KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Lớp: K09 404 BMã số sinh viên: K09.404.0737
TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2013
Trang 2KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Lớp: K09 404 BMã số sinh viên: K09.404.0737
TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2013
Trang 5Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN NGỌC HUYHọ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ XUÂN QUỲNHMã số sinh viên: K09.404.0737
TTtháng nămNgàyNhiệm vụ được giao / Nội dung thựchiện / Những điểm lưu ýChữ ký củaGVHD
1
2
3
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản,chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại 3
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 5
1.2.1 Tổng quan về nguồn vốn 5
1.2.1.1 Khái niệm về nguồn vốn 5
1.2.1.2 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại 6
1.2.2 Khái niệm huy động vốn 7
1.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 7
1.2.4 Vai trò của hoạt động huy động vốn 8
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của NHTM 9
1.3.1 Nhân tố chủ quan 9
1.3.2 Nhân tố khách quan 10
1.4 Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHTM 11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TÂN BÌNH 13
2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 13
2.2 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình 16
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 17
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 2012 18
2.3 Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình 21
2.3.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn huy động 21
Trang 72.3.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo mục đích huy động 24
2.3.2.2 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động 26
2.3.2.3 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền 27
2.3.3 Chi phí huy động vốn 28
2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình 30
2.4.1 Những kết quả đạt được 30
2.4.2 Một số thuận lợi và khó khắn trong hoạt động huy động vốn 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TÂN BÌNH 33
3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn 33
3.1.1 Định hướng phát triển chung 33
3.1.2 Định hướng phát triển tại chi nhánh trong tương lai 34
3.2 Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn 35
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 8Bảng 2.1: Cơ cấu ở hữu của NH Sacombank năm 2013 15
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh NH Sacombank CN Tân Bình 2010-2012 20
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh NH Sacombank ( 2010 – 2012) 21
Bảng 2.4: Quy mô vốn huy động NH Sacombank Tân Bình 22
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo mục đích NH Sacombank CN Tân Bình 25
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn huy đông theo đối tượng NH Sacombank 26
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn theo loại tiền NH Sacombank CN Tân Bình 27
Bảng 2.8: Lãi suất tiền gửi trung bình NH Sacombank CN Tân Bình 29
Bảng 2.9: Chi phí huy động vốn NH Sacombank CN Tân Bình 29
Bảng 2.10: Dự báo tăng trưởng vốn huy động NH Sacombank CN Tân Bình 34
DANH MỤC ĐỒ THỊHình 2.1: Quy mô vốn huy động NH Sacombank CN Tân Bình 22
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động NH Sacombank CN Tân Bình 23
Hình 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo mục đích NH Sacombank CN Tân Bình 24
Hình 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng NH Sacombank CN Tân Bình 26
Hình 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền NH Sacombank CN Tân Bình 27
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Trang 9- Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.- CN Tân Bình Chi nhánh Tân Bình.
Trang 10MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập vớinền kinh tế thế giới, đời sống người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện Songsong đó là sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam để trở thànhnguồn cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế Thông qua việc đẩy mạnh hoạt độnghuy động vốn với tổng tiền gửi lên tới trên 100% GDP, đồng thời đẩy mạnh hoạt độngđầu tư vào hầu hết các lĩnh vực đang “nóng” tại thời điểm bấy giờ như: chứng khoán,bất động sản Mang về nguồn thu lợi nhuận mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ VND chongân hàng, kể cả khi nền kinh tế gặp khó khăn như những năm 2009 hay năm 2011
Tuy nhiên, chính sự “bùng nổ” trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn nhữngrủi ro và nguy cơ lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thốngngân hàng thương mại Biểu hiện ở tăng dư nợ tín dụng quá cao trong khi quy mô vốncòn hạn chế nên tính thanh khoản của một NHTM xuống thấp, thậm chí có những thờiđiểm mất tính thanh khoản, tăng khả năng mất vốn Nhận biết được điều đó, với vaitrò đầu tàu quản lý, ngân Hàng nhà nước Việt Nam có các biện pháp siết chặt quản lýthông qua việc ban hành các thông tư, nghị định, chính sách trong đó nhấn mạnh tầmquan trọng của nguồn vốn, đảm bảo an toàn vốn đối với ngân hàng Và sau hàng loạtnhững cải tổ, tái cấu trúc dù đang ở trong thời kì khó khăn nhất nhưng với chức năngchính là đi vay để cho vay thì đối với các ngân hàng hoạt động huy động vốn để đápứng như cầu sử dụng vốn cho nền kinh tế là rất quan trọng
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với kiến thức được học ở trường cùng vớikiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại ngânhàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Tân Bình – TPHCM nên em đã chọn đề
tài: “Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi
nhánh Tân Bình”, làm báo cáo thực tập
Trang 112.Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu, phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình
Từ đó đề xuất ý kiến, các giải pháp nhằm nâng cao, đẩy mạnh hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng trong tương lại
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín chi nhánh Tân Bình
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín chi nhánh Tân Bình thông qua báo cáo số liệu được ngân hàngcung cấp từ năm 2010 – 2012
4 Phương pháp nghiên cứu.
Báo cáo sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích định lượngtừ nguồn số liệu sơ cấp thể hiện qua bảng biểu, đồ thị Để đánh gia hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình. Sử dụng phương pháp suy luận logic, phân tích định tính, tham khảo các nguồn
tài liệu để đề xuất ý kiến, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độnghuy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình
5 Bố cục chính của báo cáo thực tập.
Nội dụng của báo cáo thực tập có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại. Chương 2: Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình. Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động
vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trang 121.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi hành ngày01/10/2004) do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành : “Ngân hàng thương mại làloại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt độngkinh doanh khác theo quy định của Luật này ” Với nội dung hoạt động là kinh doanhtiền tệ, nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng, cung ứng dịch vụthanh toán, và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản và vai trò của ngân hàng thương mại.
Các nghiệp vụ cơ bản bao gồm:
Hoạt đông huy động vốn:
Đây là nghiệp vụ tạo vốn, tạo cho NH có khả năng hoạt động và cạnh tranhtrên thị trường được Các nghiệp vụ huy động vốn của NH bao gồm:
- Nghiệp vụ huy động tiền gửi: là nghiệp vụ quan trọng nhất trong nghiệp vụ huy động
vốn của NH và cũng là đối tượng chủ yếu trong hoạt động quản lý tài sản nợ của NHbao gồm tiền gửi của các tổ chức cá nhân và tiền gửi dân cư
- Nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức phát hành các phiếu vay nợ: mục đích nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết như việc phát hành trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi cóthời hạn khác nhau
- Vay vồn từ NHNN, các tổ chức tín dụng khác là nhân tố quyết định việc tạo lập mới
vốn khả dụng cho NH, tạo điều kiện cho NH tăng khả năng sinh lời
Hoạt động tín dụng:
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặccam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụcho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và cácnghiệp vụ cấp tín dụng khác (Theo Luật các tổ chức tín dung 2010/ NHNN ban hành)
-Cho vay: hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhấtđịnh theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Nhằm đáp ứng nhu cầu
Trang 13vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống, và phục vụ các dự án đầu tư pháttriển sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và đời sống.
-Bão lãnh: NHTM được bão lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và khảnăng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh
-Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông
qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trảphát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hànghoá, cung ứng dịch vụ
-Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờcó giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác
-Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập
công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty chothuê tài chính thực hiện theo Nghị Định của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động chothuê tài chính
Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản:
Việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnhchi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụthanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng
Vai trò của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại làm "cầu nối" giữa người thừa vốn và người thiếu vốn vànó đã không chỉ đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn và những người thiếuvốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế Vì vậy với nền kinhtế, nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích quátrình luân chuyển vốn, thúc đấy sản xuất kinh doanh phát triển
Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán thông qua chức năng trung gianthanh toán Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro,giảm chi phí thanh toán cho khách hàng đồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinh doanhcủa khách hàng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng tăng Góp
Trang 14phần tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán Hơn nữa, nólại tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi củakhách hàng
Với vòng quay của vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh toán của ngânhàng Với chức năng tạo tiền, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phươngtiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Đẩymạnh phát triển thanh toán quốc tế
Và có thể nói ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tếcủa một quốc gia nói chúng, nền tài chính thế giới nói riêng
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Tổng quan về nguồn vốn.1.2.1.1 Khái niệm nguồn vốn.
“Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàngthương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện cácdịch vụ kinh doanh khác” Có thể nói đối với ngân hàng cũng như doanh nghiệp nguồn
vốn đóng vai trò nhưn nguồn máu nuôi dưỡng, đảm bảo cho các ngân hàng duy trì
hoạt động kinh doanh của mình Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh
lời, cũng như hạn chế các loại rủi ro trong hoạt động NHTM
1.2.2.1 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại
Vốn của NHTM gồm 2 loại cơ bản nếu phân chia theo hình thức sở hữu là vốnchủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn khác (vốn huy động từ bên ngoài) Trong đó:
Vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có của NHTM :- Khái niệm: Gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp
của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theoquy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Luật các TCTD 2010/NHNN) Chỉchiếm một phần nhỏ so với vốn nợ, do đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng là huyđộng để cho vay
- Vai trò: Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền khi có rủi ro, các
tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sở hữu Được sử dụng vào mục
Trang 15đích mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng;góp vốn liên doanh; cho các thành phần kinh tế vay và thực hiện các dịch vụ khác củangân hàng Các ngân hàng không được phép sử dụng nguồn vốn nào khác ngoài vốnđiều lệ để đầu tư vào các tài sản cố định của ngân hàng và hùn vốn liên doanh, điềuchỉnh hoạt động của ngân hàng dựa trên quy mô.
Vốn huy động:- Khái niệm: Vốn huy động của NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn
vốn của ngân hàng Và đây là loại vốn cơ bản để tài trợ cho hoạt đông kinh doanhchính: cấp tín dụng, bảo lãnh, (danh mục tài sản) của NHTM Vốn huy động được huyđộng từ các nguồn tiền gửi, vay và một số loại khác Với đặc điểm là chi phí sử dụngvốn lớn, mang tính cạnh tranh cao giữa các ngân hàng nên nó đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của NHTM
- Vai trò: Trên cơ sở vốn huy động tạo lập, ngân hàng sử dụng để cho vay, đầu tư vào
chứng khoán, mua sắm tài sản cố định, tiền gửi tại ngân hàng khác và phải được thựchiện dự trữ theo quy định để đảm bảo khả năng thanh toán Qui mô, cơ cấu của cácnhóm tài sản này được xác định một phần căn cứ vào qui mô, cơ cấu vốn huy động
Ngoài ra, qui mô và kết cấu của vốn huy động cũng ảnh hưởng rất lớn đến sựan nguy hoạt động của NHTM Sự không phù hợp giữa việc huy động vốn từ bênngoài và việc sử dụng vốn về thời hạn, độ nhạy cảm với lãi suất, qui mô các loại tiềncó thể dẫn tới các rủi ro về thanh toán, lãi suất, tỷ giá mà ngân hàng phải gánh chịu
Vốn vay:- Khái niệm: Là nguồn vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của
mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường Với 2 nguồn vay chính làvay ngân hàng nhà nước và vốn vay từ các NHTM, các tổ chức tín dung khác.
- Vai trò: Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các NHTM để họ có thể tiếp tục cho vay
đối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức làm gia tăng khối lượng tín dụng cung cấpcho nền kinh tế Khôi phục khả năng tri trả, đáp ứng kịp thời, linh hoạt trong thanhtoán, cũng như cân đối nguồn vốn, đảm bảo ổn định toàn hệ thống ngân hàng
Vốn khác: Bao gồm các nguồn vốn tài trợ của Chính phủ, của tổ chức tài chính
kinh tế, theo chương trình hoạt động Và nguồn vốn được hình thành trong quá trìnhhoạt động của ngân hàng như: trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp (tiền gửi của các
Trang 16ngân hàng khác để nhờ thanh toán hộ), trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng(tiền gửi của khách hàng để đảm bảo thanh toán trong phương thức thanh toán tíndụng chứng từ - L/C).
Tóm lại, qua những vấn đề được đề cập ở trên thì rõ ràng nguồn vốn huy độngcó vai trò quan trọng quyết định sự sống còn của một ngân hàng đặc biệt là vốn huyđộng Để có được vốn huy động thì hoạt động huy động vốn từ bên ngoài lại càng cóvai trò hết sức quan trọng Sau đây là những vấn đề cơ bản về hoạt động huy độngvốn của các ngân hàng thương mại
1.2.2 Khái niệm huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là một trong những hình thức chủ yếu và quan trọngnhất của NHTM Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiệncác hoạt động cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng
1.2.3 Các hình thức huy động vốn.
Phân loại theo đối tượng:
- Tiền gửi cá nhân- Tiền gửi của các doanh nghiệp- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác hoặc ngân hàng nhà nước
Phân loại theo mục đích huy động:- Tiền gửi thanh toán: Là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho
khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi Đây là loại tiền gửi dùng để thanh toánqua ngân hàng, theo đó ngân hàng thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản củađơn vị trả sang tài khoản đơn vị thụ hưởng Tuy nhiên, do tài khoản tiền gửi là loại tàikhoản không kỳ hạn, nên ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửinày Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường ngân hàng trả lãi suất thấp, hoặcthậm chí không trả lãi cho khách hàng
- Tiền gửi tiết kiệm bao gồm 2 loại:+ Tiết kiệm có kỳ hạn: là loại sản phẩm dành cho khách hàng có nhu cầu gửi tiền vìmục tiêu an toàn và sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.Mục tiêu quan trọng của họ là khi lựa chọn hình thức này là lợi tức có được theo địnhkì Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này.
Trang 17+ Tiết kiệm không có kỳ hạn: là hình thức huy động dành cho đối tượng khách hàng
có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng với mục tiêu an toàn là quan trọngnhất và kế đó là sinh lời nhưng không thiết lập được kê hoạch sử dụng tiền gửi trongtương lailoại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cử lúc nào nên ngân hàng luônphải đảm bảo quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng Dovậy, ngân hàng thường trả lãi rất thấp
- Phát hành các giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức phát hành
để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạnnhất định, theo điều khoản trả lãi và các khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng vàngười mua
+ Huy động vốn ngắn hạn: để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể
phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn( dưới 12 tháng) bao gồm kỳ phiếu, tín phiếu,các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn
+ Huy động vốn trung và dài hạn: muốn huy động vốn trung và dài hạn (3 năm, 5
năm hay 10 năm) các ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu
Phân loại theo loại tiền:
- Huy động vốn bằng đồng nội tệ ( Việt Nam đồng- VND)- Huy động vốn bằng ngoại tệ
1.2.4.Vai trò của hoạt động huy động vốn.
Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàngnhưng nó là nghiệpvụ rất quan trọng, không có nghiệp vụ huy động vốn xem nhưkhông có hoạt động của NHTM Giúp tạo thành nguồn vốn cung cấp cho các nghiệpvụ sinh lời của Ngân Hàng như cấp tín dụng, đầu tư, dùng làm phương tiện thanhtoán…
Mặt khác thông qua huy động vốn NHTM có thể đo lường được sự tín nhiệmcủa khách hàng đối với ngân hàng Từ đó, ngân hàng sẽ có các biện pháp khôngngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với kháchhàng
Ngân hàng Thương mại khi huy động vốn còn đóng vai trò quan trọng trong việcthực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Chẳng hạn trong điều kiện nềnkinh tế đang có lạm phát hoặc giảm phát thì Ngân hàng với công cụ hữu hiệu là lãi
Trang 18suất huy động tiền gửi hợp lý sẽ là một trong những biện pháp tích cực để điều tiếtlượng tiền mặt lưu thông
Hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng màcòn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp chokhách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi Cung cấpcho khách hàng nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Ngoài ra, huyđộng vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng,đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cầncó vốn sản xuất, kinh doanh hoặc cần cho tiêu dùng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thươngmại.
1.3.1 Nhân tố chủ quan.
Lãi suất:
Lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay và huyđộng vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả kinh doanh, tínhtoán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào
Lãi suất là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi gắn liền với sự thay đổicủa quan hệ cung cầu về vốn Chính vì vậy, NHTM trong quá trình hoạt động có sựtheo dõi sát xao sự biến động đó để có những biện pháp ứng phó kịp thời nhằm ổnđịnh tình hình kinh doanh
Trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng:
Tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng có sự canh tranh mạnh mẽkhông những giữa các ngân hàng thương mại trong nước, và trong tiến trình hội nhậpnền kinh tế thế giới Vì vậy công nghệ ngân hàng cũng là một phần thiết yếu quyếtđịnh sự thành công hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của NHTM Nếu muốncạnh tranh trên thị trưởng huy động thì các ngân hàng không ngừng nâng cao côngnghệ, trang thiết bị tiên tiến Bởi lẽ các dịch vụ ngân hàng sẽ không được đa dạng, đổimới trừ khi ngân hàng áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến thì chất lượngphục vụ thõa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn Như vậy hoạt động huy động sẽđạt hiệu quả cao hơn
Trang 19 Chiến lược marketing, đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng.
Thông qua công tác marketing ngân hàng cần phải đưa ra các hình thức huyđộng vốn với thời hạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể đểđáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lượng, cũng như đadạng hóa chủng loại các sản phẩm của ngân hàng
Không những thế, marketing ngân hàng còn phải biết kích thích các nhu cầu củakhách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để không ngừng mở rộng thêm cáckhách hàng mới, ngày càng thu hút được nguồn vốn huy động đạt hiệu quả cao hơn
Tổ chức nhân sự.
Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ bán hàng trực tiếp thì việc phải tiếp xúcnhiều với khách hàng là điều hiển nhiên Và với một ngân hàng ngoài các nhân tốkhác còn có một nhân tố không thể thiếu đó là nhân tố con người Bởi lẽ, trang thiết bịhiện đại, công nghệ tiên tiến cùng với một đội ngũ cán bộ nhân viên thân thiện, lịch sựcó trình độ chuyên môn cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàng nhiều hơn Đồngthời tạo sự cạnh tranh với các đối thủ từ đó công tác huy động vốn sẽ được nâng caohơn cả về quy mô cũng như chất lượng
1.3.2 Nhân tố khách quan
Tình hình kinh tế - xã hội.
Yếu tố này ảnh hưởng đến việc huy động vốn và khơi thông nguồn vốn của cảnền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM Trong một nền kinh tế phát triển thìnguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng càng nhiều, nguồn vốn huy độngcũng tăng theo
Lạm phát, thu nhập của người dân cũng là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớnđến công tác huy động vốn của ngân hàng Lạm phát cao hoặc biến động có thể làmtrượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác có tínhổn định hơn về giá trị Và ở những nơi có thu nhập cao, đông dân cư xu lượng vốnhuy động được cũng đạt giá trị lớn Nhìn chung có thể thấy được các ngân hàng hiệnnay cũng nhận biết rõ điều đó, cố gắng thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của tìnhhình kinh tế xã hội
Môi trường pháp lý và chính sách kinh tế vĩ mô.
Trang 20Yếu tố này ảnh hưởng đến chủ trương, phương hướng trong hoạt động huy độngvốn cũng như các hoạt động khác của NHTM NHTM xây dựng các chiến lược kinhdoanh cho riêng mình phải dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩmô của Nhà nước như: chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất… NHNN điều hànhchính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thịtrường, phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì mới tạo điều kiện thúcđẩy các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng.
1.3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Quy mô vốn huy động: chỉ số được tính bằng tỷ trọng của tổng vốn huy động
so với tổng nguồn vốn của ngân hàng Chỉ số trên cho biết được nguồn vốn từ hoạt
động huy động đóng góp như thế nào vào nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu vốn huy động: đây là chỉ số được đo lường bằng tỷ trọng các nguồn
huy động vốn so với tổng vốn huy động Nó cho thấy cơ cấu vốn của ngân hàng từ đóthấy được chính sách, hiệu quả của vốn được huy động tại ngân hàng đó
Được tính theo phân loại như sau:- Cơ cấu vốn theo đối tượng gồm: doanh nghiệp, cá nhân.- Cơ cấu vốn theo mục đích gồm: Tiền gửi thanh toán, tiết kiệm có kỳ han và tiếtkiệm không kỳ hạn
- Cơ cấu vốn theo loại tiền gồm: tiền gửi bằng USD, VND, ngoại tệ khác.Tỷ lệ giữa tổng Vốn huy động/ Tổng doanh số cho vay: chỉ tiêu này nhằm
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động
huy động vốn qua các năm, qua đó đánh giá khả năng, các chính sách, chiến lược huyđộng vốn của ngân hàng Và cũng phần nào thể hiện được ảnh hưởng của biến độngthị trường đến tâm lý của người gửi Chỉ số này càng tăng chứng tỏ hoạt đông huyđộng vốn của ngân hàng có hiệu quả
Chi phí vốn huy động: Để huy động được nguồn vốn hoạt động cho ngân
hàng, ngân hàng phải trả mức chi phí của việc huy động đó là chi phí trả lãi để huy
động vốn Như: trả lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất có kỳ hạn…Lãi suất áp
dụng với VND, USD, EUR,…lãi suất áp dụng đối với cá nhân và doanh nghiệp Từ
Trang 21đó có thể thấy mối liện quan giữa lãi suất và chi phí, chi phí huy động càng cao cũngcho thấy lãi suất huy động vốn càng lớn, lãi suất huy động lại quyết định rất lớn tớiquy mô của nguồn vốn huy động Phán ảnh thực tế tác động của thị trường tới nguồnvốn huy động của ngân hàng.
Công thức tính:
- Chi phí huy động vốn bình quân:
Tổng lãi phải trả + Chi phí có liên quan để huy động vốn.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH TÂN BÌNH.2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Trang 22- Tên tổ chức : NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- Tên GDQT : SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK- Tên viết tắt : SACOMBANK
- Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM- Điện thoại : (84-8) 39 320 420
- Fax : (84-8) 39 320 424
- Vốn điều lệ : 10.740.000.000.000 đồng ( Tính đến tháng 3/ 2013)- Tổng tài sản : 151.281.538.000.000 đồng ( Tính đến 31/12/2012)- Tổng dư nợ : 96.334.000.000.000 đồng ( Tính đến 31/12/2012)- Tổng nguồn vốn huy động : 107.746.000.000.000 đồng (năm 2012)- Giấy phép thành lâp : Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM- Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà Nước- Giấy CNĐKKD : 059002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp (đăng ký lần
đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 29 ngày 20/8/2008)- Tài khoản : Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh TP.HCM- Mã số thuế : 0301103908
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương Tín viết tắt là Ngân hàng Sacombank chínhthức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank ra đờitrong giai đoạn khó khăn của đất nước trên cơ sở sát nhập và chuyển thể của Ngânhàng kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng gồm Thành Công, Lữ Gia, Tân Bình;với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện một số hoạt độngngân hàng khác Vốn điều lệ ban đầu của Sacombank là 3 tỷ đồng và hoạt động chủyếu tại vùng ven TP.HCM
Là một trong số ít ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập sớm nhất tạiTP.HCM, trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và dễ biến động, Sacombankđã kiên trì khắc phục những tồn tại cũ, từng bước củng cố hoàn thiện, không ngừngđổi mới để phát triển và hôm ngay được đánh giá là một trong số các ngân hàngTMCP có doanh số hoạt động cao ở TP.HCM
Trang 23Nhìn lại chặng đường sau hơn 20 năm hoạt động phấn đấu đầy gian khổ với bao
khó khăn, thử thách, Sacombank luôn tự hào với những thành quả đạt được và lấy đólàm nền tảng để hoạch định những mục tiêu cần phải đạt được trong thời gian tới Làmột ngân hàng tiên phong, Sacombank đang tận dụng công nghệ và các kênh phânphối dịch vụ hiện đại làm lợi thế cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu khách hàng Sự kiệnSacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCMngày 12/7/2006 đánh dấu một bước ngoặc mới quan trọng về sự phát triển của thịtrường tài chính Việt Nam Sacombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam niêm yếtcổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Nhìn lại chặng đường 20 năm đã đi qua, bên cạnh những thành công trên đôi lúcSacombank còn gặp phải những khó khăn thử thách dường như không thể đứng vữngnhưng với quyết tâm, tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên và sự chỉ đạokịp thời cùng với những chủ trương chính sách sáng suốt của Ban lãnh đạoSacombank đã lần lượt thành lập các công ty trực thuộc và công ty liên doanh hoạtđộng trong các lĩnh vực quản lý tài sản, chuyển tiền kiều hối, cho thuê tài chính,chứng khoán, đầu tư và quản lý quỹ Ngân hàng cũng đã khai trương chiến lược pháttriển các dịch vụ ngân hàng phục vụ hoạt động giao dịch biên mậu Sacombank đãthành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc và năm 2008 vừa qua ngân hàng đã mởchi nhánh tại Lào và năm 2009 mở chi nhánh ở Campuchia
Bên cạnh đó với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung năng động nhiệt tình, mangtính chuyên nghiệp cao và luôn được bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp cũngnhư kỹ năng phục vụ khách hàng Và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiều kinh nghiệmtrong điều hành và quản trị đã đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách linh hoạt vàđúng đắn đưa Sacombank từ một ngân hàng có xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ,vốn điều lệ ban đầu là 03 tỷ đông; đến nay con số này đã đạt đến 10,740 tỷ đồng
Từ 100 cán bộ nhân viên ban đầu đến nay Sacombank tự hào có được đội ngũ kếthừa hùng hậu gần 10.000 con người đầy năng lực và nhiệt huyết Và hiện naySacombank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với mạng lướihoạt động gồm 419 điểm giao dịch toàn khu vực Đông Dương, thiết lập mối quan hệvới 14.721 đại lý thuộc 811 ngân hàng tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới(tính đến thời điểm Quý 4/2012) Với cơ cấu sở hữu như sau:
Trang 24Bảng 2.1: Cơ cấu sở hữu của ngân hàng Sacombank ( tháng 3/2013)
Đơn vị: VNĐ
Cơ cấu cổ đông
Số lượngcổ đôngVốn điều lệ (VND)
Tỷ lệ %/Vốn điều
( Nguồn: Website: Sacombank.com.vn)
Trong giai đoạn sắp tới 2013, dù đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức, bộmáy hoạt đông cũng như tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay Sacombank vẫn giữvững mục tiêu phát triển của mình với phương châm : “AN TOÀN là mục tiêu ưu tiênhàng đầu, đồng thời coi trọng mục tiêu HIỆU QUẢ, ỔN ĐỊNH và TĂNG TRƯỞNGBỀN VỮNG “ Thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, kỳ vọng vào cơ hội kinh doanhtốt hơn để tăng vốn điều lệ, tăng chỉ tiêu dự nợ, tổng tài sản trong năm nay
2.2 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh TânBình
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Sacombank chi nhánh Tân bình được thành lập vào năm 1992 từ hợp tác xã tíndụng Tân Bình, trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt
Trang 25động tài chính gặp nhiều khó khắn, với cơ cấu tổ chức đơn giản, sự nỗ lực hết mình,trong thời gian qua Sacombank chi nhánh Tân Bình từng bước vươn lên và đã đạtđược những kết quả đáng ghi nhận đóng góp vào sự phát triển chung của đại gia đìnhSacombank
Hiện nay chi nhánh Tân Bình đặt tại địa chỉ 224 Lê Văn Sỹ, Phường 1, QuậnTân Bình, TP.HCM Và là 1 trong 6 chi nhánh cấp 1với nhiệm vụ là kinh doanh, chịutrách nhiệm quản lý chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch trực thuộc góp phần tạonên sự hoạt động nhịp nhàng trong hệ thống Sacombank
Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh bao gồm: PGD Bàu Cát, PGD CộngHòa, PGD Lăng Cha Cả, PGD Lạc Hồng, PDG E-Tower, PGD Ông Tạ, PGD ThanhBình, PGĐ Bà Queo, PGD Lữ Gia
Đến nay ngoài chi nhánh chính, Sacombank chi nhánh Tân Bình đã có 09 phòng
giao dịch trực thuộc, với hơn 200 nhân viên giàu kinh nghiệm, có kiến thức trình độchuyên môn, có trách nhiệm cao trong công việc qua đó đã gớp phần đáng kể cho sựphát triển của Sacombank
2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Sau những biến cố trong năm 2012 về ban quản trị, ban điều hành, Sacombanknói chung đã có sự cải tổ về cơ cấu bộ máy quản lý để nhằm hoàn thiện hơn cơ chếquản trị Cũng như có những thay đổi về mặt nhân sự sao cho phù hợp hơn với tìnhhình phát triển mới Dưới sự điều hành của Ban giám đốc chi nhánh thì sẽ có 3 phógiám đốc phụ trách 3 mảng chính là kinh doanh, phòng giao dịch, ngân quỹ.
Ở cấp chi nhánh chúng ta có thể thấy được sự thay đổi đó qua sơ đồ bộ máy tổchức nhân sự mới theo sơ đồ dưới đây như sau
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PGĐ CHI NHÁNH
PGĐ CHI NHÁNH
PGĐ CHI NHÁNH
9 PHÒNG GIAO