HÌNH 7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM 2006-

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 45 - 47)

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm

HÌNH 7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM 2006-

NAM 2006-2010

Để đưa ra các dự báo về tình hình thu hút và thực hiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm tới cần phân tích các yếu tố thuận lợi cũng như các khó khăn, thách thức Việt Nam phải đối mặt trong những năm tới:

Những thuận lợi cơ bản là: Dòng FDI toàn cầu đã dần vượt qua khỏi đáy của

sự suy giảm năm 2009, có thể bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2011 và được dự báo đạt 1,2-1,5 nghìn tỉ USD. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009-2011 của Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam vẫn được các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đánh giá là 1 trong 15 nền kinh tế hấp dẫn cho đầu tư.

Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2010 của lãnh đạo cấp

cao Đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của nhà ĐTNN đối với nước ta trong năm 2010 và thời gian tới.

Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta tiếp tục được hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới. Các văn bản pháp lý cơ bản hướng dẫn thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được tiến hành rà soát và sẽ được sửa đổi như Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Khó khan, thách thức: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, Việt Nam

cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến việc thu hút ĐTNN, cụ thể là:

- Hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được đầu tư nhiều trong một vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp

- Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...

- Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ, nhất quán.

- Nhiều thủ tục hành chính kéo dài ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh; hệ thống luật pháp về ĐTNN vẫn còn có những chồng chéo, chưa rõ ràng dẫn tới lúng túng trong việc triển khai thực hiện.

- Chính sách ưu đãi chưa thỏa đáng làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế.

- Công tác thông tin, tổng hợp còn những bất cập khiến cho thông tin thiếu thông suốt, không đầy đủ và chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành.

- Từ những yếu tố thuận lợi và khó khăn đã phân tích và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh; với kỳ vọng về sự phục hồi của kinh tế thế giới, với quyết tâm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, dự báo năm 2011, Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 20 tỉ USD vốn FDI (bao gồm cả tăng vốn, mở rộng sản xuất), tăng 7,6% so với thực hiện năm 2010. Dự kiến, vốn thực hiện năm 2011 khoảng 11 tỉ USD, trong đó, vốn của phía nước ngoài khoảng 8-9 tỉ USD.

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 45 - 47)