Nghệ thuật thể hiện không gian khung cửa

Một phần của tài liệu Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời đường (Trang 37)

Nói rằng thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của thơ Trung Quốc cũng là bởi những nghệ thuật của thơ Đường đã đạt đến độ chín muồi, là sự phát triển đến đỉnh cao mà trước đó chưa đạt tới. Nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong thơ Đường theo đó cũng mang nhưng nét độc đáo riêng, tạo nên vẻ riêng cho thi pháp thơ Đường. Cũng như nghệ thuật xây dựng các mô hình không gian cụ thể trong thơ Đường, không gian khung cửa được thể hiện một cách linh hoạt và biến hóa. Các nhà thơ Đường đã kết hợp giữa việc sử dụng ngôn ngữ với việc tạo dựng các nghĩa biểu trưng và các biện pháp tỉnh lược, đảo trang...để thể hiện không gian khung cửa. Vì thế mà, hình ảnh khung cửa trong mỗi bài thơ lại mang một dáng vẻ riêng, độc đáo.

Yếu tố đầu tiên là yếu tố ngôn ngữ. Để khắc họa nên không gian khung cửa, không phải bất cứ bài thơ nào cũng xuất hiện từ “cửa” (môn). Trong quá

trình khảo sát các bài thơ Đường được tuyển trong “Đường thi tuyển dịch” của Lê Nguyễn Lưu và “Thơ Đường” của Nam Trân, chúng tôi thống kê được

101 bài thơ có hình ảnh khung cửa. Nhưng trong số đó những bài thơ có hình ảnh khung cửa không được nói đến trực tiếp bằng từ “cửa” chiếm 10/101 bài

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

(tức gần 10%), còn lại là những bài thơ có hình ảnh khung cửa được nói trực tiếp bằng từ “cửa” (tức 90%).

Ở trong những bài thơ có hình ảnh khung cửa được nhắc đến trực tiếp, ngôn ngữ được sử dụng tại đó đều mang nét độc đáo riêng. Như PGS. TS.

Nguyễn Thị Bích Hải đã nhận xét “tư duy nghệ thuật thơ Đường là tư duy

quan hệ” , vì thế mà mỗi hình ảnh khung cửa ở đây khi được xây dựng đều

gắn với một hình ảnh gì đó theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Có khi, nó gắn với hình ảnh người lữ khách, người chinh phụ, cung nữ. Cũng có khi không gian khung cửa gắn với cái nhìn của nhân vật trữ tình về ngoại giới : những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và cả những góc khuất của xã hội phong kiến...Tất cả điều đó đều được cảm nhận qua khung cửa. Ở đây chúng ta hãy đi xét một vài ví dụ. Khi thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thoáng rộng, tác giả xây dựng hình ảnh khung cửa gắn với không gian cao, rộng:

“ Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết

Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền”

(Đỗ Phủ _ Tuyệt cú)

Ở đây không gian khung cửa thể hiện quan hệ tương hỗ giữa con người và thi nhân, bức tranh thiên nhiên lồng trong khung cửa góp phần làm dấy lên niềm vui trong lòng tác giả. Nhưng khi phản ánh đời sống xã hội tác giả xây dựng không gian khung cửa giống như tâm đối xứng trong quan hệ tương phản:

“ Chu môn tửu nhục xú

Lộ hữu đống tử cốt ”

(Đỗ Phủ _ Tự kinh phó Phụng Tiên...)

Hay là:

“ Cuối năm trời đất mịt mùng,

Gió lạnh lùng nổi lên trong xóm tiêu điều Đêm khuya, đèn lửa không có,

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

Mưa tuyết trắng xóa bời bời Trẻ nhỏ thì mình không có gì che Người già thì thân không được ấm Hơi thở run rẩy cùng khí lạnh cóng, Đều hắt vào mũi cay cay

Hôm qua đi nộp thuế cuối cùng Nhân tiện ghé nhìn qua cửa kho quan Lụa vải chất cao như núi

Bông sợi ùn đống như mây Nói rằng đó là đồ còn thừa ...Đem dâng vào kho Quỳnh Lâm Rồi lâu năm hóa thành bụi ! ”

(Bạch Cư Dị _ Trọng phú)

Mặc dù mang ý nghĩa tương phản nhưng chúng vẫn thống nhất với nhau ở ý nghĩa: sự bất công xã hội. Hơn nữa chính việc tạo nên trục tương phản này làm bật ra ý nghĩa vạch trần sự bất công. Và ở đây, việc sử dụng hình ảnh khung cửa một cách trực tiếp như vậy càng làm cho hiện thực kia được hiện lên một cách khách quan và đầy chân thực.

Ở những bài thơ có hình ảnh khung cửa xuất hiện gián tiếp, các tác giả đã có sự sáng tạo khi thể hiện thông qua những hình ảnh mang tính chất liên tưởng. Chúng tôi có thể nêu ra một số ví dụ cụ thể như sau:

“ Vén rèm thấy mảnh trăng non

Vội bước xuống thềm vái lạy ”

(Lý Đoan_ Bái tân nguyệt) “ Gió móc trong trẻo, buổi sớm yên bình

Vén rèm, người thức dậy một mình ”

(Lý Thương Ẩn_ Tảo khởi) “ Lầu hồng cách sau làn mưa, trông cảnh lạnh lẽo

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

Rèm châu lay động ánh đèn, một mình trở về ”

(Lý Thương Ẩn_ Xuân vũ) “ Ở cung Tây, đêm vắng trăm hoa tỏa mùi hương

Muốn cuộn rèm châu, mối hận xuân dâng đầy ”

(Vương Xương Linh_ Tây cung xuân oán) “ Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương ”

(Lý Bạch _ Tĩnh dạ tư)

...

Những bài thơ trên, các tác giả đã sử dụng hình ảnh gián tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể nhận thấy không gian khung cửa. Một lẽ ngẫu nhiên, hầu hết các bài thơ đó đều gắn với người phụ nữ. Hình ảnh khung cửa ở đây được thể hiện thông qua các từ “rèm”, “rèm châu”. Ta phân tích một ví dụ:

“ Người đẹp cuốn bức rèm châu lên ”

Câu thơ của Lý Bạch được cấu thành từ những từ có tính ước lệ. “Người đẹp” _ chỉ người con gái đẹp nhưng không biết là đẹp đến đâu, gợi lên vô số dáng vẻ trong tâm trí người đọc. Khung cảnh và cử chỉ của nàng cũng đầy tính ước lệ “cuốn rèm châu” (quyển châu liêm). Đây là cử chỉ muôn thuở của những người phụ nữ khuê các Trung Hoa. Và “rèm châu” là tấm rèm truyền thống che song cửa sổ của con người khuê các ấy. Theo đó, ở các ví dụ khác những từ “rèm”, “rèm câu”, “rèm châu” đều mang tính ước lệ tượng trưng cho hình ảnh khung cửa. Tuy nhiên, cũng có bài thơ không sử dụng các từ ước lệ trên nhưng không gian khung cửa vẫn hiện ra rõ mồn một, đó là bài

thơ “Tĩnh dạ tư” của Thi tiên Lý Bạch:

“ Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương ”

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

Không gian khung cửa được thể hiện gián tiếp qua ánh trăng và từ ánh trăng chiếu qua khung cửa tác giả bộc lộ nỗi nhớ nhung cố hương của mình. Ở đây hình ảnh khung cửa mang một dáng vẻ mới, và qua đó còn thể hiện tài năng bậc thầy của Thi tiên trong việc sử dụng ngôn ngữ. Chính việc sử dụng những hình ảnh mang tính gián tiếp này làm cho hình tượng thơ được hư hóa, trừu tượng nhưng nhờ thế nó lại mang ý nghĩa phổ quát: nói ít gợi nhiều góp phần tạo nên tính hàm súc và giàu sức gợi trong ngôn ngữ Đường thi.

Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ hết sức linh hoạt, các nhà thơ còn xây dựng nên các ý nghĩa biểu trưng gắn với không gian khung cửa. Những nghĩa biểu trưng được xuất hiện chủ yếu trong thơ của phái “điền viên sơn thủy” gắn với cuộc sống của những người ẩn giả. Lúc này “khung cửa” mang một nét nghĩa khác tượng trưng cho tư tưởng của họ:

“ Cửa nhàn đầy cỏ mùa thu

Suốt ngày không có xe ngựa ”

(Vương Duy _ Quá Lý Tiếp trạch) “ Vắng vẻ cửa sài người chẳng đến

Rừng hoang riêng hẹn với vầng mây ”

(Vương Duy_ Tảo thu sơn trung tác)

Những “cửa nhàn”, “cửa sài” là trạng thái tĩnh tại, tham thiền của thiền nhân. Nó thể hiện tư tưởng xa lánh thế sự, lấy thiên nhiên là bầu bạn, giao hòa cùng thiên nhiên của nhà thơ. Ý nghĩa biểu trưng hiện lên rất rõ ở ngay cách gọi khung cửa và trạng thái của nó:

“ Viện sâu đóng cửa cả ngày

Lặng ngồi nhìn lớp rêu xanh biếc ”

(Vương Duy _ Thư sự)

Theo giáo sư Nguyễn Khắc Phi trong mục “Thơ Đường” (Từ điển văn

học – Nxb Khoa học xã hội, H.1993): “Thơ Đường cũng như thơ ca nói chung, sử dụng rộng rãi phép đảo trang, nhất là phép tỉnh lược”. Trong nghệ

thuật thể hiện không gian khung cửa, những biện pháp nghệ thuật đó cũng được các tác giả vận dụng. Do nhu cầu của kết cấu, vận luật nên có lúc thơ

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

dùng phép đảo trang nhưng cũng có khi biện pháp đó lại hỗ trợ đắc lực cho việc khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình:

“ Gió móc trong trẻo, buổi sớm yên tĩnh

Vén rèm, người thức dậy một mình ”

(Lý Thương Ẩn _ Tảo khởi)

Câu thơ thứ hai có hiện tượng đảo một phần vị ngữ đứng trước chủ ngữ. Việc đảo như vậy khiến cho ta có cảm giác có sức nặng tâm trạng đang đè lên đôi tay của người thiếu phụ khi nàng làm cái công việc “vén rèm” ấy. Đó có lẽ là công việc nàng sợ phải làm nhất vào mỗi buổi sớm mai khi phải chứng kiến cảnh sắc tươi đẹp ngoài kia trong hoàn cảnh chỉ có một mình. Biện pháp đảo trang góp phần nhấn mạnh tình cảnh lẻ loi cùng tâm trạng cô đơn của người thiếu phụ. Ngoài ra còn có những câu thơ khác cũng sử dụng biện pháp đảo trang:

“ Ngày nào cùng xén ngọn nến bên cửa sổ tây,

Nói chuyện về buổi mưa đêm ở Ba Sơn ?”

(Lý Thương Ẩn _ Dạ vũ ký bắc) “ Mối thương khóm trúc âm thầm dưới cửa sổ núi,

Chẳng thay đổi vẻ xanh tươi để đợi ta về ”

(Tiền Khởi _ Mộ xuân quy cốc sơn thảo đường)

Ở những câu thơ trên tác giả đã đảo trạng ngữ đứng xuống cuối câu cũng nhằm mục đích nhấn mạnh về những hình ảnh trong hoài niệm của tác giả. Chính nhờ việc sử dụng biện pháp đảo trang mà việc thể hiện tình cảm của tác giả trở nên sâu sắc và đầy sức gợi.

Bên cạnh biện pháp đảo trang là biện pháp tỉnh lược, ở đây đa số trong các bài thơ ta thấy tác giả lược đi chủ thể - nhân vật trữ tình:

“ Ở cung Tây, đêm vắng trăm hoa tỏa mùi thơm,

Muốn cuộn rèm châu, mối hận xuân dâng đầy ”

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

Ai ở đây “muốn cuộn rèm châu”? Tất nhiên ta có thể hiểu đó là những người cung nữ ở cung Tây. Và đây nữa, trong những bài thơ khác cũng lược đi nhân vật trữ tình:

“ Hôm qua xin ngọn lửa mới bên nhà hàng xóm

Để sáng nay bên cửa sổ châm ngọn đèn đọc sách ”

(Vương Vũ Xứng _ Thanh minh) “ Vén rèm lên thấy mảnh trăng non

Vội bước xuống thềm vái lạy ”

(Lý Đoan_ Bái tân nguyệt)

Những biện pháp tỉnh lược làm cho bài thơ trở nên hàm súc phù hợp với đặc điểm của thơ Đường lời ít ý nhiều.

Như vậy nhờ việc sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện không gian khung cửa, các nhà thơ Đường đã làm cho không gian khung cửa ở đây mang một vẻ đẹp riêng, độc đáo phân biệt hẳn với các không gian cụ thể khác trong hệ thống không gian phong phú của thơ Đường. Chính điều đó đã góp phần tạo nên sức sống của Đường thi trong lòng độc giả ở mãi muôn đời sau.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

KẾT LUẬN

Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc. Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cổ điển. Không gian nghệ thuật trong thơ Đường tiêu biểu cho không gian nghệ thật trong thi pháp thơ cổ điển Trung Quốc. Do đó, nó rất phong phú đa dạng, phức tạp và sâu sắc. Và vì vậy mà hiểu được nó một cách thấu đáo là một việc rất khó. Không gian khung cửa cũng chỉ là một góc nhỏ trong thế giới không gian nghệ thuật của thơ Đường mà thôi. Bằng những thao tác tiếp nhận, thống kê, phân tích... tức là đã dùng một hệ thống phương pháp mà chủ đạo là phương pháp hệ thống để

nghiên cứu về “Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời

Đường”, chúng ta có thể rút ra kết luận như sau: Không gian khung cửa về vật

chất đó là không gian hữu hạn nhưng về cảm xúc, nó chất chứa những cảm xúc, nỗi niềm và số phận không hề nhỏ. Từ khung cửa, tác giả quan sát ngoại giới và đối diện với thân phận mình. Tất cả những điều đó được thể hiện bằng nghệ thuật điêu luyện và độc đáo tạo nên một nét riêng cho không gian khung cửa so với các không gian nghệ thuật khác xuất hiện trong thơ Đường.

Thi pháp thơ Đường rất phong phú. Không gian nghệ thuật trong thơ Đường cũng rất phong phú. Những điều chúng tôi trình bày trên đây chỉ là những suy nghĩ và ý kiến cá nhân vì thế không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Dẫu sao chúng tôi cũng muốn đóng góp một phần nhỏ đó vào việc tìm hiểu về không gian nghệ thuật trong thơ Đường và việc ứng dụng nó vào việc tìm hiểu cái độc đáo của không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ cổ điển Việt Nam sau này.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

Tài liệu tham khảo

1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục.

2. Lê Nguyên Cẩn ( chủ biên ) (2006), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài

trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm.

3. Lê Nguyễn Lưu (2006), Đường thi tuyển dịch ( 2 tập ), Nxb Thuận Hóa.

4. Nam Trân (1987), Thơ Đường ( 2 tập ), Nxb Văn học, Hà Nội

5. Nhữ Thành (1982), Thử tìm hiểu tứ thơ của thơ Đường, Tạp chí văn học số 1.

6. Nguyễn Thị Bích Hải (2006), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hoá.

7. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa,

đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Mỳ - người đã hướng dẫn trực tiếp.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2010 Sinh viên

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

Lời cam đoan

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của

ThS. GVC. Nguyễn Văn Mỳ. Tôi xin cam đoan:

a. Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

b.Kết quả này không trùng với bất kì kết quả của tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU... ... 1 1. Lý do chọn đề tài...1 2. Lịch sử vấn đề...3 3. Mục đích nghiên cứu...4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...4

5. Phương pháp nghiên cứu...5

6. Đóng góp của khóa luận...5

7. Bố cục của khóa luận...5

NỘI DUNG... ... 6

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN TRONG THƠ ĐƯỜNG – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.Khái niệm không gian nghệ thuật ... 6

2.Vấn đề không gian trong tác phẩm trữ tình... ... 8

3.Các mô hình không gian cơ bản trong thơ Đường... ... 10

3.1. Hai cấp độ không gian vũ trụ và không gian sinh hoạt đời thường.. ... 10

3.1.1. Không gian vũ trụ... ... 10

3.1.2. Không gian sinh hoạt đời thường... ... 13

3.2. Các không gian cụ thể gắn với cảnh ngộ cụ thể... ... 15

CHƯƠNG 2 : KHÔNG GIAN KHUNG CỬA TRONG THƠ CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ ĐỜI ĐƯỜNG 1. Nhân vật trữ tình gắn với không gian khung cửa... ... 17

1.1.Tác giả nhập vai nhân vật trữ tình... ... 17

1.2. Không gian khung cửa gắn với chinh phụ, khuê phụ, cung nữ... ... 19

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn

2.1. Bức tranh ngoại giới được nhìn qua khung cửa... ... 23

2.1.1.Bức tranh thiên nhiên... ... 23

2.1.2. Bức tranh xã hội... ... 28

2.2. Bức tranh tâm tư của nhân vật trữ tình hiện lên qua khung cửa... ... 32

3. Nghệ thuật thể hiện không gian khung cửa... ... 37

KẾT LUẬN... ... 44

Một phần của tài liệu Không gian khung cửa trong thơ của một số nhà thơ đời đường (Trang 37)