1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương

23 719 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 37,58 KB

Nội dung

Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương Bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương, bệnh viện đại học kỹ thuật y tế hải dương, bệnh viện nhi hải dương

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương,thực tập lâm sàng tại một số cơ sở y tế như : Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương, Bệnhviện Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương, Bệnh viện nhi Hải Dương… Em – sinh viên lớpđiều dưỡng 11A đã có them hiểu biết về nhiệm vụ, chức năng cũng như công việc củangười điều dưỡng Bên cạnh việc tiếp thu những kiến thức y học, trau dồi kỹ năng chămsóc người bệnh, em cũng được trang bị những kinh nghiệm quý báu về thực hành giaotiếp, có điều kiện tiếp xúc để thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn, những lo âu và cảnhững nỗi đau của người bệnh Bởi vậy, lựa chọn và kiên trì theo đuổi nghề y học nóichung và nghiệp Điều Dưỡng nói riêng, vừa là niềm tự hào vừa là trách nhiệm lớn lao đốivới sinh viên Điều Dưỡng

Đối với sinh viên ngành Y thì việc thực tập lâm sàng là vô cùng quan trọng, đặcbiệt là những sinh viên năm cuối, chuẩn bị bước vào nghề thực sự thì thực tập là một quátrình rất ý nghĩa và cần thiết Theo sự phân công của nhà trường, Phòng Đào Tạo, KhoaĐiều dưỡng phối hợp với Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, nhóm sinhviên lớp Điều Dưỡng 11A chúng em đã tham gia đợt thực tế tốt nghiệp tại Khoa Hồi SứcCấp Cứu Nội – Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn từ ngày 29/6/2015 đến ngày 4/9/2015.Thời gian thực tế tốt nghiệp không chỉ là cơ hội để em học tập, nâng cao kiến thức và kỹnăng thực hành lâm sàng mà còn là dịp để em khẳng định những gì đã học được có thểứng dụng thiết thực và hiệu quả vào công tác chăm sóc người bệnh Em hi vọng sẽ hoànthành tốt thời gian thực tế tốt nghiệp đồng thời khẳng định, duy trì và nâng cao mối quan

hệ hợp tác hữu nghị giữa trường Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương và Bệnh viện ĐaKhoa Xanh Pôn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tế tốt nghiệp tại Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, em xin chânthành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, phòng Điều dưỡng, cácphòng ban cùng toàn thể nhân viên bệnh viện, đặc biệt là tập thể cán bộ nhân viên khoaHồi Sức Cấp Cứu Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập Em xin chân thành cảm

ơn phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, trưởng khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nội– Bác sĩ Nguyễn Thị Bảo Liên, điều dưỡng trưởng khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nội – Cử nhânĐặng Thanh Hằng, trưởng khoa Điều dưỡng trường Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương –Thạc sĩ Ninh Vũ Thành, giảng viên phụ trách hướng dẫn – Cô Nguyễn Thị Thúy Hường,

sự giúp đỡ và đoàn kết của bạn bè đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt các nội dungvào mục tiêu trong quá trình thực tế tốt nghiệp một cách hiệu quả

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẾ TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên : PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG

Thực tập tại khoa : Hồi Sức Cấp Cứu Nội – Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

Thời gian thực tế tốt nghiệp : từ ngày 29/6/2015 đến ngày 4/9/2015

Sinh viên đến nơi thực tập đúng giờ theo lịch phân công

Sinh viên mặc trang phục đúng quy định

Sinh viên giao tiếp tốt với cán bộ y tế, người bệnh và gia đình người bệnh

Sinh viên có trách nhiệm, chuyên cần trong công việc

Sinh viên có tinh thần ham học hỏi, luôn đặt câu hỏi trong quá trình

hướng dẫn thực tập

Sinh viên tham gia các hoạt động của đơn vị tích cực

Sinh viên chứng tỏ được tính chuyên nghiệp

Sinh viên có tinh thần làm việc tốt trong nhóm được phân công

Sinh viên thực hiện tốt các kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người bệnh

Sinh viên hoàn thành nhiệm vụ được giao với mức độ chất lượng tốt

Tổng cộng

(Viết bẳng chữ)

Điểm tổng cộng thang điểm 10 (cộng tất cả các nội dung trên)

Những điểm cần chú ý đề nghị

Họ tên sinh viên : PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG Chữ ký của sinh viên : ………

Ngày 24/8/2015 Họ tên của cán bộ quản lý sinh viên

………

Trưởng khoa/phòng (Điều dưỡng/ kỹ thuật viên trưởng) ……….

………

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

−−−***−−−

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Mai Phương

Năm sinh : Ngày 12 tháng 8 năm 1994

Mã sinh viên : 2110212055

Hệ : Cao đẳng Khóa: 2012 – 2015

Chuyên ngành : Điều dưỡng đa khoa

Địa điểm thực tập : Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nội – Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn Thời gian thực tập : Từ 29/6/2015 đến 4/9/2015

A BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHỮNG NỘI DUNG THEO CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

I Giới thiệu sơ lược cơ sở thực tập

Bệnh viện Xanh Pôn trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội địa chỉ số 12 Chu Văn An phườngĐiện Biên quận Ba Đình – Hà Nội

Bệnh viện được xây dựng từ năm 1911 Trước đây có 50 giường bệnh chủ yếu phục

vụ cho người Pháp và người Việt Nam giàu có, lúc đầu là bệnh viện đa khoa, đến năm

1930 bệnh viện có tên chính thức là Bệnh viện Ngoại Khoa Xanh Pôn Trước năm 1954,bệnh viện là cơ sở ngoại khoa đầu tiên của Hà Nội, làm việc tại bệnh viện là nhân viên y

tế thuộc Tổng đại diện Pháp và các bà sơ người Pháp Ngày 26/8/1970, Sở Y Tế Hà Nội

có Quyết định số 1093/YT-TC “ về tổ chức 4 bệnh viện đa khoa khu vực nội thành” trong

đó Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn được thành lập trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị gồm :

- Bệnh viện Ngoại khoa Xanh Pôn

- Bệnh viện B Nhi khoa

- Bệnh viện Khu phố Ba Đình

- Phòng khám phụ khoa Hà Nội

Nhiệm vụ chủ yếu của bệnh viện : chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên và nhân dânkhu phố Ba Đình; đầu ngành của thành phố về ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa Riêngkhoa Xương – Bỏng tiếp nhận bệnh nhân toàn miền Bắc Bệnh viện là cơ sở thực tập chohọc sinh, sinh viên; khám và điệu trị bệnh cho người nước ngoài Suốt chặng đường xâydựng và trưởng thành, vượt qua mọi khó khăn thử thách, Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

đã có những tiến bộ vượt bậc về trình độ chuyên môn trong công tác khám chữa bệnh, làđịa chỉ tin cậy của nhân dân thủ đô Hiện tại, bệnh viện có 570 giường bệnh, trong đóKhối Nhi: 162 giường, Khối Ngoại: 265 giường, Khối Nội và Y học Dân tộc: 143giường Bệnh viện còn có các phòng khám chuyên khoa: Ngoại, Nhi, Nội, Sản Phụ Khoa,Đông Y, Tai – Mũi – Họng, Mắt, Răng – Hàm – Mặt, Da Liễu

Để có được hình ảnh tốt và chất lượng khám chữa bệnh uy tín như hiện nay thì khôngthể thiếu được công lao của ban lãnh đạo bệnh viện bao gồm:

Trang 5

1 Giám đốc : ThS Nguyễn Đình Hưng

2 Phó Giám đốc : TS Bùi Văn Giang

: BSCKII Phùng Nhã Hạnh

II Khoa thực tập – Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nội

1 Chức năng, nhiệm vụ của khoa

Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nội nằm tại tầng 1 nhà C1.Khoa được thành lập ngày28/4/1995 Đây là một trong các khoa lâm sàng của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn có chứcnăng và nhiệm vụ: giải quyết các cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh tuyến trướcchuyển về, người bệnh nặng tại các khoa Nội trong bệnh viện, tiếp nhận tất cả các trườnghợp bệnh để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh Nội trú, Ngoại trú các bệnh Nội khoa Thamgia giảng dạy và là cơ sở thực hành lâm sàng cho học sinh, sinh viên trường Đại học Y

Hà Nội, trường Cao đẳng Y Tế Hà Nội, trường Đại học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương.Ngoài ra còn có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về y học, phòng bệnh tuyên truyền giáodục sức khỏe cho cộng đồng, phối hợp với các cơ sở y tế, các khoa dự phòng thườngxuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh

2 Cơ cấu tổ chức

 Trưởng khoa: ThS – Bác sĩ Nguyễn Thị Bảo Liên

 Điều dưỡng trưởng: CN Đặng Thanh Hằng

Nhân lực của khoa có 31 nhân viên trong đó:

 Bác sĩ: 8 người

 Điều dưỡng: 18 người

 Hộ lý: 5 ngườiKhoa Hồi Sức Cấp Cứu Nội có tất cả 30 giưởng bệnh trong đó bao gồm:

 1 phòng cấp cứu: 10 giường bệnh

 1 phòng hồi sức tích cực: 7 giường bệnh

 1 phòng cách ly: 2 giường bệnh

 3 phòng điều trị theo yêu cầu: 6 giường

3 Cơ sở vật chất tại khoa

Trang thiết bị tại khoa:

 Máy chụp X quang tại giường: 01

4 Lưu lượng bệnh nhân

Trung bình số bệnh nhân nằm điều trị tại khoa hàng tháng là 80 – 95 bệnh nhân tùytheo biến đổi thời tiết Hiện tại khoa điều trị Nội trú cho khoảng 20- 25 bệnh nhân/ngày

Trang 6

Trung bình số bệnh nhân vào viện hàng ngày là từ 4 – 5 bệnh nhân có khi 6 – 7 bệnhnhân/ngày.

5 Mô hình bệnh tật của khoa

Các mặt bệnh Nội khoa chủ yếu như: suy tim, viêm phổi, suy hô hấp, sốc phản vệ, cácbệnh về gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, taibiến mạch máu não, COPD…

6 Mô hình chăm sóc và điều dưỡng tại khoa

Mô hình chăm sóc mà khoa áp dụng là mô hình phân công theo đơn nguyên Mỗi đơnnguyên được phụ trách và chăm sóc toàn diện cho một số bệnh nhân nhất định theo sựphân công của điều dưỡng trưởng Khoa có 6 buồng bệnh được chia làm 3 đơn nguyên:

Đơn nguyên cấp cứu: Gồm 2 buồng bệnh (buồng cấp cứu và buồng cách ly)

với 12 giường bệnh, chủ yếu sắp xếp các bệnh nhân nặng, mới vào khoa cầnđược theo dõi bằng máy monitor, bệnh nhân nặng cần cấp cứu chuyển từ tuyếndưới lên hoặc từ các khoa Nội khác của bệnh viện chuyển xuống, bệnh nhânđặt nội khí quản, sonde dạ dày hay bệnh nhân có diễn biến phức tạp cần theodõi sát sao, chăm sóc cấp 1

Đơn nguyên hồi sức tích cực: Gồm 1 buồng bệnh (buồng hồi sức tích cực)

với 7 giường bệnh chủ yếu sắp xếp các bệnh nhân đã dần ổn định, chăm sóccấp 2, bệnh nhân có tình trạng nhẹ hơn so với bệnh nhân cấp cứu

Đơn nguyên dịch vụ: Gồm 3 buồng bệnh (buồng tự nguyện) với 6 giường

bệnh chủ yếu sắp xếp các bệnh nhân đã ổn định, theo dõi không thường xuyên,bệnh nhân được nằm điều trị tại phòng theo yêu cầu của gia đình

Ngoài 3 đơn nguyên, khoa còn có:

 1 phòng giao ban khoa

 1 phòng để các trang thiết bị máy móc của khoa như: Máy monitoring, máythở, máy truyền dịch…

 1 phòng hành chính

 2 phòng dành cho bác sĩ

 1 phòng làm việc của điều dưỡng trưởng khoa

 1 phòng dành cho nhân viên

 1 phòng cọ rửa dụng cụ

7 Nhiệm vụ của điều dưỡng trong khoa

7.1 Điều dưỡng trưởng khoa

 Phân công điều dưỡng, hộ lý phù hợp với yêu cầu công việc của khoa

 Giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn Kiểm soát công tácphòng chống nhiễm khuẩn

 Quản lý nhân lực, theo dõi, tổng kết ngày công lao động hàng tháng

Quản lý, dự trù, lĩnh vật tư tiêu hao và tài sản trong khoa.

 Lập kết hoạch, bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung các trang thiết bị y tế

Trang 7

 Tham gia đón tiếp và chăm sóc người bệnh khi cần thiết

 Là thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa

 Tham gia công tác đào tạo, quản lý học viên, học sinh, sinh viên tại khoa

 Định kỳ sơ kết, tổng kết hoạt động điều dưỡng trong khoa

 Báo cáo nhân lực, số liệu người bệnh hàng ngày

 Tham gia công tác với phòng điều dưỡng (khi được phân công)

7.2 Điều dưỡng hành chính

7.2.1 Điều dưỡng hành chính 1

 Nhận bàn giao thuốc trực hàng ngày, vệ sinh tủ thuốc hàng tuần

 Đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, thuốc còn nguyên vẹn, còn date

 Nhập số liệu thuốc và lĩnh thuốc tại khoa dược hàng ngày

 Nhập số liệu vật tư tiêu hao, viện phí của bệnh nhân hàng ngày

 Tra sổ thực hiện y lệnh và chia thuốc, vật tư tiêu hao về các đơnnguyên

 Kiểm soát số lượng bệnh nhân còn nằm trong khoa

 Tham gia trực khi cần

 Thực hiện công việc của điều dưỡng trưởng khi điều dưỡngtrưởng vắng mặt

 Khi hành chính 2 vắng mặt sẽ thay thế giải quyết các công việchành chính

 Thực hiện nhiệm vụ khác khi điều dưỡng trưởng phân công

7.2.2 Điều dưỡng hành chính 2

 Quản lý hồ sơ bệnh án trong khoa

 Viết phiếu, lĩnh giấy tờ sổ sách hành chính

 Hoàn thiện bệnh án ra viện, chuyển khoa chuyển viện

 Làm đầy đủ thủ tục chuyển viện cho bệnh nhân

 Làm thủ tục hủy bệnh án cho bệnh nhân

 Tham gia trực khi cần

 Thực hiện công việc của điểu dưỡng trưởng khi điều dưỡngtrưởng vắng mặt

 Khi hành chính 1 vắng mặt sẽ thay thế giải quyết các công việchành chính

 Thực hiện nhiệm vụ khác khi điều dưỡng trưởng phân công

7.3 Điều dưỡng buồng bệnh

 Nhận và bàn giao đầy đủ trang thiết bị y tế

 Đi buồng theo dõi bệnh nhân trong đơn nguyên

 Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, chăm sóc thuộc lĩnh vực của điềudưỡng

Sao chép y lệnh của bác sĩ vào sổ thực hiện y lệnh của đơn nguyên đầy đủ,

chính xác

 Ghi chép đầy đủ các diễn biến của người bệnh vào phiếu chăm sóc theođúng quy định

Trang 8

 Theo dõi và phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh vàbáo cáo với bác sĩ

 Tiếp đón bệnh nhân mới và phụ trách vận chuyển, bàn giao bệnh nhân lêntuyến trên hoặc khoa khác

 Xử lý dụng cụ sau khi thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo đúng quy trình

 Hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh

 Cùng tham gia đào tạo học sinh khi được điều dưỡng trưởng phân công

 Quản lý tài sản, trang thiết bị được phân công

 Tham gia trực

 Đưa bệnh nhân đi đăng ký bảo hiểm y tế

 Thường xuyên tự học, tự cập nhật kiến thức học tập nâng cao trình độchuyên môn

 Thực hiện nhiệm vụ khác khi điều dưỡng trưởng phân công

7.4 Điều dưỡng trực

 Nhận thuốc, dụng cụ, tài sản của tua trực trước bàn giao

 Nhận bàn giao y lệnh, bệnh nhân của tua trực trước

 Thực hiện các y lệnh được bàn giao

 Theo dõi phát hiện diễn biến bất thường đối với người bệnh nặng để kịpthời báo bác sĩ trực

 Không tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc làm thủ thuật khi chưa có ylệnh của bác sĩ

 Giải quyết các trường hợp bệnh nhân đến khám và cấp cứu

 Luôn có mặt tại vị trí trực, thường xuyên đi tua các buồng bệnh, theo dõibệnh nhân đặc biệt là buồng bệnh nhân nặng

 Không tự ý rời khỏi vị trí trực khi tua trực sau chưa đến

 Khẩn trương hoàn thành các thủ tục cho bệnh nhân chuyển viện chuyểnkhoa

 Mời hội chẩn nếu có

 Ghi chép nhận xét, diễn biến của bệnh nhân, cách xử trí vào phiếu chămsóc, theo dõi đúng phân cấp chăm sóc bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ

 Quản lí tủ thuốc, dụng cụ, tài sản của khoa phòng

 Phối hợp với bảo vệ trực quản lí an ninh trật tự khoa, phòng

 Ghi chép những thuốc đã dùng trong tua trực để làm phiếu lĩnh thuốc

 Ghi vào sổ báo cáo giao ban tất cả những gì xảy ra trong tua trực để báocáo giao bàn và bàn giao cho tua trực sau

 Dọn dẹp sạch sẽ lau rửa dụng cụ để bàn giao

7.5 Điều dưỡng buồng dụng cụ

 Nhận, kiểm tra hoạt động máy móc từ tua trước

 Hướng dẫn hộ lý khử trùng sơ bộ dụng cụ máy móc theo đúng quy trình

 Tháo, thay bình làm ẩm oxy, dây máy thở, bình làm ẩm máy thở trongbuồng bệnh

Xử lý, khử khuẩn một số dụng cụ, máy móc theo đúng quy trình

 Lắp ráp, kiểm tra lại các loại máy móc, đảm bảo sẵn sàng hoạt động

Trang 9

 Sửa chữa một số lỗi nhỏ, báo vật tư sửa chữa, bảo hành máy

 Báo cáo tình hình hoạt động của máy móc, trang thiết bị, dụng cụ cấp cứucho trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa

 Kiểm tra, sắp xếp xe cấp cứu, vali cấp cứu ngoại viện, các phương tiện cấpcứu, bình cứu hỏa đảm bảo hoạt động cấp cứu tốt

 Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công

7.6 Hộ lý

 Quản lý kho đồ vải

 Đổi quần áo cho bệnh nhân thường quy và đột xuất

 Giao và nhận đồ giặt của bệnh nhân hàng ngày

 Cho bệnh nhân mượn đồ khi vào viện và thu hồi tài sản khi bệnh nhân xuấtviện

 Phụ giúp điều dưỡng trưởng lĩnh văn phòng phẩm và giấy tờ hàng tháng

 Gửi dụng cụ hỏng đi sửa chữa và nhận lại

 Bảo quản tài sản được phân công

 Nhắc nhở trật tự vệ sinh trong buồng bệnh

 Vệ sinh tủ đầu giường, giường bệnh hàng tuần khi bệnh nhân ra viện

 Vệ sinh bô, xô, chậu

 Phụ giúp điều dưỡng vệ sinh người bệnh, cho bệnh nhân ăn

 Gửi dụng cụ hấp sấy

 Kết hợp cùng điều dưỡng tiếp đón, gửi xét nghiệm và đưa bệnh nhân đichiếu chụp

 Phụ giúp hành chính lĩnh thuốc

 Thực hiện nhiệm vụ khác khi được điều dưỡng trưởng phân công

B CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SINH VIÊN THỰC TẾ TỐT NGHIỆP

I Chức năng và nhiệm vụ của sinh viên

 Tìm hiểu và thực hành chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng tại khoa

 Thực hiện hiệu quả một số kỹ thuật chăm sóc người bệnh dưới sự phâncông hướng dẫn của điều dưỡng phụ trách

 Thực hiện đúng quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc ngườibệnh tại khoa

 Sử dụng đúng quy trình các phương tiện theo dõi và chăm sóc người bệnh

 Nhận biết một số vấn đề trong lĩnh vực quản lý điều dưỡng

 Luyện tập kỹ năng giao tiếp, truyền thông và giáo dục sức khỏe cho ngườibệnh và gia đình người bệnh

Về thực hiện đúng nội quy, quy định:

 Có mặt đúng và đủ thời gian quy định (giờ học, giờ trực), ý thức họcnghiêm túc tự giác

Thực hiện quy định về trang phục, các quy định chuyên môn, các quy định

về đảm bảo an toàn khi học tại khoa/bệnh viện

Trang 10

 Chấp hành sự phân công học tập của khoa, giảng viên, cán bộ quản lý.Đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập

 Chấp hành đúng, đủ quy định học tập: Ghi chép sổ học tập, thực hiện chỉtiêu tay nghề

 Làm báo cáo thu hoạch thực tập tốt nghiệp

 Tôn trọng cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và gia đình người bệnh

Công việc hàng ngày tại khoa

Buổi sáng

- 7h45’: có mặt tại khoa, thay trang phục và giao ban khoa

- 8h45’: đo dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân, chuẩn bị xe thay

băng, xe tiêm, mời người nhà ra khỏi khu vực buồng bệnh đểchuẩn bị làm chuyên môn

- 9h-11h30’: tiến hành các kỹ thuật thay băng, vệ sinh răng

miệng, vệ sinh chân catheter, vệ sinh sonde tiểu, thay băng ổloét, cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, thực hiện y lệnhthuốc, lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, hút đờm dãi, đưa bệnhnhân đi chiếu chụp…

Buổi chiều

- 14h: có mặt tại khoa chuẩn bị trang phục trước khi làm

- 14h15’- 16h: đo dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân, hút đờm

dãi, cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, thực hiện y lệnhthuốc, lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, hướng dẫn người bệnhlàm các thủ tục nhập viện hoặc xuất viện

- 16h15-17h: phân loại chất thải y tế đúng quy định, lau dọn, vệ

sinh xe tiêm, máy móc Thu dọn giấy tờ hành chính đúng quyđịnh

II Nội dung học tập

Kiến thức lý thuyết: Củng cố lại toàn bộ lý thuyết các môn chuyên ngành

đã được học tại trường, tổng hợp và bổ sung các kiến thức mới về các bệnhhọc Nội, Ngoại, Nhi, Truyền nhiễm… cũng như các kiến thức điều dưỡng

cơ bản

Kiến thức lâm sàng:

- Nhận biết, tiếp cận, bước đầu thực hành chức năng nhiệm vụ của

người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tại bệnh viện

- Thực hiện kỹ năng giao tiếp, giáo dục sức khỏe, tư vấn cho người

bệnh và gia đình người bệnh trong các tình huống thực tế

- Thực hiện hiệu quả các kỹ thuật chăm sóc các bệnh thông thường tại

các khoa Nội, Ngoại, Nhi, Truyền nhiễm và Hồi sức cấp cứu

- Nhận biết được một số loại thuốc thường dùng, sử dụng đúng quy

định dưới sự giám sát của điều dưỡng, đảm bảo an toàn cho ngườibệnh

Trang 11

- Thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn khi thực

hành chăm sóc người bệnh

- Sử dụng các phương tiện theo dõi và chăm sóc người bệnh tại khoa

lâm sàng

- Thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập, tôn trọng nhân viên y tế,

bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; hợp tác, đoàn kết trong nhómhọc tập, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

III Các kết quả đạt được qua đợt thực tế tốt nghiệp

1 Lý thuyết

- Được củng cố thêm kiến thức lý thuyết về Quản lý điều dưỡng: biết được rõhơn chức năng, nhiệm vụ, vai trò của điều dưỡng trong khoa, biết được môhình chăm sóc mà khoa áp dụng, những đặc điểm riêng của điều dưỡng Hồisức cấp cứu

- Hiểu và thực hiện đúng quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn khi thực hiệnchăm sóc người bệnh như: Dụng cụ, bông, gạc, thuốc sử dụng trong những

kỹ thuật vô khuẩn được tiệt khuẩn, dụng cụ sau khi dùng xong được khửkhuẩn, tiệt khuẩn bằng nhiệt đúng thời gian quy định, phân loại rác sinhhoạt và rác thải y tế đúng quy định, làm tốt công tác 5 thời điểm rửa tay

- Củng cố lại lý thuyết về quy trình thực hành tiêm truyền tĩnh mạch, truyềnmáu, hút đờm dãi, đặt sonde tiểu, sonde dạ dày, phụ giúp bác sĩ đặtcatheter…

- Các cách nhận định, thăm khám một số bệnh tại khoa

- Biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh tại khoa

- Sử dụng và bảo quản một số trang thiết bị máy móc chuyên dụng tại khoa

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư vấn, giáo dục sức khỏe, khai thác tiền sử,quá trình bệnh lý

2 Thực hành

Đã hoàn thành được phần lớn các nội dụng và chỉ tiêu tay nghề trong kỳthực tế tốt nghiệp như:

- Tiếp nhận, tư vấn, chăm sóc bệnh nhân vào viện, chuyển viện, ra viện

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở,…)

- Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân (răng, miệng, rửa mặt, ….)

- Giúp người bệnh ăn uống, cho người bệnh ăn qua sonde dạ dày

- Giúp người bệnh uống thuốc, theo dõi dùng thuốc

- Thử phản ứng thuốc

- Tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da, tiêm trong da, tiêm bắp

- Truyền máu cho bệnh nhân

- Thay băng rửa vết thương, vệ sinh chân catheter cho bệnh nhân, chăm sócbệnh nhân loét ép

- Đặt sonde dạ dày, hút dịch, rửa dạ dày

- Đặt thông tiểu nam nữ, thụt tháo cho bệnh nhân

Ngày đăng: 05/11/2015, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w