HƯỚNG DẪNÔN TẬP MÔN VĂN LỚP 12 HỌC KỲ I CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Tổ Ngữ Văn – Trường TH Phan Chu Trinh A/ KIẾN THỨC GIÁO KHOA I. Văn học Vi ệ t Nam: 1. Bài Khái quát: - Bài Khái quát văn học Việt Nam, học sinh cần lưu ý những thành tựu văn học qua các thời kỳ phát triển và một vài đặc điểm chung. - Bài Khái quát về tác gia (Hồ Chí Minh, Tố Hữu) cần phải nắm chắc quan điểm sáng tác và về phong cách nghệ thuật của tácgiả. 2. Đọc văn: a. Một số vấn đề chung: - Nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời các tác phẩm trong chương trình học kỳ I. - Thuộc lòng những đoạn thơ tiêu biểu. - Nắm chắc giá trò nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. - Biết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm; từ đó rút ra những nét chung của chúng; đồng thời thấy được sự độc đáo của từng tác phẩm trong nhóm tác phẩm. b. Một số vấn đề cụ thể: - Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh): cần làm rõ sự tài tình trong cách tổ chức kết cấu và sắp xếp các luận điểm, tính chất đanh thép và hùng hồn… để làm nổi bật tính chất mẫu mực của tác phẩm, với tư cách là một áng văn chính luận. Từ đó, cũng cần thấy được giá trò to lớn, lâu dài của tác phẩm (giá trò văn học và giá trò lòch sử) và đặc điểm văn phong chính luận của Hồ Chí Minh. - Tây Tiến (Quang Dũng), cần cảm nhận và phân tích được vẻ đẹp vừa dữ dội, hoang sơ, vừa hùng vó, mỹ lệ của núi rừng vùng Tây Bắc qua hoài niệm của tác giả và nhất là cảm nhận, phân tích làm bật được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến vừa tinh tế, hào hoa, dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, gian khổ (cảm hứng bi tráng, lãng mạn). - Đất nước (Nguyễn Đình Thi), cần thấy rõ mạch cảm xúc của bài thơ, hiểu được nét riêng đặc sắc trong cảm xúc về đất nước của nhà thơ, đồng thời cũng cần thấy được dấu ấn tinh thần của thời đại trong cảm nhận về đất nước của tác giả. - Việt Bắc (Tố Hữu) chính là khúc hát ân tình sâu nặng, thủy chung của người kháng chiến đối với căn cứ đòa của cách mạng và kháng chiến, đối với nhân dân, với quê hương, đất nước (thể hiện qua nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc, những kỷ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng). Nội dung ấy được diễn tả thành công bằng thể thơ lục bát truyền thống, tạo được âm hưởng vừa nhất quán, vừa biến hóa đa dạng, với giọng điệu ngọt ngào, thương mến… - Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) bộc lộ tình cảm hướng về nhân dân và đất nước, với những kỷ niệm sâu nặng nghóa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng là về với cội nguồn của sáng tạo thơ ca. Đồng thời cũng cần thấy được sự thành công của tác giả trong sáng tạo hình ảnh, liên tưởng phong phú bất ngờ, xúc cảm gắn với suy tưởng. - Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) bộc lộ tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, Nhân dân là người tạo dựng nên Đất nước, là người gánh chịu những gian lao, làm nên chiến cơng vĩ đại mà hết sức thầm lặng, vơ danh…Bài thơ viết theo thể thơ tự do, các dòng thơ cũng như mạch xúc cảm và sự khai triển ý thơ khá thoải mái, tự do, tuy vẫn có một trình tự kết cấu có lí. Nhiều liên tưởng dựa trên các câu ca dao, các mơ típ thần thoại, truyện cổ tích và những tri thức về địa lý, phong tục, tập qn… Bài thơ có sự thống nhất của cảm xúc và suy nghĩ, tạo ra một giọng thơ vừa tha thiết lại vừa trang nhiêm, trầm lắng, xúc cảm có lúc dồn dập nhưng thường thì nén vào suy tư và các hình tượng như những biểu tượng quen thuộc mà lại có sức gợi liên tưởng mới mẻ. - Sóng (Xuân Quỳnh) cần cảm nhận và hiểu được hình tượng sóng bao trùm bài thơ và các khía cạnh cùng biến thái của nó. Từ đó, thấy được vẻ đẹp của tâm hồn phụ nữ luôn khao khát, chân thành, nồng hậu và dám bày tỏ khát vọng trong tình yêu. Đồng thời, cần thấy được thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc cấu tứ, xây dựng hình ảnh và nhòp điệu. - Đàn ghi ta của Lov-ca (Thanh Thảo), hiểu được nghệ thuật thơ đặc sắc của Thanh Thảo ( biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa … ảnh hưởng của khuynh hướng siêu thực tượng trưng: chuyển đổi cảm giác…). Từ đó thấy được sự đồng cảm thương tiếc sâu sắc của tác giả đối với hình tượng Lov-ca, người nghệ só yêu tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật. II. Thực hành: 1. Tăng cường thực hành các nội dung tiếng Việt, gắn với các văn bản, tác phẩm trong phần đọc văn và gắn với các tình huống giao tiếp. Cần vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức và kỹ năng tiếng Việt. 2. Thông qua thực hành để nâng cao hiểu biết về loại văn bản nghò luận, rèn luyện kỹ năng tạo lập và phát triển luận điểm, kỹ năng lập luận, kỹ năng kết hợp các thao tác khác nhau… để hoàn thiện bài viết. B/ LÀM VĂN: I. Nghị luận xã hội : 1. NL về một tư tưởng đạo lí: a) Phương pháp làm bài: - Giải thích từ ngữ, câu chữ diễn đạt của ý kiến về một tư tưởng, đạo lí ND của ý kiến? (Các câu hỏi: Là gì? Vì sao? Như thế nào?) - Chứng minh làm rõ sự thể hiện tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống - Bình luận đánh giá: ý kiến đúng hay sai? Vì sao đúng? Vì sao sai? Tác dụng, vai trò của tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống? Khẳng định, đồng tình với ý kiến đúng; phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch, những mặt chưa đúng. - Liên hệ bản thân? Bài học cho bản thân (về nhận thức, về hành động)? b) Đề bài VD: Đề 1: Anh chị suy nghĩ gì về lời thỉnh cầu của tổng thống Mĩ A-bra-ham Lin- côn trong bức thư gửi cho thầy hiệu trưởng trường con trai mình đang học: “Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”? Đề 2: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Đi-đơ-rô). Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên? 2. NL về một hiện tượng trong đời sống: a) Phương pháp làm bài -Phân tích, làm rõ hiện tượng (Những biểu hiện cụ thể? Thực trạng ? Nguyên nhân? Giải pháp?) -Bình luận đánh giá: hiện tượng đúng, tốt hay sai, xấu? Vì sao? Tác dụng, vai trò của hiện tượng trong cuộc sống? Khẳng định, đồng tình với hiện tượng tích cực, đúng đắn; phê phán, bác bỏ những hiện tượng tiêu cực, sai trái. - Liên hệ bản thân? Bài học cho bản thân (về nhận thức, về hành động)? b) Đề bài VD: Đề 1: Hiện nay có nhiều bạn học sinh không ham thích học văn. Ý kiến của anh (chị) về hiện tượng trên như thế nào? Đề 2: Phong trào quyên góp ủng hộ các thầy cô giáo và học sinh vùng sâu vùng xa đang diễn ra sôi nổi ở khắp các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Anh (chị) nhận thức và hưởng ứng phong trào này như thế nào? II. Nghị luận văn học: 1. NL về một bài thơ, một đoạn thơ: a) Phương pháp làm bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác; giá trị ND và NT tiêu biểu; cảm hứng chủ đạo, hình tượng thơ tiêu biểu…); (nếu là đoạn thơ: vị trí; vai trò, giá trị của đoạn thơ trong tác phẩm…) - Có thể phân tích theo bố cục (cắt ngang) hoặc theo nội dung (bổ dọc), nhưng cần khai thác, phân tích kĩ các giá trị NT tiêu biểu (cấu tứ, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, các BPTT đặc sắc…) để làm rõ giá trị ND của bài thơ, đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ? Những đóng góp của tác giả? b) Đề bài VD: Đề1: Cảm nhận về vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …………………………………………. Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) Đề 2: Phân tích đoạn thơ: “ Con sóng dưới lòng sâu …………………………… Hướng về anh - một phương” (Trích Sóng – Xuân Quỳnh) 2. NL về một ý kiến bàn về VH (về t/giả VH; về LLVH; về VH sử…): a) Phương pháp làm bài: - Giải thích từ ngữ, câu chữ diễn đạt của ý kiến ND cần NL? - Chứng minh trong thực tế sáng tác VH - Ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đối với VH và đời sống? b) Đề bài VD: Đề 1: Đề trong sách Ngữ văn12 (Tr. 93) Đề 2: Nhận định về phong cách thơ Tố Hữu, sách Ngữ văn12 (tập I – Tr. 98) viết: “Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà” Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. LƯU Ý: - Khi làm văn NLXH và NLVH cần vận dụng kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt nhằm tăng sức thuyết phục của bài làm. - Trong bài NLVH: vận dụng các kiến thức văn học sử (về hoàn cảnh lịch sử- xã hội, hoàn cảnh VH; về tác giả); kiến thức lý luận VH và tiếng Việt…một cách linh hoạt, hợp lí để làm bài có hiệu quả. - Chú ý kĩ năng mở bài, kết bài và thể hiện hệ thống luận điểm ở thân bài. . HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN VĂN LỚP 12 HỌC KỲ I CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Tổ Ngữ Văn – Trường TH Phan Chu Trinh A/ KIẾN THỨC GIÁO KHOA I. Văn học Vi ệ t Nam: 1. Bài. và đời sống? b) Đề bài VD: Đề 1: Đề trong sách Ngữ văn 12 (Tr. 93) Đề 2: Nhận định về phong cách thơ Tố Hữu, sách Ngữ văn 12 (tập I – Tr. 98) viết: “Nghệ