NHẶT SẠN CHO SÁCH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂNLỚP 12 DÙNG CHO GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Giả sử năm nay, trong kì thi TN THBT, đề thi của Bộ giáo dục có những kiến thức nằm trong phần mà sác
Trang 1NHẶT SẠN CHO SÁCH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
LỚP 12 (DÙNG CHO GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN) Giả sử năm nay, trong kì thi TN THBT, đề thi của Bộ giáo dục
có những kiến thức nằm trong phần mà sách Hướng dẫn đã và đang mắc những sai lầm nghiêm trọng mà tôi sẽ điểm qua dưới đây, lúc
ấy, Vụ giáo dục thường xuyên sẽ ăn nói thế nào?
Chúng ta đều biết, từ năm 2008, Bộ giáo dục đã công bố cấu trúc đề thi Ngữ văn gồm 3 phần:
- Phần 1 (câu 1): 2 điểm, Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và các tác giả văn học nước ngoài
- Phần 2 (câu 2): 3 điểm, Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài văn nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ) về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng xã hội
- Phần 3 (câu 3): 5 điểm, yêu cầu viết bài nghị luận văn học Nội dung đề thi nằm trong kiến thức liên quan đến các tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
Và các tác giả Nguyễn Khắc Bình, Nguyễn Duy Kha, Nguyễn Thị Ngân đã
hướng dẫn như thế nào? Quyển Hướng dẫn ôn tập môn Ngữ Văn lớp 12 (dùng cho GDTX) gồm 3 phần:
- Phần một: Hướng dẫn ôn tập chuẩn bị thi
- Phần hai: Hướng dẫn nội dung ôn tập
- Phần ba: Đề thi tham khảo
Đáng chú ý nhất là phần hai: Hướng dẫn nội dung ôn tập Trong phần này, các tác giả chia 3 phần nhỏ: A- Văn học, B- Lý thuyết làm văn, C- Lý luận văn học
Tôi không bàn đến việc có nên đưa phần C - Lý luận văn học vào sách hay không, tôi chỉ bàn đến 2 phần A và B
Thứ nhất, đã 3 năm nay, sách hướng dẫn hầu như không thay đổi, đặc biệt
những chỗ sai sót vẫn tiếp tục giữ nguyên
Trang 2Thứ hai, cũng 3 năm nay, sách hướng dẫn ôn tập không bám theo Hướng
dẫn của Bộ giáo dục
Xin nói rõ vấn đề thứ nhất: Những sai sót đáng tiếc trong sách hướng dẫn:
- Phần B, Lý thuyết làm văn không đề cập đến Nghị luận xã hội, vậy là nếu ôn tập theo sách là nghiễm nhiên mất 3 điểm ( Chú ý rằng đối tượng GDTX có thể bỏ học cách đây rất nhiều năm, có đủ hồ sơ là vẫn có quyền dự thi)
- Thực chất phần B là sao chép lại hầu như toàn bộ phần kiến thức của sách
ôn tập cũ, nghĩa là khi sách giáo khoa chưa thay đổi
- Trong phần A có quá nhiều nhầm lẫn trong kiến thức
Ví như gợi ý trả lời cho câu hỏi: Nguyễn Tuân phát hiện ra đặc điểm gì của
con sông Đà như sau: Nguyễn Tuân phát hiện: mọi con sông đều chảy về hướng
đông, riêng Sông Đà chảy lên phía bắc (Thực chất người “phát hiện” là Nguyễn Quang Bích với câu thơ mà chính Nguyễn Tuân đã dẫn trong tác phẩm: Chúng thủy đông giai tẩu, Đà giang độc bắc lưu);
Hay như để trả lời cho câu hỏi Hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân
vật Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A phủ, sách hướng dẫn gợi ý: Sức sống thể hiện
trong sự phản kháng: + Thống lý Pá Tra muốn bố Mị gả Mị cho con trai mình để
gạt nợ Bố Mị không đồng ý Ông phản kháng vì mong con mình được hạnh
phúc Câu trả lời đã không dính dáng gì đến câu hỏi, chi tiết sự việc lại hoàn toàn không chính xác Không hiểu Tô Hoài có văn bản Vợ chồng A Phủ nào khác nữa không?
Hoặc, gợi ý trả lời câu hỏi: Sức mạnh và sự khôn ngoan của con cá kiếm
được thể hiện như thế nào? Sách gợi ý: Khi đã ăn mồi, con cá bắt đầu chậm rãi
lượn vòng 2 giờ làm cho ông lão mệt Không hiểu sức mạnh con cá kiếm chỗ nào?
Có lẽ cả 3 tác giả chỉ còn nhớ mang máng về tác phẩm
Còn rất nhiều sự nhầm lẫn trong kiến thức, tôi không muốn liệt kê thêm Chỉ nhấn mạnh rằng, những nhầm lẫn này tồn tại đã 3 năm và không biết sẽ còn bao lâu nữa?
Xin nói về vấn đề thứ hai: sách hướng dẫn ôn tập không bám theo Hướng
dẫn của Bộ giáo dục.
Ngay từ tháng 11-2008, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã công bố cấu trúc đề thi tốt nghiệp bổ túc THPT 2009 môn Văn, Lịch
Trang 3Sử, Địa Lý, Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học Trước đó, Bộ giáo dục đã ban hành Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT về chuẩn kiến thức, kĩ năng cho chương trình GDTX cấp THPT; ngày 21 tháng 9 năm 2009, Bộ GD-ĐT ra tiếp công văn
8298 /BGDĐT-GDTX hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình các môn học GDTX cấp THPT , nhưng 3 tác giả trên đã soạn sách hướng dẫn ôn tập trong suốt
3 năm hình như không quan tâm đến các văn bản kể trên, cụ thể:
- Phần lí thuyết làm văn, kiến thức quá cũ Không đề cập đến 2 loại nghị luận
mới là Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý- Nghị luận về một hiện tượng đời sống Không tiếp cận kiến thức chủ đạo của Nghị luận văn học: Nghị luận về một bài
thơ, đoạn thơ và Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
- Đưa kiến thức về tác giả Nguyễn Tuân thành nội dung của một tác gia (ngoài yêu cầu chương trình)
- Không bám sách giáo khoa để soạn Hướng dẫn Cụ thể: Phần Sự nghiệp
sáng tác của Hồ Chí Minh, sách giáo khoa hiện nay đã giảm tải rất nhiều, không
rườm rà như sách Hướng dẫn viết Phần Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu thì
đưa thành 4 vấn đề dài dòng, trong khi sách giáo khoa chỉ gói gọn thành 2 vấn để
về nôi dung và nghệ thuật rất khoa học và dễ nhớ
Tóm lại, còn rất nhiều sạn trong sách Hướng dẫn, và chúng vẫn cứ thản nhiên tồn tại trong suốt 3 năm qua nhưng không thấy ai nhặt bỏ Sự thật hay mất lòng, nhất là sự thật lại do một giáo viên ở dưới chỉ ra cho các vị kiến trúc nền giáo dục nước nhà, thật càng khó nghe Thử hình dung năm 2011, trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn của GDTX, có những câu hỏi nằm trong phàn tôi mới nêu ở trên thì dư luận xã hội sẽ thế nào?
Với tinh thần học thuật, rất mong các vị có trách nhiệm ở Vụ thường xuyên lưu tâm và năm sau, chúng tôi được cầm một cuốn hướng dẫn được biện soạn cẩn trọng