1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Góp phần nghiên cứu thuốc đau răng con én từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước

48 382 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 18,29 MB

Nội dung

Các tinh dầu từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước được sử dụng trong điều trị các bệnh răng miệng.... Nhờ công tác phòns bệnh với các nội dung như hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng F

Trang 1

BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

v ũ THỊ HẢI VÂN

GÓP PHẦN NGHIÊN c ú ư THUỐC ĐAU RĂNG

TRONG NƯỚC( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC KHOÁ 1997 - 2002)

Giáo viên hướng dẫn: DSCKI Nguyễn Duy Thiệp

Ạ.Ả O oỳ ỹ : '

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Sơ lược về các bệnh răng miệng 3

1.1.1 Sâu răng 3

1.1.2 Viêm lợi 6

4 1.1.3 Viêm dây chằng quanh ră n g 8

1.1.4 Sự liên quan giữa những ổ nhiểm khu trú có nguồn gốc răng miệng đối với bệnh toàn thân 8

1.2 Đau và giảm đau 9

1.2.1 Cơ sở sinh lý và hoá sinh về đ au 9

1.2.2 Thuốc giảm đau 12

1.3 Các tinh dầu từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước được sử dụng trong điều trị các bệnh răng miệng 12

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 15

2.1 Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm 15

2.1.1 Nguyên vật liệu 15

2.1.2 Phương pháp thực nghiệm 15

2.2 Kết quả thực nghiệm và nhận xét 28

2.2.1 Nghiên cứu xây dựng công thức chế phẩm thuốc đau răng con én 28

2.2.2 Kết quả kiểm nghiệm thuốc đau răng con én 28

2.2.3 Nghiên cứu độ ổn định của thuốc 30

2.2.4 Nghiên cứu tác dụng sinh học 32

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ X U Ấ T 41

3.1 Kết luận 41

3.2 Đề x u ấ t 42

ĐẶT VẤN Đ Ể 1

Trang 4

ĐẶT VÂN ĐỂ

Bệnh răng miệns là một bệnh mang tính phổ biến hay mắc phải của con người Tuy y học có những bước phát triển vượt bậc, công tác phòng bệnh răng miệng đã có từ trẽn 50 năm nay, song tỷ lệ người mắc bệnh rất cao và xảy ra ở mọi lứa tuổi Do đó yêu cầu khám chữa bệnh răng miệng ngày càng tăng và ở nhiều nước trên thế giới cho đây là một bệnh xã hội

ở Việt Nam phươns châm của ngành y tế là lấy nền y học dự phòng là chính Biện pháp phòng bệnh răng miệng thường xuyên và dễ thực hiện nhất là

sử dụng nước súc miệnơ và đánh răng hàng ngày Điều này đã tạo được thói quen vệ sinh răng miện2 và góp phần ngăn chặn căn bệnh này

Bệnh răng miệng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau làm mất ăn, mất ngủ ảnh hưởng tới sức khoẻ, sức lao động của con người Vì vậy nghiên cứu và điều trị bệnh răng miệng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành RHM

Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Góp phần nghiên

cứu thuốc đau răng con én từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước" với 2

nhiệm vụ chủ yếu:

1 Nghiên cứu sàns lọc, xây dựng công thức, tiêu chuẩn kiểm nghiệm

quy trình sản xuất và độ ổn định của “thuốc đau răng con én”.

2.Bước đầu nghiên cứu tác dụng sinh học của chế phẩm “thuốc đau răng con én “ về khả năng sát khuẩn, giảm đau và sơ bộ thử tác dụng của

thuốc trên lâm sàng

Nhằm góp phần sớm đưa chế phẩm vào sản xuất phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân

Trang 5

PHẦN 1: TỔNG QUAN

Bệnh răng miệng không chỉ giới hạn ở một quốc gia mà còn mang tính

chất toàn cầu Việc chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho cộng đồng, đặc biệt là cho trẻ em được nhiều nước trên thế giới quan tâm

Trong những năm 70 tần xuất và tỷ lệ bệnh răng miệng không ngừng tăng lên đến mức báo độn2 ở các nứơc công nghiệp phát triển Nhờ sự tiến bộ khoa học trong lĩnh vực răng hàm mặt, hiểu biết rõ nguyên nhân cách phòng bệnh răng miệng cho nên đến giữa những năm 80 ở các nước Bắc Âu, Mỹ và các nước công nghiệp khác các bệnh răng miệng đã có sự thuyên giảm rõ rệt [13].Tại Hoa Kỳ chỉ số STM lứa tuổi 12 giảm từ 4,2 (1980) xuống 2,7 năm

1987 hạ 36%; chỉ số STM ở lứa tuổi 17 chỉ còn 3,0 (1987) đã hạ 27% so với năm 1980 Đến năm 1994 chỉ số STM ở lứa tuổi 12 chỉ còn 1,8 [13]

' Ở Đan Mạch chỉ số STM ở lứa tuổi 12 chỉ còn 1,2 năm 1994 so với 4,7 năm 1980

Nhờ công tác phòns bệnh với các nội dung như hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng Fluor, dùng các kỹ thuật trám bít hố răng cho trẻ em và cho cộng đồng nên bệnh răng miệng ở các nước naỳ giảm đi rất nhiều, kết quả là

số học sinh bị sâu răng và số răng bị mất do nhổ khi sâu răng cũng giảm đi

Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á công tác chăm sóc phòng bệnh răng miệng cũns rất được chú trọng Tại các nước này có nhiều dự án đưa nguồn Fluor vào nước ăn cho cộng đồng, xây dựng các phòng chăm sóc răng miệng tại các t r ư ờ n 2 tiểu học Ngoài ra có hoạt động hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho phụ nữ có thai, cho con bú, chương trình hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà (Home visit), sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc chữa đau răng [4],[5],[22]

Trang 6

Ở Việt Nam theo kết quả khảo sát mới nhất của Viện RHM trung bình mỗi đứa trẻ 6-8 tuổi có 6 chiếc răng sữa bị sâu Bên cạnh đó có tới gần 60% trẻ 15-17 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn Cuộc điêu tra về bệnh răng miệng được tiện hành trên toàn quốc năm 2000 cho thấy tỷ lệ sâu răng nói chung (có răng sữa và răng vĩnh viễn) ở trẻ em rất cao: trẻ 6-8 tuổi: 85%; trẻ 9-11 tuổi:56%.Riêng về hiện tượns sâu răng vĩnh viễn tỷ lệ bệnh tăng rất nhanh theo lứa tuổi: 6-8 tu ổ i: 25%; 9-11 tuổi: 55%; 15-17 tuổi: 69% [22].

Do đó ngành RHM, đứng đầu là Viện RHM đã đặt công tác công tác chăm sóc, nghiên cứu và điều trị răng miệng là nhiệm vụ chính của ngành Viện RHM chỉ đạo triển khai công tác nha học đường, công tác chăm sóc răng miệng cho trẻ em là các đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao, nhờ đó tỷ lệ sâu răng ở trẻ em giảm đi đáng kể

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc chăm sóc vệ sinh răng miệng, phổ cập những kiến thức cơ bản về các bệnh răng miệng đã trở thành nhiệm

vụ cấp thiết hiện nay Nếu không có kiến thức đầy đủ về công tác dịch tễ, sự phòng bệnh không đáp ứng đúng mức, sẽ gia tăng bệnh răng miệng [22], đặc biệt là bệnh sâu răng, bệnh của nền văn minh với nhiều thức ăn đường bột, chế biến mềm dính là cơ sờ tạo mảng bám dính chặt vào răng và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển [4]

1.1 Sơ lược vê' các bệnh ráng miệng:

1.1.7 Sâu râng:

Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu Lúc đầu lỗ sâu không đau, lúc lỗ sâu đã lớn thì ăn nóng, lạnh, chua ngọt bị đau nhưng hết đau khi hết kích thích Những biến chứng của sâu răng là viêm tuỷ răng, rồi viêm quanh cuống răng làm cho ăn uống khó khăn, ngủ không yên giấc vì các đợt đau tự nhiên Biến chứns của sâu răng có thể gây viêm xương tuỷ, gây nhiễm

Trang 7

khuẩn huyết, viêm màng não rất dễ đến gây tử vong trong những biến chứng nặng [4].

Vì vậy cần nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây sâu răng để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Hiện nay có hai quan niệm về bệnh căn:

- Nguyên nhân tại chỗ do vi khuẩn và đường

- Nguyên nhân toàn thân như chất lượng của tổ chức răng

Người ta đã xác định được vai trò của vi khuẩn, các chất men của nó làm sâu răng

Millerr coi sâu răng là do vi khuẩn phân huỷ đường thành acid lactic và chính acid này làm tiêu canxi ở men răng

Thuyết tiêu protein của Gottlieb : sâu răng là một quá trình tiêu protein

do vi khuẩn, các chất hữu cơ tiêu đi do đó các tinh thể men bị bong ra

Theo Davies cơ chế sâu răng được trình bày như sau:

Glucid vi khuẩn lên men Acid

- - ►

Acid ► Răng -► Tiêu canxi

Acid sinh ra từ sự lên men chất đường do vi khuẩn sẽ gây mất một số chất khoáng tạo nên cấu trúc răng và gây sâu răng Acid thấm qua mảng bám răng đến bề mặt răns, làm hoà tan các chất khoáng ở men và ngà răng Muối khoáng liên tục được trao đổi aiữa mặt men và môi trường miệng, chiều vận động của chúng phụ thuộc vào đậm độ muối khoáng và pH nơi giáp giới Sâu răng là một bệnh diễn biến theo một quá trình liên tiếp có sự mất khoáng và tái tạo khoáng [13]

Sâu răng = Mất khoáng > Tái khoáng

Sự huỷ khoáng (Dermineraliíation)

Trang 8

Sự huỷ khoáng là sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men răng ra dịch miệng trong một thời gian lâu sẽ gây tổn thương tổ chức cứng của răng.

Sự tái khoáng (Remineralifation) bằng nước miếng là nguồn cung cấp chất khoáng cho sự tái khoáng Nếu sự tái khoáng mạnh sẽ tạo một lớp rắn sâu vài micromet có khả năng ngăn cản các yếu tố gây sâu răng

Sâu răng là tổn thương tiến triển ở ngoại vi có quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh răng Răng nằm trong khoang miệng có đồ ăn chất ngọt đọng lại sẽ tạo mảng bám vi khuẩn dính vào răng, sau một thời gian nhất định

sẽ phát sinh bệnh lý sâu răng [5]

Nghiên cứu cho thấy mảng bám vi khuẩn răng dày là do đám vi khuẩn, chủ yếu là liên cầu khuẩn và đường chủ yếu là dextran kết hợp lại với nhau bởi nước bọt và dính vào răng Vi khuẩn chiếm 70% trọng lượng mảng bám răng, nhiệt độ cơ thể rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển Sau khoảng 14 ngày từ lúc có mảng bám răng thì canxi đóng lại, men vi khuẩn kết tủa pyrophosphat làm thành cao răng gây sâu răng [4], [5]

Ngoài ra còn có những yếu tố ảnh hưởng khác như vòng tròn chất nền (Substrate) nhấn mạnh vai trò bảo vệ và trung hoà của nước bọt (Buffers) bởi

vì nước bọt có pH từ 5,8-7,1 và có tính kháng khuẩn, làm trôi các mảng bám thức ăn; và pH của dòng chảy môi trường xung quanh răng, pH vùng quanh răng thấp (pH 4,5-5) gâv tổn thương bề mặt răng Như vậy thiếu nước bọt hoặc nước bọt acid (do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ) sẽ làm hỏng răng [5], [13]

Trang 9

Hìnhl: Sơ đồ căn nguyên bệnh sâu răng

1.1.2 Viêm lợi: m

Viêm lợi là nhữns thương tổn do viêm khu trú ở lợi, gặp ở mọi lứa tuổi

do nguyên nhân tại chỗ và toàn thân [19]

Viêm lợi có thể lan ra niêm mạc miệng và khi ấy người ta gọi là viêm lợi -miệng hoặc viêm miệng Trong trường hợp cơ thể mất khả năng tự vệ, vi khuẩn có thể phá huỷ biểu mô bám dính, dần dần phá huỷ các tổ chức nâng đỡ răng như dây chằng, xương ổ răng tạo thành túi nha chu và viêm lợi tiến triển thành viêm nha chu [19] [25]

Dấu hiệu viêm ở lợi thường gặp vì có nhiều nguyên nhân gây viêm như cao răng, bựa răng, mảns bám răng

Theo góc độ nguyên nhàn ta có thể chia ra:

• Viêm lợi do nsuyên nhân tại chỗ:

Trang 10

Các nguyên nhân tại chỗ thường gặp có thể là do mọng răng, cao răng, sâu răng khi mọc răns sữa hoặc răng vĩnh viễn, nhất là răng khôn dưới ở lứa tuổi 18-25 Cao răng là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm lợi, nhất là ở mặt trong răng cửa dưới và mặt ngoài răng hàm trên nơi có lỗ bài tiết nước bọt

có ứ đọng nước bọt, do đó có nhiều cao răng, nhiều vi khuẩn gây viêm lợi Sự chải răng và giữ vệ sinh răng miệng kém, tập thở bằng miệng gây khô miệng cũng tạo điều kiện gây viêm lợi

Bệnh cảnh lâm sàng viêm lợi do nguyên nhân tại chỗ rất đa dạng gồm:

- Viêm lợi đỏ: lợi đỏ ngứa, đụng vào dễ chảy máu

- Viêm lợi loét: đau miệng, miệng hôi lại chảy máu khi đánh răng hoặc đụng nhẹ cũng chảy máu, có thể có sốt nhẹ (38°c - 38,5°C) Vết loét làm tiêu huỷ các gai lợi kẽ răng, lộ chân răng

- Viêm lợi loét hoại tử: Ngoài các vết loét ra còn có những mảng bị hoại tử màu xám, xung quanh có lợi loét

- Viêm nha chu có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng như viêm lợi nhưng có kèm theo sự phá huỷ của biểu mô bám dính tạo ra túi nha chu của các tổ chức nâng đỡ răng (dây chằng, xương ổ răng, xương mảng răng) làm cho răng lung lay

• Viêm lợi do nsuyên nhân toàn thân:

Nhiều bệnh toàn thân có biểu hiện ở miệng và làm viêm lợi: Bệnh lao, giang mai, các loại nấm, virus, ký sinh trùng, các bệnh về máu, nội tiết, dị ứng

Những viêm lợi thường gặp do nguyên nhân toàn thân: viêm lợi loét hoại tử cấp tính, viêm lợi ở tuổi dậy thì, viêm lợi và kinh nguyệt, viêm lợi và thai nghén, viêm lợi do dùng thuốc, viêm lợi và bệnh bạch cầu

Viêm lợi có thê điều trị nguyên nhân như lấy cao răng, giữ vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, kết hợp dùng các thuốc súc miệng hàng ngày, nâng cao thể trạng

Trang 11

1.1.3 Viêm dây chằng quanh ráng:

Viêm dây chằng quanh răng thực chất là viêm mô liên kết nằm giữa xương mảng răng và xương ổ răng, trong đó thành phần chủ yếu là dây chằng

ổ răng - răng bao quanh cổ răng, chóp răng Các dây chằng quanh chân răng đảm bảo sự liên kết răng với xương ổ răng và có tác dụng đàn hồi làm giảm sức nén trên răng trong lúc ăn, nhai [19]

Phân loại viêm dây chằng quanh răng theo tiến triển bệnh có các thể bán cấp tính, cấp tính và mạn tính Theo vị trí thì có viêm ở chóp răng (apxe) ,viêm

ở cổ răng

Viêm dây chằng quanh răng ở chóp răng nguyên nhân do nhiễm khuẩn tuỷ, viêm tuỷ hoặc hoại tử tuỷ dễ lan đến mô quanh chóp răng, hoặc do lúc điều trị nội nha, khi thông ống tuỷ bị sai đường đẩy vi khuẩn ra ngoài ống tuỷ vào vùng mô quanh chân răng, hoặc do trong khi trám ống tuỷ bột trám bị đẩy

ra ngoài chóp răng, hoặc do dùng thuốc điều trị tuỷ có tính chất kích thích như creosot, ío rm o l

Viêm dây chằng quanh răng ở cổ răng có nhiều nguyên nhân: Viêm lợi lan rộng đến mô quanh răng và dây chằng quanh răng, màng bám răng, sau đó

là cao răng tạo ra túi lợi; lông bàn chải, tăm xỉa răng giắt vào lợi thức ăn nhét vào kẽ răng do có lỗ răng sâu, móc hàm răng giả không khít [19], [25]

Điều trị viêm dây chằng quanh răng chủ yếu là điều trị nguyên nhân: điều trị răng sâu, trám bít tốt các lỗ sâu, sửa chữa lại các móc hàm giả không khít, lấy cao răng Tại chỗ dùng bông có tẩm eugenol hoặc nước bonain đặt vào dây chằng, chải răng súc miệng để giữ vệ sinh răng miệng, cho thuốc giảm đau, khi cần mới sử dụng kháng sinh

1.1.4 Sự Hên quan giữa những Ổ nhiễm khu trú có nguồn

gô'c râng mĩêng đôi với bệnh toàn thân:

Mối liên quan này ngày nay đã được hầu hết các tác giả xác nhận; bằng cách khi loại trừ ổ nhiễm ở răng miệng thì hội chứng bệnh lý toàn thân thuyên

Trang 12

giảm rõ rệt Vi khuẩn khu trú ở vòm miệng xâm nhập vào mạch máu dẫn đến tổn thương mao mạch mà hậu quả lâu ngày có thể gây ra tắc nghẽn hoặc đứt mạch máu, chúng cũns kích thích quá trình tích tụ cặn máu làm tăng dần nguy cơ nhồi máu cơ tim (Theo TS Mark Herzberg - Minesota).

Vi khuẩn từ ổ răng sâu xâm nhập vào tuỷ vào vùng quanh chóp răng từ

đó qua xương, màng xương vào phần mềm Viêm mạn tính quanh chóp răng

có thể phá huỷ xương gây rò ra da hoặc niêm mạc, hoặc gây viêm xương tuỷ

và sau đó là xâm nhập vào tổ chức tế bào quanh xương, trường hợp nặng gây viêm mô tế bào lan toả, nhiễm khuẩn máu [25]

1.2 Đau và giảm đau:

Các bệnh răng miệng thường không gây nguy hiểm ngay cho tính mạng người bệnh nhưng đáng ngại là gây cảm giác khó chịu vì các cơn đau tự nhiên, làm cho ăn uống khó khăn, trường hợp nặng gây ra những cơn đau dữ dội ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh [4]

Đau là triệu chứng thường gặp nhất của người bệnh Người ta ước tính có khoảng một nửa bệnh nhân đến với thày thuốc trước hết vì triệu chứng đau

[10], [11], [20]

1.2.1 Ca sở sinh iý và hoá sinh về đau:

Cảm giác đau được nhận biết nhờ các Receptor đau, Receptor này là các đầu tự do của dây thần kinh được phân bố rộng trên lớp màng của da và tổ chức các mô bên trong như màng xương, thành động mạch, mặt khớp, màng não Các mô nằm sâu ít có Receptor đau hơn nhưng nếu người bệnh bị đau mạn tính thì vẫn gây cảm giác đau nhờ hiện tượng cộng kích [8]

Receptor đau là Receptor rất phức tạp có thể tiếp nhận nhiều kích thích như cơ học, nhiệt học, hoá học, điện học Mức độ tiếp nhận kích thích đối với từng loại phụ thuộc vào độ nhạy cảm của Receptor đau dẫn đến phóngthích các chất hoá học trung ơian của phản ứng đau (Kinin, prostaglandin, histamin )- Thụ cảm đau bị kích thích sẽ dẫn truyền cảm giác đau theo dây

Trang 13

thần kinh vào sừng sau tuỷ sống, sau đó theo “bó đồi thị sau” đến vùng đồi thị

và rãnh sau tâm của vỏ não Các loại dây thần kinh này được phân loại theo đường kính, mức độ mvelin hoá và vận tốc dẫn truyền [10], [11], [20]

Dây thần kinh c có đường kính nhỏ và không có myelin, dẫn truyền cảm giác đau chậm (0,5-2 m/s) cho cảm giác đau âm ỉ (đau phủ tạng)

Dây thần kinh A - delta có đường kính rộng hơn, có myelin dẫn truyền cảm giác đau nhanh hơn (5 - 20 m/s) và cho cảm giác đau nhói

Ngoài ra còn có dâv thần kinh có đường kính rộng hơn nữa và có myelin

là dây A - beta

Khi có cảm giác đau nhờ có các nơron cảm giác, kích thích đi vào sừng sau của tuỷ sống, tiếp xúc với bó deíerin chạy chéo qua chất xám qua phía đối lập lên đến đồi thị rồi lên vỏ não (Bó diíerine còn gọi là bó tuỷ đồi thị) Sau khi các xurig đau này đến não để hình thành phản ứng đau có nhiều cấu trúc não tham gia vào như : cấu trúc lưới , đồi thị vùng dưới đồi (Hypothalamus),

hệ limbic (hệ rìa).Khi có kích thích đau sợi c tiết ra chất p dẫn truyền, là chất peptid thần kinh, có đặc tính làm chậm bài tiết và sự bị khử Phải nhiều giây sau khi có kích thích chất p mới được bài tiết và nó dồn lại sau nhiều giây đến hàng phút sau khi cảm siác đau đã hết Điều này có thể giải thích vì sao cảm giác đau vẫn còn đến tại một thời gian sau khi nguyên nhân gây đau đã hết

Trang 14

Hình 2: Sơ đồ tóm tắt những con đường cảm thụ đau và giảm đau

Dấu (+): Tác dụng kích thích Dấu (-): Tác dụng kìm hãm Qua phần trình bàv ở trên về cơ chế sự đau và giảm đau ta thấy có thể giảm đau bằng cách [10]:

* Loại trừ kích thích đau

* Gây thoái biến tín hiệu đau bằng cách ức chế dẫn truyền cảm giác đau hoặc nâng mức cảm nhận đau (ngưỡng đau) paintheeshold

Trang 15

* ức chế phản ứng ở vỏ não hoặc dưới vỏ não để tích cực hoá đường dẫn truyền xuống là giảm đau.

1.2.2 Thuốc giảm đau:

Cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau [11]:

*l* Làm tăng ngưỡng đau:

Với những kích thích bình thường, bằng hoặc lớn hơn ngưỡng đau làm

cho ta cảm nhận thấy đau Khi dùng thuốc giảm đau làm tăng ngưỡng đau thì

với cũng những kích thích đó ta cũng không cảm nhận thấy đau

❖ Làm thay đổi giá trị của cảm giác đau của bệnh nhân, thuốc làm cho cảm giác đau ít khó chịu hơn

♦> Làm cho bệnh nhân giảm khả năng tiếp nhận kích thích đau:

Qua cơ chế thần kinh và thể dịch có rất nhiều chất đóng vai trò trung gian như

Bradikinin, Histamin, Prostaglandin hoặc các receptor của các chất nội

sinh như endorphin có tác dụng giảm đau

Điều đáng chú ý bệnh răng miệng là bệnh phổ biến tỉ lệ người mắc cao

hơn rất nhiều so với các bệnh lý khác ở người Để điều trị bệnh răng miệng tổ

chức y tế thế giới (WHO) đã nêu ra ba phương hướng phòng bệnh răng miệng

như sau:

• Giới hạn tác dụns sinh acid từ các chất đường

• Tăng sức đề kháng của răng nhờ các loại fluor và chất bám chít hố

răng

• ức chế vi khuẩn diệt khuẩn giảm đau bằng các tác nhân hoá học cơ

học

1.3 Các tinh dầu từ nguồn dược liệu sẵn có trong nưóc

được sử dụng trong điểu trị các bệnh rãng miệng:

Các dược liệu có tác dụng sát khuẩn giảm đau được khai thác từ nguồn

dược liệu trong nước, đặc biệt là các cây thuốc cung cấp tinh dầu

Trang 16

Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nguồn dược liệu cung cấp tinh dầu rất phong phú và đa dạng, v ề giá trị đối với đời sống, tinh dầu được dùng rộng rãi trong y học làm thuốc sát trùng ngoài da, thuốc xôn2 giải cảm, thuốc giảm đau trị bệnh đau răng và các bệnh khác, nhiều tinh dầu

có tính kháng sinh

Đặc biệt tính sát trùng của tinh dầu đã được nghiên cứu từ năm 1887, có tác giả cho rằng tinh dầu có hoạt chất có nhóm chức phenol, alcol, aldehyd nên có tính chất sát trùng Cũng có người cho rằng tính sát trùng của tinh dầu

tỉ lệ với sự giảm sức căng bề mặt của tinh dầu, hoặc do một sự hoà tan đặc biệt của tinh dầu trên một lớp tế bào sống nhất định [16]

Tinh dầu còn có tác dụng diệt các ký sinh trùng đường ruột (tinh dầu giun), một số tinh dầu có tác dụng chống nấm như tinh dầu Curcurma aromatica (ngải trắns) ở nồng độ 1/1000 có hoạt tính chống nấm

p chry sogemum [16]

Do tác dụng phons phú trên của tinh dầu nên việc sử dụng nó trong y học ngày càng nhiều Theo cuộc điều tra tại Pháp thì trong tổng số thuốc kháng sinh và sát trùng thì tinh dầu chiếm tới 20%, dược điển Việt Nam I có 9 chuyên luận về tinh dầu (không kể các chế phẩm có tinh dầu) Tinh dầu có mặt trong hầu hết các dạng chế phẩm làm thuốc để làm chất thơm hoặc có tác dụng sát trùng chữa bệnh [16]:

- Trong các potio, sirô, nhũ dịch thường có các tinh dầu chanh, cam, bạc hà để làm thơm

- Các loại bạc hà, hạnh nhân, hoa cam, hoa hồng, hồi, quế dùng để điều chế nước cất thơm

- Tinh dầu có trons dạng dầu nhỏ mũi, xoa bóp ngoài, hay dầu tiêm như dầu khuynh diệp, dầu gomenol, dầu cajeput (tiêm trị ho), trong các dung dịch sát trùng chữa đau răng, súc miệng, thuốc xông (bạc hà, hương nhu, đinh hương, long não )-

Trang 17

Trong giới hạn của bản luận văn này chúng tôi xin đề cập đến một số tinh

dầu có sử dụng trong thành phần của “thuốc đau răng con én”.

Menthol là thành phần chính của tinh dầu bạc hà chiết xuất từ cây bạc hà (Mentha arvensis Lamiaeceae) Menthol có tính sát khuẩn và làm hương liệu tạo mùi thơm cho duns dịch Khi dùng tại chỗ menthol bốc hơi nhanh gây cảm giác mát và tê tại chỗ, có tác dụng sát trùng giảm đau mạnh, dùng nhiều trong chế phẩm chữa bệnh răng miệng [15], [18]

Bomeol hay Bomeo - Comphor có nhiều trong cây đại bi (Blumea balsamifera Asteraceae ) hay còn gọi là long não hương có tác dụng chữa đau

cổ họng, cấm khẩu, đau răng đặc biệt là đau tuỷ răng [14]

Eugenol là thành phần chính của tinh dầu hương nhu trắng(Aetherolum Ocimi) Trong nha khoa eugenol được sử dụng làm thuốc tê và diệt trùng vì có tác dụng sát khuẩn giảm đau, với oxyd kẽm eugenol tạo thành chất xi măng kết dính để hàn răng tạm thời [12] [14]

Tế tân (Asarum sieboldii Aristolochiaceae) được nhân dân sử dụng rộng rãi trong chữa bênh răn2 miệng như đau răng, hôi miệng, gây tê tại chỗ Tế tân

có tác dụng kháng khuẩn giảm đau Dịch chiết cồn của tế tân có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ [24]

Đây là nhữns tinh dầu quí hiếm được khai thác từ nguồn dược liệu sẩn có trong nước Nghiên cứu phối hợp các thành phần này trong một công thức thuốc sẽ tạo ra tác dụng hiệp đồng làm tăng hiệu quả điều trị các bệnh răng

miệng của “thuốc đau răng con én”.

Trang 18

5 Tá dược loại dược dụng.

Các loại tá được, tinh dầu được Công ty Dược liệu TW I cung cấp có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn DĐVN

1.Thuốc chốns sâu răng Dentoxit - XNDPTWII

Chỉ định: Viêm lợi, viêm quanh răng, sâu răng, sát khuẩn răng miệng, viêm khối dây chằng răng

2 Đau răng con chim: XNDP - Hà nội

Thành phần: Tế tân, đinh hương, long não, bạch chỉ, xuyên khung, thăng ma xươns truật, phòng phong, bạch phàn, bạc hà băng, tạo giác, đại hồi, quế chi, huyết giác, qui vĩ

Trang 19

Công dụng: Chữa đau răng3.Thuốc đau răng T6 - CSSX: Nhà thuốc Yên Sơn - Yên Bái

Thành phần: lOOg chế phẩm

Bột cao lá lốt 19,6gBột hoàng liên gai 40,2gBột bồ kết tồn tính 10,2g

Nước vôi (Ca(OH)2 30%) 200gĐất sét gan gà lOOgNước uống vừa đủ lOOOgcỏns đụng: Chữa đau răng

6 Thuốc chấm răng Denlot - CTTNHHDP Thiên thảo

Thành phần: lOOml chế phẩm

Cồn lá lốt 73,30ml

Trang 20

Menthoi

TD hương nhu Clorophyl Nước uống vừa đủ

“Thuốc đau răng con én" là dạng cồn thuốc dùng ngoài (đóng lọ 3 ml)

có mùi đặc trưns của menthol, tinh dầu hương nhu, bom eol màu vàng đậm,

vị hơi cay, nếm hơi tê tê

* X ây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở:

1 Yêu cầu kỹ thuật:

1.1 Công thức điều chế vòra đủ 100 ml:

TD hương nhu Bomeol

Menthol 15,65 g

21,00 ml

5,30 gCồn tế tân vđ 100,00 ml1.2 Nguyên liệu :

Menthol (Mentholum) đạt TCVN 708 - 70 (DĐVNI, tập I)

Bomeol đat TCN - 307 - 80

Trang 21

TD hương nhu (Aetheroleum Ocimi) Đạt 52 TCN - 307 - 80.Cồn tế tân: Đạt TC dược dụng.

Dung dịch vanilin 1% trong acid sulíuric đậm đặc

Dung dịch 2-4-dinitrophenyl hydrazin (TT)

Trang 22

2.3.2 Cách thử:

Lớp mỏng: Silicagen G (VKN) hoạt hoá 120°c trong một giờ, kích thước bản mỏng 10 X 20 cm; 5 X 20 cm

Dung môi khai triển: Benzen : Ethylacetat (95 : 5)

Thuốc hiện màu: Dung dịch Vanilin 1% trong H2S04 đậm đặc

Dung dịch mẫu đối chiếu:

+ Dung dịch tinh dầu hương nhu: 0,lm l tinh dầu hương nhu trong 5ml cồn tuyệt đối Chấm 5 microlit tại điểm a trên bản mỏns 1

+ Dung dịch Menthol: 0 ,lg menthol trong 2ml cồn tuyệt đối Chấm 5 microlit tại điểm b trên bản mỏng 1

+ Dung dịch mẫu thử hydrazon hoá:

Lấy lml chế phẩm hoà tan trong 2ml cồn tuyệt đối, thêm 3ml dung dịch2.4 - dinitrophenylhydrazin (TT),đậy kín đun cách thuỷ lgiờ Để nguội đem lắc với cloroform (10,0ml), lấy lớp cloroíorm Cô cạn dung dịch cloroíorm, cho bột silicagen G khoảng 0,1 g, đảo đều, cho thêm 5ml cloroform khuấy đều, lọc lấy dịch lọc được dung dịch chấm sắc ký Chấm 5 microlit tại điểm e trên bản mỏng 2

+Triển khai sắc ký

+ Sau khi triển khai để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng

Trang 23

Bản mỏng 1 phun thuốc thử hiện màu vanilin 1% trong acid sulfuric đậm đặc Sấy khô ở 110° c trong 5 phút.

+ Kết quả:

Mẫu thử có vết cùng màu sắc, cùng Rf với mẫu đối chiếu

2.4 Định lượng:

Lấy chính xác 2 ml chế phẩm vào bình cassia dung tích 100 ml cổ bình

có chia vạch 0,1 ml, thêm 2 ml H2SO4 10% (TT) và 60 ml dung dịch NaCl bão hoà (TT) lắc mạnh trong 5 phút, để yên 1-2 2ÌỜ Khi tinh dầu và nước muối bão hoà đã tách hoàn toàn, thêm dần NaCl bão hoà tới khi lớp tinh dầu lên tới ngang vạch Để yên ở nơi mát trong khoảng 12-24 giờ cho lớp tinh dầu tách hoàn toàn khỏi lớp nước muối bão hoà Đọc thể tích tinh dầu nổi lên trên cổ bình (đã chia vạch), ghi số ml tinh dầu

Hàm lượng tinh dầu toàn phần là:

V/2 X 100Hàm lượng tinh dầu toàn phần trong chế phẩm không được dưới 30% (Tính theo thể tích / thể tích)

3 Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản:

Đóng lọ thuỷ tinh 3ml nút kín, mỗi lọ được đặt trong một hộp giấy kèm theo toa hướng dẫn sử dụng thuốc, nhãn đúng qui chế

Để nơi thoáng mát

* X ây dựng qui trình sản xuất

Trang 24

Hình 1: Sơ đồ các giai đoạn sản xuất

• Trang thiết bị:

Cân điện Sarborius GM - 342 1 chiếc

Tủ sấy Menmert 1 chiếc

Máy khuấy Laboi 1 chiếc

Bình pha chế thuỷ tinh 1 -1 0 0 lít 10 chiếc

Bình gạn 0,5 - 1,0 lít 2 chiếc

Cốc có mỏ 100- 1000 ml 10 chiếc Bình định mức 50, 100, 200 ml 5 chiếc

Ống đong 10- 1000 ml 10 chiếc.Bình cassia 100 ml 5 chiếc

.Bình nón, đũa thuỷ tinh và các dụng cụ thuỷ tinh khác

• Mô tả qui trình sản xuất

Ngày đăng: 06/11/2015, 12:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w