1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân hồng phát nha trang

23 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 268 KB

Nội dung

Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tìnhhình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và ngược lại.. Việc thường xuyên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranhngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thửthách cho doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, mỗidoanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tìnhhình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và ngược lại

Việc thường xuyên phân tích tình tình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệpthấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong

kỳ của doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Xuất phát từ mong muốn được áp dụng những kiến thức tài chính mà em đãhọc để đi sâu tìm hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp, cũng như nhận thứcđược tầm quan trọng củaviệc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với

sự hoạt động hiệu quả của chính doanh nghiệp đó, trong thời gian kiến tập tạiDoanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang, em đã quyết định chọn nghiên cứu đề

tài: “Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang” cho

báo cáo kiến tập của mình

Nội dung báo cáo kiến tập gồm ba chương:

Chương 1: Giới thiệu khải quát về doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha TrangChương 2: Thực trạng tình hình tài chính của doanh tư nhân Hồng Phát Nha Trang.Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanhnghiệp tư nhân Hồng Phát trong giai đoạn 2009-2011

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu khi thực hiện đề tài làphương pháp so sánh và tổng hợp các số liệu thực tế thu thập được trong quá trìnhkiến tập tại doanh nghiệp, bao gồm: các số liệu trên các báo cáo tài chính, các thôngtin tìm hiểu được từ việc trao đổi, phỏng vấn với các nhân viên trong doanh nghiệp,nhất là nhân viên phòng kế toán tài chính

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các Thầy Cô khoa Tài Ngân hàng trường Đại học Ngoại thương cơ sở II, sự quan tâm hướng dẫn tận tìnhcủa Thầy giáo Trịnh Ngọc Thanh, cùng với sự giúp đỡ của các cô, các anh, các chịphòng Kế toán – Tài chính trong doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho emhoàn thành báo cáo kiến tập này.

chính-Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên

đề tài không tránh được những sai sót và nhược điểm Vì vậy em kính mong nhậnđược sự góp ý của Qúy Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

HỒNG PHÁT NHA TRANG

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trong cơ chế đổi mới của thị trường, nền kinh tế biến chuyển mạnh mẽ sauthời kỳ mở cửa của Nhà nước Năm 2000, hòa nhịp theo sự phát triển này, doanhnghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang đã được thành lập theo giấy phép kinh doanh

số 4200286755 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 16 tháng 12năm 2000

Tên đầy đủ: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang

- Từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp luôn là một trong những doanh nghiệp

uy tín về xuất khẩu hải sản, kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì trong top 50 toànthành phố

-Tháng 2/2002, doanh nghiệp là thành viên của hiệp hội Chế biến và Xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam

- Tháng 7/2005, doanh nghiệp liên tục cải tiến dịch vụ nhằm đáp ứng nhucầu tiêu thụ của thị trường ngày một đa dạng và rộng lớn

- Tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp đã đạt được : ISO 9001 phiên bản

2000, HACCP, GMP, SSOP, SOF 2000, BRC 2000, EU code DL.65

Hiện nay mạng lưới cung cấp sản phẩm thủy sản đông lạnh tinh chế cao cấpcủa trải rộng trên khắp thế giới, đó những khách hàng lớn gồm các nhà nhập khẩuthủy sản và hệ thống siêu thị, nhà hàng của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu

Trang 4

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự 1.2.1 Chức năng

Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang chuyên sản xuất chế biến xuấtkhẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh (tôm, cá, mực, các loài nhuyễn thể…) từ sảnphẩm thô (xuất đông) đến sản phẩm chất lượng cao, cụ thể là cá block, cá IOF, cámiếng áo bột, Ebifry, Nobashi, Sushi, tôm hấp, Tempura

1.2.2 Nhiệm vụ

Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang có nhiệm vụ chính sau đây :

- Tổ chức sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản theo chỉ tiêu kế hoạch Doanhnghiệp được xuất khẩu các mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất chế biến và nhậpkhẩu cho yêu cầu phát triển theo giấy phép của Bộ Thương mại, tham gia vàochương trình xuất nhập khẩu của thành phố, được Ủy ban nhân dân thành phố chophép và phân bổ các hạn ngạch xuất nhập khẩu của thành phố

1.2.3 Cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự

Bộ máy tổ chức hành chính của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang:

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức hành chính của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang

(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang)

Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang tổ chức theo mô hình hàng dọc,quyền quyết định tập trung chủ yếu ở Ban giám đốc, trách nhiệm quản lý do cácphòng ban chức năng, các trưởng phòng thực hiện

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tiêu biểu như sau:

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

Trang 5

5hướng phát triển của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực công tác kế hoạch, tài chính, đầu

tư phát triển…

2 Phòng kế toán-tài chính

Ghi chép đầy đủ chứng từ, cập nhật sổ sách chứng từ kế toán theo quy địnhcủa pháp luật, phản ánh chân thực chính xác các số liệu về tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tổ chức thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sáchnhà nước theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụngvốn, tài sản và vật tư sai mục đích,

3 Phòng kế hoạch

Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trongtừng giai đoạn, thống kê tổng hợp sản xuất, điều độ sản xuất kinh doanh, lập dựtoán và thực hiện các nhiệm vụ khác từ Ban giám đốc

1.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn từ 2009-2011

Bảng 1.1: Tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát

qua các năm 2009-2011

Đơn vị tính: nghìn đồng

Trang 6

10 Lợi nhuận thuần từ

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu của công ty qua từng năm có sựgiảm sút đáng kể Lợi nhuận năm 2010 so với 2009 bị tụt rất mạnh (chỉ còn 65.6%),đến 2011 lợi nhuận chỉ còn 61.1% so với 2009 Nguyên nhân chính là do trong giaiđoạn này doanh nghiệp phải thanh tóan các chi phí phát sinh ngoài dự kiến Lợinhuận trước thuế trên doanh thu thuần giảm mạnh, năm 2009 là 0.77%, qua 2010chỉ còn 0.6% và đến 2011 giảm còn 0.54%

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

HỒNG PHÁT NHA TRANG

2.1 Khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2009-2011

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (tóm tắt) của doanh nghiệp qua các năm

2009-2011

Trang 7

7 Đơn vị tính: nghìn đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang qua 3 năm)

2.1.1 Cơ cấu tài sản

Tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản:

Bảng 2.2: Bảng tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản qua các năm 2009-2011

Trang 8

Tài sản ngắn hạn/ Tổng

Qua bảng phân tích ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp có mức biến độngmạnh trong giai đoạn 2009-2011, từ 2009-2010 TTS giảm 23,3%, sang 2011 tăngtrở lại và vượt mức đã đạt được năm 2009 (mức tăng tương đối 73,64%) Trong đó:

- 2009 tỉ trọng TSNH trong tổng tài sản là 81,34% Đến 2010 TTS giảm23,3% nhưng TSNH giảm 31,36%, nhiều hơn mức giảm tương đối của TTS Do đó

tỉ trọng TSNH/ TTS giảm xuống, còn 72,78% Nguyên nhân của biến động âm nàychủ yếu là vì giá trị HTK của doanh nghiệp giảm 31,64% Lượng tiền mặt trongdoanh nghiệp giảm hơn 2/3 so với 2009 Năm 2010 doanh nghiệp đã thu nhỏ quy

mô sản xuất, tập trung tiêu thụ lượng hàng tồn kho và thu hồi các khoản nợ

Tỉ suất đầu tư:

Bảng 2.3: Tỉ suất đầu tư qua các năm 2009-2011 Đơn vị tính: nghìn đồng

-Giai đoạn 2010-2011: năm 2011 TSDH tăng nhẹ (5,8%) trong đó TSCĐtăng 2.73% Tuy nhiên TSĐT tổng quát của doanh nghiệp giảm, thấp hơn 2005, ởmức 18,56% Lý giải cho điều này là TTS tăng đột biến 55,17%, trong đó chủ yếu

là TSNH

2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Trang 9

-Giai đoạn 2010-2011: Năm 2011 quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăngvọt tuy nhiên nợ phải trả cũng tăng rất mạnh 76,89% do đó tỷ suất nợ cũng tăngtheo, lên đến 82,08% (tăng 10,08%)

-Giai đoạn 2009-2011: mặc dù tổng nguồn vốn của doanhn nghiệp tăng gấprưỡi (55,17) nhưng VCSH lại có xu hướng giảm, thay vào đó là nợ tăng do đóTSTTT tiếp tục giảm, còn 17,92% Doanh nghiệp đang trong giai đoạn cần rất nhiềuvốn để mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, thể hiện ở mức nợ vay ngânhàng tăng cao Nợ ngắn hạn trong 2009 là 269.076 thì đến 2011 là 474.206

2.2 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán

Phân tích khoản phải thu:

Trang 10

Bảng 2.6: Tình hình biến động và các chỉ số liên quan đến khoản phải thu qua các

2011 tỉ lệ KPT/tài sản lưu động và KPT/khoản phải trả giảm so với 2010, dotốc độ tăng KPT thấp hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và khoản phải trả Tỉ lệKPT/khoản phải trả tiếp tục giảm do mức tăng tương đối của khoản phải trả(76,89%) cao hơn mức tăng tương đối của KPT (59,53%)

Phân tích các khoản phải trả:

Bảng 2.7: Tình hình biến động các khoản phải trả qua các năm 2009-2011

Đơn vị tính: nghìn đồng

Khoản phải trả 387.175 283.083 500.747 (26,89%) 76,89%Tài sản lưu động 416.915 286.156 496.844 (31,36%) 73,63%Khoản phải trả/ tài

Trang 11

11Qua bảng phân tích ta thấy tỉ lệ khoản phải trả/ tài sản lưu động có xu hướngtăng trong giai đoạn 2009-2011 Riêng 2009 doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất vàtập trung tiêu thụ lượng thành phẩm tồn kho, thu hồi các khoản nợ và trả nợ ngânhàng, do đó cả tài sản lưu động và khoản phải trả đều giảm Mức giảm tương đốicủa tài sản lưu động cao hơn nên tỉ lệ này tăng (6,06%) 2011, khoản phải trả và tàisản lưu động tăng mạnh, và tỉ lệ giữa chúng cũng tăng, điều này thể hiện lượng vốn

do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác tăng Dấu hiệu này cho thấydoanh nghiệp cần lưu ý và có các điều chỉnh kịp thời vì doanh nghiệp có xu hướngmắc nợ nhiều hơn

2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn:

Bảng 2.8: Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn qua các năm 2009-2011

là trong 2010 cả TSNH và NNH của doanh nghiệp đều giảm, nhưng TSNH củadoanh nghiệp lại có tốc độ giảm nhanh hơn NNH Đến 2011 biến động theo chiềungược lại, do đó tỉ lệ này vẫn giảm mặc dù cả TSNH và NNH tăng Mặc dù hướngchung là giảm nhưng tỉ lệ này vẫn giữ được ở mức trên 1, cho thấy doanh nghiệpvẫn có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh:

Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán nhanh qua các năm 2009-2011

Trang 12

hệ số này có xu hướng giảm, do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp cải thiện đểtránh trường hợp vỡ nợ do không chi trả được nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn.

Khả năng thanh toán tức thời:

2.3 Phân tích khả năng luân chuyển vốn

2.3.1 Luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.10: Luân chuyển hàng tồn kho qua các năm 2009-2011

Đơn vị tính: nghìn đồng

Trang 13

Giá vốn hàng bán 939.763 811.121 748.980 (13,69%) (7,67%)Trị giá HTK đầu kỳ 347.175 310.270 212.107 (10.63%) (31,64%)Trị giá HTK cuối kỳ 310.270 212.107 391.459 (31,64%) 84,56%Trị giá HTK bình

Như vậy từ bảng phân tích luân chuyển HTK ta có thể thấy số vòng quay HTK

có xu hướng giảm, thể hiện tình hình bán ra của doanh nghiệp có xu hướng chậm lại, dẫnđến vốn bị ứ đọng, gây cản trở cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh

2.3.2 Luân chuyển vốn lưu động ròng

Bảng 2.11: Luân chuyển vốn lưu động ròng qua các năm 2009-2011

Giai đoạn 2010-2011: 2011 DTT giảm còn hiệu số (TSNH – NNH) tăng13,54% khiến số vòng quay VLĐR giảm 19,52 vòng và do đó tăng 1ngày/ vòngquay Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay

Trang 14

vốn ngày càng dài hơn, như vậy trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp có giảm.

Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu độngqua 3 năm có xu hướng tăng và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinhdoanh để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần có xu hướng giảm; tốc độ luân chuyển vốnlưu động tăng giúp hạn chế việc ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn bởi các doanhnghiệp khác

2.4 Phân tích khả năng sinh lời:

2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động:

Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động qua các năm 2009-2011

Đơn vị tính: nghìn đồng

Doanh thu thuần 1.050.796 884.003 815.752 (15,87%) (7,72%)

Tỷ suất lợi nhuận

Năm 2010 tỉ suất lợi nhuận hoạt động là 0,49 %, điều này có nghĩa là cứ 100đồng doanh thu sẽ mang tới 0,49 đồng lợi nhuận, nếu so với 2009 thì đã giảm 0,13đồng Đến 2011, 100 đồng doanh thu mang lại 0,54 đồng lợi nhuận, tăng 0,05 đồng

so với 2010 Nguyên nhân là do trong năm 2010 lợi nhuận thuần của công ty giảmmạnh ( giảm 33,69%) Doanh thu thuần 2010 giảm 15,87% trong khi đó các chi phíchủ yếu như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý chỉ giảm nhẹ hoặctăng làm cho lợi nhuận thuần giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh thu

Sang 2011 lợi nhuận thuần tăng nhẹ ( tăng 1,96%) và doanh thu thuần tiếptục giảm, do đó chỉ số lợi nhuận họat động tăng trở lại ( tăng 0,05%) Nhìn chungchỉ số lợi nhuận họat động của công ty vẫn có chiều hướng giảm

2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm 2009-2011

Đơn vị tính: nghìn đồng

Lợi nhuận trước thuế 8.126 5.349 4.414 (34,17) (17,48)

Trang 15

15Doanh thu thuần 1.050.796 884.003 815.752 (15,87%) (7,72%)

Tỷ suất lợi nhuận trên

Qua bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm từ2009-2011 ta thấy chỉ số này giảm dần qua các năm Cụ thể là năm 2009 tỷ lệ này là0,77%, tức là 100 đồng doanh thu thì mang tới 0,77 đồng lợi nhuận 2010 giảmxuống 0,16 đồng và bước qua 2011 tiếp tục giảm thêm 0,07 đồng Mức độ chênhlệch LNTT và doanh thu thuần qua các năm lý giải cho hiện tượng đi xuống này

LNTT năm 2010 giảm mạnh so với 2009 ( 34,17%) , các khoản mục giá vốnhàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý không có biến động lớn trong khi doanhthu thuần giảm, tốc độ giảm của LNTT lại cao hơn tốc độ giảm của doanh thuthuần do đó mà tỷ suất lợi nhuận giảm

Năm 2011, LNTT tiếp tục giảm, tuy mức giảm tương đối là 17,48% chỉ bằng mộtnửa so với mức giảm của năm trước và doanh thu thuần cũng giảm, nhưng mức giảm thấphơn (7,72%) khiến tỷ lệ này nối tiếp đà giảm dù đã giảm nhẹ hơn so với 2010

Mặt khác chỉ số này cũng rất thấp, mức cao nhất trong 3 năm cũng chỉ là0.77% Do đó trong những năm tới để giúp cải thiện dần chỉ tiêu này doanh nghiệpcần có các biện pháp giảm thiểu chi phí để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận

2.4.3 Tỷ suất sinh lời của tài sản

Bảng 2.14: Tỷ suất sinh lời của tài sản qua các năm 2009-2011

Từ bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2010

cứ 100 đồng đem đầu tư vào tài sản sẽ thu về 1,36 đồng lợi nhuận, so với 2009 là đãgiảm 0,23 đồng, TTS giảm 23,3% nhưng lại thấp hơn mức giảm tương đối củaLNTT (34,17%), chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp có phần giảmhơn

Ngày đăng: 09/11/2015, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Th.S. Lê Mai Linh, Giáo trình Kế toán và Thuế doanh nghiệp, 2004, NXB Thống kê Khác
2. Th.S. Trần Đình Nguyên, 2004, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia Khác
3. PGS. TS. Trương Bá Thanh, 2005, Giáo trình phân tích họat động kinh doanh, NXB Thống kê Khác
4. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang năm 2009-2011 Khác
5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang năm 2009-2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w