BẢNG 10: CÁN CÂN DỊCH VỤ VIỆT NAM 2008

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 25 - 27)

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm

BẢNG 10: CÁN CÂN DỊCH VỤ VIỆT NAM 2008

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục qua các năm, chỉ bị ngắt quãng vào năm 2009, chủ yếu do tác động tiêu cực của cuộc khủng

Năm 2008 2009 2010

hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008 tăng 8.5%, năm 2009 giảm 17.7%; năm 2010 tăng 29.4%); bình quân trong thời kỳ 2006- 2010 đạt 11.83%, cao hơn gấp rưỡi tốc độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra (7.73%). Năm 2009, với ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế, cùng với khó khăn từ thiên tai, dich bệnh. Cán cân dịch vụ thâm hụt 1.2 tỷ USD. Trong các ngành chỉ có ngành viễn thông là tăng lên từ 80 lên 120 triệu USD. Nhìn chung tổng xuất nhập khẩu của ngành dịch vụ đều giảm. Năm 2010, cán cân dịch vụ ước tính sẽ thâm hụt khoảng 1.9 tỷ USD.

Một dịch vụ khác có quy mô và tỷ trọng lớn đứng thứ 2 là dịch vụ vận tải: năm 2009 đạt 2.062 tỷ USD, ước năm 2010 đạt 2,306 tỷ USD.

Năm 2009, vận tải ngoài nước đạt 27.5 triệu tấn, giảm 2.5% và 120.5 tỷ tấn.km, tăng 9.6%. Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 470 triệu tấn, tăng 5.2% và 23.3 tỷ tấn.km, tăng 8,2% so với năm 2008; đường sông đạt 117.1 triệu tấn, tăng 2.3% và 18.7 tỷ tấn.km, tăng 2%; đường biển đạt 45 triệu tấn, giảm 1% và 138.3 tỷ tấn.km, tăng 10%; đường sắt đạt 8.1 triệu tấn, giảm 4.9% và 3,8 tỷ tấn.km, giảm 8.8%.

Năm 2010, vận tải ra ngoài nước đạt 47,5 triệu tấn, tăng 11.1% và 159.5 tỷ tấn.km, tăng 8.5%. Vận tải hàng hoá đường bộ ước tính đạt 533.6 triệu tấn, tăng 13.9% và 29.5 tỷ tấn.km, tăng 14,9% so với năm 2009; đường sông đạt 118.8 triệu tấn, tăng 4.8% và 18.9 tỷ tấn.km, tăng 0.9%; đường biển đạt 54.2 triệu tấn, tăng 16% và 170.9 tỷ tấn.km, tăng 11%; đường sắt đạt 8 triệu tấn, giảm 3.2% và 4 tỷ tấn.km, tăng 2.3%.

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2009 đạt 3.05 tỷ USD, chiếm 52.9%; ước năm 2010 đạt 4.450 triệu USD, chiếm 59.65%; bình quân 6 năm qua đạt 3.388,3 triệu USD/năm, chiếm 56.38%. Tốc độ tăng bình quân năm của dịch vụ du lịch trong 5 năm qua đạt 14.11% - cao hơn tốc độ tăng chung của xuất khẩu dịch vụ.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt được kết quả tích cực như trên nhờ lượng khách quốc tế đến Việt Nam gần như liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2009, số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 5 triệu lượt người. Như vậy, dịch vụ du lịch đã phục hồi về lượt khách và đang có xu hướng phục hồi về mức chi tiêu của khách trước

khủng hoảng. Đây là tín hiệu khả quan để tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong các năm tới và tăng với tốc độ cao hơn về số ngoại tệ thu được từ khách do khách đến chi tiêu nhiều hơn, ở lại dài ngày hơn. Đây cũng là thời cơ cho ngành Du lịch Việt Nam.

Chính vì ảnh hưởng lớn của nó đến cán cân dịch vụ, chúng ta hãy đi sâu xem xét và phân tích

Tình hình du lịch Việt Nam 2009 – 2010

- Năm 2009:

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w