Công tác HSSV là công việc quan trọng không thể thiếu của GD đại học,cao đẳng và TCCN, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo duc là đào tạocon người phát triển toàn diện, hình thành
Trang 1PHẠM KHẢI HOÀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2013
NGHỆ AN - 2013
Trang 2PHẠM KHẢI HOÀN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI
GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS THÁI VĂN THÀNH
Trang 4xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh đã giúp đỡi cho tôi được nâng cao trình độ nhằm phục vụ sự nghiệp giáo dục ngày càng tốt hơn;
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sài Gòn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi học tập;
Quý Thầy Cô đã hết lòng truyền đạt những kiến thức chuyên ngành làm nền tảng lý luận cho tôi vận dụng vào công tác quản lý giáo dục và giảng dạy tại Trường mình;
Tôi không quên ơn Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn đã cho phép, động viên thiết thực cả bằng tinh thần và vật chất trong suốt thời gian qua;
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Thái Văn Thành, người đã cung cấp tài liệu và trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này;
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên luận văn cũng còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn !
Học viên Phạm Khải Hoàn
Trang 52 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp của đề tài 4
8 Cấu trúc của luận văn 4
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP. 1.1 Lịch sử nghiên cưu vấn đề́u vấn đề 5
1.2 Các khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Học sinh 7
1.2.2 Quản lý và quản lý học sinh 10
1.2.3 Đổi mới và đổi mới công tác quản lý học sinh 17
1.2.4 Giải pháp và giải pháp đổi mới công tác quản lý học sinh 17
1.3 Một số vấn đề về công tác quản lý học sinh ở trường TCCN 18
1.3.1 Sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý HS ở trường TCCN 18
1.3.2 Nội dung quản lý công tác học sinh ở Trường TCCN 18
Kết luận chương 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN 2.1 Khái quát về Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường 25
2.2 Thực trạng công tác quản lý HS của trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn 32
2.2.1 Mục đích khảo sát 32
2.2.2 Nội dung khảo sát 32
2.2.3 Đối tượng khảo sát 32
2.2.4 Phương pháp khảo sát 32
2.2.5 Kết quả khảo sát 33
2.3 Đánh giá chung về thực trạng 47
Trang 6Kết luận chương 2 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN 3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 51
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 51
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 51
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 51
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 52
3.2 Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý HS ở Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn 53
3.2.1 Đổi mới công tác quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ QL HS 53
3.2.2 Tăng cường vai trò giáo dục của đội ngũ giáo viên 56
3.2.3 Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách, lối sống cho HS; đẩy mạnh công tác Đoàn thanh niên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 57
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý học sinh nội trú, ngoại trú: 60
3.2.5 Thực hiện tốt công tác phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục HS 65
3.2.6 Tiến hành tốt công tác thi đua khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác quản lý HS và nhân rộng các điển hình tiên tiến 66
3.2.7 Tiến hành tốt công tác quản lý xây dựng môi trường văn hóa nhà trường 68
3.3 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 71
3.3.1 Khái quát về việc đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 71
3.3.2 Kết quả điều tra 73
Kết luận chương 3 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mớicăn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xãhội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
GD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD là khâu then chốt” và
“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nềnvăn hóa và con người Việt Nam" Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -
2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất
là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược" Chiến lược phát triển
GD 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướngđổi mới GD và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -
2020 của đất nước
Điều đó cho thấy Đảng, Nhà nước toàn xã hội càng thấy rõ tầm quantrọng của GD - ĐT đối với sự phát triển của đất nước, coi đầu tư cho GD làđầu tư cho phát triển, xác định GD - ĐT là quốc sách hàng đầu Trong nhữngnăm qua việc chuyển đổi cơ chế quản lý tạo cho các trường đại học, cao đẳng,TCCN có nhiều cơ hội để phát triển, bên cạnh đó trong công tác quản lý vềmặt GD đào tạo, quản lý con người đặt ra nhiều khó khăn, thách thức Toàncầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với nền kinh tế thị trường đã có những tácđộng không nhỏ cả về mặt tích cực và tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xãhội trong đó có môi trường hoạt động của học sinh - sinh viên trong nhàtrường Chính vì vậy nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý công tác HSSV làmột vấn đề có tính cấp thiết
Trang 9Công tác HSSV là công việc quan trọng không thể thiếu của GD đại học,cao đẳng và TCCN, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo duc là đào tạocon người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lựccông dân; đào tạo những người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàulòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thứcvăn hóa, khoa học công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, đáp ứng yêucầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, chất lượng, hiệu quả trong quản lý công tác lý HS ở cáctrường TCCN chưa cao, công tác HSSV chưa được coi trọng đúng mức,người làm công tác HSSV còn thiếu và chưa đồng bộ, thành tích trong quản
lý công tác HSSV chưa nổi bật, việc quản lý công tác HSSV chỉ dừng lại ởmức đơn giản hoá và kinh nghiệm hoá Hiện nay, trong công cuộc CNH,HĐH, xu thế toàn cầu hoá về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, GD…thì việcnâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở các trường đại học, cao đẳng,TCCN là vấn đề thiết yếu nhằm để đáp ứng nhu cầu đổi mới GD
Trường Trung Cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn là trường cônglập, trực thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM Được thành lập năm 1999 trên cơ sởnâng cấp trường trung học nghề Quận 8 Địa chỉ số 47 Đường Cao Lỗ, P.4-Q.8-TP.HCM Hiện tại, Trường có 4 cở sở nằm cách nhau khoảng 5 km, Trường Trung Cấp KT&NV Nam Sài Gòn, là trường trung cấp đa ngànhvới 26 ngành đào tạo Chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật phục vụ cho khu chếxuất, công ty, xí nghiệp, bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vàcác tỉnh lân cận
Trong những năm qua công tác quản lý HS của nhà trường đã có nhữngtiến triển nhất định, tuy nhiên, với quy mô đào tạo ngày một tăng, việc giáodục HS trong học tập, tu dưỡng rèn luyện, nâng cao ý thức đạo đức nắm vữngkiến thức chuyên môn đòi hỏi hệ thống tổ chức, đội ngũ, biện pháp quản lý,
Trang 10sự phối hợp của các phòng ban chức năng trong việc quản lý HS là những vấn
đề mà nhà trường đang quan tâm, tìm những biện pháp để giải quyết
Là một người trực tiếp làm công tác quản lý HS trong nhiều năm, vớimong muốn ứng dụng những kiến thức quản lý đã học cũng như với kinhnghiệm của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản
lý của nhà trường, vì thế, chúng tôi chọn đề tài: " Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý học sinh ở Trường Trung Cấp KT&NV Nam Sài Gòn"
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý HS Trường
Trung Cấp KT&NV Nam Sài Gòn, góp phần nâng cao chất lượng GD toàndiện của nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý HS ở trường trung cấp kỹthuật và nghiệp vụ
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp đổi mới công tác quản lý HS ởTrường Trung Cấp KT&NV Nam Sài Gòn
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi,thì sẽ nâng cao được hiệu quả công tác quản lý HS Trường Trung CấpKT&NV Nam Sài Gòn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới công tác quản lý HSSV ở trườngtrung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ
5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HS ở Trường Trung CấpKT&NV Nam Sài Gòn;
5.3 Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý HS ở Trường TrungCấp KT&NV Nam Sài Gòn
Trang 116 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp này nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích các tài liệu đề tài, luận án nhằm tổng hợp, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi sử dụng các phương pháp:
-Khảo sát
-Điều tra bằng Anket
-Lấy ý kiến chuyên gia
6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu
7 Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận:Hệ thống và cụ thể hóa một số vấn đề về lý luận quản
lý GD
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác
quản lý HS ở Trường Trung Cấp KT&NV Nam Sài Gòn qua đó xác địnhđược những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý HS ởTrường Trung Cấp KT&NV Nam Sài Gòn Đề ra được các giải pháp phù hợp
về công tác quản lý HS trong quá trình đào tạo ở Trường Trung Cấp KT&NVNam Sài Gòn
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn
có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới công tác quản lý học sinh
ở trường trung cấp.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý học sinh ở Trường Trung Cấp
KT&NV Nam Sài gòn.
Chương 3: Các giải pháp đổi mới công tác quản lý học sinh ở Trường
Trung Cấp KT&NV Nam Sài gòn.
Trang 12CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP.
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất xã hội của laođộng Ngay từ khi con người hình thành nhóm, đã đòi hỏi phải có sự phối hợphoạt động cùa các cá nhân để duy trì sự sống và do đó cần sự quản lý Từ khixuất hiện nền sản xuất xã hội, các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội càng tănglên thì sự phối hợp các hoạt động riêng rẽ càng tăng lên
Ngày nay, mọi người đều thừa nhận tính thiết yếu của quản lý và kỹthuật ngữ quản lý trở thành một khái niệm quen thuộc đối với tất cả mọingười trong xã hội Như vậy, quản lý trở thành một hoạt động phổ biến diễn
ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ liên quan đến tất cả mọi người Đó là mộtloại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công
và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục đích chung của tổ chức.Trong các loại quản lý như quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loạingười, quản lý các quá trình của thế giới vô sinh, quản lý các quá trình diễn ratrong cơ thể sống thì quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội là phức tạpnhất Bởi vì, xã hội là hệ thống trên của kinh tế, bao gồm toàn bộ các hoạtđộng và kinh tế, chính trị, hành chính, đạo đức, dân số, văn hóa, tinh thần…nên nó chứa đựng tất cả sự phức tạp của đối tượng phải quản lý, mặt khác,trong quản lý xã hội còn có những mối quan hệ phi kết cấu như quan hệ đạođức, quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của phápluật Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các đối tượng, các quan hệ như giữaquan hệ lợi ích kinh tế với quan hệ đạo đức, quan hệ hành chính, quan hệpháp lý…làm cho việc quản lý càng phức tạp và khó khăn hơn
Trang 13Công tác quản lý HSSV thuộc vấn đề quản lý nhà trường là một dạngcủa quản lý xã hội Quản lý HSSV là quản lý về con người, quản lý về tất cảcác mặt hoạt động của con người như đạo đức, hoạt động xã hội, học tập, rènluyện…chính vì vậy đây là hoạt động phức tạp đòi hỏi người quản lý phải amhiểu, có kiến thức ở nhiều lĩnh vực bên cạnh đó còn phải có năng lực tổ chức,tập hợp, giải quyết các vấn đề Công tác quản lý HSSV là công việc quantrọng không thể thiếu ở giáo dục chuyên nghiệp Đây là công việc không mới,tuy nhiên, trong những năm qua công tác này chưa được coi trọng đúng mứcchính vì thế chất lượng của công tác này chưa cao trong khi đó việc đào tạocon người phát triển toàn diện, đào tạo những con người có phẩm chất, đạođức, có năng lực chuyên môn cao trong sự nghiệp CNH, HĐH, toàn cầu hóađòi hỏi phải có những quan niệm, định hướng đúng đắn cho công tác này Lâunay lý luận về công tác quản lý HSSV cũng chưa được nhiều người đề cậpđến, đặt biệt ở các trường TCCN công tác quản lý HS chủ yếu dựa vào kinhnghiệm, dựa vào quy chế của Bộ, hay ở một số trường thì việc nghiên cứu chủyếu tập trung ở từng mảng riêng như quản lý về nề nếp sống văn hóa trongKTX hay quản lý về nội trú, quản lý về ngoại trú, việc quản lý còn chưa đượcnâng lên thành một hệ thống lý luận Ở Trường Trung cấp KT&NV Nam SàiGòn, trong những năm qua việc quản lý HS đã có những kết quả bước đầuđáng khích lệ, góp phần giáo dục HS có phẩm chất, năng lực đáp ứng cho nhucầu lao động của xã hội; bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chếnhất định về nội dung, hình thức, biện pháp quản lý HS Điều này đòi hỏi nhàtrường phải xem xét, đánh giá thực trạng công tác quản lý HS một cách toàndiện từ đó tìm ra nguyên nhân và vấn đề ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả công tác quản lý HS ở trường Chính vì thế, hy vọng rằng trong cuốnluận văn này sẽ đóng góp thêm những vấn đề mới trong công tác quản lý HS
ở Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn
Trang 141.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Học sinh
Theo Điều 83 của Luật giáo dục 2005 thì người học tại các cơ sở giáodục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dựbị đại học thì gọi là Học sinh và người học ở bậc cao đẳng, đại học thì gọi làSinh viên [13]
Theo quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và TCCN
hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày
13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có các quyền
và nghĩa vụ sau[01]:
Điều 4 Quyền của HSSV
1 Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các
điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhà trường
2 Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủthông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường;được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốtnghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đếnHSSV
3 Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:
a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cáchoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thểdục, thể thao;
b) Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, thi Olympic cácmôn học, thi sáng tạo tài năng trẻ;
c) Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước;
Trang 15d) Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở cáctrình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đàotạo;
đ) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản ViệtNam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệpThanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động
xã hội có liên quan ở trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật;các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêuđào tạo của nhà trường;
e) Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiếnđộ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định củaquy chế về đào tạo của Bộ GD-ĐT; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quyđịnh
4 Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhànước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tàitrợ; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông,giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quyđịnh của Nhà nước
5 Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghịvới nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạtnguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quanđến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV
6 Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường Việc ưutiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy chế công tác HSSV nộitrú của Bộ GD-ĐT
Trang 167 HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằngtốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ HSSV, các giấy tờ có liênquan khác và giải quyết các thủ tục hành chính.
8 Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vàocác cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởngcác chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức,viên chức
Điều 5 Nghĩa vụ của HSSV
1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường
2 Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sốngvăn minh
3 Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ
và phát huy truyền thống của nhà trường
4 Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạchgiáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sángtạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống
5 Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học
và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của nhàtrường
6 Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định
7 Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trườngphù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của nhà trường
8 Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhànước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do
Trang 17nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hànhphải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.
9 Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và cáchoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với khoa,phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyềnkhi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặcnhững hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của HSSV,cán bộ, giáo viên trong trường
10 Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệnạn xã hội khác
1.2.2 Quản lý và quản lý học sinh
Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó:Quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sựbiến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạngthái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới
Quản lý là một hệ thống xã hội, là tác động có mục đích đến tập thểngười – thành viên của hệ thồng, nhằm làm cho hệ thống vận hành thuận lợi
và đạt tới mục đích dự kiến
Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổchức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động
Trang 18 Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêucủa từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.
Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có
hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu
đề ra” [15]
Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt, gắn với lao động tậpthể và là kết quả của sự phân công lao động xã hội Một số nhà nghiên cứukhoa học cho rằng trong mọi quá trình lao động quản lý có thể phân chiathành một hệ thống các dạng hoạt động xác định mà theo đó chủ thể quản lý
có thể tác động vào đối tượng quản lý Các hoạt động xác định này được gọi
Khi thực hiện chức năng quản lý cần thỏa mãn được 02 nhiệm vụ đó là:xác định đúng mục tiêu để phát triển đơn vị và qui định những biện pháp cótính khả thi (phù hợp với đường lối, quan điểm ở từng giai đoạn phát triển đấtnước)
- Chức năng tổ chức:
Là quá trình hình thành bộ máy, sắp xếp, phân phối hợp lý nguồn lựcvào những bộ phận cụ thể, hình thành các mối quan hệ giữa các thành viên,giữa các bộ phận trong một tổ chức, nhằm đảm bảo việc thực hiện thành công
Trang 19các kế hoạch và đạt được mục tiêu chung của đơn vị Nhờ tổ chức có hiệuquả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực, vật lực,tài lực.
Tổ chức được xem là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thànhcông hay thất bại trong hoạt động của đơn vị
- Chức năng chỉ đạo:
Là quá trình tác động ảnh hưởng, liên kết tới hành vi, thái độ của nhữngngười khác và động viên họ hoàn thành mọi nhiệm vụ để đạt mục tiêu của tổchức
Chức năng chỉ đạo được xem là cơ sở để phát huy các động lực của cácthành viên tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động và mục tiêuchung
- Chức năng kiểm tra:
Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt độngcủa đơn vị đạt tới mục tiêu chung của tổ chức
Chức năng kiểm tra được xem là công cụ sắc bén góp phần nâng caohiệu quả quản lý
Các chức năng quản lý có mối liên hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởnglẫn nhau, tạo thành một chu trình quản lý Để thực hiện một chu trình quản lýkhông thể thiếu yếu tố thông tin quản lý
Quản lý
Kế hoạch
Tổ chức
Chỉ đạo
Trang 20Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thểhiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, hệ thống, có kếhoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên
và HS đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huyđộng cho họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường,nhằm làm cho quá trình này vậy động tối ưu với việc hoàn thành những mụctiêu dự kiến” [11,18]
Như vậy, có thể hiểu quản lý GD là một chuỗi tác động có mục đích, có
tổ chức của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau trong hệ thống GD qua đóhoàn thành những mục tiêu GD đặt ra thông qua các chức năng, các nguyêntắc và các phương pháp nhất định
Trang 21Ở đây, ta có thể nói thêm về mục tiêu trong GD Trong GD mục tiêuphải được phân chia theo ngành học và cấp học, theo vùng lãnh thổ, theo cácmặt hoạt động GD … các mục tiêu GD trong các văn kiện của Đảng và Nhànước, trong đó chỉ thị năm học hàng năm của Bộ GD-ĐT Việc xác định mụctiêu GD phải dựa vào yêu cầu khách quan của quy luật GD Quy luật GDđược chia thành hai loại: quy luật phát triển GD (phát triển nến học vấn) vàquy luật quá trình nâng cao trình độ văn hóa, phổ cập GD… loại thứ hai chiphối quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học.
1.2.2.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống GD quốc dân, là cơquan nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập để chuyên trách đào tạo conngười theo yêu cầu của nền kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạncủa lịch sử
Ở nước ta, hệ thống GD quốc dân gồm hai hệ thống lớn: hệ thống nhàtrường, hệ thống các cơ sở GD nhà trường và hệ thống các cơ sở GD ngoàinhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ GD chính quy và không chính quy chonhân dân Hệ thống nhà trường được chia thành từng ngành học, bậc học, cấphọc,từng loại hình trường khác nhau Hệ thống các cơ sở GD ngoài nhàtrường được chia theo các loại hình hoạt động như: văn hóa nghệ thuật, khoahọc kỹ thuật, thể dục thể thao…với các tổ chức như các cơ sở văn hóa nghệthuật, thể dục thể thao, nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, trung tâm văn hóakhoa học kỹ thuật… đó là nơi dành cho thanh thiếu niên và công dân học tập,vui chơi, giải trí, bồi dưỡng chính trị, đạo đức phát triển năng khiếu
Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là hệ thống con của quản lý vĩ
mô Ta có thể đưa ra môt số khái niệm về quản lý nhà trường của các tác giảsau:
Trang 22- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lýgiáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vitrách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáodục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục,với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[9].
- Theo tác giải Thái Văn Thành thì “ Quản lý nhà trường có thể
là một chuỗi tác động hợp lý ( có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch)mang tính tổ chức- sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và HS,đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họcùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhắmlàm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến[15]
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại: tác động của những chủ thể quản
lý bên trên và bên ngoài nhà trường; tác động của những chủ thể quản lý bêntrong nhà trường
Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường đó
là những tác động của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướngdẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường.Quản lý cũng gồm những chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngoài nhàtrường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như công động được đạidiện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển củanhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng pháttriền đó
Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm cáchoạt động sau:
- Quản lý giáo viên
- Quản lý học sinh
Trang 23- Quản lý quá trình dạy học – giáo dục
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường
- Quản lý tài chính trường học
- Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và công đồng
Như vậy, nhà trường chính là một thiết chế xã hội thực hiện chức năngtác tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội, thiết chếnày hoạt động theo tính quy định của xã hội GD là một hiện tượng vĩnh hằngchính vì vậy nhà trường cũng sẽ tồn tại mãi mãi Nhà trường là cơ quan GDchuyên biệt, nơi chủ yếu thực hiện chức năng, nhiệm vụ GD GD nhà trườngthực hiện vai trò chủ động hơn so với các hình thức tổ chức GD khác như GDgia đình, GD xã hội GD nhà trường mang tính chuyên biệt vì nó mang tính tựgiác và có mục đích rõ ràng; được tổ chức và diễn ra theo kế hoạch đào tạoxác định; nội dung GD nhà trường được chọn lọc một cách khoa học, sắp xếp
có hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội, con người; hoạt động GD, quátrình GD của nhà trường do các cán bộ quản lý và giáo viên có chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm thiết kế tổ chức và phương tiên của GD nhà trường lànguyên tắc tôn trọng học sinh, sinh viên
1.2.2.4 Quản lý học sinh
Công tác quản lý HS là công tác của các nhà quản lý GD, các lực lượng
GD và tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trong và ngoài trường học tham gialập và thực hiện kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiệncác nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch của nhà trường nhằm đạt được mụctiêu GD-ĐT
Mục đích quản lý HS nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực củacông dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 24Công tác học sinh phải được thực hiện theo đúng đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ GD-ĐT và phảibảo đảm khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trong các
khâu có liên quan đến HS.
1.2.3 Đổi mới và đổi mới công tác quản lý học sinh
1.2.3.1 Đổi mới
Theo từ điển Tiếng Việt đổi mới là “thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốthơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển”[11] Như vậynói đến đổi mới là nói đến sự tiến hành các cách thức mới nhằm làm thay đổimột quá trình nào đó để nó đem lại hiệu quả hơn cách thức cũ và cách thức đóphải phù hợp với sự phát triển của quá trình Để sự đổi mới thành công đòi hỏicon người phải tìm được những vấn đề cần đổi mới cũng như phải sáng tạo, tưduy những cách thức mới để giải quyết tốt các vấn đề đã tìm ra
1.2.3.2 Đổi mới công tác quản lý học sinh
Đổi mới công tác quản lý HS là tìm ra những cách thức quản lý mới hơnnhằm làm công tác quản lý HS có sự thay đổi tích cực, đạt hiệu quả hơn cáchthức quản lý trước đây và đảm bảo sự thay đổi đó phù hợp với định hướngphát triển của nhà trường
1.2.4 Giải pháp và giải pháp đổi mới công tác quản lý học sinh 1.2.4.1 Giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một vấn
đề cụ thể nào đó” [11] Như vậy nói đến giải pháp là nói đến những cách thứctác động nhằm thay đổi chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạngthái nhất định…., tựu trung lại, nhằm đạt được mục đích hoạt động Giải phápcàng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp con người nhanh chóng giải quyếtnhững vấn đề đặt ra Tuy nhiên, để có được những giải pháp như vậy, cầnphải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy
Trang 251.2.4.2 Giải pháp đổi mới công tác quản lý học sinh
Giải pháp đổi mới công tác quản lý HS là những cách thức tác độnghướng vào việc tạo ra những biến đổi tích cực trong công tác quản lý HSnhằm nâng cao chất lượng quản lý HS
1.3 Một số vấn đề về công tác quản lý học sinh ở trường TCCN 1.3.1 Sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý HS ở trường TCCN
HSSV nói chung và HS ở các trường TCCN nói riêng là những người cóđộ tuổi từ 16-25 Điều kiện xã hội hiện nay tạo cho họ điều kiện sống tốt hơn
về vật chất và tinh thần, cơ hội học tập cũng tốt hơn như được tiếp cận vớinhiều phương tiện GD hiện đại, khoa học nên tư duy năng động, sáng tạo vàđạt nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực Nhìn chung, sự tác động đốivới độ tuổi này là có nhiều mặt tích cực song cũng có nhiều mặt hạn chế.Mặt tích cực là lòng nhiệt tình, nhạy cảm với các vấn đề xã hội, cóhướng vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, năng động trong các hoạtđộng, quyết tâm thực hiện được những hoài bão của bản thân, chân thành, cởi
mở trong ý nghĩa việc làm Tuy nhiên, đối lập với những đức tính ấy lại lànhững hạn chế của tuổi trẻ, đó là việc thiếu kinh nghiệm sống, tính bồng bộtchủ quan, hấp tấp, vội vàng, nhẹ dạ cả tin, thiếu tính kiềm chế, gặp khó khăn
dễ hoang mang, dao động, dễ bị kích động, lôi kéo, thiếu tự chủ, thiếu tính kỷluật
Đối tượng HS ở các trường TCCN thường là những người có hoàn cảnhkhó khăn, đặc biệt về kinh tế, về hạn chế khả năng học tập ở bậc học tiếptheo, chỉ có một số ít là yêu thích nghề nghiệp Do đó công tác quản lý HS ởcác trường TCCN gặp rất khó khăn Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo củacác trường TCCN, ngoài việc đào tạo người học nghề trở thành những ngườilao động có tay nghề, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xã hội, thì các trường TCCNcần phải có sự đổi mới trong công tác quản lý HS nhằm giúp HS có sự phấn
Trang 26đấu trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong, đạo đức đáp ứng được yêucầu của nghề nghiệp và yêu cầu của người công dân Việt Nam
1.3.2 Nội dung quản lý công tác học sinh ở Trường TCCN
1.3.2.1 Công tác tổ chức hành chính:
Tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ GD-ĐT
và nhà trường; sắp xếp, bố trí vào lớp học; chỉ định ban cán sự lớp học sinhlâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho HS
Tổ chức tiếp nhận HS vào ở nội trú (nếu có)
Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HS
Tổ chức phát bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho HS
Giải quyết các công việc hành chính khác có liên quan cho HS
1.3.2.2 Tổ chức, quản lý hoạt động học tập:
Theo dõi, đánh giá ý thức học tập của HS; phân loại, xếp loại HS cuốimỗi học kỳ, năm học, khoá học;
Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động thi HS giỏi nghề và các hoạtđộng khuyến khích học tập khác;
Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HS; tổ chức cáchoạt động phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm gắn hoạt độnghọc tập với thực tế sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho HS nâng cao kiếnthức thực tế, kỹ năng nghề và tiếp cận với thị trường lao động
1.3.2.3 Tổ chức, quản lý hoạt động rèn luyện:
Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của HS; xếp loại kết quả rènluyện của HS theo từng học kỳ, năm học, khoá học
Tổ chức triển khai công tác GD tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngcho HS; các hoạt động GD truyền thống, văn hoá, phòng, chống các tệ nạn xãhội; GD đạo đức nghề nghiệp cho HS
Trang 27 Tổ chức các hoạt động GD pháp luật; phổ biến các chế độ, chính sáchcủa Nhà nước có liên quan đến HS, nội quy, quy chế vào đầu năm học, khoáhọc; tổ chức các hoạt động ngoài giờ khác cho HS.
Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HS; tạo điều kiện thuận lợicho HS tham gia tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; phốihợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chứcchính trị – xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HS,tạo điều kiện cho HS có môi trường rèn luyện, phấn đấu
1.3.2.4 Công tác văn nghệ, thể thao và hoạt động xã hội
Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trong vàngoài nhà trường
Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HS luyện tập thể dục, thể thao, rènluyện sức khoẻ
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền GD về bảo vệ môi trường, bảo vệsức khoẻ cộng đồng và các hoạt động xã hội khác
1.3.2.5 Công tác y tế
Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻcho HS khi nhập học; chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh và khám sức khoẻđịnh kỳ cho HS trong thời gian học tập theo quy định; giải quyết nhữngtrường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập; tuyên truyền, GD sứckhoẻ sinh sản cho HS
Tổ chức nhà ăn tập thể cho HS trong trường bảo đảm vệ sinh an toànthực phẩm
1.3.2.6 Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh
Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước quy định đốivới HS về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo vàcác chế độ khác có liên quan đến HS
Trang 28 Tạo điều kiện giúp đỡ HS tàn tật, khuyết tật, HS diện chính sách, HS
có hoàn cảnh khó khăn
1.3.2.7 Thực hiện công tác an ninh, trật tự, an toàn cho học sinh
Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bànnơi nhà trường trú đóng, khu vực có HS ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo
an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HS; giải quyết kịp thời các vụ việcliên quan đến HS
Tổ chức tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HS
1.3.2.8 Thực hiện công tác quản lý học sinh nội trú, ngoại trú
Công tác quản lý HS nội trú
+ Xem xét, tiếp nhận HS vào ở nội trú: Căn cứ vào nhu cầu của HS vàđiều kiện thực tế của nhà trường về chỗ ở nội trú và thứ tự ưu tiên theo cácquy định hiện hành, xem xét; bố trí chỗ ở nội trú cho HS Thứ tự ưu tiên vàdanh sách HS được vào ở nội trú phải được thông báo công khai tại nhàtrường
+ Tổ chức việc ăn, ở, sinh hoạt cho HS nội trú; thường xuyên đôn đốc
và định kỳ kiểm tra việc chấp hành nội quy ký túc xá, đảm bảo trật tự trị an,
an toàn và vệ sinh môi trường khu nội trú; tổ chức quản lý nề nếp sinh hoạt,học tập trong ký túc xá; phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, Hội Sinh viên Việt Nam (nếu có) và các đơn vị có liên quan tổ chứccác hoạt động văn hoá, thể thao cho HS nội trú
Công tác quản lý HS ngoại trú
+ GD HS nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, các quyđịnh của địa phương nơi cư trú; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhândân và HS; khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động do địa phương
tổ chức;
Trang 29+ Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương nắm bắt kịpthời thông tin về HS ngoại trú; tình hình thực hiện các quy định, nghĩa vụcông dân của HS nơi cư trú; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, khônglành mạnh, các hành động gây gổ, kích động, gây rối trật tự – trị an ở nơi cưtrú
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý học sinh
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý học sinh
Ý thức tự rèn luyện, tự giáo dục của học sinh
Môi trường giáo dục, môi trường văn hóa của nhà trường
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội
Kết luận chương 1
Công tác quản lý HS ở các trường TCCN hiện nay rất phức tạp, nhiềuvấn đề đòi hỏi bộ phận quản lý HS phải đổi mới cả về hình thức, nội dung,phương pháp quản lý Trong Chương 1 là một số nét cơ bản về những vấn đềmang tính lý luận trong công tác quản lý HS trong các trường TCCN Nó giúpchúng ta nhìn nhận một cách tổng quan về các nhân tố có trong quá trình quản
lý giáo dục HS Từ đó xác định được vị trí vai trò của từng đối tượng để đề ranhững chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm thu đựơc kết quả GD tốt nhất đápứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục - đào tạo
Trang 30CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ
Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 06 tháng 8 năm 1985 của Ủy ban nhândân (UBND) Quận 8 về việc thành lập Trung Tâm Dạy Nghề Quận 8
Quyết định số 3702/QĐ-UB-VX ngày 17 tháng 7 năm 1998 của UBNDTp.HCM về việc chuyển Trung Tâm Dạy Nghề Quận 8 thành Trường TrungHọc Nghề Quận 8 trực thuộc Sở GD&ĐT thành phố
Quyết định số 7346/QĐ-UB-VX ngày 30 tháng 11 năm 1999 của UBNDTp.HCM về việc chuyển trường Trung Học Nghề Quận 8 thánh trường TrungHọc KTNC Nam Sài Gòn trực thuộc Sở GD-ĐT thành phố
Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2009 của UBNDTp.HCM về việc đổi tên trường Trung Học KT&NV Nam Sài Gòn thánhTrường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn
Trường có chức năng nhiệm vụ sau:
1 Xây dựng chỉ tiếu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy,học tập, quản lý người học và các hoạt động GD khác theo mục tiêu, chươngtrình GD; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyến
2 Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chươngtrình khung do Bộ GD-ĐT ban hành Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình
Trang 31của các ngành đào tạo trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định do Hiệutrưởng nhà trường thành lập
3 Tổ chức nghiêm cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giaocông nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanhtheo quy định của pháp luật
4 Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đãi ngộcán bộ, viên chức
5 Tự đánh giá chất lượng GD và chịu sự kiểm định chất lượng GD của
cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng GD Xây dựng hệ thốnggiám sát và đánh giá chất lượng GD
6 Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vậtchất; được miễn, giảm thuế; vay tính dụng; huy động, quản lý, sử dụng cácnguồn lực theo quy định của pháp luật
7 Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đạihóa
8 Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chi phí cho cáchoạt động GD theo quy định của pháp luật
9 Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt độngGD; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xãhội
10 Liên với các tổ chức kinh tế, GD, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng GD, gắn đào tạo với sử dụng
và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn lựccho nhà trường
11 Hợp tác với các tổ chức kinh tế, GD, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định
Trang 3212 Thực hiện thẩm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các nhiệm vụ,quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của nhà trường.
Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn là trường TCCN, đào tạo đangành nghề có cơ cấu tổ chức sau:
2.1.2.1 Ban Giám hiệu
Hiệu trưởng :Phụ trách chung, nhân sự, tài chính
Phó hiệu trưởng 1 : Phụ trách đào tạo
Phó Hiệu trưởng 2 : Phụ trách đối ngoại và ngoại khóa
Cả 3 thành viên trong Ban giám hiệu đều có học vị thạc sỹ chuyên ngànhquản lý GD
2.1.2.2 Các phòng chức năng
Từ năm 2011 đến nay, Trường có 8 phòng chức năng để giúp việc vàtham mưu cho Ban Giám Hiệu quản lý, điều hành hoạt động GD của trường,gồm:
Phòng đào tạo và khảo thí;
Phòng Quản bá – Hợp tác
2.1.2.3 Các khoa tổ chuyên môn
Từ năm 2012, trường có 13 khoa và 1 tổ chuyên môn sau:
Khoa Khoa học xã hội;
Khoa Khoa học tự nhiên;
Khoa Công nghệ thông tin;
Khoa Cơ khí động lực;
Khoa Sư phạm mầm non –
Nữ công;
Khoa Cơ khí – Xây dựng;
Khoa Điện – Điện tử;
Khoa Kinh tế;
Trang 332.1.2.4 Các tổ chức chính trị
Trường có một chi bộ Đảng cơ sở với 34 đảng viên Các tổ chức đoànthể quần chúng, như: Công đoàn cơ sở có 11 tổ công đoàn với 150 đoàn viên;Đoàn Thanh niên Trường có 61 chi đoàn với hơn 500 đoàn viên Hội cựuchiến binh với 30 hội viên Hội chữ thập đỏ Nam Sài gòn
Hoạt động của Chi bộ và các đoàn thể hàng năm đều được TP xếp loạixuất sắc, nổi bật nhất về công tác chính trị tư tưởng, thực hiện các cuộc vậnđộng, chủ trương lớn liên quan đến ngành GD nhằm tăng cường GD đạo đức,phẩm chất chính trị trong cán bộ, GV và HS
2.1.2.5 Định hướng giải pháp phát triển trường (2010-2020)
Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn là đơn vị công lập, đào tạo đangành nghề từ bậc trung cấp trở xuống Để có thể thích nghi triển vọng pháttriển đến năm 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp, trường phấn đấunâng cấp lên Cao đẳng với 3 chuyên ngành chính:
- Y tế
- Sư phạm
- Điện tử - Công nghệ thông tin
Song song đó trường vẫn duy trì và từng bước phát triển các ngành đàotạo hiện hữu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội
Định hướng phát triển
1 Tầm nhìn
- Từ năm 2010 - 2015, trường nâng cấp thành trường Cao đẳng BáchKhoa Nam Sài Gòn (gọi tắt là trường Cao đẳng Nam Sài Gòn) Trong giai
Trang 34đoạn này, Trường tập trung củng cố và phát triển các nguồn lực đảm bảo chấtlượng và hiệu quả hoạt động, nâng cao uy tín trong nước.
- Từ năm 2015 – 2020 trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn trởthành trường đào tạo nghề nghiệp đạt đẳng cấp quốc tế, đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế – xã hội trong cả nước và hội nhập với thế giới
2 Sứ mệnh
- Là trường đào tạo nghề nghiệp công lập trọng điểm với nhiệm vụ đàotạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ có tay nghề cao, góp phần đáp ứng nhucầu nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của trong nước và quốc tế
3 Các giá trị
- Đối với đội ngũ CB-GV-NV:NĂNG ĐỘNG–SÁNG TẠO–GẮN KẾT
- Đối với người học: NHẠY BÉN – SẲN SÀNG – GẮNG SỨC
2.1.3 Đội ngũ cán bộ giáo viên của Trường
GV là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo, do đó độingũ GV luôn được nâng cao về chất lượng và số lượng Nhà trường luôn ràsoát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp độingũ GV và cán bộ quản lý theo quy định
Hiện toàn trường có 240 GV ( 141 Biên chế- 99 hợp đồng ), trong đó có
30 Đảng viên ( có 03 đồng chí dự bị) đạt 11,67% ( tính trên biên chế:19,86%); Cán bộ quản lý chưa là Đảng viên: 10/21 ( gồm 3 trưởng phòng( Thanh tra – pháp lý – Đảm bảo chất lượng; Tài chính – Kế toán; Quản bá –Hợp tác), 6 Trưởng Khoa ( Điện- Điện tử; Sư phạm mầm non, Khoa học tựnhiên, Khoa học xã hội, Pháp luật, Du lịch), 1 tổ trưởng ( GD thể chất – Quốcphòng) Không tính GV thỉnh giảng (72)
Trang 35Bảng 2.1: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy
Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác
Thâm niên giảng dạy của cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy
Tổng số Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Từ 11-20 năm Trên 20 năm
(không tính số giáo viên thỉnh giảng)Trong những năm qua nhà trường đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng giáoviên và cán bộ quản lý, hiện có 59 GV là thạc sỹ (40%) Hiện có 4 cán bộ, GV
là nghiên cứu sinh và gần 20 GV khác đang học sau đại học GV thườngxuyên được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, kiến thức chuyên ngành,100% GV có trình độ tin học, ngoại ngữ và sư phạm có trình độ A,B,C trong
đó có trên 20 GV có trình độ cử nhân anh văn
Để phát triển và đáp ứng nhu cầu đào tạo cho năm học mới nhà trườngcần bổ sung GV ngành điều dưỡng, ngành dược sỹ trung cấp, ngành y sĩ,ngành xây dựng pháp lý và sư phạm mầm non
2.1.4 Quy mô và chất lượng đào tạo của trường:
2.1.4.1 Quy mô
- Về số lượng tuyển sinh: Từ chưa đến 100 HS (1999-2000) lên 2500(2011-2012) HS chưa tốt nghiệp THPT cũng được học TCCN đúng theo quychế tuyển sinh
- Theo số liệu tổng kết 10 năm thành lập trường (1999- 2009) tổng số
HS đã tuyển và đào tạo, như sau:
+ Bậc công nhân kỹ thuật ( Trung cấp nghề): 2.555
Trang 36Bảng 2.2: Số liệu HS đào tạo sau 10 năm thành lập
Đa dạng hóa ngành nghề: từ 5 ngành (1999) lên 21 ngành (2009), đếnnay năm học 2011-2012, số ngành được phép đào tạo hệ TCCN của trườnglên đến 23 ngành, trong đó có 2 ngành thuộc dự án TEMASEK-SP-DOET.Hiện nay (2012 – 2013), trường còn được phép tuyển sinh thêm 4 ngành họcmới: Nghiệp vụ nhà hang – khách sạn, Thư ký văn phòng, Công nghệ kỹ thuậtnhiệt, Sư phạm mầm non, nâng tổng số lên 27 ngành học
Về hình thức đào tạo: Ngoài việc đào tạo tại trường, còn phối hợp vớicác địa phương khác tổ chức các lớp ngoài cơ sở (Cần Giờ, Hóc Môn, ĐồngNai, Đồng Tháp, Nha Trang, Bình Dương, Bình Phước, An giang…)
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo:
Tận dụng nhân lực cán bộ, giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị đểđào tạo các loại hình: TCCN, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, Đại học (phốihợp với các trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Nha Trang, Đại họcĐiện lực và Đại học Vinh; Sau Đại học (phối hợp Đại học Nha Trang, Đại
Trang 37học Bách Khoa Hà Nội); đào tạo theo địa chỉ (Phối hợp công ty Lasec, CtyI.C.O.N, khu công nghiệp Hiệp Phước, khu chế xuất Tân thuận…) Ngoài ratrường còn đảm nhiệm chức năng Trung Tâm Ngoại Ngữ – Tin Học.
2.1.4.2 Chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn
Nhà trường luôn có kế hoạch tổ chức các kỳ thi kết thúc học kỳ và tốtnghiệp đúng tiến độ, nhờ xây dựng chương trình thực tập cụ thể, chi tiết, chủđộng liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở y tế phù hợp với các ngànhtrường đào tạo để liên kết đào tạo, làm cơ sở cho HS đi thực tập
Trong năm học 2011- 2012 ( 2464 HS) kết quả đạt được như sau:
+ Két quả rèn luyện của HS:
Trang 38Hiệu suất đào tạo: 73,6%
2.1.5 Cơ sở vật chất của nhà trường
Trường hiện có 3 cơ sở: một cơ sở chính tọa lạc tại số 47 Cao phường 4- Quận 8 – Tp HCM, được xây dựng rất khang trang, một trệt 2 lầuchia làm 3 khu A,B,C để tiện quản lý và 2 cơ sở phân hiệu ( Phân hiệu Sưphạm mầm non – Nữ công và Phân hiệu cơ khí động lực) Hiện trường đangtiến hành các thủ tục để nâng cấp thành trường CAO ĐẲNG BÁCH KHOANAM SÀI GÒN
Lỗ-Là trường công lập, được sự quan tâm thiết thực của UBND TP.HCM và
Sở GD&ĐT nên trường thường xuyên được cấp kinh phí để xây dựng cơ bản
và bổ sung trang thiết bị dạy học hiện đại, tạo điều kiện cho việc dạy và họcđược nhiều thuận lợi, thoải mái như: Thư viện điện tử (30 máy vi tính), hangngàn đầu sách các chuyên ngành học, hội trường lớn có sức chứa 500 HS, 1
ký túc xá (500HS), căn tin, bãi đậu xe…
2.1.6 Quy mô HS
Trang 39Bảng 2.3 Số lượng HS hàng năm
Năm học đào tạoCác hệ
Chỉ tiêu tuyển sinh
TS học sinh đằng ký dự tuyển
Số học sinh trúng tuyển
Số HS
có hộ
khẩu thường trú tại TP
Số học học sinh nữ
Số HS người dân tộc
Vào học năm thứ 1
% so với chỉ tiêu
Tổng CT
CT NS 2009-
2.2.2 Nội dung khảo sát
-Thực trạng về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyên của HS-Thực trạng quản lý HS
-Thực trạng quản lý các chế độ chính sách đối với HS
-Thực trạng quản lý các hoạt động của HS
2.2.3 Đối tượng khảo sát
-Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 15 CBQL HS, 20 GV ; 15 CBQL và
150 HS nhà trường
2.2.4 Phương pháp khảo sát
Chúng tôi dùng phương pháp điều tra bằng Anket
2.2.5 Kết quả khảo sát
Trang 402.2.5.1 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyên của HS
Học tập và rèn luyện là hai mặt không quan trọng không thể thiếu của
HS các trường chuyên nghiệp Trong thời kỳ hội nhập và phát triền đất nước,đáp ứng với nhu cầu thực tiễn thì nêu cao ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyệntrong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoahọc và phẫm chất đạo đức, lối sống… là những yêu cấu hết sức cần thiết đốivới HS
Xác định rõ chất lượng của HS là yếu tố để khẳng định thương hiệu củanhà trường, chính vì thế trong công tác tổ chức, quản hoạt động học tập và rènluyện của HS đã được trường Trung cấp KT&NV Nam Sài Gòn rất chặt chẽ.Trước hết, đối với học tập, đây là khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối vớitất cả HS Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ GD-ĐT như
Quy chế đào tạo TCCN hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số
40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT,
Nhà trường còn ban hành nhiều văn bản quy định về việc học tập của HS.Ngoài việc kiểm tra của Phòng CTHS về sự có mặt của HS trên lớp, giáo viêngiảng dạy trên lớp cón có sự kết hợp với đoàn thanh niên thành lập thanh niêntình nguyện tại chỗ kiểm tra HS ở mọi lúc, mọi nơi Tiêu chí học tập cũng làyếu tố quyết định để nhà trường xem xét cử HS đi học các lớp cảm tình Đảng,như điểm trung bình chung các môn học phải từ 6.5 trở lên, không phải thi lạimôn nào, không qui phạm quy chế thi … Ngoài việc quản lý thời gian lên lớpthì khoảng thời gian ngoài giờ lên lớp là khoảng thời gian khá dài của HS.Đây cũng là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ với các bộ phụtrách HS của khoa, của giáo viên chủ nhiệm lớp, của ban cán sự lớp, của đoànthanh niên, nhằm giúp HS tự giác, chủ động trong học tập, kịp thời uốn nắncác hành vi lệch lạc, sai trái Trong mấy năm qua, công tác tổ chức quản lý