Trình độ chuyên môn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)

Xây dựng tổ thành khối đoàn kết nhất trí, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ. Cố gắng tạo không khí thân thiện trong tập thể tổ, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục, cho sự tiến bộ của học sinh ở bộ môn của mình.

Tham mưu cho Hiệu trưởng và Hiệu phó chuyên môn phân công giáo viên dạy lớp phù hợp; Giúp Hiệu trưởng đánh giá tổ viên chính xác công bằng trên cơ sở khoa học, hợp lý.

iv) Quyền hạn

Được hưởng phụ cấp theo quy định của nhà nước (thêm 0.2 hệ số phụ cấp trách nhiệm cộng vào hệ số lương), được giảm giờ dạy theo quy định (3tiết/ tuần) để có thời gian hoàn thành nhiệm vụ của người TTCM.

Có quyền phân công nhiệm vụ cho các tổ viên theo yêu cầu như bố trí dạy thay, thao giảng, dự giờ thăm lớp, thanh tra...

Có quyền thay mặt Hiệu trưởng khi Hiệu trưởng ủy nhiệm quyết định thực hiện những phương án chuyên môn đúng đắn và hiệu quả nhất trong công tác.

1.3.3. Yêu cầu về cơ cấu đội ngũ TTCM trường Trung học cơ sở.

1.3.3.1. Về số lượng:

Tùy theo phân chia của Hiệu trưởng và đặc trưng bộ môn để chia tổ, có thể chỉ có 2 tổ (tổ Khoa học tự nhiên và tổ Khoa học xã hội) ở trường hạng 2, 3 (dưới 28 lớp), hoặc chia 5-6 tổ (Tổ Toán-Tin, Tổ Văn, Tổ Ngoại ngữ, ...) ở trường hạng 1 (28 lớp trở lên). Dù chia bao nhiêu tổ thì chỉ cần 1 Tổ trưởng và 1-2 Tổ phó cho mỗi tổ.

Cơ cấu đội ngũ TTCM được xem xét ở nhiều mặt. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào các mặt chủ yếu sau:

i)Độ tuổi và thâm niên:

Tùy tình hình cụ thể của từng trường nhưng cơ bản thì cần đảm bảo hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác.

ii) Giới:

Phát huy được các ưu thế của nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục (có nhiều nữ).

iii) Chuyên môn được đào tạo:

Có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyên môn cơ bản được đào tạo (tự nhiên, xã hội,…); đồng thời đảm bảo chuẩn hóa và trên chuẩn về chuyên môn được đào tạo. Cụ thể: phải có trình độ Cao đẳng sư phạm trở lên, có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm, được bồi dưỡng qua lớp nghiệp vụ TTCM ngắn hạn hoặc dài hạn, có một số thành tích nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, ...

1.3.4. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở.

1.3.4.1. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức.

TTCM trước hết là một giáo viên nên phải đảm bảo các qui định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của nhà giáo được qui định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10 /2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; TTCM có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm,… qui định tại điều 30, 31, 32 và 33 của Điều lệ trường trung học.

TTCM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên

môn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý. Do đó, TTCM phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đường lối, chủ trương, chính sách về GD&ĐT. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Có tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức ky luật, trung thực, không cơ hội và khiêm tốn. Gương mẫu về đạo đức, chí công, vô tư, lời nói đi đôi với việc làm, có uy tín với tập thể, với nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ. Tháo vát, năng động, sáng tạo, dám nghi, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Tác phong sinh hoạt của người TTCM phải giản dị, hòa đồng, cởi mở trong sinh hoạt, nghiêm túc trong công tác, giờ nào việc ấy, không định kiến, luôn lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá, không vì tình cảm cá nhân mà nể nang, trì trệ.

Luôn quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp; Là người giải đáp, hướng dẫn, giúp đỡ thành viên tổ vượt qua vướng mắc, khó khăn để nâng cao tay nghề.

Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho bản thân. Là một “chuyên viên” am hiểu về bộ môn của mình tốt nhất trong nhà trường.

1.3.4.2. Về trình độ chuyên môn đào tạo

Một trong những yêu cầu cơ bản của người TTCM là phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của các bậc học nói chung và ít nhất đạt trình độ Cao đắng sư phạm trở lên đối với TTCM ở cấp THCS, có trình độ, hiểu biết vững vàng và xuyên suốt cấp học về bộ môn giảng dạy.

Có chuyên môn đào tạo phù hợp với nhóm chuyên môn mà thuộc tổ mình quản lý, có sự hiểu biết nhất định về các bộ môn khác trong nhà trường.

Ngoài ra người TTCM phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của ngành và của nhà trường, có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước, có kiến thức về khoa học quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ.

1.3.4.3. Về năng lực chuyên môn

Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Có khả năng phát hiện vấn đề và có quyết định giải quyết kịp thời, hiệu quả. Năng lực cố vấn, tham mưu cho Hiệu trưởng; có khả năng bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên.

Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng; Nhạy bén, tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học.

1.3.4.4. Về năng lực quản lý

Người TTCM không những là người lao động sư phạm trực tiếp, mà còn là người tổ chức lao động sư phạm của các tổ viên đòi hỏi người TTCM phải có trình độ tổ chức cao, bởi nó có tác dụng quyết định đối với kết quả hoạt động của cả TCM.

Công tác quản lí không chỉ là một khoa học, mà còn là nghệ thuật - nghệ thuật điều khiển con người, nhất là QLGD với những con người trí thức, biết tự trọng và đòi hỏi sự tôn trọng của người khác, đòi hỏi chủ thể quản lí phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, biết vận dụng các giải pháp đúng mức độ, đúng liều lượng đối với từng người, phải hiểu tâm tư tình cảm, quan tâm đến đời sống cũng như điều kiện làm việc của các thành viên trong tổ chuyên môn của mình thì mới động viên, kích thích được họ phấn khởi, hăng say công tác.

Như vậy TTCM chính là trung tâm đoàn kết gắn bó mọi tiềm lực sức mạnh của một tổ chức trường học, cụ thể là trường THCS. Người TTCM trước hết phải có khả năng tự đánh giá đúng mình, thấy rõ các mặt mạnh, mặt yếu của mình, biết nhìn nhận và đánh giá người khác để “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, phải có phương pháp khoa học để nhận định chính xác tình hình, đánh giá công bằng đối với từng sự đóng góp của tổ viên, phải có bản linh để phân định được cái đúng, cái sai, thẳng thắng, trung thực, tôn trọng và thương yêu các thành viên của tổ mình. từ đó tạo ra động lực thu hút, liên kết các nguồn lực tạo ra sức mạnh cho tổ chức. Đó là yếu tố quyết định cho mọi thắng lợi.

Cụ thể người TTCM phải có năng lực quản lý sau:

- Có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.

- Có năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết trong tổ; Kiểm tra, thanh tra các công tác trong nhà trường.

- Có năng lực làm việc khoa học, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học.

- Có năng lực giao tiếp để vận động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục.

- Hiểu biết tình hình kinh tế – xã hội – GD&ĐT ở địa phương.

1.4. Một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở

1.4.1. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở.

Như đã phân tích ở trên, người TTCM là người tổ chức lao động sư phạm của các tổ viên, quyết định đối với kết quả hoạt động giáo dục của TCM, đồng thời triển khai thực hiện các kế hoạch nhiệm vụ của đơn vị đến

từng giáo viên, người TTCM là trung tâm đoàn kết gắn bó mọi tiềm lực sức mạnh của một tổ chức, vì thế nhà trường THCS muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: "Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu”, không thể có trò giỏi nếu thiếu thầy giỏi. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục". Điều này cho thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV, mà đội ngũ TTCM chính là lực lượng quản lý trực tiếp GV, có nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV với nhiều hình thức như tổ chức các chuyên đề chuyên môn, các buổi sinh hoạt, hội họp chuyên môn giúp cho việc rèn luyện và bồi dưỡng đội ngũ GV. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo viên thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

1.4.2. Nội dung công tác nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở.

1.4.2.1. Công tác phân công phân nhiệm TTCM trường Trung học cơ sở

Đây là một trong những hoạt động của người quản lý, có tác dụng giúp cho cơ quan quản lý và nhà quản lý biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,... của từng TTCM và cả đội ngũ TTCM các trường THCS trên địa bàn; qua đó xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ; tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho từng TTCM và cả đội ngũ để họ có thể phát huy được hết khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong quận nói chung và trong các trường THCS nói riêng. Đây là hai công việc có quan hệ biện chứng với nhau bởi quản lý đội ngũ TTCM tốt thì sẽ giúp cho công tác quy hoạch phát triển đội

ngũ tốt và ngược lại quy hoạch phát triển đội ngũ tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì thế, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một linh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một linh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.

Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các TTCM có đủ phẩm chất và năng lực cho một đơn vị là yếu tố quan trọng để phát triển và tạo điều kiện cho đơn vị đó đạt đến mục tiêu của nó. Thông qua các tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm TTCM đã làm tăng sự phấn đấu rèn luyện ở bộ phận giáo viên nòng cốt, tích cực, nhờ đó đã làm nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM.

Miễn nhiệm TTCM (hạn chế thực hiện) thực chất là làm cho đội ngũ TTCM luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để những thành viên không đủ yêu cầu làm chậm sự phát triển của TCM, của đơn vị. Đây cũng là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.

Luân chuyển, điều động TTCM có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức; mặt khác tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu của TCM.

Các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói trên là các hoạt động trong linh vực quản lý cán bộ nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM ở các trường THCS, đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý về linh vực này.

1.4.2.2. Công tác bồi dưỡng đào tạo đội ngũ TTCM trường THCS :

Bất kỳ một đơn vị, cơ sở giáo dục nào muốn đội ngũ CBQL, TTCM của mình được hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ... thì đều phải thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng TTCM là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ này để họ có đủ

kiến thức, kinh nghiệm, đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và thực thi quyền hạn được phân công.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM thì công tác đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ; đồng thời nhà quản lý, cơ quan QLGD cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết về thời gian, kinh phí, … để người TTCM có thể yên tâm tham gia học tập và đạt hiệu quả mong muốn. Để thực hiện được kế hoạch lâu dài cần phải có những giải pháp quản lý về linh vực này.

1.4.2.3. Công tác đánh giá xếp loại hàng tháng, kỳ, năm.

Đánh giá là một công việc hết sức khó khăn, nhất là việc đánh giá ấy lại dùng để xác định giá trị, mức độ cống hiến của từng TTCM trong đơn vị. Ngoài ra đánh giá là một trong những chức năng rất quan trọng của công tác quản lý ; Việc đánh giá chất lượng đội ngũ TTCM là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và chủ thể quản lý nói chung và của công tác tổ chức cán bộ nói riêng, phải thực hiện thường xuyên, theo chuẩn đánh giá, không tuỳ tiện, định kiến.

Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ TTCM mà còn dự báo được tình hình chất lượng, qua đó vạch ra được những kế hoạch khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này. Mặt khác, nếu đánh giá chính xác sẽ là cơ sở cho cá nhân tự điều chỉnh thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ.

Tóm lại, đánh giá đội ngũ TTCM có liên quan mật thiết với việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và TTCM nói riêng cần nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá, để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi về linh vực này.

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ TTCM mang tính đầu tư cho nguồn nhân lực tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế.

Chính từ việc có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ được nâng lên. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với CBQL nói chung và đối với TTCM nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức, đơn vị.

Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung và TTCM các trường THCS nói riêng cần phải có những giải pháp quản lý về linh vực này.

1.4.2.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Đảng và Nhà nước lãnh đạo toàn diện công tác tổ chức cán bộ. Những quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường Trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)