THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN RA DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT I.. Kiến thức: - Làm được thí nghiệm phát phát hiện diệp lục và carôtenôit.. THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN RA DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT... TỔ CHỨC, PH
Trang 1Tuần: 7, Tiết: 13.
Ngày soạn: 25/09/2010
BÀI 13 THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN RA DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT
I MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:
1 Kiến thức:
- Làm được thí nghiệm phát phát hiện diệp lục và carôtenôit
- Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ
2 Kỹ năng:
- Quan sát
- Thảo luận, làm việc nhóm
- Kỹ năng tư duy
3 Thái độ:
II PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1) Phương pháp:
+ Hỏi đáp
+ Khám phá
+ Diễn giảng
2) Các đồ dung dạy học:
1 Dụng cụ:
- Cốc thủy tinh 20 - 50 ml
- Ống đong 20 - 50 ml có chia độ
- Ống nghiệm
- Kéo
2 Hóa chất:
- Nước sạch
- Cồn
3 Mẫu thực vật để chiết sắc tố.
- Lá xanh tươi
- Lá có màu vàng
- Các loại quả có màu đỏ: Gấc, hồng
- Các loại củ có màu đỏ vàng: Cà rốt, nghệ
III NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Chuẩn bị:
Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
1 Quang hợp là gì?
2 Nêu các sắc tố quang hợp
Đáp án:
1 Quang hợp là gì?
Quang hợp ở thực vật là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ
để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng O2 từ khí CO2 và H2O
2 Hệ sắc tố quang hợp
- Diệp lục: diệp lục a, diệp lục b
- Carotenoit: caroten và xantophyl
2) Tên bài mới: BÀI 13 THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN RA DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT
Trang 2NỘI DUNG BÀI
(LƯU BẢNG) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/GI ỚI THIỆU BÀI
THỰC HÀNH: (5ph)
Giới thiệu mục tiêu
II TỔ CHỨC, PHÂN
CÔNG NHÓM: (5ph)
III/QUY TRÌNH THỰC
HÀNH:
1.Thí nghiệm 1: chiết
rút diệp lục.
Cân khoảng 0.2g các
mẫu lá đã loại bỏ cuống
lá và gân chính Dùng
kéo cắt ngang lá thành
những lát cắt thật mỏng
để có nhiều tế bào bị hư
hại Gắp bỏ các mảnh lá
vừa cắt vào cốc đã ghi
nhãn (đối chứng hoặc thí
nghiệm) với khối lượng
(hoặc số lát cắt) tương
ứng nhau Dùng ống
đong lấy 20ml cồn, rồi
rót lượng cồn đó vào cốc
thí nghiệm Lấy 20ml
nước sạch và rót vào cốc
đối chứng Nước cũng
như cồn phải vừa ngập
mẫu vật thí nghiệm Để
các cốc chứa mẫu trong
khoảng 20 – 25 phút
2 Thí nghiệm 2: Chiết
rút carôtenôit.
- Tiến hành các thao tác
chiết rút carôtennôit từ lá
vàng, quả và củ tương tự
như chiết rút diệp lục
- Sau thời gian chiết rút
(20 – 30 phút) cẩn thận
nghiêng các cốc, rót
dung dịch có màu (không
cho mẫu thí nghiệm dính
vào) vào các ống đong
hay ống nghiệm sạch
trong suốt
- Quan sát màu sắc trong
các ống nghiệm ứng với
- Giới thiệu mục tiêu bài học
- Chia nhóm HS thực hành:
+ Phân công vị trí thực hành
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Giới thiệu quy trình thực hành chiết rút diệp lục
- Làm mẫu cho HS xem
- Giới thiệu quy trình thực hành chiết rút carôtenôit
- Làm mẫu cho HS xem Chú ý
HS các bước tiến hành tương tự như chiết rút diệp lục
- Yêu cầu các nhóm HS kiểm tra lại dụng cụ và tiến hành thí nghiệm
- Kiểm tra, theo dõi các nhóm làm thí nghiệm
- Kiểm tra, nhắc nhở học sinh ghi chép kết quả thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét
- Lắng nghe.
- Ổn định theo nhóm phân
công của GV
Chú ý theo dõi để nắm quy trình thực
- Lắng nghe.
- Theo dõi từng bước thực
hiện của GV, chú ý:
+ Loại bỏ gân chính và cuống lá
+ Cắt lá thật mỏng để có nhiều tế bào bị hư hại
- Lắng nghe.
- Theo dõi từng bước thực
hiện của GV
- Kiểm tra lại dụng cụ của nhóm
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm
- Tiến hành thực hành
- Chép bảng ghi kết quả thí nghiệm vào vở và điền kết quả thí nghiệm vào
- Mỗi HS tự rút ra nhận xét
Trang 3dịch chiết rút từ các cơ
quan khác nhau của cây
từ các cốc đối chứng và
thí nghiệm, rồi điền kết
quả quan sát được (nếu
đúng màu ghi trên đầu
cột, thì ghi dấu (+), nếu
không đúng màu thì ghi
dấu (-) vào bảng
về:
+ Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi
+ Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì
+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh
dưỡng của con người
Bảng ghi kết quả thí nghiệm :
Cơ quan của cây Dung môi chiết rút Màu sắc dịch chiết
Xanh lục Đỏ, da cam, vàng, vàng lục
Lá
Xanh tươi - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm) Vàng - Nước (đối chứng)- Cồn (thí nghiệm)
Quả
Gấc - Nước (đối chứng)- Cồn (thí nghiệm)
Cà chua - Nước (đối chứng)- Cồn (thí nghiệm)
Củ
Cà rốt - Nước (đối chứng)- Cồn (thí nghiệm) Nghệ - Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
3) Củng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về:
+ Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi
+ Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì
+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người
4) Bài tập về nhà: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật.
- HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị hạt đậu nảy mầm để làm thí nghiệm
5) Rút kinh nghiệm:
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Thái Thành Tài