1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời đường

49 790 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 418,27 KB

Nội dung

Việc đi tìm hiểu về vấn đề “Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời Đường” không chỉ giúp hiểu một phần những đắc sắc thơ Đường mà còn có thể hiểu thêm nét độc đáo trong

Trang 1

tự cổ xưa đã được bồi đắp bởi cái hiện thực của lịch sử xã hội với những thăng trầm biến đổi và cái lãng mạn của thiên nhiên tươi đẹp Có lẽ đó là một phần lý do vì sao Trung Quốc lại là cái nôi của thi và họa Người Trung Quốc

vẫn luôn tự hào về đất nước của họ là “thi ca chi bang” Quả vậy, từ Kinh thi

đến văn học hiện đại, thơ ca Trung Quốc có lịch sử 2500 năm, ở mỗi thời kỳ đều có những thành tựu nhất định, trong đó thơ Đường được xem là một đỉnh cao chói lọi của văn học Trung Quốc nói riêng cũng như văn học nhân loại nói chung

Trung Quốc đời Đường (618 – 907) là một quốc gia tiên tiến và văn minh trên thế giới đương thời Sự toàn thịnh của Trung Quốc thời Đường được thể hiện ở lãnh thổ rộng lớn và thống nhất, chính trị tương đối ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa nghệ thuật phồn vinh Với gần 300 năm phong kiến nhà Đường, đất nước Trung Hoa đã sáng tạo nên một nền thơ ca vĩ đại hiếm

có với số lượng đồ sộ bao gồm hơn 48000 bài thơ của hơn 2300 nhà thơ Nhưng cái làm nên giá trị và sức sống của Đường thi chính là nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp tự thân của nó Thơ Đường là sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của hơn mười thế kỷ thơ Trung Quốc Nó phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm, nhận thức, tâm tư của con

Trang 2

người đời Đường một cách sâu sắc Nội dung phong phú ấy được thể hiện bằng hình thức hoàn mỹ đạt được thành tựu trên các phương diện

Hơn mười thế kỷ đã trôi qua, thơ Đường vẫn tồn tại đường bệ và uy nghi như một tòa lâu đài mỹ lệ và đầy bí ẩn, luôn thách thức sự tìm kiếm và khám phá của người đọc Có lẽ, đến muôn đời, Đường thi vẫn luôn là mới mẻ đối với độc giả Bước vào thế giới Đường thi, chúng ta bước vào một vườn hoa đầy màu sắc gắn với những tên tuổi của các nhà thơ mang những phong cách riêng, giọng điệu riêng và nét độc đáo riêng tạo nên diện mạo thơ Đường

1.2 Lý do sư phạm

Một trong những đặc điểm của sự phát triển văn học là tính giao thoa

và sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Không có nền văn học nào tồn tại cô độc và khép kín Là sự kết tinh mẫu mực thơ ca cổ điển Trung Quốc hơn mười thế

kỷ, thơ Đường có ảnh hưởng sâu rộng tới thơ ca Trung Quốc cũng như thơ ca Việt Nam sau này Thơ Đường và thơ ca Việt Nam đã có mối giao bang từ rất lâu đời và cho đến nay hồn thơ Đường vẫn bàng bạc trong mỗi hồn thơ Việt Nam Việc học tập, tìm hiểu thơ Đường không chỉ giúp mỗi chúng ta mở rộng kiến thức văn hóa, nâng cao sự hiểu biết về thế giới nói chung, nước láng giềng Trung Quốc nói riêng mà còn để hiểu nền văn hóa, văn học của chính

đất nước chúng ta qua cái nhìn so sánh Như Trần Thanh Đạm trong “Thơ

Đường ở nhà trường phổ thông” có viết: “Có thể nói không một nhà thơ lớn Việt Nam nào lại không mang một món nợ tâm hồn ít nhiều sâu nặng với thơ Đường” Thơ Đường phản ánh quan niệm, tư tưởng và nhận thức của con

người đời Đường Đề tài của thơ Đường rất phong phú và đa dạng, nó bắt nguồn từ chính bản thân đời sống Các nhà thơ Đường thường tìm cách khai thác những đề tài và nguồn cảm xúc quen thuộc với đời sống con người

Trang 3

Trong đó, hình ảnh “không gian khung cửa” cũng đã đi vào thơ Đường một

cách hết sức tự nhiên chứa đựng bao ý tưởng nghệ thuật

Không gian là một phạm trù rất quan trọng của văn học nhưng lại rất đa dạng Không gian trong thơ Đường vừa mang tính đa dạng của không gian trong tác phẩm trữ tình nói chung, lại vừa mang tính độc đáo của thơ Đường nói riêng Trong không gian thơ Đường, không gian khung cửa vừa là một không gian cụ thể mang tính vật chất đồng thời nó cũng là không gian tinh thần, nơi mà nhân vật trữ tình bộc lộ cái nhìn hướng ngoại và cái nhìn hướng

sâu vào tâm tư của mình Việc đi tìm hiểu về vấn đề “Không gian khung cửa

trong thơ của một số nhà thơ đời Đường” không chỉ giúp hiểu một phần

những đắc sắc thơ Đường mà còn có thể hiểu thêm nét độc đáo trong không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ cổ điển Việt Nam Từ đó, chúng tôi mong muốn đáp ứng một phần nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ của người đọc, góp phần tìm ra những kiến giải mới mẻ cho việc giảng dạy thơ Đường ở nhà trường phổ thông

2 Lịch sử vấn đề

Thơ Đường phát triển lên đến đỉnh cao ở mọi phương diện, với mỗi phương diện đòi hỏi một hướng tiếp cận tương ứng phù hợp Nghiên cứu thơ Đường ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã có lịch sử từ lâu đời và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Mỗi hướng nghiên cứu đi vào một khía cạnh tiêu biểu của thơ Đường và phát hiện được những vẻ đẹp khác nhau của nền thơ này

Như đã nói, do bị giới hạn bởi trình độ và phạm vi nghiên cứu, trong

khóa luận này, chúng tôi đi tìm hiểu Đường thi từ một góc độ rất nhỏ “Không

gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời Đường” Vấn đề này nhìn

chung từ xưa đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể và trọn vẹn

nào Trong “Thi pháp thơ Đường” PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hải ở chương

Trang 4

“Không gian nghệ thuật” cũng đã đôi dòng đề cập đến “không gian khung

cửa” trong thơ Đường

Để viết khóa luận này, chúng tôi dựa trên cơ sở là những gợi ý trong

các bài viết của người đi trước Đó là bài viết của GS.Trần Đình Sử (Về thi

pháp thơ Đường), phần viết về “Không gian nghệ thuật” (Thi pháp thơ Đường) – PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hải và một số sách khác nghiên cứu về

thi pháp thơ và thơ Đường

3 Mục đích nghiên cứu

Tri thức là vô hạn, khoa học mở ra trước mắt con người những cánh cửa liên tiếp của sự khám phá, mà đi hết cánh cửa này người ta đến được với những cánh cửa khác sâu xa vi diệu hơn Trong các môn KHXH và NV thì văn chương lại là môn có tính chất mở, nó không bao giờ có đáp án cuối

cùng Với đề tài “Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời

Đường”, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc lý giải vẻ đẹp của

một hình ảnh thơ dù rằng rất giản dị trong hệ thống hình ảnh phong phú trong thơ Đường để từ đó giúp bạn đọc hiểu được vai trò, vị trí và trách nhiệm của

con người trong cuộc đời và với chính mình Bởi thế “không gian khung cửa”

mang lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ có tính chất khám phá về ngoại giới và

về thế giới bên trong con người

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời Đường

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Những bài thơ của các tác giả thuộc đời Đường

Những bài thơ Đường được khảo sát trong khóa luận này được rút ra từ

“Đường thi tuyển dịch” – 2 tập _ Dịch giả Lê Nguyễn Lưu, Nxb Thuận Hóa,

1997 và “Thơ Đường”, Nxb Văn học,1987

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận này chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp hệ thống

6 Đóng góp của khóa luận

Việc đi tìm hiểu về vấn đề “Không gian khung cửa trong thơ của một

số nhà thơ đời Đường” không chỉ giúp cho ta hiểu thêm một phần nét đặc sắc của không gian nghệ thuật thơ Đường, mà còn giúp ích rất nhiều trong việc ứng dụng nó vào tìm hiểu cái độc đáo của không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ cổ điển Việt Nam sau này

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung của khóa luận được chia làm hai chương:

Chương 1: Vấn đề không gian trong thơ Đường – Những khái niệm cơ bản

Chương 2: Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời Đường

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN TRONG THƠ ĐƯỜNG

- NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Khái niệm không gian nghệ thuật

Không gian là hình thức tồn tại cơ bản của thế giới (cùng với thời gian) trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia Nếu thời gian là cái có tính quá trình thì không gian là cái có tính kích cỡ Con người có thể nhìn ngắm thậm chí sờ mó được vào không gian một cách trực tiếp nhưng đó chưa phải là không gian nghệ thuật Vậy không gian nghệ thuật

là gì?

Không gian nghệ thuật là phương diện quan trọng thường xuyên được nhắc đến của thi pháp học Đó là phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình Đó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí của mình trong đó Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy

Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về không gian nghệ thuật: “Không gian

nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối cao thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan Ngoài không gian cụ thể, có không gian tâm tưởng (Gần nhau đây mà xa biết bao nhiêu Giữa hai đứa mênh mông là biển rộng _ Tố Hữu) Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối,

Trang 7

không quy được vào không gian địa lí Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới _ dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở như trong cổ tích, làm cho ước mơ, công lí được thực hiện dễ dàng Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú Các cặp pham trù cao – thấp, xa – gần, rộng – hẹp, cong – thẳng, bên này – bên kia, vững chắc – bập bênh, ngay – lệch đều được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [1, 160]

Trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học” GS Trần Đình Sử cũng đã bàn về không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học như sau: “ Không gian nghệ

thuật trong văn học là hình tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong khoảng cách góc nhìn nhất định’’ [7, 88]

Giáo sư khẳng định: “ Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của

nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống” [8, 22]

Không gian nghệ thuật giúp cho việc tái hiện cuộc sống theo ý đồ chủ quan của tác giả Không gian nghệ trong các tác phẩm nghệ thuật không phải

Trang 8

là bản thân môi trường mà là ấn tượng về môi trường đó Cái môi trường khách quan kia không tự nó đi thẳng vào tác phẩm nghệ thuật mà trước hết nó phải chuyển hóa thành cái chủ quan – nghĩa là trở thành ấn tượng trong tâm hồn nghệ sĩ Đến lượt mình, người nghệ sĩ mới trình bày ấn tượng đó ra trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

Như vậy, không gian nghệ thuật thực chất là “một quan niệm nghệ

thuật” Nó là “một hiện tượng tâm linh nội cảm chứ không phải là hiện tượng địa lí, vật lí” Có thể nhận thấy tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ suy cho

cùng đều bắt rễ từ cuộc sống Không một nghệ sĩ nào lại không được “nhào nặn’’ “thoát thai” từ một môi trường nào đó Đời sống hiện thực luôn được phản ánh trong đời sống tư tưởng, tình cảm của họ

2 Vấn đề không gian trong tác phẩm trữ tình

Theo cách nói của GS Trần Đình Sử thì “không gian nghệ thuật là

hình tượng không gian trong tác phẩm” Nghĩa là, không gian nghệ thuật là

hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng, là không gian trong quan niệm tác giả Nó có xuất phát điểm từ thế giới thực tại nhưng không phải là bản sao của thế giới thực tại Không gian nghệ thuật là một “cánh cửa” để qua đó người đọc hiểu được hình tượng và tư tưởng mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm

Trong tác phẩm trữ tình, không gian nghệ thuật giữ vai trò quan trọng góp phần tạo nên thành công của tác phẩm nghệ thuật Khó có thể hiểu được hình tượng nếu tách nó ra khỏi không gian mà nó tồn tại Nếu như trong ca dao dân ca Việt Nam, không gian nghệ thuật thường gắn với những không gian quen thuộc mang tính quan niệm, những không gian tồn tại nơi làng quê như: bến nước, gốc đa, mái đình, đồng lúa bởi người dân quê Việt Nam chỉ quen thuộc với loại không gian đó nên họ cũng chỉ miêu tả loại không gian đó

mà thôi Thì, trong văn chương bác học lại khác:

“ Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca ”

Trang 9

(Đặng Dung _ Cảm hoài)

“ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân ty hổ khí thôn ngưu ’’

( Phạm Ngũ Lão _ Thuật hoài )

Đó là không gian vũ trụ bao la cho khí phách người tráng sĩ tung hoành Ngay cả khi miêu tả không gian làng quê thì cái “làng quê” trong con mắt của cụ “Tam nguyên Yên Đổ” cũng khác xa trong con mắt của anh nông dân “tát nước đầu đình”:

“ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu ”

(Nguyễn Khuyến _ Thu vịnh )

Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là bởi quan niệm của người nghệ sĩ về hình tượng Không gian trong văn học là hình tượng không gian luôn thể hiện một quan niệm nào đó của người nghệ sĩ về con người và cuộc đời Qua hình tượng không gian, nhà văn dễ dàng bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cái nhìn của mình về đời sống Vì thế, không gian ca dao gắn với quan niệm của người bình dân về cuộc sống của họ; không gian trong thơ trung đại thường gắn với quan niệm về thế giới kì vĩ, thế giới của sự hòa điệu Chỉ cần thấy không gian trong tác phẩm, ta có thể xác định được nó thuộc loại văn chương nào Mỗi bộ phận văn học đều có thế giới riêng và có những đặc điểm nhận diện riêng của nó Nhờ đó mà ta có thể phân biệt được tác phẩm văn học ra các thể loại khác nhau

Trong thơ ca cổ điển Trung Quốc, không gian nghệ thuật là không gian tâm tưởng gắn với hình tượng trung tâm là con người Đó là quan niệm về thế giới và con người, là một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện khái quát những cảm xúc, tư tưởng thẩm mĩ để từ đó hình thành một phong cách thơ nhất định

Trang 10

Không gian nghệ thuật trong thơ Đường có sự tồn tại song song của cả không gian vũ trụ cao – viễn mang tính đối xứng, hòa điệu và không gian đời thường chật hẹp được phản ánh trong sự đối lập, phá vỡ sự hòa điệu Hiện tượng này đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cách nhìn nhận của người nghệ sĩ về con người và thế giới xung quanh được phản ánh trong thơ Đường

3 Các mô hình không gian cơ bản trong thơ Đường

3.1 Hai cấp độ không gian vũ trụ và không gian sinh hoạt đời thường

Như trên đã nói, không gian nghệ thuật trong thơ Đường có sự tồn tại song song của cả hai loại không gian vũ trụ và không gian sinh hoạt đời thường Theo như cách phân chia của PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hải thì tương ứng với hai “kiểu’’ không gian ấy sẽ có hai “kiểu’’ con người chủ yếu:

- Con người vũ trụ (chủ yếu là nhà thơ tự thể hiện)

- Con người xã hội – con người thần dân (chủ yếu là nhà thơ tự phản ánh cuộc sống của nhân dân hoặc của chính mình)

Bởi vì, không gian nghệ thuật trong thơ Đường lấy hình tượng trung tâm là con người nên chúng ta sẽ xét đặc điểm của từng loại không gian trong mối tương giao giữa con người và không gian đó để thấy được nét độc đáo của từng loại

3.1.1 Không gian vũ trụ

Trong thơ Đường tuy có hai “kiểu” không gian nghệ thuật nhưng không gian vũ trụ vẫn chiếm ưu thế Đây là không gian thường xuất hiện trong thơ

lãng mạn, đó là không gian rộng lớn không giới hạn Trong bài “Thử tìm hiểu

tứ thơ của thơ Đường” sau khi thực hiện một phép thống kê, Nhữ Thành lí

giải rằng: “Bầu trời và thiên nhiên là cái nền của thơ Đường Vì thơ Đường

cốt nêu lên tính thống nhất, mà tính thống nhất chủ yếu là tính thống nhất giữa con người với thiên nhiên nên tính tất yếu nó hướng về thiên nhiên” Ở

đây, con người mà tác giả muốn nói đến có lẽ là con người vũ trụ và cái nền

Trang 11

thiên nhiên mà con người muốn giao hòa là không gian vũ trụ rộng lớn bao la Như đã nói ở trên, không gian nghệ thuật là không gian tâm tưởng gắn với hình tượng trung tâm là con người nên ở đây, trong không gian vũ trụ con người đóng vai trò là trung tâm của vũ trụ Vị trí trung tâm ấy được xác định như một lẽ tự nhiên và bao giờ cũng đẹp:

“ Một mình trong khóm trúc

Gảy đàn rồi hát chơi

Rừng sâu không kẻ biết

Soi nhau với trăng ngời”

(Vương Duy _ Trúc Lý quán)

Con người ở đâu thiên nhiên cũng bao quanh và đôi khi thiên nhiên và con người trùng làm một:

“ Cả bầy chim bay vút lên cao

Đám mây lẻ loi một mình thong thả bay đi

Cả hai nhìn nhau không biết chán

(Vương Chi Hoán _ Đăng Quán Tước lâu)

(Mặt trời tựa vào núi tắt đi những tia nắng cuối cùng Sông Hoàng chảy vào biển

Muốn phóng tầm mắt xa ngàn dặm Thì hãy bước lên thêm một tầng lầu nữa)

Trang 12

Đây là bài thơ đặc biệt Đường thi Tác giả đã trải ra chiều rộng mênh mông để xây dựng chiều cao chót vót Ở trên lầu Quán Tước có thể nhìn thấy

cả miền núi non trùng điệp phía tây, nơi mặt trời dần khuất bóng, nhìn về phía đông có thể thấy dòng sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy vào biển Điều đó chứng tỏ con người đang đứng ở vị trí rất cao, nhưng khát vọng muốn vươn cao vẫn không hề ngừng lại:

“ Trăng sáng mọc trên biển

Cùng lúc này soi chung cả tận chân trời”

(Trương Cửu Linh _ Vọng nguyệt hoài viễn)

“ Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”

(Lý Bạch _ Xa ngắm thác núi Lư)

Thiên nhiên ở đây cũng mang tầm vóc kì vĩ, choáng ngợp Không gian

vũ trụ luôn mang tính chất mở, có xu hướng giãn nở để đưa tâm hồn con người lan tỏa vào không gian và vượt không gian :

“ Sẽ có lúc cưỡi gió dài sóng lớn

Giương thẳng buồm mây vượt biển xanh”

(Lý Bạch _ Hành lộ nan)

Cũng có lúc không gian vô tận làm nền cho tâm trạng, thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn:

Trang 13

“ Cô phàm viễn ảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”

(Lý Bạch _ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh

Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

Khi không đứng giữa đất trời mà ở trong nhà thì vũ trụ tương thông với con người qua cánh cửa Lúc này “khung cửa” đóng vai trò nhịp cầu chuyển giao hai thế giới:

“ Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết

Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền”

(Đỗ Phủ _ Tuyệt cú)

(Cửa sổ đóng khung cảnh tuyết nghìn thu núi Tây Bến cảng đậu thuyền muôn dặm ở Đông Ngô)

“ Lai nhật ỷ song tiền

Hàn mai trước hoa vị ”

(Vương Duy _ Tạp thi)

(Trước cửa sổ chắn màn the ngày anh tới Cây hàn mai đã nở hoa chưa?)

Hàng loạt ví dụ trên giúp ta thấy thêm khát vọng tương thông giao hòa với vũ trụ của con người Con người trong sự hô ứng với vũ trụ thể hiện trong

hệ không gian vũ trụ cao – viễn cho ta một hình ảnh khá viên mãn về thế giới của sự hòa điệu – thế giới Đường thi

3.1.2 Không gian sinh hoạt đời thường

Khi con người “thần dân” xuất hiện, không gian vũ trụ cũng nhường chỗ cho không gian sinh hoạt đời thường Đó là không gian gần gũi gắn bó quen thuộc với đời sống sinh hoạt con người Nếu như không gian vũ trụ tương thông bởi con người vũ trụ là một tất yếu thì bao quanh con người xã hội là không gian sinh hoạt đời thường lại cũng là một tất yếu Con người vũ

Trang 14

trụ ở vị trí trung tâm của không gian vũ trụ thì con người dân đen bị trói buộc bởi không gian sinh hoạt đời thường:

“ Buổi chiều đến xóm Thạch Hào

Lính lệ đang đêm đi bắt người Ông già leo tường chạy trốn

Bà già ra cửa coi Lính lệ quát tháo giận dữ sao!”

(Đỗ Phủ _ Thạch Hào lại)

“ Nơi cửa son rượu thịt ê hề

Ngoài đường cái xương người chết rét Vào cửa nghe tiếng gào khóc Đứa con nhỏ đói đã chết rồi !”

(Đỗ Phủ _ Tự kinh phó Phụng Tiên )

Không còn nữa không gian rộng mở với xu hướng giãn nở để con người lan tỏa, giao hòa với ngoại giới, không gian đời thường có xu hướng bị thu hẹp, dồn nén con người vào những địa dư chật hẹp, những xó xỉnh tối tăm của cuộc sinh hoạt Những động tác “vượt tường trốn”, “ra cửa coi” chỉ xuất hiện trong cuộc sống lam lũ đầy vất vả của những người dân cày khốn cùng Cuộc sống của họ bị vây bủa bởi không biết bao nhiêu nỗi lo toan, cái đói, cái rét, mất mát, khổ đau tang tóc và cả những bất công ngang trái:

“ Chu môn tửu nhục xú

Lộ hữu đống tử cốt”

Con người không còn được bay lượn trong bầu trời mênh mông nữa mà

“ rớt xuống đất bằng” với đời thường vất vả nhọc nhằn cái mà họ đối diện là sưu cao, thuế nặng:

“ Nghèo đến xương còn lo thuế khóa

Lệ đầm khăn những tủi can qua”

Trang 15

(Đỗ Phủ _ Lại gửi Ngô Lang)

Không chỉ thế , nạn chiến tranh liên miên làm cha lìa con, vợ lìa chồng:

“ Đêm khuya qua chốn chiến trường

Ánh trăng lạnh soi trên sương trắng”

(Đỗ Phủ _ Bắc chinh)

Chiến tranh và thuế khóa luôn đi liền bên nhau và đó là nguồn gốc đẩy người dân đến cảnh sống thê thảm Không gian đời thường nhuốm màu sắc u tối, nhợt nhạt và đầy bi thương

3.2 Các không gian cụ thể gắn với các cảnh ngộ cụ thể

Cả hai loại không gian nghệ thuật của thơ Đường đều đạt đến trình độ

cổ điển mẫu mực tiêu biểu cho không gian nghệ thuật thơ Trung Quốc Tuy nhiên bên cạnh hai cấp độ không gian chính trong thơ Đường nếu chúng ta đi sâu vào khám phá, chia tách chúng thì chúng ta sẽ có được các loại không gian cụ thể gắn với cảnh ngộ cụ thể Như trên đã nói, thơ Đường lấy hình tượng con người làm trung tâm, nhưng mỗi con người cụ thể lại gắn với những hoàn cảnh khác nhau, từ đó ta có các không gian riêng gắn với mỗi người

Không gian đầu tiên phải kể đến là không gian trên cao, có hàng loạt

những bài thơ thể hiện không gian này như “U Châu đài ca”_ Trần Tử Ngang, “Đăng Quán Tước lâu”_ Vương Chi Hoán, “Hoàng Hạc lâu” _ Thôi

Hiệu Đây là hệ không gian cao _ viễn thể hiện sự giao cảm của con người – thiên nhiên, bước lên tầm cao để mở rộng tầm mắt, tư tưởng

Không gian chia biệt gắn với bến sông, gắn với hình ảnh “cành liễu trao

tay’’ như: “Tỳ bà hành” _ Bạch Cư Dị, “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo

Nhiên chi Quảng Lăng” _ Lý Bạch, “Lao Lao đình” _ Lý Bạch

Không gian nhàn tản thoát tục, đây là không gian thanh nhàn siêu thoát của những tâm hồn muốn xa lánh thế sự tìm kiếm những thú vui an nhàn nơi

Trang 16

làng quê: “Khe chim kêu” _ Vương Duy, “Khuyết đề” _ Lưu Tích Lư, “Quá

Lý Tiếp trạch” _ Vương Duy

Không gian của chinh phụ khuê phụ ở khuê phòng Đây là không gian dùng hình ảnh để bộc lộ tâm trạng, tình cảm thường là nỗi nhớ nhung, sự chờ

mong, oán trách: “Xuân oán”_ Kim Xương Tự, “Khuê oán” _ Vương Xương Linh, “Tảo khởi” _ Lý Thương Ẩn

Không gian khung cửa, mượn hình ảnh khung cửa để vẽ bức tranh

ngoại giới và thể hiện tâm trạng mình: “Tĩnh dạ tư” _ Lý Bạch, “Oán tình” _

Lý Bạch, “ Tảo khởi” _Lý Thương Ẩn

Ngoài ra còn có rất nhiều loại không gian khác mà chúng tôi không thể liệt kê ra hết ở đây Nói như vậy để thấy rằng thế giới hình ảnh thơ về đề tài không gian là vô cùng phong phú Phong phú như bản thân đời sống: chiến tranh và tình yêu, chia ly và gặp gỡ, niềm hạnh phúc và nỗi đau thương, thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống cùng khổ của con người, lý tưởng ước mơ cao cả

và hiện thực xã hội đen tối tất cả đều thông qua không gian và dựa vào không gian nghệ thuật để thể hiện những cảm xúc thẩm mĩ của những thi nhân đời Đường

Trang 17

CHƯƠNG 2 : KHÔNG GIAN KHUNG CỬA TRONG THƠ

CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ ĐỜI ĐƯỜNG

1 Nhân vật trữ tình gắn với không gian khung cửa

1.1 Tác giả nhập vai nhân vật trữ tình

Như ở phần mở đầu chúng tôi cũng đã nói sơ qua về không gian khung cửa Đó vừa là một không gian mang tính vật chất nhưng đồng thời đó cũng là không gian mang ý nghĩa tinh thần Không gian khung cửa là nơi mà nhân vật trữ tình bộc lộ cái nhìn hướng ngoại và đó cũng là nơi mà họ trực tiếp bộc lộ

lòng mình Những lúc như vậy “khung cửa” đóng vai trò giống như nhịp cầu

chuyển giao hai thế giới: thế giới ngoại cảnh – thế giới nội tâm:

“ Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương”

(Lý Bạch _ Tĩnh dạ tư)

(Ánh trăng sáng đầu giường Ngỡ là sương mặt đất Ngẩng đầu ngắm trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương)

Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” được Lý Bạch sáng tác trong

một đêm yên tĩnh trên đường lữ thứ, tình quê hương ngổn ngang trăm mối, nhà thơ chớp lấy một cảm giác sai lạc tức cảnh sinh tình, ông đã viết nên bài thơ này Trong bài thơ, hình ảnh khung cửa không trực tiếp được nói tới nhưng ta vẫn biết bởi dấu hiệu “ánh trăng” Tâm tư tác giả- nhân vật trữ tình lúc này cũng hòa vào ánh trăng rọi qua khung cửa để mà bày tỏ Ánh trăng vào tận phòng cho biết đêm sâu Nhận thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường rõ ràng là người chưa ngủ Tác giả - nhân vật trữ tình chưa ngủ hay là không ngủ

Trang 18

được? Ngay câu đầu tiên vừa trút xuống đã ngụ bao tâm tình thao thức Ngỡ ánh trăng là sương cho thấy trăng sáng và lạnh Chữ “nghi” (ngỡ là) cho thấy trạng thái của thi nhân đang mơ màng, chập chờn muốn ngủ mà không ngủ được, đã tỉnh mà chưa tỉnh hẳn Trăng sáng trong đêm thu lạnh gợi cảm giác buồn tê tái nhất là với một người lữ khách Trong khoảnh khắc, tác giả “ngẩng đầu” nhìn trăng và bất chợt nỗi niềm “tư cố hương” lại ùa về Ta có cảm giác như nỗi nhớ quê nhà trĩu nặng khiến mái đầu nhân vật trữ tình cúi xuống, không lỡ lòng nào mà ngắm nữa Ánh trăng chỉ là cái cớ để cho thi nhân bộc

lộ nỗi nhớ nhung luôn thường trực trong lòng hay ánh trăng đã “rọi’’ đúng vào tâm thức nhà thơ gợi dậy bao kỷ niệm? Như vậy ở đây, trong bài thơ này

“khung cửa” đóng vai trò là nhịp cầu tương giao: ngoại cảnh – tâm hồn thi sĩ

Cũng trong một bài thơ khác, bài thơ “Tuyệt cú” của Thánh thơ Đỗ

Phủ, nhân vật trữ tình bộc lộ cái nhìn ngoại giới thông qua khung cửa:

“ Đôi chim oanh vàng hót trên cây liễu biếc,

Một đàn cò trắng bay lên trời xanh Cửa sổ ngậm tuyết Tây Lĩnh đọng hàng nghìn năm Trước cửa thuyền Đông Ngô từ muôn dặm đến đỗ”

(Đỗ Phủ _ Tuyệt cú)

Bài thơ vẽ ra một không gian cao viễn, lúc này tác giả _ nhân vật trữ tình đóng vai trò là trung tâm Từ khung cửa, tác giả nhận biết ngoại giới và cảm nhận nó bằng một tâm hồn vui tươi rộng mở:

“ Nghìn năm tuyết núi song in sắc

Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình”

Ngọn núi cao nên tuyết đọng vĩnh cửu (thiên thu) Núi cao đến thế và phải xa lắm, nếu không phải ngày nắng đẹp trời trong thì không thể nào thấy được Cửa sổ “ngậm” cả ngọn núi tuyết, núi tuyết được lồng vào khung cửa, khung cửa trở thành “khung’’ của bức tranh sơn thủy, tĩnh tại, vĩnh hằng

Trang 19

Hình ảnh thơ gợi lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân trong thời đại thái bình Thuyền Đông Ngô từ muôn dặm đến đỗ ngay trước cửa như mời gọi con người bao nhiêu năm phiêu bạt nơi đất khách hãy trở về quê hương Đỗ Phủ đang ngụ cư ở Thành Đô nhưng lòng luôn mong mỏi được xuôi thuyền về đông để trở lại quê hương Thân đành tĩnh nhưng tâm thì động “Thiên thu tuyết” là thời gian dài lâu, “vạn lý thuyền” là không gian xa rộng Thông qua khung cửa nơi thảo đường, tác giả trải rộng tầm nhìn của mình, mắt trông vời muôn dặm, lòng nghĩ đến ngàn năm đất nước thanh bình, lòng vui tươi thanh thản, tâm hồn rộng mở mênh mông

Như vậy, chỉ một vài hình ảnh thôi cũng đủ chứng minh cho ta thấy vai trò của không gian khung cửa là rất to lớn trong việc khắc họa nên hình ảnh

nhân vật trữ tình _ tác giả Tác giả lấy “không gian khung cửa” và dựa vào

“không gian khung cửa” để hóa thân vào nhân vật trữ tình qua đó thể hiện

được lòng mình và tư tưởng của mình một cách tinh tế và độc đáo

1.2 Không gian khung cửa gắn với hình ảnh chinh phụ, khuê phụ, cung nữ

Bên cạnh những hình ảnh tác giả - nhân vật trữ tình gắn với “khung cửa”, không gian khung cửa còn tập trung làm nổi bật lên những hình ảnh người chinh phụ, khuê phụ, cung nữ Những hình ảnh này xuất hiện hàng loạt

trong thơ của các tác giả đời Đường như: Lưu Phương Bình _ “Xuân oán”, Bạch Cư Dị _ “Thượng Dương bạch phát nhân”, Vương Xương Linh _ “Tây

cung xuân oán”, Lý Bạch _ “Ô dạ đề” Những bài thơ này đa phần nói lên

tâm trạng buồn đau, oán hận của người thiếu phụ cho thân phận mình nhưng đồng thời cũng khắc họa nên cuộc đời đầy bi thương của những người phụ nữ

ấy, những người phụ nữ “ hồng nhan bạc mệnh” Ở bài “Xuân oán” (Nỗi oán

giận ngày xuân) của Lưu Phương Bình có viết :

“ Ngoài cửa sổ lụa, mặt trời lặn đêm tối dần

Nhà vàng vắng người, thấy vệt nước mắt

Trang 20

Sân vắng vẻ trông trải đêm đã muộn màng Hoa lê đầy mặt đất, cửa đóng im lìm”

(Lưu Phương Bình _ Xuân oán)

Hoa lê là dấu hiệu của mùa xuân, một mùa xuân tươi đẹp và đầy sức

sống như trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du cũng từng viết:

“ Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(Nguyễn Du_ Truyện Kiều)

Đây là mùa của lễ hội, vui chơi, mùa của tình yêu Vậy mà, ở đây “nhà vàng vắng người”, “sân vắng vẻ trống trải”, “hoa lê rụng đầy mặt đất”, cửa

“đóng im lìm” Cảnh vật ở đây dường như thiếu đi sức sống Qua ô cửa người thiếu phụ nhận thấy rõ bước đi của thời gian:

“ Ngoài cửa sổ lụa, mặt trời lặn, đêm tối dần”

Đó là quy luật tất yếu của thời gian nhưng đối với người thiếu phụ thì

nó lại có tác động lớn Những dấu hiệu của mùa xuân đang tàn cũng đồng nghĩa với một năm nữa tuổi xuân đã đi qua mà quanh mình chẳng có ai vỗ về

an ủi “Vệt nước mắt” là đỉnh cao của tâm trạng cô đơn, tủi phận Đây không phải là bài thơ duy nhất có hình ảnh giọt nước mắt của người chinh phụ Ở

trong hai bài thơ “Oán tình” _ Lý Bạch và “Bài hát tiếc thương xuân” _ Bạch

Cư Dị cũng có hình ảnh người phụ nữ ngồi bên cửa sổ với vệt nước mắt lăn dài trên má:

“ Hoa bên thềm đậm nhạt nở muôn nghìn cành

Ngoài cửa sổ căng lụa biếc, oanh vàng hót Phấn son trang điểm nhòa lệ, buông mành ngồi Suốt ngày tiếc thương xuân, xuân chẳng biết cho”

(Bạch Cư Dị _ Bài hát tiếc thương xuân)

Trang 21

Bài thơ tạo ra thế đối lập: hai câu trên đối lập hai câu dưới, cảnh đối lập với tình Nếu như ở hai câu đầu tác giả vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp bên ngoài cửa sổ: hoa đua nhau nở “muôn nghìn cành”, chim oanh vàng

“hót” líu lo ca ngợi mùa xuân thì ở bên trong cửa sổ người thiếu phụ đang

“nhòa lệ” và “suốt ngày tiếc thương xuân” Việc tạo nên thế đối lập đó góp phần khắc họa rõ nét tâm trạng cô đơn và cả số phận bi đát mà người phụ nữ phải đối diện Chính cảnh xuân tươi đẹp ngoài kia phải chăng cũng là nguyên

nhân khiến người thiếu phụ trong bài thơ “Oán tình” rơi những giọt lệ sầu ?

“ Người đẹp cuốn bức rèm châu lên,

Ngồi mãi đấy, chau đôi mày ngài Chỉ thấy vệt nước mắt ươn ướt, Chẳng biết lòng nàng giận ai ?”

(Lý Bạch _ Oán tình)

Câu hỏi mà Thi tiên để lửng đã có câu trả lời Tình cảnh của ba người phụ nữ trong ba bài thơ trên cũng giống như tình cảnh của hàng ngàn người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến đời Đường có chồng đi chinh chiến ở nơi xa Họ đều phải chịu cuộc sống cô đơn trong tâm trạng lo lắng, khắc khoải

và đôi khi ôm ấp cả nỗi hối hận oán hờn:

“ Chợt thấy màu dương liễu đầu đường

Hối hận đã để chồng đi tòng quân để tìm kiếm ấn phong hầu”

(Vương Xương Linh _ Khuê oán)

Số phận của những người phụ nữ ấy là lời gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến

Những tưởng chỉ có những người phụ nữ bình dân mới phải chịu kiếp sầu còn những người phụ nữ chốn “lầu son gác tía” thì “bất tri sầu”, vậy mà ở đây trong những bài thơ viết về những người cung nữ trong chốn hoàng cung

“lầu son gác tía” cũng phải chịu số phận bi thương không kém Bài thơ

Trang 22

“Thượng Dương bạch phát nhân” của nhà thơ Bạch Cư Dị là một lời gián

tiếp lên án tố cáo chế độ cung nữ, một trong những chính sách vô đạo nhất của thời phong kiến:

“ Người Thượng Dương ! Người Thượng Dương !

Má hồng phai dần, tóc ngày càng bạc, Viên quan giám áo xanh cho giữ cửa cung Một phen giam vào Thượng Dương, đã bao xuân rồi ?”

(Bạch Cư Dị _ Thượng Dương bạch phát nhân)

Nói đến “cửa cung” là nói đến nơi giàu sang, quyền quý, nơi mà không phải bất cứ cô gái nào cũng có thể đặt chân đến, phải là người con gái có nhan sắc tài hoa thì mới được tuyển chọn Tuy nhiên, có ai biết đâu “cửa cung’’ lại

là nơi giam hãm, cầm tù tuổi xuân của hàng ngàn cung tần mĩ nữ Người cung

nữ ở cung Thượng Dương là một trong số những người con gái bất hạnh đó Vào cung là đồng nghĩa với xa gia đình, quê hương, ngày ngày sống trong cảnh cô đơn và nhận thấy “má hồng phai dần, tóc ngày càng bạc”, người cung

nữ xót xa cho thân phận mình:

“ Đêm dài không ngủ, trời không sáng

Ngọn đèn chập chờn, in bóng sau vách Mưa đêm rả rích âm thầm dội vào cửa”

(Bạch Cư Dị _ Thượng Dương bạch phát nhân)

Tiếng mưa “rả rích” ngoài khung cửa cho thấy tâm trạng buồn tủi , mưa đêm hay những giọt nước mắt âm thầm xót xa của người cung nữ già trong những đêm dài không ngủ?

Cùng tâm trạng đó, người cung nữ trong cung điện phía tây trong bài

thơ “Tây cung xuân oán” của nhà thơ Vương Xương Linh cũng ôm ấp trong

lòng bao mối hận:

“ Ở cung Tây, đêm vắng, trăm hoa tỏa mùi thơm,

Muốn cuộn rèm châu, mối hận xuân dâng đầy”

(Vương Xương Linh _ Tây cung xuân oán)

Trang 23

Người cung nữ muốn cuộn rèm cửa lên để ngắm hoa xuân nhưng rồi biết bao cảnh sắc mùa xuân tác động đến khiến nàng nghĩ đến thân phận mình, niềm oán hận cho “phận bạc” khiến nàng không còn đủ can đảm để đối diện hiện thực cảnh sắc tươi đẹp ngoài kia Hai thế giới chỉ cách nhau bằng một khung cửa mà xa cách quá chừng “Cây cối mịt mùng che cung điện Chiêu Dương” hay đó là tượng trưng cho cuộc đời của biết bao người cung nữ đang bị lãng quên, giam cầm tuổi xuân nơi cung cấm

Như vậy, “không gian khung cửa” là nơi chứng kiến những giọt nước

mắt mặn chát của những người phụ nữ Dù họ là những người phụ nữ bình dân, những chinh phụ hay họ là những người được sống trong nơi xa hoa, quyền quý nơi chốn hoàng cung như các cung nữ thì họ đều là nạn nhân của

xã hội phong kiến đương thời Không gian khung cửa khái quát lên số phận bi thương của họ tạo thành lời tố cáo gửi đến giai cấp cầm quyền của chế độ phong kiến đầy rẫy những bất công và đen tối

2 Bức tranh tâm tư của nhân vật trữ tình

2.1 Bức tranh ngoại giới được nhìn qua khung cửa

2.1.1 Bức tranh thiên nhiên

Để quan sát bức tranh thiên nhiên, tác giả có thể “lên cao’’ để quan sát, đứng đối diện với cảnh vật để quan sát, ngồi để quan sát Và thi nhân có thể dùng mọi phương tiện để quan sát như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác Mỗi một vị trí, mỗi một cách thức đều phát hiện ra một nét đẹp của thiên nhiên không ai giống ai Chính điều đó đã tạo nên sự phong phú và đa dạng cho bức tranh thiên nhiên Nhưng nếu bức tranh thiên nhiên đó được nhìn qua

“khung cửa” thì nó như thế nào, và có điều gì độc đáo?

Bức tranh thiên nhiên đầu tiên phải kể đến đó là bức tranh sơn thủy

trong “ Tuyệt cú” của nhà thơ Đỗ Phủ:

“ Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết

Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền”

(Đỗ Phủ _ Tuyệt cú)

Trang 24

Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt trong sáng mở ra ở cả chiều cao và chiều rộng, chiều cao của núi ngàn năm (thiên thu) và chiều rộng của con sông trước cửa Cửa sổ “ngậm” cả ngọn núi tuyết, núi tuyết lồng vào khung cửa, khung cửa trở thành “khung” của bức tranh sơn thủy Nhưng bức tranh đẹp còn bởi nó chứa “tình” thi nhân thả theo “khung cửa”, đó là niềm vui, niềm hi vọng được “hồi cố hương”

Còn bức tranh thiên nhiên trong “Vân môn các” của tác giả Tôn Dịch

thì lại mang một vẻ độc đáo khác:

“ Cửa sổ lụa in sao đẩu ngưu

Cứ ngỡ đường lên trời gần

Mơ cùng dong chơi với mây trắng”

(Tôn Dịch _ Vân môn các)

Ta có cảm tưởng như ô cửa kia đã thâu tóm cả bầu trời sao và đóng khung lại Bức tranh thiên nhiên trở nên chân thật mà rất sống động Cả bầu trời sao ùa vào cửa sổ khiến cho tác giả cảm thấy mình đang đứng giữa bầu trời có thể hái sao và đùa cùng mây trắng Khung cửa đem đến cho thi nhân

sự giao hòa cùng bức tranh thiên nhiên

Khi nói đến thiên nhiên nhìn qua khung cửa, sẽ là một thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc đến trăng Trong khoảng hơn một trăm bài thơ có hình ảnh khung cửa thì có 19/101 bài có gắn với vầng trăng Trong thơ cổ, trăng luôn là người bạn của người viễn khách Bởi trên đường lữ thứ, mọi cảnh vật, con người đều lạ, chỉ có vầng trăng là quen thuộc, ở quê nhà hay đêm tha hương cũng chỉ là một vầng trăng ấy Dưới ánh trăng, cảnh vật trở nên lung linh, trong trẻo, mát lành:

“ Đêm đã khuya, ánh trăng rọi vào nửa căn nhà

Sao Bắc Đẩu ngang hiên, sao Nam Đẩu đã xế Đêm nay biết khắp nơi khí xuân ấm áp

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w