1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010

67 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị,… Những mối quan hệ

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1 Lời mở đầu

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới trong những năm

2008 – 2009 đã tô màu “xám xịt” vào bức tranh kinh tế toàn cầu và nhanh chóng lan rộng khiến nền kinh tế thế giới đứng trước bờ vực của sự suy giảm nghiêm trọng Đặc biệt do xuất phát điểm từ Hoa Kỳ, quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, có quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ có lẽ đã trở thành một sự kiện được nhắc nhiều đến trong năm 2008 đưa hồi còi báo hiệu một viễn cảnh nền kinh tế thế giới thời kì sau khủng hoảng.Nằm trong khối liên minh ASEAN, Việt Nam là một quốc gia có quan hệ kinh tế cũng như là một nước xuất khẩu lớn có thị trường rộng khắp với hầu hết các khu vực, liên minh kinh tế lớn của thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động mạnh đến nền kinh tế của Việt Nam nhất là về lĩnh vực thương mại và đầu tư tài chính bởi các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ và Châu Âu nên khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các thị trường này bị suy sụp nặng nề kéo theo đó làm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam

Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị,… Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán Trong điều kiện nền kinh tế

mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế Thâm hụt trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của khủng hoảng kinh tế Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó đến đâu trong nền kinh tế thời

kỳ hội nhập hiện nay

Trang 2

Với mục đích đi sâu tìm hiểu tình hình thương mại và đầu tư tài chính của Việt Nam vào những năm sau khủng hoảng, nhóm chúng tôi đã thực hiện bài tiểu luận

với đề tài PHÂN TÍCH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2009-2010 nhằm phân tích tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới cán cân

thanh toán quốc tế Việt Nam nói chung và cán cân thương mại nói riêng để phần nào làm rõ được những ảnh hưởng của khủng hoảng tới xuất nhập khẩu cũng như những bước đi tiếp theo đối với nền kinh tế nước nhà

Trên cơ sở lý thuyết từ “quyển tài chính quốc tế” và những tài liệu tham khảo khác, nhóm chúng tôi đã cùng nhau thực hiện đề tài này Mặc dù chúng tôi đã cố gắng nỗ lực hết sức để thực hiện tốt nhất đề tài, nhưng chắc chắn cũng không thể không tránh những sai sót và còn nhiều hạn chế Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý kiến từ người đọc

2 Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

- Đi sâu phân tích cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam

- Làm rõ nguyên nhân và thực trạng cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam

- Đề ra và kiến nghị giải pháp những vấn đề bất cập trong cán cân thanh toán cũng như những bước đi tiếp theo trong quá trình hội nhập kinh tế Thế giới

Trang 3

CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG

I TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) (balance of payment-BOP) là một bản tổng hợp phản ánh tình trạng thu chi bằng ngoại tệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm

BOP là một bản ghi chép tổng hợp phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại trên thế giới, hay giữa một quốc gia với các quốc gia khác

Để nhất quán, IMF quy định: “BOP là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có

hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm”

“Người cư trú” và “người không cư trú” bao gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, công ty, cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế,… Để trở thành “người cư trú” cần có đủ đồng thời 2 tiêu chí: thời hạn cư trú phải từ 1 năm trở lên và nguồn thu nhập trực tiếp từ quốc gia mình cư trú Những người không có

đủ đồng thời 2 tiêu chí trên được coi là người không cư trú

Một số quy định chung:

• Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ chức quốc tế (IMF,

WB, WTO,…) đều được coi là “người không cư trú”

• Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”

• Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du lịch, chữa bệnh không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú” đối với nước đến

2 Phân loại

2.1 Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ

Trang 4

Cán cân thanh toán thời điểm là bản đối chiếu giữa các khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm nào đó Vậy trong loại cán cân này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền nợ nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày của cán cân.

Cán cân thanh toán thời kỳ là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền thực tế nước đó chi ra nước ngoài trong một thời kỳ nhất định Vậy loại cán cân này chỉ phản ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ đã qua

2.2 Cán cân song phương và cán cân đa phương

Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa hai quốc gia

Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới, cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với một quốc gia khác từ đó hoạch định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý

3 Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế

- Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới

- Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh

tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế

- Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia

4 Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế

Thực chất của cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu thống kê, có mục đích cung cấp sự kê khai đầy đủ dưới hình thức phù hợp với yêu cầu phân tích những quan hệ kinh tế tài chính của một nước với nước ngoài trong một thời gian xác định

Do đó, CCTTQT là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ

mô Thông qua, cán cân thanh toán trong một thời kỳ, Chính phủ của mỗi quốc gia

có thể đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những

Trang 5

khoản tiền mà thực tế nước đó chi ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định

Từ đó, đưa ra các quyết sách về điều hành kinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu

Ngoài ra, CCTT là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia, giúp các nhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn Cán cân thanh toán bộc lộ rõ ràng khả năng bền vững, điểm mạnh và khả năng về kinh tế bằng việc đo lường chính xác kết quả xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của đất nước đó

CCTT còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế và tính ổn định chính trị

Ví dụ, nếu một nước có thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là có nhiều đầu tư từ nước ngoài đáng kể vào nước đó hoặc cũng có thể là nước đấy không xuất khẩu nhiều tiền tệ ra nước ngoài dẫn đến sự tăng giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ

5 Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế

5.1 Các thành phần của cán cân thanh toán

Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm

1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm bốn thành phần sau:

• Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản

• Tài khoản vốn : Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính

• Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước

• Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương

Do tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên

• Mục sai số: Do ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách Khoảng cách này được ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số

BẢNG 1: MỘT VÍ DỤ KẾT CẤU BẢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Ký

hiệu Nội dung Doanh số thu (+) số chi (-) Doanh Cán cân (ròng)

Trang 6

Cán cân vãng lai.

Cán cân thương mại

- Xuất khẩu hàng hóa (FOB)

- Nhập khẩu hàng hóa (FOB)

Cán cân dịch vụ

- Thu từ xuất khẩu dịch vụ

- Chi cho nhập khẩu dịch vụ

Cán cân thu nhập

Cán cân vốn

Vốn dài hạn

Chuyển giao vốn 1 chiều

Lỗi và sai sót

Cán cân bù đắp chính thức

Thay đổi dự trữ

Vay IMF và các NHTW khác

Các nguồn tài trợ khác

+15+5+0

+20

+15 +5 +0

Trang 7

5.2 Các bộ phận của cán cân thanh toán

5.2.1 Cán cân vãng lai

- Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai – Current Account -

CA ) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng

hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ) Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người

cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen) Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ

Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:

-Cán cân thương mại ( Trade Balance )

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa ưcủa một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ

- Cán cân dịch vụ ( Services )

Trang 8

Bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các hoạt động khác giữa người cư trú với người không cư trú Giống như xuất nhập khẩu hàng hoá xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh cung ngoại tệ nên nó được ghi vào bên co và có dấu dương; nhập khẩu ngoại tệ làm phát sinh cầu ngoại tệ Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Cán cân thu nhập ( Incomes )

Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư

+ Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư trú hay ngược lại

+ Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu

tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến han phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và không cư trú

- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều ( Current Transfers )

Các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người không cư trú và ngược lại Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú với người không cư trú các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) nên được ghi vào bên có (+), các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ (-) Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao vãng lai một chiều là lòng tốt, tình cảm giữa người cư trú và người không cư trú

5.2.2 Cán cân vốn (capital account)

Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người

cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác Khi những tuyên bố về tài sản

Trang 9

nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng) Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lại những giao dịch về tài sản tài chính.

5.2.3 Nhầm lẫn và sai sót

Do việc hạch toán BOP áp dụng nguyên tắc hạch toán kép (mỗi giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú bao gồm 2 vế: vế thu và vế chi), nên tổng của cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chính thức bằng 0, tức là:

OB + OFB = 0 ⇒ OM = - (CA + K + OFB)

Từ đây cho thấy, số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn

Tổng của cán cân vãng lai và cán cân dài hạn gọi là cán cân cơ bản Tính chất

ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ giá hối đoái Chính vì vậy cán cân cơ bản được các nhà phân tích và hoạch định chính sách kinh

số liệu và lập CCTTQT do đó thường phát sinh những nhầm lẫn và sai sót Do đó

Trang 10

cán cân tổng thể được điều chỉnh lại bằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn

và hạng mục sai sót trong thống kê Ta có :

Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai +cán cân vốn + nhầm lẫn và sai sót

5.2.6 Cán cân bù đắp chính thức( OfficialFinacing Balance)

Cán cân bù đắp chính thức (OFB) bao gồm các hạng mục :

- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (ΔR)

- Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác (L)

- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠)

OFB = ΔR + L + ≠

Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì chúng ta ghi nợ (-) và giảm thì ghi có (+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây Điều này được giải thích như sau

5.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế

CCTT được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng các bút toán ghi có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau Điều này có nghĩa

là, về tổng thể thì CCTTQT luôn được cân bằng Do đó nói đến thặng dư, thâm hụt CCTTQT là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ phận chứ không nói đến toàn bộ cán cân

Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của CCTTQT được xác định theo hai phương pháp:

 Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận

 Phương pháp tích lũy

II CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2009- 2010

Năm 2009 – 2010 là khoảng thời gian nền kinh tế có những chuyển biến lớn, chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng Để có thể đánh giá đúng tình hình cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam 2009 – 2010, trước hết chúng tôi xin điểm qua

Trang 11

một số điểm chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong giai đoạn trên.

1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2009 – 2010

1.1 Tình hình thế giới.

Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2009-2010 diễn biến hết sức phức tạp

Nếu như năm 2009 nền kinh tế thế giới được đánh giá “ Qua đáy và phuc hồi”, lúc đó người ta mong đợi năm 2010 nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi một cách mạnh mẽ thì thực tế lại được như thế Những tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn đó

Trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu bắt đầu từ tháng 9 năm 2008, năm 2009 kinh tế thế giới giảm sút toàn diện, đặc biệt là trong nửa đầu năm kinh tế của các nước phát triển trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay

Những tháng cuối năm 2009 thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế thế giới đã qua

đi, thị trường vốn của các quốc gia chủ yếu đã dần dần ổn định trở lại, công nghiệp chế tạo đã bắt đầu hồi phục tăng trưởng, trong đó thương mại xuất - nhập khẩu đã tăng rõ nét

Mức tăng trưởng GDP: Bước vào năm 2010 kinh tế toàn cầu có sự phục hồi

sau khủng hoảng, nếu như mức tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2009 là -0.9%, thì năm 2010 là 4.9%

BẢNG 2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP THẾ GIỚI (%)

Năm 2007 2008 2009 2010

Thế giới 5.2 3.1 -0.7 4.9

Theo Index Mundi

Trang 12

Thương mại toàn cầu: Suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu của thị

trường quốc tế thu hẹp, biện pháp bảo hộ mậu dịch tăng lên, cho nên mậu dịch thế giới giảm rõ rệt

Thương mại toàn cầu bắt đầu sự phục hồi vào quý 2/2009 và tăng trưởng liên tục trong 4 quý sau đó Thương mại toàn cầu trong 10 tháng đầu năm 2010 có mức tăng trưởng khoảng 11,9% Mặc dù xuất khẩu của thế giới đã trở lại mức bắt đầu khủng hoảng (tháng 8/2008) nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức đỉnh trước khủng hoảng và thấp hơn khoảng 13,6% so với mức xuất khẩu thế giới trong trường hợp không có khủng hoảng xảy ra Mặc dù khối lượng thương mại đã tăng lên nhưng do

sự giảm sút của giá cả hàng hóa nên giá trị thương mại hàng hóa vẫn thấp hơn 8%

so với trước khủng hoảng

HÌNH 1: THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI SO VỚI MỨC TRƯỚC KHỦNG

HOẢNG

Theo: Ngân hàng thế giới

Vốn đầu tư FDI: Dòng vốn đầu tư chảy vào các nước đang phát triển phục

hồi mạnh mẽ trong năm 2010 với giá trị ước đạt 753 tỷ USD (tương đương 4% GDP) Sự phục hồi của dòng vốn đầu tư diễn ra sau sự suy giảm mạnh vào năm

2009 với mức 522 tỷ USD Sự cải thiện diễn ra ở tất cả các loại hình đầu tư Dòng vốn đầu tư qua kênh cổ phiếu và trái phiếu tăng tương ứng 40% và 30%, trong khi

đó dòng vốn đầu tư FDI chỉ tăng ở mức khiêm tốn 16% Vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển ước đạt 410 tỷ USD trong năm 2010, chiếm tỷ phần lớn nhất trong tổng dòng vốn đầu tư quốc tế vào khu vực này

Trang 13

HÌNH 2: VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO CÁC KHU VỰC

Nguồn: ngân hàng thế giới

Tăng trưởng kinh tế: cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng

hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài

và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh

Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công Với kết quả này tốc

độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD

HÌNH 3: TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM THEO QUÍ GIAI ĐOẠN

2008-2010

Trang 14

Nguồn: Tổng cục thống kê (* Ước tính)

Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9%

so với năm 2009 và bằng 41% GDP Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt

10 tỷ USD, tăng 9,9%

Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại: Năm 2009, tình hình xuất nhập

khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU Tổng kim ngạch xuất khẩu năm

2009 đạt khoảng 56.5 tỷ USD, giảm 9.9% so với năm 2008

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 68.8 tỷ USD, giảm 16.4% so với năm 2008 Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế

Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16.5% tổng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của

Trang 15

Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009

BẢNG 3: XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2007 – 2010 ( Tỷ USD)

62.6880.71-18.02

56.668.8-12.2

71.682.8-11.2

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Báo cáo của Bộ công thương.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 82,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm

2009 Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu)

2 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2009 - 2010

Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam 2009 – 2010 BẢNG 4: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2008- 2010

Đơn vị tính: tỷ USD

I.Tài khoản vãng lai -6.02 -4.3

Cán cân thương mại -12.2 -11.2

Trang 16

Vốn khác(thuần) 0.256 2.8

Đầu tư gián tiếp -0.071 2.4 III.Cán cân tổng thể -8.8 -4

Dự trữ ngoại hối 15

Nguồn: SBV, IMF, WB, ADB

Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để vực dậy nền kinh tế Bước qua năm 2009, nước ta được đánh giá là đã bước qua thời kỳ khủng hoảng, tuy nhiên hậu quả của nó để lại vẫn còn rất rõ ràng Nó thể hiện rõ trong bảng cán cân thanh toán của Việt Nam

2.1 CÁN CÂN VÃNG LAI (Current Account-CA)

BẢNG 5: CÁN CÂN VÃNG LAI VIỆT NAM 2008-2010

Nguồn: SBV, IMF, WB, ADB

Trên tiến trình hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu Đặc biệt trong những năm gần đây, quy mô các hoạt động kinh tế ngoại thương của Việt Nam ngày càng được mở rộng và số lượng giao dịch kinh tế quốc tế đã tăng lên một cách nhanh chóng Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra và cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập, nền kinh tế tỷ trọng lớn là nông nghiệp và lại xuất khẩu chủ yếu sản phẩm thô, cán cân vãng lai của Việt Nam từ khi vào cuộc chơi WTO cho tới nay vẫn không đạt được như kỳ vọng của các nhà kinh tế

Trang 17

Để hiểu rõ hơn về thực trạng cán cân vãng lai, chúng ta đi vào phân tích tình hình của các cán cân bộ phận hình thành nên cán cân vãng lai.

2.1.1.Cán cân thương mại (TB)

Tình hình xuất khẩu: Trong năm 2009 cả kim ngạch XK và NK đều giảm so

với năm 2008 Tuy các mặt hàng XNK đều tăng về lượng nhưng kim ngạch XNK vẫn giảm là do giá hàng hóa XNK giảm mạnh trong năm 2009 thậm chỉ có những hàng như dầu thô giảm đến 40% Giá dầu thô xuất bán bình quân chỉ đạt khoảng 46,3 tỷ USD giảm mạnh so với năm 2008, tiếp theo đó các mặt hàng XK chủ lực như thủy sản, nông phẩm, thủ công mĩ nghệ giảm bình quân từ 5% đến 20%

BẢNG 6: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM 2009 –

2010

Đơn vị: triệu USD

Xuất khẩu

So với

2008 (%)

Xuất khẩu

So với

2009 (%) Tổng trị giá

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Dầu thô

Hàng hóa khác

565842673029854621023644

90.394.986.560.097.8

716293280138828494433884

125.5122.7122.877.4140.1

Các mặt hàng chủ yếu

Sản phẩm hóa dẻo

Gỗ và sản phẩm từ gỗ

Dệt may

4207266213266216854119980225569004

93.392.095.560.088.474.887.190.198.7

495332121549494485423761051340811172

116.5120.6117.579.8126.5193.7130.1131.2123.2

Trang 18

Giày dép

Điện tử

Kim loại quý và sản phẩm

401527742723

84.2105.1343.1

507935582855

124.9128.8104.5

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

Hoạt động thương mại thế giới năm 2009 có nhiều biến động, phần nào là năm chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới Các trị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU, Mỹ cắt giảm chi tiêu làm cho nhu cầu và giá cả hàng hóa sụt giảm sau thời kì bão giá năm 2008 cùng với xu hướng giảm mạnh của giá dầu, điều này gây ra khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của nhiều nước và Việt Nam

Mức tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giảm sút, năm 2009 tổng giá trị xuất khẩu đạt 56.6 tỷ USD (Giảm 9.7% so với năm 2008) Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, chủ yếu do hầu hết các mặt hàng XK chủ lực đều tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD Tính chung quý IV năm 2009, kim ngạch hàng hoá XK tăng 7.11% so với quý IV năm 2008

Trong năm 2009, 7 thị trường XK chính của hàng hoá của nước ta đã chiếm gần 80% tổng kim ngạch XK của cả nước bao gồm thị trường Mỹ ước tính đạt 11.2

tỷ USD, EU 9.3 tỷ USD, ASEAN 8.5 tỷ USD, Nhật Bản 6.2 tỷ USD,Trung Quốc 4.8 tỷ USD,…(chủ yếu do giá dầu thô giảm) Đáng chú ý là thị trường châu Phi tuy kim ngạch ước tính mới đạt 1.1 tỷ USD nhưng đã phát triển nhanh, gấp 8 lần năm 2008

Sau đây là số liệu chi tiết một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:

- Dầu thô: Tính đến hết tháng 12/2009, lượng dầu thô XK của nước ta đạt

13,4 triệu tấn, giảm 2.8% so với năm 2008 Đơn giá XK bình quân giảm mạnh 38.5% so với năm trước (tương ứng giảm 290 USD/tấn) nên kim ngạch XK nhóm

Trang 19

hàng này cả năm 2009 chỉ đạt 6.19 tỷ USD, giảm 40.2% Năm 2010 đạt 4.94 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2009.

Trong các năm qua, dầu thô của nước ta chủ yếu được XK sang Ôxtrâylia, Singapore, Malaysia và Hoa Kỳ

HÌNH 4: LƯỢNG DẦU VÀ ĐƠN GIÁ DẦU THÔ 1999- 2009

Nguồn: Thống kê Hải quan Việt Nam

- Than đá: lượng XK trong tháng 12-2009 là 2.42 triệu tấn, giảm 6.7% so

với tháng trước, nâng tổng lượng than XK của cả nước năm 2009 lên gần 25 triệu tấn, tăng 29.1% và đạt kim ngạch 1,32 tỷ USD, giảm 5.15% so với năm 2008

Trong năm 2009, than đá của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc với 20,5 triệu tấn, chiếm 81.8% tổng lượng XK mặt hàng này của cả nước Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 1.78 triệu tấn, Nhật Bản: 1.38 triệu tấn, Thái Lan:

608 nghìn tấn,…

Trong năm 2010, tổng kim ngạch đạt được là 1.55 tỷ USD tăng 17% so với năm 2009

- Gạo: năm 2009, lượng gạo XK của Việt Nam là 5.96 triệu tấn, tăng 25.7% so

với năm 2008 Tuy vậy, giá XK bình quân giảm 26.8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2.66 tỷ USD giảm 8% so với năm trước Năm 2010, sản

Trang 20

lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỉ lục lên đến 6.83 triệu tấn, với tổng giá trị lên tới 3.21 tỷ USD, tăng 20.6% so với năm 2009.

- Hàng thuỷ sản: năm 2009, hàng thuỷ sản của nước ta XK đạt kim ngạch

4.25 tỷ USD, giảm 5.7% so với năm 2008 (nhưng tăng 14.2% so với năm 2007) Trong đó, tôm đạt 211 nghìn tấn với trị giá: 1.69 tỷ USD; cá Tra & cá Basa đạt 614 nghìn tấn, trị giá: 1.36 tỷ USD

BẢNG 7: LƯỢNG, KIM NGẠCH, TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM XUẤT KHẨU

THỦY SẢN NĂM 2009 SO VỚI 2008

Loại

thuỷ sản

Năm 2008 Năm 2009 tăng/giảm (%) Tốc độ

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (triệu USD)

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (triệu USD) Lượng Trị giá

Cá Tra & Basa 644 1.460 614 1.357 -4,7 -7,1

Nguồn: Tổng cuch thống kê.

Trong những tháng cuối năm 2010, sức tiêu thụ thủy sản của các nước phương Tây thường tăng đáng kể để phục vụ Lễ Noel và Tết dương lịch Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 đạt 4,93 tỷ USD tăng 16,5% so với 2009

Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng cũng như giá trị xuất khẩu, giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất Lượng hàng công nghiệp tăng lên đã góp phần bù đắp cho lượng hàng khoáng sản, dầu thô giảm mạnh (dầu thô và than đá giảm 3,800 triệu USD) Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than, đồng thời hưởng lợi các vụ thiên tai, hạn hán tại Nga, Trung Quốc….một số hàng hóa tăng giá khá do hàm lượng chế biến tăng lên như dệt may, thủy sản, gỗ, dây và cáp điện,…

Trang 21

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành công nghiệp chế tạo và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao Tỷ trọng hàng hóa ngành công nghiệp chế biến so với 2009 tăng mạnh từ 63.4% lên 67.9%, nhóm khoáng sản giảm từ 15.2% xuống 11.1%,…

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực có vốn đầu tư NN

688304395724873

85.383.289.2

828044752635278

120.3108.3141.8

Một số mặt hàng chủ yếu

Nguyên liệu PL dệt, may

Điện tử, máy tính, linh kiện

82.2105.977.156.294.895.9

262851676163574253783766

136.0130.7115.091.8127.2155.9

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.

Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 82.8 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2009 là 68.8 tỷ USD Do nhập khẩu tăng chậm dần nên nhập siêu năm

2010 được hạn chế ở mức 11.2 tỷ USD, thấp hơn năm 2009 1 tỷ USD với mức nhập siêu 12.2 tỷ USD Năm 2010 nhậu siêu được coi là thấp nhất trong vòng nhiều năm qua và chiếm khoảng 15.6% tổng xuất khẩu Mặc dù giảm dần, nhưng nhập siêu lớn

đã kéo dài sang đến năm nay là 4 năm, đã bắt đầu tạo áp lực lên điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ bắt đầu giảm từ năm 2009

Trang 22

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao là: Lúa mỳ tăng 70.4%; kim loại thường khác tăng 57.7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33.9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30.7%; vải tăng 27,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22.4%; sắt thép tăng 15%

Trong khi đó một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là xăng dầu giảm 28.6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%,…chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đáp ứng được nhu cầu.Điều này không dễ dàng gì vì giá cả trên thế giới đang tăng, trong khi đó các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu của VN lại chưa thể một sớm một chiều triển khai được

Sau đây là giá trị chi tiết một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: tổng kim ngạch NK năm 2010 lên

13.5 tỷ USD, tăng 6.5% so với năm 2009 là 12.4 tỷ USD

Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam năm 2010 là: Trung Quốc: 4.48 tỷ USD, Nhật Bản 2.5 tỷ USD, Hàn Quốc 1.1 tỷ USD, …

- Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng

12-2010, NK nhóm hàng này là 1 tỷ USD Hết năm 2010, NK nhóm hàng này đạt 2.6 tỷ USD, tăng 33.6% so với năm 2009 Trong đó, trị giá vải NK là 5.36 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2.62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1.18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD.Hết năm 2010, Việt Nam NK nhóm mặt hàng này chủ yếu từ thị trường: Trung Quốc dẫn đầu với 3.13 tỷ USD, Hàn Quốc 1.73 tỷ USD, Đài Loan 1.73 tỷ USD

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm

2010 là 51.7 tỷ USD, tăng 30.7% so với năm 2009

Việt Nam NK mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 1.68 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản hơn 1 tỷ USD, tăng 22%; Hàn Quốc 927 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Malaysia 306 triệu USD, tăng 31%;…so với năm 2009

- Sắt thép các loại: lượng NK sắt thép trong tháng là 953 nghìn tấn với trị giá

gần 517 triệu USD, tăng 15.6% về lượng và giảm 13.9% về trị giá Hết năm 2010,

Trang 23

tổng lượng NK sắt thép của cả nước là hơn 9 triệu tấn, trị giá là 6.16 tỷ USD, giảm 6.8% về lượng và tăng 14.8% về trị giá so với năm 2009.

NK sắt thép từ một số thị trường chính tăng mạnh như Trung Quốc tăng 67%, Hàn Quốc tăng 54%, Thái Lan tăng 64%; trong khi một số thị trường khác lại giảm mạnh như thị trường Nga giảm 51%; Đài Loan giảm 32%,…

HÌNH 5: LƯỢNG NHẬP KHẨU SẮT THÉP TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG

CHÍNH 2008 -2010

Nhận xét chung: Hiện tượng nhập siêu đặt vấn đề lớn cho tài chính Việt Nam,

năm 2010 tuy đã giảm mạnh trong nhưng vẫn còn ở mức cao 11.2%

Nguyên nhân

- Nhập siêu do mở cửa nền kinh tế : Kể từ năm 1995 trở lại đây, đặc biệt là

sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, nhưng lại xuất siêu sang Mỹ và châu Âu Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu), khoảng trên dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, và hàng dệt may Các số liệu thống kê

Trang 24

những năm gần đây đều cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và ASEAN các mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép, phân bón, và gỗ (> 80% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này), hàng may mặc (> 70%), và máy móc thiết

bị (khoảng 40%)

Nhập siêu từ một khu vực kinh tế cụ thể nào đó do mở cửa kinh tế với thế giới bên ngoài không phải là một điều xấu Nó là một hiện tượng bình thường của nền kinh tế thị trường và về cơ bản giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn Nó là cơ hội

để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của mình theo chuẩn mực quốc tế

- Nguyên nhân chính: chính sách tỷ giá, việc cán cân thương mại của

Việt Nam bị thâm hụt ngày càng lớn sau khi gia nhập WTO, đe doạ làm mất cân đối cán cân thanh toán tổng thể, xuất phát từ những nguyên nhân khác, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân tỷ giá

Cơ chế tỷ giá của Việt Nam rất tiếc đã không đảm nhiệm được chức năng điều hoà cán cân thương mại Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh Có thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh

tế “tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hoá trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam

Trang 25

Nguồn: tổng cục thống kê và NDHMoney

BẢNG 10 : CÁN CÂN DỊCH VỤ VIỆT NAM 2008 -2010

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục qua các năm, chỉ bị ngắt quãng vào năm 2009, chủ yếu do tác động tiêu cực của cuộc khủng

Trang 26

hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008 tăng 8.5%, năm 2009 giảm 17.7%; năm 2010 tăng 29.4%); bình quân trong thời kỳ 2006- 2010 đạt 11.83%, cao hơn gấp rưỡi tốc

độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra (7.73%) Năm 2009, với ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế, cùng với khó khăn từ thiên tai, dich bệnh Cán cân dịch

vụ thâm hụt 1.2 tỷ USD Trong các ngành chỉ có ngành viễn thông là tăng lên từ 80 lên 120 triệu USD Nhìn chung tổng xuất nhập khẩu của ngành dịch vụ đều giảm Năm 2010, cán cân dịch vụ ước tính sẽ thâm hụt khoảng 1.9 tỷ USD

Một dịch vụ khác có quy mô và tỷ trọng lớn đứng thứ 2 là dịch vụ vận tải: năm 2009 đạt 2.062 tỷ USD, ước năm 2010 đạt 2,306 tỷ USD

Năm 2009, vận tải ngoài nước đạt 27.5 triệu tấn, giảm 2.5% và 120.5 tỷ tấn.km, tăng 9.6% Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 470 triệu tấn, tăng 5.2%

và 23.3 tỷ tấn.km, tăng 8,2% so với năm 2008; đường sông đạt 117.1 triệu tấn, tăng 2.3% và 18.7 tỷ tấn.km, tăng 2%; đường biển đạt 45 triệu tấn, giảm 1% và 138.3 tỷ tấn.km, tăng 10%; đường sắt đạt 8.1 triệu tấn, giảm 4.9% và 3,8 tỷ tấn.km, giảm 8.8%

Năm 2010, vận tải ra ngoài nước đạt 47,5 triệu tấn, tăng 11.1% và 159.5 tỷ tấn.km, tăng 8.5% Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 533.6 triệu tấn, tăng 13.9% và 29.5 tỷ tấn.km, tăng 14,9% so với năm 2009; đường sông đạt 118.8 triệu tấn, tăng 4.8% và 18.9 tỷ tấn.km, tăng 0.9%; đường biển đạt 54.2 triệu tấn, tăng 16% và 170.9 tỷ tấn.km, tăng 11%; đường sắt đạt 8 triệu tấn, giảm 3.2% và 4 tỷ tấn.km, tăng 2.3%

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất Năm 2009 đạt 3.05 tỷ USD, chiếm 52.9%; ước năm 2010 đạt 4.450 triệu USD, chiếm 59.65%; bình quân 6 năm qua đạt 3.388,3 triệu USD/năm, chiếm 56.38% Tốc độ tăng bình quân năm của dịch vụ du lịch trong 5 năm qua đạt 14.11% - cao hơn tốc độ tăng chung của xuất khẩu dịch vụ

Xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt được kết quả tích cực như trên nhờ lượng khách quốc tế đến Việt Nam gần như liên tục tăng lên qua các năm Năm 2009, số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 5 triệu lượt người Như vậy, dịch vụ du lịch đã phục hồi về lượt khách và đang có xu hướng phục hồi về mức chi tiêu của khách trước

Trang 27

khủng hoảng Đây là tín hiệu khả quan để tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong các năm tới và tăng với tốc độ cao hơn về số ngoại tệ thu được từ khách do khách đến chi tiêu nhiều hơn, ở lại dài ngày hơn Đây cũng là thời cơ cho ngành Du lịch Việt Nam.

Chính vì ảnh hưởng lớn của nó đến cán cân dịch vụ, chúng ta hãy đi sâu xem xét và phân tích

Tình hình du lịch Việt Nam 2009 – 2010

- Năm 2009:

BẢNG 11: KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM 2009

Trang 28

Nguồn: tổng cục thống kê

Khách quốc tế đến

Việt Nam

Ước tính tháng 12/2009 (lượt nghìn người)

Thức hiện

cả năm

2009 (lượt nghìn người)

Tháng 12/

2009 so với tháng 11/2009 (%)

Tháng 12 năm 2009

so với cùng kỳ năm ngoái (%)

Năm

2009

so với năm

2008 (%)

Trang 29

Do tình hình kinh tế của nhiều nước và vùng lãnh thổ gặp khó khăn nên khách quốc tế nói chung và khách du lịch quốc tế nói riêng đến nước ta cả năm 2009 ước tính chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 10.9% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2.2 triệu lượt người, giảm 14.8%; đến vì công việc 783.1 nghìn lượt người, giảm 0.2%; thăm thân nhân đạt 517.7 nghìn lượt người, tăng 1.4%; khách đến với mục đích khác đạt 245.1 nghìn lượt người, giảm 8.6% Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta lớn nhưng năm nay vẫn tiếp tục giảm so với năm trước như: Khách đến từ Trung Quốc 527.6 nghìn lượt người, giảm 18%; Hoa Kỳ đạt 403.9 nghìn lượt người, giảm 2.6%; Hàn Quốc 362.1 nghìn lượt người, giảm 19.4%; Nhật Bản 359,2 nghìn lượt người, giảm 8.6%; Đài Loan 271.6 nghìn lượt người, giảm 10.4%; Ôx-trây-li-a 218.5 nghìn lượt người, giảm 6.9%; Pháp 174.5 nghìn lượt người, giảm 4.1%.

- Năm 2010

Ngành du lịch Việt Nam - sau một thời gian dài đối mặt với khó khăn do sự sụt giảm lượng khách quốc tế và cơ sở hạ tầng xuống cấp, đang bắt đầu có những bước chuyển mình Theo nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp thì năm 2010, với hàng loạt các sự kiện lớn được tổ chức trong nước, mà tiêu điểm là năm du lịch quốc gia 2010 hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, được coi là một "cơ hội vàng” đối với ngành du lịch Việt Nam

Theo thông lệ những năm trước, việc tổ chức Năm Du lịch Quốc gia được ưu tiên cho các địa phương có tiềm năng nhưng chưa khai thác, phát huy được thế mạnh vốn có Song năm nay, sự ưu ái này đã được dành cho Hà Nội, một trong hai địa phương đứng đầu trong việc thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế Đại lễ

1000 năm Thăng Long và Năm Du lịch Quốc gia là cơ hội ngàn vàng để quảng bá

và xúc tiến du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung

Năm 2010 là năm “điểm nhấn” của du lịch Việt Nam, là cơ hội để du lịch Việt Nam tạo ấn tượng và có một vị thế tốt trên bản đồ du lịch thế giới Toàn ngành đã dốc sức cho mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đặc biệt, các địa phương trên cả nước cũng nhân cơ hội này tổ chức nhiều chương trình du lịch gắn với dấu ấn 1000 năm Nổi bật trong số đó là tour du lịch

Trang 30

quốc tế leo núi cắm cờ “Thăng Long-Hà Nội 1000 năm tuổi” trên đỉnh Fansipan; Festival Hoa Đà Lạt 2010; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng-Phú Thọ; lễ hội Lam Kinh - Thanh Hóa; Festival Huế 2010.

Với các đơn vị kinh doanh du lịch thì năm 2010 cũng đã được coi là thời điểm tạo sức bật, tạo đà phát triển cho ngành du lịch Việt Nam Vì thế, ngay từ khoảng giữa năm 2009, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và chào bán các tour du lịch tìm hiểu các di tích gắn với lịch sử Thăng Long ngàn năm Hanoitourist tung ra chùm tour phục vụ du khách tham dự Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội với

10 tuyến tham quan Hà Nội, Hoàng Thành Thăng Long, làng nghề, phố nghề, làng cổ-phố cổ, di tích Đền Đô-Chùa Phật Tích, Việt Phủ Thành Chương, tham quan Ninh Bình, Vịnh Hạ Long, du lịch trên sông Hồng - các làng ngoại thành Hà Nội ven sông Hồng

Để đón đầu cơ hội vàng này, du lịch Việt Nam đã chuẩn bị sẵn các phương án như nhanh chóng chuẩn hóa, quốc tế hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch ở Việt Nam,đồng thời cần được sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các bộ ngành khác Năm

2010, ngành du lịch đã có đà bật mạnh khi năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn nhất từ trước tới nay đối với ngành này nhưng vẫn tăng trưởng 8% Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia về du lịch, nếu ngay từ thời điểm này mà các doanh nghiệp chưa đưa ra được những chính sách hợp lý thì thời cơ trôi qua cũng rất nhanh

BẢNG 12: KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM 2010

Khách

quốc tế đến

Việt Nam

Ước tính tháng 12 năm 2010 (Nghìn lượt người)

Thực hiện

cả năm

2010 (Nghìn lượt người)

Tháng 12 năm 2010

so vớ

tháng 11 năm 2010 (%) Tháng 12 năm 2010

so với cùng

kỳ năm trước (%)

Năm

2010 so với năm

2009 (%)

Phân theo mục đích đến

Trang 31

Và thực tế đã chứng minh, kinh tế phục hồi cùng với nhiều hoạt động thu hút

du khách được tổ chức tốt trên địa bàn cả nước đã nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 lên 5 triệu lượt người, tăng 34.8% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 3,1 triệu lượt người, tăng 38.8%; đến vì công việc trên 1 triệu lượt người, tăng 37.9%; thăm thân nhân đạt 574.1 nghìn lượt người, tăng 10.9%; khách đến với mục đích khác đạt 341.7 nghìn lượt người, tăng 38.6% Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta tăng

Trang 32

cao so với năm trước là: Khách đến từ Trung Quốc 905.4 nghìn lượt người, tăng 74.5%; Hàn Quốc 495.9 nghìn lượt người, tăng 37.7%; Nhật Bản đạt 442.1 nghìn lượt người, tăng 24%; Hoa Kỳ đạt 431 nghìn lượt người, tăng 6.9%; Đài Loan 334 nghìn lượt người, tăng 23.7%; Ôx-trây-li-a 278.2 nghìn lượt người, tăng 28.1%; Cam-pu-chia đạt 254.6 nghìn lượt người, tăng 87.4%.

Những hạn chế bất cập

Tuy nhiên, về xuất nhập khẩu dịch vụ cũng còn những hạn chế, bất cập Đó là

do quy mô xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam còn nhỏ Tỷ lệ xuất khẩu dịch vụ so với GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra mới chỉ đạt trên dưới 20% (Năm 2009 đạt 16.1%; ước năm 2010 đạt 19.2%, tính chung 2005- 2010 đạt xấp xỉ 20.2%) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ bình quân năm trong thời kỳ 2006- 2010 còn thấp

so với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá (17.2%) và thấp hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu (13.3%) trong thời gian tương ứng Do vậy, trong quan hệ xuất- nhập khẩu dịch vụ với nước ngoài, Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu

2.1.3 Cán cân thu nhập (IC)

Theo IMF và WB cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của người lao động (là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại) và các khoản thu nhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú

và người không cư trú

BẢNG 13: CÁN CÂN THU NHẬP VIỆT NAM 2009 - 2010

Đơn vị: Tỷ USD.

Trang 33

Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài Tuy nhiên những khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài Những khoản nợ này khá lớn, hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng mấy trăm triệu USD Thêm vào đó những khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực hiện dần Tuy các khoản lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyển lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế thế giới hầu hết NHTW các nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm lãi suất, trong

đó điển hình như FED, trong năm 2008 đã 8 lần cắt giảm lãi suất, xuống mức thấp

kỷ lục là 0.25% điều này sẽ tác động làm giảm lãi suất của các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của người cư trú ở nước ngoài, làm giảm nguồn thu chủ yếu của cán cân thu nhập của Việt Nam Mặt khác, do khó khăn về mặt tài chính nên nhiều doanh nghiệp FDI, chi nhánh các công ty nước ngoài có xu hướng chuyển khoản các khoản lợi nhuận về nước để hổ trợ công ty mẹ, làm tăng các khoản chi trong cán cân dịch vụ do đó trong hai năm 2008, 2009 cán cân thu nhập của Việt Nam tiếp tục thâm hụt với mức độ cao hơn so với năm 2007 và các năm trước đó Trong năm

2010, cán cân thu nhập thâm hụt ở mức cao 4.2 tỷ USD

2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)

Từ năm 2009 đến nay, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều luôn thặng dư, đây luôn được coi là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam

BẢNG 14: CÁN CÂN CHUYỂN GIAO VÃNG LAI MỘT CHIỀU CỦA

VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 - 2010

Đơn vị: tỷ USD

Ngày đăng: 09/11/2015, 08:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. World Economic Outlook October 2010, Recovery, Risk, and Rebalancing, 13h30 ngày 21/9/2011http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2010/02/ Link
2. TS Phạm Văn Hà, năm 2011, Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010- Bài Nghiên cứu – 24, trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13h, ngày 21/9/2011http://vepr.org.vn/home/index.php?option=com_content&task=view&id=1219&Itemid=499:testset Link
3. TS Phạm Văn Hà, năm 2010, Tổng quan kinh tế Việt Nam 2009- Bài Nghiên cứu – 16, trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 13h, ngày 21/9/2011http://vepr.org.vn/home/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=125&Itemid=373 Link
4. TS.Lê Quốc Hội, Tổng quan kinh tế Việt Nam và Kiến nghị cho năm 2011, 23h45, ngày 26/9/2011,http://vepr.org.vn/home/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=125&Itemid=373 Link
5. TS. Nguyễn Hồng Nga – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh & Nhật Trung – Ngân hang Nhà nước Việt Nam, Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển Vọng năm 2011, 9h, ngày 25/9/2011http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/04/07/t%E1%BB%95ng-quan-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-nam-2010-v-tri Link
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, năm 2009, Giáo trình tài chính quốc tế, Xuất bản lần thứ 3, NXB Thống kê Khác
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, năm 2009, Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời kỳ hủng hoảng tài chính toàn cầu, Tạp chí Ngân hàng số 12 năm 2009.TỪ INTERNET Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w