1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

128 590 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 848,5 KB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia...37 Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh

Trang 1

Nguyễn Thị Oanh

Một số giải pháp phát triển đội ngũ Cán

bộ quản lý trờng tiểu học đạt chuẩn

Quốc gia tỉnh Đăk Nông

LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC GIáO DụC

NGHệ AN, NĂM 2013

Trang 2

Nguyễn Thị Oanh

Một số giải pháp phát triển đội ngũ Cán

bộ quản lý trờng tiểu học đạt chuẩn

Quốc gia tỉnh Đăk Nông

LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC GIáO DụC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hờng

NGHệ AN, NĂM 2013

Trang 3

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm

ơn các cô giáo, thầy giáo đã tận tình giảng dạy giúp đỡ tôi trong quá trình học tập; xin trân trọng cảm ơn PGS-TS Nguyễn Thị Hường đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đăk Nông; Ban Giám đốc, Lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Các phòng Giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Nông; Các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh các trường tiểu học đã động viên, tạo điều kiện về thời gian, trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài này.

Xin cảm ơn sự quan tâm, cổ vũ, chia sẻ của gia đình, anh em, bạn bè

đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, song tri thức về khoa học quản lý vô cùng rộng lớn, với năng lực thì có hạn, do đó, luận văn này chắc chắn còn những thiếu sót Tôi mong muốn nhận được sự góp ý bổ sung của quý thầy cô

và bạn bè đồng nghiệp để luận văn có được một phần đóng góp vào thực tế quản lý được tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Oanh

Trang 4

BCHTW: Ban chÊp hµnh Trung ¬ng

CB-GV-CNV: C¸n bé - Gi¸o viªn - C«ng nh©n viªnCBQL: C¸n bé qu¶n lý

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:……… 1

2 Mục đích nghiên cứu: 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3

4 Giả thuyết khoa học: 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

6 Phạm vi nghiên cứu: 4

7 Phương pháp nghiên cứu: 4

8 Đóng góp của luận văn: 4

9 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 8

1.3 Người cán bộ quản lý trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay 16

1.4 Một số vấn đề về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đạt chuẩn Quốc gia 33

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia 37

Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học tỉnh Đăk Nông 42

2.1 Khái quát về diều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình giáo dục tiểu học tỉnh Đăk Nông 42

2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông 51

2.3 Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông 60

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 62

Trang 6

3.1 Cơ sở, nguyên tắc xây dựng các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản

lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông 68

3.2 Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông 68

3.3 Tổ chức thực hiện các giải pháp 94

3.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 96

KẾT LUẬN 101

1 Kết luận 101

2 Kiến nghị 103

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chỉ thị số 40/2004/CT-TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Chấphành trung ương Đảng đã nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo vàCán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơcấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, taynghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và cóhiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực,đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước” [4;1]

Trong hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóaVIII), Ban chấp hành trung ương đã nhận định: Một trong những nguyên nhânchính gây nên tình trạng yếu kém của giáo dục trong những năm qua là độingũ Cán bộ quản lý yếu kém Vì vậy phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngtiểu học là một việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcnói chung và chất lượng giáo dục tiểu học nói riêng

Tư tưởng chủ đạo của Đảng đã được cụ thể hoá trong chiến lược pháttriển GD giai đoạn 2001–2010 của Chính phủ: Hoàn thiện cơ cấu hệ thốnggiáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá; phát triển mạng lướitrường phổ thông rộng khắp trên toàn quốc “Xây dựng trên mỗi địa bàn xã,phường hoặc ở nơi thưa dân thì cụm, xã, phường xây dựng ít nhất 1 trườngTiểu học và 1 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ cáctrường được xây dựng theo chuẩn Quốc gia lên tới 50% vào 2010”

Để tăng cường trách nhiệm và sự chủ động của Thủ trưởng đơn vịtrong quá trình thực thi nhiệm vụ, Chính phủ đã có Nghị định số 43/2006/NĐ-

CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, càng

Trang 8

khảng định vị thế, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung, độingũ cán bộ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục nói riêng trong quá trình tổ chứcthực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Như vậy, giáo dục Tiểu học có một vị trí rất quan trọng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Hiệu trưởng các trường Tiểu học quản lý trực tiếp mọihoạt động của nhà trường Vì vậy, cấp học Tiểu học muốn vững chắc trướchết những người làm công tác quản lý nhà trường phải có năng lực, có tinhthần trách nhiệm cao và đặc biệt phải là người quản lý giỏi Mục đích củacông tác quản lý là nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động nhàtrường, trong đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ cơ bản,đầu tiên của các nhà trường Công tác quản lý trường học nói chung, quản lýtrường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng cần phải xây dựng được mộtđội ngũ cán bộ quản lý có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, cótrình độ chuyên môn, có năng lực quản lý Việc xây dựng đội ngũ này ở tỉnhĐăk Nông trong những năm qua đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn chưa

đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, hợp lý về cơ cấu Vì vậy, việc đổimới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn quốcgia tỉnh Đăk Nông nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vàcông bằng giáo dục, để giáo dục tiểu học phù hợp với tình hình phát triểnkinh tế - xã hội ở tỉnh Đăk Nông, trở thành một vấn đề cấp thiết và quantrọng

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học đạtchuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông trong những năm qua đã đạt được một số kếtquả và có nhiều bước chuyển biến; song vẫn chưa đảm bảo về số lượng; chấtlượng; chưa đồng bộ về cơ cấu Ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đếncán bộ quản lý giáo dục đã có một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên việc đề

Trang 9

cập đến đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia còn ítcông trình nghiên cứu.

Riêng tỉnh Đăk Nông là tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Đăk Lăk năm

2004 đến nay nên chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc pháttriển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Xuất phát từnhững vấn đề nêu trên và đặc biệt công tác quản lý của các trường tiểu họcgiữ vị trí then chốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học Vì vậy,

chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “ Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải phápphát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh ĐăkNông,

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩnQuốc gia

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạtchuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông

4 Giả thuyết khoa học:

Đội ngũ CBQL trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông sẽđảm bảo về số lượng và chất lượng, nếu đề xuất và thực hiện được các giảipháp có tính khoa học và tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Trang 10

5.2 Khảo sát, phân tích thực trạng công tác phát triển trạng đội ngũ cán

bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông

5.3 Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngtiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông

6 Phạm vi nghiên cứu:

Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các giải phápphát triển đội ngũ cán bộ quản lý (Ban giám hiệu) 35 trường tiểu học đạtchuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Nhóm nghiên cứu phương pháp lý luận:

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập thông tin lý luận, khai thácnhững tri thức khoa học đã có trong những công trình khoa học, trong vănkiện Đảng và Nhà nước, những văn bản của ngành để xây dựng lý luân của

đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Nhóm phương pháp này gồm: Phương pháp điều tra; Phương pháp tổngkết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp khảo nghiệm nhằm xáclập cơ sở thực tiễn của đề tài

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý số liệu thu được

8 Đóng góp của luận văn:

8.1 Về mặt lý luân:

Phân tích và làm rõ khái niệm, nội dung của việc phát triển đội ngũ

CBQL các trường tiểu học.

8.2 Về mặt thực tiễn:

Trang 11

Phản ánh thực trạng của công tác phát triển đội ngũ CBQL các trườngtiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông.

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểuhọc đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, phụ lục và danhmục tham khảo Luận văn gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lýtrường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

Chương 2 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lýtrường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk Nông

Chương 3 Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trườngtiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh Đăk nông

Trang 12

Ở Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước đã có một số công trình , bàiviết của nhiều tác giả bàn về lý luận quản lý trường học và các hoạt độngquản lý nhà trường Cho đến nay đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu vềgiáo dục có giá trị, đáng lưu ý đó là: "Giáo trình khoa học quản lý" của PTSPhạm Trọng Mạnh (NXB ĐHQG Hà Nội đã có một số công trình, bài viết củanhiều tác giả bàn về lý năm 2001); "Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn

đề lý luận và thực tiễn" của Trung tâm Nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý(NXB thống kê Hà Nội năm 1999); "Tâm lý xã hội trong quản lý" của NgôCông Hoàn (NXB ĐHQG Hà Nội năm 2002); "Tập bài giảng lý luận đạicương về quản lý" của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chí và PGS TS Nguyễn Thị MỹLộc (Hà Nội 1998); "Tập bài giảng lớp CBQL phòng giáo dục và đào tạo" củaTrường CBQL giáo dục (Hà Nội 2000) Đây là những công trình khoa họcnghiên cứu hết sức công phu, có tính lí luận và thực tiễn cao, đã đóng góp vàoviệc nghiên cứu nâng cao chất lượng QLGD

Trang 13

Về lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chấtlượng đội ngũ CBQL cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiêm cứu như: tácgiả PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi, PGS.TS Phạm Minh Hùng, PGS.TS Thái VănThành khi nghiên cứu, các tác giả đều nêu lên các giải pháp chung của việcphát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL Từ những giải pháp chung,các tác giả đã nhấn mạnh vai trò quản lý của người CBQL trong việc thựchiện mục tiêu giáo dục Do tính chất nghề nghiệp mà công tác quản lý của độingũ CBQL các trường tiểu học nói chung, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gianói riêng có nội dung rất phong phú Ngoài việc quản lý hoạt động chuyênmôn, người CBQL còn phải quản lý công tác hành chính, quản lý tài chính,quản lý đội ngũ đặc biệt là công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốcgia.

Như vậy vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL từ lâu

đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Qua các công trình nghiên cứu của

họ, thấy một điểm chung đó là: Khẳng định vai trò quan trọng của việc pháttriển và nâng cao chất lượng CBQL trong việc nâng cao chất lượng dạy học ởcác cấp học, bậc học Đây cũng là một trong những tư tưởng mang tính chiếnlược về phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước ta

Đối với tỉnh Đăk Nông ngoài những chỉ thị, đề án, văn bản mang tínhchủ trương đường lối của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh, SởGiáo dục và Đào tạo, về việc tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng độingũ CBQL thì chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu giải pháp phát triểnđội ngũ cán bộ Quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Vậy làm thế nào

để phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia tỉnh ĐăkNông đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập Đây chính là vấn đề

mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu trong luận văn này Kết quả nghiên cứumột số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học đạt chuẩn Quốc

Trang 14

gia tại tỉnh Đăk Nông có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp mộtphần cơ sở khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đăk Nông nóichung và các trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng trong thời kỳ CNH

- HĐH và hội nhập quốc tế

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý

1.2.1.2 Đội ngũ, đội ngũ CBQL giáo dục

Đội ngũ: Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ngũ Ngày

nay, khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộngrãi như: Đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y, bác sĩ đềuxuất phát theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ, đó là: "khối đôngngười được tập hợp lại một cách chỉnh tề và được tổ chức thành lực lượngchiến đấu"

Theo nghĩa khác "Đó là một tập hợp, gồm số đông người cùng chứcnăng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng"[22]

Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau, nhưng đều có chungmột điểm, đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực

Trang 15

lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùngnghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định.

Từ các cách hiểu trên, chúng ta có thể nêu: Đội ngũ là một tập thể gồm

số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huythống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinhthần

Đội ngũ CBQL giáo dục: CBQLGD là những người có chức vụ, có vai

trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức thuộc hệ thống giáo dục NgườiCBQLGD là nhân vật có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lựckhác, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức giáo dục, để

tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra

Đội ngũ CBQLGD là một bộ phận rất quan trọng trong một tập thể sưphạm Đội ngũ CBQL trong một nhà trường là lực lượng chủ yếu để tổ chức,điều hành quá trình giáo dục trong nhà trường Chất lượng đào tạo của mộtnhà trường cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào sự điều hành, chỉ đạo của độingũ CBQL Theo điều 16 của Luật Giáo dục: "Đội ngũ CBQL giữ vai tròquan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục vìvậy CBQLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạođức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân”[44]

1.2.2 Phát triển, Phát triển đội ngũ CBQl

Phát triển là một thuật ngữ trở nên quen thuộc với các nhà lãnh đạo,

quản lý và được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều trong thời gian gần đây

Ví dụ, thuật ngữ “phát triển con người”, coi con người là trung tâm của sựphát triển Báo cáo phát triển con người đầu tiên của Chương trình phát triểncủa Liên hiệp quốc (năm 2001) đã định nghĩa, phát triển con người là “quátrình mở rộng sự lựa chọn cho con người Điều quan trọng nhất của phạm vilựa chọn rộng lớn đó là để con người sống một cuộc sống dài lâu và khỏe

Trang 16

mạnh, được giáo dục và được tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết cho mộtmức sống cao.

Ở góc độ triết học: về từ vựng, phát triển là một động từ, chỉ quá trìnhbiến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp; là quá trình tăng trưởng, lớn lên về số lượng vàbiến đổi về chất của một sự vật, một hiện tượng “Phát triển” nói lên xu thế đilên của sự vật và hiện tượng qua các giai đoạn khác nhau, từ khi bắt đầu đếnkhi kết thúc sự biến đổi Quá trình đó cũng chính là sự thay đổi về lượng dẫnđến sự thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng Nói cách khác, phát triển chỉmột khía cạnh của quy luật vận động, biến đổi của vật chất nói chung

Trái nghĩa với phát triển là suy thoái, chỉ quá trình suy yếu và sút kémdần, có tính chất kéo dài Ví dụ: “nền kinh tế trong tình trạng suy thoái”,

“giáo dục lâm vào suy thoái”, “quá trình suy thoái và tuyệt chủng của một sốsinh vật”, “cán bộ suy thoái, biến chất”, chế độ phong kiến lâm vào suythoái” Suy thoái chỉ một khía cạnh khác của quy luật vận động, biến đổi củavật chất Quá trình suy thoái, bị đào thải của một sự vật, hiện tượng, xét vềmặt triết học, là kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời chính là tiền đề cho

sự hình thành và phát triển của một sự vật, hiện tượng mới hoặc lặp lại mộtchu kỳ phát triển mới theo chiều xoáy ốc, ở mức độ cao hơn

Xây dựng và phát triển: Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ “phát

triển” được dùng kết hợp với thuật ngữ “xây dựng” thành cụm từ “xây dựng

và phát triển” để chỉ nội hàm “phát triển” nêu trên với ý nghĩa tương tự,nhưng có nét khác biệt Xây dựng là tạo ra một sự vật, hiện tượng nào đó theokhuôn mẫu và ý thức đã định; nó phản ánh công việc cần làm và cũng phảnánh trình độ của con người đã tạo ra sản phẩm đó theo ý chủ quan của mình.Động từ “xây dựng” có nhiều nghĩa Một trong các nghĩa của nó là: làm chohình thành một tổ chức hay một chỉnh thể xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa

Trang 17

theo một phương hướng nhất định Ví dụ: xây dựng gia đình, xây dựng chínhquyền, xây dựng đất nước, đều có ý nghĩa xuất phát ban đầu từ khái niệmxây dựng cụ thể như xây dựng nhà, đường xá và có thể bắt đầu từ chỗ chưa

có gì

Nhưng nếu dùng khái niệm “xây dựng đội ngũ cán bộ” thì không phải

bắt đầu xây dựng từ chỗ “chưa có gì”, mà đội ngũ cán bộ có được xây dựng từtập thể nào đó, từ con người cụ thể trong nhóm người Khi thực hiện việc bổnhiệm một CBQL giáo dục, phải lựa chọn trong số giáo viên có kinh nghiệm,

có thể đã kinh qua các chức vụ quản lý tổ chuyên môn hay quản lý, lãnh đạo

tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường Đối tượng đó, đương nhiên đã trảiqua quá trình phát triển tương đối về mọi mặt, và phát triển năng lực lãnh đạo,quản lý đến mức nổi trội được tập thể thừa nhận Sau khi được bổ nhiệm,người CBQL đó phải được bổ sung, hoàn thiện các năng lực cá nhân vềchuyên môn, về nghiệp vụ quản lý, về nhân cách Như vậy, nói “xây dựng”được đội ngũ cán bộ khác với việc “xây dựng” được một công tình kiến trúcnào đó Bởi vì, mỗi CBQL trước và sau khi được bổ nhiệm, đã và phải tiếptục được phát triển để hoàn thiện hơn

Tóm lại, khái niệm “phát triển” là quá trình tăng trưởng về số lượng và

biến đổi về chất của một sự vật, hiện tượng đã có, đã được xây dựng nhưngchưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, phải tiếp tục nâng cao để đạt mục tiêu nào đó

Dùng khái niệm “phát triển đội ngũ cán bộ” là nhấn mạnh đến sự phát

triển của đội ngũ đã có, đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy

đủ, phải tiếp tục nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Với ý nghĩa đó, trong luận văn này, khái niệm “phát triển” còn bao hàm

cả ý nghĩa “xây dựng” và ngược lại Nói cách khác, trong xây dựng có pháttriển và trong phát triển có xây dựng

Trang 18

1.2.3 Trường tiểu học, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

1.2.3.1 Trường Tiểu học

Nhà trường Tiểu học xuất hiện ở Việt Nam từ thời thuộc Pháp Trong giai

đoạn đầu của chế độ thuộc địa thực dân Pháp vẫn để nền giáo dục phong kiến nhohọc triều Nguyễn Đến năm 1917 thực dân Pháp ban hành bộ luật đầu tiên về giáodục Theo luật này, từ 1919 không còn các trường học chữ Hán và hoàn toàn bãi

bỏ các khoa thi Hương, thi Hội Từ đó hệ thống giáo dục Việt nam được phỏngtheo hệ thống giáo dục của pháp, tức là mở nhiều trường sơ học

Cách mạng tháng 8 (1945) thắng lợi, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà

ra đời, mở ra một kỷ nguyên độc lập, xây dựng chính quyền nhân dân Ngay saukhi cách mạng thành công, Chính phủ cách mạng lâm thời và chủ tịch Hồ ChíMinh đã tuyên bố “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” phải mở chiến dịch xoánạn mù chữ, thanh toán tình hình 95% đồng bào bị mù chữ; đồng thời có nhữngchủ trương cải tổ các ngành học, cấp học, xây dựng một nền giáo dục dân chủnhân dân, theo 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng

Năm 1950, Hội đồng Chính phủ thông qua quyết định cải cách giáo dụclần thứ nhất, đặt mục tiêu nâng cao dân trí, xác định nền giáo dục của dân, dodân, vì dân, đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động tương lai Khi đótrường phổ thông 9 năm, gồm 3 cấp học:

Trang 19

- Cấp I: 4 năm từ lớp 1 đến lớp 4

- Cấp II: 3 năm từ lớp 5 đến lớp7

- Cấp III: 3 năm, từ lớp 8 đến lớp 10 Sau khi hoà bình lập lại, thống nhất đất nước, giáo dục thực hiện cải cáchlần thứ 3 Theo cuộc cải cách giáo dục lần này, hệ thống giáo dục phổ thônggồm 12 năm Học sinh bắt đầu đi học từ 6 tuổi

Năm học 1981-1982 không có lớp vỡ lòng và lần lượt mỗi năm cải cáchmột lớp Đến năm học 1989 - 1990, các trường phổ thông trên toàn quốc đềuthực hiện 9 năm (từ lớp 1- lớp 9 gọi là PTCS)

Tháng 8 năm 1991, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua luật phổ cập giáo dục Tiểu học Đây là bộ luật đầu tiên về Giáo dục

ở Việt Nam Theo luật này, cấp I; từ lớp 1 đến lớp 5 được tách khỏi PTCS vàđược gọi là bậc Tiểu học, bậc học bắt buộc

Như vậy trường Tiểu học là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thôngtrong hệ thống giáo dục quốc dân Cấp Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầurất cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên cấp học trên, hình thànhnhững cơ sở ban đầu về nhân cách cho HS Tiểu học

1.2.3.2 Khái niệm chuẩn

- Theo từ điển Tiếng việt (2000) [53,148]: Chuẩn là cái được chọn làm

căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm cho đúng

- Chuẩn quốc gia là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo

đó mà làm cho đúng, do nhà nước quy định bằng pháp luật

1.2.3.3 Trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia

Đây là khái niệm mới, xuất hiện sau khi Nghị quyết hội nghị lần thứ 2Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược pháttriển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đề ranhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đào tạo; trong đó việc xây dựng và ban hành

Trang 20

chuẩn quốc gia về các trường học, đảm bảo diện tích đất đai về sân chơi, bãitập cho các trường theo đúng quy định của nhà nước.

Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia được hình thành dựa trên cơ sở kếthừa và phát triển những yếu tố tích cực của trường Tiểu học ở giai đoạntrước đó đồng thời bổ sung những yếu tố mới để hình thành một trường Tiểuhọc hoàn chỉnh theo mô hình thiết kế được xác định với 5 tiêu chuẩn theoQuyết định 1366 QĐ/BGD&ĐT ngày 26/04/1997 “về việc ban hành Quy chếcông nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000” Từ năm

2005, khái niệm “trường Tiểu học đạt CQG mức độ 1 và mức độ 2” mới xuấthiện sau khi Bộ GD&ĐT ra Quyết định 32 QĐ/BGD&ĐT ngày 24/10/2005

“về việc ban hành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia” vàhiện nay là Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 “về việc banhành Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia” Các quy chếnày đã quy định chi tiết về 5 tiêu chuẩn để đánh giá một trường TH đạt CQG

Có thể nói 5 tiêu chuẩn xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia kếtthành giải pháp tổng thể tạo điều kiện tốt nhất cho trường Tiểu học thực hiệnđầy đủ mục tiêu và kế hoạch giáo dục Tiểu học, phát triển đúng hướng theođịnh hướng chiến lược của Đảng Từ đây ý tưởng về “trường ra trường, lớp ralớp; thầy ra thầy, trò ra trò” đã được hiện thực hoá bằng khái niệm mới đó làtrường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia Có thể nói, trường Tiểu học đạt CQG là

mô hình trường học chứa những nhân tố đảm bảo về chất lượng giáo dục toàndiện Những nhân tố này cũng chính là 5 tiêu chuẩn cụ thể mà các trường phảiđạt:

Tóm lại: Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cả một quá trình; cótrường đạt sớm, có trường đạt muộn, tuỳ theo sự nỗ lực Nhưng chuẩn ở đâykhông phải là sự đòi hỏi giống nhau về khuôn mẫu mà là điều kiện để dạy vàhọc tốt [16,15 ]

Trang 21

Ta có thể xem trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là đạt cácyêu cầu tối thiểu và là bước quá độ Bởi lẽ, trong điều kiện hoàn cảnh còn khókhăn như hiện nay thì việc chia mức độ công nhận trường Tiểu học đạt chuẩnquốc gia làm 2 mức độ là rất phù hợp và tạo đà cho các nhà trường phấn đấu;bởi vì, nếu các trường phải đi một chặng đường quá dài, mà không có kết quảcũng dễ nản lòng.

“Quy chế công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia” (Ban hành kèmtheoThông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng BộGD&ĐT) quy định các mức độ công nhận trường TH đạt CQG như sau:Trường Tiểu học đạt CQG được chia làm 2 mức độ: mức độ 1 và mức độ 2.Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 hay mức độ 2 về cơ bảngiống nhau; đều phải đạt 5 tiêu chuẩn cụ thể như sau:

+ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

+ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên và học sinh

+ Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

+ Tiêu chuẩn 4:Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

+ Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.

Tuy nhiên yêu cầu ở từng mức độ công nhận có khác nhau và ở mức

độ 2 yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn nhằm đáp ứng với trình độ phát triển của

trường Tiểu học ở các nước tiên tiến và trên thế giới

1.2.4 Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

Trang 22

Theo Nguyễn Văn Đạm trong tác phẩm Từ điển Tiếng Việt tường giải

và liên tưởng năm 2004 thì “Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩa có hệ thốngcùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục mộtkhó khăn”

Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằmthay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định ,tựu trưng lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càng thích hợp,càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra.Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựa trên những cơ

sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

1.2.4.1 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học

đạt chuẩn Quốc gia

Giải pháp phát triển là hệ thống cách thức tổ chức, điều khiển hoạtđộng của một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những mụcđích và nhiệm vụ chung

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩnQuốc gia thực chất là đưa ra cách thức tổ chức, điều khiển để có hiệu quả hơndựa trên bản chất, chức năng, yêu cầu nhiệm vụ của quản lý

1.3 Người CBQL trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay

1.3.1 Vị trí, vai trò của người cán bộ quản lý trường tiểu học

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII)

đã nêu rõ: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liềnvới vận mệnh của Đảng, của Đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trongcông tác xây dựng Đảng" và "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩmchất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng bộ máy nhà nước" [20].Quanđiểm đó nói lên vai trò rất quan trọng và then chốt của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức đối với việc xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch

Trang 23

vững mạnh; vừa đặt ra yêu cầu trách nhiệm cao cho đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi của sựnghiệp cách mạng.

CBQLGD là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng vàNhà nước Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũCBQLGD nói riêng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành

Thời gian qua công tác giáo dục và đào tạo của nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn Nhưng hiện nay sự nghiệp giáo dục và đào tạo đangđứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh, quy mô lớn với việc gấprút nâng cao chất lượng trong khả năng điều kiện còn hạn chế Nghị quyết hộinghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nêu "nhữngthành tựu đạt được của giáo dục và đào tạo và những yếu kém về quản lý đãlàm cho những mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt" Đồng thời Nghị quyết cũngnêu: "Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nângcao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo là một trong những giảipháp chủ yếu cho phát triển giáo dục và đào tạo" [29;3]

Quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chochúng ta nhận thức: có nhân tố vật lực, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịcho nhà trường, có đội ngũ giáo viên đầy đủ Nhưng nếu người CBQL yếukém thì các nhân tố trên không thể phát triển được

CBQL yếu kém là một trong những nguyên nhân chính gây nên tìnhtrạng yếu kém của giáo dục Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũCBQL mới, giỏi, đa năng là việc làm cần thiết, lâu dài của toàn ngành giáodục và các cấp Nâng cao chất lượng CBQL trường học nói chung và trườngtiểu họcđạt chuẩn Quốc gia nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhàtrường trong thế kỷ XXI là điều kiện cần và đủ để phát triển nhà trường Độingũ CBQL cần đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực

Trang 24

ngang tầm nhiệm vụ, CBQL cần được chuẩn hoá CBQL giỏi phải được coi làmột trong những tiêu chí hàng đầu để xây dựng một nhà trường mạnh toàndiện

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học nền tảng có ýnghĩa hết sức quan trọng Nó là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sởban đầu cho việc đào tạo trẻ em trở thành những người công dân tốt cho đấtnước Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học là một việc làm quantrọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáodục tiểu học nói riêng

Thường xuyên khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL nói chung

và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng là một công việc rất quan trọng đểxây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL

Tóm lại, trong tình hình hiện nay việc phát triển đội ngũ CBQL nóichung và đội ngũ CBQL trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng là mộttrong những yêu cầu cấp thiết, vấn đề được Đảng, Nhà nước xác định lànhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh tiến trình đổi mới và rút ngắn khoảng cách

về trình độ phát triển giáo dục trong mối tương quan so sánh với các nướctrong khu vực và trên thế giới CBQL trường tiểu học là người đại diện choNhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính,chuyên môn trong trường, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân

tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường tiểu học theo đường lốigiáo dục của Đảng Vì vậy cần phải được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống

1.3.2 Chức năng , nhiệm vụ của người cán bộ quản lý trường tiểu học

a Hiệu trưởng:

1 Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản

lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng do Chủtịch UBND cấp Quận bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận

Trang 25

đối với trường tiểu học tư thục (Dân lập) theo đề nghị của Trưởng phòng giáodục và đào tạo Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hếtnhiệm kỳ, Hiệu trưởng được luân chuyển đến một trường khác hoặc theo yêucầu điều động Hiệu trưởng tiểu học chỉ được giao quản lý một trường tiểuhọc.

Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng trường tiểu học được cấp có thẩm quyềnđánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhàtrường [6]

2 Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểuhọc phải là giáo viên có thời gian dạy học ít nhất 3 năm ở cấp tiểu học, đãhoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, có uy tín về phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lýtrường học và có sức khoẻ Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc,người được bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng có thể có thời gian dạy học

ít hơn theo quy định

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quảthực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấntrong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên của Hộiđồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyểndụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhânviên theo quy định;

d) Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàichính, tài sản của nhà trường;

Trang 26

đ) Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật,phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổchức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinhtrong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

g) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chứcchính trị, xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáodục;

h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đốivới cộng đồng"

b Phó Hiệu trưởng:

1 Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu tráchnhiệm trước Hiệu trưởng, do Chủ tịch UBND cấp Quận bổ nhiệm đối với trườngcông lập, công nhận đối với trường tư thục (Dân lập) theo đề nghị của Trưởngphòng giáo dục và đào tạo

2 Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trườngtiểu học phải là giáo viên có thời gian dạy học ít nhất 2 năm ở cấp tiểu học, có

uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; cónăng lực quản lý trường học và có sức khoẻ Trường hợp do yêu cầu đặc biệtcủa công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng có thể

có thời gian dạy học ít hơn theo quy định

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng:

a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

Trang 27

c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụcấp và các chính sách ưu đãi theo quy định"[44].

c Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế

độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về các hoạt độngtrong trường học Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng chịutrách nhiệm trước Hiệu trưởng những việc được phân công Tuy vậy, PhóHiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trước Đảng và Nhà nướctrong công việc của mình Do đó, Hiệu trưởng phải có phân công công việccho Phó Hiệu trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết địnhkịp thời không để những hiện tượng giao khoán thiếu trách nhiệm

1.3.3 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

* Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người cán bộ quản lýtrường tiểu học:

Lĩnh vực 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1.1 Ý thức, bản lĩnh chính trị trong việc bảo vệ nghị quyết, quan điểm,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với nhiệm vụxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Ý thức, bản lĩnh trong việc đấu tranh bảo vệ nghị quyết, quan điểm,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương củangành; tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đấtnước, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặphoạn nạn trong cuộc sống;

b) Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoànthành nhiệm vụ;

Trang 28

c) Qua hoạt động dạy học và quản lí các hoạt động dạy học, giáo dụchọc sinh biết yêu thương và kính trọng ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi; giữ gìntruyền thống tốt đẹp của người Việt Nam; nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự

do, lòng tự hào dân tộc, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;

d) Tham gia học tập, nghiên cứu và tổ chức cho cán bộ, giáo viên họctập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhànước

1.2 Chấp hành Pháp luật, chính sách của Nhà nước Bao gồm các tiêuchí sau:

a) Chấp hành và vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinhchấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật, chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước;

b) Thực hiện và vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinhthực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương;

c) Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật vàgiữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng;

d) Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, các quy định của địa phương

1.3 Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật laođộng Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Chấp hành và vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinhchấp hành các quy chế, quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải phápthực hiện;

b) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia đóng góp xây dựng vànghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường;

Trang 29

c) Thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phâncông; cải tiến công tác quản lý cán bộ, giáo viên và học sinh trong các hoạtđộng giảng dạy và giáo dục;

d) Quản lý tốt ngày, giờ công của cán bộ, giáo viên; chịu trách nhiệmtrước tập thể và cấp trên về chất lượng giảng dạy và giáo dục của đơn vị hoặckhối lớp, lĩnh vực được phân công

1.4 Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhàgiáo, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấuvươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh vàcộng đồng Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhàgiáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân dân và họcsinh; luôn bình tĩnh, tự chủ trong mọi tình huống;

b) Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; được đồng nghiệp,nhân dân và học sinh tín nhiệm;

c) Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống,trong giảng dạy và giáo dục; nói đi đôi với làm; thực hiện nghiệm túc cuộcvận động "hai không" do Bộ giáo dục và đào tạo phát động;

d) Ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lí luậnchính trị; có các biện pháp cụ thể để giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất,trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, năng lực giảngdạy, giáo dục cho cán bộ, giáo viên; thường xuyên rèn luyện sức khỏe

1.5 Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp;phục vụ nhân dân và học sinh Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, giáo dục; đánh giá cán

bộ, giáo viên, học sinh và trong quy trình thực hiện nhiệm vụ được phâncông;

Trang 30

b) Đoàn kết, khiêm tốn, tôn trọng mọi người; cộng đồng trách nhiệm,

có tinh thần giúp đỡ, chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong các hoạt độngchuyên môn, nghiệp vụ;

c) Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chínhđáng của cha mẹ học sinh;

d) Hết lòng vì công việc, với tinh thần trách nhiệm và lương tâm củamột nhà giáo, nhà quản lí giáo dục

Lĩnh vực 2 Kiến thức

2.1 Kiến thức cơ bản Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáokhoa của các môn học;

b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiếnthức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, quản lí đối với tất cảcác môn học; so sánh, đối chiếu, nhận biết sự phù hợp hoặc chưa phù hợpgiữa chương trình học tập với mục tiêu của nhà trường;

c) Nắm được mục đích yêu cầu trong mỗi bài dạy, tiết dạy để quản límột cách cụ thể, sát thực, có chất lượng; thực hiện phương châm Hiệu trưởng,Phó Hiệu trưởng quản lí tới từng tiết dạy của giáo viên;

d) Có khả năng hướng dẫn, tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng caokiến thức chuyên sâu về một số môn học; chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi,giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức cho giáoviên; xác định nhu cầu cho những chương trình đặc biệt cần thiết cho học sinhđịa phương

2.2 Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dụchọc tiểu học Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinhkhuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó

Trang 31

để chỉ đạo các hoạt động giảng dạy và giáo dục phù hợp với đối tượng họcsinh;

b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó

để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phùhợp với đặc điểm học sinh tiểu học;

c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phươngpháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mĩ, thể chất và các hình thức tổ chứcdạy học trên lớp;

d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả

2.3 Kiến thức về kiểm tra nội bộ trường học; kiểm tra, đánh giá hoạtđộng lao động sư phạm của giáo viên; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rènluyện của học sinh Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lýluận của việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động giáo dục và dạy học ởbậc tiểu học;

b) Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập, nghiên cứu các quyđịnh về nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình tổ chức đánh giá cán bộcông chức; đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên; kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới;

c) Quản lý cán bộ, giáo viên thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá theochuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinhchính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định;

d) Có khả năng soạn và kiểm duyệt được các đề kiểm tra của giáo viêntheo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học vàphù hợp với các đối tượng học sinh

Trang 32

2.4 Kiến thức về chính trị, xã hội và nhân văn; chuyên môn nghiệpvụ; quản lý trường học; kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệthông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Thực hiện bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp

vụ đúng với quy định;

b) Cập nhập kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, giáo dụcmôi trường, giáo dục kỹ năng sống, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế họcđường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội;

c) Biết và hướng dẫn cán bộ, giáo viên sử dụng được một số phươngtiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáodục như: LCD, DVD, projector, Internet ;

d) Có hiểu biết về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (đối với địabàn công tác có người dân tộc); biết vận dụng công nghệ thông tin, truyềnthông vào công tác quản lý và dạy học, đưa giáo án điện tử vào giảng dạytrong nhà trường; có sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo chuyên đề nâng caochất lượng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc quản lý trường học

2.5 Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội của tỉnh, huyện, xã nơi công tác Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Quản lý cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồidưỡng hoặc thông tin kịp thời về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

và các nghị quyết của địa phương;

b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểuhọc của địa phương để xây dựng kế hoạch phù hợp;

c) Xác định được ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập

và rèn luyện đạo đức học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong quản

lý các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh;

Trang 33

d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hóa,

lễ hội truyền thống của địa phương

2.6 Kiến thức về quản lý trường học Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vềphát triển KT - XH, phát triển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nóiriêng để vận dụng trong công tác;

b) Hiểu biết về công tác QLNN đối với giáo dục: quản lý hành chính,tài chính, tài sản; nắm được các kiến thức về tổ chức bộ máy của nhà trườngtrong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác dân chủ hóa trong trường học; xâydựng trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia; trường học thân thiện, học sinh tíchcực ;

c) Hiểu biết về quản lý quá trình dạy học và giáo dục; quản lý các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp; kiểm tra nội bộ trường học, đánh giá hoạt động laođộng sư phạm của giáo viên; kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục củahọc sinh;

d) Hiểu biết về công tác xã hội hóa GD, công tác tham mưu, huy độngcộng đồng tham gia vào công tác giáo dục; phối kết hợp các tổ chức đoàn thểtrong trường, ngoài xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục; xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh, an toàn và hiệu quả

Lĩnh vực 3 Kỹ năng quản lý

3.1 Xác định tầm nhìn và xây dựng kế hoạch phát triển của đơn vị; lập

kế hoạch chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục; hướng dẫn giáo viên soạngiáo án theo hướng đổi mới Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Xác định được tầm nhìn và xây dựng kế hoạch phát triển của đơn vị:biết đánh giá thực trạng và khả năng phát triển của nhà trường, xác định đượcnhững khó khăn, thách thức hay những cơ hội để xây dựng các phương ánloại bỏ khó khăn, thách thức hay tận dụng cơ hội để phát triển đơn vị;

Trang 34

b) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục chotừng năm học trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạophù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; lập kếhoạch tháng, tuần một cách cụ thể, sát với tình hình thực tế dạy học, giáo dục;xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học, hợp lí;

c) Hướng dẫn tổ chuyên môn, các bộ phận xây dựng kế hoạch hoạtđộng cho tổ, khối hoặc cho bộ phận của mình một cách cụ thể, sát hợp; hướngdẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch bộ môn, kế hoạch họctập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch hoạt độngĐội - Sao, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phù hợp vớihoạt động trong từng lĩnh vực công tác;

d) Hướng dẫn và quản lý giáo viên soạn giáo án theo hướng đổi mới,thể hiện rõ các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò;

3.2 Quản lý các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năngđộng, sáng tạo của học sinh Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Quản lý giáo viên lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạyhọc theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong học tập của học sinh;làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo

sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn cách học và tự học cho học sinh;

b) Nội dung, phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng và pháthuy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cáchcẩn thận, đúng thực chất để giúp học sinh học tập tiến bộ;

c) Quản lý giáo viên sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả; biếtkhai thác các điều kiện sẵn có để phục vụ giờ dạy, hoặc ứng dụng các phầnmềm dạy học, làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao; những nơi có điềukiện từng bước đưa giáo án điện tử vào giảng dạy ở một số môn học;

Trang 35

d) Yêu cầu giáo viên viết đúng mẫu chữ quy định; hướng dẫn học sinhgiữ vỡ sạch và viết chữ đẹp; xây dựng phong cách mô phạm, chuẩn mực tronggiảng dạy, giao tiếp.

3.3 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp; phối kết hợp vớicha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, xã hội để tăng cường công tácXHHGD Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Phối hợp với UBND xã, phường đề ra các chủ trương, định hướngphát triển giáo dục của địa phương nói chung và của đơn vị nói riêng;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp;các hoạt động văn nghệ, TDTT, hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ,giáo viên và học sinh; tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng; đưa ra nhữngbiện pháp cụ thể để phát triển năng lực, năng khiếu của học sinh và thực hiệngiáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;

c) Phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị,

xã hội: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Khuyến học,Hội Giáo chức, để làm tốt công tác huy động, quản lý và giáo dục học sinh;làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài cho giáo viên và học sinh;

d) Tổ chức các buổi ngoại khóa, hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tậpthể thích hợp; phối hợp với giáo viên, Tổng phụ trách, tạo điều kiện để ĐộiThiếu niên, Sao Nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản

3.4 Thực hiện thông tin 2 chiều trong quản lý chất lượng giáo dục;hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa mang tính giáo dục Bao gồm cáctiêu chí sau:

a) Trao đổi góp ý với giáo viên về tình hình giảng dạy, giáo dục và traođổi các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau mỗi học kỳ;

Trang 36

b) Dự giờ giáo viên, tổ chức thao giảng, hội giảng cho giáo viên ởtrường, cụm trường, hoặc xã- phường; định hướng nội dung và quản lý chấtlượng sinh hoạt tổ chuyên môn;

c) Thực hiện chế độ tiếp dân, họp phụ huynh đúng quy định, có sổ liênlạc thông báo kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh; lắng nghe và cùngphụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;

d) Hướng dẫn giáo viên tổng kết, viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học,giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, học sinh, cộng đồng luôn giữ đúng phongcách người thầy giáo

3.5 Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ nhà trường Baogồm các tiêu chí sau:

a) Lưu trữ và quản lý đầy đủ hồ sơ về cán bộ giáo viên: hồ sơ thi đua;đánh giá, xếp loại hàng năm; đề bạt, thuyên chuyển, nâng lương; hồ sơ kiểmtra hoạt động sư phạm giáo viên; các hồ sơ liên quan đến giáo viên;

b) Lưu trữ và quản lý hồ sơ chuyên môn nhà trường: kế hoạch, báo cáotổng kết hàng năm; các đề thi, bài kiểm tra học sinh theo quy định; hồ sơ phổcập; học sinh chuyển đi, chuyển đến; học bạ, sổ điểm học sinh; sổ theo dõihọc sinh hoàn thành bậc tiểu học, ;

c) Lưu trữ và quản lý hồ sơ hành chính (công văn đi, đến, các quyếtđịnh quản lí, ); quản lý hồ sơ tài chính, CSVC, tài sản của nhà trường;

d) Sắp xếp các loại hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị

sử dụng cao; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả, khoa học cácloại hồ sơ, sổ sách và các cơ sở dữ liệu của nhà trường;

3.6 Công tác phân công, bố trí cán bộ giáo viên; quản lý hành chính;tài chính; CSVC, tài sản, thiết bị và các mối quan hệ của nhà trường với cộngđồng Bao gồm các tiêu chí sau:

Trang 37

a) Sử dụng, bố trí cán bộ, giáo viên hợp lý, phát huy tối đa năng lực, sởtrường của mỗi cán bộ, giáo viên; chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nângcao kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; coi trọng sự cố gắngcủa mỗi cá nhân; quan tâm chú trọng công tác thi đua khen thưởng và xâydựng các điển hình tiên tiến, tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ, giáo viên pháttriển và tự khẳng định mình; giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách chongười lao động;

b) Xây dựng kỉ cương, nề nếp đơn vị: thực hiện quy chế dân chủ, xâydựng nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị, quy chế phối hợp hoạt động giữanhà trường với các đoàn thể; thiết lập và duy trì bầu không khí làm việc tíchcực; xây dựng phong cách làm việc khoa học, hiệu quả, chính xác và đúngthời gian;

c) Thực hiện đúng nguyên tắc thu, chi tài chính; công khai việc sử dụngcác nguồn quỹ, đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học; thựchiện chống tham nhũng, lãng phí; khai thác hiệu quả CSVC, thiết bị dạy họchiện có, phát huy phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong đơn vị;

d) Quan tâm tới việc đầu tư, xây dựng, tôn tạo khuôn viên trường lớp;xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp; hưởng ứng tích cực phong trào "xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; xây dựng cơ chế huy độngcộng đồng tham gia xây dựng nhà trường

Ngoài những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người cán bộquản lý trường tiểu học nói chung thì đối với người CBQL trường tiểu hoc đạtchuẩn Quốc gia cần phải:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

+ Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnhphúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Gương mẫu chấphành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Trang 38

quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; Tích cực tham gia cáchoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; Tổ chứcthực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thựchành tiết kiệm.

+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâmvới nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; Hoàn thànhnhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thựchiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhàtrường; Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi;Được tập thể cán bộ,giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tậpthể sư phạm nhà trường

+ Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dântộc và môi trường giáo dục; Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, baodung; Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm; Thân thiện, thương yêu, tôntrọng và đối xử công bằng với học sinh; Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng,bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên;Hợp tác và tôn trọng cha

mẹ học sinh; Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội tronggiáo dục học sinh

- Kiến thức:

+ Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáodục đối với giáo viên tiểu học; Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ởtiểu học; Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệuquả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địaphương;Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liênquan đến giáo dục tiểu học

+ Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáodục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; Có khả

Trang 39

năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmcủa giáo dục tiểu học; Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụngngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý vàgiáo dục

- Kỹ năng quản lý:

+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quyđịnh; Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lýtrong lãnh đạo, quản lý nhà trường

+ Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựngquy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường; Xây dựng và tổ chức thực hiệnquy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; Xây dựng và tổ chứcthực hiện đầy đủ kế hoạch năm học

+ Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lýtheo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảmbảo chất lượng giáo dục; Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khenthưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên,nhân viên theo quy định; Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xâydựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và nănglực để thực hiện mục tiêu giáo dục

1.4 Một số vấn đề về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

CBQLGD là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng vàNhà nước Việc phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQLGD nóiriêng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành

Trang 40

Thời gian qua công tác giáo dục và đào tạo của nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn Nhưng hiện nay sự nghiệp giáo dục và đào tạo đangđứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh, quy mô lớn với việc gấprút nâng cao chất lượng trong khả năng điều kiện còn hạn chế Nghị quyết hộinghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nêu "nhữngthành tựu đạt được của giáo dục và đào tạo và những yếu kém về quản lý đãlàm cho những mâu thuẫn đó càng thêm gay gắt" Đồng thời Nghị quyết cũngnêu: "Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nângcao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo là một trong những giảipháp chủ yếu cho phát triển giáo dục và đào tạo" [29;10]

Quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chochúng ta nhận thức: có nhân tố vật lực, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịcho nhà trường, có đội ngũ giáo viên đầy đủ Nhưng nếu người CBQL yếukém thì các nhân tố trên không thể phát triển được

CBQL yếu kém là một trong những nguyên nhân chính gây nên tìnhtrạng yếu kém của giáo dục Việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL mới,giỏi, đa năng là việc làm cần thiết, lâu dài của toàn ngành giáo dục và các cấp.Phát triển CBQL trường học nói chung và trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gianói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà trường trong thế kỷ XXI làđiều kiện cần và đủ để phát triển nhà trường Đội ngũ CBQL cần đủ số lượng,đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, CBQL cầnđược chuẩn hoá CBQL giỏi phải được coi là một trong những tiêu chí hàngđầu để xây dựng một nhà trường mạnh toàn diện

Tóm lại, trong tình hình hiện nay việc phát triển đội ngũ CBQL nóichung và đội ngũ CBQL trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nói riêng là mộttrong những yêu cầu cấp thiết, vấn đề được Đảng, Nhà nước xác định lànhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh tiến trình đổi mới và rút ngắn khoảng cách

Ngày đăng: 06/11/2015, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Hồ Chí Minh Toàn tập; NXB Chính trị quốc gia; HN 2002; tập 5 tr.269 Sách, tạp chí
Tiêu đề: oàn tập
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia; HN 2002; tập 5tr.269
26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. Hà Sĩ Hồ (1997), “Cần thực sự coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD”, tạp chí Nghiên cứu giáo dục (số 5/2007), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần thực sự coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡngCBQLGD
Tác giả: Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. Hà Sĩ Hồ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, tài liệu về nghị quyết và các văn bản kết luận của Hội nghị Trung ương 9, khóa X. NXB Chính trị Quốc gia Khác
2. Báo cáo của BCH TW Đảng khóa IX, về các văn kiện Đại hội X của Đảng Khác
3. Báo cáo Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011 – 2015 Khác
4. Ban Bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng, Hà Nội Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003,) Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học, Hà Nội Khác
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 14/2011/TT-BGD&ĐT Quy định về đánh Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học Khác
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Thông tư 14/2007/TT-BGD&ĐT Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Khác
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 59/2012/TT-BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Khác
10. Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm quyết định số 51 ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng GD&ĐT, NXB Giáo dục Hà Nội Khác
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002)Chiến lược phát triển Giáo duc và Đào tạo 2001-2010 , NXB Giáo duc, Hà Nội Khác
12. Đặng Quốc Bảo (2002), Một số vấn đề về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội Khác
13. Đặng Quốc Bảo, Chức năng nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học. HN 2001 Khác
14. Nguyễn Văn Bình – Tổng chủ biên (1999), Khoa học tổ chức và quản lý Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
15. Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
16. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011) Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, (Ban hành kèm quyết định phê duyệt của Thủ Tướng CP số 711/QĐ TTg ngày 13/06/2012) Hà Nội Khác
17. Chiến lược phát triển GD Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được thủ tướng phê duyệt Khác
18. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, trường CBQL GD&ĐT – Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w