- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm
BẢNG 17: ĐẦU TƯ XÃ HỘI TRÊN GDP 2005-
Năm 2009, vốn FDI tuy có giảm so với năm 2008, nhưng nếu nhìn thực chất sự sụt giảm này không hoàn toàn do khủng hoảng. Năm 2008, do những kỳ vọng lớn từ việc Việt Nam gia nhập WTO, vốn cam kết từ các dự án mới và vốn tăng thêm cho các dự án hiện có đã nhảy vọt lên mức 64 tỷ USD. Tuy nhiên đây là một sự đột biến lớn và không thể dùng để so sánh với những năm còn lại trong giai đoạn 2005-2009. Thực tế, vốn FDI thu hút năm 2009 là 21,5 tỷ USD cũng không hề thấp so với giai đoạn 2005-2007 (mặc dù tốc độ có giảm). Quan trọng nhất là vốn thực
hiện vẫn đạt khoảng 10 tỷ USD, thấp hơn năm 2008 nhưng vẫn thuộc loại cao trong cả giai đoạn 2005-2009
Trong năm 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore vươn lên dẫn đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,430 triệu USD chiếm 23.8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 2,370 triệu USD, chiếm 12.7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,360 triệu USD, chiếm 12.7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11000 triệu USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25.8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25.5%). Đạt được kết quả này, một phần, do sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương cũng như chính quyền các địa phương trong việc chỉ đạo điều hành quyết liệt và kịp thời, cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các nhà ĐTNN giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án ĐTNN. Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu chưa được phục hồi thì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối với Việt Nam.