Chỉ số sức muabán tương đối RSI Năm 1978 J. Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở thành một trong các chỉ số phổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Đây là một chỉ số thuộc nhóm các phương pháp tương quan phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một Cổ phiếu trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó. Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI. Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng n Gọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADoanh nghiệp = Tổng giá các phiên giảm n Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức RSI = 100 – 100 (1 + RS) (1) Trong đó RS = AIn A Doanh nghiệp là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động. Giá Chứng khoán trong 5 phiên đến ngày 18052007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã Chứng khoán Doanh nghiệp
Trang 1Các công cụ để phân tích kỹ thuật.
Chỉ số sức mua/bán tương đối RSI
Năm 1978 J Welles Wilder giới thiệu chỉ số RSI, từ đó đến nay RSI và trở thành một trong các chỉ sốphổ biến và hiệu quả được sử dụng trong phân tích kỹ thuật Đây là một chỉ số thuộc nhóm các phươngpháp tương quan phản ánh tương quan sức mạnh sự tăng giá và giảm giá trong một thời kỳ
1 Tính toán RSI
RSI phản ánh mối quan hệ giữa sức tăng giá và sức giảm giá của một Cổ phiếu trong một thời kỳ xác địnhbằng cách lấy tỷ số giá trung bình của các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ
đó Gọi n là số các phiên trong thời kỳ xác định cần tính RSI
Gọi giá trung bình các phiên tăng trong n phiên là AIn = Tổng giá các phiên tăng / nGọi giá trung bình các phiên giảm trong n phiên là ADoanh nghiệp = Tổng giá các phiên giảm / n
Chỉ số sức bền tương đối được tính bằng công thức
RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (1)
Trong đó RS = AIn / A Doanh nghiệp là tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiêngiảm
Xét ví dụ về một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng trung bình động
Giá Chứng khoán trong 5 phiên đến ngày 18/05/2007 của Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai – Mã Chứngkhoán Doanh nghiệp
Ngày Giá Thay đổi %thay đổi Khối lượng 18/0
5 76.000 2.000 2,70% 56.350 17/0
5 74.000 2.000 2,78% 36.190 16/0
5 72.000 -3.500 -4,64% 43.350 15/0
5 75.500 3.500 4,86% 30.550 14/0
5 72.000 3.000 4,35% 52.750
(Nguồn SSI)
Trung bình sự thay đổi giá các phiên tăng trong 5 phiên
AG = (2.000 + 2.000 + 3.500 + 3.000) / 5 = 2.100
Trang 2Trung bình sự thay đổi giá các phiên giảm trong 5 phiên
RSI có hai ngưỡng siêu mua và siêu bán là 70 và 30, nếu giá trị của RSI lớn hơn 70 thị trường đang ởtrạng thái siêu mua với sự áp đảo của phe mua, nếu RSI nhỏ hơn 30 thị trường đang ở ngưỡng siêu bán vàphe bán đang áp đảo Số phiên (giá trị của n) sử dụng để tính trung bình giá các phiên tăng và giá cácphiên giảm càng lớn thì RSI càng chính xác theo ý nghĩa của công thức là phản ánh tương quan sức tăng
và sức giảm của giá Tác giả J Welles Wilder cho rằng nên lấy 14 phiên để tính RSI
Trang 3(nguồn ảnh đồ thị: http://www.vietstock.com.vn )
3 Sử dụng RSI
Đồ thị của RSI là một máy dao động, chi tiết về sử dụng máy dao động trong phân tích Chứng khoán đãđược nên trong bài Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan Như mọi loại máy hiển thị dao động kác, phân tíchRSI dựa vào 3 ngưỡng:
- Siêu mua: mọi giá trị RSI ≥ 70 được gọi là siêu mua
- Siêu bán: mọi giá trị RSI ≤ 30 được gọi là siêu bán
- Trung bình: Ngưỡng 50 được gọi là trung bình, RSI > 50 báo hiệu về sự thắng thế của phe mua, RSI <
50 báo hiệu sự thắng thế của phe bán
Chi tiết về các thông số của RSI và cách thức sử dụng RSI giống như mọi máy hiển thị dao động khác đãđược nêu trong Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan
Trang 4Aroon thể hiện xu thế
Năm 1995, Tushar Chande giới thiệu Aroon với tư cách là phương pháp phân tích kỹ thuật xác định xuthế giá cả của thị trường và cho biết xu thế đó mạnh đến đâu? Ý tưởng tính toán Aroon dựa trên việc xácđịnh phiên có giá cao nhất (hoặc nhỏ nhất) cách phiên hiện tại bao xa trong số các phiên lấy dữ liệu tính.Nếu phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình sang giảmgiá, nếu phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại thì xu thế thị trường có sự chuyển mình sang
xu thế tăng giá
Với vai trò nhận định xu thế giả trên thị trường, đồ thị giá trị của Aroon có hai loại: Loại thứ nhất baogồm 2 đồ thị biểu thị hai giá trị là Aroon up và Aroon down thể hiện sức mạnh tăng và giảm giá trên thịtrường Loại thứ 2 biểu thị sự tương quan giữa sức tăng và sức giảm giá trên thị trường bằng cách lấy hiệucủa Aroon up và Aroon down, đồ thị loại này có dạng một máy dao động Xem trước Phân tích kỹ thuật(1): Tổng quan
1 Cách tính Aroon
Giả sử cần tính giá trị Aroon up và Aroon down cho phiên hiện tại:
gọi n là số phiên lấy dữ liệu để tính Aroon,
tup là số phiên trước phiên hiện tại có giá cao nhất trong n phiên,
tdown là số phiên trước phiên hiện tại có giá thấp nhất trong n phiên.
Aroon up = 100 (n – tup) / nAroon down = 100 (n – tdown) / nAroon tương quan = Aroon up – Aroon down
Ví dụ tính Aroon cho phiên hiện tại với dữ liệu lấy trong 14 phiên trước đó Trong 14 phiên này, phiên cógiá cao nhất xảy ra cách hiện tại 5 phiên, phiên có giá thấp nhất xảy ra cách phiên hiện tại 8 phiên
Aroon tương quan = Aroon up – Aroon down
2 Sử dụng Aroon
Bằng cách dựa vào khoảng cách từ phiên hiện đến phiên có giá cao nhất hoặc thấp nhất
Nếu giá cao nhất vừa được thiết lập trong các phiên gần phiên hiện tại, Aroon up có giá trị lớn hơn 50,theo thời gian nếu giá cao nhất này không được phá bỏ thì giá trị Aroon up sẽ giảm dần
Nếu giá thấp nhất vừa được thiết lập trong các phiên gần phiên hiện tại thì Aroon down có giá trị lớn hơn
50, theo thời gian nếu giá thấp nhất này không được phá bỏ thì giá trị Aroon down sẽ giảm dần
Trang 5Nếu Aroon up có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá cao nhất nằm cách xa phiên hiện tại, xu thế tănggiá đã mất nếu đang là xu thế tăng giá.
Nếu Aroon down có giá trị nhỏ hơn 50 nghĩa là phiên có giá thấp nhất nằm cách xa phiên hiện tại, xu thếgiảm giá đã không còn nếu đang là xu thế giảm giá
Nếu Aroon up và Aroon down xấp xỉ nhau, tức là phiên có giá thấp nhất và phiên có giá cao nhất ở gầnnhau, thị trường không đi theo xu hướng rõ rệt, xu thế nếu có cũng rất yếu
Để rõ ràng hơn, Aroon tương quan được sử dụng để xác định tương quan giữa Aroon up và Aroon downđại diện cho tương quan giữa xu thế tăng và xu thế giảm Aroon tương quan càng gần 0 thì biến độngcàng không có xu thế tăng hoặc giảm rõ ràng mà có dạng dập dềnh, Aroon tương quan lớn hơn 0 và cànglớn hơn bao hiêu thì xu thế tăng giá của thị trường càng lớn bấy nhiêu, Aroon tương quan nhỏ hơn 0 vàcàng nhỏ hơn bao nhiêu thì xu thế giảm giá của thị trường càng lớn bấy nhiêu Xét ví dụ về Công ty Cổphần Lương thực Thực phẩm Safoco (SAF)
Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn
- Tại vòng tròn số (1): Aroon tương quan rât lớn, xu thế giá là tăng và xu thế này rất mạnh
Trang 6- Tại vòng tròn số (2): Aroon tương quan rât nhỏ, xu thế giá là giảm và xu thế này rất mạnh.
- Tại vòng tròn số (3): Xu thế giá xấp xỉ 0, xu thế tăng và giảm không rõ ràng
MACD -Trung bình động hội tụ/ phân kỳ
Kể từ khi được Gerald Appel giới thiệu, MACD đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuậtđơn giản và tin cậy nhất MACD được tính toán dựa trên hiệu số của hai đường trung bình động dài hạn
và ngắn hạn, giá trị trả về thuộc nhóm phân tích tương quan: tương quan giữa trung bình động dài hạn vàtrung bình động ngắn hạn
Chi tiết về phân tích tương quan xem: Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan
Chi tiết về trung bình động xem: Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế
- Phân tích kỹ thuật (3): RSI - Chỉ số sức mua/bán tương đối
- Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế
- Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan
Như vậy nếu MACD > 0 thì trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn
Nếu MACD < 0 thì trung bình động dài hạn nhỏ hơn trung bình động ngắn hạn
Đồ thị các giá trị của MACD là một máy hiển thị dao động phản ánh tương quan giữa trung bình độngngắn hạn và trung bình động dài hạn
Thông thường đồ thị này được vẽ kèm với đồ thị trung bình động EMA – 9 của chính MACD và đồ thịMACD – Histogram là hiệu số của MACD và trung bình động EMA – 9 của chính MACD
Về MACD - Histogram sẽ được nêu trong một bài khác
2 Ý nghĩa
So với các phương pháp phân tích khác, MACD thuộc về cả hai nhóm phân tích xu thế và phân tích tươngquan, MACD vừa chỉ ra xu thế của thị trường vừa xác định các tín hiệu mua và bán trên cùng một đồ thị.Như đã biết trong bài viết về trung bình động, khoảng cách giữa trung bình động ngắn hạn và trung bìnhđộng dài hạn thể hiện xu thế tăng hoặc giảm của thị trường
Trang 7Nếu trung bình động ngắn hạn lớn hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là tăng giá và MACD có giá trịdương.
Nếu giá trị MACD dương và ngày càng lớn thì xu thế thị trường tăng ngày càng mạnh, phe bò tót ngàycàng thắng áp đảo
Nếu trung bình động ngắn hạn nhỏ hơn trung bình động dài hạn thì xu thế là giảm giá và MACD có giá trịâm
Nếu giá trị MACD âm và ngày càng nhỏ thì xu thế thị trường giảm ngày càng mạnh, phe gấu ngày càngthắng áp đảo
Đường trung bình của MCAD là 0 nơi mà trung bình động giá ngắn hạn gặp trung bình động giá dài hạn,tại đây bắt đầu có sự đổi chiều về xu thế của thị trường Ví dụ về MCAD giá cổ phiếu Công ty cổ phầnNhựa Đồng Nai - Doanh nghiệp
(Nguồn ảnh đồ thị www.vietstock.com.vn )
- Đồ thị trên tại các thời điểm số 1 và 2, đường MACD (Màu xanh) giao cắt đường zero, tại đây cácđường đồ thj trung bình động EMA - 12 và EMA - 26 giao cắt nhau trên đồ thị giá
- Trên đồ thị MACD, đường EMA - 9 của chính MACD được vẽ trên cùng đồ thị với màu tím và MACD
- Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với các cột màu xanh dương
Trang 83 Sử dụng
Khi sử dụng MACD cần chú ý các tín hiệu sau để phát lênh mua hoặc bán:
- Sự giao cắt giữa MCAD và đường trung bình động EMA của chính MACD: Nếu đường MACD ở cắtđường trung bình động EMA của chính nó và đi xuống dưới đường này thì đó là tín hiệu bán ra để cắt lỗ.Nếu đường MACD cắt đường EMA của chính nó và đi lên trên đường này thì đó là tín hiệu mua vào Sựgiao cắt này được gọi là cò súng khai hỏa các tín hiệu mua và bán khác chính xác Tuy nhiên cũng chú ýrằng khi các tín hiệu này xảy ra thì thường sự việc đã xảy ra rồi Tuy không thể mua đáy bán đỉnh đượcnhưng việc bạn sớm mua vào hay bán ra ở đầu một xu thế lên giá hoặc giảm giá cũng là một món hời
- Sự giao cắt giữa MCAD và đường zero Sự giao cắt này chỉ là sự khẳng định lại tăng phần chắc chắn về
xu thế mà các phép phân tích khác chỉ ra Thông thường sự giao cắt này xảy ra khá muộn với độ trễ lớnnhất là khi sử dụng MCAD với hai đường trung bình động trong 9 ngày và 26 ngày Do đó không thểdùng sự giao cắt này làm tín hiệu để phát lệnh mua/bán
Các tín hiệu trên cần kết hợp với nhiều tín hiệu trên các phân tích khác để có kết quả chính xác hơn
- Xác định xu thế tăng hoặc giảm hoặc dập dềnh
- Các dấu hiện về phân kỳ âm, phân kỳ dương
- Ngưỡng siêu mua/siêu bán
Khi phối hợp các tín hiệu trên với nau cần nhớ đến nghịch lý của việc áp dụng phân tích kỹ thuật:
Việc áp dụng và chờ đợi càng nhiều tín hiệu để tăng phần khẳng định chính xác hơn của một quyết địnhmua bán có thể làm tăng phần chậm trễ cho quyết định mua bán đó và ngược lại việc áp dụng quá ít tínhiệu để ra quyết định mua bán cho kịp thời cơ có thể lại kém phần chính xác Quyết định chính xác nhất
là không quyết định
MACD - Histogram dự đoán MACD
Thomas Aspray giới thiệu MACD – Histogram vào năm 1968 như một giải pháp làm giảm thiểu độ trễcủa MACD Như đã biết sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình động EMA của chính nó là phátpháo lệnh cho các hành vi mua và bán của Nhà đầu tư
Tuy nhiên nếu ngồi chờ phát pháo lệnh này thì sự việc có thể đã trễ Vì vậy MACD – Histogram được ranhằm mục đích dự đoán sự xuất hiện của phát pháo lệnh trước khi nó xảy ra, nhờ đó Nhà đầu tư có thể raquyết định mua/bán kịp thời hơn so với việc chờ đợi sự giao cắt giữa MACD và đường trung bình độngcủa chính nó Xem trước:
- Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ
Trang 9- Phân tích kỹ thuật (3): RSI - Chỉ số sức mua/bán tương đối
- Phân tích kỹ thuật (2): Trung bình động và xu thế
- Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan
1 Tính toán
Giá trị của MACD – Histogram được tính bằng hiệu của MACD và giá trị trung bình động EMA củachính MACD Thông thường nếu chọn MACD được tính bằng hiệu hai đường trunhg bình động của giá
là EMA – 12 và EMA – 26 thì giá trị trung bình động EMA của chính MACD được chọn là 9 phiên
Đồ thị MACD – Histogram được vẽ trên cùng đồ thị với MACD dưới dạng biểu đồ hình cột
Nếu MACD vượt đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD – Histogram dương và biểu đồcột quay lên trên
Nếu MACD nằm dưới đường trung bình động EMA của chính nó thì MACD – Histogram âm và biểu đồcột quay xuống dưới
Hình dưới là đồ thị MACD – histogram của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP) minh hoạ về đồ thịMACD – Histogram dưới dạng các cột màu xanh Khi MACD – Histogram bằng 0 là lúc có sự giao cắtgiữa MACD và trung bình động của chính nó
(Nguồn ảnh đồ thị: www.vietstock.com.vn )
2 Ý nghĩa
MACD phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị của MACD và giá trị trung bình động EMA – 9 của chínhMACD Nếu giá trị của MACD – histogram dương và càng lớn thể hiện phe bò tót càng thắng thế trên thịtrường Nếu giá trị MACD – histogram âm và càng nhỏ thì phe gấu càng thắng thế trên thị trường
Việc giao cắt giữa MACD và đường trung bình động của chính nó là một hiệu lệnh cho hành vi mua vàohoặc bán ra Tại điểm giao cắt này MACD – Histogram có giá trị 0 Bằng việc dựa vào sự tăng giảm củaMACD – Histogram để dự đoán việc MACD – Histogram bằng 0 sẽ xảy ra, nhờ đó MACD – Histogramđưa ra khuyến cáo về một hành vi mua bán của Nhà đầu tư nên đến sớm hơn Kỹ thuật sử dụng để dựđoán như vậy chính là phân kỳ dương và phân kỳ âm
Trang 10Hình dưới là đồ thị MACD – histogram của Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá (DXP) minh hoạ về sự xuấthiện của phân kỳ dương và âm trên MACD – Histogram sớm dự báo sự giao cắt cắt của MACD và trungbình động của chính nó.
(Nguồn ảnh đồ thị: www.vietstock.com.vn )
3 Sử dụng
Nếu đường MACD đang ở trên đường trung bình, giá cả đang lên nhưng MACD – Histogram có sự xuấthiện của phân kỳ âm thì dấu hiệu này cảnh báo về sự giao cắt của MACD với trung bình động của chính
nó và sẽ thấp hơn trung bình động Lúc này Nhà đầu tư có thể ra quyết định bán ra sớm hơn việc chờ đợi
sự giao cắt mới ra quyết định bán
Nếu đường MACD đang ở dưới đường trung bình, giá cả đang xuống nhưng MACD – Histogram có sựxuất hiện của phân kỳ dương thì dấu hiệu này cảnh báo sự giao cắt của MACD và đường trung bình độngEMA của chính nó và cao hơn trung bình động Lúc này Nhà đầu tư có thể ra quyết định mua vào sớmhơn là việc chờ đợi sự giao cắt mới ra quyết định mua
Chú ý rằng việc sử dụng MACD – Histogram để phán đoán cũng như sử dụng MACD giao cắt trung bìnhđộng EMA của chính nó được sử dụng dựa trên sự phối hợp bổ trợ với các phép phân tích khác
Ngoài ra vì MACD – Histogram dự đoán sự giao cắt của MACD nên dù có độ trễ ít hơn so với MACDnhưng tính chính xác lại kém hơn Sử dụng một biện pháp phỏng đoán gián tiếp qua một dấu hiện dựđoán khác thì sẽ kém an toàn hơn là sử dụng phép dự đoán trực tiếp
Xét ví dụ về giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần bao bì Bình Dương – HBD
Trang 11(Nguồn ảnh đồ thị: www.vietstock.com.vn )
- Tại khoảng thời gian số 1, có rất nhiều tín hiệu xuất hiện lần lượt tại các thời điểm khác nhau: sự giaocắt của giá và đường trung bình động SMA – 5, giá rót rất mạnh sau khi giao cắt đường này, RSI cắtngưỡng siêu mua và đi xuống dưới, sự xuất hiện của phân kỳ âm trên MACD – Histogram và sự giao cắtcủa MACD với đường trung bình động của nó Tín hiệu cuối cùng về sự giao cắt của MACD với đườngtrung bình động của nó là phát pháo lệnh chắc chắn nhất đòi hỏi Nhà đầu tư phải rút lui gấp nếu khôngmuốn bị thua lỗ thêm mặc dù lúc đó giá có tăng trong ngắn hạn một vài phiên Ví dụ này cho thấy việcsớm dự báo giảm giá giúp Nhà đầu tư sớm thoát khỏi thị trường hơn là chờ đợi phát pháo lệnh cuối cùng
- Tại khoảng thời gian số (2), có nhiều tín hiệu báo hiệu về sự tăng giá mạnh: Giá giao cắt trung bìnhđộng SMA – 5 và vượt lên rất mạnh so với trung bình động, sự xuất hiện của phân kỳ dương trên MACD
- Histogram, RSI vượt lên ngưỡng siêu bán Tuy nhiên phát pháo lệnh cuối cùng và chắc chắn nhất là sựgiao cắt của MACD và trung bình động của nó đã không xảy ra và giá đã không thực sự tăng mạnh vànhanh chóng giảm Ví dụ này điểm hình cho tính chất sớm nắm bắt thời cơ mang lại nhiều lợi nhuận hơnnhưng khả năng chính xác kém hơn
Trang 12- Tại khoảng thời gian số (3), nhiều dấu hiệu về sự tăng giá xuất hiện: phân kỳ dương xuất hiện đồng thờitrên RSI và MACD – histogram, RSI vượt lên trên ngưỡng siêu bán Những tín hiệu này xảy ra trước phátpháo lệnh cuối cùng là sự giao cắt giữa MACD và trung bình động của chính nó Tuy nhiên cũng cầncảnh giác với biến động dập dềnh của giá trong giai đoạn này.
- Tại khoảng thời gian số (4): sự xuất hiện của phân kỳ âm, ngưỡng siêu mua trên RSI không còn và sựgiao cắt và rớt mạnh của giá so trung bình động thúc giục sự rút lui của Nhà đầu tư Lúc này chưa có phátpháo lệnh cuối cùng là sự giao cắt MACD và trung bình động của chính nó, giá đã có sự tăng trở lại Giásắp tới sẽ như thế nào? Cần phải chờ đợi những tín hiệu chắc chắn hơn hay phải rút lui cho kịp thời?
Các bài viết trước đã đề cập đến một số phương pháp phân tích phổ biến dựa trên giá cả của cổ phiếu quacác phiên Tuy nhiên sự phỏng đoán và xác nhận về giá cả trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào giácủa cổ phiếu tại mỗi phiên mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó có khối lượng giao dịch trongngày
Do đó kỳ này sẽ đề cập đến các vấn đề về khối lượng giao dịch trên thị trường và nguyên tắc chung củacác phương pháp phân tích dựa trên khối lượng giao dịch trước khi đề cập cụ thể đến một số phương phápphân tích thuộc loại này trong các bài viết tiếp theo
Xem trước:
- Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan
- Phân tích kỹ thuật (5): MACD - Trung bình động hội tụ/phân kỳ
- Phân tích kỹ thuật (6): MACD Histogram dự đoán MACD
1 Giới thiệu chung
Như đã biết, giá cả trên thị trường được quyết định bằng cuộc đấu giữa cung và cầu theo nguyên tắc thuậnmua và bán Sự thuận mua vừa bán này được phản ánh không chỉ qua mức giá cân đối cung cầu mà qua
cả khối lượng khớp thành công giữa hai bên Nói cách khác, bán phải có người mua Mua mà không cóngười bán hoặc bán không có người mua là những trạng thái cần phải chú ý trên thị trường, phản ánh mứccung cầu mất cân đối nghiêm trọng
Hãy xem xét các tình huống sau đây:
- Không ai mua mà cũng chẳng ai bán: đây là trường hợp thị trường đóng băng, hai phe mua bán lừngchừng thăm dò, hàng hóa không được giao dịch hoặc giao dịch với số lượng rất ít trên thị trường
- Mua mà không ai bán: số lượng mua vào rất lớn nhưng số lượng bán ra nhỏ, khối lượng giao dịch thànhcông rất ít hoặc không có giao dịch thành công Tình huống này xảy ra khi hàng hoá khan hiếm, rất nhiều
Trang 13người muốn mua, nhưng không có hàng bán trên thị trường, những người có hàng thì ôm chặt không bán
ra để chờ giá lên cao hơn Lúc này cầu lấn át cung
- Bán mà không ai mua: số lượng bán ra rất lớn nhưng số lượng mua vào nhỏ Khối lượng giao dịch thànhcông là không có hoặc rất nhỏ Tình huống này xảy ra khi hàng hóa bị coi rẻ, người có hàng thì bán tốngbán tháo tìm cách rút lui khỏi thị trường, người chưa có hàng thì chẳng muốn mua vào Lúc này cung lấn
át cầu
- Mua và bán đều thỏa mãn: khối lượng giao dịch trao đổi trên thị trường lớn, bên mua và bán gặp nhau
và đều thỏa mãn Cung cầu lúc này ở trạng thái cân bằng
2 Dòng chảy tiền tệ
Một số phương pháp dựa trên khối lượng thường được đặt tên gọi là dòng chảy tiền tệ (cash flow) hàm ýchỉ lượng tiền được rút ra hoặc đưa vào thị trường đối với một loại cổ phiếu Lượng tiền này thực chất làkết quả của khối lượng giao dịch thành công trên thị trường và giá cả của cổ phiếu trên thị trường Nếugiá cả tăng thì tương ứng với khối lượng là một lượng tiền được đổ vào thị trường: giá càng tăng cao,khối lượng giao dịch càng lớn thì lượng tiền đổ vào càng lớn Nếu giá giảm thì tương ứng với khối lượng
là một lượng tiền được rút ra khỏi thị trường: giá càng giảm mạnh, khối lượng giao dịch càng lớn thì tiềnrút ra càng lớn
3 Ý nghĩa chung
- Khi giá cả đang tăng, khối lượng giao dịch ít phản ánh tình trạng hàng hóa trên thị trường khan hiếm.
Khi đến một mức giá nào đó hoặc đến một giai đoạn mùa vụ nào đó, khi những người nắm giữ cổ phiếucảm thấy được giá thì họ sẽ tìm cách bán ra, sự bán ra của họ gặp đúng nhu cầu hàng của phe mua khiếncho khối lượng giao dịch thành công tăng cao, tốc độ tăng giá sẽ hãm lãi hoặc giảm giá Một trường hợpkhác là phe mua vào cảm thấy nếu tiếp tục mua vào với giá cao sẽ nguy hiểm nên họ chấm dứt việc muavào, lượng cầu giảm khiến cho khối lượng khớp thành công không có sự biến đổi tăng đột biến
- Khi giá cả đang giảm, khối lượng giao dịch ít phản ánh tình trạng hàng hóa trên thị trường bị coi rẻ Khiđến một mức giá nào đó hoặc đến một giai đoạn mùa vụ nào đó, một số Nhà đầu tư cảm thấy được giá hời
và muốn mua vào Nhu cầu của họ gặp lượng cung bán ra lớn trên thị trường khiến cho khối lượng khớpthành công tăng cao, tốc độ giảm giá chậm lại hoặc tăng giá Một trường hợp khác là phe bán ra cảm thấynếu tiếp tục bán ra sẽ bị hớ nên họ chấm dứt bán ra, lượng cung giảm khiến cho khối lượng khớp thànhcông không có sự biến đổi tăng đột biến
- Khi giá cả “dập dềnh” với khối lượng giao dịch nhỏ, thị trường ở trạng thái đóng băng Lúc này không
dễ đoán trước được điều gì
- Khi giá cả “dập dềnh” với khối lượng giao dịch lớn tiềm ẩn một khả năng về sự thay đổi xu thế trongtương lai gần nhưng khó dự đoán Trong trạng thái này cần theo dõi liên tục và thường xuyên các biếnđộng trạng thái của thị trường dựa trên sự kết hợp với các phương pháp phân tích khác
Dưới đây là hai ví dụ minh họa vềý nghĩa của khối lượng Chú ý rằng ví dụ này chỉ minh họa về ý nghĩachứ không minh họa về cách sử dụng
Trang 14Xét ví dụ về Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh - HAX
- Suốt giai đoạn số 1, giá cả biến động dập dềnh, khối lượng giao dịch quá nhỏ, Nhà đầu tư không hàohứng nhiều với cổ phiếu này, đường MACD luôn sát với đường trung bình động EMA của chính nó, giaiđoạn này khó có thể dự đoán trước được điều gì
- Trong suốt giai đoạn từ thời điểm số (2) đến thời điểm số (5) là thời điểm giá Cổ phiếu tăng vọt Xuấtphát từ thời điểm số (2) với sự không hào hứng của Nhà đầu tư nên khối lượng giao dịch nhỏ Tiếp theo
đó với sự tăng giá liên tiếp, nhiều Nhà đầu tư găm hàng lại không bán ra nên khối lượng giao dịch vẫnthấp Đến thời điểm số (3) một số Nhà đầu tư cảm thấy được giá liền bán ra gặp đúng cơn khát của cácNhà đầu tư khác nên khối lượng giao dịch lớn, giá vẫn tiếp tục tăng vì cầu vẫn lấn át Những người cóhàng lại tiếp tục găm hàng cho đến thời điểm số (4) thì cảm thấy được giá và lại bán ra nhưng vẫn bị cầulấn át Lúc này khả năng về một sự thay đổi xu thế đã gần kề khi đã hai lần xảy ra hiện tượng nhữngngười có hàng cảm thấy được giá trong đợt tăng giá liên tục này
Từ thời điểm số (5) đến số (6) có thể coi là biến động dập dềnh với khối lượng lớn tiềm ẩn nguy cơ về sựthay đổi giá khó đoán trước Trong giai đoạn này nếu quan sát trên MACD sẽ thấy sự tiến sát đến EMA –
9 của chính MACD và khi hai đường này giao nhau đã khẳng định sự xuống giá
Xét ví dụ khác về công ty Cổ phiếu Hàng Hải Hà Nội - MHC
(Nguồn ảnh đồ thị trái phiếu http://www.vietstock.com.vn )
Trang 15Giai đoạn số 1 có thể coi là một giai đoạn biến động dập dềnh với khối lượng lớn tiềm ẩn nguy cơ khóđoán trước, trong ngắn hạn giai đoạn này được chia thành các kỳ giảm và tăng giá với khối lượnglớn
Giai đoạn số 2 là giai đoạn giảm giá, khối lượng giao dịch nhỏ được kết thúc bằng những cú xốc lại vềkhối lượng giao dịch lớn hơn trong những phiên giảm giá cuối cùng Ở cuối giai đoạn này có một phiêngiá lên với khối lượng lớn hơn các phiên trước, đây là lúc mà một số Nhà đầu tư vội vàng bán ra để giảm
lỗ khi thấy có dấu hiệu phục hồi lại
Các giai đoạn số (3) và (4) là lúc giá biến động dập dềnh, khối lượng giao dịch nhỏ bởi sự giằng co giữaphe mua và bán Giai đoạn này rất khó dự đoán tuy nhiên cần chú ý xu hướng đi xuống
4 Cách sử dụng chung
Khối lượng giao dịch thành công, khối lượng đặt mua hoặc đặt bán được coi là nhiều hay ít còn tùy thuộcvào số lượng của cổ phiếu được phát hành trên thị trường và phụ thuộc vào tương quan với khối lượnggiao dịch trong các phiên giao dịch của cổ phiếu đó Một khối lượng có thể được coi là nhiều đối với cổphiếu này nhưng cũng có thể ít với khối lượng khác Hơn nữa sự biến đổi của khối lượng giao dịch mớitạo thành ý nghĩa nếu dựa vào khối lượng để phân tích
Vì vậy, thông thường, các phương pháp phân tích dựa trên khối lượng đều dựa vào sự biến đổi khối lượnggiao dịch trên thị trường chứ không phụ thuộc vào một giá trị cụ thể của phân tích Điều đó có nghĩa làcác phương pháp này nhìn nhận vào chiều, hướng của đồ thị mà không chú ý đến giá trị hiện tại trên đồthị hoặc nếu có thì giá trị này phải được quy chuẩn
Dựa theo xu thế của đồ thị, các phương pháp phân tích theo khối lượng sử dụng hai yếu tố trên đồ thị là
sự xuất hiện của các phân kỳ dương/phân kỳ âm và tốc thay đổi đột biến về khối lượng giao dịch trên thịtrường:
- Theo đó một phân kỳ dương xuất hiện thì phỏng đoán và xác nhận về một xu thế tăng giá trên thịtrường, một phân kỳ âm xuất hiện thì phỏng đoán và xác nhận về một xu thế giảm giá trên thị trường
- Một sự biến động đột biến về khối lượng giao dịch sẽ phỏng đoán và xác nhận về sự thay đổi xu thế trênthị trường
Các phương pháp phân tích về khối lượng cần kết hợp với các phương pháp phân tích khác nhằm tăngcường tính chính xác, giảm độ chậm trễ trong phỏng đoán và xác nhận về xu thế giá cả trên thị trường Vềcách sử dụng chi tiết sẽ được nêu cụ thể theo từng phương pháp phân tích trong các bài viết tiếp theo
A/D line - Đường tích lũy/ phân bổ
Sau khi chỉ số cân bằng khối lượng OBV ra đời , Marc Chaikin đã công bố đường tích lũy/phân bổ Accumlation/Distribution Line A/D Line như một trong những phương pháp phân tích dựa vào tổng khốilượng tích lũy qua các phiên Tuy nhiên khác với OBV chỉ thuần túy dựa khối lượng , A/D Line đưa thêm