1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

xã hội học: phân tích và chứng minh tổ chức xã hội đã chi phối đến hoạt động cá nhân

3 592 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 16,05 KB

Nội dung

định nghĩa tổ chức xã hội, các dấu hiệu đặc trưng của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội chi phối đến hoạt động cá nhân, Tổ chức xã hội đã tạo ra các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân về lợi ích và bảo vệ lợi ích của họ. Tổ chức xã hội đã chi phối đến tư tưởng, tác phong, đạo đức của các thành viên

Trang 1

Phân tích và chứng minh tổ chức xã hội đã chi phối đến hoạt động cá nhân?

Tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân

nào đó để hoạt động xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định về quyền lợi

và lợi ích xã hội nào đó

 Như vậy, khái niệm tổ chức xã hội của xã hội học nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải chỉ dừng lại ở hình thức của 1 tập hợp các cá nhân nào đó và quan hệ ở đây là quan hệ xã hội

 Thực chất, tổ chức xã hội là tập hợp các cá nhân trong không gian, thời gian cụ thể nhằm mục đích, lợi ích, hành động chung và phù hợp với mục đích, lợi ích, hành động xã hội, được xã hội thừa nhận, cho phép hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội

 Do đó, tổ chức xã hội được xã hội trao tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trước xã hội trong việc quản lý toàn diện thành viên của mình

 Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức xã hội:

1 Tổ chức xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó

2 Tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội Các thành viên của nhóm được phân bổ quyền lực theo thứ bậc trên dưới

3 Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp các

vị thế và vai trò Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm nhằm thống nhất hành động của các cá nhân vào thực hiện mục tiêu của tổ chức

4 Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự mong đợi của tổ chức Trong mỗi tổ chức luôn có những quy tắc điều chỉnh mối quan

hệ giữa các vai trò, những quy tắc này sẽ phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ổn định

5 Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức được chính thức và công khai

 Do các đặc trưng trên mà tổ chức xã hội đã chi phối toàn diện hoạt động của các cá nhân:

 Tổ chức xã hội đã tạo ra các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân

về lợi ích và bảo vệ lợi ích của họ Mỗi cá nhân tham gia tổ chức hoặc là với

Trang 2

mục đích tạo ra lợi ích cho họ, hoặc là với mục đích bảo vệ lợi ích của họ, hoặc là thỏa mãn nhu cầu nào đó của họ Do vậy, họ hội tụ trong tổ chức và chấp nhận sự chi phối của tổ chức là để đạt được mục đích của mình

 Tổ chức xã hội đã chi phối đến tư tưởng, tác phong, đạo đức của các thành viên thông qua duy trì kỷ luật lao động và kỷ luật sống, và qua đó tác động đến nhân cách của họ

 Tổ chức xã hội đã tạo ra các hoạt động văn hóa xã hội để liên kết chặt chẽ các cá nhân trong truyền thống văn hóa, các hoạt động xã hội nhằm tạo ra sự đồng cảm xã hội, sự yêu thương đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau và sự bình an

ổn định của mỗi thành viên

 Tổ chức xã hội được xem xét như là một thể chế xã hội, một phương thức quản lý hay như là một thuộc tính của xã hội Hình thức của tổ chức xã hội luôn luôn thay đổi cùng với những thay đổi khách quan của hoàn cảnh xã hội và sự thay đổi chủ quan của bản than con người Hướng chủ yếu của sự thay đổi về tổ chức là quá trình dân chủ hóa tổ chức Mọi xã hội dân chủ đều

là xã hội có tổ chức (không thể có dân chủ ở một xã hội vô tổ chức, vô chính phủ)

 Đối với mỗi cá nhân trong xã hội, tổ chức xã hội là chỗ dựa về cả vật chất và tinh thần cho các thành viên Tổ chức xã hội là cầu nối giữa cá nhân và xã hội và là nơi các cá nhân thể hiện các giá trị xã hội của mình Tổ chức xã hội trong chừng mực nhất định đã tạo ra các đối trọng xã hội nhằm cân bằng các mối quan hệ xã hội cho các thành viên

Chứng minh:tổ chức công đoàn tại Việt Nam

Mục đích:Hoạt động của công đoàn vừa có mục đích kinh tế vừa có mục đích xã hội Mục đích kinh tế của công đoàn thể hiện ở chỗ hoạt động của tổ chức công

đoàn gắn với việc bảo đảm đời sống và điều kiện lao động cho giới lao động, như đòi tăng lương, giảm giờ làm, bảo đảm các phúc lợi xã hội Mục đích xã hội của công đoàn thể hiện ở chỗ bên cạnh các mục tiêu kinh tế, tổ chức này còn nhằm bảo

vệ các quyền gắn liền với việc bảo vệ nhân phẩm của người lao động và nâng cao địa vị của người lao động trong mối tương quan lao động và xã hội của giới chủ Chi phối:duy trì kỉ luật lao động cho người lao động như đi làm đúng giờ,tác phong làm việc nhanh nhẹn,không có thái độ ỉ lại,ăn nói lịch sự…

Trang 3

Các hoạt động văn hoá xã hội:công đoàn luôn tổ chức ccacs hoạt động từ thiện như tặng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng,tặng quà cho các cháu học sinh sinh sinh viên có điêu kiện khó khăn,xây dựng khu tưởng niệm liệt sỹ…góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn, khơi dậy và nâng cao nhận thức của đoàn viên, CCVC và NLĐ, giúp công tác xã hội từ thiện ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Tổ chức công đoàn là một tổ chức chính trj xã hội

Đối với mỗi cá nhân trong tổ chức Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của người làm công, giải quyết những tranh chấp xảy ra, góp phần điều hòa quan hệ lao động, có thể nói công đoàn là chỗ dựa tinh thần cho người lao động

Ngày đăng: 14/04/2017, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w