Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều xảy ra tình trạng phân phối thu nhập bất bình đẳng, từ những nước đang phát triển và có tiềm năng phát triển như Malaysia, Trung Quốc, Nepan…
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung về tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập 2
1.1 Tăng trưởng kinh tế 2
1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 2
1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 2
1.2 Phân phối thu nhập và cách đo lường phân phối thu nhâp 2
1.2.1 Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập 2
1.2.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập 3
1.2.3 Thước đo về bất bình đẳng thu nhập 4
1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 6
1.3.1 Lý thuyết học thuyết kinh tế cổ điển 6
1.3.2 Lý thuyết của Mac 7
1.3.3 Lý thuyết của Keynes 8
1.3.4 Lý thuyết của trường phái “sau Keynes” và kinh tế vĩ mô hiện đại 9
1.3.4.1 Lý thuyết của trường phái “sau Keynes” 9
1.3.4.2 Lý thuyết của A.Lewis 9
1.3.4.3 Mô hình chữ U ngựơc của Simon Kuznet 10
1.3.5 Lý thuyết của các nhà kinh tế học hiện đại 11
1.3.6 Nhận xét chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập 14
CHƯƠNG 2: Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam 16
2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế 16
2.1.1 Thành tựu về tăng trưởng kinh tế 16
2.1.2 Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế 23
2.2 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 24
2.3 Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 25
Trang 22.3.1 Tăng trưởng kinh tế góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập 25
2.3.2 Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng 32
2.3.2.1 Tăng trưởng kinh tế cao gây nên bất bình đẳng thu nhập gia tăng .32
2.3.2.2 Nguyên nhân 40
CHƯƠNG 3: Giải pháp cho vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập 43
3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập 43
3.2 Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo 44
3.3 Khuyến nghị 50
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều xảy ra tình trạng phân phối thunhập bất bình đẳng, từ những nước đang phát triển và có tiềm năng phát triển nhưMalaysia, Trung Quốc, Nepan…Hay những nước phát triển nhất thế giới như Anh,Đức…thì tình trạng này là không thể tránh khỏi và ngày càng có xu hướng gia tăng.Ngay cả đối với Mỹ, đất nước được coi là phát triển nhất thế giới thì đối với nướcnày tình trạng bất bình đẳng thu nhập, phân hoá giàu nghèo cũng đang diễn ra mộtcách rất gay gắt Nhưng cũng vẫn tồn tại một số nước vừa có tốc độ tăng trưởngkinh tế cao, lại vừa giảm thiểu được tình trạng bất bình đẳng thu nhập như NhậtBản, Thuỵ Điển,…Vậy đối với Việt Nam thì sao, vấn đề tăng trưởng kinh tế và bấtbình đẳng thu nhập ở Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng nào?
Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trình
độ dân trí thuộc loại thấp, tỷ lệ mù chữ chiếm đến trên 90%, nạn đói tràn lan Thếnhưng bằng những chính sách đúng đắn Việt Nam đã khắc phục được những khókhăn đó và tiến lên Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thànhtựu về tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao, thu nhập người dânđược cải thiện Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những chuyển biến tích cực từnông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, xuất nhập khẩu tăng, kim ngạch xuất nhậpkhẩu dần được cải thiện, mở rộng quan hệ ngoại thương với nước ngoài… Nhữngthành tựu về tăng trưởng này đã góp phần tạo điều kiện giúp phân phối thu nhậpđược công bằng hơn, công cuộc xoá đói giảm nghèo được thực hiện tốt hơn Tuynhiên tăng trưởng kinh tế cao cũng đem lại những kết quả xấu cho vấn đề bất bìnhđẳng thu nhập, phân hoá giàu nghèo tăng lên, khoảng cách thu nhập doãng ra Tạisao ở Việt Nam lại xảy ra tình trạng như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi ở trên đề tài sẽ đi nghiên cứu những lý thuyết cơ bản vềtăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, thực trạng tăng trưởng và phân phốithu nhập ở Việt Nam, những thành tựu, những mặt hạn chế, yếu kém, đi tìm hiểunguyên nhân của nó Gắn lý thuyết với những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam, từ đótìm ra giải pháp đúng đắn nhất cho vấn đề tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhậpnhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống củangười dân, giảm chênh lệch giàu nghèo đưa đất nước tiến lên, phát triển bền vững
Trang 4CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung về tăng trưởng
và bất bình đẳng thu nhập
1.1 Tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy môsản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định
Có thể nói bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự đảm bảo sự gia tăng cả quy
mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người
1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế
Đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế ta sử dụng công thức sau:
Yt - Yt-1
Gt =
Yt-1
Trong đó: Gt là tốc độ tăng trưởng năm t
Yt là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t tính theo giá năm cơ sở
Yt-1 là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t-1 tính theo giá năm cơ sở
Ta cũng có thể đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua thu nhập bìnhquân đầu người
1.2 Phân phối thu nhập và cách đo lường phân phối thu nhâp
1.2.1 Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập
Phân phối thu nhập bình đẳng không có nghĩa là dù ai làm việc hay không,công việc khác nhau như thế nào thì thu nhập của họ đều như nhau, nếu như vậy sẽkhiến cho con người mất đi động lực học tập, lao động, nền kinh tế trở nên đình trệ
Ta nên hiểu phân phối thu nhập bình đẳng nghĩa là người lao động được đánh giáđúng mức với công sức mà họ đã phải bỏ ra, phân phối thu nhập bình đẳng xuấtphát từ sự đánh giá đúng đắn về mức độ đóng góp của lao động cho xã hội, nhằmnâng cao mức sống của người dân, loại bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởnglợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn thiếu thốn
Trang 51.2.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập
Từ các nghiên cứu cho thấy có hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt vềthu nhập, đó là bất bình đẳng thu nhập do lao động và bất bình đẳng thu nhập từ tàisản Ta sẽ đi sâu tìm hiểu về từng nguyên nhân
Thứ nhất là bất bình đẳng thu nhập do lao động Lao động khác nhau đem lại
thu nhập khác nhau do những lý do chủ yếu sau đây:
Sự khác biệt mang tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát sinhnhằm bù đắp cho các đặc điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau
Vốn nhân lực là sự tích luỹ đầu tư trong mỗi con người, ví dụ như học vấn và
kinh nghiệm làm việc Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được nhiều tiềnhơn những lao động với ít vốn nhân lực Thực tế có sự khác biệt mang tính đền bùgiữa những lao động có trình độ học vấn và những lao động không có trình độ họcvấn nhằm bù đắp cho chi phí của việc đi học
Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu nhập.Một số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác và họ đượctrả lương theo năng lực tự nhiên của họ Một số lao động làm việc vất vả hơn nhữngngười khác và họ được đền bù cho những cố gắng của họ Cơ hội cũng đóng mộtvai trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh nghiệm của một cá nhân nào đó
có thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công nghệ làm cho công việc của cá nhân đókhông cần nữa
Quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn cho rằng, những lao động vớitrình độ học vấn cao hơn được trả lương cao hơn bởi vì học vấn làm cho họ có năngsuất cao hơn Theo quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn, một chính sáchnhằm làm tăng trình độ học vấn của người lao động sẽ làm tăng tiền lương của họ.Theo quan điểm phát tín hiệu về học vấn, trình độ học vấn cao hơn không có ảnhhưởng gì đến năng suất hay tiền lương Có bằng chứng cho thấy rằng học vấnkhông làm tăng năng suất và tiền lương, do vậy trình độ học vấn có thể chỉ là mộttín hiệu phản ánh năng lực của người lao động Những lợi ích đem lại từ việc đi học
có lẽ là một sự kết hợp giữa các hiệu ứng phát tín hiệu và hiệu ứng tư bản conngười
Thứ hai là bất bình đẳng thu nhập từ tài sản Nó xuất phát từ nguồn lực tự có
của mỗi người, từ những tài sản mà họ đang nắm giữ, những tài sản này có được cóthể là từ tiết kiệm tích lũy nên, có thể là do đầu tư, kinh doanh mà sinh lời hoặc đơn
Trang 6giản hơn là có được từ thừa kế tài sản Tất cả những điều này tạo nên sự bất bìnhđẳng thu nhập gia tăng.
Ngoài ra, thu nhập có thể khác nhau do sự phân biệt đối xử Sự phân biệt đối
xử là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá nhân tương tự nhau chỉ khác nhau
về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc các đặc điểm cá nhân khác
1.2.3 Thước đo về bất bình đẳng thu nhập
Trên thế giới có nhiều phương pháp đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập,sau đây ta sẽ đi tìm hiểu về một số phương pháp đo lường
Thứ nhất là đường cong Loren và hệ số Gini
Đường cong Loren biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thunhập tương ứng của họ Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số và đượcsắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗiphần trăm trong số dân nhận được
100(%) Dân số cộng dồn (%)
Đường kẻ chéo (đường 450) trong hình cho thấy ở bất kỳ điểm nào trên đươngnày đều phản ánh tỷ lệ %
Hệ số Gini đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối Hệ số này được xác địnhnhư một tỷ số với giá trị nằm trong khoảng từ 0 tới 1, trong đó tử số là diện tíchnằm giữa đường cong phân phối Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối (A), mẫu số
là tổng diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối (A+B)
Thứ hai là phương pháp chỉ số Theil
Trang 7Là số thống kê đo lường sự bất bình đẳng về kinh tế do nhà thống kê toánHenri Theil xây dựng Công thức tính như sau:
Trong đó xi là thu nhập của người thứ i, x là thu nhập trung bình, N là sốngười Số hạng đầu bên trong dấu ngoặc là tỷ trọng của thu nhập cá nhân đó so vớithu nhập trung bình Nếu tất cả mọi người đều có thu nhập như nhau (bằng thu nhậptrung bình) thì khi đó chỉ số này sẽ bằng 0 Nếu một người có tất cả thu nhập thì khi
đó chỉ số này bằng lnN
Một ưu điểm của chỉ số Theil là có thể phân rã được, theo nghĩa đó là tổngbình quân gia quyền của sự bất bình đẳng trong các nhóm
Thứ ba, tỷ số giữa thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân
số nghèo nhất của một nước
Tỷ số giữa thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèonhất của một nước là tỷ số trong đó tử số là thu nhập/tiêu dùng trên đầu người củanhóm 20% người giàu nhất và mẫu số là thu nhập/tiêu dùng đầu người của nhómngười nghèo nhất Cũng có thể thay số 20% bằng một con số phần trăm khác Đây
là một đại lượng được sử dụng rất phổ biến ở cả các nước phát triển và đang pháttriển
Hạn chế chính của thước đo xác định sự bất bình đẳng này là bỏ qua thu nhập/tiêu dùng của 60% dân số có mức thu nhập/tiêu dùng trung bình và nó cũng khôngtính đến sự phân bố thu nhập/tiêu dùng trong các nhóm người nghèo nhất và giàunhất
Thứ tư, tỷ trọng thu nhập/tiêu dùng của x% người nghèo nhất
Một điểm bất lợi của cả hệ số Gini và chỉ số Theil là chúng thay đổi khi phânphối thu nhập thay đổi, bất kể sự thay đổi đó xảy ra ở nhóm có thu nhập nào, nhóm
có thu nhập cao nhất, trung bình hay thấp nhất (chúng thay đổi khi có bất kỳ sựchuyển giao thu nhập nào giữa hai cá nhân) Vì vậy chỉ tiêu đo lường tỷ trọng thunhập của x% người nghèo nhất là một thước đo tốt hơn, nó sẽ không thay đổi cho
dù các chính sách thay đổi
Trang 81.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
1.3.1 Lý thuyết học thuyết kinh tế cổ điển
Học thuyết kinh tế cổ điển với hai đại diện tiêu biểu là A.Smith và D.Ricardo
đã đưa ra những lý luận ban đầu về phân phối thu nhập
Cả A.Smith và D.Ricardor đều phân chia thu nhập thành ba loại đó là tiềnlương, tiền công cho công nhân; lợi nhuận cho nhà tư bản và địa tô cho địa chủTuy nhiên có sự khác biệt, A.Smith nhận ra rằng người công nhân chỉ là laođộng làm thuê, tiền lương mà họ nhận được không phải toàn bộ giá trị sản phẩm laođộng họ sản xuất ra mà chỉ là một bộ phận giá trị đó Ông cho rằng cơ sở tiền lương
là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình họ,nếu tiền lương thấp hơn mức tối thiểu này thì đó sẽ là thảm hoạ cho sự tồn tại củadân tộc Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao vì tiền lương cao là nhân tố kích thíchcông nhân tăng năng suất lao động tạo điều kiện tăng tích luỹ tư bản và từ đó tạokhả năng tăng trưởng kinh tế
D.Ricardor thì lại ủng hộ “quy luật sắt về tiền lương”, tiền lương cho ngườicông nhân chỉ nên ở mức tối thiểu vừa đủ đáp ứng cho những nhu cầu sinh hoạt tốithiểu cần thiết Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thịtrường lao động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo Ricardor còn đưa raphương hướng về đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng.Trong nghiên cứu của mình, ông đưa ra hai vấn đề: một là, khu vực nông nghiệp cólợi nhuận biên giảm dần theo quy mô và tiến tới bằng 0 do quy mô sản xuất nôngnghiệp ngày càng tăng lên đòi hỏi phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn, chi phísản xuất ngày càng tăng với tỷ lệ lớn hơn mức tăng sản lượng đầu ra Hai là, trongkhi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt thì lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn tiếptục tăng, dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động trong nông nghiệp Từ đó cần phảigiảm dần cả về quy mô lẫn tỷ trọng đầu tư trong khu vực nông nghiệp, xây dựng và
mở rộng khu vực công nghiệp, tăng tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp để nền kinh tếtiếp tục tăng trưởng Khu vực này có nhiệm vụ giải quyết lao động thất nghiệp tráhình của khu vực nông nghiệp bằng cách chuyển bộ phận này sang khu vực củamình Ricardor còn cho rằng do khu vực nông nghiệp dư thừa lao động vì vậy cóthể lôi kéo lao động từ nông nghiệp sang mà không phải tăng lương cho bộ phậnnày Khu vực công nghiệp sẽ có lợi nhuận biên tăng dần theo quy mô và sẽ kéo theo
Trang 9sự tăng trưởng kinh tế, đi cùng với nó là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập giữanông nghiệp và công nghiệp Thêm vào đó ông ủng hộ quy luật sắt về tiền lương,điều này sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng đi đôi với bất bình đẳng tăng cao.
1.3.2 Lý thuyết của Mac
Xác định rõ các khái niệm về phân phối kết quả sản xuất và thu nhập, C.Mac
đã chỉ ra rằng tổng sản phẩm xã hội trước hết phải bù đắp lại những tư liệu sản xuất
đã tiêu dùng, phần giá trị mới tạo ra được phân phối theo những nguyên tắc sau:
Để xã hội có thể tồn tại, về lượng không thể phân phối cho tiêu dùng cánhân vượt quá khối lượng thu nhập của xã hội
Trong mọi chế độ xã hội, phân phối thu nhập trước hết phải có vai tròđảm bảo tái sản xuất lại sức lao động của xã hội
Một bộ phận thu nhập phải được sử dụng để thực hiện tích luỹ mở rộngsản xuất
Một bộ phận sản phẩm thặng dư chỉ đại biểu cho lao động mới đượcthêm vào, được dùng làm quỹ bảo hiểm… Đó là bộ phận của thu nhập không đượcdùng với tư cách là thu nhập và cũng không nhất thiết phải dùng làm tích luỹ
Theo C.Mac, phân phối thu nhập có hai hình thức đó là phân phối thu nhậpquốc dân lần đầu và phân phối lại Phân phối lần đầu trong xã hội tư bản chủ nghĩađược chia làm hai phần Phần thứ nhất, người lao động nhận được tiền công Phầnthứ hai là thu nhập của nhà tư bản và địa chủ Nếu như tiền công của công nhân chỉ
đủ sống cho bản thân và cho gia đình họ thì phần thu nhập của nhà tư bản và địachủ còn tích luỹ một phần để tái sản xuất mở rộng Từ đó nhà tư bản mở rộng sảnxuất, tăng lợi nhuận và ngày càng giàu lên còn người công nhân thì ngày càngnghèo đi Mac đưa ra kết luận, trong chủ nghĩa tư bản, tài sản tập trung trong taymột số người giàu, còn đại bộ phận dân cư chỉ có sức lao động Do vậy việc phânphối theo tài sản chính là làm tăng tính bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, đó
là cách phân phối tạo nên tình trạng kẻ bóc lột và người bị bóc lột Từ đó C.Macđưa ra hình thức phân phối thu nhập là phân phối theo lao động và phân phối theonhu cầu Và ông cho rằng thực hiện cách phân phối này theo từng giai đoạn sẽhướng tới một xã hội chủ nghĩa cộng sản và xoá bỏ được sự phân phối bất bìnhđẳng như trong chủ nghĩa tư bản, và sẽ đưa sản xuất lên một tầm cao mới
Trang 101.3.3 Lý thuyết của Keynes
Keynes là một nhà kinh tế học người Anh, ông được coi là người mở đầu chonhững lý thuyết về nền kinh tế có sự điều tiết của nhà nước, nổi tiếng với tác phẩm
“Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” Trong tác phẩm này ông đã nêu ranhững lý thuyết chung về thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm, tác động của những nhân tốnày tới đầu tư, tín dụng như thế nào và cuối cùng là ảnh hưởng đến tăng trưởng rasao
Ông đã chỉ ra rằng thu nhập được chia thành hai phần một phần cho tiêu dùng
và phần còn lại cho tiết kiệm, chính phần tiết kiệm này lại trở thành nguồn lực chođầu tư trong tương lai
Thu nhập=tiêu dùng+đầu tư, mà Tiết kiệm=thu nhập-tiêu dùng Từ đó suy ra,đầu tư=tiết kiệm
Khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết thì tình trạng chi tiêu vượtquá thu nhập xuất hiện nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng cao thì sẽ cókhuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng; khi đạt được mứcchi tiêu thoả đáng, người ta sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn
và tiết kiệm nhiều hơn Đó chính là khuynh hướng tiêu dùng giới hạn Việc làm sẽlàm tăng thu nhập từ đó làm tăng tiêu dùng Nhưng do khuynh hướng tiêu dùng giớihạn nên tiêu dùng sẽ tăng chậm hơn so với thu nhập còn tiết kiệm lại tăng nhanh.Điều này làm tiêu dùng bị giảm sút, nhu cầu sản phẩm giảm dẫn đến giảm việc làm,nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ
Ông còn đưa ra mô hình số nhân đầu tư về mối quan hệ giữa gia tăng thunhập và gia tăng đầu tư Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu
bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất, do vậy làm tăng cầu về tiêu dùng, tăngviệc làm cho công nhân và làm cho thu nhập tăng lên Như vậy việc tăng đầu tư sẽkích thích tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và từ đó làm tăng thu nhập Tăng thunhập cũng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế bởi tăng thu nhập sẽ làm tăng tiết kiệm,tăng đầu tư, từ đó tạo nên tăng trưởng kinh tế
Quan điểm của Keynes là cần phải điều chỉnh để tăng đầu tư, kích thích tăngtrưởng Vì vậy chủ trương chính sách mà ông đưa ra là sử dụng thuế để điều tiết nềnkinh tế Ông cho rằng đối với người lao động thì cần phải tăng thuế để điều tiết bớtmột phần tiết kiệm từ thu nhập của họ, đưa phần này vào ngân sách nhà nước để mởrộng đầu tư Còn đối với nhà kinh doanh thì phải giảm thuế để nâng cao hiệu quả
Trang 11của tư bản, khuyến khích nhà kinh doanh tích cực đầu tư phát triển Điều này đã tạo
ra sự phân phối thu nhập bất bình đẳng gia tăng cùng với mức độ tăng trưởng cao
1.3.4 Lý thuyết của trường phái “sau Keynes” và kinh tế vĩ mô hiện đại
1.3.4.1 Lý thuyết của trường phái “sau Keynes”
Vấn đề tăng trưởng và phân phối thu nhập dường như đã chiếm vị trí trungtâm trong các lý thuyết của trường phái “sau Keynes” Các nhà kinh tế học thuộctrường phái này đã khẳng định nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào vấn đềphân phối thu nhập quốc dân, lượng thu nhập và lượng tiết kiệm, còn tổng lượngtiết kiệm là tổng số tiết kiệm từ tiền lương và lợi nhuận Do “khuynh hướng tiếtkiệm” giữa những người nhận tiền lương và những người nhận lợi nhuận là khácnhau nên sự thay đổi trong phân phối sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng tiết kiệm Thêmvào đó, phân phối thu nhập quốc dân còn là hàm số của tích lũy tư bản Nhịp độ tíchlũy tư bản xác định tỷ suất lợi nhuận và phần lợi nhuận trong thu nhập quốc dân.Phần tiền lương được xác định như là lượng còn lại của thu nhập quốc dân
Tư tưởng đã xác lập mối quan hệ giữa phân phối thu nhập quốc dân và nhịp độtăng trưởng của nó cũng như việc vạch rõ mối quan hệ giữa tiết kiệm và phân phốithu nhập trong các giai cấp xã hội, tạo khả năng gắn lý luận với thực tiễn phát triểnkinh tế N.Caldor đã chỉ rõ muốn nâng cao nhịp độ tăng trưởng thì cần phải phânphối lại thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho lợi nhuận
Chủ trương chính sách mà trường phái này đưa ra đó là muốn nâng cao nhịp
độ tăng trưởng thì cần phải phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cholợi nhuận Họ cho rằng việc nâng cao tiền lương phu hợp với việc tăng năng suấtlao động sẽ khắc phục được khó khăn trong vấn đề thực hiện và là sự kích thíchquan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Họ muốn kết hợp chính sách thu nhập vớichính sách tăng trưởng kinh tế, kể cả việc xác định nhịp điệu và cơ cấu đầu tư
1.3.4.2 Lý thuyết của A.Lewis
Dựa vào luận điểm của Ricardo cho rằng lợi nhuận trong nông nghiệp có xuhướng giảm dần và tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp, cần chuyển bớtlao động từ nông nghiệp sang công nghiệp Lewis cho rằng phải trả mức lươngtương xứng để có thể lôi kéo lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp Tuy nhiênmức tiền lương mà họ phải trả cho lượng lao động chuyển giao này là thấp hơn sovới tiền lương họ phải trả cho công nhân trong ngành, vì vậy nhà tư bản công
Trang 12nghiệp sẽ có thêm một phần thặng dư, tích luỹ Nền kinh tế sẽ ngày càng tăngtrưởng nhanh nhờ sự tích luỹ và đầu tư của khu vực công nghiệp, và hiện tượng bấtbình đẳng thu nhập giữa hai khu vực cũng tăng Nhưng cũng không thể chuyển hếtlao động từ nông nghiệp sang được, tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra Lao độngtrở nên đắt hơn, tiền công tăng lên, gây bất lợi cho khu vực công nghiệp Trongtrường hợp này để giảm sự bất lợi đối với khu vực công nghiệp cần phải đầu tư lại
cả công nghiệp và nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, giảm cầu về lao độngtrong công nghiệp Khi đó việc rút lao động từ nông nghiệp ra sẽ không làm giảmtổng sản phẩm nông nghiệp, giá nông sản không tăng mà sức ép của việc tăng tiềncông lao động khu vực công nghiệp giảm đi Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng dựatrên động lực phát triển của cả hai khu vực, bất bình đẳng giảm đi
Dưới dạng tổng quát, mô hình cũng nhất trí với Kuznet về nhận xét cho rằng
sự bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được trình độnhất định Hơn nữa, A.Lewis đã chỉ ra rằng bất bình đẳng không chỉ là kết quả củatăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, các cốgắng để phân phối lại thu nhập một cách hấp tấp vội vã cũng làm mất đi động lựctăng trưởng kinh tế; bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích luỹ, tăng đầu
tư, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thu nhập cao hơn
1.3.4.3 Mô hình chữ U ngựơc của Simon Kuznet
Dựa vào số liệu của các nước có mức thu nhập giàu, nghèo khác nhau trongthời kỳ dài, Kuznet đã chỉ ra mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc dân bình quânđầu người và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Ông cho rằng mối quan hệgiữa tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người và sự bất bình đẳng trong phânphối thu nhập có dạng chữ U ngược
Trang 13Mặc dù mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets cho đến nay vẫn còn đúng
và được công nhận ở nhiều nước nhưng mô hình này mới chỉ ra được những nhậnđịnh từ việc quan sát nhịp độ tăng trưởng của các nước chứ chưa giải thích đượcnguyên nhân nào tạo ra sự thay đổi về mức độ bất bình đẳng trong quá trình pháttriển và liệu có cách nào để hạn chế mức độ bất bình đằng trong quá trình phát triểnkhông
1.3.5 Lý thuyết của các nhà kinh tế học hiện đại
Trong những năm gần đây rất nhiều những lý thuyết kinh tế đã nghiên cứu tìmkiếm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập Các lý thuyếtnày được chia thành sáu dòng lý thuyết chính đó là: (1)lý thuyết kinh tế chính trị,
Trang 14(2)lý thuyết về thị trường vốn không hoàn hảo, (3)lý thuyết về hội nhập (4)lý thuyết
về sự bất ổn chính trị-xã hội, (5)lý thuyết về vấn đề dân số, giáo dục, (6)lý thuyết về
sự so sánh xã hội Giờ chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể từng dòng lý thuyết này
Dòng lý thuyết kinh tế chính trị với các đại diện tiêu biểu là Bertola (1993),
Perotti (1992), Alesina và Rodrik (1994), Persson và Tabellini (1994) Mô hìnhnhằm xây dựng mối quan hệ giữa các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và các họcthuyết kinh tế chính trị Trong các xã hội dân chủ, mức độ đánh thuế được quyếtđịnh bởi cử tri trung bình Thuế được đánh tương ứng tỷ lệ với thu nhập, và thuếmang tính luỹ tiến nói chung như thuế thu nhập nhằm phân phối lại thu nhập chomọi người một cách công bằng hơn Từ đó lợi ích mà người nghèo nhận được sẽ lớnhơn lợi ích mà người giàu nhận được Vì vậy người nghèo sẽ thích đánh thuế luỹtiến, mức thuế cao để phân phối lại nhiều hơn, hưởng lợi nhiều hơn Từ sự bất bìnhđẳng thu nhập trong xã hội mà thu nhập của cử tri trung bình thấp hơn mức thunhập trung bình, quy tắc đa số đưa ra quyết định về phân phối lại ở mức độ cao,điều này sẽ làm giảm đầu tư và nỗ lực lao động, từ đó tạo trở ngại cho tăng trưởng,làm cho tăng trưởng chậm hơn Phương thức chuyển đổi từ xã hội dân chủ nguyênmẫu “một người, một phiếu bầu”, điều này có thể làm giảm mức độ bất bình đẳngthông qua phân phối lại Kết luận được rút ra là bất bình đẳng đòi hỏi tái phân phốidiễn ra mạnh mẽ nhưng đi cùng với nó sẽ là tăng trưởng thấp hơn
Thị trường vốn không hoàn hảo, đại diện của dòng lý thuyết này là
Sant-Paul và Verdier (1993), Galor và Zeira (1993), Aghion và Bolton (1997), Chiou(1998) Dòng lý thuyết này cơ bản dựa trên vai trò của người tham gia trong thịtrường vốn không hoàn hảo Trong xã hội không cho phép người có nhu cầu về vốnđược tự do đi vay, sự bất bình đẳng dẫn đến mức độ tiếp cận giáo dục khác nhau.Tăng trưởng tăng bởi đầu tư vào vốn nhân lực tăng, tăng trưởng sẽ chậm nếu đầu tưvào vốn nhân lực ít Phân phối lại làm tăng tổng đầu ra và tăng trưởng vì nó chophép người nghèo đầu tư vào vốn nhân lực Nếu thị trường vốn có khuynh hướngcải tạo phát triển kinh tế, tiếp đó những tác động từ thị trường vốn không hoàn hảo
là quan trọng đối với người nghèo hơn là đối với người giàu Theo đó, tác động cóthể biết trước này của bất bình đẳng thu nhập đối với tăng trưởng kinh tế sẽ gây tầmảnh hưởng đối với người nghèo lớn hơn đối với người giàu Điều này nhấn mạnhrằng thị trường vốn không hoàn hảo thực sự phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa
tỷ lệ nghèo và tăng trưởng kinh tế Trong khi bất bình đẳng cao hơn không phảiluôn đưa đến kết cục lợi ích thu được từ tín dụng tăng lên của phần đa những người
Trang 15nghèo, tỷ lệ nghèo cao hơn nghĩa là có nhiều người phải chịu tín dụng bắt buộc hơn.
Để lấy ví dụ, bất bình đẳng thu nhập trong nền kinh tế có thể cao hơn cho dù tất cảmọi người trong nền kinh tế đều có cuộc sống đầy đủ Vì vậy, chúng ta nên chấpnhận mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nghèo và tăng trưởng kinh tế
Kết hợp kinh tế (Benabou, 1996), vấn đề này có tác động tới phân phối lại
trong quá trình tăng trưởng Ở đây ta sẽ thấy có hai hiệu ứng trái ngược nhau Phânphối lại là tốt nếu như tiêu dùng công tài trợ nhiều hơn cho giáo dục với điều kiệnthị trường vốn không hoàn hảo, và phân phối lại sẽ mang tác động tiêu cực nếu chỉchuyển đổi thu nhập từ người giàu sang người nghèo vì điều này sẽ làm giảm ýmuốn làm việc và đầu tư của người giàu
Chính trị xã hội bất ổn định (Fay, 1993; Grossman và Kim, 1996; Benhabib
và Rustichini, 1996; Alesina, 1996) lý thuyết này nhấn mạnh hậu quả của bất bìnhđẳng trong điều kiện bất ổn về chính trị, xã hội Lý thuyết này cho thấy bất bìnhđẳng là yếu tố quyết định của sự mất ổn định chính trị-xã hội, bất bình đẳng gây ratác động ngược chiều đối với tăng trưởng, hạn chế tăng trưởng thông qua việc làmgiảm ý muốn đầu tư Tất nhiên bất bình đẳng còn làm tăng mức độ trầm trọng, làmgia tăng xung đột và mâu thuẫn trong xã hội, tài sản luôn ở trong tình trạng ít antoàn nhất và tăng trưởng cũng giảm Hơn thế nữa là tình trạng tội phạm gia tăng ởngười nghèo, tình trạng tài nguyên bị phá huỷ, tương lai sẽ bị mất đi nguồn lực Cóthể thấy chính trị xã hội mất ổn định gây tác động xấu đến tăng trưởng của mộtquốc gia, làm tăng trưởng giảm sút; mà nguyên nhân chính của nó là do sự bất bìnhđẳng thu nhập gây nên
Bắt nguồn từ vấn đề dân số hay giáo dục (Perotti, 1996), bất bình đẳng thu
nhập tác động ngược chiều đối với tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng thu nhập tăngdẫn đến tăng trưởng giảm thông qua cách tiếp cận từ vấn đề dân số và giáo dục Lựachọn thông qua cải tiến chất lượng giáo dục, tỷ lệ sinh sản Giáo dục có tác động tớithu nhập, những người có trình độ học vấn cao, mức lương của họ cũng cao hơn rấtnhiều so với những lao động trình độ thấp Trong khi các gia đình nghèo ít có cơ hộiđầu tư cho con em mình đi học, tiếp cận với những dịch vụ tốt nhất thì tỷ lệ sinhtrong chính những gia đình này lại rất cao, vì vậy mà tỷ lệ người nghèo lại càngtăng Số lượng hộ nghèo tương đối cao và chính những hộ nghèo lại có tỷ lệ sinhcao, đầu tư cho giáo dục thấp điều này khiến cho tăng trưởng bị chậm lại, bất bìnhđẳng thu nhập tăng Vì vậy tăng trưởng chỉ tăng nếu đầu tư vốn con người một cáchthoả đáng
Trang 16So sánh xã hội, Kell(1998) được xây dựng dựa trên lý thuyết của Benabou
(1996), trong lý thuyết này các cá nhân tạo nên sự so sánh xã hội Lý thuyết này cơbản là dựa trên những giả định từ những xem xét về tiêu dùng trung bình của nhữngnhóm người được nghiên cứu Trong một xã hội bất bình đẳng, những người nghèo
bị lôi cuốn theo cách sống của tầng lớp thượng lưu và có xu hướng tiêu dùng nhiềuhơn Kết quả là đầu tư vốn nhân lực sẽ thấp và tăng trưởng kinh tế thấp Như vậy từnghiên cứu này rút ra kết luận bất bình đẳng thu nhập và nghèo đói sẽ làm tăngtrưởng chậm lại thông qua những cơ cấu khác nhau Việc sử dụng các chính sáchriêng rẽ, điều này không thể biết trước được cơ cấu nào là vượt trội hơn
1.3.6 Nhận xét chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập.
Các lý thuyết, mô hình ở trên đã phần nào trả lời cho câu hỏi về mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng tác động đến bấtbình đẳng thu nhập như thế nào, bất bình đẳng thu nhập hỗ trợ cho tăng trưởng rasao,…Cuối cùng ta có thể rút ra được những nhận xét sau:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập có thể diễn
ra theo nhiều chiều Tăng trưởng kinh tế cao sẽ gây nên tình trạng bất bình đẳngtrong phân phối thu nhập cũng tăng cao Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế cao lại làđiều kiện giúp giảm bớt bất bình đẳng thu nhập Và ngược lại bất bình đẳng phânphối thu nhập là một nhân tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng kinh tế, nó sẽ hỗtrợ cho kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao Tuy nhiên nếu tình trạng bất bình đẳngkéo dài, có xu hướng gia tăng sẽ lại trở thành chướng ngại cho tăng trưởng
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tác động tới nhau thông
qua những kênh truyền dẫn sau:
Đầu tư, tiết kiệm; tỷ lệ đầu tư, tiết kiệm cao sẽ làm cho tăng trưởng cao,tuy nhiên để tăng tiết kiệm, tăng đầu tư thì bất bình đẳng thu nhập cũng phải tăngtheo Ở đây dường như có sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng thunhập, muốn có tăng trưởng thì phải chấp nhận bất bình đẳng thu nhập Nhưng đầu
tư kích thích tăng trưởng kinh tế lại trở thành điều kiện giúp giảm thiểu bất bìnhđẳng thu nhập Trong đầu tư, cơ cấu đầu tư cũng là một nhân tố quyết định Việcchuyển dịch cơ cấu từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, quá trình đôthị hoá tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao nhưng nó cũng gây ra tình trạngbất bình đẳng phân phối thu nhập giữa các vùng, các ngành Và một vấn đề nữa gặp
Trang 17phải là nếu như đầu tư không đúng cách, cơ cấu đầu tư không hợp lý thì kinh tế sẽtụt hậu, tăng trưởng thấp trong khi đó bất bình đẳng thu nhập lại tăng cao.
Đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ học vấn, nhận thức, trình độ taynghề cho người lao động Đầu tư cho giáo dục phải chú ý nâng cao cả về số lượng
và chất lượng, mở rộng quy mô giáo dục, đầu tư chiều sâu, tăng khả năng tiếp cậnvới công nghệ tiên tiến, để tạo nên một nguồn lực lao động lớn, chất lượng tốt,góp phần tạo nên một nền kinh tế phát triển Từ đó thu nhập cũng được cải thiện,bất bình đẳng thu nhập giảm đi
Kênh truyền dẫn tín dụng, người nghèo ít có khả năng được tiếp cận vớitín dụng do những ràng buộc về điều kiện vay vốn Họ ít có được cơ hội đầu tư chosản xuất kinh doanh, đầu tư cho giáo dục để cải thiện cuộc sống Có thể nói nếunhững chính sách hỗ trợ về vay vốn tín dụng là hợp lý, thì thông qua nó ta có thểgiúp cho người nghèo nguồn vốn đầu tư, từ đó tăng mức thu nhập của người nghèo,bất bình đẳng thu nhập giảm đi mà kinh tế lại có tăng trưởng cao hơn
Kênh phân phối lại thông qua hệ thống thuế, trợ cấp Chính phủ thực hiệncác chính sách tái phân phối thu nhập qua việc đánh thuế luỹ tiến và các chươngtrình trợ cấp cho người nghèo Những chính sách này giúp cho người nghèo đượchưởng lợi nhiều hơn Nhưng vấn đề nảy sinh ở đây là điều này sẽ làm giảm độnglực làm việc của xã hội do người giàu làm việc tạo ra thu nhập cao nhưng lại bịđánh thuế cao, mất đi khoản lớn thu nhập còn người nghèo thì có tư tưởng ỷ lại vàotrợ cấp từ đó tăng trưởng cũng sẽ giảm, thu nhập cho toàn xã hội và cho mỗi ngườicũng sẽ giảm theo Có thể nói kênh truyền dẫn này có tác động hai chiều, vì vậy cầncẩn trọng trong việc sử dụng nó
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập tác động trực tiếp đếnnhau, tăng trưởng cao giúp giảm bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng thu nhập làđiều kiện để có tăng trưởng cao,… Hai nhân tố này tác động tới nhau thông qua cáckênh truyền dẫn đầu tư, tiết kiệm, giáo dục, tín dụng, phân phối lại thông qua thuế
và trợ cấp Các kênh truyền dẫn này sẽ quyết định tăng trưởng và bất bình đẳng thunhập tác động tới nhau như thế nào Vấn đề đặt ra là Nhà nước ta phải xác địnhkênh nào hữu ích, kênh nào cho tác động tiêu cực để đưa ra nhưng giải pháp nhằmmục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, giảm bất bình đẳng thunhập
Trang 18CHƯƠNG 2: Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng
thu nhập của Việt Nam
2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Thành tựu về tăng trưởng kinh tế
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tái cơ cấu lại nền kinh
tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện mở cửa nền kinh tế, mở rộng quan
hệ hợp tác với nước ngoài,… Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu tăngtrưởng đáng kể Sau đây là một số chỉ tiêu nổi bật đánh giá thành tựu đã đạt đượccủa tăng trưởng
- Về tốc độ tăng trưởng.
Từ khi đổi mới chính sách kinh tế (năm1986) đến nay nền kinh tế Việt Nam đãtrải qua nhiều biến động tuy nhiên điều đáng nói ở đây là Việt Nam đã vượt quatình trạng khó khăn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2008
Nguồn: Niên giám thống kê
Giai đoạn1986-1990, đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, nền kinh tếgặp phải rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng còn thấp, chỉ đạt mức 4.9%/năm
Trang 19Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mở đầu cho sự thay đổi cơ cấu kinh tế, mở ra chođất nước một giai đoạn mới với nhiều thành tựu.
Giai đoạn 1991-1995, với động lực của tăng trưởng kinh tế là công nghiệp.Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được cải thiện và ở mức cao, đạt tới đỉnh điểm là9.5% (1995) mức tăng trưởng cao nhất đạt được từ trước tới giờ Giai đoạn cũngđánh dấu những bước đầu tiên của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 1996-2000, khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiềuhướng đi xuống, do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăngtrưởng trung bình mỗi năm chỉ đạt 7%/năm giảm so với giai đoạn trước
Giai đoạn từ 2001 cho đến nay tăng trưởng kinh tế nước ta đã đạt được nhữngbước tiến mới Thời kỳ 2000-2007, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu
Á đã lắng xuống, cùng với các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh
tế, bao gồm thúc đẩy phát triển khu vực ngoài quốc doanh, huy động nguồn lực tiếtkiệm trong dân cư… tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này đạt tới7.55%/năm Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàncầu nhưng tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6.23%
Tăng trưởng kinh tế cao, theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng.Nếu như năm 1995 thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức 289 USD/người/năm,thì năm 2005 đã tăng lên thành 639 USD/người/năm, năm 2007 là 835 USD/người/năm và đến năm 2008 đã là 1024 USD/người/năm Mức thu nhập này đã đưa ViệtNam thoát khỏi ngưỡng thu nhập của các nước nghèo, kém phát triển, đời sốngngười dân được nâng cao
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành Tỉ trọng nông – lâm– ngư nghiệp trong GDP giảm từ 30.7% năm 1991 xuống còn 22.1% năm 2008, tỉtrọng công nghiệp tăng lên từ 25.6% lên 41.52% trong thời kỳ tương ứng Cơ cấukinh tế chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụtrong tổng thu nhập quốc dân, giảm bớt tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp
Trang 20Bảng1: Cơ cấu GDP theo ngành
2008 Mặc dù tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân có xuhướng giảm dần, nhưng khu vực kinh tế này vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sự pháttriển kinh tế của đất nước và có mức tăng trưởng ổn định trong nhiều năm liền Cơcấu sản xuất trong nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế về tàinguyên sinh học đa dạng, chuyển mạnh sang phát triển các loại cây con có giá trịkinh tế cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường Trình độ kỹ thuật của sảnxuất được nâng cao rõ rệt, đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn được chú trọng Đờisống vật chất và tinh thần của dân cư theo đó được cải thiện nhiều hơn
Công nghiệp được phát triển với tốc độ cao và ngày càng thể hiện rõ hơn vaitrò nòng cốt cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Cơ cấu công nghiệpđược điều chỉnh theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàngtiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu, phát triển có chọn lọcmột số ngành công nghiệp nặng Theo đó, các ngành công nghiệp nhẹ và côngnghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản được phát triển mạnh Công nghiệp nặng đượcphát triển tập trung hơn vào các ngành điện lực, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí,hoá chất, khai thác khoáng sản… Cùng với quá trình đổi mới công nghệ và mở rộngquy mô của các doanh nghiệp hiện có, hàng loạt doanh nghiệp mới với trình độ kỹthuật hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt công nghiệp của đất nước
Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP cũng có xu hướng tăng lên
và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế Hoạt động dịch vụ vớitrình độ công nghệ ngày càng hiện đại phục vụ thiết thực yêu cầu của sản xuất, vàđời sống nhân dân Các loại hình dịch vụ được phát triển đa dạng, bên cạnh loạihình dịch vụ truyền thống, hàng loạt loại hình dịch vụ mới đã ra đời phù hợp vớiyêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Cũng nhờ sự pháttriển của các ngành công nghiệp mà các ngành thương mại – dịch vụ, giao thông
Trang 21vận tải cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện cho các loại hìnhdịch vụ khác phát triển theo.
- Về đóng góp của các thành phần kinh tế
Từ Đại hội VI (1986), Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó cóđổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Nhờ đó, tiềm năng của xãhội được khai thác, phát huy được nội lực của đất nước và huy động được nguồnlực từ bên ngoài một cách tốt nhất Từ đó đến nay đất nước đã có những chuyểnbiến tích cực và khởi sắc
Bảng 2: cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Việt Nam
tỷ trọng trong GDP tốc độ tăng trưởngKinh tế
nhà nước
Kinh tếngoài nhànước
Kinh tế
có vốnFDI
Kinh tếnhà nước
Kinh tếngoài nhànước
Kinh tế
có vốnFDI
Mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, khuyến khíchđầu tư trong nước của khu vực tư nhân, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, đưa
ra những chính sách, văn bản pháp lý hỗ trợ việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh…khiến cho quy mô sản xuất khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng được mởrộng và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng
Việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận đượcmột số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong một số ngành kinh tế như thông tin viễnthông, thăm dò dầu khí, sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy, hoá chất, trồng trọt theocông nghệ tiên tiến, công nghệ chế biến thực phẩm… tiếp nhận kinh nghiệm,phương pháp quản lý kinh doanh góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài trong GDP dần tăng lên
- Về cơ cấu lao động
Trang 22Kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động sản xuất nông nghiệp sangcông nghiệp và dịch vụ cũng làm cho cơ cấu lao động dịch chuyển theo Lao độngtrong nông nghiệp giảm từ 73.02% từ những năm 90 xuống còn 71.25% vào năm
95, tiếp tục giảm xuống còn 65.09% vào năm 2000 và chỉ còn 56.8% vào năm 2005,thay vào đó là sự tăng lên của lao động tham gia vào các ngành công nghiệp và dịch
vụ Cơ cấu lao động nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực
có sự chuyển biến tích cực Mặc dù vậy trong số các vùng, Đông Nam bộ vẫn làvùng có cơ cấu lao động tiến bộ nhất (27.8%, 30.9%, 41.3%), lạc hậu nhất là vùngTây bắc (84.9%, 5.2%%, 9.9%) và Tây Nguyên (72.9%, 8.1%, 19%)
Chia theo loại hình kinh tế, nhờ những chính sách khuyến khích phát triểnkinh tế nhiều thành phần, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đã tạo nên sự dịch chuyển lao động theo thành phần kinh tế Cho đếnnăm 2005 cả nước có 4413 nghìn người làm việc ở khu vực Nhà nước, chiếm10.2%, 38355.7 nghìn người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, chiếm 88.2% cònlại là số người làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Có thể thấy cơ cấu laođộng chia theo thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhànước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài
- Về đầu tư
Cho đến năm 2008, vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế ước tính đạt 673.3nghìn tỷ đồng, bằng 43.1% GDP và tăng 22.2% so với năm 2007 Khu vực nhànước có vốn đầu tư là 28.9% và giảm 11.4%, khu vực ngoài nhà nước là 263 nghìn
tỷ đồng chiếm 41.3% và tăng 42.7%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là189.9 nghìn tỷ đồng chiếm 29.8%và tăng 46.9% (so với năm 2007) Có thể thấy vốn
Trang 23đầu tư giữ một vai trò quan trọng trong kết quả tăng trưởng kinh tế của nước tatrong những năm vừa qua.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
tổng số Kinh tế nhà
nước
Kinh tế ngoàinhà nước
Khu vực có vốnđầu tư nước ngoài
Nhờ Đảng và nhà nước ta tạo điều kiện thông thoáng, khuyến khích đầu tưnước ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên, sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đạinhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ưu tiên đầu tư vàođịa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,kinh tế tăng trưởng khá ; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng và đạtkết quả cao Nếu tính nguồn vốn đăng ký thì năm 2008 đã thu hút được nguồn vốnlên tới 64 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007 Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt11.5 tỷ USD, tăng 43.2% so với năm 2007 Mặc dù khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đang đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng và kết quả đầu tư đã tạo ragiá trị gia tăng cao hơn, nhưng đầu tư của khu vực này vẫn tập trung trong một sốngành dựa vào khai thác tài nguyên như dầu khí và một số ngành tập trung vốn,được bảo hộ cao như lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất thép, xi măng
- Về xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển, mởrộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991-1995 là 39.88 USD Nhưng hainăm 1996-1997 đã là 38.55 tỷ USD Và cho đến năm 2008 đã nhanh chóng tăng lên136.6 tỷ USD, gấp 3.5 lần so với thời kỳ năm 1996-1997
Trang 24Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2000 kim ngạch ngoại thương chỉ đạt 30 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt14.4 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu là 15.6 tỷ USD thì đến năm 2006 chỉ tiêu này đãtăng lên đến 80 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt 39.6 tỉ USD, năm 2007 là 106.7 tỷUSD trong đó xuất khẩu đạt 45.4 tỷ USD, năm 2008 là 136.6 tỷ, xuất khẩu đạt 58.2
tỷ, nhập khẩu là 78.4 tỷ
Do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch nhậpkhẩu nên tỷ lệ nhập siêu giảm xuống Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và chất lượnghàng xuất khẩu được chú ý nâng cao theo yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu.Chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh sứccạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới đồng thời gây tác động tíchcực tới chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước Ngoài các mặt hàng như gạo, càphê, thuỷ sản vốn là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, Việt Nam đã xuất khẩu cácmặt hàng về may mặc, giày dép, một số mặt hàng điện tử, đồ gia dụng…Và ngàycàng cố gắng hơn để đáp ứng được nhu cầu của các nước trên thế giới
Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoàinhà nước đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổngkim ngạch xuất khẩu
Mở rộng quan hệ quốc tế giúp Việt Nam thu hút được khoản vốn đầu tư nướcngoài lớn lên tới 16 tỉ USD chiếm 20% GDP (năm 2007), tạo nguồn lực cho tăngtrưởng kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân Từ đógóp phần cải thiện thu nhập của người dân
Trang 252.1.2 Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế
Mặc dù tăng trưởng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận
nhưng trong đó không phải là không có những thiếu sót đáng lưu tâm
- Chất lượng tăng trưởng còn thấp.
Nước ta trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực xong nóvẫn là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khuvực và trên thế giới, đặc biệt trong năm 2008 nền kinh tế nước ta đã phải chống đỡvới một cơn khủng hoảng kinh tế mới, lạm phát tăng cao, nền kinh tế có dấu hiệugiảm sút trong năm 2009, điều này chứng tỏ kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều yếuđiểm, dễ rơi vào khủng hoảng, suy thoái
Kinh tế tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, chủ yếu nhờ vào sự đóng gópcủa nguồn nhân lực rồi dào và từ nguồn vốn, yếu tố công nghệ còn chiếm một tỷtrọng thấp trong tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Thời báo kinh tế Việt Nam
Mặc dù chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, mức độ đóng góp của yếu tốtổng hợp TFP trong GDP đã tăng lên từ 14.8% (thời kỳ 1993-1997) lên 28.2% (thời
kỳ 2003-2006), tuy nhiên tăng trưởng do yếu tố vốn và lao động vẫn còn chiếm tỷtrọng lớn, chiếm tới gần 3/4 tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP So sánh vớicác nước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm củaViệt Nam còn thấp hơn rất nhiều, như Thái Lan tỷ lệ này là 35%, của Philippin là41%, của Indonesia là 43%
Thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã được cải thiện nhiều nhưng nóvẫn ở mức thấp, thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới Mức lương tối thiểunăm 2008 mới chỉ ở mức 540.000 đồng/tháng Bên cạnh đó nền kinh tế liên tục gặpnhững khó khăn và thách thức lớn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới
và do tự chính bản thân nền kinh tế trong năm 2008 và 2009 đã khiến cho đời sốngnhân dân trở nên bấp bênh, đặc biệt là đối với tầng lớp dân nghèo
- Chất lượng đầu tư còn thấp.
Trang 26Hệ số ICOR của năm 2007 vẫn còn cao, lên tới 4.9 Điều này chứng tỏ chấtlượng đầu tư, sử dụng vốn còn thấp, chưa hiệu quả, vẫn gây lãng phí nguồn lực.Tiền tiết kiệm trong dân chưa được huy động hết mức, vẫn còn xảy ra tình trạngngười muốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì thiếu vốn còn người có vốn thì lại đểtrong tình trạng đóng băng
- Tăng trưởng cao nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Khả năng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thịtrường thế giới còn yếu Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ViệtNam trước nhiều thách thức Trong khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệptrong nước vẫn còn thấp, chất lượng hàng hoá còn kém thì lại phải liên tục đáp ứngnhu cầu ngày càng cao từ phía thị trường thế giới và phải cạnh tranh với sản phẩmhàng hoá của nước ngoài với chất lượng tốt đang xâm nhập vào thị trường nội địa
2.2 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
- Về hệ số Gini.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, thu nhập bình quân đầungười đã được cải thiện nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng cao là sự gia tăng bấtbình đẳng Đầu tiên ta sẽ đi xem xét sự thay đổi hệ số Gini của Việt Nam trongnhững năm gần đây
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
Có thể thấy tăng trưởng kinh tế cao nhưng đi cùng với nó là sự gia tăng về hệ
số Gini Hệ số Gini của cả nước luôn ở mức cao, biểu hiện tình trạng bất bình đẳngthu nhập ở nước ta là khá lớn
- Chênh lệch thu nhập các nhóm giàu nghèo
Biểu đồ 3: Mức độ gia tăng hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở Việt Nam.
Trang 27Nguồn: Tổng cục thống kê
Thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng phát sinh tình trạng chênh lệch Nếuphân chia dân cư theo mức thu nhập thành 5 nhóm, mỗi nhóm chiếm 20% dân sốđất nước theo mức thu nhập bình quân đầu người Hệ số chênh lệch giàu nghèo ởnước ta qua các năm có xu hướng tăng dần, và đang ở mức đáng lo ngại năm 1990
hệ số này là 4.1 lần, năm 1996 tăng lên 7.3 lần và đến năm 2006 đã là 8.4 lần
Dựa vào những chỉ tiêu trên ta có thể thấy tình trạng bất bình đẳng phân phốithu nhập nước ta ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng Đây là một vấn đề vôcùng bức xúc và cần có biện pháp tháo gỡ để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế,giảm bất bình đẳng thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
2.3 Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
Năm chi tiêu bình quân đầu
người(USDPPP/tháng)
tỷ lệ dân số sống dưới mức1USD/ngày(PPP)% 2USD/ngày(PPP)%
Trang 282004 85.5 10.6 53.4
Nguồn: www Worldbank Org.vn
Sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người đã giúp cho khoản chi tiêu củangười dân được đảm bảo nhiều hơn, và tăng lên đáng kể, góp phần giảm mạnh tỷ lệdân số sống dưới mức nghèo khổ Tỷ lệ dân số sống dưới mức 1USD/ngày và dướimức 2USD/ngày đã giảm từ 50.8% và 87.0% trong năm 1990 xuống còn 10.6% và53.4% năm 2004
Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế cũng đã góp phần làm giảm tỷ lệnghèo đói Nếu như tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ (1USD/ngày) năm 1993
là 58% thì đến năm 2006 giảm xuống còn 16% , 34 triệu người thoát khỏi cảnhnghèo, tỷ lệ người nghèo giảm đi rõ rệt
Biểu đồ 4: Tỷ lệ nghèo chung của cả nước
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, hàng năm, số tiền đóng góp, hỗ trợ ngườinghèo từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của các cá nhân, xí nghiệp là khá lớn.Nhờ vậy tỷ lệ người dân nghèo được hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất, thoát khỏicảnh nghèo ngày càng tăng, người nghèo được hỗ trợ, có thể tự lo liệu cho cuộcsống của họ, đời sống dần được cải thiện, tỷ lệ người nghèo giảm đi rõ rệt
Giảm nghèo cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn, khu vực thành thị, tỉ lệngười nghèo giảm xuống còn 4%, khu vực nông thôn nếu năm 1993 2/3 dân sốnông thôn được coi là nghèo thì đến năm 2006 chỉ còn 1/5
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các ngành nghề đã giúpgiải quyết được một lượng lớn lao động thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể