Về kiến thức — Nêu được quy tắc, cách thức thực hiện các hành vi, việc làm trong sinh hoạt và các tình huống của cuộc sống hằng ngày phù hợp với các chuẩn mực, giá trị đạo đức, pháp luậ
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
VU GIAO DUC TIEU HOC DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
TAI LIEU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN
GIAG DỤC Lối SÔNG
LỚP TẬP MỘT -2 22/72/2227
Trang 2
J
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS : Học sinh GV: Giáo viên GVCN: Giáo viên chủ nhiệm CMHS : Cha me hoc sinh
GDLS: Giáo dục lối sống KN: Kĩ năng
KNS: Kĩnăng sống
PPDH: Phương pháp dạy học
VNEN: Mô hình trường học mới Việt Nam
Trang 3MOT $ố VAN DE CHUNG VE GIAO DUC 101 SONG
(H0 HOC SINH LOP 5 THEO MO HINH VNEN
(hán thu nha
| - MUC TIEU GIAO DUC LOI SONG LOP 5
Học xong chương trình môn Giáo dục lối sống lớp 5, HS có thể :
| 1 Về kiến thức
— Nêu được quy tắc, cách thức thực hiện các hành vi, việc làm trong sinh hoạt và các
tình huống của cuộc sống hằng ngày phù hợp với các chuẩn mực, giá trị đạo đức,
pháp luật, văn hoá, xã hội ; thể hiện lối sống tích cực, an toàn và hiệu quả
— Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của lối sống tích cực, an toàn và hiệu quả đối
với sự phát triển của cá nhân và xã hội
— Tin tưởng, tích cực rèn luyện lối sống tích cực, an toàn và hiệu quả
— Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm thể hiện lối sống tích cực, an toàn và
hiệu quả
Tóm lại, mục tiêu môn Giáo dục lối sống lớp 5 bao gồm cả yêu cầu nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hình thành niềm tin và yêu cầu phát triển
kĩ năng, hành vi tích cực cho HS Giữa các mục tiêu này có mối quan hệ hữu cơ
với nhau, củng cố, bỗ sung cho nhau, trong đó, mục tiêu phat trien ki năng, hành vi
tích cực cho HS là mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhát ~
oe
Trang 4| DUNG CHU'ONG TRINH GIAO DUC LOI SONG LOP 5
Nội dung Chương trình Giáo dục lối sống kết hợp giữa giá
(đạo đức, pháp luật, văn hoá, xã hội) với giáo dục KNS cho HS
Nội dung môn Giáo dục lối sống lớp 5 phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
lứa tuổi HS lớp 5, gần gũi với cuộc sống thực tế của các em và phù hợp với các
chuẩn mực văn hoá, đạo đức, pháp luật, xã hội
Nội dung môn Giáo dục lối sống ở lớp 5 bao gồm 4 chủ đề chính, với 25 bài
2 Sống yêu thương va có trách nhiệm
— Vượt qua căng thẳng
- Quyết định của em
- Biết từ chối
— Người tiêu dùng thông minh
— Người bạn tin cậy
— Người học sinh tích cực
Trang 5
4 Sống tôn trọng và hợp tác
— Em là người Việt Nam
— Những điều quan trọng đối với em
Cần chú ý là sự phân chia các chủ đề chỉ mang tính tương đối Giữa các bài,
các chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ, đan xen với nhau Do đó, khi dạy bài GDLS,
GV cần khai thác nội dung một cách hợp lí, trọng tâm ; tránh tràn lan, gây trùng lặp
nội dung giữa các bài, các chủ đè
Tổng số tiết trong cả năm học là 70 tiết (2 tiết/tuần x 35 tuần), trong đó :
— Tổng số tiết dạy các bài : 56 tiết/năm học (Tuỳ nội dung, tính chất của từng
bài mà thời lượng dạy học mỗi bài có thể từ 2 — 3 tiết)
~ Số tiết dành cho địa phương hoặc để dạy học những ván đề thời sự trong
năm học : 6 tiết/năm học/lớp
— Số tiết ngoại khoá : 8 tiết/năm học/lớp
Ill — TIỀN TRÌNH GIÁO DỤC LÓI SÓNG LỚP 5
Trong mỗi giờ học theo mô hình VNEN có ba dạng hoạt động : hoạt động cơ cd
hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng Với mỗi bài Giáo dục lối sống
ở lớp 5, các hoạt động này được thực hiện như sau :
Trang 6
Hoạt động cơ bản nhằm mục đích xây dựng kiến thức cơ bản, cần thiết, tối
thiểu cho HS về các quy tắc, cách thức thực hiện các hành vi, việc làm phù hợp
với các chuẩn mực, giá trị xã hội và thể hiện KNS ; về ý nghĩa, tầm quan trọng của
lối sống tích cực, an toàn, hiệu quả đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội
Đặc biệt, HS lớp 5 được tiếp nhận kiến thức, hành vi, thái độ, KNS với tư cách
là một thành viên trong dòng họ, làng xóm, hoặc với tư cách là một công dân của
Tổ quốc Việt Nam và của cộng đồng thế giới Thông qua hoạt động cơ bản, HS
hiểu sâu rộng hơn về các giá trị, giá trị sống, cũng như những phẩm chất, tinh
cách, KNS mà con người cần có
Hoạt động cơ bản bao gồm những hình thức sau :
— Quan sat va thảo luận phân tích tranh, ảnh, băng hình
— Đọc và thảo luận phân tích thông tin, trường hợp điễn hình, truyện, tình huống
— Chơi trò chơi học tập
Trò chơi, thông tin, trường hợp điễn hình, truyện, tình huống, tranh, ảnh, băng
hình được cung cấp cho HS lớp 5 luôn chứa đựng các kiến thức, các mẫu hành vị,
thái độ phù hợp các giá trị sống, chuẩn mực đạo đức và KNS Khi quan sát tranh,
ảnh, băng hình ; khi đọc và phân tích thông tin, truyện, tình huống, trường hợp
điển hình, HS nhận biết và xác định những biểu hiện hoặc các dấu hiệu hành vi,
thái độ phù hợp các giá tri, chuan mực đạo đức xã hội và cách thức thể hiện KNS
HS cùng nhau khám phá, phân tích, phân loại, lí giải để tìm hiểu các giá trị, ý nghĩa
tốt đẹp Ân sau những hành vi ; những ảnh hưởng tốt đẹp của những hành vi đó
đến bản thân HS và những người xung quanh
Trong Hoạt động cơ bản cần cung cấp những câu hỏi định hướng trong quá
trình thảo luận nhóm cũng như hoạt động cá nhân Những câu hỏi thảo luận giúp
HS tập trung vào chủ đề GDLS, không bị sa đà hoặc lạc đề, giúp HS cùng nhau tự
xác định các biêu hiện cơ bản của hành vi, thái độ phù hợp với các giá trị, chuẩn
mực, KNS trong cuộc sống hằng ngày
Hoạt động cơ bản có thể tổ chức theo hình thức thảo luận cặp đôi, nhóm hoặc
toàn lớp với sự tham gia chủ động và quyết định của HS HS chủ động tham gia
thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng Khi từng HS trong nhóm có thể
nắm bắt, hiểu và trình bày rành rọt các biểu hiện của hành vi, thái độ phù hợp
A
x
Trang 7
eee | fee
chuẩn mực, giá trị; giải thích được về các giá trị sống, cách thức thực hiện KNS,
có nghĩa là hoạt động cơ bản đã thực hiện thành công
GV giữ vai trò quyết định khi đưa ra ý kiến kết luận cuối cùng khẳng định tính
đúng đắn của những vấn đề HS trình bày, tránh những hiểu biết sai lệch không
nên có Việc đưa ra các kết luận sau Hoạt động cơ bản của GV là cần thiết và
quan trọng Lời kết luận của GV khẳng định tính đúng đắn của những kiến thức
mới vừa được hình thành ở HS, điều chỉnh và loại bỏ những kiến thức chưa chính
xác ở từng HS
2 Hoạt động thực hành
Chức năng chính của hoạt động này là để HS có cơ hội thực hành suy nghĩ, lựa chọn và thực hiện hành vi, thái độ phù hợp với các chuẩn mực, giá trị và KNS
trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể đối với từng cá nhân Ví dụ, việc thực
hành lập kế hoạch quản lí thời gian cá nhân trong Í tuần giúp HS hình dung được
rõ hơn và đầy đủ hơn giá trị của thời gian trong việc thực hiện mục tiêu của bản
thân trong cuộc sống
Hoạt động thực hành cũng là nơi HS được luyện tập qua việc bày tỏ thái độ
tán thành hay phê phán những hành vi, việc làm đối chiếu với các giá trị, chuẩn
mực đã học Tuy nhiên, quan trọng nhất trong hoạt động thực hành là HS được
luyện tập, thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị, chuẩn mực xã hội
(ví dụ : thực hành luyện tập các hành vi nhường đường cho bạn nữ, giữ cửa cho
bạn nữ vào lớp, làm giúp bạn nữ những việc nặng, ) Hoạt động thực hành luôn
chiếm một phần lớn thời gian và giữ vị trí quan trọng trong giờ dạy GDLS
Khi tổ chức hoạt động thực hành giáo dục lối sống, có thể tổ chức dưới hình
thức nhóm, hình thức cá nhân hoặc học cả lớp tuỳ theo nội dung hoạt động
Ví dụ với bài GDLS “Người tiêu dùng thông minh”, HS thực hành ghi chép các
khoản thu chỉ thực tế của cá nhân Hoạt động thực hành theo nhóm cần được
ưu tiên tổ chức vì hoạt động nhóm là môi trường giáo dục thuận lợi để phát
triển kĩ năng xã hội, tạo cơ hội cho HS tương tác, chia sẻ, kiểm tra, hướng
dẫn lẫn nhau Kết quả của hoạt động thực hành là HS được rèn luyện các kĩ
năng, sử dụng những hiểu biết về chuẩn mực, giá trị đạo đức, xã hội, KNS ngay
tại lớp, tự đánh giá kết quả và nhận được sự phản hồi, đánh giá, hướng dẫn,
hỗ trợ của GV và các bạn trong lớp
Cùng với phương pháp thảo luận nhóm, hoạt động thực hành còn được thực
hiện thông qua xử lí tính huống, đóng vai, hoặc qua một số kĩ thuật dạy học
Trang 8
HS tham gia lựa chọn các hành vi phù hợp với chuẩn mực, giá trị và KNS, giải
thích lí do hay qua việc nhận xét, đánh giá hành vi theo các chuẩn mực đạo đức
Kết quả của hoạt động này là các kiến thức và kĩ năng của HS được củng cố một
cách vững chắc
3 Hoạt động ứng dụng
Chức năng chính của hoạt động này là tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức
đã được học vào các tình huống cụ thê ở lớp, trường, gia đình và trong cộng đồng,
dưới nhiều hình thức như :
~ Chia sẻ những chuẩn mực, giá trị, KNS đã học được với những người thân trong gia đình và bạn bè
— Phát hiện những vấn đề tồn tại trong đời sống ở gia đình, cộng đồng và
đề xuất biện pháp giải quyết với cha mẹ hoặc người có trách nhiệm ở cộng đồng
— Xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ
Ví dụ : GV yêu cầu HS điền giá cả một số mặt hàng sau khi khảo sát thực tế ; thực hành trả các khoản chỉ hằng tháng ổn định trong nhà : điện, nước, dịch vụ
(truyền hình, điện thoại, internet, vệ sinh môi trường, ); đi chợ mua rau vào ngày
nghỉ ; tập mặc cả khi đi chợ ; tập xem hoá đơn, kiểm tra số tiền cần trả, khi học
bài “Người tiêu dùng thông minh”
Hoạt động ứng dụng trong bài GDLS lớp 5 có thể thực hiện ngay tại lớp như
một phần giờ học hoặc có thể thực hiện ở nhà, ở trường hoặc ở cộng đồng, sau
giờ học, tuỳ nội dung và tính chất của chủ đề giáo dục Trên cơ sở thực hiện các
hoạt động ứng dụng, HS không chỉ hiểu được giá trị của việc làm, trải nghiệm
những xúc cảm tích cực khi tương tác với những người khác, mà điều quan trọng
nhất là được rèn luyện kĩ năng, biết cách thực hiện phù hợp với từng tình huống,
hoàn cảnh thực tiễn HS không chỉ là những cá nhân có suy nghĩ, tình cảm, mà
còn là những người biết hành động chủ động, tích cực như một thành viên của
cộng đồng, xã hội
Hoạt động ứng dụng trong GDLS lớp 5 không chỉ bó gọn ở trường, trong lớp
học, theo một hoạt động nhất định Hoạt động ứng dụng cần có sự chia sẻ, hướng
dẫn, hỗ trợ, giám sát của nhiều lực lượng giáo dục như CMHS, bạn bè và các tổ
chức xã hội khác GV là người kết nối giữa CMHS và HS, giữa hoạt động cơ bản,
„hoạt động thực hành ở lớp và hoạt động ứng dụng ngoài giờ học, ở nhà hay ở trường
=
ae
Trang 9' | io
Do đó, GV cần giao nhiệm vụ rõ ràng cho HS và tiến hành giám sát, đánh giá kết
quả hoạt động ứng dụng của H5
Trong GDLS, các hoạt động cơ bản, thực hành và ứng dụng có thể phối hợp
xen ké dé HS có cơ hội luyện tập thường xuyên Các dạng hoạt động cơ bản, hoạt
động thực hành và hoạt động ứng dụng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ
cho nhau Mối liên hệ chung xuyên suốt giữa ba dạng hoạt động chính là những
kĩ năng sống cần được hình thành, luyện tập và ứng dụng với các mức độ thành
thao tang dan
Theo quan điểm của VNEN, GV cần phát huy vai trò của CMHS bằng cách
tạo cơ hội cho họ tham gia nhiều hơn vào quá trình GDLS cho HS ; cần phối hợp,
phân công để CMHS tham gia một cách cụ thể vào việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ cho HS (ví dụ : những việc nên làm khi nhà có ông bà, những hành động
nên làm khi cùng bố mẹ ra thăm mộ tổ tiên ) ; nhận xét đánh giá kết quả ứng
dụng bài học trong thực tiễn ; nhắc nhở, động viên, hoặc phê bình và tạo điều kiện
để HS thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực, giá trị xã hội ở gia đình và
nhà trường
IV - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC LÓI SÓNG LỚP 5
Quá trình dạy học môn GDLS bao gồm nhiều thành tố, trong đó PPDH là một
thành tố quan trọng
PPDH là một lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều quan niệm khác nhau
về PPDH Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt
động chung giữa GV và HS, trong những điêu kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới
mục đích dạy học
A - Định hướng chung
Phương pháp dạy học môn GDLS cần được thực hiện theo các định hướng sau :
1 Tổ chức hoạt động
Quá trình giáo dục lối sống cho HS phải là quá trình GV tổ chức, hướng dẫn
cho các em thực hiện các hoạt động học tập phù hợp ; để thông qua đó các em
có thể phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng mới Các hoạt động này phải
do GV thiết kế, phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học ; phù hợp với trìn
Trang 10của
SH NH9 E00) ak của GV; với điề
17 TẾ, ,
#ơng HS sẽ hứng thú, Tông hiểu, gh ,
cac em đã lĩnh hội được thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình
Các hoạt động giáo dục lối sống cho HS lớp 5 rất phong phú, đa dạng, bao
gồm những hình thức hoạt động chủ yếu như :
— Thảo luận lớp, thảo luận nhóm
— Phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi, các trường hợp điển
hình, các thông tin, sự kiện, các hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên
quan đến nội dung chủ đề giáo dục lối sống
Học qua trải nghiệm là quá trình học của HS được trải qua những hoạt động
thực tế hoặc mô phỏng thực tế, có tính thực hành và vận dụng cao, như phân
tích các trường hợp điễn hình, giải quyết, xử lí các tình huống thực tiễn ; thiết
kế và triển khai các dự án học tập, ; từ đó các em đúc kết thành những kinh
2
nghiệm cho ban than, lam sáng tỏ các chuẩn mực, gia trị, quan điểm, lí thuyết
Trang 11
Qua trinh hoc tap qua trai nghiém có thể được chia thành 4 nhóm cơ bản, phù
hợp với 4 xu hướng học tập khác nhau : (1) Quan sát suy ngẫm : học tập thông
qua quan sát các hoạt động do người khác thực hiện hoặc chiêm nghiệm lại bản
thân, suy ngẫm và đúc kết những trải nghiệm ; (2) Khái niệm hoá : học tập thông
qua việc xây dựng các khái niệm, tổng hợp, biện giải và phân tích những gì quan
sát được ; (3) Trải nghiệm thực tế : học tập thông qua các hoạt động, hành vi,
thao tác cụ thể, trực tiếp ; (4) Thử nghiệm : học tập thông qua những thử nghiệm,
đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
Trong quá trình giáo dục lối sống cho HS cần tăng cường việc tổ chức cho
HS trải nghiệm và nên bắt đầu bằng việc tổ chức cho HS thực hiện hoạt động trải
nghiệm, quan sát các hoạt động do người khác thực hiện hoặc chiêm nghiệm lại
bản thân, suy ngẫm lại những gì mà bản thân các em đã trải qua trong thực tiễn
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, HS sẽ hiểu rõ bản chất, cách thức thực hiện
các chuẩn mực, giá trị và KNS ; sẽ hiểu sâu và tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức —
thẫm mĩ của các chuẩn mực, giá trị và KNS đó Đồng thời, các em còn được phát
triển nhiều năng lực quan trọng như : tư duy phân tích, tổng hợp, phê phán, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, Hình thức hoạt động
trải nghiệm thường được sử dụng là : HS chiêm nghiệm lại những tình huống, vấn
đề mà bản thân đã trải qua, suy ngẫm, đúc kết và chia sẻ những trải nghiệm với
bạn bè trong nhóm, trong lớp ; nghiên cứu, phân tích các câu chuyện, các trường
hợp điển hình, các thông tin, hiện tượng thực tế trong nhà trường, gia đình, cộng
đồng ; chơi các trò chơi có liên quan
3 Tương tác
Quá trình giáo dục lối sống phải kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp
tác ; giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp Đặc biệt,
GV cần tạo cơ hội cho HS được tương tác với nhau và với thầy cô giáo Cụ thê là
cần tạo cơ hội cho HS được cùng bạn bè hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thực
hiện các nhiệm vụ học tập ; được trình bày, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ, quan
điểm của cá nhân về nội dung các chuẩn mực, giá trị, KNS và cách thức, quy
tắc thực hiện chúng trong cuộc sống thực tiễn ; được lắng nghe và đánh giá các
ý kiến của những bạn khác, nhóm khác về các vấn đề có liên quan đến bài học
giáo dục lối sống ; được nêu những băn khoăn, thắc mắc, những vấn đề cần giải
đáp về cách thực hiện, về ý nghĩa và việc thực hiện các giá trị, chuân mực, KNS
trong thực tiễn ở địa phương ; được đặt câu hỏi cho thầy cô giáo, cho bạn ;
Trang 12
Se eee
Chính trong quá trình tương tác cởi mở, đa chiều như vậy, HS sẽ phát huy ‹ được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong lĩnh hội nội dung giáo dục lối sống
Tuy nhiên, để làm được như vậy, GV cần phải xây dựng được môi trường lớp học
thân thiện, an toàn và tin cậy lẫn nhau, mọi người đều phải biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến của nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập
4 Tổ chức cuộc sống của HS
Tổ chức cuộc sống của HS là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc giáo dục lối sống cho HS Kết quả giáo dục lối sống cho HS phụ thuộc
trước hết vào cách thức tổ chức toàn bộ cuộc sống và hoạt động của HS ở nhà trường Cần phải tổ chức toàn bộ sinh hoạt của nhà trường, của mỗi lớp học một cách hợp lí, đúng đắn nhằm giúp HS tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về những
mối quan hệ mang tinh đạo đức — thâm mĩ, được rèn luyện những hành vi trong
sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử một cách hệ thống, nhằm làm cho các kinh nghiệm đó dần dần trở thành nhu cầu và thói quen sống lành mạnh cho trẻ em
Giáo dục lối sống bằng tổ chức cuộc sống của trẻ bao gồm hai mặt :
Một mặt phải đề ra hệ thống các yêu cầu về học tập, sinh hoạt và giao tiếp,
ứng xử trong toàn trường Các yêu cầu này nên hỗ trợ để HS tự xây dựng, tự cam
kết thực hiện, tự giám sát việc thực hiện
Mặt khác phải tỗ chức kiểm tra/tự kiểm tra, đánh giá/tự đánh giá thường xuyên
việc thực hiện các yêu cầu đó của HS
5 Tạo dư luận xã hội
Kết quả giáo dục lối sống không thể có được nếu không tạo được dư luận xã
hội đúng đắn trong tập thể HS nhằm biến những chuẩn mực, quy tắc sinh hoạt, giao tiếp và ứng xử thành yêu cầu của chính HS Trong nhà trường thường có
hiện tượng một số HS không những coi thường việc tuân thủ các quy tắc sinh
hoạt, giao tiếp và ứng xử đã được xác định mà còn tìm cách ngăn cản, chế nhạo
những bạn khác Những HS này đã tạo nên một dư luận xã hội xấu trong nhà
trường, làm cho nhiều HS không dám thực hiện, thậm chí buông trôi ngay cả
những quy tắc sơ đẳng nhất vì sợ bị chế giễu Vì vậy, cần phải xây dựng một dư
luận xã hội tích cực trong nhà trường, đồng tình, ủng hộ những hành vi sinh hoạt,
_ giao tiếp, ứng xử lành mạnh, tốt đẹp ; đồng thời phê phán, lên án những hành vi
iệu cực là hết sức cần thiết
Trang 13Trên đây là một số sella hướng chung về phương pháp giáo dục: lối sống ©
HS Các định hướng này cần được thực hiện thông qua các phương pháp và
kĩ thuật dạy học giáo dục lối sống cụ thé
B - Một số phương pháp dọy học cu thé
Do đặc trưng môn học, phương pháp dạy học môn GDLS có sự kết hợp giữa
phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục Dưới đây là một số phương
pháp dạy học môn GDLS có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động
học tập của HS
1 Phương pháp thảo luận nhóm
a) Bản chất
Thảo luận nhóm là phương pháp (hay hình thức xã hội của dạy học) trong đó
HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới
hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và
hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá
Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau :
— GV giới thiệu chủ đề thảo luận
— Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công
vị trí làm việc cho các nhóm
— Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm Các nhóm khác
quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bỗ sung ý kiến
Trang 14
_e) Ưu điểm Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờ
thảo luận trong nhóm nhỏ mà :
— Kiến thức của HS sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách
quan khoa học
— Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được
giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm
— Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên HS, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn ; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn ; từ đó, giúp HS dễ hoà nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt
— Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú ; các kĩ năng
xã hội như : kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thương lượng,
kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
của HS được phát triển
d) Hạn chế
— Một số HS do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạt
động chung của nhóm
— Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau
— Thời gian có thể bị kéo dài
— Lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác
e) Một số lưu ý
- Có nhiều cách chia nhóm Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tuỳ theo
nhiệm vụ Tuy nhiên, nhóm thường từ 2 — 6 HS là phù hợp Không nên chia
nhóm quá đông đề tránh tình trạng một số HS ỷÿ lại, không tham gia hoạt động
— Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận
_cho các nhóm -
Trang 15
_— Các thành viên rong nhóm phải ìm vụ
thân Mỗi cá nhân đều avec phân công đảm nhận một nhiệm vụ cụ the của nhóm (nhóm trưởng, thư kí, phụ trách hậu cần, phụ trách liên lạc với cv va
các nhóm khác, trình bày ý kiến của nhóm, ) và tích cực làm việc dé đóng góp vào kết quả chung Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư kí làm việc
— GV can tao cơ hội cho HS tham gia vào các nhóm khác nhau bằng cách
thỉnh thoảng chia lại nhóm để các em có thể tương tác, học hỏi rộng rãi lẫn
nhau trong lớp học
— Các thành viên phải ngồi đối diện nhau khi trao đổi, chia sẻ, thảo luận
— Các thành viên phải lắng nghe ý kiến của bạn trong nhóm và mạnh dạn chia
sẻ suy nghĩ, ý tưởng của bản thân
— Mỗi người đều tuân theo sự điều khiên của nhóm trưởng
— Nhiệm vụ thảo luận phải phù hợp với chủ đề bài học, với khả năng của HS,
phù hợp với thời lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị,
— Nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể giống hoặc khác nhau
— Cách trình bày kết quả hoạt động nhóm có thể theo nhiều hình thức (bằng lời, bằng tranh vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết trên giấy to, ; có thé
do một người thay mặt nhóm trình bày hoặc có thê do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau)
— GV phải theo dõi nhóm hoạt động, khuyến khích và hỗ trợ khi cần thiết
— HS cần được tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình và đánh giá kết
quả hoạt động của nhóm khác
— HS cần được luân phiên nhau đảm nhận các nhiệm vụ trong nhóm, đặc biệt
là luân phiên giữ các vị trí quan trọng trong nhóm như : nhóm trưởng, thư kí
và đại diện cho nhóm để trình bày kết quả thảo luận trước lớp
2 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điền hình
a) Bản chất
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện
có thật hoặc câu chuyện được viết dựa trên những Mẹ) hợp DƯ GỂ xây ra
minh chứng ‹ cho một vấn lề hay: Ất | |
Trang 16
không phải TT Ranh
b) Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là :
— HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
— Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với
HS có thể lac đề nếu trường hợp điển hình đưa ra không phù hợp hoặc
câu hỏi thảo luận không tốt
e) Một số lưu ý
— Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và
những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản
— Trường hợp điển hình được nêu ra có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề giáo dục lối sống, phù hợp với trình độ
HS và thời lượng cho phép
- Tùy từng trường hợp, có thê tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một
trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau
3 Phương pháp giải quyết vấn đề/xử lí tình huống
a) Bản chất
Giải quyết vẫn đề là xem xét, phân tích những vấn đề/tình huéng cụ thể thường
gặp phải trong: đời sống: hằng ngày và xác định cách giải qu
Trang 17
— Xac dinh, nhận dạng vấn đề/tình huống `
— Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đềitình huống đặt ra
— Liệt kê các cách giải quyết có thê có
~ Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc,
giá trị)
— So sánh kết quả các cách giải quyết
— Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất
— Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn
— Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đè, tình huống khác
c) Ưu điểm
— Con người, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên — lứa tuổi có những biến đổi
mạnh về cả thể chất và tâm lí, luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách
thức, với những vấn đề, những tình huống đa dạng của cuộc sống Phương pháp giải quyết vấn đề giúp HS biết cách giải quyết tích cực, hiệu quả đối với những khó khăn, thách thức của cuộc sống thực tiễn đễ có một cuộc sống
có chất lượng, an toàn và lành mạnh
— Phương pháp giải quyết vấn đề còn giúp HS phát triển tư duy phê phán và
kĩ năng ra quyết định
d) Hạn chế Mất nhiều thời gian
e) Một số lưu ý
- Các vấn đề/tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các
yêu cầu sau : + Phù hợp với chủ đề bài học giáo dục lối
Trang 18
+ Van dé/tinh huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh + Vấn đề/tình huống phải gần
kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hình, hoặc + Vấn đề/tình huống cần có độ dài vừa phải
+ Vấn đề/tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi
ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề
- Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/tinh huống cần chú ý : + Các nhóm HS có thê giải quyết cùng một vấn đề/tình huống hoặc các
vấn đề/tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động
+ HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề
+ Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằm giúp HS
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà
các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính
của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy
b) Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm ; trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của
mỗi nhóm
— Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
—_
z z
— Các nhóm lên đóng
Trang 19vê ý nghĩa của các cách ứng XỬ
— GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình hi ống
đã cho
c) Ưu điểm
— HS được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong
môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn
— Gây hứng thu va chu y cho HS
— Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của HS
— Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực
— Có thê thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các
vai diễn
d) Hạn chế
— Khó thực hiện nếu lớp quá chật chội
— Có thể mắt nhiều thời gian nếu GV không có kinh nghiệm tổ chức
— Một số HS nhút nhát có thể ngượng ngùng không tham gia đóng vai
— Sự lặp đi, lặp lại một tình huống đóng vai giữa các nhóm có thể gây nên sự
nhàm chán đối với HS
— Lớp có thê ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác
e) Một số lưu ý
— Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục lối sống, phù hợp với
lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học
— Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép
— Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
— Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp ;
Trang 20
— Phải dành th HEME lợp cho HS thảo luận, xây dựng kịch ban va
chuẩn bị
— Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
— Trong khi HS thảo luận và chuan bị đóng vai, GV nên di đến từng nhóm lắng
nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cân thiết
— Các vai diễn nên đễ HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
— Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia
— Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm
đóng vai
5 Phương pháp trò chơi
a) Bản chất
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một van đề
hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một
trò chơi nào đó
b) Quy trình thực hiện
— GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
— Chơi thử (nếu cần thiết)
— HS tiền hành chơi
— Đánh giá sau trò chơi
— Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
c) Ưu điểm
— Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi Chính nhờ
sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái
độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử
trong cuộc sống
— Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình
cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống
Trang 21cách tự nhiên, RUNG thu va co ó tỉnh thần trách nhiệm, Ee, thời giải wont mộ
những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập
— Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa
GV với HS
d) Hạn chế
— Trong quá trình chơi, HS có thể ồn ào, làm ảnh hưởng đến các lớp khác
— HS có thể ham vui, kéo dài thời gian chơi, làm ảnh hưởng đến các hoạt động
khác của tiết học
— Sự ganh đua nhau thái quá giữa các cá nhân và nhóm HS trong khi chơi có
thé dẫn đến mất đoàn kết trong tập thể HS
— Ý nghĩa giáo dục của trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không
phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt
e) Một số lưu ý
— Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài giáo dục
lối sống, với đặc điểm và trình độ HS lớp 5, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh,
điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS
— HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi
— Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi
— Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho
HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu : từ chuẩn bị, tiến hành
trò chơi và đánh giá sau khi chơi
— Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm
Trang 22
trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế Bế đến việc thực hiện dự : án,
kiểm tra, điều 'chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án
Phương pháp dự án có 3 đặc điểm cơ bản sau :
- Định hướng HS : Trong phương pháp dự án, HS tham gia tích cực và
tự lực vào quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo của người học GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn,
giúp đỡ Tuy nhiên, mức độ tham gia cần phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ Sử dụng phương pháp này
cần chú ý đến hứng thú của HS : HS được tham gia chọn đề tài, nội dung
học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Hứng thú của các em
cũng cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án Trong khi
xây dựng và thực hiện dự án còn cần có sự hợp tác làm việc theo nhóm
Phương pháp dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng hợp tác của HS
- Định hướng hoạt động thực tiễn : Phương pháp dự án kết hợp giữa
lí thuyết và thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn Chủ đề dự án gắn liền với các vấn đề, tình huống thực tiễn Nhiệm vụ dự án cần phù hợp với
trình độ và khả năng HS
— Định hướng sản phẩm : Trong phương pháp dự án, các sản phẩm được tạo
ra không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà còn tạo ra những sản
phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành
b) Quy trình thực hiện
- Chọn đê tài và xác định mục đích của dự án : GV và HS cùng nhau đề
xuất, xác định đề tài và mục đích dự án GV có thể giới thiệu một số hướng
đề tài đề HS lựa chọn và cụ thể hoá Trong một số trường hợp, việc đề xuất
đề tài có thể từ phía HS
— Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện : Trong giai đoạn này, với sự hướng
dẫn của GV, HS xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án
Trong kế hoạch, cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến,
cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc,
— Thực hiện dự án : Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề
ra cho nhóm và cá nhân
— Thu thập kết quả v và công bó sản phẩm : Kết quả thực: hiện dự án có
_thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo Sản phẩm dự án c Ó
Trang 23= ie ; ich @, tO ch c mỆ
tuyên truyền, vận động thực ! hiện nếp sống văn hoá mới tronŠ có g đồng dân cư, Sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS,
có thê được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội
— Đánh giá dự án : GV và HS đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và kinh
nghiệm đạt được Từ đó, rút kinh nghiệm cho các dự án tiép theo
c) Ưu điễm
— Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
— Kích thích động cơ, hứng thú hoc tập của HS
— Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm ; phát triển khả năng sáng tạo,
rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn ; kĩ năng hợp tác ; năng lực đánh giá, năng
lực thực tiễn
- HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như : giao tiếp,
ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, đặt mục tiêu,
tư duy phê phán và tư duy sáng tạo
d) Hạn chế
— Đòi hỏi nhiều thời gian
— Cần có một số kinh phí nhất định
e) Một số lưu ý
— Đề tài dự án phải phù hợp với chủ đề bài giáo dục lối sống, phù hợp với tình
hình thực tiễn địa phương, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS
— Mục tiêu dự án phải rõ ràng và co tinh kha thi
— Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể : Các hoạt động ? Người chịu trách
nhiệm chính 2 Người phối hợp thực hiện ? Các mốc thời gian thực hiện ?
San pham/két quả hoạt động ? Những thuận lợi đã có ? Những khó khăn có
thể gặp phải và biện pháp khắc phục 2
- Cần tạo cơ hội để tăng cường sự tham gia của HS trong dự án, tuy nhiên
phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của các em
— - Đề tang cường sự tham gia cua HS trong « jua trình dự an, GV can chú
Trang 24của HS, phù hợp với nhu cầu,
+ Phải giao rian vụ cho HS dần dần từ dễ đến khó
+ Phân công nhiệm vụ theo các nhóm có cả HS khá và yếu để các em có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
+ Chú ý động viên, khích lệ HS ; kịp thời hỗ trợ các em khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
- GV cũng cần huy động thêm sự tham gia của CMH8S, chính quyền dia phương và cộng đồng đối với các dự án của HS
7 Luyện tập
a) Bản chất
Luyện tập là phương pháp tổ chức cho HS thực hành tập duct, lap di lặp lại
một hành vi tốt trong một số tình huống, nhằm hình thành kĩ năng và thói quen
tốt cho HS, đồng thời củng cố sự hiểu biết và niềm tin của HS về các chuẩn mực,
giá trị và KNS
b) Quy trình thực hiện
- Giới thiệu mẫu hành vi (qua tranh ảnh, băng đĩa hoặc làm mẫu)
— Luyện tập theo mẫu (luyện tập theo nhóm/cặp/cá nhân)
— Báo cáo kết quả luyện tập
c) Một số lưu ý
Phương pháp luyện tập chỉ đạt hiệu quả khi :
- Cách thức, quy tắc thực hiện chuẩn mực, giá trị và KNS đã được HS nắm vững
- Các tình huống đưa ra cho HS luyện tập phải là những tình huống quen
thuộc, phổ biến, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ
— Các hình thức luyện tập phải phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi của trẻ
Trang 25
Nêu gương là phương pháp dùng những tam gương người thực, việc thực
sống động, cụ thể để giáo dục HS, kích thích trẻ bắt chước, làm theo những tắm
gương đó Bắt chước ở đây không có nghĩa là sao chép một cách máy móc và mù
quáng mà đòi hỏi HS phải biết vận dụng, làm theo các tắm gương đó một cách linh
hoạt, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thê của mình
a) Bản chất
b) Một số lưu ý
Sử dụng phương pháp nêu gương cần lưu ý :
— Cac tam gương phải gần gũi với HS
- Cần có sự đánh giá đúng mức các tắm gương, mọi sự đánh giá quá cao hoặc đánh giá thấp các tắm gương đều làm hạn chế tác dụng của phương
pháp nêu gương
~ Với những hiện tượng giao tiếp, ứng xử tiêu cực trong HS, cần tránh nêu
tên các em với ý nghĩa là một “gương xấu” trước tập thể Điều đó sẽ làm tốn
thương trẻ, gây tâm lí tiêu cực ở trẻ
— Mỗi nhà giáo dục phải gương mẫu trong tác phong sinh hoạt, trong giao tiếp,
ứng xử có văn hoá với HS, đồng nghiệp và mọi người xung quanh để HS noi theo
V PANH GIA KET QUA HOC TAP MON GIAO DUC LOI SONG LOP 5
1 Đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình giáo dục lối sống cho HS
Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục lối sống của HS là quá trình xử lí
những thông tin thu thập được đối chiếu với mục tiêu môn Giáo dục lối sống đã
xác định
2 Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục lối sống của HS phải nhằm mục đích :
a) Giúp GV phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS đề động viên, khen ngợi
và những khó khăn, hạn chế của HS để hướng dẫn, giúp đỡ các em
b) Giúp cán bộ quản lí và GV phát hiện và chỉ đạo/điều chỉnh phương pháp,
hình thức tổ chức giáo dục lối sống cho phù hợp với đối tượng, nhằm góp
Trang 26
danh gia va danh gia Jann
học tập và rèn luyện của a bản thân để mau tiến bộ
3 Nguyên tắc đánh giá :
a) Đánh giá phải vì sự tiến bộ của HS ; coi trọng việc động viên, khuyến khích
tính tích cực và vượt khó trong học tập và rèn luyện của các em
b) Đánh giá phải đảm bảo công khai, công bằng, khách quan, kịp thời và
toàn diện
c) Đánh giá phải dựa trên kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi đạt được của HS
so với mục tiêu môn Giáo dục lối sống đã đặt ra
d) Quá trình đánh giá phải áp dụng các phương pháp/kĩ thuật đánh giá phù
hợp với đặc điểm tổ chức lớp học và quá trình tổ chức Giáo dục lối sống
trong VNEN
e) Chú trọng việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS, đồng thời tăng
cường sự tham gia của CMHS trong quá trình đánh giá kết quả học tập Giáo
dục lối sống của HS Tuy nhiên, GVCN là người đánh giá cuối cùng và mang
tính quyết định
g) Đánh giá sự tiền bộ của mỗi HS, không so sánh với HS khác, không tạo
áp lực cho HS, GV và CMHS
4 Nội dung đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục lối sống của HS phải bao gồm :
đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS về các chuẩn mực, giá trị, KNS đã học
và đặc biệt quan trọng là đánh giá các hành vi áp dụng trong thực tiễn của HS
5 Việc đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục lối sống của HS phải được tiến hành
thường xuyên trong quá trình năm học Hình thức đánh giá là đánh giá bằng
nhận xét Các nhận xét phải dựa trên các bằng chứng xác thực từ kết quả kiểm
tra miệng, kiểm tra viết ; kết quả quan sát HS tham gia hoạt động ; nghiên cứu
sản phẩm hoạt động của HS, đặc biệt là sản phẩm thực hành và ứng dụng
6 Phương thức đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục lối sống của HS là phải kết
hợp giữa tự đánh giá của HS, đánh giá của tập thể HS, đánh giá của CMHS,
của cộng đồng, của GVCN lớp và của các lực lượng giáo dục khác trong trường
Trong đó, GVCN là người quyết định cuối cùng, trên cơ sở tham khảo kết quả
tự đánh giá của HS và đánh giá của các lực lượng giáo dục khác
Khác với các môn học khác, việc HS tự đánh giá kết quả học tập Giáo dục lối
sống nên 1 to tether vao àO cuối tỉ tiết học dưới hình thức HS chia sẻ cảm KG
Trang 27(Dhiin thie Ítai, GOW DAY HOC CAC BAI TRONG CHUONG TRÌNH
Học xong bài này, HS có thể :
: Biết cách lựa chọn trang phục và ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh
> Có KN lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp mục đích sử dụng, hoàn
cảnh sử dụng, lứa tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế của gia đình
- Quan tâm đến trang phục của bản thân khi đi học, đi chơi
¿ Tôn trọng sự lựa chọn trang phục của người khác
II THONG TIN CHO GIAO VIEN
Biết cách lựa chọn trang phục là một kĩ năng sống cần thiết của mỗi con người
Trang phục của từng người thể hiện nét văn hoá, dân tộc, giới tính, lứa tuổi, tôn
giáo, nghề nghiệp, sở thích, mức sống, của bản thân Vì vậy, mỗi người cần biết
lựa chọn trang phục dé đưa ra thông điệp mong muốn tới mọi người
Lựa chọn trang phục cần phù hợp mục đích sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, lứa
tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế của gia đình yaa
~27 Š
Trang 28
thành Trang hues co thể hộ toi ta op hon, tự tin hơn, có thê đưc en
cảm với những người xung quanh và làm tăng thêm giá trị của người mặc can
chú ý mặc trang phục ngay ngắn, không cài lệch cúc, không để bị rách hoặc bẩn
Chúng ta cần biết lựa chọn trang phục phù hợp cho mình, đồng thời cần tôn
trọng sự lựa chọn trang phục của người khác
II - PHƯƠNG TIỆN
— Phiếu học tập cho các hoạt động ;
— Bộ tranh Trang phuc mac di hoc, di du lịch, đi bơï, đi ngủ của em trai và em gái ;
~ Phương tiện để đóng vai ;
- Hộp thư bè bạn : đễ chia sẻ cảm nhận về trang phục của bạn bè, về các
hãng thời trang yêu thích ;
— Bản đồ cộng đồng : đễ bỗ sung các địa điểm bán và may đo quan áo tại
— Một số HS lên trình diễn thời trang
1 Y nghĩa của trang phục
ph tiêu : ae hiểu ý nghĩa của phục (thể hiện
Trang 29
HS quan sát tranh và nhận xét về các nhân vật thông qua trang phục của họ
theo các câu hỏi sau :
— Nhân vật là người lớn hay trẻ em 2
Trang 30Kết luận : Trang phục của một người có thể cho chúng ta biết về giới tinh,
lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình, của họ
2 Ý nghĩa của đồng phục học sinh
— Hãy giới thiệu bộ đồng phục học sinh của trường em
— Khi nào em mặc bộ đồng phục học sinh ?
— Em cam thay thé nào khi mặc bộ đông phục hoc sinh ?
Trang 31
người xung quanh ?
— Nhờ đâu mọi người nhận biết được học sinh ở các trường 2
Két luận : Em mặc bộ đồng phục khi
đi học và tham gia các hoạt động chung
của lớp và trường Em tự hào là HS của
HS thảo luận cách lựa chọn trang phục theo những gợi ý sau :
— Em thường mặc quân áo như thế nào vào từng mùa khi ở nhà ? Vì sao ?
— Em thường mặc quân áo như thế nào khi đi chơi Tết ? Vì sao ?
— Khi lựa chọn trang phục, em nên quan tâm đến những điều gì ?
Két luận : Trang phục của mỗi người cần phù hợp với :
— Lứa tuổi
— Giới tính
— Mục đích sử dụng : đi học, đi chơi, chơi thể thao (bóng đá, bơi, ), ở nhà,
Trang 324 Cách mặc trang phục
" a
Muc tiéu : HS biét can mac trang phuc ngay ngắn, chỉnh tê
Cach tién hanh : HS xem tranh và trả lời câu hỏi :
Trong ba tranh vẽ dưới đây, tranh nào cho biết bạn HS nam đã mặc trang phục ngay ngắn, chỉnh tê ? Nêu lí do và có so sánh với hai tranh còn lại
Cach tién hanh
Bạn Nam là HS lớp 5 Trang bên là tranh ảnh những quần áo có trong tủ quần
áo của bạn ấy Em hãy lựa chọn hộ bạn Nam những bộ trang phục phù hợp trong
Trang 331) Di hoc 2) Đi chơi
se luan - Người có văn hoá biết lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh
Vì vậy, em cần biết địa điểm và mục đích nơi đến để mặc trang phục cho phù hợp
Trang 34— Bạn ngồi cạnh nhận xét trang phục của em :
+ Có phù hợp lứa tuổi hay không (màu sắc, kiểu dáng) ?
+ Có phù hợp thời tiết (kiểu dáng, chất liệu) 2
+ Có phù hợp mục đích sử dụng (kiểu dáng, chất liệu) ?
— Nếu có những điều chưa đồng ý với trang phục của bạn, các em hãy đưa
những lời khuyên hoặc mong muốn của mình và nêu lí do
Mỗi nhóm thảo luận, tìm cách ứng xử phù hợp trong những tình huống sau :
— Tình huống 1 :Lớp tổ chức lễ hội mùa xuân chào đón một năm mới Mì e thẹn trong bộ quần áo dân tộc của mình bước vào lớp Nhiều bạn trố mắt ngạc nhiên
trước bộ quân áo kiểu lạ mắt mà các bạn chưa bao giờ nhìn thấy Các bạn chỉ trỏ
bộ quần áo của Mì, xì xầm, bán tán và cười cợt
Nếu là một HS trong lớp, em sẽ làm gì trong tình huống trên 2
— Tình huông 2 Nhà bạn Dinh có điệu Kiện về kinh tế, nên bố mẹ bạn P42 TẾ)
Trang 35n, cậu cũng thầm cảm
thấy ghen tị trước nh ĐỀ đồ lành của Quân ; còn Quân rs vẻ coi thường bạn khi
nhìn đôi giày của Tùng
Nếu là bạn học cùng lớp, em sẽ nói gì với Tùng và Quân ?
— Tình huông 3 : Trọng là một cậu bé rất nghịch ngợm trong lớp Trọng không
thể ngồi yên một phút Hôm nay khi cậu ấy đến lớp, áo của cậu bị tuột chỉ một
đoạn dài Nhân ngồi cạnh Trọng và nhìn thấy áo bạn như vậy, băn khoăn không
biết nên làm gì
Nếu em là Nhân, em sẽ ứng xử như thế nào ?
Kết luận :
— Tình huông ï : Em nên giải thích với các bạn đây là bộ quần áo dân tộc rất
đẹp của bạn Mì Vì vậy, các bạn không nên chỉ trỏ, cười cợt, gây sự khó chịu cho
ban Mi
— Tình hudng 2 : Em sẽ nói với Tùng : Bố mẹ bạn đã lao động vat va dé lo
cho bạn Đôi giày sạch sẽ và lành lặn đưa Tùng đến trường có chứa cả tình yêu
thương của gia đình Còn Quân, bạn không được coi thường bạn Tùng qua hình
thức bên ngoài
— Tỉnh huống 3 : Nhân nhắc bạn về nhờ người nhà khâu lại đường chỉ tuột
và chú ý kiêm tra trang phục trước khi mặc
4 Tự lựa chọn trang phục cho bản thân trong cuộc sống hằng ngày
2 Tư vấn về cách lựa chọn trang phục phù hợp cho bạn bè và em nhỏ trong gia đình
3 Đề xuất ý kiến về trang phục khi cùng bố mẹ mua sắm quân áo
KẾT LUẬN CHUNG
Trang phục thể hiện giới tính, lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo và sở thích ea em
Trang phuc can phú hợp hoàn cảnh xã hội và à kinh tế gia dinh Em hay lựa chọ
dé
Trang 36
Luôn mặc đồng phục học sinh theo đúng quy định nhà trường
L] (4) Thay đổi trang phục theo địa điểm
Trang 37QUAN Li THOI GIAN
(3 tiét)
|- MUC TIEU
Học xong bai nay, HS có thể :
1 Nêu được giá trị của thời gian, các bước quản lí thời gian và ý nghĩa,
tầm quan trọng của KN quản lí thời gian
2 Xác định được một số việc làm gây lãng phí thời gian
3, Có KN quản lí thời gian để đạt được mục tiêu học tập, rèn luyện của
bản thân
II— THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN
1 Giá trị của thời gian
Thời gian là tài sản rất quý vì khi thời gian đã trôi qua thì không thể nào quay
trở lại được
Trang 38
Một số việc làm gây lãng phí thời ¢ gian
- Ngủ dậy muộn
— Chơi điện tử suốt ngày
— Tán chuyện gẫu hàng giờ qua điện thoại
— Đọc truyện chưởng, xem phim ảnh bạo lực
— Ngồi hàng buổi xem tỉ vi
3 Kĩ năng quản lí thời gian
Đề quản lí tốt được thời gian, chúng ta cần thực hiện các bước như sau :
— Xác định mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ :
Mục tiêu của mình hôm nay, tuần này, tháng này, năm này là gì 2)
- Lập ra danh sách những việc mình cần làm trong ngày/tuần/tháng/năm để
thực hiện mục tiêu
— Phân tích, chọn ra những việc quan trọng, cấp bách trong danh sách những
việc cần làm, và đánh thứ tự ưu tiên Loại bỏ, nói “không” với những việc không quan trọng
- Xác định khoảng thời gian cụ thé cho mỗi công việc ưu tiên : Thời điểm bắt đầu ? Thời điểm kết thúc 2?
- Sử dụng những cách khác nhau để nhớ những việc ưu tiên (ví dụ :
sử dụng các phiếu nhắc việc, lưu vào điện thoại di động, ghi vào số tay,
lịch để bàn, lịch bỏ túi, )
— Tự giác thực hiện các công việc ưu tiên theo đúng kế hoạch thời gian ;
tập trung làm việc đó cho đến khi hoàn thành Cần kiên nhẫn vì những việc quan trọng nhát, thường là những việc khó khăn nhát
4 Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian
Ot ca tới hoặc
TẠM) quản lí thời gian giúp chúng ta sống, học tập và làm việc m
Trang 39
— Câu chuyện Một phút ;
— Phiếu bài tập Một ngày hè của bạn Huy ;
— Mẫu lập kế hoạch cho một tuần
Mọi người trong gia đình đêu có tính cần thận và quý trọng thời gian, chỉ trừ
có Minh Minh bao giờ cũng chậm trễ hơn người khác Đến giờ ăn, mọi người đã
ngồi vào bàn, chỉ thiếu Minh Mẹ gọi :
— Minh ơi ! Lại ăn cơm nhanh lên con !
— Một phút nữa thôi, mẹ ạ !— Minh thường trả lời như thế Mỗi khi có người gọi
Minh làm một việc gì đó, lần nào bạn ấy cũng trả lời : “Một phút nữa !”
Ba Minh thường bảo :
- Đến bao giờ con mới biết quý trọng thời gian ?
Trang 40
bạn ấy chạy rất nhanH A int 6t hém, & trường c mình sẽ về đích trước tiên Nhưng kết quả
: không như vậy, ban Vinh chiếm giải nhất, còn Minh về thứ nhì
Minh vê nhà, mặt buôn rười rượi Bạn ấy kê cho ba nghe về thất bại của mình
Ba Minh nghe xong, mỉm cười :
- Có hề gì, một phút có là bao, con về sau bạn Vinh có một phút thôi mà !
Từ hôm đó Minh hiểu rằng, trong cuộc sống, con người chỉ cần một phút cũng
có thê làm nên chuyện quan trọng
(Phỏng theo truyện cùng tên của nước ngoài)
b) Thảo luận nhóm : (1) Theo em, Minh sẽ thay đổi như thế nào sau cuộc thi chạy ở trường ?
(2) Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì ?
Két luận - Thời gian là rất quý, thời gian khi đã qua đi thì không bao giờ có thể
lấy lại được
2 Tìm những việc làm gây lãng phí thời gian
eres