1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên kết câu trong đoạn văn nghị luận

57 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 354,64 KB

Nội dung

Chính vì vậy, với đề tài “Liên kết câu trong đoạn văn nghị luận” chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về các phương diện liên kết câu trong đoạn văn nhằm nắm được rõ hơn bản chất cũng như vai

Trang 1

Lời cảm ơn

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm

ơn chân thành tới cô giáo - Th.S – GVC Nguyễn Thi Thức đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, cùng toàn thể các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Trang 2

Lời cam đoan

Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Th.S

GVC Nguyễn Thị Thức Tôi xin cam đoan rằng:

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có tham khảo một số tài liệu, nhưng

khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi

Trang 3

Phần Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi đoạn văn là một chỉnh thể thống nhất nhỏ nằm trong chỉnh thể thống nhất lớn là văn bản Tính chỉnh thể thống nhất ấy được tạo thành nhờ các phương diện liên kết câu Liên kết câu làm cho đoạn văn không phải là phép cộng đơn thuần giữa các câu mà là một chỉnh thể có tổ chức Để tạo lập

được một đoạn văn, một văn bản có tính thống nhất, có tính chỉnh thể thì không thể thiếu yếu tố liên kết Vì vậy, việc tìm hiểu về liên kết câu trong

đoạn văn luôn là vấn đề có ý nghĩa

Trong khi viết văn cũng như trong thực tế giao tiếp nhiều người do chưa hiểu một cách đầy đủ về các phương diện liên kết nên đã không biết vận dụng linh hoạt các phương diện liên kết, không phát huy được vai trò và chức năng của chúng một cách đầy đủ và toàn diện để xây dựng văn bản, tạo nên tính mạch lạc cho văn bản Hệ quả tất yếu là dẫn đến nhiều lỗi trong diễn đạt, nội dung cần diễn đạt nhiều khi mơ hồ không rõ nghĩa

Chính vì vậy, với đề tài “Liên kết câu trong đoạn văn nghị luận”

chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về các phương diện liên kết câu trong đoạn văn nhằm nắm được rõ hơn bản chất cũng như vai trò của các phương tiện liên kết trong việc xây dựng đoạn văn và tạo lập văn bản

Việc thực hiện đề tài này nhằm trang bị cho bản thân hành trang tri thức

để bước vào nghề vững vàng hơn, tự tin hơn, đặc biệt giúp cho việc giảng dạy môn Ngữ văn trong trường phổ thông

Hiện nay, chất lượng viết văn của học sinh có phần ngày càng giảm sút Các nhà ngôn ngữ học và giáo viên dạy văn đều có một nhận xét chung: nguyên nhân chính của tình trạng này là do các em chưa biết viết đoạn văn, bài văn mạch lạc và logic Vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy văn là phải tìm cách khắc phục hiện tượng này

Trang 4

Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng trên cơ sở nghiên cứu những kiến thức lý thuyết và thông qua việc phân tích một số ví dụ cụ thể để rút ra được những điều cần thiết, bổ ích cho việc giảng dạy sau này của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng học Ngữ văn, cũng như nâng cao khả năng viết và diễn đạt của bản thân, bởi mỗi giáo viên dạy văn trước hết phải là một nhà hùng biện

2 Lịch sử vấn đề

Vấn đề liên kết câu trong đoạn văn không phải là vấn đề mới mẻ, trong khoảng những năm 40 của thế kỷ XX khi ngôn ngữ học văn bản đi tiếp quá trình thứ hai vượt qua khỏi giới hạn câu để đến với cácđơn vị trên câu là ngữ pháp văn bản thì vấn đề liên kết đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu và hình thành lên cả một hệ thống kiến thức trong việc xác định bản chất cũng như vai trò và chức năng của các phương diện liên kết câu

Theo các nhà nghiên cứu: Đoạn văn không phải là phép cộng đơn thuần của các câu Giữa các câu trong đoạn văn có những sợi dây liên kết quan hệ

chặt chẽ “Những sợi dây này – (K.Boxtơ viết vào năm 1949) – kéo dài từ câu

nọ sang câu kia nhiều đến nỗi tạo nên một màng lưới dày đặc ( ) trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại” [1]

Hiện tượng này về sau được xem là một phát hiện mới, một thuộc tính

đều đi đến một kết luận cuối cùng: không thể hình dung văn bản đứng ngoài tính liên kết, xét về mặt tổ chức, tính liên kết là đặc trưng cần yếu và

[1] Trần Ngọc Thêm – Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt – Nxb Giáo dục 2000

Trang 5

quan trọng nhất của đoạn văn, là điều kiện tối thiểu để xây dựng đoạn văn, để tạo lập văn bản

Các nhà nghiên cứu trước đây quan niệm: Tính liên kết chủ yếu chỉ hạn chế ở những biểu hiện hình thức Với cách hiểu như vậy, khái niệm tính liên kết có ngoại diên quá rộng và không có khả năng đóng vai trò nhân tố quyết

định trong việc phân biệt đoạn văn có liên kết với chuỗi câu hỗn độn Bởi ta có thể dễ dàng tạo ra những chuỗi câu có đủ các dấu hiệu liên kết hình thức nhưng không diễn đạt nội dung hoàn chỉnh nào

Đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng của đoạn văn, các nhà nghiên cứu ngày càng chú ý đến vai trò của liên kết ngữ nghĩa: X.I.Gridin (1972) rút ra kết luận rằng: “ở cấp độ trên câu, cú pháp được xây dựng trước hết trên cơ sở

sự phù hợp những đặc trưng ngữ nghĩa của các đơn vị thuộc cấp độ dưới” [1]

Nói về sự tương tác giữa các cú pháp của câu với cú pháp của văn bản, V.V.Bacđacnôp cũng nhấn mạnh rằng: “Điều quan trọng là sự tương tác ấy hoàn toàn trên cơ sở ngữ nghĩa”

Với sự bổ sung của “liên kết ngữ nghĩa” các nhà nghiên cứu ngôn ngữ

học văn bản đưa ra hai hướng xử lý

Hướng thứ nhất: Liên kết ngữ nghĩa hay chính là liên kết nội dung được xem xét một cách tách biệt khỏi liên kết hình thức Điều đó dẫn đến sự tách rời hoàn toàn hình thức khỏi nội dung và khiến cho ngoại diên của khái niệm

“tính liên kết” càng trở nên rộng hơn, càng có thêm nhiều “phi văn bản” được

coi là văn bản Ví dụ nhà nghiên cứu Tiệp Khắc K.Côgiupniôva đã thừa nhận

sự tồn tại của “những văn bản có đủ các dấu hiệu của liên kết hình thức

nhưng không có sự liên kết tư tưởng tương ứng”, và những “văn bản liên kết

về tư tưởng trần trụi” không có những dấu hiệu liên kết hình thức

Hướng thứ hai “tính liên kết” được định nghĩa là “ sự gắn bó về nghĩa

và về hình thức của các yếu tố không nhỏ hơn câu trong văn bản”, nghĩa là

[1] (Trần Ngọc Thêm – Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXBGD 2000)

Trang 6

đòi hỏi văn bản nhất thiết phải có đầy đủ cả liên kết hình thức lẫn liên kết ngữ nghĩa Cách hiểu này tuy hiện đang được chấp nhận khá rộng rãi nhưng thực chất lại rơi vào một thái cực mới Từ chỗ quá rộng, nó lại trở thành quá chật, không bao quát hết được các loại văn bản A.A Leonchep không thừa nhận những đối thoại không nhằm vào một chủ đề, một mục đích nhất định là văn

bản “mà phần lớn đối thoại đều như thế!” Nhà nghiên cứu Ba Lan

M.Maienova cũng không coi đối thoại là văn bản Theo cách hiểu này cũng sẽ

không thể coi là văn bản hàng loạt những văn bản “ kịch phi lý” đang thịnh

hành ở phương Tây [1]

Liên kết nội dung là khái niệm thuộc loại khó định nghĩa Nó được giải

quyết thông qua cách phân tích một số ví dụ rằng: “ Tất cả các câu trong đó

đều phối hợp cả các câu với nhau một cách hài hoà, bổ sung cho nhau để thể hiện cùng một nội dung” và khái niệm “liên kết nội dung” rộng hơn khái

niệm “liên kết ngữ nghĩa” “Liên kết nội dung” chỉ được nhận ra trong mối

quan hệ với liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung”

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Khi nghiên cứu “Liên kết câu trong đoạn văn nghị luận”, chúng tôi đi

sâu phân tích, tìm hiểu bản chất của các phương diện liên kết

Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học văn bản, chúng tôi hệ thống hoá lại các khái niệm, cách

[1], [2] (Trần Ngọc Thêm – Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, 1985)

Trang 7

phân loại các phương diện liên kết, xem xét vai trò, chức năng liên kết của chúng trong đoạn văn, trong văn bản Qua đó, hình thành cho bản thân một quan niệm, một vốn kiến thức về phương diện liên kết một cách cơ bản và có

hệ thống Trên cơ sở lý thuyết, người viết đi phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy sự thể hiện của các phương diện liên kết trong đoạn văn

4 Phạm vi nghiên cứu

Liên kết câu trong đoạn văn là vấn đề đa dạng, phong phú Do vậy, chúng tôi không thể phân tích, tìm hiểu nó ở từng đoạn văn của những văn bản thuộc mọi phong cách khác nhau Chúng tôi chỉ giới hạn phân tích các phương diện liên kết câu trong đoạn văn thuộc thể loại văn bản nghị luận

Trang 8

Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận

1.1.Khái quát về câu tiếng Việt

1.1.1 Quan niệm về câu cấu trúc

Câu là một hiện tượng đa dạng phong phú trong nghiên cứu ngôn ngữ Tuỳ theo những góc độ nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu đề xuất những tiêu chí xác định câu khác nhau Dưới đây là một số quan niệm về câu:

Ngôn ngữ học truyền thống quan niệm:

“Câu là sự tổ hợp các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn”

Blunphin viết: “Câu là một hình thái ngôn ngữ độc lập không bị bao

hàm vào bất kỳ một hình thái ngôn ngữ nào phức tạp hơn, bởi một kiểu cấu trúc ngữ pháp này hay một kiểu cấu trúc ngữ pháp nọ”

Vinôgradôp viết : “Câu là một đơn vị hoàn chỉnh của lời nói, được hình

thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định làm công cụ quan trọng đề giao tiếp Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt hiện thực mà còn có cả mối quan hệ đối với hiện thực”

Trong cuốn “ Ngữ pháp tiếng Việt” Nguyễn Tài Cẩn lại không nêu

thành định nghĩa, mà nêu những đặc trưng cơ bản của câu:

Khẳng định câu là một đơn vị của ngôn ngữ biểu thị một tư tưởng tương

Trang 9

Quan niệm khác về câu: “Câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói được dùng

từ hay đúng hơn là dùng ngữ mà cấu tạo nên trong quá trình tư duy, thông báo, nó có nghĩa hoàn chỉnh có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập” [1]

Nguyễn Thị Thìn định nghĩa: “Câu là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có

chức năng thông báo được dùng trong giao tiếp hàng ngày”

Trên đây là những quan niệm về câu tiếng Việt Qua việc nghiên cứu và

đưa ra những quan niệm khác nhau về câu, cuối cùng các nhà nghiên cứu cũng

đưa ra một định nghĩa chung nhất về câu như sau:

“Câu là một đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ chứa đựng một nội dung

thông báo tương đối hoàn chỉnh, được cấu tạo theo một quy tắc ngữ pháp nhất định của một ngôn ngữ cụ thể và luôn luôn găn liền với một ngữ điệu

được dùng để giao tiếp và biểu hiện tư duy”

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của câu

Về chức năng:

Câu là đơn vị ngôn ngữ có chức năng giao tiếp, hành vi thông báo là hành vi quan trọng nhất của câu trong giao tiếp hàng ngày Ngoài ra, câu còn

có thể được sử dụng để thực hiện nhiều hành vi ngôn ngữ khác

Câu là đơn vị ngôn ngữ có chức năng biểu thị tư duy phán đoán, mọi phán đoán đều được biểu thị bằng câu

Phán đoán là một hình thức của tư duy nhằm nhận thức được hiện thực khách quan, mỗi phán đoán đơn là sự liên hệ giữa một khái niệm về một đối tượng được phán ánh, được ký hiệu là S với một khái niệm về thuộc tính của

đối tương được ký hiệu là P

Như vậy, mỗi phán đoán đơn được tạo thành bởi hai bộ phận:

Chủ từ logic S: biểu thị đối tượng của nhận thức

Vị từ logic P: biểu thị nội dung nhận thức về đối tượng P có thể là một

[1] Nhiều tác giả - Ngữ pháp tiếng Việt – 1983.Nxb Giáo dục

Trang 10

thuộc tính động hoặc thuộc tính tĩnh của đối tượng S

Mối quan hệ giữa S và P có thể được thể hiện trực tiếp không cần quan

hệ từ, cũng có thể được thể hiện gián tiếp qua liên từ “là” trong trường hợp khẳng định, và qua các từ ngữ phủ định “không là” trong trường hợp phủ định

Phán đoán đơn được biểu thị bằng câu đơn hai thành phần chính:

Chủ ngữ (CN): Biểu thị đối tượng nhận thức S

Vị ngữ (VN): Biểu thị nội dung nhận thức P

Trong giao tiếp, câu còn được dùng để biểu thị những phán đoán phức: Phán đoán phức là sự kết hợp giữa hai hay nhiều phán đoán đơn tạo thành, phán đoán phức có thể được biểu thị bằng một câu đơn có một chủ ngữ và nhiều vị ngữ, cũng có thể được biểu thị bằng một câu ghép có nhiều vế

Ví dụ1: Bạn ấy vừa thông minh vừa chăm chỉ

Thứ hai: Về hình thức ngữ pháp: Mỗi câu có một cấu tạo ngữ pháp hoàn chỉnh, và có tính chất độc lập (hiểu một cách tương đối) Câu là một kiểu kiến trúc ngôn từ lớn nhất và các thành tố cấu tạo nên nó có sự phụ thuộc vào nhau bởi những quan hệ ngữ pháp nhất định đã được ngữ pháp truyền thống nhận định, đó là ba quan hệ ngữ pháp cơ bản:

Trang 11

Chủ ngữ - vị ngữ: Quan hệ phụ thuộc hai chiều

Chính - phụ: Quan hệ phụ thuộc một chiều

Đẳng – lập: Quan hệ ngang hàng,bình đẳng

Giữa các câu không có mối quan hệ ngữ pháp chặt chẽ như vậy, mỗi câu là một đơn vị độc lập về mặt cấu tạo (hiểu theo nghĩa là câu nọ không làm thành phần ngữ pháp của câu kia.) Mỗi thành tố trực tiếp cấu tạo thành câu

được đặc trưng bởi một chức năng ngữ pháp nhất định gọi là chức năng đảm nhiệm thành phần câu như: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ Một câu được gọi là

đúng ngữ pháp (khi nó tách khỏi văn cảnh) là do cấu tạo nội tại của câu quyết

Chú ý: Tính độc lập hoàn chỉnh về ngữ pháp của câu không đồng nghĩa

với sự biệt lập và hiểu theo nghĩa tương đối, khi câu nằm trong các đoạn văn hay trong các văn bản thì nó bị sự chi phối bởi mối quan hệ giữa nó với các câu đứng trước và sau nó để thực hiện nhiệm vụ triển khai chủ đề cho văn bản

Đặc trưng về nội dung

Nội dung của hầu hết các câu gồm hai thành phần nghĩa cơ bản

Nghĩa biểu hiện: Là nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa nội dung câu với hiện thực được phản ánh, kí hiệu P

Thành phần nghĩa tình thái được ký hiệu là M: thể hiện mối quan hệ của người nói đối với hiện thực khách quan được nói tới trong câu hoặc với người nghe

Nghĩa tình thái thể hiện hai nội dung:

Lập trường, thái độ, tình cảm, cảm xúc, quan hệ của người nói đối với

sự kiện được nói tới ở trong câu hoặc với người nghe

Trang 12

Hành vi ngôn ngữ ở lời: Mục đích phát ngôn của người nói

1.1.3 Câu trong ngôn bản

Câu tiếng Việt là một hiện tượng ngôn ngữ khá phong phú và phức tạp

Để hiểu toàn diện hơn về câu tiếng Việt chúng ta không thể chỉ tìm hiểu ở những câu văn rời, mà phải tìm hiểu câu trong mối quan hệ với đoạn văn, và văn bản Chúng ta đặt câu trong đoạn văn để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn, các phương diện liên kết câu thể hiện như thế nào? và trong văn bản câu bị chi phối ra sao?

Chúng ta biết rằng ngôn bản có hai dạng: Dạng nói và dạng viết Ngôn bản nói chính là những giao tiếp hàng ngày của con người, đó là những đoạn hội thoại, đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau

Câu trong dạng nói thường ngắn gọn, xem xét câu trong ngôn bản nói thường khó thấy được hết những chức năng, đặc điểm của câu và sự chi phối của ngôn bản đối với câu

Ví dục: Có đoạn đối thoại giữa A và B:

A hỏi B: Hôm nay là thứ mấy nhỉ?

B trả lời: Thứ năm

A nói: Vậy đã cuối tuần đến nơi đấy!

Bạn có kế hoạch gì không?

B trả lời: ở nhà ngủ thôi Kế hoạch gì?

Nếu chúng ta muốn tìm hiểu về câu trong ngôn bản nói thì đó là một vấn đề khá phức tạp Trong ngôn bản viết, câu biểu hiện cụ thể hơn, chịu sự chi phối nhất định của ngôn bản

Ví dụ: “ Chưa kể cái cảm xúc rất tinh vi khi nghe chiếc lá đa “tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”, cả bài thơ thật ngắn gọn, không thừa câu, rườm chữ, mà rộng lớn một cách tự nhiên, không rườm gượng và khêu gợi rất giỏi

Đây là một “bút pháp người lớn”

Trang 13

Dưới đây là vài nét về những bài thơ em Khoa làm từ năm 1969 lại

Câu thường được dùng với hai nghĩa:

Nghĩa thông thường: Câu được hiểu là một câu nói cụ thể được gắn liền với ngữ cảnh và cũng có thể tách rời ngữ cảnh

Nghĩa thuật ngữ khoa học: Câu được hiểu là một câu nói cụ thể được tách khỏi ngữ cảnh tồn tại và chứa đựng nội dung mệnh đề

Phát ngôn: Thường được dùng với hai nghĩa

Phát ngôn được hiểu như một sự phát ngôn, được coi như là một hành vi ngôn ngữ, hành vi nói năng của con người, đó là hành động tạo ra lời nói và n

được thực hiện bằng chính việc phát ra những câu nói và không có ranh giới xác định

Phát ngôn được coi là lời phát ngôn, đó là chuỗi từ ngữ được phát ra, là kết quả, sản phẩm của sự phát ngôn, nó có ranh giới xác định giữa hai quãng ngắt hơi

Như vậy, câu và phát ngôn có những điểm trùng nhau hoặc không trùng nhau

Câu là đơn vị của ngôn ngữ, nó có tính tái sinh, được nhắc đi nhắc lại trong lời nói, là một khuôn hình ngữ pháp chung để từ đó có thể cấu tạo ra nhiều phát ngôn cụ thể, nó là cái tương đối ổn định nằm trong các phát ngôn

Trang 14

cụ thể và chỉ được phát ra từ những phát ngôn cụ thể qua việc nghiên cứu chúng Câu là kết quả được rút ra từ quá trình phân tích các phát ngôn

Phát ngôn: Là đơn vị của lời nói, không có tính tái sinh, để thể hiện những nội dung mới, phát ngôn là những biến thể lời nói của câu, là biểu hiện

cụ thể, trực tiếp của câu trong từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định Nó là một hoạt động giao tiếp, một đơn vị thông báo mà người nghe có thể tiếp nhận

được trong hoạt động giao tiếp

Quan hệ giữa câu và phát ngôn là quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cụ thể

1.2 Đoạn văn và liên kết câu trong đoạn văn

1.2.1 Khái niệm đoạn văn

Tên gọi “đoạn văn” trong tiếng Việt được dùng để chỉ nhiều khúc đoạn khác nhau, chủ yếu là của văn bản viết

Đứng trước câu hỏi “Bài văn này chia làm mấy đoạn?” có người trả lời hai đoạn, có người trả lời ba đoạn Thực ra sự phân đoạn như vậy là căn cứ vào

ý nghĩa chung trong văn bản để tìm ra những khúc đoạn ý lớn của văn bản đó Những phần như vậy nên gọi là đoạn ý để không gây nhầm lẫn

Ví dụ:

“ Đến khi miêu tả thiên nhiên, cách nhìn của Xuân Hương cũng thật kỳ lạ Nó như có ma lực làm cho mọi vật sống lên, sôi động.(a)

Màu sắc dường như muốn thét lên Tấm ván đẫm sương trên bờ giếng,

ánh sáng chiếu vào thì không chỉ trắng mà trắng phau phau “cầu trắng phau phau đôi ván ghép” (Cái giếng) Trăng đang độ rằm, lúc mới lên trong trĩnh như một quả cây lại vàng ửng như đã chín thì là chính rục, chín mõm mòm:

“Một trái trăng thu chín mõm mòm” (Trăng) ” (b)

(Lê Trí Viễn – Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương)

Hai khúc đoạn này có thể coi là hai đoạn văn hay không? Chúng ta thấy rằng: Khúc đoạn a chỉ đóng vai trò như là câu chủ đề , câu chốt nói về cách

Trang 15

Hồ Xuân Hương miêu tả thiên nhiên Khúc đoạn b là sự chứng minh cho khúc

đoạn a Vậy thì có thể coi đó là hai đoạn văn được không Đây không phải là hai đoạn văn, mà nó là hai đoạn ý của một đoạn văn hay chỉ là những đoạn ý nhỏ của một đoạn văn

Với tư cách là một bộ phận trong việc xem xét văn bản, tên gọi “đoạn văn” cần được xác định chặt chẽ hơn

Diệp Quang Ban quan niệm: “Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chấm xuống dòng”.[ 1]

Trong cách hiểu này, đoạn văn thuộc về phương diện kết cấu – phong cách học

Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau được xây dựng theo một cấu trúc nhất định và được thể hiện một tiểu chủ

đề của văn bản Đoạn văn được tách ra bằng dấu hiệu hình thức: Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng chỗ chấm xuống dòng

Đoạn văn là một đơn vị lớn hơn câu và nhỏ hơn văn bản những dung lượng của nó cụ thể như thế nào thì không thể xác định được, chỉ có thể xác

định ranh giới của đoạn văn căn cứ vào chủ đề mà nó lựa chọn biểu hiện

Một đặc điểm dễ nhận biết đoạn văn đó là dựa vào câu chủ đề, câu chủ

đề mang một nội dung thông tin chính, lời lẽ ngắn gọn, thường đầy đủ cả chủ ngữ vị ngữ, câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn, có trường hợp xen vào giữa đoạn Câu chủ đề thường là câu tự nghĩa hay câu chủ ngôn

1.2.2 Liên kết câu trong đoạn

1.2.2.1 Khái niệm” Liên kết”

“Liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau Nói chi tiết hơn, liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này

[1]Diệp Quang Ban – Giao tiếp văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn tr 290

Trang 16

thì phải tham khảo nghĩa của yếu kia và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết được với nhau”.[1]

Văn bản hay là đoạn văn không phải là phép cộng đơn thuần của các câu, tập hợp các câu chỉ được gọi là đoạn văn, văn bản khi giữa chúng có những sợi dây liên kết chặt chẽ Như vậy, để có được một đoạn văn, một văn bản thì điều kiện đầu tiên là phải xem xét về tính liên kết giữa các câu

Tính liên kết là mạng lưới các mối quan hệ, chính là mối quan hệ giữa các từ, các câu và các đoạn

Ví dụ: “ Cắm đi một mình trong đêm Trận địa đại đội hai ở phía bãi bồi bên một dòng sông Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối”

Ta thấy: Bốn câu trong ví dụ trên là bốn nội dung, không có liên quan

đến nhau, bốn câu này không có mạng lưới liên kết, không có mối quan hệ với nhau Chúng là bốn câu độc lập, không có liên quan với nhau về nội dung, ý nghĩa, mỗi câu diễn đạt một nội dung khác nhau

Tính liên kết là một điều kiện cơ bản để cho một chuỗi câu trở thành

đoạn văn, văn bản và nó làm cho đoạn văn, văn bản trở thành một thể thống nhất chặt chẽ, một khối định hình về các mặt: nội dung, hình thức, và kết cấu

Như vậy, các câu khi đi vào đoạn văn hoặc văn bản thì phải nằm trong mạng lưới liên kết và tham gia sự duy trì liên kết, tách khỏi mạng lưới liên kết các câu sẽ mất đi giá trị đích thực của nó Vậy thì, trong đoạn văn liên kết có vai trò và tác dụng như thế nào?

Liên kết có khả năng biến những câu tưởng như là sai ngữ pháp thành những câu đúng và có giá trị thông báo, có giá trị nghệ thuật

Liên kết có khả năng biến những kết hợp sai nghĩa thành những kết hợp

Trang 17

Liên kết có thể làm cho một chuỗi câu không có liên quan gì đến nhau trở thành một bộ phận của văn bản

1.2.2 Các phương diện liên kết trong đoạn văn

Liên kết được xem xét ở hai phương diện: Liên kết nội dung và liên kết hình thức Hai phương diện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, “giữa hai mặt liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ: liên kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung liên kết”.[ 1]

Liên kết nội dung bao gồm: Liên kết chủ đề và liên kết logic nó là hai mặt không thể tách rời trong phương diện này

Liên kết hình thức, chúng ta tìm hiểu trên hai phương tiện chủ yếu: Các phương tiện từ vựng và các phương tiện ngữ pháp dùng để liên kết câu

Các phương tiện từ vựng dùng để liên kết câu:

Phép lặp từ vựng

Lặp ngữ âm

Sử dụng từ đồng nghĩa

Sử dụng từ trái nghĩa

Sử dụng các từ có liên hệ liên tưởng

Sử dụng đại từ thay thế

Phương tiện ngữ pháp để liên kết câu:

Trang 18

Chương 2 Các phương diện liên kết câu trong đoạn văn 2.1 Liên kết nội dung:

Liên kết nội dung là sự móc nối ý nghĩa giữa các bộ phận trong văn bản nhằm bộc lộ ý nghĩa chủ đề của văn bản

Lý thuyết văn bản về liên kết bao gồm cả mặt liên kết hình thức lẫn mặt liên kết nội dung là giai đoạn phát triển mới sau giai đoạn quan niệm liên kết chỉ thuộc bề mặt hình thức Liên kết nội dung và liên kết hình thức luôn là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau: “tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất

có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản” [1] Vì vậy nói đến liên kết hình thức không thể không nói đến liên kết nội dung

Liên kết nội dung là khái niệm thuộc loại khó định nghĩa Liên kết nội dung chỉ được nhận ra trong mối quan hệ với liên kết hình thức: “Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung” [2 ]

Liên kết nội dung sẽ được nhận biết rõ hơn thông qua việc xem xét hai bình diện của nó: Liên kết chủ đề và liên kết logic

Liên kết chủ đề đòi hỏi toàn văn bản phải xoay quanh một chủ đề Chủ

đề lớn có thể chia tách thành các tiểu chủ đề được thể hiện qua phần nêu của các phát ngôn Liên kết chủ đề chính là sự tổ chức những phần

nêu trong các phát ngôn

[1], [2] Trần Ngọc Thêm – Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt 1985

Trang 19

Nói cách khác: Liên kết chủ đề là mối liên hệ giữa các ý trong văn bản nhằm vào đối tượng chủ đề nhằm đảm bảo tính thống nhất về đối tượng của văn bản

Ví dụ1:

“Đức hạnh với lòng kiên trinh, sức chịu đựng, nghị lực của phụ nữ trong cuộc sống, từ lâu đã thành truyền thống Cuộc đời đầy áp bức, bất công, giăng giăng những trói buộc, khinh khi chỉ làm sắc thêm đức hạnh của người con gái

được rèn luyện trong lao động và thương đau Hạt mưa, con thuyền là phía thở dài, “Bánh trôi nước” mới là một sử thi trọn vẹn, dù chỉ mấy mươi chữ: Có hiện thực khổ đau của hạt mưa, con thuyền, nhưng còn đức kiên trinh, còn nghị lực, kể cả phản lực vượt lên cái khổ đau ấy “Tấm lòng son” đó mới thật quý Chính nhờ nó mà có gia đình, có dạy con, nuôi chồng và lúc cần, cầm gươm lên ngựa hoặc hy sinh như những Lệ Nương, An Tư thời xưa, Minh Khai, Võ Thị Sáu thời cách mạng”

(Giáo sư Lê Trí Viễn- Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, tr 22) Chủ đề của đoạn văn: Nói về lòng kiên trinh, sức chịu đựng, nghị lực của phụ nữ trong cuộc sống

Liên kết chủ đề của đoạn văn thể hiện ở mối liên hệ giữa các sự kiện,

sự việc:

áp bức, bất công trong cuộc đời càng làm sắc thêm đức hạnh của người con gái

Nghị lực vượt lên khổ đau

“Tấm lòng son” của người phụ nữ

Có thể thực hiện việc liên kết chủ đề bằng hai cách:

Thứ nhất: Duy trì chủ đề, hiểu một cách đơn giản là nhắc lại cùng một vật, một việc nào đó trong các câu có liên kết với nhau

Trang 20

Ví dụ 2:

“ Con người Xuân Hương như đã biết: Một tính cách mãnh liệt, tha thiết với những ngày yêu thương, đầm ấm trọn vẹn Nhưng Xuân Hươngđã bị mất mát những ngày tháng sôi động nhất của tuổi đáng được hưởng hạnh phúc Có

lẽ lúc nhà thơ làm bài này tuổi đã xế Một quãng đời đi qua trong xót xa Nỗi chua chát ấy hiện lên trong đêm, lúc tàn canh, giật mình Thương thân trách phận”

(Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII)

Triển khai chủ đề: Nói về tinh thần nhân đạo trong thơ Phùng Khắc Khoan

Trang 21

Các phép liên kết cơ bản dùng để triển khai chủ đề gồm có: Phép liên tưởng và phép đối Với hai phép liên kết này có thể tạo ra chuỗi chủ đề khu biệt, tức là chuỗi của những chủ đề (đề tài) khác biệt nhau

Trong liên kết chủ đề cần lưu ý:

Các vật được diễn đạt bằng các danh từ, cụm danh từ xuất hiện trong chuỗi câu liên kết nhau (cũng như trong toàn văn bản) đều có khả năng trở thành chủ đề (đề tài) dùng cho liên kết chủ đề

Các việc, hiện tượng, các tính chất được diễn đạt bằng động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ hay một cụm chủ vị, cũng có thể trở thành chủ đề trong liên kết chủ đề

Trong việc xem xét liên kết chủ đề không nên dùng các thuật ngữ cú pháp như chủ ngữ, bổ ngữ, vị ngữ, để tránh lúng túng trong việc xem xét các liên hệ liên kết Bởi vì trên thực tế những thuật ngữ ấy chỉ được xác định bên trong một câu đơn, chúng không có tác dụng nhiều trong việc liên kết câu, còn ở liên kết chủ đề thì có thể nói là chúng không có tác dụng liên kết

2.1.2 Liên kết logic

ở liên kết logic sự chú ý tập trung vào phần nêu đặc trưng của vật, việc

được nói tới Có thể xem xét liên kết logic ở hai phạm vi rộng hẹp khác nhau: Bên trong một câu và giữa câu với câu (hoặc rộng hơn: giữa cụm câu này với cụm câu khác)

Liên kết logic là sợi dây nối kết hợp lý giữa vật, việc với đặc trưng của chúng trong một câu và giữa đặc trưng này với đặc trưng kia trong những câu liên kết với nhau

Ví dụ:

“ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên

là ánh trăng lừa dối Nó có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”

(Trăng sáng – Nam Cao)

Trang 22

Đặc trưng của nghệ thuật là phản ánh hiện thực nó hãy thực hiện đúng

đặc trưng đó mà không nên bị gán ghép với một đặc trưng nào khác không hợp lý

Qua việc xem xét liên kết nội dung theo hai phương diện: liên kết chủ

đề và liên kết logic, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của liên kết nội dung trong việc làm cho một chuỗi câu trở thành văn bản

Nếu liên kết chủ chủ đề được tạo ra bởi mối liên kết giữa các sự vật thì liên kết logic chủ yếu được tạo ra bởi hành động, trạng thái, tính chất của các

sự vật đó Sự liên kết logic có thể quy về một số kiểu như sau: Quan hệ nhân quả, quan hệ bao hàm, quan hệ nhượng bộ, quan hệ đồng nhất, quan hệ móc xích, quan hệ so sánh, quan hệ loại suy

2.2 Liên kết hình thức

Liên kết hình thức là “Hệ thống các phương thức liên kết hình thức”, và những cái được liên kết với nhau trong văn bản là các câu (phát ngôn)

Liên kết hình thức là các phương tiện vật chất để nối kết các câu trong

đoạn văn, trong văn bản Liên kết hình thưc rất phong phú nó có thể là liên kết trực tiếp, liên kết cách bức, liên kết bắc cầu hoặc có thể là những phép thế, phép nối, phép lặp,

Liên kết hình thức chủ yếu được thực hiện bằng hai phương tiện: Phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp sử dụng để liên kết câu

Phương tiện liên kết là các yếu tố hình thức cụ thể của ngôn ngữ tham gia vào việc tạo ra sự nối kết giữa các câu với nhau “Phương tiện liên kết là những yếu tố ngôn ngữ cụ thể được dùng trong việc nối kết câu với câu”.[1 ]

2.2.1 Các phương tiện từ vựng dùng để liên kết câu

2.2.1.1 Phép lặp từ vựng

“Phép lặp từ vựng là một dạng thức của phương thức lặp mà ở đó chủ tố lặp và lặp tố là những yếu tố từ vựng (từ thực, cụm từ)” [ 2]

[11 Diệp Quang Ban SĐD

[2] Trần Ngọc Thêm SĐD

Trang 23

Lặp từ vựng là dạng thức liên kết phổ biến nhất trong văn bản Hiện tượng lặp từ vựng phổ biến đến mức giữa nó và tính liên kết của văn bản tồn tại một mối quan hệ hai chiều

Trước hết, ở một văn bản có liên kết, tất yếu phải có lặp từ vựng Đây là hậu quả do mâu thuẫn giữa tính hình tuyến của văn bản và tính nhiều chiều của hiện thực gây ra Bởi lẽ các đối tượng của hiện thực luôn nằm trong những mối quan hệ đa dạng khác nhau và được xem xét từ nhiều góc độ Để thể hiện

được những mỗi quan hệ ấy và những góc độ cần xem xét ấy trong một văn bản hình tuyến, bắt buộc đối tượng phải xuất hiện nhiều lần, tên gọi của đối tượng phải lặp lại ở bất kỳ một chuỗi câu nào, nếu đã có lặp từ vựng thì sự liên kết cũng xuất hiện Nếu hai câu có chứa những từ được lặp lại thì chắc hẳn chúng cùng bàn về một chủ đề Như vậy, lặp từ vựng là một dạng thức liên kết dùng để thể hiện liên kết chủ đề của văn bản

Ví dụ1:

“Một phản đề dễ hiểu thêm lòng yêu sự sống ở Xuân Hương là những lời tâm sự trước cái chết Có cái chết bên hàng xóm láng giềng Nhiều kẻ chết, nhiều kiểu chết Nhưng Xuân Hương chỉ quan tâm mỗi một cảnh chết chồng ấy là Xuân Hương có quan điểm rành rọt của mình Chết nào cũng mất mát đau thương Chết chồng mới là mối đau khổ nhất của người phụ nữ Và thường tình phụ nữ là nhiều nước mắt, nhiều tiếng khóc nhất Lấy gì để khuyên giải? không một gương người nào có thể có hiệu lực lau nước mắt cho

họ được Dùng trí khôn của sự sống vậy Nào: người ta khóc tràn ra đó, giàu thì khóc bằng ma chay linh đình, khóc bằng thầy tu, bằng vàng mã, nghèo thì quả trứng, lưng cơm liệm sấp chôn nghiêng nhưng rồi ít lâu ai cũng trở lại lao động bình thường lao động thì lo làm, lo ăn, lo con, lo cái Khóc thì phải nhưng hơi đâu khóc mãi”

(Giáo sư Lê Trí Viễn – Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương)

Trang 24

ở đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phép lặp từ vựng, nhấn mạnh khắc sâu vấn đề: Xuân Hương nói về cái chết để khẳng định lòng yêu cuộc sốngcủa mình

Ví dụ 2:

“ Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh, Kiều

là một người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang ở trong cuộc sống, mỗi bước chân Kiều đều vấp phải mọi bất chắc thì trên quãng đường ngang dọc, từ không hề gặp khó khăn Suốt cuộc đời, Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình Kiều quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cười Kiều đội trên đầu nào“ trung” nào “ hiếu” thì trên đầu Từ chỉ là một khoảng trống không “Nào biết trên đầu

có ai” Nếu Kiều lê lết trên mặt đất đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên cao phóng túng tự do.Kiều là hiện thân của mối mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên hình của mối mặc cảm tự tôn”

Về mặt sử dụng: Phép lặp từ vựng có khả năng truyền cho văn bản tính chính xác, rõ ràng, chặt chẽ Chính vì vậy mà nó được dùng phổ biến để lặp các thuật ngữ trong văn bản khoa học, văn bản hành chính, và một phần trong văn bản chính luận

Đối với các loại từ không phải thuật ngữ và đối với các loại văn bản khác, thì phải tránh lặp từ vựng vì sự xuất hiện của nó quá nhiều gây lên cảm giác đơn điệu, nhàm chán, hiện tượng này rất phổ biến trong các bài làm của

Trang 25

học sinh Để khắc phục lỗi lặp từ thì cần cố gắng đạt đến sự đa dạng, phong phú của văn bản bằng cách dùng các phương thức liên kết khác để thay thế cho nó, ví dụ như: các phép thế, các phép tỉnh lược

Tuy nhiên, trong một số trường hợp lặp từ vựng vẫn có thể được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật trong các văn bản văn học

Phép lặp ngữ âm như một dạng thức liên kết phát ngôn được sử dụng trong mọi loại văn bản, và nó được thể thiện rõ nhất trong các loại văn vần

Trong văn vần, các phương tiện liên kết lặp ngữ âm đều được sử dụng, tuy nhiên lặp số lượng âm tiết được sử dụng nhiều hơn cả

Ngoài việc dùng để liên kết câu, lặp ngữ âm còn đem lại cho văn xuôi tiếng Việt tính nhịp điệu, tính nhạc, tính thơ rất rõ rệt

[1] Trần Ngọc Thêm - SĐD

Trang 26

2.2.1.3 Sử dụng các từ đồng nghĩa

Khái niệm: “Phép thế đồng nghĩa là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) khác nhau có cùng một nghĩa (chỉ cùng một đối tượng)” [1]

Từ đồng nghĩa là những từ cùng trường nghĩa chứa phần lớn các nét nghĩa đồng nhất, không có nét nghĩa đối lập

Trong phép thế đồng nghĩa, sự đồng nhất về nghĩa (biểu vật hoặc biểu niệm) của chủ tố và thế tố, tức là mối liên hệ thông qua đối tượng mà chúng biểu hiện, chính là cơ sở cho chức năng liên kết phát ngôn

Sự liên kết này luôn luôn có thể được hiện hình dưới dạng một câu quan

hệ đồng nhất theo mô hình “chủ tố – là - thế tố” đặt xen vào giữa hai phát ngôn

Ví dụ1:

“Nói cho cùng, Nguyễn Du có những hạn chế của Nguyễn Du, của cả cái thời mà ông đã sống Ngay trong phương diện nghệ thuật – cho dù có rất nhiều sáng tạo, nhà thơ không khỏi tự giam mình trong rất nhiều trói buộc ngặt nghèo”

(Hoài Thanh – Tạp chí văn học Tháng 11 năm 1965)

Phép thế đồng nghĩa là một sự đồng nhất đã được thừa nhận mà không cần tuyên bố Tự các từ đồng nghĩa này đã nối các câu với nhau

ở ví dụ trên, “Nguyễn Du” được thay thế bằng “nhà thơ”

Phép thế đồng nghĩa có chức năng liên kết và chức năng cung cấp thông tin phụ: Đôi khi người đọc chưa biết đến sự đồng nhất của chủ tố và thế tố thì người đọc sẽ giả định rằng giữa hai phát ngôn có sự liên kết và từ đó đi đến kết luận về sự thống nhất nội dung của hai tên gọi

Phép thế đồng nghĩa là một biện pháp tránh lặp từ vựng, đồng thời tạo cho văn bản một sự đa dạng phong phú.

[1] Trần Ngọc Thêm - SĐD

Trang 27

Ví dụ 2:

“Nàng “cả nể” với người mình yêu, thế thôi Suy nghĩ, đạo lý nàng thấu

đáo vẹn toàn, chỉ vì thương chàng quá, nể chàng quá ( bởi nể thì trong tình nghĩa hẳn có thương rồi)! Bây giờ sự dở dang Bao nỗi lo âu (tất có cái lo về nỗi nhục), tất cả thành một nỗi niềm Cô gái không cầu cứu, kêu van, chỉ mong chàng một chữ: BIếT!”

(Giáo sư Lê Trí Viễn – Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Tr61)

Phép thế đồng nghĩa có thể được phân thành nhiều loại Căn cứ vào đặc

điểm của các phương tịên dùng làm chủ tố và thế tố có thể phân loại phép thế

Thế phủ định: Đây là kiểu thế ổn định mà một trong hai yếu tố liên kết

là cụm từ cấu tạo từ trái nghĩa của yếu tố liên kết kia cộng với từ phủ định

Chức năng của kiểu thế đồng nghĩa này là chức năng liên kết, tránh lặp

từ vựng

Ví dụ 4:

“Người Pháp đổ máu đã nhiều Dân ta hy sinh cũng không ít”

(Hồ Chí Minh – Thư gửi đồng bào tháng 5/1947)

Trang 28

Tác giả thay thế “nhiều” bằng “không ít”, trước hết để nhấn mạnh sự thất bại của thực dân Pháp đồng thời giảm nhẹ nỗi đau mất mát và những tổn thất của quân ta

Thế đồng nghĩa mô tả: Đây là kiểu thế không ổn định có ít nhất một trong hai yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ

để đại diện cho đối tượng mà nó biểu thị

Chức năng của kiểu thế này là cung cấp thông tin phụ

Ví dụ 5:

“Nó Ngôn ngữ là cái “cây vàng” trong câu thơ của Gớt, câu mà Lênin rất thích, mà tôi cũng rất thích Nhà thơ lớn của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lý thuyết, bạn ơi, là màu xám Nhưng cây vàng của cuộc sống mãi mãi xanh tươi”

(Phạm văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Tháng 10/1979)

Trong đoạn văn này tổ hợp từ “ nhà thơ lớn của nhân dân Đức” đã thay thế cho danh từ riêng “Gớt” Tổ hợp từ đó là tổ hợp từ miêu tả đặc trưng con người của Gớt, ông là một nhà thơ lớn

Thế đồng nghĩa lâm thời: Đây là kiểu thế không ổn định mà chủ tố và thế tố là những từ vốn không phải là từ đồng nghĩa song có mối quan hệ ngữ nghĩa bao hàm

Sự thay thế đồng nhất này cũng cung cấp cho người đọc một lượng thông tin mới, một sự đánh giá mới về đối tượng đã biết

Ví dụ 6:

“Năm 23 tuổi, Võ An Ninh đã có những bức ảnh đầu tiên đăng trên báo

Từ đó đến nay, tác giả dã đi khắp đấp nước say mê ghi lại hình ảnh quê hương với một tình yêu tha thiết ảnh phong cảnh của nghệ sĩ đã rất quen thuộc với mọi người”

(Nhân dân – ngày 25/1/1984)

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w