh còn hạn chế trên phương diện số lượng và chất lượng Hầu hết các dịch vụ chăm sóc trước sinh đều do Trạm y tế xã cung cấp, chiếm 83%

- Tỷ lệ sinh con tại nhà vẫn còn chiếm tỷ lệ cao Chỉ khoảng 30% số trường

hợp sinh con có sử dụng gói đẻ sạch

1.2 Chế độ chăm sóc y tế

- Người nghèo khi ốm đau chủ yếu đến cơ sở y tế nhà nước khám chữa bệnh.

Khoảng 30-40% người nghèo ở các tỉnh Miền núi phía Bắc và 20% ở Tây Nguyên tự điều trị khi ốm đau

- Hầu hết người dân mắc bệnh nhẹ đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã,

khoảng 97% Đối với các bệnh nặng, người dân có xu hướng sử dụng dịch vụ

ở các cơ sở y tế tuyến trên như bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh Tuy nhiên người dân đến khám chữa bệnh nặng chủ yếu tại trạm y tế xã, khoảng 80%

- Khoảng 40% đối tượng đã từng sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh

cho biết sử dụng dịch vụ CSSK nhiều hơn kể từ khi có thẻ bảo hiểm Lý do chính là không phải trả tiền cho khám chữa bệnh cũng như thuận tiện hơn trong tiếp cận dịch vụ y tế

- 86,3% hộ gia đình có sử dụng thẻ KCB người nghèo/BHYT khi đi khám

chữa bệnh Tỷ lệ sử dụng thẻ KCB người nghèo/thẻ BHYT cao đối với cả dịch vụ nội trú và ngoại trú

- Tỷ lệ không đi khám chữa bệnh và tự điều trị rất cao ở nhóm đối tượng

không có thẻ BHYT/thẻ KCB

Trang 9

- Trạm Y tế xã là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB ngoại trú cho

người nghèo ở các tỉnh nghiên cứu, chiếm 82% Y tế tư nhân có vai trò không đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ CSSK Số lượt sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú bình quân/năm của người có thẻ KCBNN/BHYT cao hơn so với nhóm không có thẻ Số lần sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú trung bình của người dân là 1 lần khám/người/năm

- Bệnh viện huyện là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB nội

trú Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế nội trú giữa nhóm đối tượng có thẻ và không có thẻ ở các tỉnh nghiên cứu Số lần sử dụng dịch vụ nội trú trung bình là: 4 lần KCB/100 người dân/năm.Chi tiêu cho khám chữa bệnh của các đối tượng hưởng lợi sau khi thực hiện quyết định

139 (QĐ-TTg)

- -Nhìn chung, những người có thẻ phải chi trả cho các dịch vụ khám chữa

bệnh với số tiền ít hơn so với những người không có thẻ (cả chi phí trực tiếp

và chi phí gián tiếp)

- Việc triển khai thực hiện Quỹ KCB cho người nghèo

 Một số người nghèo và người dân tộc thiểu số chưa được cấp thẻ KCB

 Vướng mắc trong quá trình xác định đối tượng nghèo tại địa phương

 Chậm trễ trong in ấn và cấp phát thẻ KCB người nghèo

 Năng lực của cơ quan BHXH trong công nghệ thông tin nhìn chung còn hạn chế về nhiều mặt: nhân lực, xây dựng phần mềm quản lý và ứng dụng

2 Chăm sức khỏe thai sản và y tế cho người dân vùng biển đảo

- Theo thống kê, tỷ lệ dân số vùng biển có khoảng 29,2 triệu người, trong đó

phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khoảng 8,3 triệu người, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

có chồng khoảng 5,1 triệu người.Điều dễ nhận thấy, như một "đặc trưng" của dân số vùng biển đảo đó là tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của các huyện đảo và ven biển luôn cao hơn các huyện khác trong cùng tỉnh và cao hơn mức bình quân của cả nước, nhất là ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

- Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2006 thì hiện vẫn còn

13/28 tỉnh, thành ven biển chưa đạt mức sinh thay thế, nhu cầu sinh con trai vẫn còn phổ biến Bên cạnh đó, việc dân di cư đến các vùng biển để lao

Trang 10

người/km2 thì sáu năm sau, mật độ đã là 373 người/km2 (trong thời gian đó, mật độ dân số chung của cả nước chỉ tăng từ 234 lên 254 người/km2)

- Một bất cập nữa đó là tỷ suất chết mẹ, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ

mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ vùng biển còn cao Số trẻ sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ cũng ở mức đáng lo ngại

- Trong khi đó, cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe

sinh sản - kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) ở cấp xã còn thiếu và yếu, chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu biển, không bền vững Một số xã ven biển, đảo chưa có trạm y tế, 19,7% trạm y tế xã chưa có bác

sĩ Các hoạt động xây dựng và củng cố hệ thống thông tin quản lý Dân số

-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Quốc gia chưa phủ kín các huyện đảo, chưa thu thập được thông tin quản lý DS-KHHGĐ với người dân làm ăn, sinh sống trên biển và người dân đến các khu kinh tế biển Vì vậy, các thông tin quản lý DS-KHHGĐ chưa hỗ trợ được cho việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội vùng biển

- Trong nhiều năm qua, dù nhiều cấp, ngành đã có những nỗ lực, cố gắng

nhưng vấn đề chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại vùng biển nhiều hạn chế, bất cập Nguyên nhân chủ yếu là do lao động nghề biển luôn phải tiếp xúc môi trường có độ ẩm cao, thiếu nước ngọt và bị ô nhiễm Bên cạnh đó, nghề biển

có đặc thù nam giới là lao động chính, phải thường xuyên làm ăn xa nhà dài ngày, dễ gặp rủi ro, vì vậy nhu cầu sinh con, đặc biệt là sinh con trai rất phổ biến Nhận thức của người dân vùng biển, đảo về việc chăm sóc sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh còn hạn chế Các kiến thức về sinh sản, phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi ở mức rất khiêm tốn Với sự hình thành các khu kinh tế biển như hiện nay, việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người dân, nhất là lao động nhập cư được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS/KHHGĐ theo nhận định là sẽ trở nên quá tải

- Việc triển khai Đề án 52 (kiểm soát dân số các vùng biển đảo, ven biển) sẽ là

một giải pháp quan trọng, thiết thực nhằm thực hiện thành công chính sách, chiến lược dân số và Chiến lược Biển đến năm 2020 Đề án 52 giúp người dân vùng biển đảo, ven biển tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà

mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản và KHHGĐ

Ngày đăng: 09/11/2015, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w