1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tại sao nói nhóm tổ chức xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhân

12 1,9K 9
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

Phân tích tại sao nói nhóm tổ chức xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhânMỤC LỤCCâu 1: Phân tích tại sao nói nhóm tổ chức xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhânI.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI1.Khái niệm tổ chức xã hội2.5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tổ chức xã hội3.Phân loại tổ chức xã hộiII.TỔ CHỨC XÃ HỘI CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG HÀNH VI CỦA CÁC CÁ NHÂN1.Tổ chức xã hội đã chi phối tòan diện đến hoạt động của các cá nhân2.Tổ chức xã hội đã chi phối đến tư tưởng , tác phong đạo đức của các thành viên .3.Tổ chức xã hội được xem như là một thể chế xã hội, một phương thức quản lý hay như một thuộc tính xã hội4.Đối với mỗi cá nhân trong xã hội, tổ chức xã hội là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viênCâu 2: Phân tích tại sao nói thiết chế xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhânI.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI1.Khái niệm thiết chế xã hội2.Các đặc trưng cơ bản của thiết chế xã hội3.Các loại thiết chế xã hộiII.THIẾT CHẾ XÃ HỘI CHI PHỐI CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ HÀNH VI CỦA CÁC CÁ NHÂN1.Thiết chế xã hội quy đinh hành vi2.Thiết chế xã hội định hướng vai trò xã hội cá nhân.3.Thiết chế xã hội đem lại long tin, sự ổn định và kiên định cho các thành viên xã hội4.Thiết chế xã hội điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Giáo trình “ Xã hội học” nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 20132.Trang web: tailieu.vn3.luanvan.net.vnCÂU 1: Phân tích tại sao nói nhóm tổ chức xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhânI.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI1.Khái nhiệm tổ chức xã hộiTổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để hoạt động xã hội , nhằm đạt được mục đích nhất định về quyền lợi và lợi ích xã hội. => Như vậy, khái niệm tổ chức xã hội của xã hội học nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải dừng lại ở hình thức của một tập hợp các cá nhân nào đó và quan hệ ở đây là quan hệ xã hội.2.5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tổ chức xã hội Tổ chức xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đóTổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội , tức là có quan hệ lãnh đạo – phục tùng , có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực , tổ chức xã hội là một tập các vị thế và vai trò. Mỗi thành viên của một tổ chức có vị thế xác định trong nhóm. Họ đã là thành viên của tổ chức thì bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định dù họ có là những người đứng thấp nhất trong thanh bậc quyền lực của tổ chức.Vai trò của thành viên và tổ chức xã hội được thực hiện theo yêu cầu mong đợi của tổ chức. Trong một tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò để cho các hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách nhịp nhàng hơn.Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức đựợc chính thức công khai. Không chỉ lãnh đạo mà các thành viên thậm chí cả người ngoài tổ chức đều có thể biết đến mục đích và phần nhiều các hoạt động của tổ chức. Do vậy các thành viên thực hiện và giám sát sự thực hiện của các thành viên khác.3.Phân loại tổ chức xã hội Căn cứ vào mức độ hình thức hóa của tổ chức:+ Tổ chức chính thức: là tổ chức có quy tắc tổ chức chặt chẽ và được pháp luật thừa nhận ( có thể mang tư cách pháp nhân); có những chức năng rõ nét, thể hiện ở những nghĩa vụ,những quyền hạn của các thành viên , có những công cụ điều tiết trở thành các chuẩn mực hành vi của mỗi thành viên, có những mối liên hệ theo thứ bậc của các chức vụ cũng như liên hệ chức năng trong tổ chức + Tổ chức không chính thức : là tổ chức không có quy tắc chặt chẽ , không có sự thừa nhận của pháp luật . Tổ chức không chính thức hình thành một cách tự phát ở bên trong hay bên ngoài tổ chức chính thức.Căn cứ vào mục tiêu:+ Tổ chức xã hội có tổ chức : là tổ chức được thừa nhận của luật pháp, có tư cách pháp nhân hoạt động trong xã hội + Tổ chức không có tổ chức: còn gọi là tổ chức tự phát gồm có tổ chức liên hợp và tổ chức cư trú . Tổ chức liên hợp với mục tiêu chung trùng hợp với mục tiêu cá nhân , các chức năng điều tiết hình thành một cách tự phát theo những chuẩn mực và giá trị tập thể, ít hoặc không chính thức chịu sự chi phối của luật pháp. Tổ chức cư trú được hình thành từ những người những gia đình ở chung với nhau trên một địa điểm nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan với sinh hoạt chung và những liên hệ xóm giềng ổn định.Những loại tổ chức này có liên quan mật thiết với nhau. Trong thực tế nhiều trường hợp còn lồng ghép vào nhau để tăng cường và bổ sung lẫn nhau trong hoạt động xã hội , ví dụ như các đoàn thể xã hội trong cơ quan.II.TỔ CHỨC XÃ HỘI CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG HÀNH VI CỦA CÁC CÁ NHÂN1.Tổ chức xã hội đã chi phối tòan diện đến hoạt động của các cá nhânTổ chức xã hội đã tạo ra các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân về lợi ích và bảo vệ lợi ích cho họ. Mỗi cá nhân tham gia tổ chức hoặc là với mục đích tạo ra lợi ích cho họ , hoặc là với mục đích bảo vệ lợi ích của họ hoặc là thỏa mãn nhu cầu nào đó của họ. Do vậy , họ hội tụ trong tổ chức và chấp nhận sự chi phối của tổ chức là để đạt được mục đích của mình.2.Tổ chức xã hội đã chi phối đến tư tưởng , tác phong đạo đức của các thành viên .Tổ chức xã hội thông qua duy trì kỷ luật lao động và kỷ luật sống, và qua đó tác động đến nhân cách của họ. Tổ chức xã hội đã tạo ra các hoạt động văn hóa xã hội để liên kết chặt chẽ các cá nhân trong truyền thống văn hóa , các hoạt động xã hội nhằm tạo ra sự đồng cảm xã hội, sự yêu thương đoàn kết đùm bọc lẫn nhau và sự bình an ổn định của mỗi thành viên ,3.Tổ chức xã hội được xem như là một thể chế xã hội, một phương thức quản lý hay như một thuộc tính xã hội.Hình thức của tổ chức xã hội luôn luôn thay đổi cùng với những thay đổi khách quan của hoàn cảnh xã hội và sự thay đổi chủ quan của bản thân con người. Hướng chủ yếu của sự thay đổi về tổ chức là quá trình dân chủ hóa tổ chức .Mọi xã hội dân chủ đều là xã hội có tổ chức , không thể có dân chủ ở một xã hội vô tổ chức , vô chính phủ.4.Đối với mỗi cá nhân trong xã hội, tổ chức xã hội là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viênTổ chức xã hội là cầu nối giữa các cá nhân và xã hội , là nơi các cá nhân thể hiện các giá trị xã hội của mình . Tổ chức xã hội trong chừng mực nhất định đã tạo ra các đối trọng xã hội nhằm cân bằng các mối quan hệ xã hội cho các thành viên.CÂU 2: Phân tích tại sao nói thiết chế xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhânI.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI1.Khái niệm thiết chế xã hộiThiết chế xã hội là hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức con người trong quá trình tiến hành các hoạt động xã hội. Thiết chế xã hội chính là các rang buộc được mọi cá nhân nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân thủ.Thực chất của thiết chế xã hội chính là hệ thống các quy định xã hội tạo thành khuôn mẫu chuẩn mực cho hành động xã hội. Thiết chế xã hội là phương thức tổ chức và nguyên tắc vận hành xã hội nhằm duy trì và bảo vệ các giá trị, chuẩn mực xã hội để thực hiện thành công các mục tiêu xã hội qua các bước phát triển xã hội Mục tiêu của thiết chế xã hội là duy trì bảo vệ các giá trị chuẩn mực xã hội theo thời gian đã được kiểm chứng và thừa nhận; nó biểu hiện nhu cầu và mong muốn chung của đại bộ phận các tầng lớp trong xã hội => là một tập hợp bền vững của các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội. 2.Các đặc trưng cơ bản của thiết chế xã hộiMột là các thiết chế xã hội phải thể hiện được các giá trị xã hội cơ bản được các thành viên xã hội thừa nhận Hai là các quan hệ được thiết lập trong thiết chế phải tương đối bền vững để các khuôn mẫu hành vi được hình thành trong thiết chế trở thành một phần truyền thống văn hóa của một cộng đồng xã hội.Ba là mỗi một thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối , có tầm bao quát phạm vi hoạt động nhất đinh và trở thành vị trí trung tâm trong phạm vi đó.Bốn là mục tiêu của một thiết chế xã hội được đại đa số các thành viên của xã hội thừa nhận, cho dù thành viên đó có tham gia trực tiếp hay không vào thiết chế đó.Năm là mặc dù các thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối , nhưng giữa chúng có mối quan hệ tương tác với nhau rất chặt chẽ. Khi có một sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hay khuôn mẫu hành vi của một thiết chế nào đó, có thể kéo theo sự thay đổi của một thiết chế ở lĩnh vực khác. Các đặc trưng trên đây được biểu hiện một cách chi tiết , cụ thể ở những đơn vị nhỏ nhất của thiết chế gọi là các thành tố của một thiết chế xã hội .3.Các loại thiết chế xã hộiThiết chế gia đình: là hệ thống các quy định của xã hội nhằm ổn định và tiêu chuẩn hóa quan hệ tính giao nam nữ để duy trì nòi giống của con người và xác lập trách nhiệm xã hội của các cá nhân để xây dựng gia đình hạnh phúc Thiết chế giáo dục: là hệ thống quy định của xã hội nhằm thiết lập nền giáo dục xã hội để nâng cao dân trí , thiết lập nhân cách và năng lực lao động cho công dân. Thiết chế giáo dục có vai trò rất lớn trong xã hội. Một mặt nó quyết định đến chất lượng công dân trong tương lai, mặt khác nó tham gia vào quá trình xã hội hóa các cá nhân tạo nhân cách tốt cho họ. Do đó , bất kỳ nước nào cũng coi giáo dục như là thiết chế cơ bản , là nền tảng cho giáo dục.Thiết chế tôn giáo: là hệ thống giáo lý tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng động dân cư được biểu hiện bằng tín ngưỡng và hình thức thờ phụng mà con người đang thực hiện Thiết chế kinh tế: là hệ thống quy xã hội hình thành nền kinh tế quốc dân để thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội . Thiết chế kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu thích nghi của tổ chức xã hội đối với môi trường và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm và dịch vụ.Thiết chế chính trị : là hệ thống quyền lực xã hội nhằm điều hành hoạt động xã hội theo định hướng thống nhất và duy trì trật tự trị an xã hội. Thiết chế chính trị xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngòai xã hội. Thiết chế nghi lễ: cần thiết để đáp ứng các nhu cầu liên kết và kiểm soát các quan hệ xã hội của con người thông qua các thủ tục , biểu tượng, ký hiệu, nghi thức… không có nghi lễ thì khó duy trì được những cơ cấu những tổ chức có quy mô lớn. Mức độ tập trung quyền lực xã hội càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ càng lớn.II.THIẾT CHẾ XÃ HỘI CHI PHỐI CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ HÀNH VI CỦA CÁC CÁ NHÂN1.Thiết chế xã hội quy đinh hành viCác thiết chế xã hội đã tạo ra hệ thống các khuôn mẫu chuẩn cho các cá nhân hoạt động với các kiểu hành vi xã hội chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hội khác nhau .Thông qua quá trình xã hội hóa , đồng thời với sự hoạt động của các thiết chế xã hội , các cá nhân tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi và thực hiện các khuôn mẫu đó theo các tình huống cụ thể.Thiết chế xã hội vốn là những mô hình hành vi được đa số thừa nhận là chuẩn mực và thực hiện theo , do đó các cá nhân sẽ không mất thời gian để suy tính đắn đo xem cách thức hành động đó đúng hay sai để thực hiện hay không thực hiện. Nói cách khác thiết chế xã hội đã đơn giản hóa tác phong hành động , lề lối tư duy của cá nhân.Thiết chế xã hội cũng là một tập hợp các vai trò đã được chuẩn hóa đó chính là các vai trò mà mọi cá nhân cần phải học tập để thực hiện thông qua quá trình xã hội hóa . Nghĩa là thiết chế cung cấp cho cá nhân những vai trò có sẵn2.Thiết chế xã hội định hướng vai trò xã hội cá nhân.Các thiết chế xã hội xác định phần lớn các vai trò cá nhân theo yêu cầu của xã hội để cá nhân nhận biết trong quá trình của xã hội hóa. Thực chất của vai trò này là các thước đo xã hội quy định để đánh giá giá trị xã hội của các cá nhân và tổ chức đã cống hiến cho xã hội. Từ đó các cá nhân có thể lựa chọn vai trò nào đối với mình là phù hợp , có thể biết được sự mong đợi của vai trò trước khi cá nhân đó thể hiện. 3.Thiết chế xã hội đem lại long tin, sự ổn định và kiên định cho các thành viên xã hộiThiết chế xã hội đã hướng hành động xã hội vào sự củng cố , xây dựng và phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc chung của mọi người.Thiết chế xã hội đã duy trì được sự ổn định và phát triển xã hội, do vậy đã hướng nhận thức của các thành viên tới các thiết chế xã hội như là một sự chấp nhận các giá trị , chuẩn mực xã hội và khuôn mẫu hành vi , nhằm củng cố nhận thức và thống nhất hành động của mọi người trong xã hội, hướng vào xây dựng xã hội vững mạnhNhìn chung cá nhân ít khi hành động ngược lại các thiết chế , bởi lẽ cung cách tư duy và phong cách hành động đã được thiết chế hóa có ý nghĩa quan trọng đối với con người 4.Thiết chế xã hội điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân Thiết chế xã hội là căn cứ để phân định cái đúng cái sai , phải trái trong xã hội. Do đó , nó đã điều chỉnh và kiểm soát hành vi xã hội của các cá nhân , các nhóm để chúng phù hợp với mong đợi của xã hội Các cá nhân coi thiết chế xã hội là chuẩn mực cho cuộc sống và hường vào đó mà điều chỉnh hành động của mình phù hợp với yêu cầu của xã hội.Mặt khác , các cá nhân sử dụng thiết chế xã hội như là các khuôn mẫu chuẩn cho hành động để giám sát hành động của người khác và yêu cầu họ tuân thủ theo.Trường hợp thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều hào và kiểm soát hoạt động xã hội không đúng cách thức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với xã hội – khi sự điều hòa và đặc biệt là sự kiểm soát của thiết chế quá mạnh mẽ triệt tiêu mọi sự sáng tạo của cá nhân , đồng thời thiết chế sẽ mang tính bảo thủ . Tính bảo thủ này được thể hiện ở chỗ nó cố gắng duy trì những khuôn mẫu, tác phong đã lạc hậu, lỗi thời. => Các thiết chế này sẽ cản trở sự tiến bộ của xã hộiNhưng khi thiết chế kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ xã hội quá yếu thì sẽ dẫn tới tính trạng các cá nhân , nhóm xã hội không thực hiện tốt vai trò thậm chí trốn tránh trách nhiệm của mình. => kết quả là hoạt động từng phần hoặc hoạt động toàn xã hội sẽ bị đình trệ. Giữa các thiết chế đôi khi xảy ra sự di chuyển chức năng . Sự di chuyển đó xảy ra khi xuất hiện một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau: Thiết chế không đáp ứng được nhu cầu ; các thiết chế đều có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhưng một trong số đó nổi trội hơn , có khả năng đáp ứng ở mức cao hơn so với các thiết chế khác.

Trang 1

MỤC LỤC

Câu 1: Phân tích tại sao nói nhóm tổ chức xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhân

I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI

1 Khái niệm tổ chức xã hội

2 5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tổ chức xã hội

3 Phân loại tổ chức xã hội

II TỔ CHỨC XÃ HỘI CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG HÀNH VI CỦA CÁC

CÁ NHÂN

1 Tổ chức xã hội đã chi phối tòan diện đến hoạt động của các cá nhân

2 Tổ chức xã hội đã chi phối đến tư tưởng , tác phong đạo đức của các thành viên

3 Tổ chức xã hội được xem như là một thể chế xã hội, một phương thức quản lý hay như một thuộc tính xã hội

4 Đối với mỗi cá nhân trong xã hội, tổ chức xã hội là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên

Câu 2: Phân tích tại sao nói thiết chế xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhân

I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI

1 Khái niệm thiết chế xã hội

2 Các đặc trưng cơ bản của thiết chế xã hội

3 Các loại thiết chế xã hội

II THIẾT CHẾ XÃ HỘI CHI PHỐI CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ HÀNH

VI CỦA CÁC CÁ NHÂN

1 Thiết chế xã hội quy đinh hành vi

Trang 2

2 Thiết chế xã hội định hướng vai trò xã hội cá nhân.

3 Thiết chế xã hội đem lại long tin, sự ổn định và kiên định cho các thành viên xã hội

4 Thiết chế xã hội điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình “ Xã hội học”- nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 2013

2 Trang web: tailieu.vn

3 luanvan.net.vn

Trang 3

CÂU 1: Phân tích tại sao nói nhóm tổ chức xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhân

I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI

1 Khái nhiệm tổ chức xã hội

-Tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để hoạt động xã hội , nhằm đạt được mục đích nhất định

về quyền lợi và lợi ích xã hội

=> Như vậy, khái niệm tổ chức xã hội của xã hội học nhấn mạnh đến

hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải dừng lại ở hình thức của một tập hợp các cá nhân nào đó và quan hệ ở đây là quan hệ

xã hội

2 5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó

- Tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội , tức là có quan hệ lãnh đạo – phục tùng , có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn

- Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực , tổ chức xã hội là một tập các vị thế và vai trò Mỗi thành viên của một tổ chức có vị thế xác định trong nhóm Họ đã là thành viên của tổ chức thì bao giờ

họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định dù

họ có là những người đứng thấp nhất trong thanh bậc quyền lực của tổ chức

Trang 4

- Vai trò của thành viên và tổ chức xã hội được thực hiện theo yêu cầu mong đợi của tổ chức Trong một tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò để cho các hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách nhịp nhàng hơn

- Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức đựợc chính thức công khai Không chỉ lãnh đạo mà các thành viên thậm chí cả người ngoài tổ chức đều có thể biết đến mục đích và phần nhiều các hoạt động của tổ chức Do vậy các thành viên thực hiện và giám sát sự thực hiện của các thành viên khác

3 Phân loại tổ chức xã hội

- Căn cứ vào mức độ hình thức hóa của tổ chức:

+ Tổ chức chính thức: là tổ chức có quy tắc tổ chức chặt chẽ và

được pháp luật thừa nhận ( có thể mang tư cách pháp nhân); có những chức năng rõ nét, thể hiện ở những nghĩa vụ,những quyền hạn của các thành viên , có những công cụ điều tiết trở thành các chuẩn mực hành vi của mỗi thành viên, có những mối liên hệ theo thứ bậc của các chức vụ cũng như liên hệ chức năng trong tổ chức

+ Tổ chức không chính thức : là tổ chức không có quy tắc chặt

chẽ , không có sự thừa nhận của pháp luật Tổ chức không chính thức hình thành một cách tự phát ở bên trong hay bên ngoài tổ chức chính thức

- Căn cứ vào mục tiêu:

+ Tổ chức xã hội có tổ chức : là tổ chức được thừa nhận của luật

pháp, có tư cách pháp nhân hoạt động trong xã hội

+ Tổ chức không có tổ chức: còn gọi là tổ chức tự phát gồm có tổ

chức liên hợp và tổ chức cư trú Tổ chức liên hợp với mục tiêu chung trùng hợp với mục tiêu cá nhân , các chức năng điều tiết

Trang 5

hình thành một cách tự phát theo những chuẩn mực và giá trị tập thể, ít hoặc không chính thức chịu sự chi phối của luật pháp Tổ chức cư trú được hình thành từ những người những gia đình ở chung với nhau trên một địa điểm nhằm giải quyết những vấn đề

có liên quan với sinh hoạt chung và những liên hệ xóm giềng ổn định

Những loại tổ chức này có liên quan mật thiết với nhau Trong thực tế nhiều trường hợp còn lồng ghép vào nhau để tăng cường và bổ sung lẫn nhau trong hoạt động xã hội , ví dụ như các đoàn thể xã hội trong cơ quan.

II TỔ CHỨC XÃ HỘI CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG HÀNH VI CỦA CÁC

CÁ NHÂN

1 Tổ chức xã hội đã chi phối tòan diện đến hoạt động của các cá nhân

- Tổ chức xã hội đã tạo ra các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân về lợi ích và bảo vệ lợi ích cho họ Mỗi cá nhân tham gia tổ chức hoặc là với mục đích tạo ra lợi ích cho họ , hoặc là với mục đích bảo vệ lợi ích của họ hoặc là thỏa mãn nhu cầu nào đó của họ Do vậy , họ hội tụ trong tổ chức và chấp nhận sự chi phối của tổ chức là để đạt được mục đích của mình

2 Tổ chức xã hội đã chi phối đến tư tưởng , tác phong đạo đức của các thành viên

- Tổ chức xã hội thông qua duy trì kỷ luật lao động và kỷ luật sống,

và qua đó tác động đến nhân cách của họ

- Tổ chức xã hội đã tạo ra các hoạt động văn hóa xã hội để liên kết chặt chẽ các cá nhân trong truyền thống văn hóa , các hoạt động xã

Trang 6

hội nhằm tạo ra sự đồng cảm xã hội, sự yêu thương đoàn kết đùm bọc lẫn nhau và sự bình an ổn định của mỗi thành viên ,

3 Tổ chức xã hội được xem như là một thể chế xã hội, một phương thức quản lý hay như một thuộc tính xã hội.

- Hình thức của tổ chức xã hội luôn luôn thay đổi cùng với những thay đổi khách quan của hoàn cảnh xã hội và sự thay đổi chủ quan của bản thân con người Hướng chủ yếu của sự thay đổi về tổ chức

là quá trình dân chủ hóa tổ chức

- Mọi xã hội dân chủ đều là xã hội có tổ chức , không thể có dân chủ

ở một xã hội vô tổ chức , vô chính phủ

4 Đối với mỗi cá nhân trong xã hội, tổ chức xã hội là chỗ dựa cả

về vật chất và tinh thần cho các thành viên

- Tổ chức xã hội là cầu nối giữa các cá nhân và xã hội , là nơi các cá nhân thể hiện các giá trị xã hội của mình Tổ chức xã hội trong chừng mực nhất định đã tạo ra các đối trọng xã hội nhằm cân bằng các mối quan hệ xã hội cho các thành viên

CÂU 2: Phân tích tại sao nói thiết chế xã hội đã chi phối hoạt động hành vi của cá nhân

I KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT CHẾ XÃ HỘI

1 Khái niệm thiết chế xã hội

- Thiết chế xã hội là hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức con người trong quá trình tiến hành các hoạt động xã hội Thiết chế xã hội chính là các rang buộc được mọi cá nhân nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân thủ

Trang 7

 Thực chất của thiết chế xã hội chính là hệ thống các quy định

xã hội tạo thành khuôn mẫu chuẩn mực cho hành động xã hội Thiết chế xã hội là phương thức tổ chức và nguyên tắc vận hành

xã hội nhằm duy trì và bảo vệ các giá trị, chuẩn mực xã hội để thực hiện thành công các mục tiêu xã hội qua các bước phát triển xã hội

- Mục tiêu của thiết chế xã hội là duy trì bảo vệ các giá trị chuẩn mực xã hội theo thời gian đã được kiểm chứng và thừa nhận; nó biểu hiện nhu cầu và mong muốn chung của đại bộ phận các tầng lớp trong xã hội => là một tập hợp bền vững của các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội

2 Các đặc trưng cơ bản của thiết chế xã hội

- Một là các thiết chế xã hội phải thể hiện được các giá trị xã hội cơ bản được các thành viên xã hội thừa nhận

- Hai là các quan hệ được thiết lập trong thiết chế phải tương đối bền vững để các khuôn mẫu hành vi được hình thành trong thiết chế trở thành một phần truyền thống văn hóa của một cộng đồng xã hội

- Ba là mỗi một thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối , có tầm bao quát phạm vi hoạt động nhất đinh và trở thành vị trí trung tâm trong phạm vi đó

- Bốn là mục tiêu của một thiết chế xã hội được đại đa số các thành viên của xã hội thừa nhận, cho dù thành viên đó có tham gia trực tiếp hay không vào thiết chế đó

- Năm là mặc dù các thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối , nhưng giữa chúng có mối quan hệ tương tác với nhau rất chặt chẽ Khi có một sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hay khuôn mẫu hành vi

Trang 8

của một thiết chế nào đó, có thể kéo theo sự thay đổi của một thiết chế ở lĩnh vực khác

thể ở những đơn vị nhỏ nhất của thiết chế gọi là các thành tố của một thiết chế xã hội

3 Các loại thiết chế xã hội

- Thiết chế gia đình: là hệ thống các quy định của xã hội nhằm ổn định và tiêu chuẩn hóa quan hệ tính giao nam nữ để duy trì nòi giống của con người và xác lập trách nhiệm xã hội của các cá nhân

để xây dựng gia đình hạnh phúc

- Thiết chế giáo dục: là hệ thống quy định của xã hội nhằm thiết lập nền giáo dục xã hội để nâng cao dân trí , thiết lập nhân cách và năng lực lao động cho công dân Thiết chế giáo dục có vai trò rất lớn trong xã hội Một mặt nó quyết định đến chất lượng công dân trong tương lai, mặt khác nó tham gia vào quá trình xã hội hóa các

cá nhân tạo nhân cách tốt cho họ Do đó , bất kỳ nước nào cũng coi giáo dục như là thiết chế cơ bản , là nền tảng cho giáo dục

- Thiết chế tôn giáo: là hệ thống giáo lý tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cộng động dân cư được biểu hiện bằng tín ngưỡng

và hình thức thờ phụng mà con người đang thực hiện

- Thiết chế kinh tế: là hệ thống quy xã hội hình thành nền kinh tế quốc dân để thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội Thiết chế kinh

tế nhằm đáp ứng các nhu cầu thích nghi của tổ chức xã hội đối với môi trường và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm và dịch vụ

- Thiết chế chính trị : là hệ thống quyền lực xã hội nhằm điều hành hoạt động xã hội theo định hướng thống nhất và duy trì trật tự trị

Trang 9

an xã hội Thiết chế chính trị xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngòai xã hội

- Thiết chế nghi lễ: cần thiết để đáp ứng các nhu cầu liên kết và kiểm soát các quan hệ xã hội của con người thông qua các thủ tục , biểu tượng, ký hiệu, nghi thức… không có nghi lễ thì khó duy trì được những cơ cấu những tổ chức có quy mô lớn Mức độ tập trung quyền lực xã hội càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi

lễ càng lớn

II THIẾT CHẾ XÃ HỘI CHI PHỐI CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ HÀNH

VI CỦA CÁC CÁ NHÂN

1 Thiết chế xã hội quy đinh hành vi

- Các thiết chế xã hội đã tạo ra hệ thống các khuôn mẫu chuẩn cho các cá nhân hoạt động với các kiểu hành vi xã hội chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hội khác nhau

- Thông qua quá trình xã hội hóa , đồng thời với sự hoạt động của các thiết chế xã hội , các cá nhân tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi

và thực hiện các khuôn mẫu đó theo các tình huống cụ thể

- Thiết chế xã hội vốn là những mô hình hành vi được đa số thừa nhận là chuẩn mực và thực hiện theo , do đó các cá nhân sẽ không mất thời gian để suy tính đắn đo xem cách thức hành động đó đúng hay sai để thực hiện hay không thực hiện Nói cách khác thiết chế

xã hội đã đơn giản hóa tác phong hành động , lề lối tư duy của cá nhân

- Thiết chế xã hội cũng là một tập hợp các vai trò đã được chuẩn hóa

đó chính là các vai trò mà mọi cá nhân cần phải học tập để thực

Trang 10

hiện thông qua quá trình xã hội hóa Nghĩa là thiết chế cung cấp cho cá nhân những vai trò có sẵn

2 Thiết chế xã hội định hướng vai trò xã hội cá nhân.

- Các thiết chế xã hội xác định phần lớn các vai trò cá nhân theo yêu cầu của xã hội để cá nhân nhận biết trong quá trình của xã hội hóa Thực chất của vai trò này là các thước đo xã hội quy định để đánh giá giá trị xã hội của các cá nhân và tổ chức đã cống hiến cho xã hội Từ đó các cá nhân có thể lựa chọn vai trò nào đối với mình là phù hợp , có thể biết được sự mong đợi của vai trò trước khi cá nhân đó thể hiện

3 Thiết chế xã hội đem lại long tin, sự ổn định và kiên định cho các thành viên xã hội

- Thiết chế xã hội đã hướng hành động xã hội vào sự củng cố , xây dựng và phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc chung của mọi người

- Thiết chế xã hội đã duy trì được sự ổn định và phát triển xã hội, do vậy đã hướng nhận thức của các thành viên tới các thiết chế xã hội như là một sự chấp nhận các giá trị , chuẩn mực xã hội và khuôn mẫu hành vi , nhằm củng cố nhận thức và thống nhất hành động của mọi người trong xã hội, hướng vào xây dựng xã hội vững mạnh

- Nhìn chung cá nhân ít khi hành động ngược lại các thiết chế , bởi

lẽ cung cách tư duy và phong cách hành động đã được thiết chế hóa có ý nghĩa quan trọng đối với con người

4 Thiết chế xã hội điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân

Trang 11

- Thiết chế xã hội là căn cứ để phân định cái đúng cái sai , phải trái trong xã hội Do đó , nó đã điều chỉnh và kiểm soát hành vi xã hội của các cá nhân , các nhóm để chúng phù hợp với mong đợi của xã hội

- Các cá nhân coi thiết chế xã hội là chuẩn mực cho cuộc sống và hường vào đó mà điều chỉnh hành động của mình phù hợp với yêu cầu của xã hội

- Mặt khác , các cá nhân sử dụng thiết chế xã hội như là các khuôn mẫu chuẩn cho hành động để giám sát hành động của người khác

và yêu cầu họ tuân thủ theo

- Trường hợp thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều hào và kiểm soát hoạt động xã hội không đúng cách thức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với xã hội – khi sự điều hòa và đặc biệt là sự kiểm soát của thiết chế quá mạnh mẽ triệt tiêu mọi sự sáng tạo của

cá nhân , đồng thời thiết chế sẽ mang tính bảo thủ Tính bảo thủ này được thể hiện ở chỗ nó cố gắng duy trì những khuôn mẫu, tác phong đã lạc hậu, lỗi thời => Các thiết chế này sẽ cản trở sự tiến

bộ của xã hội

- Nhưng khi thiết chế kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ xã hội quá yếu thì sẽ dẫn tới tính trạng các cá nhân , nhóm xã hội không thực hiện tốt vai trò thậm chí trốn tránh trách nhiệm của mình => kết quả là hoạt động từng phần hoặc hoạt động toàn xã hội sẽ bị đình trệ

- Giữa các thiết chế đôi khi xảy ra sự di chuyển chức năng Sự di chuyển đó xảy ra khi xuất hiện một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau: Thiết chế không đáp ứng được nhu cầu ; các thiết chế đều có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhưng một trong số đó nổi trội

Trang 12

hơn , có khả năng đáp ứng ở mức cao hơn so với các thiết chế khác

Ngày đăng: 08/11/2015, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w