- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm
2.2.3. Nợ nước ngoà
Năm 2009, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài Chính phủ và nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh) là 27.93 tỷ USD. Cụ thể, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải, nếu xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó trên 50% được cho là nợ quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4.2% ( trong khi WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước 5.1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)…
Đến năm 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam ước khoảng 42.2% GDP và tổng nợ công đã vượt quá 50% GDP. Theo phân tích của IMF (2010), Việt Nam vẫn ở mức rủi ro thấp của nợ nước ngoài nhưng cần lưu ý rằng khoản nợ này chưa tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước không được chính phủ bảo lãnh. Hơn nữa, vấn đề ở đây không chỉ là tỷ lệ nợ so với GDP mà cả quy mô và tốc độ của nợ nước ngoài và nợ công của Việt Nam gần đây đều có xu hướng tăng mạnh. Nếu năm 2001, nợ công đầu người là 144 USD thì đến năm 2010 lên tới 600 USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 18%. Nợ công tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách lớn và hiệu quả đầu tư công thấp đặt ra những lo ngại về tính bền vững của nợ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết của việc cần tăng cường quản lý và giám sát nợ công một cách chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ở Việt Nam. Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74.67%; vay ưu đãi chiếm 5.41%; vay thương mại 19.92%.Không kể nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong tổng số dư nợ nước ngoài Chính phủ, có đến 19.3 tỷ USD lãi suất từ 1-2.99%; trên 1.5 tỷ USD lãi suất từ 3-5.99% và 0.92 tỷ USD ở mức lãi suất 6-10%. Ngoài ra, gần 0.2 triệu USD dư nợ còn lại được áp lãi suất thả nổi theo lãi suất liên ngân hàng của thị trường London (LIBOR). Trong số đó, Ngân hàng Thế giới (WB) trở thành nhà tài trợ lớn nhất với khoản cam kết gần 2.5 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản (hơn 1.6 tỷ USD) và thứ ba là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với hơn 1.4 tỷ USD.Từ
năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thứ hai nhận được nhiều vốn vay từ Nhật Bản.