BẢNG 14: CÁN CÂN CHUYỂN GIAO VÃNG LAI MỘT CHIỀU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2009

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 33 - 35)

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm

BẢNG 14: CÁN CÂN CHUYỂN GIAO VÃNG LAI MỘT CHIỀU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2009

BẢNG 14: CÁN CÂN CHUYỂN GIAO VÃNG LAI MỘT CHIỀU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 - 2010 VIỆT NAM TỪ NĂM 2009 - 2010

Đơn vị: tỷ USD

Năm 2009 2010

Tư nhân 6.018 8.342

Chính phủ 0.430 0.319

Nguồn: ADB

Trong cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn định. Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối)… Tháng 10/1999, Thủ tướng đã kí quyết định số 170/1999/QD-TTG theo đó đã khuyến khích kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Hơn nữa, việc thiết lập thêm những kênh chuyển tiền mới đã giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm chuyển tiền qua các kênh chính thức và giúp giảm các chi phí chuyển tiền cũng như các rủi ro. Thêm vào đó, chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng chẳng hạn như cho phép người Việt Nam trực tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cần khai báo hải quan, cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam… Đặc biệt, việc Chính Phủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lý chi trả kiều hối đã tạo thêm nhiều kênh chuyển tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chức dịch vụ chi trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức này phải giảm chi phí chuyển tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính những điều này đã tạo nên sự tăng vọt của lượng kiều hối chuyển về nước trong các năm trở lại đây, khiến cho chuyển giao tư nhân của Việt Nam tăng lên không ngừng, nhờ đó Chính phủ bù đắp được một phần thâm hụt của cán cân vãng lai.

Cụ thể, tính chung năm 2010, chuyển tiền một chiều ròng đạt gần 8.661 tỷ USD, tăng 34.32 % so năm 2009.

Đại diện nhiều ngân hàng thương mại cho biết, nguồn kiều hối năm 2010 chảy mạnh về Việt Nam và có mức tăng từ 20 đến 30% so với năm 2009. Theo ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty chi trả kiều hối Đông Á, năm 2010 đơn vị này ước đạt 1.2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009. Kiều hối chuyển về Việt Nam chủ yếu vẫn từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Australia và một số thị trường có số lượng lao động xuất khẩu nhiều như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia.

Một chuyên gia tài chính thì cho rằng, ngoài việc chuyển tiền về hỗ trợ thân nhân, thời gian gần đây nguồn kiều hối cũng đổ về cho mục đích kinh doanh vàng, chứng khoán và bất động sản do chính sách liên quan đến kiều hối đã thoáng hơn trước. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng phát triển mạnh cũng khiến nguồn kiều hối về Việt Nam ngày càng dồi dào hơn.

Theo thống kê của Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước ước tính lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt khoảng 0.77 tỷ USD. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết, lượng kiều hối chuyển về địa bàn đến cuối năm nay ước đạt 3.87 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hồi năm 2011 của Việt Nam sẽ tăng thêm 6.2%.

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w