1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận phương pháp xử lý chất thải rắn ở khu liên hợp xử lý chất thất thải rắn khánh sơn đà nẵng

20 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

-Từ các hoạt động sản xuất - Từ các hoạt động xây dựng - Từ các ống thoát nước, trạm xử lí nước 2.2 Phân loại dựa vào đặc điểm chất thải - Chất thải đô thị - Chất thải công nghiệp - Chất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẤT THẢI RẮN

KHÁNH SƠN- ĐÀ NẴNG

(Bài tiểu luận kết thúc học phần)

Học phần: Phương pháp xử lý chất thải Giảng viên phụ trách: Nguyễn Thị Kim Thoa Sinh viên thực hiện: Đặng Văn An

Lớp: 12CDMT

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2015

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

I ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất (không ở dạng khí và không hòa tan được) được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội của mình ( Bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…).Trong đó quan trong nhất là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

II PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN

2.1 Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh

- Từ các khu dân cư

- Từ các TT thương mại

- Từ các Công Sở, Trường học, Công trình công cộng

- Từ các dịch vụ, sân bay

-Từ các hoạt động sản xuất

- Từ các hoạt động xây dựng

- Từ các ống thoát nước, trạm xử lí nước

2.2 Phân loại dựa vào đặc điểm chất thải

- Chất thải đô thị

- Chất thải công nghiệp

- Chất thải nguy hại

2.3 Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên, tính chất, thành phần

- Chất hữu cơ và chất vô cơ

- Cháy được và không cháy được

- Tái chế và không tái chế

Trang 4

III HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN

Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng

và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v…

Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%

Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

Trước tiên nói về chất thải công nghiệp, đến tháng 6 năm 2006, cả nước đã có 134 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh, thành trong cả nước và thu hút được hơn 1,2 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp Quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước; góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta Tuy nhiên, vấn đề môi trường tại các KCN, KCX hiện nay đang còn nhiều điều bất cập và ngày càng trở nên bức xúc Số liệu điều tra cho thấy, trong số 134 KCN, KCX chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu đang xây dựng, các khu còn lại chưa đầu tư cho công trình xử lý nước thải Đối với chất rắn, đa số các KCN chưa tổ chức được hệ thống phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại một cách an toàn về môi trường

Về khí thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp gây ra chủ yếu là bụi, SO2, NO2,CO… Nồng độ bụi có xu hướng tăng theo thời gian và hầu hết đều vượt qua giới hạn cho phép, một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 đến 435 lần), công nghiệp khai thác than, các nhà máy luyện kim (vượt từ 5

Trang 5

đến 15 lần), các nhà máy cơ khí, đóng tàu (vượt khoảng 10 đến 15 lần), các nhà máy dệt, may (vượt từ 3 đến 5 lần) Tại một số khu vực dân cư gần khu công nghiệp, nồng độ khí SO2, CO, NO2 đã vượt tiêu chuẩn cho phép Việc xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm nội vi, khu vực và ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư xung quanh đang có xu hướng ngày càng gia tăng

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như du lịch, thương mại, nhà hàng, khách sạn, v.v… cũng phát triển nhanh Chất lượng cuộc sống và nhu cầu tiêu thụ của người dân cũng ngày một tăng cao, dẫn đến chất lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tăng đáng kể Về nước thải, các thành phố cũng như tất cả các đô thị ở Việt Nam đều chưa có hệ thống xử lý tập trung và toàn bộ nước thải sinh hoạt được xả thẳng vào môi trường Cùng với nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các đô thị cũng đang góp phần làm cho các nguồn nước mặt (sông, hồ) ô nhiễm hơn Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên cả nước ước tính 12,8 triệu tấn/năm và mức sống càng cao thì lượng rác thải cũng càng nhiều

Về chất thải nguy hại: Một trong những nguy cơ lớn nhất gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng là việc quản lý không an toàn, triệt để đối với chất thải nguy hại Kết quả điều tra ban đầu về chất thải rắn nguy hại cho thấy:

+ Về chất thải công nghiệp nguy hại: ở nước ta hiện nay, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển rất đa dạng và phong phú về loại hình, ngành nghề như công nghiệp hoá chất, luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy, nhựa, cao su, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, v.v… Các cơ sở này thuộc nhiều thành phần kinh tế do các ngành, các cấp quản lý khác nhau, như Trung ương, địa phương và tư nhân Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó CTNH công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm Phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ miền Nam, đặc biệt là khu vực Kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng CTNH phát sinh của cả nước Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc với lượng CTNH phát sinh chiếm 31% Thêm vào đó, gần 1.500 làng miền Bắc với CTNH phát sinh chiếm 31% Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề mà chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh cỡ 774.000 tấn chất thải rắn sản xuất, bao gồm cả CTNH và không nguy hại

+ Về chất thải rắn y tế: Hiện nay cả nước có khoảng hơn 12.500 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có khoảng 850 cơ sở là các bệnh viện với quy mô khác nhau Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc Trong năm 2001, Bộ Y tế đã tiến hành khảo

Trang 6

sát tại 280 tại bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau Lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn/ngày Nếu phân chia lượng chất thải rắn y tế nguy hại theo địa bàn thì 35% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 65% còn lại ở các tỉnh, thành khác Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các tỉnh thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nông thôn, miền núi Ước tính, trong tổng lượng khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh hàng năm thì chất thải y tế nguy hại vào

khoảng 21.000 tấn Dự báo đến năm 2010 thì lượng chất thải rắn y tế nguy hại vào

khoảng 25.000 tấn/năm

+ Về chất thải nông nghiệp nguy hại: Chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu do thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và việc quản lý, sử dụng phân bón hoá học và các loại bao bì ở nước ta, thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước để phòng trừ các loại dịch bệnh Vào những năm cuối của thập kỷ 80, số lượng thuốc BVTV

sử dụng là 10.000 tấn/năm, thì khi bước sang những năm của thập kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm 1995) Diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng theo thời gian từ 0,48% (năm 1960) đến nay là 100% Đến những năm gần đây, việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng lên đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại, với hơn 1.000 loại hoá chất BVTV đang được lưu hành trên thị trường

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004, các hoạt đông nông nghiệp mỗi năm phát sinh một lượng khá lớn chất thải nguy hại, gồm các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu, trong đó có nhiều loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng, tồn lưu

từ trước đây hoặc bị tịch thu đang được lưu giữ tại các kho chờ xử lý

Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là những thống kê và ước tính sơ bộ về chất thải rắn nguy hại Trên thực tế, chất thải được phát sinh từ rất nhiều nguồn đa dạng, trong đó đặc biệt phải

kể đến các làng nghề, chưa được điều tra, thống kê một cách đầy đủ [1]

Trang 7

IV HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Có thể nói, do một thời gian dài trước đây chúng ta chưa thực sự quan tâm đến vấn

đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay Chất thải thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người Ví dụ điển hình như: Khu vực xã Thạch Sơn, Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thị trấn Mỹ Đức thành phố Hải Phòng, một số khu vực tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật, v.v…

Về năng lực xử lý chất thải rắn: ở nước ta hiện nay, việc xử lý rác thải dùng công nghệ chôn lấp là chính Kết quả thống kê cho thấy, đa số các bãi rác trên cả nước vẫn là các bãi đổ rác tự nhiên, trong đó có 1 số bãi rác có kiểm soát, khống chế được một phần ô nhiễm do mùi, côn trùng và nước rác Rất ít các bãi rác được coi là chôn lấp hợp vệ sinh, phù hợp với quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn Các bãi rác thải lộ thiên, không có

sự kiểm soát về môi trường, gây ô nhiễm mùi nặng và không xử lý nước rác cũng làm ô nhiễm cho môi trường đất, nước xung quanh

Việc áp dụng các công nghệ tái chế chất thải còn rất hạn chế, hiện nay ước tính chất thải được tái chế chỉ chiếm 10-12%, hầu hết là các hoạt động tự phát do các cơ sở tư nhân và kinh doanh ở các làng nghề thực hiện Các nhà máy chế biến rác thành phân vi sinh đã và đang được xây dựng ở nhiều tỉnh, thành phố Tuy nhiên việc chưa tổ chức được phân loại rác tại nguồn và chưa có đánh giá kỹ lưỡng về chất lượng của phân bón sản xuất ra đang

là những cản trở hướng phát triển này Gần đây, Nhà nước đã bắt đầu quan tâm, đầu tư và

hỗ trợ các hoạt động xây dựng các nhà máy tái chế chất thải, các công nghệ phân loại và

xử lý rác ngay tại bãi rác; đặc biệt đã nhận thức đúng hơn về giá thành xử lý rác thải Những điều đó tạo tiền đề cho việc phát triển các công nghệ tái chế rác thải an toàn về môi trường và giảm diện tích đất dành cho các bãi chôn lấp rác thải

Như vậy, có thể kết luận rằng, việc không đầu tư thích đáng để xử lý các loại chất thải sinh ra do sản xuất và sinh hoạt đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề và tác động tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng, và chúng ta cần có biện pháp kịp thời, hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế mức độ ảnh hưởng đối với sức khoẻ Đồng thời, các biện pháp

Trang 8

bảo vệ môi trường cũng cần cân đối với các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội để đảm bảo phát triển bền vững [1]

Trang 9

B PHẦN NỘI DUNG

I CHẤT THẢI RẮN TẠI ĐÀ NẴNG

Lượng rác thải đô thị của toàn thành phố Đà Nẵng liên tục tăng lên qua các năm Đến nay, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố mỗi ngày ước tính khoảng 708 tấn, trong đó tỷ lệ rác thải công nghiệp chiếm 1, 69%, chất thải nguy hại chiếm 0,19%, rác thải sinh hoạt chiếm 98,12%, tỷ lệ thu gom đạt 93%, riêng khu vực đô thị đạt 98%, so với năm 2008, tỷ lệ thu gom tăng 7%

Chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, tất cả đều được chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn đã làm giảm tuổi thọ của bãi rác, tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất lượng rác có khả năng tái chế và tái sử dụng

Bãi rác Khánh Sơn cũ xử lý theo công nghệ chôn lấp với diện tích 9,8ha đã đóng cửa vào cuối năm 2007 sau 15 năm hoạt động Bãi rác Khánh Sơn 2 được đưa vào sử dụng năm

2007, theo thiết kế với gồm 5 hộc cao 36m sức chứa khoảng 1,5 triệu tấn rác, thời gian lấp đầy là 13 năm, đến năm 2020 sẽ đầy, buộc phải đóng cửa

Ở Việt Nam hiện có 2 hình thức chôn lấp chính là: Chôn lấp thủ công và chôn lấp sau khi rác được ép lại Nhưng cả hai trường hợp này, xét cho cùng chỉ là vấn đề chôn lấp

Về lâu dài thì vẫn ô nhiễm, nước rác vẫn rỉ ra gây ô nhiễm các mạch nước ngầm và chảy lênh láng trên bề mặt; côn trùng, ruồi muỗi vẫn rất nhiều và mùi hôi thối xung quanh các bãi rác là rất lớn, đấy chính là nguyên nhân gây bệnh lâu dài, đặc biệt là ở các thành phố lớn

Vì vậy, việc tìm ra công nghệ xử lý chất thải rắn một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường Trong nhiều năm qua đã có hơn 50 dự

án được nghiên cứu, khảo sát nhưng vẫn không đáp ứng được với nhiều lý do như công nghệ, giá thành, vốn đầu tư lớn… Đầu tư cho xử lý rác thải là đầu tư khó khăn, nhiều thử thách Những dự án phù hợp, thông minh sẽ giúp toàn bộ rác thải thành phố được tái chế trong tương lai không xa [2]

Trang 10

II KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN KHÁNH SƠN- ĐÀ NẴNG

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn không chôn lấp tại thôn Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng)

Khu liên hợp này có tổng diện tích 10 ha, vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn Hiện tại, nhà máy đầu tư gần 400 tỷ đồng để hoàn thành giai đoạn 1, công suất

xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày của thành phố Đà Nẵng

Giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016, với công suất xử lý 700

tấn/ngày, tạo công ăn việc làm cho hơn 200 lao động tại địa phương

Đây là doanh nghiệp tiên phong trong cả nước ứng dụng công nghệ xử lý triệt để 100% chất thải rắn đồng thời sản xuất ra những sản phẩm nhiên liệu tái tạo mà không gây

ô nhiễm thứ cấp ra môi trường [3]

Một trong những dây chuyền xử lý rác thải rắn tại khu liên hợp

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn vừa đưa vào hoạt động mang đậm tính nhân văn vì môi trường sống của người dân Đà Nẵng, bởi hiện tại thành phố không còn quỹ đất để chôn lấp rác thải

Trang 11

Hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom tại thành phố Đà Nẵng trung bình

là 650 tấn/ngày và có thể tăng lên đến 700 tấn/ngày Rác thải chủ yếu được vận chuyển về chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn với diện tích 50 ha

III CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CỦA KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

KHÁNH SƠN

1 Phương pháp nhiệt phân cracking để sản xuất ra dầu PO, RO và FO

Công nghệ xử lý tái chế nilon phế thải thành dầu đốt công nghiệp áp dụng phương pháp nhiệt phân có điều kiện để tái tạo thành phần khó phân hủy như hỗn hợp phế thải dẻo, cao su có trong chất thải rắn sinh hoạt tạo thành nguồn nhiên liệu đốt (dầu PO) Công nghệ này đã được đưa vào áp dụng vận hành tại Nhà máy rác Đà Nẵng [4]

a Về bản chất công nghệ: Toàn bộ chất thải nylon cao su , được định hướng tái chế như

sau:

1- Chất thải trơ có nguồn gốc từ dầu mỏ (nylon, da, cao su…) được đưa vào bình phản ứng nhiệt phân với nhiệt độ thấp ~ 3450C

2- Sử dụng nhiệt từ lò khí hóa gas (cracking ngược thành dầu tổng hợp & than cacbon) dùng làm chất kích bốc, chất dẫn cháy có nhiệt lượng cao [5]

b Về thiết bị phục vụ công nghệ:

1- Hệ thống nhiệt phân được phân khu chức năng rõ ràng, có kiểm soát toàn hệ thống từ một trung tâm điều khiển

2- Hệ thống khép kín, liên tục, kết nối bằng các module chức năng kín

3- Tự động hóa, dễ vận hành và bảo dưỡng

4- Ít tốn diện tích nhà xưởng & mặt bằng

5- An toàn tuyệt đối về cháy nổ [5]

Ngày đăng: 28/10/2015, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w