Phân giải kị khí đường phân và lên men: - Điều kiện : + Xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi.. Thí ngh
Trang 1Tuần: 7, Tiết: 14.
Ngày soạn: 26/09/2010
Bài 14: THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1 Kiến thức:
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2
- Phát hiện hô hấp ở thực vật qua sự hút O2
2 Kỹ năng:
- Thảo luận, làm việc nhóm
- Kỹ năng tư duy
3 Thái độ:
II PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1) Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng
2) Các đồ dung dạy học:
- Hình 14.1, 14.2 SGK
- Mẫu vật : Hạt mới nhú mầm (hạt lúa, ngô hay các loại đậu)
- Dụng cụ : Bình thuỷ tinh có dung tích 1 lít, nút cao su có khoan 2 lỗ vừa khít với ống thuỷ tinh hình chữ U
- Phễu thuỷ tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ
- Bình thuỷ tinh có cỡ vừa nêu và có nút cao su không khoan lỗ
- Hoá chất : Nước bari [Ba (OH)2] hay nước vôi trong [CA(OH)2], diêm
III NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Chuẩn bị:
Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
1 Hô hấp ở thực vật là gì ?
2 Nêu các con đường hô hấp ở thực vật.
Đáp án:
1 Hô hấp ở thực vật là gì ?
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống Trong đó, các phân tử
cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP
2 Con đường hô hấp ở thực vật.:
2.1 Phân giải kị khí (đường phân và lên men):
- Điều kiện :
+ Xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi
- Gồm :
+ Đường phân : Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic (xảy ra trong tế bào chất)
+ Lên men
2.2 Phân giải hiếu khí:
- Gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron trong hô hấp.
+ Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể Khi có oxi, axit piruvic đi từ tbc vào ti thể Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn
Trang 2+ Chuỗi chuyền electron diễn ra ở màng trong ti thể Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước
2) Tên bài mới: Bài 14: THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT.
NỘI DUNG BÀI
(LƯU BẢNG)
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/GI ỚI THIỆU BÀI
THỰC HÀNH:
(5ph)
Giới thiệu mục tiêu
II TỔ CHỨC, PHÂN
CÔNG NHÓM: (5ph)
III/QUY TRÌNH THỰC
HÀNH:
1 Thí nghiệm 1: Phát
hiện hô hấp qua sự thải
CO2
Tiến hành thí nghiệm :
- Cho vào bình thuỷ tinh
50g các hạt mới nhú
mầm Nút chặt bình
bằng nút cao su đã gắn
ống thuỷ tinh hình chữ
U và phễu (hình 14.1)
- Vào thời điểm bắt đầu
thí nghiệm, cho đầu
ngoài của ống hình chữ
U vào ống nghiệm có
chứa nước bari (hay
nư-ớc vôi) trong suốt Sau
đó, rót nước từ từ từng ít
một qua phễu vào bình
chứa hạt Nước sẽ đẩy
không khí ra khỏi bình
vào ống nghiệm Vì
không khí đó giàu CO2
nước bari sẽ bị vẩn đục
- Để so sánh, lấy 1 ống
nghiệm có chứa nước
bari (hay nước vôi trong
suốt) và thở bằng miệng
vào đó qua 1 ống thuỷ
tinh hay ống nhựa Nước
vôi trong trường hợp này
cũng bị vẩn đục Học
sinh tự rút ra kết luận về
- Giới thiệu mục tiêu bài học
- Chia nhóm HS thực hành:
+ Phân công vị trí thực hành
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Giới thiệu quy trình thực hành Phát hiện hô hấp qua sự thải
CO2
- Làm mẫu cho HS xem
- Lắng nghe.
- Ổn định theo nhóm phân
công của GV
Chú ý theo dõi để nắm quy trình thực
- Lắng nghe.
- Theo dõi từng bước thực
hiện của GV
Trang 3hô hấp của cây.
2 Thí nghiệm 2: Phát
hiện hô hấp qua sự hút
O2 (hình 14.2)
Lấy 2 phần hạt mới nhú
mầm (mỗi phần: 50g)
Đổ nước sôi lên một
trong 2 phần hạt đó để
giết chết hạt Tiếp theo,
cho mỗi phần hạt vào
mỗi bình và nút chặt
Đến thời điểm thí
nghiệm, mở nút bình
chứa hạt sống (bình a)
và nhanh chóng đưa nến
(que diêm) đang cháy
vào bình Nến (que
diêm) bị tắt ngay, vì
sao? Sau đó, mở nút của
bình chứa hạt chết (bình
b) và lại đưa nến hay
diêm đang cháy vào
bình, nến tiếp tục cháy,
vì sao ?
- Giới thiệu quy trình thực hành Phát hiện hô hấp qua sự hút O2
- Làm mẫu cho HS xem
- Yêu cầu các nhóm HS kiểm tra lại dụng cụ và tiến hành thí nghiệm
- Kiểm tra, theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm
- Nhắc nhỡ HS viết tường trình
Yêu cầu mõi HS phải viết tường trình các thí nghiệm trên, rút ra kết luận cho từng thí nghiệm và chung cho cả 2 thí nghiệm
- Lắng nghe.
- Theo dõi từng bước thực
hiện của GV
- Kiểm tra lại dụng cụ của nhóm
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm
- Tiến hành thực hành
- Mỗi HS phải viết tường trình về 2 thí nghiệm vừa làm
3) Củng cố: (5 phút)
- Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp
- Yêu cầu HS nêu kết luận cho từng thí nghiệm và chung cho cả 2 thí nghiệm
4) Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà học bài từ bài 1 đến bài 14 để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết vào tiết
sau
5) Rút kinh nghiệm:
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Thái Thành Tài