Thị trường EU luôn là điểm đến hấp dẫn của hàng nông sản các nước đang phát triển, không loại trừ Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông nghiệp thành mũi nhọn xuất khẩu. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của thế giới, các loại rào cản thuế quan đang ngày một giảm dần và thay vào đó là các loại rào cản phi thuế quan mà trong đó là những rào cản kỹ thuật, loại rào cản phức tạp và ngày một đa dạng, những loại rào cản kỹ thuật này như một lá chắn bảo hộ thị trường EU, ngăn cản sự thâm nhập của nông sản Việt Nam, đe dọa đến việc xuất khẩu, mất thị trường và thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của mặt hàng nông sản Việt Nam, nếu bị cấm tiêu thụ trong thị trường lớn này. Chính vì những lí do đó, nhóm muốn qua những tài liệu tổng hợp được, đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rào cản kỹ thuật chủ yếu tại thị trường EU là TBT và SPS, đánh giá về tác động của những loại rào cản này tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU, từ đó góp phần định hướng và đưa ra những kiến nghị giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt rào thuận lợi.
Trang 1BÀI TẬP NHÓM
Đề tài :
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG EU:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN TBT VÀ SPS CỦA EU
HÀ NỘI, 2016
Trang 23 Trị giá xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU
trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 (7/2016) 19
4 Trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang EU
trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 (7/2016) 20
5 Trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang
EU trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 (7/2016) 20
6 Trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam sang EU trong
giai đoạn từ 2011 đến 2016 (7/2016) 21
7 Trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong
giai đoạn từ 2011 đến 2016 (7/2016) 228
Thương mại song phương giữa EU 28 và Việt NamSản phẩm: 02 Thịt và bộ phận thịt ăn được sau giết
Trang 31.1.2 Quy định của EU với mặt hàng nông sản 4
1.2 Từ phía Việt Nam 10
1.2.1 Cơ chế chính sách của Việt Nam 10
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp Việt Nam 14
2 Thực trạng về sự ảnh hưởng của rào cản TBT và SPS tại thị trường EU tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam 16
2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam 16
2.1.1 Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản 17
2.1.2 Các sản phẩm phái sinh 22
2.1.3 Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp 23
2.2 Đánh giá xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong điều kiện các rào cản TBT và SPS của EU 23
2.2.1 Thành tựu 24
2.2.2 Hạn chế 25
2.3 Các chính sách vượt qua rào cản kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam 26
3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với rào cản kỹ thuật TBT và SPS dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam 28
3.1 Về phía nhà nước 28
3.2 Về phía doanh nghiệp 33
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 41 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông nghiệp từ Việt Nam sang EU
1.1 Từ phía EU
1.1.1 Thị trường EU
EU là một thị trường hấp dẫn và với những nước kém phát triển hơn thì đâythậm chí còn là đối tác thương mại tuyệt vời EU tin rằng thành công của mình gắnliền và không thể tách rời với sự thành công của các đối tác thương mại, cả cácnước phát triển lẫn các nước đang phát triển Trọng tâm trong chính sách thươngmại của EU là phát triển bền vững và EU là nơi cởi mở nhất đối với các nước đangphát triển EU hưởng lợi từ việc trở thành một trong những nền kinh tế mở cửanhất trên thế giới và luôn duy trì cam kết đối với tự do thương mại
Thị trường EU là một không gian lớn với 28 nước thành viên và:
EU có 500 triệu khách hàng tìm kiếm hàng hóa có chất lượng cao với GDP bìnhquân đầu người hàng năm khoảng 27.000 USD
Là thị trường thống nhất lớn nhất thế giới với các quy tắc và luật lệ minh bạch
Là thị trường mở cửa rộng nhất cho hàng hóa các nước đang phát triển
EU có khung pháp lý về đầu tư an toàn và thông thoáng bậc nhất thế giới
Mức thuế quan trung bình áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu rấtthấp Hơn 70% hàng hóa nhập khẩu vào Châu Âu hưởng thuế suất bằng 0 hoặcđược giảm thuế
Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đang được hưởng miễn thuế và miễn hạnngạch nhập khẩu vào EU và hiện nay Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam –
EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm phán và đang được rà soát và lên kếhoạch ký kết hiệp định trong năm 2016
Tổng quan thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – EU
EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, với kim ngạch xuấtnhập khẩu năm 2015 là 30,9 tỷ USD và 10,3 tỷ USD , chiếm 19% tổng kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam Năm 2015, EU là một trong những thị trường ngoài nướcquan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ) EU nhập khẩu 19% tổnglượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 Thương mại hai chiều tăng 12.5% chủyếu là do tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng của hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU,điều này đã làm cho tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước là 11.4% (31,1 tỷ USD)
EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc (khôngtính thương mại nội khối ASEAN) Đặc biệt, khoản thặng dư thương mại liên tụcgần 21 tỷ USD mà Việt Nam có được trong giao thương với EU giúp cân bằngđáng kể thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam với Trung Quốc và Hàn
Trang 5Quốc và dẫn tới kết quả thặng dư thương mại khoảng 3,2 tỷ USD Do vậy 2015đánh dấu một năm nữa mà trong đó Việt Nam có được thặng dư thương mại kỷ lụcvới EU Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU tập trung vào các sản phẩm sửdụng nhiều lao động bao gồm hàng điện tử lắp ráp/điện thoại, giầy dép, hàng dệtmay, cà phê, hải sản và đồ gỗ Hàng xuất khẩu chính của EU vào Việt Nam là cácsản phẩm công nghệ cao, bao gồm nồi hơi, máy móc & sản phẩm cơ khí, máy móc
& thiết bị điện, dược phẩm và các loại xe
Trong quý đầu của năm 2016, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Namvới EU đạt 11,17 tỷ USD, tăng 4,6%
BIỂU ĐỒ 1 KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – EU GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Thị hiếu và thói quen tiêu dùng
EU là một thực thể kinh tế chính trị hùng mạnh gồm 28 thành viên, với mỗithành viên có đặc điểm tiêu dùng riêng, do đó có thể nhận thấy rằng thị trường EU
có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá và dịch vụ Tuy nhiên, ngườidân EU vẫn có những điểm chung về sở thích: Người dân EU có sở thích và thóiquen tiêu dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng Họ cho rằng những nhãn hiệunổi tiếng sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng nhữngsản phẩm nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng Vì
Trang 6thế, nhiều trường hợp sản phẩm giá rất đắt nhưng người dân EU vẫn không thích
và không muốn chuyển sang những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻhơn nhiều Điều này chứng tỏ chiến lược cạnh tranh về giá không phải là giải pháptối ưu khi thâm nhập vào thị trường này Việc đầu tư quảng bá và khuyếch trươngthương hiệu là việc làm trước mắt và tối quan trọng đối với các nhà xuất khẩu ViệtNam
EU là một thị trường khó tính
Thị trường EU là một thị trường khó tính, chọn lọc kỹ lưỡng Các nhà nhậpkhẩu và người tiêu dùng EU luôn có xu hướng đòi hỏi cao đối với hàng hoá nhậpkhẩu từ nước ngoài vào và họ thường tỏ ra thận trọng và bảo thủ hơn so với các thịtrường trọng điểm khác của nước ta như Mỹ, ASEAN, Trung Quốc Bên cạnh đó,chính sách quản lý nhập khẩu của EU luôn đưa ra những quy định về tiêu chuẩn
kỹ thuật rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, thựctiễn nông nghiệp tốt, nền nông nghiệp hữu cơ, nhãn sinh thái,… nhằm bảo vệngười tiêu dùng và bảo vệ môi trường
EU là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng
Những yếu tố liên quan đến sự an toàn và sức khoẻ của người tiêu dùngđược thị trường này đặt lên hàng đầu Để đảm bảo an toàn sản phẩm cho ngườitiêu dùng, EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo độnggiữa các nước thành viên khi có hiện tượng độc hại, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tracác sản phẩm ở biên giới EU đưa ra các quy định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu
để cấm buôn bán các sản phẩm được sản xuất ở các nước có điều kiện sản xuấtchưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn Châu Âu Đặc biệt EU có quy chế vềnhãn mác sản phẩm rất khắt khe, nhất là với hàng thực phẩm, đồ uống, dược phẩm
và vải lụa Trong hệ thống quy định bảo vệ người tiêu dùng có quy định các thànhphần của sản phẩm, cách bảo quản Việc làm sai quy cách về đóng gói, bao bì, cácsản phẩm nhập lậu, đánh cắp bản quyền, … bị xử lý rất nghiêm ngặt
Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng EU tiến hành kiểm tra các sảnphẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thờibãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới Hiện nay EU có 3 tổ chức địnhchuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử,Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ởthị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, cácluật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩmđược sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an toàn ngang với tiêuchuẩn EU Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng EU tích cục tham gia chống nạn
Trang 7hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền,ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng
và an toàn đối với người tiêu dùng
Đối với nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, phảiđảm bảo an toàn vệ sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU.Đặc biệt những sản phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Đối với cà phê EUchỉ nhập cà phê vối, cà phê chè Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này rất ít docông nghệ chế biến của ta chưa đảm bảo, chất lượng thua kém rất nhiều cà phê củaBrazin, Colombia,…Ngoài ra cà phê của ta xuất khẩu vào EU chủ yếu là cà phênhân, cà phê thành phẩm, cà phê hòa tan rất ít, vì chưa đáp ứng được các quy địnhcủa EU về tỉ lệ trong cà phê hoà tan
1.1.2 Quy định của EU với mặt hàng nông sản
Hiệp định EVFTA đang được lên kế hoạch ký kết chính thức trong năm
2016 sẽ dỡ bỏ hầu như toàn bộ thuế quan đối với hàng hóa trao đổi giữa hai nềnkinh tế Tuy nhiên, các vấn đề trong thương mại ngày nay không chỉ dừng lại ởthuế quan mà có rất nhiều vấn đề như:
Các tiêu chuẩn
Các biện pháp khác
Tập quán cấp phép
Thuế nội địa
Quyền sở hữu trí tuệ
Nhóm sẽ tập trung trình bày vào hai mảng quy định chính mà EU áp dụng,
đó là quy định về thuế quan và phi thuế quan
Quy định về thuế quan, các loại thuế, phí khác
Một khía cạnh quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế là việc đánhthuế hay dỡ bỏ thuế quan Thuế quan thương mại là một loại thuế hoặc phí áp lêncác hàng hóa đi qua ranh giới hành chính quốc gia (hoặc các liên minh hải quan).Thuế nhập khẩu là loại thuế thông dụng và áp vào các loại hàng hóa nhập khẩu từ
Trang 8một nước khác Để minh họa cho thuế nhập khẩu của EU và các vấn đề liên quan,phần này nhóm sẽ trình bày về Thông tin thuế quan bắt buộc, miễn hoặc dãn phí,hạn ngạch và thuế chống bán phá giá
- Các loại thuế khác và thuế tiêu thụ đặc biệt
Không thống nhất trên toàn EU
Có cơ sơ pháp lý cơ bản cấp độ EU
Tỷ lệ thuế VAT (tối thiểu, giảm, siêu giảm)
Hàng hóa phải chịu thuế VAT
Những vùng lãnh thổ đặc biệt được miễn VAT
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Rượu bia, thuốc lá, dầu thô, etc)
Thuế VAT từ 15% tại Luxembourg đến 27% ở Hungary (Tính đến tháng3/2014)
Thuế chống bán phá giá tạm thời – theo một quyết định gấn nhất
- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) 1
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là một công cụ kinh tế để hỗ trợcác nước đang phát triển Mục tiêu chính của GSP là góp phần giảm đói nghèocũng như thúc đẩy quản trị tốt hơn và phát triển bền vững Các nước đang pháttriển được đối xử ưu tiên về hạn ngạch và thuế quan Điều này cho phép nhữngnước này tham gia mạnh mẽ hơn vào thương mại quốc tế và tạo ra doanh thu xuấtkhẩu bổ sung để củng cố nền kinh tế, tạo thêm công việc cũng như xóa đói giảmnghèo
Cộng đồng Châu Âu đã thiết lập được một Hệ thông ưu đãi tiến bộ nhất sovới của tất cả các nước phát triển Hệ thống này bao gồm (1) những cam kết chung(nhóm GSP tiêu chuẩn), (2) những cam kết khuyến khích đặc biệt để thúc đẩy bảo
vệ môi trường, quyền con người, quản trị tốt vv (nhóm GSP+), và (3) Quy chếEBA (phi vũ khí) dành cho các nước kém phát triển nhất
Việt Nam hiện được hưởng quy chế GSP Để được hưởng những ưu đãinày, doanh nghiệp cần chứng minh được sản phẩn có ‘xuất xứ’ từ một nước cụthể Đây là lý do tai sao Quy tắc xuất xứ của EU và các quy tắc chi tiết áp dụng
1 Dự án Năng lực Thương mại Việt Nam (TCV) (2015), Cẩm nang xuất khẩu Vietnam – EU
Trang 9cho từng trường hợp ưu đãi của EU lại quan trọng như vậy Những thỏa thuậnthương mại ưu đãi làm tăng đáng kể khả năng thâm nhập thị trường EU đối vớisản phẩm xuất khẩu và rất nhiều mặt hàng được miễn hoặc giảm thuế quan.
- Thuế quan sau khi ký kết EVFTA
Hiệp định đang trong quá trình rà soát và sẽ được ký kết trong năm 2016.Điểm đáng lưu ý là hiệp định này sẽ có hiệu lực ngay từ khi ký kết Việt Nam và
EU sẽ xóa bỏ hơn 99% dòng thuế theo lộ trình, đối với Việt Nam là 10 năm, còn
EU là 7 năm Với rất ít dòng thuế còn lại, hai bên cũng sẽ dành cho nhau hạnngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần
EU sẽ dỡ bỏ dần thuế quan cho sản phẩm nông sản Việt Nam theo lộtrình Ví dụ, mặt hàng cà phê chế biến của Việt Nam không thuộc diện nhữngnhóm nhạy cảm nên sẽ được hưởng mức thuế 0% sau 7 năm EU dành choViệt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát vàgạo thơm: 30.000 tấn/năm với gạo thơm; 25.000 tấn/năm với gạo xay xát; 30.000tấn/năm với gạo sữa Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàntoàn Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình Đối với sảnphẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm
Với mặt hàng mật ong, EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực
và không áp dụng hạn ngạch thuế quan Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củquả chế biến, nước hoa quả khác của Việt Nam về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuếquan ngay khi Hiệp định có hiệu lực
EU cũng đang áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho các mặthàng của Việt Nam Trong trường hợp các hàng hóa đã được hưởng GSP, khitham chiếu sang FTA sẽ không bỏ ưu đãi đó, nói cách khác là sẽ được hưởng lợitheo mức cao nhất
Hàng rào kỹ thuật phi thuế quan
Mặt hàng nông sản được coi là mặt hàng nhạy cảm Để bảo hộ cho nềnnông nghiệp trong nội khối, tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành biện pháp hữu hiệu Lấy
lý do về an toàn, sức khỏe, môi trường, chất lượng và các vấn đề xã hội, các quyđịnh và yêu cầu của EU ngày càng nhiều và phức tạp
Trong phạm vi đề tài, nhóm xin tập trung trình bày vào hai rào cản kỹ thuật TBT và SPS của EU áp dụng đối với mặt hàng nông sản.
Tất cả các nước thành viên của EU đều áp dụng một chính sách thương mạichung với các nước ngoài khối EU sử dụng một loạt các biện pháp có tính rào cảnthương mại nhằm hạn chế sản phẩm nông nghiệp từ ngoài khối nhập khẩu vào thị
Trang 10trường EU, và những rào cản kỹ thuật này cơ bản vẫn dựa trên Hiệp định TBT
của WTO:
Đối với hàng nông sản, khi nhập khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng được
hệ thống rào cản kỹ thuật được đặt ra tại thị trường EU Những rào cản kỹ thuậtchính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêudùng của EU, qua tìm hiểu, nhóm nhận thấy các nội dung TBT chủ yếu dược cụthể hóa ở 4 quy định và tiêu chuẩn sau của sản phẩm2:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng: hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là
yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường
EU Có thể coi ISO 9000 như một “ngôn ngữ” xác định chữ tín của doanh nghiệp
và khách hàng, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, là sự khẳng định cam kếtcung ứng sản phẩm có chất lượng tin cậy cũng như phương tiện thâm nhập” vàothị trường EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và tuân thủ Các doanhnghiệp cũng cần tìm hiểu về các quy định của Ủy ban EC số 1221/2008 ngày0512/2008, sửa đổi Quy định EC số 1580/2007 nhằm thực hiện các Quy định củaHội đồng EC số 2200/96, EC số 2201/96 và EC số 1182/2007 đối với rau quả,chẳng hạn như các tiêu chuẩn về tiếp thị; quy định này để đề cập đến kích cỡ, nhãnhiệu của sản phẩm
- Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh dịch tễ: EU đói hỏi các doanh nghiệp chế
biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặtchẽ Đặc biệt việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Point)trong các xí nghiệp chế biến hải sản là một yêu cầu không thể thiếu Ngoài ra, Ủyban EC còn đưa ra Chỉ thị ngày 23/02/1990 về các vật liệu và vật tiếp xúc trực tiếpvới thực phẩm, cập nhật đến thời điểm hiện tại Quy định này đề ra mức độ nhiễmtối đa cho phép của các thành phần trong vật liệu nhựa vào thực phẩm nhằm bảo
vệ sức khỏe và an toàn của con người
- Quy định kỹ thuật về nhãn mác, đóng gói và bao bì: các quy định, tiêu
chuẩn về nhãn mác, bao bì mà EU yêu cầu các nước xuất khẩu cần phải đạt được,
có thể kể đến như là Tiêu chuẩn thị trường chung CAP cho mọi loại sản phẩm tươi(Chất lượng – Bao bì – Nhãn mác) Nếu xét đủ 3 yếu tố đó, thì nông sản của cácquốc gia nhập khẩu sẽ được cấp chứng nhận CAP và được vào EU Bên cạnh đó,các doanh nghiệp cũng cần chú ý về Chỉ thị của Nghị viện Hội đồng châu Âu số94/62/EC ngày 20/12/1994 về đóng gói và rác thải bao gói, quy định các quốc giathành viên EU phải áp dụng vào việc hạn chế sử dụng kim loại nặng và đảm bảo
2 MUTRAP (7/2009), Báo cáo 2: Vượt qua các rào cản TBT để thúc đẩy xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
Trang 11bao gói được đánh dấu và nhận đạng để tạo thuận lợi cho việc thu gom rác thảibao gói.
- Quy định kỹ thuật về môi trường: Khi nhắc đến các tiêu chuẩn, quy định
kỹ thuật về môi trường, các doanh nghiệp cần chú ý đến các Chỉ thị của Hội đồngChâu Âu ngày 21/12/1978: cấm đưa ra thị trường cũng như cấm sử dụng các sảnphẩm nhằm bảo vệ cây trồng có chứa các chất hoạt tính theo danh mục sửa đổi tạithời điểm ban hành Chỉ thị Chỉ thị này nhằm đảm bảo các sản phẩm bảo vệ câytrồng sử dụng tại EU chỉ chứa các chất hoạt tính được phép Mặc dù chỉ áp dụngtrực tiếp đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm bảo vệ cây trồng,Chỉ thị này vẫn tác động gián tiếp tới các nhà xuất khẩu thực phẩm vì các kháchhàng EU có khả năng sẽ đặt ra yêu cầu các cây trồng và sản phẩm thực vật mà họmua để cung ứng cho thị trường EU phải được bảo vệ bởi những loại sản phẩmbảo vệ cây trồng được phép sử dụng theo Chỉ thị này
Ngoài ra, còn có Chỉ thị 98/8/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày16/02/1998 về việc đưa ra thị trường các sản phẩm trừ sinh vật có hại, cũng đề ranhững giới hạn sử dụng các chất diệt sinh vật có hại (các chất diệt sinh vật khôngphải sử dụng cho nông nghiệp) để làm sạch các thiết bị sản xuất thực phẩm Đặcbiệt đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường EU, các doanh nghiệp cũng cầntìm hiểu về Giấy chứng nhận toàn cầu về Thực hành nông nghiệp tốt GAP (hayEUREP GAP), bởi gần đây, việc cần có giấy chứng nhận này cho các sản phẩmnông nghiệp đang được áp dụng rộng rãi, gần như mặc định phải có khi các doanhnghiệp xuất khẩu nông sản tiếp cận thị trường EU
Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS): Có rất nhiều
các yêu cầu kiểm dịch động vật và thực vật (ở mức ít hơn) áp dụng với các sảnphẩm nhập khẩu vào thị trường EU, bao gồm:
- Các yêu cầu an toàn thực phẩm
Các yêu cầu cơ bản về vệ sinh thực phẩm (Quy định (EC) 852/2004) baogồm yêu cầu về sản xuất cơ bản (primary production), các yêu cầu kỹthuật, tiêu chuẩn HACCP về xử lý và chế biến thực phẩm, đăng ký/cấpphép cho các cơ sở sản xuất thực phẩm và các hướng dẫn quốc gia về thựchành tốt; Quy định (EC) 852/2004 nêu chi tiết các yêu cầu dựa trên tiêuchuẩn HACCP nhưng không bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn HACCP đối vớisản xuất cơ bản; tuy nhiên, tiêu chuẩn HACCP bắt buộc áp dụng cho các
cơ sở đóng gói trong trường hợp sơ chế và chế biến rau quả và các sảnphẩm đóng gói trước tại nước xuất khẩu
Trang 12 Các yêu cầu khác về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm động thựcvật (Quy định (EC) 853/2004)
Tổ chức quản lý đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật dành cho tiêudùng (Quy định (EC) 854/2004)
Các nguyên tắc chung và yêu cầu của luật thực phẩm, thiết lập Cơ quan
An toàn thực phẩm châu Âu và đặt ra các thủ tục liên quan đến an toànthực phẩm (Quy định (EC) 178/2002)
Các yêu cầu chứng nhận đối với thủy sản, động vật thân mềm có vỏ tươisống, động vật không xương sống da gai, động vật túi nang và động vậtthuộc lớp chân bụng ở biển dùng làm thực phẩm cho người được nhậpkhẩu (Quy định (EC) 1250/2008)
Các biện pháp kiểm soát để đảm bảo tuân thủ luật thực phẩm và thức ănchăn nuôi (Quy định (EC) 882/2004); Theo Quy định (EC) 882/2004, cácnước đang phát triển xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm sang EU phảicung cấp thông tin về cách thức tổ chức và quản lý chung hệ thống kiểmtra thực phẩm quốc gia, bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu củapháp luật Cộng đồng châu Âu
Các yêu cầu về chất phụ gia thực phẩm (Chỉ thị 89/107/EEC và 95/2/EC)
Các yêu cầu về nhãn hàng hóa (Chỉ thị 2000/13/EC)
Các yêu cầu về sức khỏe động vật đối với thực phẩm có nguồn gốc độngvật nhập khẩu từ nước thứ ba (Chỉ thị 2002/99/EC) liên quan đến sản xuất,chế biến, phân phối và giới thiệu cho người tiêu dùng
Các chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất dùng trong nuôi trồng thủysản (Chỉ thị 96/22/EEC và Chỉ thị 96/23/EEC)
Các mức dư lượng tối đa cho phép (Quy định 396/2005/EC; Quy định2377/90/EC; Quy định 2073/2005, sửa đổi bởi Quy định 1022/2008/EC;Chỉ thị 96/22/EEC và Chỉ thị 97/98/EEC)
Tiêu chuẩn vi sinh vật (EC 2073/2005)
- Các yêu cầu về kiểm dịch thực vật
Chỉ thị 2000/29/EC quy định các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn sự lâylan của các sinh vật có hại đối với thực vật hay sản phẩm từ thực vật trong khu vực
EU Chỉ thị liệt kê tất cả các loại sinh vật có hại, thực vật và sản phẩm từ thực vậtcấm nhập khẩu vào EU và quy định các biện pháp hạn chế nhập khẩu một số thựcvật và sản phẩm từ thực vật cụ thể vào EU Một số loại rau quả như mãng cầu,xoài, lạc tiên và ổi phải có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm kèm theo và phảiqua kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào EU Không bắt buộc phải phân tích rủi
Trang 13ro kiểm dịch thực vật để được nhập khẩu rau quả vào EU; các biện pháp hạn chếchỉ áp dụng khi phát hiện ra vấn đề.
1.2 Từ phía Việt Nam
1.2.1 Cơ chế chính sách của Việt Nam
Các chính sách tài chính- tín dụng hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản
Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của chính phủ và quyết định số908/QĐ-TT ngày 26/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằmđẩy mạnh tiêu thụ nông sản và nâng cao thu nhập cho nông dân trong đó nổi bật là miễngiảm thuế nông nghiệp, đầu tư cho công tác giống, giãn nợ và khoanh nợ cho các hộnghèo, thực hiện thưởng theo kim ngạch cho một số nông sản xuất khẩu chủ lực Bêncạnh đó, Chính phủ còn đưa ra các ưu đãi về tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu nôngsản sang thị trường EU, thành lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu để tránh những tác độngtiêu cực do sự biến động của thị trường hàng hóa thế giới, đồng thời cung ứng các loạinghiệp vụ xuất khẩu
Tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp được hỗ trợ tài chính còn rất hạn chế donhững quy định, điều kiện còn khá ngặt nghèo Hơn nữa hệ thống hành chính của ViệtNam còn khá quan liêu gây cản trở việc xin và nhận cấp vốn của doanh nghiệp
Giải pháp về công tác tiếp thị, thâm nhập thị trường
- Chính phủ và các Bộ đã thành công trong việc đưa Việt Nam chính thức gia nhậpWTO năm 2007 Điều này giúp nước ta có nhiều lợi ích trong việc vượt qua các rào cản
kỹ thuật đối với hàng nông sản trên thị trường EU do:
Thứ nhất, cả Việt Nam và EU đều phải thực hiện Hiệp định TBT theo nhữngnguyên tắc chung của WTO, điều này sẽ giúp hạn chế những tiêu chuẩn kỹ thuật vô lý,mang tính phân biệt đối xử và bảo hộ cao
Thứ hai, khi là thành viên WTO, Việt Nam được hưởng chế độ giải quyết kiệncáo, tranh chấp bình đẳng hơn với EU và các quốc gia thành viên khác
- Chính phủ và các bộ liên quan đã đàm phán thành công Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam EU (2015) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) làmột FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệpđịnh Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng vàmức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay
Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam – EU với các hoạtđộng nhằm hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Trang 14Việt Nam: Thành lập các dự án EU – VN MUTRAP III hỗ trợ mọi mặtcho các doanh nghiệp xuát khẩu nông sản sang EU.
Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh tuyên truyền,giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của ngành nông nghiệp Trung tâm xúc tiếnthương mại nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch tổ chức, tham dự một sốhội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia các chương trình:
Đối với chương trình hội chợ triễn lãm được tổ chức trong nước, các doanhnghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng
Đối với chương trình hội chợ triễn lãm được tổ chức ở nước ngoài, cácdoanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng, tuyên truyền,quảng cáo
Đối với chương trình khảo sát thị trường, các doanh nghiệp tham gia sẽđược hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay
Các biện pháp trên đã đánh dấu nỗ lực của chính phủ góp phần giúp cácdoanh nghiệp trong nước có thể dễ dàng tiếp cận thị trường khó tính như EU.Ngoài ra còn giúp cho các doanh nghiệp có được thêm các lợi thế trong quá trìnhđàm phán xâm nhập và ký kết hợp đồng
Hoàn thiện hệ thống pháp lý
Chính phủ và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật cũng như cảicách hệ thống pháp luật để tạo điều kiện pháp lý cho doanh nghiệp xuất khẩu nôngsản hoạt động
Quyết định số 444/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án triển khai thực hiệnHiệp định TBT tại Việt Nam
Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế
tổ chức và hoạt động mạng lưới TBT Việt Nam
Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa
Luật đo lường: số 04/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011
Ngoài ra, quyết định số 80/QĐ-TTg về việc “ Tiêu thụ hàng hóa nông sảnqua hợp đồng” ra đời ngày 24/06/2002 đã giúp cho mối quan hệ giữa nhà nông vớidoanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu đạt được những thuận lợi nhất định Biệnpháp này góp phần thúc đẩy xuất khẩu do doanh nghiệp có thể yên tâm có nguồncung cấp nông sản ổn định để xuất khẩu, còn người nông dân không phải lo lắngđến yếu tố đầu ra của sản phẩm mình sản xuất ra Bên cạnh đó còn khắc phụcđược tình trạng các doanh nghiệp phải đi mua gom hàng từ phía hộ nông dân khi
Trang 15đến thời gian xuất khẩu khiến cho khối lượng mua vào rất bấp bênh, giá cả không
ổn định hơn nữa không đảm bảo nguồn gốc xuất sứ của nông sản theo quy địnhcủa EU
Tuy nhiên, việc thực hiện “ Tiêu thụ hàng hóa nông sản qua hợp đồng”đang phát sinh một số hạn chế và trở ngại, khiến mục tiêu đề ra chưa thực hiệnđược Những hạn chế này liên quan đến việc các bên chưa tôn trọng hợp đồng haychưa quy định rõ trách nhiệm của các bên
Tăng cường quản lý công tác quản lý chất lượng
Áp dụng nghiêm ngặt chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đốivới hàng xuất khẩu Nhà nước xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa - dịch
vụ xuất khẩu mang tính quốc tế ( tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao ) trong
đó có hướng dẫn cụ thể cho từng thị trường, có chính sách thưởng, phạt nghiêmminh đối với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định về chất lượng, ápdụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với các doanh nghiệp
Cụ thể, tiêu chuẩn Nhà nước về yêu cầu kỹ thuật đối với gạo xuất khẩu làTCVN 5644-1999 Theo đó, các tiêu chuẩn đánh giá màu sắc, mùi vị là phải đặctrưng cho từng giống, loại gạo đó, không biến màu, không bị hư hỏng và không cómùi vị lạ
Đối với cà phê xuất khẩu, Nhà nước đã có tiêu chuẩn cấp Nhà nước cho càphê hiện nay là TCVN 4193-2005 phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
Yêu cầu kỹ thuật đối với chè là TCVN 1454-1993 Tiêu chuẩn này áp dụngcho chè đen rời được sản xuất từ chè tươi theo phương pháp truyền thống OTDhoặc CTC qua các công đoạn: héo, vò, lên men, sấy khô và phân loại
Trên hết, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thìViệt Nam đang có 325 tiêu chuẩn về chất lượng nông sản Song chỉ có 100 tiêuchuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành (đạt khoảng 30,8%) hài hòa với các tiêuchuẩn quốc tế Thậm chí, Cục chế biến Nông Sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn) thừa nhận chưa có tiêu chuẩn hiện hành nào xây dựng cholĩnh vực ngành nghề nông thôn Việt Nam hiện còn thiếu rất nhiều các tiêu chuẩn
và phương pháp thử, xác định các yếu tố chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn chếbiến nông lâm sản…
Đầu tư công tác nghiên cứu các giống cây trồng hiệu quả
Về cây trồng, chúng ta đã công nhận 69 giống lúa, 31 giống ngô, 4 giốngcây có củ, 12 giống đậu tương, 8 giống lạc, 2 giống đậu xanh, 1 giống vừng, 8giống ca cao,… có phẩm chất tốt, cho năng suất cao hơn giống cũ 7-10%
Trang 16Về vật nuôi, chúng ta đã nghiên cứu lai tạo và khảo nghiệm thành công cáccặp lợn lai có tỷ lệ nạc 56-60% Chọn lọc được 224 con bò cái F2 và 7/8 máungoại, đạt sản lượng hơn 4000kg sữa/ chu kỳ, trong đó 925 con đủ tiêu chuẩn đưavào đàn hạt nhân Phát triển được đàn bò lai hướng thịt với các giống Charolais,Red Bradman…
Nhìn chung, chúng ta đã xây dựng được cơ sở vật chất tương đối đồng bộ,với nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu cho những công trình nghiên cứuđòi hỏi công nghệ cao Tuy nhiên, trong thực hiện chương trình cũng còn một sốhạn chế đó là: Các nội dung nghiên cứu chọn tạo giống còn phân tán, thiếu liênkết, còn ít nội dung nghiên cứu phục vụ cho các vùng sinh thái khó khăn như miềnnúi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên Bên cạnh đó, chất lượng một số giốngchọn chưa thực sự cao, có giống chưa sản xuất, tiếp nhận, thiếu bền vững khi cạnhtranh với các giống nhập khẩu Việc nhập một số giống cây trồng không đem lạihiệu quả, do không thích nghi với điều kiện sinh thái gây thiệt hiện hại cho sảnxuất Trình độ nghiên cứu cơ bản chưa cao, chuyển giao nghiên cứu chọn tạogiống vào sản xuất thiếu sự gắn kết giữa các đơn vị nghiên cứu Do đó làm giảmhiểu quả của chủ trương đã đề ra ban đầu
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chính phủ đáng và sẽ tiếp rúc triển khai thực hiện Chương trình dạy nghềnông nghiệp cho lao động nông thôn và chương trình đào tạo nghề cho nông dânchuyển sang phi nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa Mục tiêu củachương trình: từ 2009 đến 2020 mỗi năm đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng
300000 lao động nông thôn Phấn đấu tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt25% năm 2016 và 50% vào 2020
Tổng kinh phí cho Chương trình giai đoạn 2009-2020 là 7018 tỷ đồng, riêng
5 năm 2011-2015 là 2977 tỷ đồng
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp Việt Nam
Quy mô doanh nghiệp
Các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh nông sản của Việt Nam thường là nhỏ
và rất nhỏ theo tiêu chí phân loại của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP Do có quy mô nhỏnên các doanh nghiệp này thường sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, chế biến ra cácsản phẩm đơn giản, đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, nhưng lại rất hạn chế trong việc đầu
tư thay thế thiết bị và đổi mới công nghệ Điều đáng nói là đa phần các doanh nghiệpchế biến nông sản trong nước hạn chế cả về năng lực công nghệ, sản phẩm lẫn về trách
Trang 17nhiệm xã hội và môi trường - Điều rất được coi trọng trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, nhất là xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước phát triển như châu Âu.
Quy mô xuất khẩu
Do điều kiện tương đồng về văn hóa, gần về địa lý nên trên 70% khối lượng hànghóa nông sản của ta được xuất khẩu sang các nước châu Á, còn với các thị trường khácnhư châu Phi, Mỹ, Úc chiếm tỉ trọng tương đối thấp Đối với thị trường EU, mặc dùnhu cầu của thị trường khá lớn nhưng mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chưa pháttriển được
Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu
Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là từ khi thực hiện Đề án tái
cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được phêduyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 đã cónhững bước chuyển biến đáng ghi nhận Nhiều loại nông sản có sản lượng và giá trị kimngạch xuất khẩu cao và giữ những vị thế hàng đầu trên thị trường thế giới như điều, hồtiêu đứng thứ nhất; gạo, cà phê đứng thứ hai; gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6;…
- Sản xuất lúa: Trong năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa khoảng 7,9 triệu ha,
năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, sản lượng đạt 45,0 triệu tấn Đồng bằng sông CửuLong sản xuất ra 50% sản lượng và 90% lượng lúa hàng hóa Hàng năm cả nước xuấtkhẩu 6,0- 8,0 triệu tấn gạo Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 6,38 triệu tấn gạo, thu gần2,955 tỷ USD
- Sản xuất ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 1,21 triệu ha, sản lượng ngô
bình quân 5,2 triệu tấn, tăng 4,8% so năm 2013 Có 2 vùng trồng ngô chính là Tây Bắc(Sơn La) và Nam Bộ Nhìn chung, sản lượng ngô chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùngtrong nước, nhất là trong chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến một số sản phẩm có giátrị gia tăng khác Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng ngô khá lớn
- Sản xuất sắn: Diện tích trồng sắn khoảng 560 nghìn ha, với tổng sản lượng đạt
9,4-10,4 triệu tấn Chỉ có 30% sản lượng sắn thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trongnước như làm lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làmnguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp, v.v , 70% còn lại được xuất khẩudưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu 3,39 triệu tấn sắn
và các sản phẩm từ sắn Trong đó, xuất khẩu sắn đạt 1,626 triệu tấn, với kim ngạch397,8 triệu USD
- Sản xuất đậu tương: Hiện có 25/63 tỉnh trong cả nước trồng đậu tương, chủ yếu ở
phía Bắc (65% diện tích) Sản lượng khoảng 300 ngàn tấn/năm Cũng như ngô, nhìnchung sản lượng đậu tương chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhất là làmthức ăn chăn nuôi
Trang 18- Sản xuất khoai lang: Hiện tại khoai lang được trồng chủ yếu ở một số địa phương
như Tây Nguyên (Lâm Đồng), Nam bộ (Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, ) để xuấtkhẩu Sản lượng năm 2014 khoảng trên 2,2 triệu tấn
- Sản xuất cà phê: Diện tích gần 600 ngàn ha, sản lượng 1,36 triệu tấn Cơ cấu: cà
phê vối 93%, chè 6% còn lại là cà phê mít, cà phê Moca,… Hiện tại phần lớn diện tích
cà phê vối đã già cỗi, cần phải tái canh nên sản lượng có những biến động trong thờigian tới
- Sản xuất chè: Diện tích hơn 135 ngàn ha, sản lượng 984 ngàn tấn búp tươi Có
nhiều giống chè mới như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Vân Du,… Chè đượctrồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng Lượng chè xuất khẩu năm
2014 đạt 132,7 ngàn tấn
- Sản xuất điều: Diện tích gần 305 ngàn ha, sản lượng 279-280 ngàn tấn/năm, chỉ
đáp ứng được 30-50% nhu cầu chế biến và xuất khẩu Hàng năm Việt Nam xuất khẩukhoảng gần 300 ngàn tấn sản phẩm điều
- Sản xuất hồ tiêu: Diện tích gần 60 ngàn ha, sản lượng gần 120 ngàn tấn/năm Năm
2013 đã xuất khẩu 132,64 ngàn tấn hồ tiêu
- Sản xuất mía: Diện tích khoảng trên 300 ngàn ha Sản lượng 19 triệu tấn mía
cây/năm 3 - Sản xuất ca cao: Ca cao được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Tây Nam
bộ Diện tích: 22.100 ha, tập trung ở Bến Tre (7.342 ha), Bà Rịa-Vũng Tàu (2.787 ha),Tiền Giang (2.587 ha), DăkLăk (2.554 ha), Bình Phước (1.310 ha), Vĩnh Long (1.244ha)
- Sản xuất rau, quả: Diện tích rau hơn 830 ngàn ha, tập trung ở Đồng bằng sông Cửu
Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ Với điều kiện thuận lợiViệt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau các loại, trong đó có gần 30 loại rau chủlực, chiếm tới 80% diện tích và sản lượng Những chủng loại rau chính gồm cà chua, ớt,dưa chuột, mướp đắng, đậu Hà Lan, đậu đũa, cải các loại và hành tỏi Sản lượng khoảng14,8 triệu tấn/năm Diện tích cây ăn quả là hơn 800 ngàn ha, chủ yếu ở khu vực phíaNam Sản lượng đạt khoảng 8,0 triệu tấn/năm Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lựa chọn
12 cây ăn quả chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn,chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt
2 Thực trạng về sự ảnh hưởng của rào cản TBT và SPS tại thị trường EU tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam
2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 19Từ 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 củaWTO và đã có được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong xuất khẩu với việc mở rộng thịtrường ra toàn cầu Thị trường EU là một bạn hàng quan trọng của Việt Nam Cuốinăm 2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán, lên kế hoạch ký kết hiệpđịnh trong năm 2016 và dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2018
Xét về nông sản, tỷ trọng của các mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang EU không ngừng tăng, đặc biệt là trong những năm gầnđây Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng xuất khẩu, mặt hàng nông sản Việt Nam cũngphải đối mặt với các rào cản phi thuế quan, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật đangngày một nhiều và phức tạp Dưới đây là những thông tin cụ thể về tình hình xuấtkhẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EUtrước việc các rào cản kỹ thuật đang được áp dụng ngày một nghiêm ngặt tại thịtrường này
2.1.1 Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản của Việt Nam xuất sang thị trường EUphải kể đến lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè, rau quả tươi,… Với khối lượngxuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, các mặt hàng nông sản chủ lựcnày góp phần tạo nên sự tăng trưởng trong xuất khẩu cho nông sản Việt Nam sang
EU
Năm 2015 trị giá xuất khẩu nông sản đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng 29% sovới năm 2011 Riêng 7 tháng đầu năm 2016 mức xuất khẩu nông sản của ViệtNam sang EU đã đạt tới 3,2 tỷ USD, tăng lên một cách đáng kể so với các nămtrước Đây là dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu nông sản Việt Nam khi hiệp định tự
do Thương mại EVFTA được kí kết vào cuối năm 2015 đã có tác động tích cực,thúc đẩy cho xuất khẩu hàng hóa sang EU đặc biệt là xuất khẩu nông sản
(Riêng năm 2016 tính đến tháng 7/2016)
Từ năm 2011 đến hiện nay, trị giá xuất khẩu nông sản sang EU luôn ổnđịnh và ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ công Tuy năm 2013, có sụtgiảm về khối lượng và giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU nhưng sau đó
Trang 20đã tăng trở lại nguyên nhân sụt giảm là do năm 2013 bị ảnh hưởng lớn của thờitiết nắng hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địaphương phía Nam làm hàng trăm nghìn ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp bịngập úng, dẫn đến năng suất nhiều loại cây trồng giảm so với năm trước Ngoài ra nhiều lô hàng xuất khẩu nông sản năm đó cũng bị trả về, ảnh hưởng lớn tới uy tíncủa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU đang có lợi thế hơn cácmặt hàng cũng loại của Trung Quốc và ASEAN sang thị trường này do các nướcnày đã bị loại khỏi danh sách chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS) hoặchạn chế khối lượng nhập khẩu (Trung Quốc) Vì vậy Việt Nam cần vận dụng triệt
để lợi thế này để tăng trị giá cũng như sản lượng xuất khẩu nông sản sang EU
Cà phê là mặt hàng nông sản đang được khai thác tốt và có thị phần tươngđối lớn ở khu vực này: tại Bỉ chiếm 10.1% thị trường nhập khẩu, tại Pháp chiếm54,9%, Anh chiếm 63,7% Có những mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềmnăng xuất khẩu của nước ta như sản phẩm chè năm 2015 mới chiếm 2.3 % thịphần nhập khẩu của EU, rau quả chiến thị phần không đáng kể
- Cà phê
Đối với mặt hàng cà phê, EU là thị trường truyền thống và lớn nhất của càphê Việt Nam với gần 40% thị phần và trị giá 800 ngàn USD/năm, chủ yếu lànhập khẩu cà phê nhân Trong đó, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và Anh là cácnước trong EU nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam với thị phần lần lượt là 11,77%;5,83%; 5,79%; 3,63%; 2,25% Hiện tại, Việt Nam đã có 20 doanh nghiệp thươngmại cà phê đúng nghĩa và 8 nhà rang xay chiếm 80% lượng xuất khẩu của ViệtNam
Trong giai đoạn 2011 đến đầu năm 2016, xuất khẩu cà phê vào những thị trườnglớn thuộc EU luôn tăng cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Năm 2011, xuất khẩucafé đạt 412,6 nghìn tấn; trị giá xuất khẩu đạt 1,03 tỷ USD Đến 2015, sản lượng caféxuất khẩu tăng 45% so với năm 2011 đạt khoảng 599 nghìn tấn; trị giá xuất khẩu cũngtăng khoảng 12,3% so với năm 2011 đạt ước tính 1,16 tỷ USD Chỉ tính riêng 7 thángđầu năm 2016, sản lượng và trị giá xuất khẩu đã tăng một cách vượt bậc so với các nămtrước Cụ thể, sản lượng đã đạt khoảng 870 nghìn tấn với trị giá lên tới 1,62 tỷ USD