1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

135 495 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Trước yêu cầuđổi mới GD & ĐT quận Bình Thạnh còn có nhiều bất cập như: Quy mô vàmạng lưới trường lớp chưa hợp lý; Chất lượng giáo dục giữa các trường trongquận còn có sự chênh lệch đ

Trang 1

PHẠM THỊ NGỌC THUỶ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, tháng 08 năm 2013

Trang 2

PHẠM THỊ NGỌC THUỶ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Trang 3

Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến Ban lãnh đạo trường Đại học Vinh, Đại học Sài Gòn, Khoa SauĐại học, các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ chúng tôitrong suốt quá trình học tập và viết luận văn.

Tác giả chân thành cảm ơn : Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa họctrường Đại học Vinh, Lãnh đạo UBND quận, phòng Giáo dục và Đào tạoquận Bình Thạnh, Lãnh đạo trường Bồi dưỡng giáo dục quận và Ban giámhiệu, Tổ trưởng tổ chuyên môn các trường THCS trên địa bàn quận đã tạođiều kiện tốt trong việc cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và làm luận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư – Tiến sĩNguyễn Thị Hường, người đã hết sức tận tình, chu đáo, động viên khích lệ,đồng thời trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ của các côgiáo, thầy giáo và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An, tháng 8 năm 2013

Phạm Thị Ngọc Thuỷ

Trang 4

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ

TP Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU

Trang 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 8

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 9 1.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 121.3 Một số vấn đề lý luận về đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS 13 1.3.1 Trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân ( Vị trí,

1.3.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn

1.3.3 Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS 20 1.3.4 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

1.4 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS 24 1.4.1 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng

1.4.2 Nội dung công tác nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên

1.4.2.1 Công tác phân công phân nhiệm tổ trưởng chuyên môn trường

1.4.2.2 Công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

1.4.2.3 Công tác đánh giá xếp loại hàng tháng, kỳ, năm 27 1.4.2.4 Cơ chế chính sách đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 27 1.4.2.5 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng đội

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM

Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG THCS Q.BÌNH

THẠNH, TP.HCM

Trang 6

Hồ Chí Minh

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS

2.3 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên

Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS 793.2.1 Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên

môn trường Trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

79

3.2.2 Thực hiện tốt việc quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm,

sử dụng, luân chuyển TTCM trường THCS

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phiếu điều tra

Trang 7

Bảng 2.3 Thống kê cơ sở vật chất các trường năm học 2011-2012

Bảng 2.4 Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh THCS trong 2 năm họcBảng 2.5 Quy mô phát triển giáo dục THCS của quận Bình Thạnh trong 2

năm (trường công lập)Bảng 2.6 Thống kê chất lượng hạnh kiểm của học sinh THCS Quận Bình

Thạnh trong 2 năm học

Bảng 2.7 Thống kê chất lượng học lực của học sinh THCS quận Bình

Thạnh, TP Hồ Chí Minh trong 2 năm học

Bảng 2.8 Tình hình học sinh THCS bỏ học – Lưu ban – Lên lớp – Hiệu

suất đào tạo trong 2 năm học

Bảng 2.9 Số lượng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Bảng 2.10 Tình hình cơ sở vật chất các trường THCS (CL)

Bảng 2.14 Kết quả trưng cầu ý kiến các TTCM trường THCS Quận Bình

Thạnh, TP Hồ Chí Minh về tự đánh giá đội ngũ

Bảng 2.15 Kết quả trưng cầu ý kiến của GV đánh giá TTCM trường THCS

Bảng 3 Kết quả khảo sát tính khả thi của một số giải pháp nâng cao chất

lượng đội ngũ TTCM trường THCS ở quận Bình Thạnh

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 8

Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, đổi mới việc nâng caochất lượng đội ngũ CBQL trường học, trong đó có đội ngũ Tổ trưởng chuyênmôn là một trong các khâu quan trọng nhất mà hiện nay giáo dục, nhất là giáodục phổ thông đang cần, bởi đây là lực lượng trực tiếp thực hiện các mục tiêuquản lý giáo dục, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Đội ngũ này phảicó đủ phẩm chất chính trị, năng lực và trình độ chuyên môn tốt Tuy nhiên,việc tổ chức và điều hành hoạt động của các TCM tại các trường hiện nay vẫnchưa thật sự hiệu quả, bởi còn những tồn tại cơ bản sau:

- Mang nặng tính hành chính, chưa thật sự đi sâu vào chuyên mônnghiệp vụ, chưa chủ động xây dựng những chuyên đề mang tính thực tế, khảthi để áp dụng vào công tác giảng dạy, thông qua đó quản lý về chuyên môn,chủ yếu thực hiện do phân công từ Phòng GD&ĐT và Ban giám hiệu;

- Nhiều trường chưa đặt sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc pháttriển TCM bền vững, dài hơi, đang còn xem nhẹ vai trò của TCM trong sựphát triển của nhà trường;

- Sự phát triển của một số TCM hiện nay chưa khoa học, thiếu hệ thống

và sự định hướng cụ thể của Ban giám hiệu nhà trường

Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên mônở trường Trung học cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũđạt hiệu qủa cao là vấn đề cấp thiết nhất phải được thực hiện nhằm nâng caochất lượng giáo dục cấp học hiện nay Xây dựng đội ngũ TTCM theo hướngphù hợp với yêu cầu mới nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệpgiáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Trong những năm qua chất lượng giáo dục của quận Bình Thạnh, TP

Hồ Chí Minh từng bước được nâng lên, đã dành được những thành tựu quan

Trang 10

trọng, góp phần đổi mới sự nghiệp GD & ĐT và phát triển kinh tế xã hội củaquận Nhiều năm liên tục Phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh là đơn vị tiên tiếnxuất sắc cấp Thành phố với những thành tích nổi bật về chất lượng giáo dụcđào tạo, đội ngũ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, xây dựng trường đạt chuẩnquốc gia, công tác phổ cập giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục,

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được,GD&ĐT quận Bình Thạnh còn gặp không ít khó khăn và thách thức: là mộtquận có diện tích lớn và dân số đông có nhiều ngành nghề như sản xuất nôngnghiệp, dịch vụ, thương mại, Các điều kiện, tiềm năng phát triển KT - XHcòn gặp nhiều khó khăn Đời sống nhân dân không đồng đều ở các vùng địaphương, giữa khu vực gần trung tâm với khu vực ven ngoại thành, tăngtrưởng kinh tế chậm đã ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục Trước yêu cầuđổi mới GD & ĐT quận Bình Thạnh còn có nhiều bất cập như: Quy mô vàmạng lưới trường lớp chưa hợp lý; Chất lượng giáo dục giữa các trường trongquận còn có sự chênh lệch đáng kể; Đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ về cơcấu bộ môn, một bộ phận giáo viên chuyên môn còn yếu; Một bộ phận CBQLchưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đang gặp phải sức ép từ nhiềuphía về chất lượng giáo dục trong đó phải kể đến chất lượng đội ngũ TTCMchưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là ở cấp học Trung học

cơ sở Khảo sát, đánh giá thực trạng, dự báo đúng tình hình đội ngũ TTCM sẽxác lập được các biện pháp hợp lý, khả thi, cần thiết để thúc đẩy thực hiện đạtmục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM cấp THCS quận Bình Thạnh,

TP Hồ Chí Minh

Xuất phát từ những cơ sở trên thì việc nghiên cứu xây dựng đội ngũTTCM các trường THCS nói chung và xây dựng đội ngũ TTCM các trườngTHCS ở quận Bình Thạnh nói riêng có một ý nghĩa quan trọng và cần thiết,bởi yếu tố quan trọng góp phần quan trọng cho thành công của giáo dục và

Trang 11

đào tạo là đội ngũ TTCM Vì vậy tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao

chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh" góp phần nâng cao chất lượng và

phát triển giáo dục đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với giáo dụcđào tạo trong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu:

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS quận Bình Thạnh, TP Hồ ChíMinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trườngTrung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS quậnBình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và cótính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCSquận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dụcphổ thông

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chấtlượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường Trung học cơ sở

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng và công tácnâng cao đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường Trung học cơ sở ở quậnBình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCMtrường THCS quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

6 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các giải pháp của Hiệu trưởng trong công tác nâng cao chấtlượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở 5 trường THCS quận Bình Thạnh,thành phố Hồ Chí Minh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu các văn kiện, văn bản, tài liệu và các vấn đề lý thuyết liênquan đến đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế, thống kê phân tích số liệu

- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, tham khảo ý kiến chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

7.3 Phương pháp thống kê toán học : Nhằm xử lý số liệu thu được

8 Đóng góp của luận văn.

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm về đội ngũ tổ trưởngchuyên môn bậc THCS quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh với nhữngyêu cầu phẩm chất năng lực của của đội ngũ này

- Chỉ ra được thực trạng của đội ngũ TTCM các trường THCS quận BìnhThạnh, thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng TTCM trường THCSquận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

- Giúp cho TTCM làm việc khoa học hơn; năng động, sáng tạo trong côngtác; phân công trách nhiệm rõ ràng, ý thức trách nhiệm trong công tác

- Công tác điều hành được nâng lên, cơ chế phối hợp trong công tác đạthiệu quả hơn

Trang 13

9 Cấu trúc luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụlục, đề tài có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ TTCMtrường THCS

Chương 2: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ởcáctrường THCS quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyênmôn trường Trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh tronggiai đoạn hiện nay

Trang 14

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TTCM TRƯỜNG THCS

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Vấn đề đội ngũ CBQL và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trườngTHCS nói riêng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD nói chung đã đượcĐảng và Nhà nước quan tâm Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thư khóa IX

đã ban hành Chỉ thị 40- CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Chỉ thị đã khẳng định, đề cao vai trò

của giáo dục: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một

trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” Chỉ thị đã nhấn mạnh

đến tầm quan trọng của cán bộ quản lý giáo dục và thể hiện rõ: “Mục tiêu là

xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

[3]

Thực hiện Chỉ thị trên, ngày 11 tháng 01 năm 2005 Phó Thủ tướngChính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việcphê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và

CBQLGD giai đoạn 2005-2010 Mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng đội ngũ

Trang 15

nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo

đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nhiệm

vụ là “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao

chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Để đạt được mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011

-2020, cần thực hiện tốt 8 giải pháp, trong đó giải pháp Đổi mới quản lý giáodục là giải pháp đột phá và giải pháp Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục là giải pháp then chốt, cụ thể : “ …Củng cố, hoàn thiện hệ

thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”[15]

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cũng như các giải phápphát triển giáo dục của nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý trong và ngoàingành giáo dục và các giáo viên quan tâm nghiên cứu:

Trong quyển “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXIChiến lược phát triển” của tác giả Đặng Bá Lâm đã có những phân tích khásâu sắc về giải pháp quản lý giáo dục [28] Hoặc như hai tác giả Vũ Ngọc Hải

và Trần Khánh Đức trong cuốn “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những

năm đầu thế kỷ XXI” đã trình bày quan điểm, mục tiêu và biện pháp phát triển

Trang 16

giáo dục và hệ thống giáo dục, làm rõ thêm nhận thức về chiến lược phát triểngiáo dục, ngoài ra còn nhiều tài liệu khác đề cập đến vấn đề này [24] Một sốcông trình nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục,TTCM như:

- Đặng Tiến Dương - Một số biện pháp phát triển đội ngũ Tổ trưởngchuyên môn trong các trường THPT công lập huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.Luận văn Thạc sĩ khoa học GD, Đại học Vinh năm 2011

- Nguyễn Thành Nhân - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũTổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.Luận văn Thạc sĩ khoa học GD, Đại học Vinh năm 2011

- Nguyễn Văn Đến - Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán

bộ quản lý các trường THCS quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh Luận vănThạc sĩ khoa học GD, Đại học Vinh năm 2012

Các nghiên cứu và một số đề tài trên đã đề cập vấn đề giải pháp nângcao chất lượng đội ngũ QLGD, TTCM Song việc áp dụng kết quả nghiên cứutrên cho trường THCS ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh không thật sựphù hợp Đến thời điểm này, tại Bình Thạnh chưa có công trình nào nghiêncứu vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS của quận trongthời kỳ đổi mới Trong khi đó, yêu cầu thực tiễn về GD&ĐT của quận đangđặt ra những vấn đề bức xúc phải giải quyết, vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuấtcác giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS ở quận BìnhThạnh, TP.Hồ Chí Minh là cần thiết

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn

1.2.1.1 Tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn được quy định trong Điều lệ trường trung học như sau:

“Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên

Trang 17

chức thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theomôn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học trung học cơ sở, trung học phổthông Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉđạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu nămhọc” [7,8]

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THCS, THPT Cáctổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộphận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ củatổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhàtrường đạt được các mục tiêu đã đề ra [7,8]

1.2.1.2 Tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu TCM, do Hiệu trưởng bổ

nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ,hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định,góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch [7].Tổ trưởng TCM là lực lượng nòng cốt của nhà trường, là cầu nối giữaBGH và từng GV để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh

Họ là người trực tiếp quản lí việc dạy học, công tác chuyên môn của từnggiáo viên, thực hiện bình xét thi đua của các tổ viên và đề xuất ý kiến thammưu với lãnh đạo nhà trường để có các giải pháp nâng cao chất lượng chuyênmôn của tổ mình quản lý

Họ cũng là người thay mặt Ban giám hiệu triển khai kế hoạch của nhàtrường, tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến từng tổ viên

1.2.2 Chất lượng và chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

1.2.2.1 Chất lượng :

Theo quan điểm triết học, chất lượng được định nghĩa : “Chất lượng, phạm

trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì,

Trang 18

tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt hóa với các sự vật khác Chất lượng

là đặc tính khách quan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó liên kết các thuộc tính của sự vật lại là một, gắn bó sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không thể tách khỏi sự vật Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bẳn Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng

và số lượng”

“Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật”, "Cáilàm nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia" Hoặc “Chấtlượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làmcho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”.[42]

Khi nói về chất lượng giáo dục, có 6 quan điểm về đánh giá chất lượng

mà có thể vận dụng vào nhận diện chất lượng mọi hoạt động nói chung như:

“Chất lượng đánh giá bằng đầu vào; chất lượng đánh giá bằng đầu ra; chấtlượng đánh giá bằng giá trị gia tăng, chất lượng đánh giá bằng học thuật; chấtlượng đánh giá bằng văn hóa tổ chức riêng và chất lượng đánh giá bằng kiểmtoán” [26,27]

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ISO 8402 – Năm 1999 thì “Chấtlượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng), tạo cho thực thể(đối tượng) đó khả năng thỏa mãn nhu cầu đã được đề ra hoặc tiềm ẩn”.Trong đó thuật ngữ “Thực thể” hay “đối tượng” bao gồm cả sản phẩm theonghĩa rộng : một hoạt động, một quá trình, một tổ chức hay một cá nhân[14;tr.39]

Như vậy, vận dụng quan điểm này vào việc đánh giá chất lượng cán bộnói chung và đội ngũ CBQL giáo dục, TTCM nói riêng thì cần phải so sánh

Trang 19

kết quả các hoạt động của cán bộ đó với các chuẩn quy định hay những mụctiêu của các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ

1.2.2.2 Chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Chất lượng đội ngũ được hiểu là những phẩm chất và năng lực cần có củatừng cá thể và của cả đội ngũ để có một lực lượng lao động người đủ về sốlượng, phù hợp về cơ cấu và tạo ra những phẩm chất và năng lực chung chođội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của tổchức

Chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS là tập hợp các đặc tính cơ bảncủa đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo cho đội ngũ này thực hiện tốt các chứcnăng, nhiệm vụ, yêu cầu được giao

Qua những khái niệm, cách tiếp cận và những quan điểm đánh giá chấtlượng nêu trên, có thể nhận diện chất lượng cán bộ ở hai mặt chủ yếu là phẩmchất và năng lực của họ trong việc thực hiện các quy định về chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của họ qua các biểu hiện chủ yếu dưới đây

i) Phẩm chất :

Phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất tâm lý, phẩm chất trítuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí :

- “Phẩm chất tâm lý là những đặc điểm thuộc tính tâm lý nói lên mặt đức

(theo nghĩa rộng) của một nhân cách” [37] Nó bao hàm cả đặc điểm tích cựclẫn tiêu cực theo hàm nghĩa đạo lý và có thể chia ra các cấp độ: xu hướng,phẩm chất, ý chí, đạo đức, tư cách, hành vi và tác phong

- “Phẩm chất trí tuệ là những đặc điểm đảm bảo cho hoạt động nhận thức

của một con người đạt kết quả tốt, bao gồm phẩm chất của tri giác (óc quansát), của trí nhớ (nhớ nhanh, chính xác, ), của tưởng tượng, tư duy, ngônngữ và chú ý” [37]

Trang 20

- “Phẩm chất ý chí là mặt quan trọng trong nhân cách bao gồm những đặc

điểm nói lên một người có ý chí tốt: có chí hướng, có tính mục đích, quyếtđoán, đấu tranh bản thân cao, có tinh thần vượt khó” [37] Phẩm chất ý chí giữvai trò quan trọng, nhiều khi quyết định đối với hoạt động của con người

- Phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí của con người bao gồm các mặt

rèn luyện sức khoẻ, tránh và khắc phục những ảnh hưởng của một số bệnhmang tính rào cản cho hoạt động của con người như chán nản, uể oải, muốnnghỉ công tác, sức khoẻ giảm sút

ii) Năng lực :

“Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là cóthể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạnghoạt động nào đó” [37]

Năng lực gắn liền với phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí

và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí của cá nhân Năng lực có thể được pháttriển trên cơ sở kết quả hoạt động của con người và kết quả phát triển của xã hội(đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân, )

1.2.3 Giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS

1.2.3.1 Giải pháp

Theo từ điển Tiếng Việt : “Giải pháp là phương pháp giải quyết mộtvấn đề cụ thể nào đó” [42] Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cáchthức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, mộttrạng thái nhất định,….nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải pháp càngthích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyết nhữngvấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cần phải dựatrên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

Trang 21

Cũng cần phân biệt khái niệm giải pháp với một số khái niệm tương tựnhư: phương pháp, biện pháp

Từ điển tiếng Việt có ghi “Biện pháp đó là cách làm, cách giải quyếtmột vấn đề cụ thể”, “phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hànhmột công việc nào đó” [42]

Điểm giống nhau của các khái niệm này đều nói về cách làm, cách tiếnhành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề Tuy nhiên chúng khác nhauở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể,trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ vớinhau để tiến hành một công việc có mục đích

Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các kháiniệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này

là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khókhăn nhất định Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp

1.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn

Giải pháp nâng cao chất lượng CBQL nói chung và TTCM nói riêng tạitrường THCS là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biếnđổi về chất lượng trong đội ngũ CBQL, TTCM trường THCS

Như vậy giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM là các phươngpháp, cách thức nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM

1.3 Một số vấn đề lý luận về đội ngũ TTCM trường THCS :

1.3.1 Trường Trung học cơ sở.

1.3.1.1 Vị trí của trường Trung học cơ sở

Trong khoản 2 Điều 4 của Luật Giáo dục về hệ thống giáo dục quốc

dân có ghi: “Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở và trung học

phổ thông” [35].

Trang 22

Trong Điều 26 của Luật Giáo dục có ghi: “Giáo dục Tiểu học được

thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5, tuổi của học sinh vào lớp 1 là

6 tuổi Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9, học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 11 tuổi, Giáo dục THPT được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến lớp 12 Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS có độ tuổi là 15 tuổi" [35]

Cấp THCS là “Cầu nối giữa bậc TH và THPT” tiếp nhận những thành

tựu của giáo dục Tiểu học, trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ của mình, xâydựng những bước đầu của giáo dục Trung học phổ thông, Trung học cơ sởmang tính chất liên thông với Trung học chuyên nghiệp và Trung học nghề Như vậy, có thể nói THCS có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trongviệc trang bị kiến thức cơ bản nhất để học sinh có những hiểu biết ban đầu vềkỹ thuật và hướng nghiệp, giúp các em định hướng được nghề nghiệp trongtương lai Phát triển bồi dưỡng học sinh có năng khiếu góp phần chuẩn bị đàotạo nhân lực cho đất nước, tạo nguồn cho bậc THPT, THCN và đào tạo nghề.Bởi một học sinh sau THCS có nhiều lựa chọn cho hướng đi của cuộc đời, sựnghiệp bản thân; Có thể tiếp tục học lên THPT hoặc bước vào cuộc sống laođộng, vào các ngành nghề trong xã hội thông qua các trường trung cấp chuyênnghiệp

Vị trí của THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân được thể hiện qua sơ

đồ sau:

Sơ đồ 1: Vị trí trường Trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trang 23

TN.THPT

TN.THCS

Hoàn thành

Chương trình

TIỂU HỌC

1.3.1.2 Mục tiêu đào tạo của trường THCS

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ

6 ngày 25/11/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010 ghi rõ “Mục tiêu

TIỂU

HỌC

5 4 3 2 1

THAM GIA LAO ĐỘNG XÃ HỘI

THCS

9 8 7 6

THPT

12 11 10

Trang 24

của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc”[35]

Cụ thể, mục tiêu của giáo dục THCS là: “Giáo dục THCS nhằm giúp

học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc

đi vào cuộc sống lao động” [35].

Một lần nữa khẳng định: THCS là điểm tựa của giáo dục phổ thông, là cơsở của bậc trung học, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xãhội chủ nghĩa

1.3.1.3 Nhiệm vụ của trường Trung học cơ sở

Điều 58 Luật Giáo dục và Điều 3 của Điều lệ Trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông, trường trung học phổ thông có nhiều cấp năm

2011 nêu rõ Trường THCS có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và thực hiện các hoạt động giáo dục theomục tiêu, chương trình, sách giáo khoa trung học cơ sở

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều độngcủa Phòng Giáo dục - Đào tạo đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên

- Thực hiện tuyển sinh lớp 6 đối với học sinh đã hoàn thành chương trìnhtiểu học, các loại hồ sơ để quản lý học sinh Xây dựng các biện pháp để quản

lý và vận động học sinh nghỉ học, bỏ học đến trường Thực hiện công tác phổcập giáo dục trung học cơ sở trong độ tuổi 11 - 18 tuổi theo Chỉ thị 61/CT-

TW của Bộ Chính trị

Trang 25

- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính phù hợpvới tình hình thực tế ở đơn vị, sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở vậtchất hiện có

- Xây dựng kế hoạch, giải pháp bổ sung, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vậtchất, thiết bị dạy học hiện đại theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, yêu cầungày càng cao của xã hội

- Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện các hoạt động giáo dục

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạtđộng xã hội

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục, xây dựng các giải pháp để nâng caochất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan cóthẩm quyền kiểm định chất lượng

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo qui định của pháp luật [5]

1.3.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở.

1.3.2.1 Vị trí, vai trò của Tổ trưởng chuyên môn

Trong hệ thống quản lý nhà trường, người Hiệu trưởng giữ vai trò hếtsức quyết định trong việc tổ chức điều hành và chỉ đạo tập thể sư phạm thựchiện nhiệm vụ đào tạo Giúp việc cho Hiệu trưởng để thực hiện được vai tròquan trọng nói trên có nhiều lực lượng, trong các lực lượng đó chính làTTCM, là lực lượng “xương sống” quyết định cho chất lượng giáo dục đàotạo của nhà trường

Họ là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm (sau khi tham khảo ý kiến củacác thành viên tổ) Người thay mặt cho Ban giám hiệu tổ chức điều hành hoạtđộng các thành viên trong tổ nhằm phát huy tinh thần tự giác lao động ở mỗi

Trang 26

cá nhân và phát huy sức mạnh tập thể của tổ để thực hiện tốt nhất nhiệm vụgiáo dục, giảng dạy đối với học sinh, đồng thời là người triển khai kế hoạchcủa nhà trường, tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến từng tổ viên

1.3.2.2 Chức năng của người tổ trưởng trong việc quản lý tổ bộ môn

Trực tiếp quản lí việc dạy học, công tác chuyên môn của từng giáo viên,thực hiện bình xét thi đua của các tổ viên và đề xuất ý kiến tham mưu vớilãnh đạo nhà trường để có các giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn củatổ

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đánh giáchất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng vàquản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phốichương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên tổ mình quản lý

Tham mưu kịp thời và hiệu quả cho Hiệu trưởng về các vấn đề liên quanđến dạy học bộ môn của tổ

Nắm vững các yêu cầu và điều khiển hoạt động giảng dạy bộ môn

1.3.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn:

i) Quản lí các hoạt động sư phạm của giáo viên

Quản lí việc thực hiện chương trình: Tổ trưởng chuyên môn phải nắmvững chương trình dạy học của bộ môn ở từng khối lớp, tiếp thu những thayđổi (nếu có), thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình Chỉ đạo giáoviên trong tổ lập kế hoạch bộ môn TTCM phân công thực hiện các biên bảnsinh hoạt của tổ về chương trình

Quản lí việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên: TTCM hướngdẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài đầu năm theo phân phối chương trình,

Trang 27

hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa, tổ chức các buổi thảo luận các bài soạnkhó TTCM thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm tình hình bài soạn

Quản lí giờ lên lớp: TTCM cần sử dụng chuẩn giờ lên lớp để kiểm tra,đánh giá giờ lên lớp TTCM phải có kế hoạch thường xuyên dự giờ để tìm ranhững điểm yếu, thiếu hoặc phát hiện ra những kinh nghiệm, sáng tạo của

GV, qua đó cũng quan sát xem GV có hướng dẫn HS phương pháp học tậpkhông, có chú ý đến các đối tượng HS không? Cần nắm bắt sát tình hìnhgiảng dạy của từng GV trong tổ để tuyên dương, nhân rộng kinh nghiệm tốthoặc giúp đỡ uốn nắn kịp thời

Quản lí về phương pháp dạy học: TTCM cần nắm vững và quán triệtcho giáo viên về phương pháp dạy học mới "phát huy tính tích cực của HS".Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bộ môn: TTCM nắm được tìnhhình GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bộ môn của HS thế nào là việc

dự giờ, xem xét hồ sơ của GV

Quản lí hồ sơ chuyên môn của giáo viên: TTCM cần phổ biến cho giáoviên về mẫu số, cách ghi chép các loại hồ sơ Mỗi học kì TTCM và BGH nhàtrường kiểm tra hồ sơ của giáo viên

ii) Quản lí hoạt động của học sinh

Giáo dục tinh thần, thái độ động cơ học tập

Dạy phương pháp, kĩ năng học cho học sinh

Tổ chức các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí

iii) Quản lý công tác của tổ

Xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động của tổ theo kế hoạch, cótính trọng tâm

Tập hợp, xây dựng, lưu trữ những hồ sơ liên quan đến hoạt độngchuyên môn của tổ

Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trang 28

Xây dựng tổ thành khối đoàn kết nhất trí, giúp nhau hoàn thành nhiệm

vụ Cố gắng tạo không khí thân thiện trong tập thể tổ, toàn tâm, toàn ý cho sựnghiệp giáo dục, cho sự tiến bộ của học sinh ở bộ môn của mình

Tham mưu cho Hiệu trưởng và Hiệu phó chuyên môn phân công giáoviên dạy lớp phù hợp; Giúp Hiệu trưởng đánh giá tổ viên chính xác công bằngtrên cơ sở khoa học, hợp lý

iv) Quyền hạn

Được hưởng phụ cấp theo quy định của nhà nước (thêm 0.2 hệ số phụcấp trách nhiệm cộng vào hệ số lương), được giảm giờ dạy theo quy định(3tiết/ tuần) để có thời gian hoàn thành nhiệm vụ của người TTCM

Có quyền phân công nhiệm vụ cho các tổ viên theo yêu cầu như bố trídạy thay, thao giảng, dự giờ thăm lớp, thanh tra

Có quyền thay mặt Hiệu trưởng khi Hiệu trưởng ủy nhiệm quyết địnhthực hiện những phương án chuyên môn đúng đắn và hiệu quả nhất trongcông tác

1.3.3 Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ TTCM trường Trung học cơ sở.

Trang 29

Tùy tình hình cụ thể của từng trường nhưng cơ bản thì cần đảm bảo hàihòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ vừa tận dụng

được kinh nghiệm trong quá trình công tác.

ii) Giới:

Phát huy được các ưu thế của nữ trong quản lý để phù hợp với đặc

điểm của ngành giáo dục (có nhiều nữ)

iii) Chuyên môn được đào tạo:

Có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyên môn cơ bản được đàotạo (tự nhiên, xã hội,…); đồng thời đảm bảo chuẩn hóa và trên chuẩn vềchuyên môn được đào tạo Cụ thể: phải có trình độ Cao đẳng sư phạm trở lên,có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm, được bồi dưỡng qua lớp nghiệp vụTTCM ngắn hạn hoặc dài hạn, có một số thành tích nhất định về chuyên môn,nghiệp vụ,

1.3.4 Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở.

1.3.4.1 Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức.

TTCM trước hết là một giáo viên nên phải đảm bảo các qui định về tiêuchuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của nhà giáo đượcqui định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT ban hành theoThông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10 /2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; TTCM có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm,… qui định tại điều 30, 31,

32 và 33 của Điều lệ trường trung học

TTCM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức,hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của

Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyênmôn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GVthuộc tổ mình quản lý Do đó, TTCM phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Trang 30

Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu củađất nước trong giai đoạn mới Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối, chủ trương, chính sách vềGD&ĐT Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Có tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội

và khiêm tốn Gương mẫu về đạo đức, chí công, vô tư, lời nói đi đôi với việclàm, có uy tín với tập thể, với nhà trường Có tinh thần trách nhiệm, nhiệttình, yêu nghề, yêu trẻ Tháo vát, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm

Tác phong sinh hoạt của người TTCM phải giản dị, hòa đồng, cởi mởtrong sinh hoạt, nghiêm túc trong công tác, giờ nào việc ấy, không định kiến,luôn lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá, không vì tình cảm cá nhân

mà nể nang, trì trệ

Luôn quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp; Là người giải đáp,hướng dẫn, giúp đỡ thành viên tổ vượt qua vướng mắc, khó khăn để nâng caotay nghề

Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chobản thân Là một “chuyên viên” am hiểu về bộ môn của mình tốt nhất trongnhà trường

1.3.4.2 Về trình độ chuyên môn đào tạo

Một trong những yêu cầu cơ bản của người TTCM là phải có trình độchuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của các bậc học nói chung

và ít nhất đạt trình độ Cao đắng sư phạm trở lên đối với TTCM ở cấp THCS,có trình độ, hiểu biết vững vàng và xuyên suốt cấp học về bộ môn giảng dạy.Có chuyên môn đào tạo phù hợp với nhóm chuyên môn mà thuộc tổmình quản lý, có sự hiểu biết nhất định về các bộ môn khác trong nhà trường

Trang 31

Ngoài ra người TTCM phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ,nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của ngành và của nhàtrường, có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, có kiếnthức về khoa học quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ.

1.3.4.3 Về năng lực chuyên môn

Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá,phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Có khả năng phát hiện vấn đề và có quyết định giải quyết kịp thời, hiệuquả Năng lực cố vấn, tham mưu cho Hiệu trưởng; có khả năng bồi dưỡngnâng cao tay nghề cho giáo viên

Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng; Nhạy bén, tích cực trong đổi mớiphương pháp dạy học

1.3.4.4 Về năng lực quản lý

Người TTCM không những là người lao động sư phạm trực tiếp, mà còn

là người tổ chức lao động sư phạm của các tổ viên đòi hỏi người TTCM phảicó trình độ tổ chức cao, bởi nó có tác dụng quyết định đối với kết quả hoạtđộng của cả TCM

Công tác quản lí không chỉ là một khoa học, mà còn là nghệ thuật - nghệthuật điều khiển con người, nhất là QLGD với những con người trí thức, biết

tự trọng và đòi hỏi sự tôn trọng của người khác, đòi hỏi chủ thể quản lí phảiđáp ứng đầy đủ các yêu cầu, biết vận dụng các giải pháp đúng mức độ, đúngliều lượng đối với từng người, phải hiểu tâm tư tình cảm, quan tâm đến đờisống cũng như điều kiện làm việc của các thành viên trong tổ chuyên môn củamình thì mới động viên, kích thích được họ phấn khởi, hăng say công tác Như vậy TTCM chính là trung tâm đoàn kết gắn bó mọi tiềm lực sứcmạnh của một tổ chức trường học, cụ thể là trường THCS Người TTCMtrước hết phải có khả năng tự đánh giá đúng mình, thấy rõ các mặt mạnh, mặt

Trang 32

yếu của mình, biết nhìn nhận và đánh giá người khác để “Biết người biết ta,trăm trận trăm thắng”, phải có phương pháp khoa học để nhận định chính xáctình hình, đánh giá công bằng đối với từng sự đóng góp của tổ viên, phải cóbản lĩnh để phân định được cái đúng, cái sai, thẳng thắng, trung thực, tôntrọng và thương yêu các thành viên của tổ mình từ đó tạo ra động lực thu hút,liên kết các nguồn lực tạo ra sức mạnh cho tổ chức Đó là yếu tố quyết địnhcho mọi thắng lợi.

Cụ thể người TTCM phải có năng lực quản lý sau:

- Có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động củatổ chuyên môn

- Có năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết trongtổ; Kiểm tra, thanh tra các công tác trong nhà trường

- Có năng lực làm việc khoa học, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoahọc

- Có năng lực giao tiếp để vận động, phối hợp các lực lượng trong vàngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục

- Hiểu biết tình hình kinh tế – xã hội – GD&ĐT ở địa phương

1.4 Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở

1.4.1 Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở.

Như đã phân tích ở trên, người TTCM là người tổ chức lao động sưphạm của các tổ viên, quyết định đối với kết quả hoạt động giáo dục củaTCM, đồng thời triển khai thực hiện các kế hoạch nhiệm vụ của đơn vị đếntừng giáo viên, người TTCM là trung tâm đoàn kết gắn bó mọi tiềm lực sứcmạnh của một tổ chức, vì thế nhà trường THCS muốn nâng cao chất lượnggiáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn

Trang 33

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: "Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy

xấu thì ảnh hưởng xấu”, không thể có trò giỏi nếu thiếu thầy giỏi Nghị quyết

Trung ương II khoá VIII: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáodục" Điều này cho thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phảinâng cao chất lượng đội ngũ GV, mà đội ngũ TTCM chính là lực lượng quản

lý trực tiếp GV, có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV vớinhiều hình thức như tổ chức các chuyên đề chuyên môn, các buổi sinh hoạt,hội họp chuyên môn giúp cho việc rèn luyện và bồi dưỡng đội ngũ GV Chính

vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo viên thì phải nâng cao chất lượng độingũ TTCM

1.4.2 Nội dung công tác nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng

chuyên môn trường Trung học cơ sở

1.4.2.1 Công tác phân công phân nhiệm TTCM trường Trung học cơ sở

Đây là một trong những hoạt động của người quản lý, có tác dụng giúpcho cơ quan quản lý và nhà quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấutuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, của từng TTCM và cả độingũ TTCM các trường THCS trên địa bàn; qua đó xây dựng được kế hoạchphát triển đội ngũ; tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho từng TTCM

và cả đội ngũ để họ có thể phát huy được hết khả năng hoàn thành nhiệm vụ.Kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng

và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máytổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong quận nói chung và trong các trườngTHCS nói riêng Đây là hai công việc có quan hệ biện chứng với nhau bởiquản lý đội ngũ TTCM tốt thì sẽ giúp cho công tác quy hoạch phát triển độingũ tốt và ngược lại quy hoạch phát triển đội ngũ tốt sẽ góp phần quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng đội ngũ Vì thế, quy hoạch phát triển đội ngũ

Trang 34

được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vựccần đề xuất giải pháp quản lý

Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các TTCM có đủ phẩm chất và năng lựccho một đơn vị là yếu tố quan trọng để phát triển và tạo điều kiện cho đơn vịđó đạt đến mục tiêu của nó Thông qua các tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệmTTCM đã làm tăng sự phấn đấu rèn luyện ở bộ phận giáo viên nòng cốt, tíchcực, nhờ đó đã làm nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM

Miễn nhiệm TTCM (hạn chế thực hiện) thực chất là làm cho đội ngũTTCM luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để những thành viênkhông đủ yêu cầu làm chậm sự phát triển của TCM, của đơn vị Đây cũng làmột hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ

Luân chuyển, điều động TTCM có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũđược đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thoả mãn các nhucầu của TCM

Các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộnói trên là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ nhằm trực tiếp hoặcgián tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường THCS, đòi hỏi phảicó những giải pháp quản lý về lĩnh vực này

1.4.2.2 Công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ TTCM trường THCS :

Bất kỳ một đơn vị, cơ sở giáo dục nào muốn đội ngũ CBQL, TTCM củamình được hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lýluận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thì đều phải thựchiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng Bản chất của công tác đào tạo, bồidưỡng TTCM là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ này để họ có đủkiến thức, kinh nghiệm, đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và thựcthi quyền hạn được phân công

Trang 35

Tóm lại, để nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM thì công tác đào tạo vàbồi dưỡng phải thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ; đồng thời nhà quản lý, cơquan QLGD cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí, …

để người TTCM có thể yên tâm tham gia học tập và đạt hiệu quả mong muốn

Để thực hiện được kế hoạch lâu dài cần phải có những giải pháp quản lý về lĩnhvực này

1.4.2.3 Công tác đánh giá xếp loại hàng tháng, kỳ, năm.

Đánh giá là một công việc hết sức khó khăn, nhất là việc đánh giá ấy lạidùng để xác định giá trị, mức độ cống hiến của từng TTCM trong đơn vị.Ngoài ra đánh giá là một trong những chức năng rất quan trọng của công tácquản lý ; Việc đánh giá chất lượng đội ngũ TTCM là một trong những côngviệc không thể thiếu trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và chủthể quản lý nói chung và của công tác tổ chức cán bộ nói riêng, phải thực hiệnthường xuyên, theo chuẩn đánh giá, không tuỳ tiện, định kiến

Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũTTCM mà còn dự báo được tình hình chất lượng, qua đó vạch ra được những

kế hoạch khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này Mặt khác, nếu đánhgiá chính xác sẽ là cơ sở cho cá nhân tự điều chỉnh thích ứng với tiêu chuẩnđội ngũ

Tóm lại, đánh giá đội ngũ TTCM có liên quan mật thiết với việc nângcao chất lượng đội ngũ Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nóichung và TTCM nói riêng cần nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũthông qua hoạt động đánh giá, để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi

về lĩnh vực này

1.4.2.4 Cơ chế chính sách đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạtđộng của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực

Trang 36

thúc đẩy hoạt động của con người Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũTTCM mang tính đầu tư cho nguồn nhân lực tương tự như “tái sản xuất” trongquản lý kinh tế

Chính từ việc có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ mà chất lượngđội ngũ được nâng lên Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với CBQL nói chung

và đối với TTCM nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, côngchức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức, đơn vị

Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và TTCM cáctrường THCS nói riêng cần phải có những giải pháp quản lý về lĩnh vực này

1.4.2.5 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ

tổ trưởng chuyên môn

Đảng và Nhà nước lãnh đạo toàn diện công tác tổ chức cán bộ Những quanđiểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các chính sách của Nhà nước vềcông tác cán bộ đã định hướng cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đàotạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, … CBQL giáo dục nói chung và TTCM nóiriêng, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này, qua đó nâng cao chất lượng giáodục nước nhà

Chỉ thị 40-CT/TW nêu rõ: “Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà

giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục… ”

Như vậy, quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CBQL nóichung và đội ngũ TTCM các trường THCS nói riêng có mối liên hệ trực tiếptới sự lãnh đạo của Đảng Khi nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ

Trang 37

TTCM các trường THCS, ta không thể không đánh giá thực trạng công táclãnh đạo của Đảng để định ra những giải pháp cần thiết về lĩnh vực này.

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THCS

1.4.3.1 Các yếu tố khách quan:

Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ TTCMTHCS từ những quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách đãi ngộcủa Đảng cho CBQL nói chung và TTCM nói riêng; các cơ quan quản lý và cáclãnh đạo nhà trường có được định hướng trong đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệmTTCM nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý TCM ở các trường THCS Như vậy, quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM các trườngTHCS có mối liên hệ trực tiếp tới sự lãnh đạo của Đảng Khi nghiên cứu vềnâng cao chất lượng đội ngũ này ở các trường THCS, ta không thể khôngđánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng để định ra những giải phápcần thiết về lĩnh vực này

1.4.3.2 Các yếu tố chủ quan của người TTCM:

Người TTCM trực tiếp triển khai các công tác chuyên môn, các chủtrương, kế hoạch của BGH nhà trường đến trực tiếp từng giáo viên nên sẽ gặpnhững áp lực của yêu cầu công việc phải hoàn thành đối với cấp trên vớinhững trì trệ, phản kháng và quan điểm bảo thủ của một số tổ viên; điều nàyđòi hỏi người TTCM phải có bản lĩnh vững vàng, có lý luận khoa học chặtchẽ,… nếu không sẽ xảy ra hiện tượng mất đoàn kết, chia rẽ dẫn đến hoạtđộng của TCM sẽ kém hiệu quả

Mặc dù đội ngũ TTCM đều được lựa chọn, là những hạt nhân của nhàtrường Tuy nhiên vẫn còn những cá nhân tuy có năng lực chuyên môn nhưnglại chủ quan, thiếu nhiệt tình và say mê trong công việc quản lý của mình

Trang 38

Có một số TTCM đang trong độ tuổi sinh sản nên việc quản lý điều hànhtổ bị gián đoạn và hiệu quả công việc cũng bị hạn chế.

Ngoài ra, người TTCM cần phải chủ động, tích cực nắm bắt những cơhội và thách thức mới; vận dụng mềm dẻo và linh hoạt các chủ trương đườnglối của Đảng và Nhà nước vào công tác điều hành thực hiện kế hoạch vànhiệm vụ của tổ Tuy nhiên trong thực tế vẫn tồn tại TTCM các trường THCSchưa có sự năng động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

Kết luận chương 1

Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số kháiniệm chủ yếu, những đặc trưng của nhà trường THCS, những đặc trưng vềchất lượng đội ngũ TTCM trường THCS và chỉ ra những yêu cầu chủ yếu vềchất lượng của đội ngũ TTCM trường THCS, những yếu tố quản lý tác độngđến việc nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS; chúng tôi nhậnbiết được hai vấn đề quan trọng mang tính lý luận dưới đây:

1) Để nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS phải quan tâmđến các lĩnh vực chủ yếu sau:

- Công tác phân công phân nhiệm đội ngũ TTCM trường THCS;

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM trường THCS;

- Đánh giá, xếp loại TTCM trường THCS;

- Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM trường THCS ;

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về nâng cao

chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS.

2) Việc nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM trường THCS gắn liền với

sự nhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên, để từ đó đềxuất những giải pháp quản lý khả thi cho mỗi lĩnh vực Những nhiệm vụnghiên cứu này chúng tôi sẽ trình bày ở Chương 2 và Chương 3

Trang 39

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và dân cư

* Lược đồ vị trí quận Bình Thạnh trên bản đồ Việt Nam

Diện tích : 2076 haDân số : 464397 người Dân tộc: 21 dân tộc, đa số là người Kinh

Quận Bình Thạnh là một quận vùngven, nằm về phía Đông Bắc TP Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, làvùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng

Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức ở phía Nam, Bình Thạnh vàquận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp vớiquận Gò Vấp và Phú Nhuận

Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc, cùng vớicác kinh rạch đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu vào các khuvực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố

Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ; là cửangõ đón đường sắt thống nhất Bắc Nam

Trang 40

2.1.2 Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

i) Điều kiện kinh tế của quận Bình Thạnh:

Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Trong những năm qua kinh tế - xã hội đã cónhững khởi sắc, có những bước phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế -

xã hội, quốc phòng, an ninh

Trong giai đoạn 2001 - 2005, Bình Thạnh đã đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế, trong đó chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ Từ năm 2006đến nay, kinh tế quận Bình Thạnh có những bước phát triển bền vững, trongđó khu vực dịch vụ phát triển theo đúng định hướng, chuyển động khá rõ nét,phát triển đa dạng, phong phú so với các giai đoạn trước

Tổng thu ngân sách của quận tăng bình quân 23%/năm, bảo đảm cân đốichi ngân sách thường xuyên, đồng thời nâng tỷ trọng chi cho đầu tư phát

triển: 30%; chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 30,66%; chi sự nghiệp y tế, văn

hoá, thể dục thể thao, xã hội: 10,64%

Công tác đầu tư phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh.Nhiều dự án công trình đã được đầu tư, triển khai việc chỉnh trang, xây dựngmới tại nhiều khu vực; kết cấu hạ tầng, như đường giao thông, trường học,bệnh viện, công viên, được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận

Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập của người dân được nânglên Bình Thạnh là một trong 5 quận đầu tiên của Thành phố hoàn thành mụctiêu chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2 và tiếp tục chủ động triểnkhai chương trình giảm hộ nghèo, nâng hộ khá

Hệ thống chính trị trong quận được củng cố, trình độ, năng lực lãnh đạocủa Đảng bộ quận từng bước được nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tạo

Ngày đăng: 06/11/2015, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo, Bài giảng cơ sở pháp lý của công tác quản lý giáo dục, Học viện quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng cơ sở pháp lý của công tác quản lý giáo dục
4. Nguyễn Thanh Bình, Võ Tấn Quang (1996), Xã hội hóa giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hóa giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình, Võ Tấn Quang
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1996
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về Mầm non, Tiểu học, THCS và trung cấp chuyên nghiệp, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luậtvề Mầm non, Tiểu học, THCS và trung cấp chuyên nghiệp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Đại họckinh tế Quốc dân
Năm: 2007
11. Cẩm nang thanh tra, kiểm tra giáo dục (2006), NXB lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thanh tra, kiểm tra giáo dục
Tác giả: Cẩm nang thanh tra, kiểm tra giáo dục
Nhà XB: NXB lao động xã hội
Năm: 2006
14. Nguyễn Quốc Chí (2000), Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM & ISO 9000, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM & ISO9000
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2000
15. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Nhà XB: NXB Giáo dục
16. Chính phủ (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 củaThủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
17. Ngô Hữu Dũng (1993), THCS trong hệ thống giáo dục phổ thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: THCS trong hệ thống giáo dục phổ thông
Tác giả: Ngô Hữu Dũng
Năm: 1993
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội
Năm: 2011
21. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
22. Phạm Minh Hạc (1995), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
23. Ngô Ngọc Hải và Vũ Dũng (1997), Các phương pháp của tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp của tâm lý học xã hội
Tác giả: Ngô Ngọc Hải và Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
24. Vũ Ngọc Hải – Trần Khánh Đức – Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống giáo dục hiện đại trongnhững năm đầu thế kỷ XXI
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
25. Nguyễn Thị Hường (2011), Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường, Tài liệu dùng cho học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Năm: 2011
26. Phạm Minh Hùng (2011), Bài giảng Quản lí chất lượng giáo dục, ĐH Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản lí chất lượng giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hùng
Năm: 2011
27. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông , Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường phổ thông
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia
Năm: 2004
28. Đặng Bá Lâm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷXXI
Tác giả: Đặng Bá Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
29. Phan Ngọc Liên – Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB tự điển bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Hồ Chí Minh về giáo dục
Nhà XB: NXB tự điển bách khoa
31. Nguyễn Đức Minh (1981), Cơ sở tâm lý học của quản lý trường học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tâm lý học của quản lý trường học
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1981
32. Lưu Xuân Mới (2001), Kiểm tra, thanh tra giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra giáo dục
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Năm: 2001

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w