Nhận định của các chuyên gia kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 55 - 57)

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm

3.1. Nhận định của các chuyên gia kinh tế

 Các chuyên gia của Mutrap III cho rằng, đối với cán cân thanh toán của Việt Nam, năng lực xuất khẩu của Việt Nam vướng phải một số bất lợi:

Đó là:

+ Chưa thực sự hội nhập vào chuỗi cung ứng của khu vực + Giá trị gia tăng thấp

+ Tính dễ bị tổn thương và tập trung cao của các mặt hàng xuất khẩu chính; Quy mô xuất khẩu thấp...

+ Trong khi đó, những yếu tố tác động đến sức hút nhập khẩu của Việt Nam là: Sản xuất để xuất khẩu vẫn đòi hỏi nguồn nhập khẩu lớn

+ Tính bất ổn của giá cả hàng hóa trên thế giới + Hoạt động đầu cơ

+ Thuế suất thấp và hệ quả của việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại song phương: Việc mở cửa nền kinh tế VN ra thế giới bên ngoài, đặc biệt là gia nhập WTO và tham gia các hiệp định thương mại tự do đã gia tăng nhập khẩu.

 Tăng thuế suất lên mức thuế cam kết, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống đối kháng và xem xét áp dụng Điều XXVIII của GATT năm 1994 (Sửa đổi biểu cam kết thuế) để đàm phán lại các nhượng bộ về thuế quan khi gia nhập WTO để hạn chế nhập khẩu. Do nhập khẩu tăng sẽ gây ra những vấn đề mới cho nền kinh tế nội địa.

* Các biện pháp đề xuất:

 Thứ nhất, Việt Nam có thể xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu cao về nhập khẩu của một số nước, việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ làm mất tính cạnh tranh trong xuất khẩu của Việt Nam.

 Thứ hai, việc áp dụng chính sách thương mại thay đổi như vậy có thể dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư có vốn trực tiếp nước ngoài sẽ rút về hoặc đóng băng, vì những dự án này cần nhập khẩu cho đầu vào hoặc công nghệ của họ.

 Thứ ba, những biện pháp như vậy có thể gây mất lòng tin của nhà đầu tư đối với viễn cảnh kinh tế của Việt Nam. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng di chuyển vốn và tạo ra áp lực làm mất giá đồng tiền Việt Nam.

 Việc thông qua các biện pháp hạn chế thương mại để khắc phục tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai hiện nay, bắt đầu từ hạn chế nhập khẩu cho đến tăng thuế quan chỉ nên coi là giải pháp sau cùng.

 Tiến sĩ Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế khi nhìn nhận về viễn cảnh kinh tế và tầm nhìn chính sách Việt Nam cho rằng:

+ Cần phải tính đến việc can thiệp của chính sách vĩ mô trong giai đoạn của khủng hoảng và rút lui ra khỏi khủng hoảng như thế nào

+ Vấn đề mất cân đối có mang tính chất bền vững không

+ Không có nền kinh tế nào có thể cân đối cả bên trong và bên ngoài, trong nền kinh tế có mức độ đôla hóa như của Việt Nam, các chính sách tài khóa và tiền tệ rất khó thống nhất điều này tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ tài chính.

+ Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam có vấn đề, nợ nước ngoài tăng nhanh... trong 2 năm qua, Việt Nam đã sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính nên đặt nền kinh tế hiện tại trong một trạng thái rất khó khăn. Ví dụ: trần lãi suất, thâm hụt ngân sách... các mất cân đối đang diễn ra nghiêm trọng và có xu hướng tăng. Các giải pháp: thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng Việt Nam phải được bảo vệ bằng cách tăng lãi suất, nhưng vấn đề đặt ra là tiến độ chính sách là ngay lập tức hay từ từ ?

 Nhóm chuyên gia Dự án EU – VN Mutrap III, Paul Baker và Peter Naray cũng kiến nghị những chính sách mà Việt Nam có thể áp dụng.

+ Trong ngắn hạn, đó là: - Giảm thuế suất treo

- Giảm các biện pháp khắc phục thương mại - Cải thiện chính sách thương mại

- Tập trung giải quyết thâm hụt kép

- Xây dựng lòng tin về đồng Việt Nam đi kèm duy trì sự ổn định giá cả - Đánh giá nợ ngắn hạn và giới hạn mức trần tài khóa và tiền tệ

- Cải thiện thông tin thống kê...

+ Trong trung – dài hạn có thể áp dụng các chính sách như:

- Tập trung giải quyết những mất cân đối kinh tế vĩ mô và các vấn đề quản lý thông thường

- Tăng cường các biện pháp thương mại trong nước

- Xây dựng các chính sách bình ổn nhằm giảm bớt những dao động - Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ trong nước và đặc biệt là cải thiện trình độ nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w