1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường Mầm non quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

112 2,6K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 1.1: Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo Bảng 2.1: Bản đồ địa giới hành chánh quận 5 Bảng 2.2: Quy mô phát triển trường lớp, học sinh các năm Bảng 2.3: Kết quả chăm s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hường

NGHỆ AN, 2013

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp của luận văn 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 11

1.2.1.1 Quản lý 11

1.2.1.2 Quản lý giáo dục 13

1.2.1.3 Quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non 14

1.2.2 Vui chơi, hoạt động vui chơi 15

1.2.3 Quản lý tổ chức hoạt động vui chơi 17

1.2.4 Biện pháp, biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi 19

1.3 Một số vấn đề về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non 19

1.3.1 Vai trò hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ MN 19

1.3.2 Bản chất hoạt động vui chơi của trẻ mầm non 23

Trang 3

1.3.3 Các loại trò chơi của trẻ mầm non 24

1.3.4 Nội dung và phương pháp tổ chức HĐVC cho trẻ mầm non 28

1.3.4.1 Nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non 28

1.3.4.2 Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non 29

1.4 Quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non 30

1.4.1 Quản lý mục tiêu của tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MN 30

1.4.2 Quản lý việc lập kế hoạch tổ chức HĐVC cho trẻ mầm non 31

1.4.3 Quản lý quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 32

1.4.4 Kiểm tra đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MN 32

Kết luận chương 1 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát về điều kiện và tình hình giáo dục mầm non tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 35

2.2 Thực trạng việc tổ chức hoạt động vui chơi và quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 45

2.2.1 Khái quát về quá trình khảo sát 45

2.2.2 Kết quả khảo sát 46

2.2.2.1 Thực trạng việc tổ chức HĐVC cho trẻ ở các trường MN 46

2.2.2.2 Thực trạng quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 52

2.2.3 Đánh giá chung thực trạng về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 58

Kết luận chương 2 62

Trang 4

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 64 3.2 Một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non quận 5, thành phố Hồ Chí Minh 65

3.2.1 Nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chứchoạt động vui chơi cho trẻ 663.2.2 Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vuichơi cho trẻ 693.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động vuichơi cho trẻ 723.2.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thay đổi dần trang thiết bị khôngphù hợp 743.2.5 Đổi mới phương thức quản lý đối với tổ chức hoạt động vui chơicho trẻ ở trường mầm non 78

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80 Kết luận chương 3 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….90 PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TRONG LUẬN VĂN

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo

Bảng 2.1: Bản đồ địa giới hành chánh quận 5

Bảng 2.2: Quy mô phát triển trường lớp, học sinh các năm

Bảng 2.3: Kết quả chăm sóc trẻ năm học 2012 – 2013

Bảng 2.4: Đánh giá mức độ chất lượng về tổ chức HĐVC cho trẻ ở

các trường mầm nonBảng 2.5: Tổng hợp điều kiện tổ chức HĐVC của trẻ ở các trườngBảng 2.6: Kết quả giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức HĐVC cho

trẻBảng 2.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá của Ban giám hiệu về khảo sát

việc quản lý chương trình GDMN của hiệu trưởngBảng 2.8: Tổng hợp ý kiến của CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo

viên, phụ huynh học sinhBảng 2.9: Tổng hợp ý kiến của tổ trưởng chuyên môn về hiệu trưởng

quản lý hế hoạch tổ chức HĐVCBảng 2.10: Trình độ chuyên môn của CBQL, GV

Bảng 2.11: Thâm niên trong công tác GDMN

Bảng 2.12: Thâm niên công tác quản lý

Bảng 2.13: Thâm niên làm hiệu trưởng

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đẩy mạnh việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước trong chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ giảng dạy, nghiên cứu khoa học

và quản lý Phát triển nhanh và bền vững về giáo dục là góp phần đưa con

người vào vị trí trung tâm của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta,giáo dục tạo cơ hội giúp cho mọi người phát huy được tài năng, trí tuệ, sởtrường, năng lực của mình, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởngthành quả của quá trình đổi mới toàn diện nước ta mà Đảng đang thực hiện

Sự thay đổi của ngành giáo dục trước hết là phải tăng cường quản lýgiáo dục (QLGD) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diệnngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải có chiến lược, sáchlược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại Muốnthực hiện tốt công tác QLGD, giải pháp chiến lược nâng cao chính là đổi mớiQLGD từ Trung ương đến cơ sở

Trường Mầm non (MN) là đơn vị cơ sở của ngành Giáo dục Mầm non(GDMN) trong hệ thống giáo dục quốc dân, đảm nhận việc chăm sóc nuôidưỡng và giáo dục trẻ em, nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị chotrẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý,năng lực, phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phùhợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đạtnền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [7,tr.1]

Để đạt được mục tiêu chung đó, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầmnon phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 8

theo lứa tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) ban hành, dưới sự chỉđạo chuyên môn cụ thể của Phòng mầm non – Sở giáo dục và Đào tạo(SGD&ĐT) Ban giám hiệu (BGH) trường cần có kế hoạch theo dõi, kiểm tratiến độ chất lượng thực hiện chương trình để kịp thời uốn nắn, chỉ đạo chogiáo viên (GV) thực hiện tốt, đầy đủ mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Giờ chơi là hình thức hoạt động chủ yếu của trẻ ở nhà trẻ và trườngmẫu giáo; qua các trò chơi trẻ lĩnh hội được chức năng và phương thức sửdụng đồ vật và nhập vào nhóm bạn để mô phỏng lại sinh hoạt của người lớntrong xã hội, qua đó mà học làm người Giờ chơi có thể diễn ra trong nhàhoặc ngoài trời Tổ chức chơi cần đạt những yêu cầu sau: Trẻ thoải mái, tựnguyện, thực sự nhập vào trò chơi; trẻ chủ động, sáng tạo; nội dung chơi bổích, khơi động được trí tưởng tượng cho trẻ; có đồ chơi hoặc vật thay thế đadạng, an toàn [5, tr 20]

Hơn ai hết cô giáo mầm non lại chính là người hướng dẫn trực tiếp, làngười trưởng trò đầu tiên và cũng là người bạn chơi đưa trẻ bay bổng cùngtrí tưởng tượng của mình về một thế giới xung quanh

Như vậy cô giáo chính là người quyết định trong việc hình thành nhâncách cho trẻ mặc dù vậy đội ngũ giáo viên lại chưa nắm được tầm quan trọngnày cho nên còn một số giáo viên coi thường hoạt động vui chơi (HĐVC), coihoạt động học tập là chính Vì thế khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ cònmang tính áp đặt, nên chất lượng hoạt động của trẻ trong hoạt động vui chơicòn hạn chế, gượng ép, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin và thiếu đi sự sáng tạo trongcác trò chơi, có thể đó sẽ là nền tảng không vững chắc cho trẻ bước vàonhững bậc học tiếp theo Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một

số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầmnon Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh"

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện phápquản lý nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở cáctrường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở cáctrường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Việc quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MN của Ban Giámhiệu ở các trường MN trong Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạnchế, chưa phù hợp với quản lý HĐVC theo hướng đổi mới GDMN Nếu ápdụng tốt các biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệuquả của công tác quản lý tổ chức HĐVC cho trẻ MN

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

5.2 Tìm hiểu thực trạng quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường MN Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻcủa Ban Giám hiệu (BGH) các trường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ ChíMinh

Trang 10

7 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau đây:

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu phân tích tổng hợp các loại tài liệu liên quan đến đề tàinhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Quan sát tất cả các HĐVC của trẻ Mẫu giáo(MG) lớn để nhằm nắm được các biện pháp tổ chức HĐVC của GV dạy lớp

MN và nắm được cách chỉ đạo quản lý của BGH ở trường MN

Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với GV và cán bộ quản lý(CBQL) để nhằm thu thập thông tin về quản lý HĐVC cho trẻ MN của BGH

ở các trường MN Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp điều tra bằng anket nhằm thu thập thông tin về quản lýHĐVC cho trẻ MN của BGH tại các trường MN Quận 5, Thành phố Hồ ChíMinh

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng công thức toán thống kê để nhằm xử lý số liệu thu thập được

8 Đóng góp của luận văn

Hệ thống hoá được những lý luận về quản lý HĐVC cho trẻ MN củaBGH

Đề xuất một số biện pháp về quản lý HĐVC cho trẻ MN nhằm gópphần nâng cao hiệu quả của quản lý HĐVC cho trẻ MN của BGH tại cáctrường MN trong Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văngồm 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầmnon.

Chương 2: Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở cáctrường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Một số biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở cáctrường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định GDMN làmục tiêu quan trọng của giáo dục và các nhà khoa học không ngừng quan tâmnghiên cứu đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng GDMN nhằm đảmbảo chất lượng GDMN

Ở Mỹ, Anh thì Hiệp hội giáo dục trẻ thơ không khuyến khích cáctrường mầm non phải theo một chương trình mẫu giáo nào, mà họ chỉ cungcấp sự hướng dẫn và dựa trên nguồn tài liệu phong phú giáo viên được chủđộng chọn nội dung, cách thức và sự đánh giá phù hợp với trẻ của mình.Spodek (1990), nhà giáo dục người Mỹ cho rằng người lớn chúng ta khôngthể quyết định dạy trẻ cái gì (nội dung) mà quên đi trẻ em học thế nào, bởi vì

“học như thế nào” liên quan nhiều đến phương pháp Nội dung chương trình(học cái gì), các quá trình học (học như thế nào), các chiến lược giảng dạy(dạy như thế nào), môi trường (hoàn cảnh học), và các chiến lược đánh giá(cho biết việc học tập xảy ra như thế nào) là những vấn đề có quan hệ qua lạivới nhau và tạo nên chương trình GDMN (brekdekamp, 1992)

Tina Bruce (1991), chuyên gia GDMN của Úc nói về việc thiết kế mộtchương trình GDMN như sau: tùy vào đứa trẻ quan tâm đến điều gì mà lựachọn nội dung để dạy trẻ phù hợp với nhu cầu và môi trường sống của trẻ Ở

Úc, trẻ em được khuyến khích phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân vàtính sáng tạo ngay từ khi đi nhà trẻ Trong giờ học, trẻ em sẽ có những hoạtđộng vui chơi tập thể với các trang thiết bị, đồ chơi trong nhà - ngoài trời

Trang 13

được thiết kế chiều cao, độ cứng và các góc cạnh phù hợp với các em và đảmbảo mức an toàn tối đa.

New Zealand là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trênthế giới và thường xuyên lọt vào tốp các nước có nền giáo dục tốt nhất thếgiới Chương trình giảng dạy của New Zealand được đánh giá là tài liệu giáodục mầm non hàng đầu thế giới và vẫn được coi là giáo trình có giá trị quốc

tế Mục tiêu lớn của giáo dục mầm non New Zealand là giúp trẻ tự tin vào bảnthân khỏe mạnh về thể chất và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng trithức Trẻ mầm non ở New Zealand có những kỹ năng học như được tự tìmđiều mình quan tâm; biết chuyên tâm vào công việc của mình; biết đối mặtvới khó khăn và tìm cách giải quyết ở mức độ nhất định; trẻ cần học cách thểhiện ý tưởng và chịu trách nhiệm với ý tưởng và chịu trách nhiệm với ý tưởngcủa mình [29, tr.1]

Ở Đông Nam Châu Á: Theo các chuyên gia giáo dục, thế kỷ 21, trongđiều kiện hội nhập khu vực và thế giới, các nước thành viên có điều kiện giúpnhau cải thiện chất lượng GDMN bằng cách cải tiến các phương thức đào tạogiáo viên mầm non và giới thiệu những thực hành nuôi dạy trẻ tốt nhất đãđược quốc tế thừa nhận mà vẫn bảo tồn văn hóa từng nước Thực tế cho thấycác nước như Singapore, Malaisia, Thái Lan đã áp dụng những thực hành củathế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc và họ đưacác chương trình vào nhà trẻ và trường mẫu giáo [31, tr.9]

Malaysia và Philippines đều là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.Mục tiêu GDMN của hai nước là đều hướng đến việc chuẩn bị nền tảng chotrẻ vào học lớp 1, xem đây là một giải pháp hữu hiệu để đạt tỷ lệ nhập học lớp

1 cao Về cơ cấu tổ chức quản lí GDMN, ở Philippines, GDMN do Bộ Giáodục quản lí (thông qua Vụ GDMN) Ở Malaysia, ngoài Bộ Giáo dục quản lí

Trang 14

GDMN còn có các Bộ, ngành khác Ở các địa phương có các sở giáo dục, cácphòng giáo dục và các bộ phận quản lí các cụm trường Chương trình GDMNcủa hai nước đều được thực hiện dựa trên việc tổ chức các hoạt động giáo dụctheo hướng tích hợp chủ đề Chương trình quan tâm tới việc làm quen vớichữ, kĩ năng tiền đọc, viết và tính toán Môi trường giáo dục đầy đủ cácphương tiện học tập, vui chơi và có phân chia các góc hoạt động [35, tr.6].

Lời mở đầu trong kế hoạch quốc gia về “Đổi mới hệ thống GDMN” từnăm 1997 của Hàn Quốc cũng đã ghi nhận rằng môi trường giáo dục đầu đờiđóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng phát triển tổng thể của conngười Với ý nghĩa ấy, GDMN có thể được coi là lĩnh vực cần đầu tư tốt nhất

và hàng tháng các nhà trẻ tại đây đều được thanh tra về mọi mặt từ giảng dạy,thiết bị, bếp ăn, vệ sinh… một cách nghiêm ngặt Các góc chơi quy định trongchương trình giáo dục của Hàn Quốc: Chương trình giáo dục trẻ mầm non cóthể được so sánh giống như “mạng nhện” Trong mạng nhện đó trẻ thể hiệnhứng thú của bản thân một cách rất tự nhiên không có sự sắp đặt, các góc chơi

sẽ được kết hợp một cách vô thức trong toàn bộ hoạt động của trẻ Nhữnggiáo viên lựa chọn theo hướng luyện tập này đều cho rằng các yếu tố cấuthành nên quá trình giáo dục trẻ được kết hợp đan lại giống như một mạngnhện lành lặn không bị đứt quãng Nếu một trong những đường nối mạngnhện bị đứt hoặc thiếu thì cũng giống như hình ảnh mạng nhện bị đứt rơIxuống, và trong quá trình giáo dục cũng vậy nếu không có các nhóm kết hợpchặt chẽ thì “tính tổng thể” sẽ bị yếu, không đủ mạnh để thúc đẩy sự pháttriển của trẻ một cách toàn diện [13, tr.1]

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàhội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩaquan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo

Trang 15

dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế

hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [30, tr.1].Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xãhội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lýgiáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu thenchốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xâydựng nền văn hóa và con người Việt Nam"

Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp củaĐảng, Nhà nước và của toàn dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản

lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xãhội trong phát triển giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển [12,tr.7]

Để sự nghiệp giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao đòi hỏi CBQLgiáo dục phải đổi mới tư duy, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệmcủa thực tiễn với việc vận dụng sáng tạo tri thức hiện đại vào công tác quản lý

ở đơn vị nhằm đáp ứng mục tiêu GD&ĐT, đưa nền giáo dục nước ta ngangtầm với nền giáo dục của khu vực và thế giới

Nếu như trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX các tác giả chủ yếu nghiêncứu về những đặc điểm tâm lý trẻ, thì thập kỷ 80 trở lại đây vấn đề về hoạt độngchơi được đặc biệt quan tâm Trong "Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi"của Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1981), tác giả đã đề cập đến các loại trò chơi,mức độ các mối quan hệ trong trò chơi Đó là: Chơi không có tổ chức, chơimột mình, chơi cạnh nhau, chơi với nhau trong một thời gian ngắn, chơi vớinhau lâu trên cơ sở hứng thú với nội dung chơi Tác giả khẳng định kết quảcủa hai mức độ cuối phụ thuộc vào kỹ năng hướng dẫn trẻ chơi của mỗi giáo

Trang 16

viên "Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non" (1994), tác giả Nguyễn ÁnhTuyết đã phân tích rất cụ thể bản chất xã hội của trò chơi, cấu trúc, đặc điểmhoạt động chơi của trẻ Tác giả chỉ ra rằng, khẳng định bản chất xã hội của tròchơi trẻ em cũng là khẳng định sự tác động tích cực của người lớn lên trò chơicủa trẻ, khẳng định việc sử dụng trò chơi như một phương tiện giáo dục trẻquan trọng Trên cơ sở đó, trong "Vấn đề vui chơi của trẻ ở lứa tuổi mầmnon" (1991) và các bài báo đăng trên tạp chí nghiên cứu giáo dục trong thờigian gần đây tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập nhiều đến vấn đề trò chơi

là trung tâm trong việc giáo dục trẻ theo cách tiếp cận tích hợp – cách tiếp cận

mà hiện nay đang được vận dụng tích cực trong thực tiễn giáo dục mầm non.Tác giả Đào Thanh Âm trong bài báo "Bàn về phương pháp tổ chức hướngdẫn hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo" đã khẳng định: Cô giáo giỏi làngười biết lấy vui chơi là hoạt động trung tâm của trẻ, giúp trẻ tổ chức hoạtđộng đời sống hàng ngày Hướng dẫn hoạt động vui chơi cho trẻ phải đượcquán triệt quan điểm khoa học giáo dục hiện đại về giáo dục mầm non, từngbước hoàn thiện những tư tưởng tiên tiến mà cốt lõi là giáo dục trẻ em theo sựphát triển tự nhiên của đứa trẻ Việc lĩnh hội kinh nghiệm và kiến thức đượcthực hiện thông qua nhiều con đường như tiếp xúc với xung quanh, thông quacác giờ dạy có hệ thống là điều kiện cần thiết để giúp trẻ biết cách chơi

Trong những năm gần đây, Vụ Giáo dục mầm non thực hiện chuyên đềvui chơi và hiện đang triển khai chương trình đổi mới phương pháp, hình thứcgiáo dục trẻ đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướngdẫn trẻ chơi

Ngoài những tác phẩm, bài báo về hoạt động vui chơi của trẻ cónhiều luận án tiến sĩ cũng nghiên cứu vấn đề này như: Luận án tiến sĩ củaNguyễn Thanh Hà về trò chơi phản ánh sinh hoạt của trẻ 18 - 36 tháng, côngtrình đã được chỉ ra được thời điểm xuất hiện trò chơi phản ánh sinh hoạt của

Trang 17

trẻ Luận án tiến sĩ của các tác giả Nguyễn Xuân Thức, Lê Xuân Hồng cũng đềcập đến vấn đề trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai có chủ đề. Như vậy, vấn đề

về trò chơi và tổ chức hướng dẫn trẻ chơi rất được chú ý

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu các đề tài liênquan đến giáo dục mầm non, liên quan đến tổ chức HĐVC cho trẻ nhưngchưa có đề tài nào nghiên cứu về việc “Quản lý tổ chức hoạt động vui chơicho trẻ ở các trường mầm non”, vì vậy đề án này đã tổng kết, phân tích vàđánh giá thực trạng việc tổ chức động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non,trên cơ sở đó, đặt yêu cầu cần đổi mới về quản lý tổ chức động vui chơi chotrẻ tại các trường mầm non để giáo dục mầm non tại quận nói riêng và ngànhgiáo dục mầm non trên cả nước nói chung được phát triển theo đúng mục tiêucủa chiến lược đến năm 2020

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý không chỉ là một dạng hoạt động cụ thể mà đã trở thành mộtkhoa học, một nghệ thuật và là một nghề phức tạp nhất trong xã hội hiện đại.Chính vì vậy, lý luận về quản lý ngày càng phong phú và phát triển

Theo PGS.TS Thái Văn Thành, có nhiều quan điểm khác nhau về kháiniệm quản lý:

 Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bảnchất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo toàn cấu trúc xác định củachúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạtđộng

 Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó:Quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự

Trang 18

biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạngthái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới.

 Quản lý là một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thểngười-thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mụcđích dự kiến

 Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổchức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động

 Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu củatừng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội

 Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có

hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể quản lý

Các khái niệm trên đây cho thấy:

 Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội

 Quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho nhữngngười khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt dược mục tiêu

 Đối tượng quản lý: Từ con người đến giới vô sinh hay hữu sinh, trong

đó cơ bản là con người nhận tác động trực tiếp của chủ thể quản lý

 Khách thể quản lý: Nằm ngoài hệ thống hoặc hệ thống khác hay là cácràng buộc của môi trường, nó chịu tác động hay tác động trở lại hệ thống giáodục và hệ thống quản lý giáo dục Do đó, chủ thể quản lý phải làm như thế

Trang 19

nào để cho những tác động từ phía khách thể là tác động tích cực cùng nhằmthực hiện mục tiêu chung.

 Mục tiêu quản lý: Là trạng thái mong đợi ở tương lai mà mọi hoạt độngcủa hệ thống hướng đến Mục tiêu quản lý định hướng và chi phối sự vậnđộng của hệ thống

 Phương pháp quản lý: là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đốitượng quản lý bằng cách sử dụng các phương tiện và biện pháp khác nhaunhằm đạt được mục đích đề ra

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục và quản lý giáo dục tồn tại song hành

Giáo dục nhằm thực hiện sứ mạng truyền những kinh nghiệm lịch sử

-xã hội của loài người cho đời sau kế thừa và phát triển Giáo dục là một hiệntượng xã hội, do đó QLGD xuất phát từ quản lý xã hội Nói cách khác QLGDcũng là một loại hình của quản lý xã hội Khoa học QLGD xuất hiện sau quản

lý kinh tế, văn hóa, xã hội và có cả những cái riêng có tính đặc thù củaQLGD, cho nên có nhiều cách nhìn nhận về QLGD khác nhau, như là:

 QLGD nằm trong quản lý văn hóa – tinh thần

 QL hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đếntất cả các mắc xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảoviệc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụngnhững quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ

em [28, tr.7]

Qua quá trình nghiên cứu, người ta thấy có nhiều khái niệm khác nhau

về QLGD, nhưng cơ bản đều thống nhất về nội dung, bản chất: QLGD là hệthống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấpkhác nhau đến mọi yếu tố trong hệ thống nhằm đảm bảo chu trình vận hành

Trang 20

của các cơ quan trong hệ thống giáo dục và tiếp tục duy trì, phát triển hệthống cả về số lượng lẫn chất lượng Hay nói cách khác, QLGD là một quátrình diễn ra những tác động quản lý, đó là những hoạt động điều hành các lựclượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu của xã hội.

1.2.1.3 Quản lý nhà trường; quản lý trường mầm non

Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lýgiáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh [20,tr.13]

Quản lý cơ sở GDMN là một chức năng không thể tách rời trongQLGD Quản lý cơ sở GDMN nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêuGDMN trong chương trình GDMN

Quản lý trường MN là những hoạt động, là các tác nghiệp của hiệutrưởng có tác động đến tập thể, những con người nhằm tổ chức, điều khiển,phối hợp các hoạt động của họ trong quá trình giáo dục để đạt được mục tiêuGD&ĐT của nhà trường đề ra

Chương I, điều 2 – Điều lệ trường MN quy định nhiệm vụ của trườngmầm non là:

 Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ batháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục MN do Bộ trưởng BộGD&ĐT ban hành

 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

 Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạtđộng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Trang 21

Cũng tại chương III, điều 24 – Điều lệ trường MN quy định chươngtrình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là:

 Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua cáchoạt động theo quy định của chương trình GDMN

 Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng;chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn

 Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạtđộng lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ

1.2.2 Vui chơi, hoạt động vui chơi

Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Lân biên soạn,định nghĩa chơi là hoạt động với mục đích được vui hay thỏa thích, tham dựcác hoạt động cụ thể như thể thao, nhạc cụ… Trong ngữ cảnh khác, chơi còn

là hoạt động quan hệ giao tiếp với người khác, như: kết bạn (chọn bạn màchơi), thăm hỏi (đến chơi nhà)…

Theo Tự điển Wikipedia, chơi (Play) là một kiểu hoạt động mang đặc

tính trí tuệ kết hợp với thế giới quan của con người Hoạt động chơi có thểbao gồm những tương tác bên ngoài và bên trong tâm trí của người chơi,những tác động qua lại có tính vui thú, giả vờ, tưởng tượng Những kiểu hoạtđộng chơi được thể hiện rõ trong suốt quá trình phát triển tự nhiên của conngười, đặc biệt trong quá trình phát triển nhận thức và xã hội hóa ở trẻ em.Hoạt động chơi thường đi kèm với đồ chơi, động vật và đạo cụ tùy theo hoàncảnh học tập và tiêu khiển Một vài hoạt động chơi xác định mục đích rõ ràng

và có cả luật chơi thì nó được gọi là trò chơi (Game) [32, tr.2]

Có nhiều quan điểm chưa thống nhất về định nghĩa hoạt động chơi củacon người, phân biệt nó với những hoạt động khác - không phải hoạt độngchơi (nonplay) Trong tính tương đối của sự phân biệt này, các nhà khoa họcđưa ra các yếu tố thường có trong hoạt động chơi như:

Trang 22

 Sự tham gia của chủ thể vào hoạt động

 Tính vui thú, thỏa thích của hoạt động cho người tham gia

 Tính tự nguyện của chủ thể vào hoạt động

Theo một số lý thuyết cổ điển, chơi là hoạt động không mục đích, tựnhiên sẵn có của sinh vật nhằm giải tỏa năng lượng dư thừa (Lý thuyết Nănglượng Thặng dư – Surplus energy theory), hoặc là hoạt động thư giãn nhằmnạp lại năng lượng đang thiếu hụt (Lý thuyết Thư giãn – Relaxation theory).Hai lý thuyết trên đều xem hoạt động chơi không mang mục đích quan trọngnào và có thể thay thế bằng hoạt động khác

Lý thuyết Tiền tập luyện (Pre-exercise theory) thì cho rằng chơi là hành

vi bản năng Đứa trẻ chơi một cách bản năng như là một dạng hành vi sau này

nó sẽ dùng tới Những nội dung chơi được xây dựng từ những hành vi củangười lớn Chơi được coi như là sự chuẩn bị cho công việc trong tương lai.Như vậy lý thuyết này ngầm nhìn nhận chơi là hoạt động có mục đích và tiếnđến việc xem xét nội dung cần chuyển tải trong các hoạt động chơi của trẻ[32, tr.2]

Cũng đánh giá hoạt động chơi như là hành vi mang tính bản năng có ýnghĩa, lý thuyết Tóm lược (Recapitulation Theory) xem xét hoạt động chơikhông chỉ là phạm trù hành vi của cá thể riêng biệt nhưng liên quan đếnnhững hành vi trong quá trình tiến hóa của cả giống loài Các giai đoạn chơicủa trẻ phản ánh các giai đoạn phát triển của nhân loại, đi từ đơn giản đếnphức tạp Chơi trở thành hoạt động thoát ly có tính bản năng được di truyềnlại, giúp sinh vật dần dần thoát khỏi những kỹ năng không còn cần thiết nữa.Theo đó, con người thoát ra khỏi những hành vi nguyên thủy, chơi chuẩn bịcho những hành vi mang tính thời đại Như vậy, lý thuyết này bắt đầu chú ýnghiên cứu về các giai đoạn chơi ở trẻ trong các độ tuổi khác nhau

Trang 23

Các lý thuyết đương đại coi hoạt động chơi có ảnh hưởng quan trọngđến sự phát triển của trẻ Hầu hết các nhà chuyên môn hiện nay đều cho rằnghoạt động chơi là phương thế thiết yếu để trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh

và sống thích ứng với thế giới đó Thậm chí các nhà khoa học nhận định: chơichính là học Mặc dù trẻ không chủ ý chơi để học, nhưng trẻ thật sự học từqua những cuộc chơi đầy vui thích

Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động chơi liên quan đáng kể đến: khả

năng tư duy logic, khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng phối hợp và cộng tác với người khác, khả năng diễn đạt ngôn ngữ và phi ngôn

ngữ, khả năng làm chủ cảm xúc,… Như vậy, được chơi là nhu cầu tối quantrọng của trẻ Trẻ được vui chơi sẽ học và thực tập sống thích nghi với môitrường và xã hội xung quanh chúng Hoạt  động chơi sẽ có những ảnh hưởnglên sự phát triển của trẻ như: phát triển các kỹ năng vận động - trí tuệ, pháttriển ngôn ngữ và giao tiếp, phát triển các kỹ năng xã hội, khả năng làm chủbản thân [32, tr.2]

1.2.3 Quản lý tổ chức hoạt động vui chơi

Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và quản

lý tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ nói riêng là sự quản lý việc thực hiệnChương trình GDMN nhằm giúp trẻ mầm non phát triển hài hòa về các mặtthể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ đạt mụctiêu GDMN, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

Quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mầm non được thể hiện trên cácnguyên tắc sau:

* Môi trường vật chất:

 Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, lớp: phải đảm bảo trang tríthẩm mỹ, thân thiện và phù hợp với chủ đề giáo dục Có các đồ dùng, đồ chơi,nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ Các loại đồ dùng, đồ chơi,

Trang 24

thiết bị được trang bị theo Thông tư số 02/2010TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02năm 2010 ban hành Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểudùng cho Giáo dục mầm non của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Sắp xếp

và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục đích giáodục Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố địnhhoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựachọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sátcủa giáo viên

Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; chơivới các trò chơi học tập (làm quen với toán, làm quen chữ viết, nhận biết hìnhảnh, so sánh, xếp theo mẫu, ); tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện); khuvực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiênnhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉngơi Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào Tên các khu vực hoạtđộng đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết [7,tr.51]

 Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có: Sân chơi và sắp xếpthiết bị chơi ngoài trời; khu chơi với cát, đất, sỏi, nước; bồn hoa, cây cảnh,nơi trồng cây và khu vực nuôi các con vật [7, tr.51]

* Môi trường xã hội:

Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảmbảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ.Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ

và giữa trẻ với những người xung quanh Do đó tất cả những hành vi, cử chỉ, lờinói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực đểtrẻ noi theo [7, tr.51]

Trang 25

1.2.4 Biện pháp, biện pháp quản lý việc tổ chức hoạt động vui chơi

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Biện pháp là “cách làm, cách giải

quyết một vấn đề cụ thể nào đó” Như vậy, nói đến biện pháp là nói đếnnhững cách thức tác động nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quátrình, một trạng thái nhất định…nhằm đạt được mục đích hoạt động Biệnpháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giảiquyết được những vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có những biện pháp như vậy,cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

Biện pháp quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầmnon là một trong những nội dung của quản lý việc thực hiện Chương trìnhGDMN, nhằm đạt được mục tiêu chung do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hànhgiúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một hình thành vàphát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất mang tínhnền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và pháttriển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đạt nền tảng cho việc học ở các cấp họctiếp theo và cho việc học tập suốt đời [7, tr.1]

1.3 Một số vấn đề về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MN

1.3.1 Vai trò hoạt động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ MN

Trong kế hoạch thực hiện của Chương trình giáo dục mầm non do BộGD&ĐT quy định cụ thể về thời gian thực hiện Chương trình trong năm là

35 tuần, mỗi tuần 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở GDMN Kế hoạch chămsóc, giáo dục được thực hiện theo chế độ sinh hoạt hằng ngày Thời điểmnghỉ hè, các ngày lễ tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ GD&ĐT [7,tr.21]

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày ở

cơ sở giáo dục mầm non một cách hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và

Trang 26

sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nền nếp, thói quen vànhững kỹ năng sống tích cực [7, tr.22]

Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo (bảng 1)

Vui chơi là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong cuộcsống của trẻ nhỏ Thậm chí nó còn quan trọng hơn cả ăn và ngủ và đôi khi vuichơi chính là cố gắng làm một việc gì đó đúng theo lẽ phải

Vui chơi chính là việc làm chiếm giữ cả một thời thơ ấu Vui chơi giúptrẻ lớn lên rắn rỏi và khỏe mạnh vì khi trẻ chạy, nhảy, lăn lộn, ném, đuổi bắtchính là lúc bé đang phát triển về thể chất, cơ bắp Chúng đốt cháy nănglượng, làm trẻ mệt và cảm thấy đói Hoạt động thể chất làm tăng sức khỏe,sức chịu đựng, cân bằng và cũng tăng sự phối hợp của cơ thể Nó cũng giúp

bé ăn, ngủ tốt hơn

Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện trẻ,

cụ thể:

Trang 27

 Vui chơi đối với sự phát triển trí tuệ:

Để thỏa mãn nhu cầu chơi, trẻ không những vận dụng những hiểu biết

đã có mà trong quá trình chơi hấp dẫn, sự hứng thú và tính chủ thể hoạt độngthúc đẩy trẻ tới chiếm lĩnh tri thức mới Điều này ảnh hưởng tích cực đến nhucầu nhận thức của trẻ Hoạt động vui chơi góp phần củng cố, chính xác hóa,

cụ thể hóa, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh Vìnội dung hoạt động vui chơi của trẻ phản ánh thế giới xung quanh sẽ giúp trẻhiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh

Hoạt động vui chơi giúp trẻ hiểu được một cách cụ thể những điều có ýnghĩa trong cuộc sống, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa thực sự của ngôn ngữ, ví dụnhư “đi” hay “dừng” lại, hoặc chơi với nước, chai, ly, ca trẻ học được nghĩacủa từ “trong suốt”, “đầy”, “lưng” và “trống rỗng”… Trẻ học về thời gian(hôm qua, hôm nay, ngày mai, các giờ trong ngày), cảm nhận về đồ vật vàmùi vị (mặn, ngọt, thơm,…) Trẻ học về nghệ thuật, khoa học, toán học, âmnhạc, tự nhiên, thực vật và cả về con người

Hoạt động vui chơi là mảnh đất tốt để phát triển hoạt động thức của trẻnhư cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, đặc biệt là trí tưởng tượng và ngôn ngữ

 Vui chơi đối với sự phát triển đạo đức:

Vui chơi giúp trẻ hiểu về con người vì khi chơi, trẻ học cách nhường

nhịn, lần lượt đợi đến phiên của mình và học chia sẻ Trẻ sẽ hành động theocảm nhận, lắng nghe, nói chuyện với bạn bè và tuân thủ theo luật chơi đề ra.Trong một số trường hợp trẻ sẽ cố gắng để dẫn đầu hoặc tuân theo Từ đó trẻ

sẽ bắt đầu hiểu về chính mình cũng như hiểu về những người xung quanh,nhận thức được mình và bạn, người xung quanh muốn gì, thích gì và khôngthích gì Trong một số trò chơi, trẻ có thể đóng giả những nhân vật mình yêuthích như: chú công an, lính cứu hỏa, bác sĩ, bố, mẹ hay thầy giáo, em bé, ông

bà, cô tiên, con sói, sư tử,…

Trang 28

Chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạođức của trẻ Thông qua trò chơi, trẻ biết đối xử nhẹ nhàng, yêu thương, chechở các em nhỏ hơn, biết chăm sóc, lo lắng cho người thân khi người thân bị

ốm đau,… Nghĩa là các qui tắc ứng xử “bên ngoài” do động cơ chơi đã trởthành các qui tắc ứng xử “bên trong” của trẻ như cảm thông, chia sẻ, quantâm, giúp đỡ, thể hiện lòng nhân ái, thật thà, dũng cảm,… Có thể nói rằng vuichơi là mắt xích nối liền trẻ với các qui tắc đạo đức, giúp các quá trình hìnhthành các phẩm chất đạo đức diễn ra dễ dàng, tự nhiên và bền vững hơn

 Vui chơi đối với sự phát triển thẩm mỹ:

Thông qua các trò chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở màu sắc, hìnhdạng, kích thước của đồ vật, đồ chơi, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi,cách ứng xử, lời nói khi trẻ thực hiện vai chơi Ngoài ra, trẻ còn có cơ hội,điều kiện để tạo ta cái đẹp thông qua các trò chơi và tạo ra những sản phẩmqua tranh vẽ, lắp ghép, xây dựng

 Vui chơi đối với sự phát triển thể chất:

Chơi mang lại niềm vui cho trẻ giúp phát triển thể lực và tinh thần khỏemạnh, dẻo dai, bền bỉ và sảng khoái Các trò chơi vận động phù hợp giúp đẩymạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triểnthể chất và hoàn thiện các vận động cở bản nhưng cần có sự hướng dẫn củagiáo viên. 

 Vui chơi đối với sự phát triển lao động:

Trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ sẽ hình thành đượcmột số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi, kỹ năng tự phục vụ (lấy cất đồdùng, đồ chơi đúng nơi quy định) và hình thành các phẩm chất đạo đức củangười lao động trong tương lai như tính mục đích, sáng tạo, kiên trì, yêu laođộng

Trang 29

Khi trẻ tham gia một trò chơi, trẻ học được rất nhiều điều một cách dễdàng Chúng ta hãy nhớ rằng con người thường nhớ được rất nhiều thứ khi họkhông có áp lực phải học hành, ghi nhớ những thứ đó Ngay cả khi gặp phảimột trò chơi khó, trẻ sẽ hào hứng khi nhận ra mình có thể kiểm soát được cơthể và hoạt động Khi trẻ nói “cô ơi con làm xong rồi”, “bạn xem mình làmnè” còn có nghĩa trẻ hài lòng về bản thân Hoàn thành trò chơi tốt cũng giúptrẻ đến gần thành công hơn, giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về bản thân.

Trong quá trình chơi trẻ say sưa, tập trung và gắn bó với công việc, họccách đối mặt và giải quyết vấn đề, học cái gì sai, cái gì đúng, sự trung thực vàkhông lừa dối Trẻ cũng học cách định hướng và trí tưởng tượng khi chơi.Hoạt động vui chơi là nhu cầu thiết thực của trẻ mầm non nhằm thỏa mãn sự

tò mò, khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh, góp phần quan trọng vàoviệc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ

1.3.2 Bản chất hoạt động vui chơi của trẻ mầm non

Chơi là hoạt động yêu thích của trẻ nhỏ có hình thức cụ thể là trò chơi.Trò chơi trẻ em đa dạng về nội dung và cách thức chơi Hoạt động chơi củatrẻ với những đặc trưng vốn có làm nên một phần không thể thiếu trong cuộcsống của trẻ [14, tr.17] Khi chơi trẻ được thỏa mãn nhu cầu của chính trẻ, vìtrẻ được chơi là trẻ được thể hiện mình Ví dụ trẻ thích thú với công việc củangười bán hàng, trẻ tự pha chế thức uống, chế biến và gọi tên món ăn mà trẻ

đã được tiếp xúc

Việc chơi không nhằm tạo ra bất cứ một giá trị thực tiễn nào, bản thântrẻ chơi không bị ràng buộc bởi những đòi hỏi từ người ngoài Trẻ đến với cáctrò chơi do những thôi thúc của chính mình, trò chơi của trẻ kết thúc khi trẻkhông còn hứng thú nữa Tính tích cực là sự bộc lộ các nhu cầu của cơ thểđang lớn đó là nhu cầu nhận thức thế giới xung quanh, nhu cầu vận động, nhucầu tiếp xúc với mọi người thể hiện rất rõ trong khi chơi những hiểu biết, cách

Trang 30

nhìn về thế giới xung quanh cũng như năng lực hoạt động của trẻ về cả thểchất lẫn tinh thần [14, tr.14]

Trò chơi của trẻ gắn liền với cuộc sống xã hội Nội dung các trò chơiphản ánh những gì đang diễn ra xung quanh trẻ Sự ra đời và phổ biến nhiềutrò chơi mới, gắn những bước phát triển mới của đời sống văn hóa xã hội, củatrình độ khoa học công nghệ Với từng trẻ, bản chất xã hội của trò chơi thểhiện ở chỗ trẻ thừa hưởng, làm quen với cách thức chơi qua người lớn Đặcđiểm, sự hình thành và mức độ phát triển khả năng chơi của mỗi trẻ phụ thuộcrất nhiều vào hoàn cảnh lớn lên và nhất là những người xung quanh và ngườichăm sóc nuôi dưỡng trẻ

1.3.3 Các loại trò chơi của trẻ mầm non

Đối với trẻ mầm non, hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ có thểchơi với các loại trò chơi cơ bản như sau:

 Trò chơi đóng vai theo chủ đề:

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi trong đó trẻ em mô phỏnglại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vàocác vai (tức là đóng vai) để hành động giống như người lớn theo chức năng xãhội và những mối quan hệ giữa họ [33, tr.13] Khi đóng một vai chơi cụ thể

để tái tạo lại những ấn tượng, xúc cảm mà trẻ thu nhận được từ môi trường xãhội của người lớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng Trò chơi này

do trẻ tự nghĩ ra chủ đề chơi, tìm bạn cùng chơi, phân vai, tìm đồ chơi,… khichơi trẻ thể hiện được nhiều hành động khác nhau để mô phỏng lại sự việc vàtrẻ luôn đứng vị trí của chủ thể để hành động Trò chơi này mang tính tựnguyện, sáng tạo và tự giác cao

Trò chơi đóng vai theo chủ đề luôn có chủ đề chơi, vai chơi, nội dungchơi và luật chơi Ví dụ: Trẻ chơi làm “Cô giáo”, khi chơi trẻ tự thỏa thuậnvai chơi với nhau: bạn sẽ làm cô giáo và một số bạn sẽ là học sinh và quy

Trang 31

định luật chơi là cô giáo “dạy” thì tất cả phải nghe lời hoặc trò chơi “Bác sĩ” –khám và bệnh cho người bệnh…

Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, hiểu đượctình cảm của con người với con người, con người với thiên nhiên và với thếgiới đồ vật,… góp phần hình thành hành vi xã hội cho trẻ Trẻ học được một

số kỹ năng lao động đơn giản Cái tôi của trẻ được hình thành, trẻ biết phânbiệt mình với người khác, biết nhận xét, đánh giá bạn và đánh giá cả mình

Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi tiêu biểu, đăc trưng của trẻmẫu giáo, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu muốn bắt chước ngườilớn và khả năng chưa cho phép của trẻ, tạo động lực phát triển các mặt tâm lý,mối quan hệ giao tiếp ứng xử và tình cảm xã hội của trẻ

Vai trò của giáo viên là bao quát các trẻ khi chơi, nắm được ý đồ trẻ khichơi, tác động phù hợp và đúng lúc để duy trì hứng thú cho trẻ, giáo viêncũng là người tháo gỡ những khúc mắc giữa các trẻ khi cần thiết

 Trò chơi đóng kịch:

Trang 32

Trẻ rất thích nghe kể chuyện cổ tích, thích đọc những bài ca dao, đồngdao có vần có điệu Tuy nhiên khả năng tiếp nhận các tác phẩm văn học ở trẻcòn nhiều hạn chế [33, tr.65], vì vậy vai trò hướng dẫn của giáo viên rất quantrọng Giáo viên giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học bằng nghệ thuật đọc, kểdiễn cảm, bằng cách cho trẻ tiếp xúc những hình ảnh trực quan (tranh, môhình, phim, ảnh, rối,…) Do vậy, trò chơi đóng kịch hay còn gọi là trò chơiđóng vai theo các tác phẩm văn học, là một hình thức giúp trẻ tiếp nhậnnhững nhân vật trong những tác phẩm văn học thông qua đóng vai các nhậnvật ấy Ví dụ: Vai bác gấu, vai thỏ trong “Bác gấu đen và hai chú thỏ”; vai chị

út, mẹ, sóc trong “Ba cô gái”

Trò chơi đóng kịch được coi là một nội dung hoạt động vui chơi của trẻmang tính nghệ thuật cao, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt cuộcchơi

 Trò chơi học tập:

Trò chơi học tập giúp trẻ học được cách sử dụng các giác quan, cácthao tác trí tuệ (phân tích so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát,…) vào việclĩnh hội một khái niệm, một biểu tượng mới về thế giới xung quanh (cỏ, cây,hoa, động vật, phương tiện giao thông,…) Mỗi một trò chơi đều định hướngđến một mục đích nhất định đến với sự phát triển trí tuệ của trẻ [33, tr.102]

Ví dụ: Trò chơi “Con gì biến mất” giúp trẻ phát hiện ra con gì đã biến mất,rèn luyện quan sát, trí nhớ có chủ định Hay trò chơi “Chiếc túi kỳ lạ”, trẻ chotay vào túi và sử dụng xúc giác để sờ mó, cầm nắm đoán xem đó là gì

Đây là loại trò chơi mà đứa trẻ sử dụng vốn sống, những biểu tượng đã

có trong đầu để thực hiện các thao tác chơi, nội dung chơi Qua những tròchơi này óc tưởng tượng của trẻ ngày càng phong phú và phát triển

 Trò chơi vận động:

Trang 33

Trò chơi vận động là một phương tiện để hình thành và phát triển thểlực và những phẩm chất thể lực (nhanh nhẹn, mạnh dạn, linh hoạt, kiên trì,bền bỉ) cho đứa trẻ Nhờ có vận động mà quá trình trao đổi chất được tăngcường, sự tuần hoàn hô hấp, tiêu hóa… hoạt động tốt, hoạt động của hệ thầnkinh được nhanh nhẹn, linh hoạt và dẻo dai, hệ cơ xương cơ bắp được pháttriển mạnh mẽ, kết quả tạo ra sự cân đối hài hòa ở cơ thể trẻ [33, tr.133]

Trò chơi vận động là trò chơi có luật, luật chơi quy định việc thực hiệncác hành động chơi, nội dung chơi Luật chơi trở thành động lực thúc đẩy trẻvận động tích cực

Ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” luật chơi là mèo phải bắt được chuột, yếu

tố thắng, thua là động cơ thúc đẩy tính tích cực vận động của trẻ, không hề có

sự buồn bã mà tất cả đều vui cười, sảng khoái

Để trò chơi vận động có hiệu quả, giáo viên tổ chức cần tạo tâm thếchơi tích cực ở trẻ và ở mỗi độ tuổi thì khả năng vận động của trẻ cũng khácnhau, do đó cũng cần tính đến sức lực của trẻ khi tổ chức trò chơi vận độngcho trẻ chơi và có thể nâng dần yêu cầu về độ khó để phát triển sự bền bỉ, dẻodai, khéo léo cho trẻ

 Trò chơi dân gian:

Trò chơi dân gian Việt Nam không chỉ nhiều về số lượng mà cònphong phú về thể loại Có trò chơi mang ý nghĩa rèn luyện thể lực (kéo co,nhảy ngựa), làm cho vận động nhanh nhẹn, linh hoạt (mèo đuổi chuột, thả đĩa

ba ba), làm cho chân tay khéo léo (vuốt hạt nổ, nhảy dây, đánh đũa), rèn luyệntính kiên trì, chịu khó (nhặt đậu, xỏ kim), làm cho nhanh trí (cướp cờ, bịt mắtbắt dê),… Trò chơi dân gian thường dễ chơi, dễ hòa nhập, gắn bó với thiênnhiên, gần gũi với con người, trẻ thơ Đưa trò chơi dân gian vào giáo dụcmầm non là một việc làm rất cần thiết, góp phần xây dựng nhân cách văn hóadân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn bé [33, tr.145]

Trang 34

 Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại:

Sự khác biệt giữa các loại đồ chơi, trò chơi truyền thống với các thiết bịcông nghệ với những ứng dụng phần mềm của các chương trình trong hệthống máy tính hiện nay và các loại đồ chơi sử dụng năng lượng bởi chúng cóthể giúp trẻ liên tục thay đổi trò chơi mà không nhàm chán Khi được tiếp xúcvới các trò chơi trên các thiết bị công nghệ sẽ giúp trẻ sớm có hiểu biết vềcông nghệ thông tin, mở rộng nhận thức Nhiều trường mầm non có điều kiện

đã trang bị và hướng dẫn trẻ sử dụng máy tính để chơi một số bài tập: chọnhình phù hợp để tạo thành bức tranh, tập tô chữ, vẽ tranh, đánh vần, nhận biếtkiến thức tự nhiên qua những hình ảnh sống động dễ dàng hơn nhiều so vớidùng sách, truyện hay tranh ảnh giấy như trước và trẻ cũng hứng thú hơn

Chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của các trò chơi vớiphương tiện công nghệ hiện đại đối với trẻ, tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại làtrẻ rất dễ nghiện game, nghiện Internet sẽ dẫn đến suy giảm trí lực ở trẻ Thờigian lên mạng càng nhiều thì thời gian giao lưu, tham gia các hoạt động xãhội, tiếp xúc trực tiếp với thế giới xung quanh càng bị thu hẹp, xa hơn nữa, trẻcòn có thể mắc các bệnh về mắt, ngại giao tiếp, tự kỷ, khiếm khuyết khitrưởng thành Vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải xem xét và chọn lọc,xây dựng thời gian chơi để hướng trẻ đến cách phù hợp tránh thời gian trẻchơi quá nhiều, trẻ sẽ gặp khó khăn trong học nói, diễn đạt, đánh vần, viết chữkhi bắt đầu đến trường học ở các bậc học tiếp theo

1.3.4 Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

1.3.4.1.Nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

Nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non tùy thuộc chủđịnh của giáo viên, mang lại niềm vui cho trẻ (tết Trung thu, ngày hội đến

Trang 35

trường, tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cô,các bạn gái, tết thiếu nhi, ngày ra trường).

Nội dung tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non còn tùy thuộcvào ý thích của trẻ Các nội dung tổ chức thông qua các hình thức: hoạtđộng cá nhân, hoạt động theo nhóm, hoạt động cả lớp được tổ chức trongphòng, lớp, ngoài trời

1.3.4.2 Phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

* Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm [7, tr.50]:

 Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng vàphối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối vớicác đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâuvào nhau, ) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy

 Phương pháp sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp đểkích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụnhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra

 Phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi,suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra trong khi chơi

 Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lờinói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức vàphát triển các kỹ năng đã được thu nhận

* Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa) [7, tr.51]:

Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng,phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên,

mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm,điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm

tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

Trang 36

* Nhóm phương pháp dùng lời nói [7, tr.51]:

Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện,giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suynghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sựkiện bằng lời nói Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần vớikinh nghiệm sống của trẻ

* Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ [7, tr.51]:

Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp đểkhuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ

vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình chơi

* Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá [7, tr.51]:

 Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ.Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng

 Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn,của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đó đưa ra nhận xét, tựnhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng cáchình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ

1.4 Quản lý tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

1.4.1 Quản lý mục tiêu của tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

Mục tiêu của giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu của tổ chứchoạt động vui chơi cho trẻ mầm non nói riêng cũng đều nhằm giúp trẻ emphát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển

ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền

tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và pháttriển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp họctiếp theo và cho việc học tập suốt đời

Trang 37

Quản lý mục tiêu của tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non cũngđồng nghĩa quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại các cơ

sở giáo dục Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ học tất cả những gì xảy ra xungquanh chúng và không thể chia tách việc học và chơi riêng biệt Các hoạtđộng học và chơi luôn luôn đồng hành sẽ giúp trẻ hiểu các kiến thức và kỹnăng trong hoàn cảnh có ý nghĩa, trẻ phát hiện sự vật từ quan sát, nghiên cứu,khám phá và các hoạt động thực hành thông qua hoạt động vui chơi là nhucầu thiết thực của trẻ mầm non, nhằm thỏa mãn sự tò mò, khám phá, tìm hiểu

về thế giới xung quanh, thông qua hoạt động này giúp trẻ hoàn thiện về cácmặt, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đặc trưng cho lứa tuổi “Chơi mà học,học mà chơi”

1.4.2 Quản lý việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

Hoạt động với đồ vật, vui chơi là hoạt động chủ đạo ở nhà trẻ và trườngmẫu giáo, giúp trẻ phát triển, hoàn thiện nhân cách Giáo viên cần đầu tư thíchđáng cho các hoạt động này và tổ chức các hoạt động đó đạt yêu cầu giáo dụctừng độ tuổi [25, tr.21]

Việc lập kế hoạch chơi là không thể thiếu trong việc thực hiện chươngtrình GDMN, mà chương trình đó tích hợp các lĩnh vực phát triển trẻ Giáoviên có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các ý tưởng chơi của trẻ và xâydựng môi trường ủng hộ và mở rộng việc học của trẻ qua chơi Chơi là nhữngtrải nghiệm đầu tiên giúp trẻ có thể nỗ lực tìm hiểu, khám phá, thực hành…

Giáo viên cần tôn trọng sự tự do lựa chọn trò chơi của trẻ, không nên

ép trẻ chơi theo chủ đề một cách gượng ép Để trẻ chơi một cách tự nguyệngiáo viên cần có kế hoạch làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ bằng nhiều cáchkhác nhau quan sát thực tế, qua các câu chuyện, tranh ảnh… từ vốn kinhnghiệm đó trẻ tự nguyện tái tạo lại trong trò chơi của mình

Trang 38

1.4.3 Quản lý quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Chơi là sống còn đối với việc học của trẻ, là phương tiện để kích thíchtrẻ khám phá, tìm kiếm, chấp nhận mạo hiểm, mắc lỗi và vượt qua thất bại

Nó cho phép trẻ tham gia vào tổ chức, đưa ra quyết định, lựa chọn, thực hành,tiếp nhận và thể hiện cảm xúc, tình cảm Thông qua các loại trò chơi khuyếnkhích trẻ tự nguyện, tưởng tượng và tích cực sử dụng ngôn ngữ. Điều đó sẽphát triển và mở rộng tính sáng tạo, các kỹ năng nghe, nói, ngôn ngữ liênquan đến toán và hiểu biết môi trường, các kỹ năng cá nhân và xã hội khác

Cán bộ quản lý quản lý quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tạicác nhóm, lớp đều dựa trên mức độ phát triển ở trẻ trong tất cả các lĩnh vực.Giáo viên là người tổ chức hoạt động cho trẻ, trẻ là người thực hiện hoạt động

đó, tuyệt đối giáo viên không làm thay trẻ nhưng phải cho trẻ tin chắc rằngmôi trường và các loại đồ dùng, đồ chơi an toàn với trẻ

1.4.4 Kiểm tra đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

Đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm nonmột cách khoa học và khách quan là một trong những nội dung nhiệm vụ củacác cán bộ quản lý Đánh giá có thể là kết quả một đợt kiểm tra, cũng có thểsau một lần dự giờ thăm lớp và thường được trình bày bằng việc đưa ra nhậnđịnh “đạt” hay “chưa đạt”, “tốt” hay “khá”, “trung bình” hay “yếu kém”…hoặc đánh giá xếp loại theo thang điểm Muốn có được nhận định đánh giáđúng, đòi hỏi người cán bộ quản lý cần vững về chuyên môn, nhận thức đầy

đủ về trò chơi của trẻ đồng thời quán triệt quan điểm: Đánh giá nhằm trợ giúp

sự tiến bộ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên và vì sự pháttriển của trẻ

Đánh giá việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ là quá trình thu thậpthông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của

Trang 39

Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh

kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ [7, tr.52]

Mục đích đánh giá nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêucực của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ đồng thời xác định mức độđạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn, trên cơ sở đó điềuchỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ cho phù hợp ở giai đoạntiếp theo

Các loại đánh giá công tác tổ chức hoạt động vui chơi [15, tr.4]:

 Theo quy mô nội dung: Đánh giá toàn diện nhằm đánh giá thực trạng tổchức HĐVC của trẻ trong lớp, trường mầm non ở tất cả các mặt Loại nàythường tiến hành vào cuối học kỳ hay cuối năm học

Đánh giá theo chuyên đề nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắcmột mặt nào đó nhằm hoàn thiện hoặc đúc kết những kinh nghiệm nhất địnhcủa việc tổ chức HĐVC ở trường, lớp nhất định

 Theo quy mô đối tượng được đánh giá: Lớp/ Khối/ Toàn trường

 Tùy vào tính chất tổ chức kiểm tra để đánh giá: Kiểm tra đột xuất haykiểm tra có báo trước, kiểm tra định kỳ hay không định kỳ

Nội dung của đánh giá công tác tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở

trường mầm non là kiểm tra đánh giá những nội dung như sau:

 Thực trạng các trò chơi của trẻ: Những trò chơi trẻ thường chơi, trẻthích và sự phát triển hoạt động chơi của trẻ về các mặt với khả năng chơi củatrẻ theo từng loại trò chơi (Nội dung của trò chơi, kĩ năng thực hiện hành độngchơi, phối hợp với bạn trong tổ chức trò chơi, khả năng tự lực của trẻ khichơi)

 Điều kiện tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ về thời gian dành cho(HĐVC), không gian chơi (diện tích, số góc chơi, cách sắp xếp đồ chơi ở cácgóc), số lượng của từng loại đồ chơi cho các trò chơi và các hoạt động chơi tự

Trang 40

do khác), đồ dùng phục vụ trò chơi của trẻ phải đảm bảo 100% trẻ có đồ chơi

và đảm bảo 2/3 trẻ chơi trò chơi sáng tạo, giáo cụ trợ giúp phát triển các trò chơicủa trẻ (mô hình, tranh ảnh, fiml, chuyện thơ, bài hát…) giáo cụ phù hợp độtuổi và nhiệm vụ phát triển dự kiến trong kế hoạch tháng [16, tr.36]

 Năng lực tổ chức HĐVC của giáo viên cụ thể là những hiểu biết củagiáo viên về các trò chơi của trẻ trong lớp, về phương pháp hướng dẫn – tổchức các loại trò chơi, giờ chơi của trẻ [16, tr.5]

 Công tác quản lý của nhà trường đối với việc tổ chức HĐVC của giáoviên:

 Quản lý kế hoạch tổ chức HĐVC

 Trợ giúp tài liệu, giáo cụ đồ dùng

 Giám sát, kiểm tra việc thực hiện

 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tổng kết và phổ biến kinhnghiệm…

Công tác quản lý của nhà trường đối với việc tổ chức HĐVC của giáoviên mầm non được triển khai trong trường hợp tiến hành kiểm tra đánh giácông tác tổ chức HĐVC của trẻ trong phạm vi trường mầm non và do cơ quanquản lý giáo dục cấp trên trường tiến hành [15, tr.5]

Kết luận chương 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chất lượng trong việc tổ chức hoạtđộng vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ ChíMinh Chương 1 luận văn đã phân tích được một số khái niệm liên quan đến

đề tài Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những yêu cầu cơ bản đối vớiviệc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở các trường mầm non

Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát,phân tích thực trạng quản lý chất lượng trong việc tổ chức hoạt động vui chơicho trẻ ở các trường mầm non Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 06/11/2015, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w