Hành động của Nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 57 - 58)

- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Tổng trị giá NK trong năm

3.2 Hành động của Nhà nước

Ứng phó trước những biến động bất lợi của nền kinh tế Thế giới cũng như khắc phục những yếu kém của nền kinh tế nội địa, Nhà nước đã có những biên pháp sau:

- Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mặt hàng chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường nước ngoài và điều kiện trong nước thuận lợi.

- Tập trung chỉ đạo tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, khẩn trương ban hành chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu; kiểm soát chặt

chẽ nhập siêu, có chính sách phù hợp để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng trong nước.

- Trong Quý I năm 2008, bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp kiềm chế lạm phát, Việt Nam thực hiện 8 nhóm biện pháp kiềm chế lạm phát. Trong đó, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu trong nước, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Điều này giúp cho nền kinh tế vĩ mô theo hướng ổn định dần. Từ đó, việc sản xuất, xuất khẩu tiếp tục tăng. Mặc dù cán cân vãng lai tuy còn thâm hụt nhưng đã có dấu hiệu tích cực, cán cân vốn và cán cân tổng thể tiếp tục thặng dư.

- Có biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp và các khoản vay nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ phù hợp với khả năng sử dụng và mức dự trữ ngoại hối, trên cơ sở bảo đảm ổn định tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Đã và sẽ cần có những giải pháp tích cực hơn nữa. Nền kinh tế Thế giới biến động không ngừng. Sẽ là dậm chân tại chỗ nếu như Nhà nước không có những biện pháp để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của thực tế.

Một phần của tài liệu Phân tích cán cân thanh toán quốc tế việt nam 2009 2010 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w