Cơ cấu vốn huy động theo mục đích huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sacombank chi nhánh tân bình (Trang 31 - 35)

+ Tiền gửi không kỳ hạn ( Tiền gửi thanh toán ). + Tiền gửi tiết kiệm.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: đây là sản phẩm giống với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm nhưng không thay vì khách hàng nhận sổ khi làm thủ tục thì sẽ được cấp giấy xác nhận gửi tiền

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn theo mục đích huy động

Đơn vị: Tỷ đồng/ %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số Dư TT(%) Số Dư TT(%) Số Dư TT (%)

Tiền gửi không kỳ hạn 442 31 613 30 852 36

Tiền gửi tiết kiệm 484 33 780 38 944 39

Tiền gửi có kỳ hạn 198 14 379 18 383 16

Vốn huy động 1449 100 2057 100 2292 100

( Nguồn số liệu: Bộ phận kế toán – ngân quỹ Sacombank Tân Bình)

Đơn vị: tỷ đồng.

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo mục đích huy động.

Nhìn vào những số liệu thống kê trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm này vẫn duy trì ở mức ổn định, riêng tiền gửi có kỳ hạn giảm nhẹ so với năm 2011. Trong các sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trong trên 30 % trong cơ cấu vốn huy động. Vì đối với các người dân tiền gửi tiết kiệm là sản phẩm truyền thống, người dân có xu hướng thích sản phẩm này hơn so với sản phẩm mới là tiền gửi có kỳ hạn. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, đây chính là tiền gửi thanh toán, chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán, tiêu dùng của người dân đặc biệt là

các doanh nghiệp có mối liên hệ với ngân hàng, thường để ở dạng tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiết kiệm có kỳ hạn ngăn dưới.

2.3.2.2 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng;

Gồm 2 đối tượng chính: cá nhân và doanh nghiệp, thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ dưới đây:

Bảng 2.6. Các đối tượng huy động vốn(Đơn vị: tỷ đồng)

Khoản mục 2010 2011 2012

Doanh nghiệp 497 312 283

Cá nhân 627 1460 1896

TT DN/cá nhân (%) 79 21 15

(Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán- hành NH Sacomabank Tân Bình)

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng.

Nhìn chung trong cơ cấu vốn huy động, lượng tiền huy động chủ yếu của chi nhánh tập trung ở đối tượng khách hàng cá nhân là chủ yếu và chiếm tỷ lệ gần 70% tổng vốn huy động. Vì đây là phân khúc khách hàng chủ yếu có lượng tiền nhàn rỗi và có nhu cầu tiền gửi cao, ổn định. Có thể thấy, lợi thế của chi nhánh trong việc huy động vốn từ các cá nhân tại địa phương, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, những người lớn ở độ tuổi trên trung niên và trung niên nhiều. Do đó lượng tiền huy động được cũng tăng đều qua năm 2011 đạt 1460 tỷ đồng tăng 133 % so với 2010. Và năm 2012 đạt 1896 tỷ đồng tăng 29,7 % so với năm 2011 do kinh tế khó khăn, lãi suất hạ, vàng tăng giá...

Ngược lại, đối tượng khách hàng doanh nghiệp giảm nhẹ qua các năm, đạt mức cao nhất ở năm 2010 đạt 497 tỷ đồng, và năm 2011 giảm 37, 22 %, năm 2012 giảm 9,29 % so với 2011. Do nền kinh tế biến động và suy thoái, làm anh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh ở các doanh nghiệp, và chủ yếu đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vốn xoay vòng nên tiền gửi

thường không cao. Chính những điều này làm cho nguồn huy động là doanh nghiệp giảm liên tục trong 2 năm 2011, 2012, chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với khách hàng cá nhân.

2.3.2.3 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền:bao gồm USD, VND và các loại ngoại tệ khác.

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2010 2011 2012 VND 871 60 % 1173 57 % 1215 53 % USD 467 32 % 598 29 % 898 39 % Khác 111 8 % 286 14 % 179 8 % Tổng 1449 100 % 2057 100 % 2292 100 % Đơn vị: tỷ đồng.

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tăng huy động vốn theo loại tiền

Theo như bảng số liệu cho thấy tiền VND chiếm tỷ lệ lớn trên 50 % trong các năm và có tốc độ tăng trưởng khá . Năm 2010 VND là 871 tỷ đồng; năm 2011 là 1173 tỷ đồng ( tăng 34.67% so với năm 2010) và năm 2012 là 1315 tỷ đồng ( tăng 12.11% so với năm 2011). Tuy tốc độ tăng trưởng năm 2012 giảm 22.56% so với tốc độ tăng trưởng năm 2011 do những khó khăn chung của nền kinh tế và của toàn hệ thống ngân hàng. Nhưng nhìn chung tăng trưởng huy động VND vẫn tăng đều. Đây là một điều đáng mừng trong điều kiện hiện này khi nền kinh tế suy thoái, VND ngày càng mất giá.

Trong khi nguồn huy động bằng ngoại tệ bằng USD trong các năm đều có dấu hiệu tăng trưởng tương đổi ổn định và chiếm gần 40 % cơ cấu vốn huy động đó là tin tốt cho ngân hàng . Điều này giúp Sacombank – chi nhánh Tân Bình đáp ứng được nhu cầu về USD ngày càng cao của người dân, giúp các hoạt động tài trợ xuất, nhập khẩu diễn ra thuận lợi hơn.

=> Thông qua phân tích cơ cấu vốn huy động theo đối tượng, mục đích huy động, loại tiền ta cũng thấy rõ được tốc độ tăng trưởng vốn huy động theo từng cách phân loại. Nhìn chung các nhân tố nguồn hình thành vốn huy động đều có sự tăng

trưởng ổn định, và có đóng góp môt tỷ lệ nhất định vào sự tăng trưởng chung của hoạt động huy động vốn.

Vậy để có được nguồn vốn huy động trên, chi nhánh đã phải tốn những khoản chi phí nào? , bao nhiêu?, những khoản chi phí chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tại chi nhánh là gì? Sau đây là phần phân tích về chi phí vốn huy động.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp sacombank chi nhánh tân bình (Trang 31 - 35)

w