1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích khái niệm, đặc điểm của tổ chức xã hội nghề nghiệp và nêu vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quản lý hành chính nhà nước

13 662 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 33,95 KB

Nội dung

Khái niệm tổ chức xã hội nghề nghiệp Tổ chức xã hội nghề nghiệp là một trong năm tổ chức xã hội ở nước ta, là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đíc

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng các cơ quan, tổ chức không hoạt động riêng rẽ, đơn lẻ mà phải có sự phối kết hợp với nhau để đạt hiệu quả công việc cao nhất Không có cơ quan tổ chức nào tồn tại và hoạt động mà không có mối liên hệ với các cơ quan tổ chức khác Hoạt động quản

lý nhà nước là một hoạt động phức tạp nên sớm đặt ra yêu cầu thành lập các tổ chức giúp đỡ Trong đó không thể không thể không kể đến vai trò to lớn của các tổ chức xã hội Và trong tổ chức xã hội ở nước ta thì các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ngày càng có

xu hướng đông đảo và giữ vị trí đóng góp cho tổ chức xã hội cũng như hoạt động quản

lý nhà nước cụ thể hơn Vì những lý do đó, chúng em xin chọn đề số 5: “ Phân tích khái niệm, đặc điểm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nêu vai trò của các tổ chức

xã hội - nghề nghiệp trong quản lý hành chính nhà nước.”

Trang 2

NỘI DUNG

I Khái niệm tổ chức xã hội nghề nghiệp

Tổ chức xã hội nghề nghiệp là một trong năm tổ chức xã hội ở nước ta, là hình thức

tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập hợp những người có cùng nghề nghiệp, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi nhuận mà nhằm đáp ứng lợi ích chính đáng của các thành viên là hỗ trợ họ trong hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ từ đó góp phần tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước

Tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được hình thành theo quy định của nhà nước Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là

tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức

Thứ nhất , tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng

kiến thành lập được hình thành theo quy định của nhà nước Tức là bao gồm những tổ chức do nhà nước đề xuất thành lập, các tổ chức này hỗ trợ nhà nước giải quyết các vấn

đề nhất định như là :

Đối với Hiệp hội trọng tài ( bao gồm trọng tài thương mại và trọng tài viên ) trong

đó, trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp trong thương mại và các tranh chấp khác

do pháp luật quy định; trọng tài viên đứng ra giải quyết các tranh chấp và cung cấp nội dung các vụ tranh chấp mà mình giải quyết cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Đối với Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư : Luật sư tham gia tố tụng, đại diện cho khác hàng ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật…

Trang 3

Thứ hai, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính tự quản,

tức là được thành lập theo dấu hiệu riêng của nghề nghiệp như: Hội đông y, Hội châm cứu… Huy động rộng rãi những người có cùng nghề nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu

đa dạng của các tầng lớp nhân dân như học tập, nâng cao trình độ các mặt, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch… cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan nhưng mang tính chất chủ động, tự quản, không có

sự quản lí của nhà nước, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp có quy mô rất khác nhau: có tổ chức hình thành hệ thống trong cả nước, ở các địa phương,…Các tổ chức xã hội nghề nghiệp phát triển và hoạt động có kết quả là sự phản ánh mức độ tiến bộ về dân trí và dân chủ trong xã hội Nhà nước có trách nhiệm quản lí, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp ra đời và hoạt động đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Và đồng thời các tổ chức xã hội nghề nghiệp, đặc biệt là các tổ chức được thành lập theo sang kiến của nhà nước cũng có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ nhà nước giải quyết các vấn đề nhất định liên quan đến lĩnh vực của tổ chức đó

Trang 4

II Đặc điểm của các tổ chức xã hội nghề nghiệp

1 Đặc điểm chung

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp là một loại tổ chức xã hội vì thế các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng mang đặc điểm chung của các tổ chức xã hội, từ những đặc điểm này

ta có thể phân biệt tổ chức xã hội nghề nghiệp với các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh

tế Các đặc điểm đó bao gồm:

- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích…

+ Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc mỗi người được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nghề nghiệp nào đó Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà các

tổ chức đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức đó Ví dụ: để tham gia vào đoàn luật sư của một tỉnh là hoàn toàn do tự nguyện của mỗi người, nhưng để trở thành thành viên của đoàn luật sư đó thì phải đáp ứng một số yêu cầu như: là công dân Việt Nam, có trình độ đại học luật, tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư,…

+ Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của

tổ chức hoàn toàn do các tổ chức xã hội nghề nghệp và những thành viên của tổ chức đó quyết định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước

để chi phối hoạt động đó

- Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhân danh tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức này mới hoạt động nhân danh nhà nước Quyết định của tổ chức chỉ có hiệu lực với các thành viên của tổ chức mình, không có hiệu lực với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số trường hợp do quy định của pháp luật

Trang 5

- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng

- Các tổ chức xã hội nghề nghiệp có thể là chủ thể của nhà nước nhưng không phải

là chủ thể mặc nhiên

-Các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận

mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên Mà cụ thể trong tổ chức

xã hội nghề nghiệp là quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên về hoạt động nghề nghiệp của mình

2 Đặc điểm riêng

Bên cạnh những đặc điểm chung mà tổ chức xã hội nào cũng có thì các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng có những đặc điểm riêng, là cơ sở để phân biệt tổ chức xã hội -nghề nghiệp với các loại tổ chức xã hội khác Các đặc điểm đó là:

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở cùng chung nghề nghiệp giữa các thành viên trong tổ chức Ví dụ: như hội luật sự bao gồm những người làm nghề luật sư, hội nhà văn là tổ chức có cùng chung nghề nghiệp là nhà văn,

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp là tổ chức do nhà nước sáng kiến thành lập, được hình thành theo quy định của Nhà nước Muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ điều kiện do Nhà nước quy định Hoạt động nghề nghiệp dưới sự quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khác với các tổ chức xã hội khác, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có vai trò quan trọng, hỗ trợ và phối hợp cùng cơ quan nhà nước giải quyết một số công việc xã hội vì thế các tổ chức này được nhà nước sáng kiến thành lập Đồng thời các điều kiện mà nhà nước đưa ra để trở thành thành viên của một tổ chức xã hội – nghề nghiệp rất cụ thể Ví dụ, để trở thành trọng tài viên thuộc trung tâm trọng tài quốc tế cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau: Có năng lực hành

vi dân sự đầy đủ; Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan;Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên Còn các hội nghề

Trang 6

nghiệp thì các thành viên là các cá nhân có cùng ngành nghề hoặc yêu thích ngành nghề

đó tự nguyện tham gia mà không yêu cầu đặc trưng như nhóm một

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề

xã hội

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được đề cao bởi nó không chỉ là tập hợp các cá nhân

để giúp đỡ giữa các thành viên của tổ chức mà hoạt động nghề nghiệp còn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều các nhân, tổ chức khác, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức

Ví dụ: Liên đoàn luật sư hoạt động tham gia tố tụng, đại diện cho các tổ chức xã hội khác giải quyết các vụ việc liên quan đến lợi ích chính đáng của các tổ chức đó Hay tham gia tư vấn pháp luật Hoặc có nhiều trường hợp tham gia giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đòi lại được công lí đúng đắn từ đó góp phần nâng cao uy tín của tổ chức cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của các ca nhân tổ chức khác

III Phân loại các tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Đoàn Luật sư và các tổ chức kinh tế tự nguyện

1 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam:

Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội – nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc mua bán trái phiếu, cổ phiếu, việc thành lập, giải thể công ty

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp bao gồm các thành viên thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động theo điều lệ của tổ chức được Chính phủ phê duyệt, được quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với phía nước ngoài bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, các tranh chấp trong giao giao thông vận tải quốc tế như

Trang 7

thuê tàu, vận tải hàng hóa quốc tế, cứu hộ tàu biển, với một bên hay các bên đương sự

là người nước ngoài hoặc tổ chức kinh doanh nước ngoài

2 Đoàn Luật sư:

Đoàn Luật sư là hội nghề nghiệp của các luật sư được thành lập nhằm mục đích tập hợp, hướng dẫn, giám sát và bênh vực quyền lợi các luật sư, duy trì uy tín nghề nghiệp

và nâng cao hiệu quả hành nghề của các luật sư thành viên Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động bằng kinh phí do các luật sư đóng góp hoặc bằng kinh phí hợp pháp khác

Trang 8

3 Các tổ chức kinh tế tự nguyện (theo tính chất sản xuất):

Trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp này, thành viên là những cá nhân tổ chức có cùng ngành nghề, yêu thích nghề đó, tự nguyện tham gia nhằm thu hút người lao động vào các nhiệm vụ sản xuất Các hội nghề nghiệp không có những đặc trưng riêng của tổ chức xã hội – nghề nghiệp đặc thù Hoạt động nghề nghiệp của các hội nghề nghiệp không xác lập riêng biệt chỉ đối với thành viên tổ chức, không có chức danh nghề nghiệp riêng Việc thành lập, đăng kí hoạt động của hội nghề nghiệp được tiến hành theo quy định chung về quản lí hội Ví dụ: hội kiến trúc sư Việt Nam, hội nhà thầu xây dựng Việt Nam…

IV Vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong quản lý hành chính nhà nước:

Vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong quản lý hành chính nhà nước do nhà nước quy định bằng cách đặt ra các quyền và nghĩa vụ cho các tổ chức đó Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội nghề nghiệp được quy định trong nhiều văn bản luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật Luật sư, Pháp lệnh trọng tài thương mại,…Các quyền và nghĩa vụ này xác định địa vị pháp lí cũng như năng lực chủ thể để các tổ chức này khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội

1 Vai trò trong phối hợp quản lý hành chính nhà nước

Nhóm quyền, nghĩa vụ này được lồng ghép trong các quyền, nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, theo đó các tổ chức xã hội nghề nghiệp có các quyền như: quyền tham gia xây dựng chính sách pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động và các chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ các thành viên trong tổ chức; quyền phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật;… Các tổ chức này là đại diện cho các hội viên tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của của các hội viên

Trang 9

Nhà nước tạo điều kiện để các tổ chức này tham gia các phiên họp có nội dung liên quan đến hoạt động của tổ chức, phát biểu ý kiến qua đó bảo vệ lợi ích hợp pháp của các thành viên Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ các tổ chức trong hoạt động nghề nghiệp, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức này hoạt động ổn định

VD: Hàng năm Đoàn luật sư chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư thành viên đồng thời thông báo, trao đổi với Sở Tư pháp kế hoạch, nội dung bồi dưỡng để Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất với UBND thành phố Hà Nội các biện pháp hỗ trợ tài chính để thúc đẩy phát triển nghề luật

sư trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hay Bộ Tư pháp phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam trong việc quản lý nhà nước

về trọng tài (Khoản 3, Điều 6, Pháp lệnh Số: 08/2003/PL-UBTVQH11)

Trang 10

2 Vai trò trong hoạt động xây dựng pháp luật

Theo khoản 9 Điều 23 Nghị định Số: 45/2010/NĐ-CP: Quyền của hội bao gồm:

“ Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động Được

tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.” Như vậy các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có vai trò trong việc đóng góp ý kiến cho các dự thảo pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các văn bản chung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ chức Mục đích là để chỉ ra những khiếm khuyết trong các dự án này; thay mặt những thành viên trong tổ chức xã hội phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng để nhà nước xem xét khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật Ý nghĩa: đảm bảo mở rộng dân chủ, giảm bớt những sai lầm, thiếu xót trong hoạt động ban hành pháp luật; tăng cường tính khả thi của pháp luật; góp phần làm cho pháp luật được thực hiện tốt hơn trong thực tế

VD: Về việc đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Hình sự, Thường trực liên đoàn luật sư Việt Nam đề nghị Ban chủ nhiệm các Đoàn Luật sư tổ chức lấy ý kiến của các luật sư thành viên đối với dự thảo Bộ luật Hình sự

3 Vai trò trong lĩnh vực thực hiện pháp luật

Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi có liên quan đến mình; quyền thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của họ và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý

VD: Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố Khi có đề nghị của Sở Tư pháp về kiểm tra hoạt

Trang 11

động của các tổ chức hành nghề luật sư thì Đoàn luật sư phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện việc kiểm tra

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp còn có vai trò tham gia giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đối với thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung thông qua các phong trào quần chúng, sinh hoạt tập thể

Ví dụ: Đoàn luật sư tổ chức các tọa đàm, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư, bồi dưỡng kĩ năng hành nghề Thông qua đó, các Luật sư không chỉ có cơ hội bổ sung kiến thức chuyên môn mà còn là dịp để trao đổi gặp gỡ và chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm chắt lọc từ thực tiễn

Ban chấp hành Đoàn thanh niên Đoàn luật sư trao tặng học bổng cho các bạn sinh viên có thành tích học tập xuất sắc nhằm động viên các bạn sinh viên tiếp tục cố gắng phát huy hơn nữa tinh thần học tập của mình

Đoàn thanh niên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tổ chức buổi tuyên truyền Luật, tư vấn pháp luật để người dân có thể tiếp thu các quy định pháp luật mới

Ngày đăng: 28/08/2017, 23:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, xuất bản năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam
2. Trang Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, http://luatsuhanoi.vn/ Link
3. Trang Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, http://www.hcmcbar.org/ Link
4. Trang Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, http://viac.vn/ Link
5. Trang tài liệu Luật, http://www.dhluathn.com/p/danhmucbaitap.html Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w