Diễn giảng công cộng trong một thế giới đa văn hóa - Sự đa dạng và chủ nghĩa đa văn hóa như là những sự thật cơ bản để họ có thể đóng hầu hếttrách nhiệm trong bất cứ bài nói nào bạn nhận
Trang 1ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
KĨ NĂNG DIỄN GIẢNG CÔNG CỘNG
Trang 2CHƯƠNG 1 Nói chuyện trước công chúng
Số tiết: 05 (Lý thuyết: 04 tiết; Thực hành, thảo luận: 01 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất, có cái nhìn tổng quan toàn
diện về nói chuyện trước công chúng, phân biệt với đàm thoại, và vai trò của nói chuyện trướccông chúng trong một thế giới đa văn hóa
- Kỹ năng: Qua chương 1, người học sẽ có các kĩ năng nhận diện khái niệm, các đặc trưng của
nói chuyện trước công chúng, qua đó hình thành tư duy biện luận, tiến trình của một cuộc nóichuyện trước công chúng
- Thái độ: Yêu cầu thái độ của người học cần cầu thị, nghiêm túc đối với môn học, nhanh chóng
nắm bắt được các kiến thức mà giảng viên đưa ra
B) NỘI DUNG:
1.1 Sức mạnh của nói chuyện trước công chúng
- Suốt chiều dài lịch sử con người đã sử dụng việc nói trước công chúng như một công cụ
cần thiết Nói trước công chúng như tên của nó bao hàm là cách truyền đạt ý tưởng của bạn
trước công chúng, chia sẻ chúng tới người khác và gây ảnh hưởng đến họ.
- Tăng khả năng được tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng tiến
- Thay đổi cách suy nghĩ và hành động của người nghe
- Các kỹ năng giao tiếp bao gồm việc nói trước công chúng được các nhà tuyển dụng xếplên hàng đầu trong các khả năng cá nhân của người tốt nghiệp đại học
- Tầm quan trọng của kỹ năng này thể hiện trên mọi lĩnh vực nghề nghiệp, kế toán, kiếntrúc sư,giáo viên và kỹ thuật viên, nhà khoa học và người môi giới chúng khoán, ngay cả nhữngnghề cần chuyên môn hóa cao như kỹ sư dân dụng và cơ khí, các nhà tuyển dụng vẫn xếp khảnăng giao tiếp trên kiến thức về kỹ thuật khi tuyển dụng hoặc đề bạt ai
- Điều này cũng đúng trong cuộc sống cộng đồng Nói trước công chúng là một công cụquan trọng của hoạt động giao tiếp dân sự Đó là cách để diễn đạt ý kiến của bạn và tạo ảnhhưởng lên vấn đề có tính chất quan trọng trong xã hội dân chủ
- Nói trước công chúng là một dạng quyền lực Nó có thể và thường là như thế, tạo nênkhác biệt về những vấn đề mà người ta quan tâm
1.2 Nói chuyện trước công chúng và đàm thoại
1.2.1 Giống nhau
- Sắp xếp hợp lý những ý nghĩ của bạn.
- Ứng biến thông điệp của bạn cho phù hợp với người nghe
- Kể một câu truyện vơi hiệu quả tác động tối đa.
- Thích ứng với phản hồi của người nghe
1.2.2 Khác nhau
- Nói trước công chúng được cấu trúc chặt chẽ hơn.
- Nói trước công chúng đòi hỏi ngôn ngữ trang trọng hơn.
Trang 3- Nói trước công chúng đòi hỏi phương pháp phát biểu khác
Thông qua học tập và rèn luyện,bạn sẽ có nhưng khả năng nắm vững những khác biệt này
và triển khai những kỹ năng đàm thoại của bạn vào việc diễn thuyết Lớp học diễn thuyết của bạn
sẽ cho bạn cơ hôi học tập và thực hành nhưng kiến thức này
1.3 Nói chuyện trước công chúng và tư duy biện luận
- Tư duy biện luận ở phạm vi nào đó nó là một vấn đề logic, về khả năng phát hiện ra điểmyếu trong lý luận của người khác và tránh sử dụng chúng trong lý luận của chính bạn Nó cũng baohàm các kỹ năng liên quan như phân biệt thực tế với quan điểm, đánh giá độ tin cậy của bài phátbiểu và xác định tính hợp lý của chứng cớ
- Theo nghĩa rộng nhất, tư duy biện luận là tư duy có tổ chức, có trọng tâm, là khả năng nhìnthấy rõ ràng những mối quan hệ giưa các ý tưởng Người ta thường nói rằng có rất ít ý tưởng mớitrên đời, đa phần chỉ là những ý tưởng cũ được tổ chức lại mà thôi Các nhà tư tưởng, nhà khoahọc, nhà phát minh vĩ đại nhất thường lấy thông tin đã có sẵn và xếp lại với nhau theo cách khác
để tạo ra nhận thức mới Đó cũng chính là tư duy biện luận
- Bên cạnh gây dựng sự tự tin, khóa học nói chuyện trước công chúng còn phát triển các khảnăng biện luận của bạn Những kỹ năng này có thể tạo nên sự khác biệt giữa những người nóinăng lưu loát và người dễ bị thuyết phục, giữa khách hàng cẩn thận và khách hàng cả tin dễ tính,giữa sinh viên hạng A và sinh viên hạng C, giữa cử tri có chính kiến và cử tri bỏ phiếu tùy tiện
- Tổ chức một bài nói không chỉ là vấn đề tổ chức lại các ý tưởng bạn đã có sẵn hơn thế nữa
nó còn là một phần quan trọng của việc chỉnh định hình các ý tưởng đó Khi bạn diễn đạt ý kiến củamình bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc bạn sẽ tăng cường khả năng suy nghĩ rõ ràng và chính xác
1.4 Tiến trình của một buổi nói chuyện truyền thông
- Thông điệp là bất cứ cái gì một diễn giả truyền tải tới một vài đối tượng nào đó Để đặtđược điều này thì phải phụ thuộc vào cả những gì bạn nói và vào cách mà bạn nói
- Bên cạnh đó thông điệp bạn mang tới cần có phát biểu, chất giọng, sự xuất hiện, điệu bộ,
vẻ mặt và ánh mắt
1.4.2 Kênh truyền thông
- Kênh là cách thức mà những thông điệp được truyền đi Người diễn giảng công cộng cóthể sử dụng một hoặc nhiều kênh, mỗi kênh này sẽ ảnh hưởng tới việc nhận thông điệp của khángiả (âm thanh, hình ảnh, thiết bị hỗ trợ )
- Trong một buổi diễn giảng trước lớp, các kênh của bạn hầu hết là các kênh trực tiếp Bạncùng lớp của bạn sẽ nhìn bạn và nghe bạn không có sự hộ trợ của bất cứ thiết bị nghe nhìn điện
tử nào
Trang 41.4.4 Ý kiến phản hồi
- Người nghe của bạn không đơn giản lắng nghe thông điệp của bạn như một người hớt bọt
Họ gửi những thông điệp khác trở lại bạn Những thông điệp này được gọi là ý kiến phản hồi Khibạn là người nói, bạn cần tỉnh táo trước những ý kiến phản hồi để điều chỉnh thông điệp của bạncho phù hợp
- Giống như bất cứ loại hình truyền thông nào, ý kiến phản hồi thì được nhận bởi một hệ quychiếu Vẫn có nhiều hơn hai nhân tố chúng ta phải nhận ra để hiểu một cách đầy đủ cái gì xảy ratrong một bài nói truyền thông
1.4.5 Sự mất chú ý
- Sự mất chú ý là bất cứ những gì ngăn cản sự lan tỏa của một thông điệp Khi bạn nói trênđiện thoại, đôi khi đó là tĩnh hoặc động vì hai cuộc nói chuện vẫn đang tiếp tục Đó là một loại của
sự mất chú ý Trong giao tiếp công cộng, có hai loại của sự mất chú ý:
+ Thứ nhất, những yếu tố làm phân tâm người nghe của bạn từ những gì bạn đang nói (cácyếu tố bên ngoài của người nghe
+ Thứ hai là từ chính người nghe
- Bạn phải cố gắng thu hút sự chú ý của người nghe một cách tốt nhất mặc du có quá nhiều
sự gây mất chú ý
1.4.6 Hoàn cảnh
- Hoàn cảnh là thời gian và địa điểm nơi bài nói diễn ra
- Diễn giảng công cộng phải thường xuyên chú ý tới hoàn cảnh Mỗi hoàn cảnh yêu cầu mộtkiểu nói khác nhau
1.5 Diễn giảng công cộng trong một thế giới đa văn hóa
- Sự đa dạng và chủ nghĩa đa văn hóa như là những sự thật cơ bản để họ có thể đóng hầu hếttrách nhiệm trong bất cứ bài nói nào bạn nhận
- Như một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông bất đồng văn hóa đã có những hiểu biết,tạo nên những bài nói chuyện trở nên phức tạp hơn khi đa dạng văn hóa gia tăng Phần của sự
Trang 5phức tạp nảy sinh từ sự khác biệt trong ngôn ngữ từ văn hóa này với văn hóa khác Ngôn ngữ vàvăn hóa thì luôn gắn bó mật thiết với nhau.
- Những ý nghĩa thu hút từ điệu bộ, nét mặt, những tín hiệu không dùng lời nói thườngxuyên khác nhau từ văn hóa này tới văn hóa khác
- Diễn giảng công cộng không thể bỏ sót những giá trị văn hóa và phong tục nào của ngườinghe Điều này luôn đúng bất kể bạn nói ở trong nước hay ở nước ngoài Bởi vì sự gia tăng củatính đa dạng trong cuộc sống hiện đại, tránh chủ nghĩa vị chủng, cái mà thường xuyên ngăn cản sựgiao tiếp giữa người nói với người nghe từ sự khác biệt văn hóa, sắc tộc, và nền tảng dân tộc
Tránh chủ nghĩa Vị Chủng
- Chủ nghĩa Vị Chủng là lòng tin rằng dân tộc của người đó hoặc văn hóa của nơi đó, bất cứthứ gì thuộc về dân tộc đó là cao hơn dân tộc hoặc văn hóa nơi khác
- Chủ Nghĩa Vị Chủng là một phần của mỗi văn hóa
- Chủ Nghĩa Vị Chủng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nên lòng kiêu hãng vàlòng trung thành cho dân tộc Nhưng nó có thể phá hủy quyền lực, đặc biệt nó lãnh đạo với mộtđịnh kiến và sự thù địch do sự khác biệt sắc tộc, chủng tộc, hoặc văn hóa dân tộc
- Để tránh Chủ Nghĩa Vị Chủng làm mất ý nghĩa bạn phải tôn trọng đồng tình với những giátrị và cách thực hiện của tất cả các dân tộc và những nền văn hóa
- Khi bạn chuẩn bị bài nói chuyện, cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh người nghe và nghenhững thông điệp từ tai của họ Nếu có sự khác biệt giữa ngôn ngữ của bạn và của người nghe,tránh bất cứ từ hay cụm từ có thể là nguyên nhân của sự hiểu lầm Khi tạo bài nói, nhớ đừng quên
để mắt tới ví dụ, so sánh, các tài liệu giúp đỡ, những cái đó sẽ liên kết rộng rãi những người nghe.Thường xuyên cân nhắc các phương tiện nhìn trong bài nói
Tóm lại:
- Có nhiều sự giống nhau giữa diễn giàng công cộng và nói chuyện hằng ngày Ba điểm
chính của diễn giảng công cộng: tính thông tin, tính thuyết phục, tính giải trí là ba bàn thắng chính
cho các cuộc nói chuyện hằng ngày
- Diễn giảng công cộng khác các cuộc nói chuyện Thứ nhất, diễn giảng công cộng thì cócấu trúc chặt chẽ hơn cuộc nói chuyện Thứ hai, diễn giảng công cộng yêu cầu nhiều trong ngôn
từ, người nghe sẽ phản ứng ngay lập tức lại với biệt ngữ và các cấu trúc tệ Thứ ba, diễn giảngcông cộng yêu cầu một phương thức đặc biệt trong cách nói
- Diễn giảng công cộng giúp bạn tự tin, khắc phục nỗi sợ hãi trước công chúng nếu bạn nghĩmột cách rõ ràng, chuẩn bị một cách trơn tru, hình dung bạn sẽ đưa ra một bài nói thành công, giữ
ý nghĩ ràng hầu hết các nỗi lo thì ko rõ ràng với những người nói, và nghĩ rằng bài nói của bạnnhư là giao tiếp nhiều hơn là biểu diễn trong trường hợp bạn phải làm mọi thứ thật là hoàn hảo
- Bên cạnh xây dựng sự tự tin, một khóa học diễn giảng công cộng có thể giúp phát triển kỹnăng của bạn như là nhà lý luận phê bình.Tư duy phê bình là những khả năng để lĩnh hội nhữngmối quan hệ giữa những ý tưởng Nó có thể giúp bạn nhận ra điểm yếu trong lập luận của ngườikhác và tránh lặp lại với bạn Phê bình có thể làm một cách khác nhau ở nhiều nơi của cuộc sốngcủa bạn, từ trường học tới vị trí của người tiêu dùng hay tới trách nhiệm của một công dân
Trang 6- Quy trình diễn ra bài nói công cộng toàn bộ gồm 7 phần-người nói, thông điệp, kênh,người nghe, phản hồi, sự mất chú ý, và hoàn cảnh Người nói là người đề xướng sự thực hiện Bất
cứ điều gì người nói tuyên truyền tới là thông điệp, cái mà được gửi bởi ý nghĩa của một kênhkhác nhau Người nghe nhận những thông điệp được truyền tới và cung cấp những phản hồi tớingười nói Tác động ngoại cảnh là bất cứ thứ gì ngăn cản sự truyền tín hiệu của thông điệp, vàhoàn cảnh là thời gian và địa điểm buổi nói chuyện diễn ra Sự tương tác của 7 yếu tố trên thìquyết định tới kết quả trong bất cứ trường hợp của bài nói công cộng nào
- Bởi vì sự phong phú của cuộc sống hiện đại, có thể người nghe bạn trình bày sẽ bao gồmngười của những nền văn hóa, sắc tộc, nền tảng dân tộc Khi làm việc bạn nên chú ý các nhân tố
có thể ảnh hưởng tới phản ứng của người nghe Tránh niềm tin vị chủng về dân tộc và văn hóa
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
Sách, giáo trình chính:
[1] Phạm Văn Nga, Trần Trung Can biên dịch, Kỹ năng Thuyết trình, NXB Tổng hợp, TP.HCM,
2004
[2] Dương Thị Liễu (ch.b.), Trương Thị Nam Thắng, Phạm Hương Thảo, Kỹ năng thuyết trình,
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013
Tài liệu tham khảo:
[3] German, Kathleen M Principles of Public Speaking Boston: Allyn & Bacon, 2010.
[4] [5] Womack, Morris M.; Bernstein, Elinor, Speech for foreign students, C.C Thomas, 1990
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1 Diễn giảng công công làm cuộc sống của bạn khác đi bằng những cách nào?
2 Diễn giảng công cộng giống với nói chuyện hàng ngày như thế nào?
3 Diễn giảng công cộng giống các cuộc nói chuyện hàng ngày như thế nào?
4 Tại sao từ bình thường-thậm chí thèm muốn-trở nên lo lắng khi bắt đầu bài nói?
5 Bạn làm thế nào để điều khiển được sự lo lắng và là cho nó làm việc cho bạn trong bài nóichuyện?
6 Bảy yếu tố của quá trình diễn thuyết công cộng là gì? Chúng tương tác để quyết định tới thànhbại của bài nói như thế nào?
7 Chủ nghĩa Vị Chủng là gì? Tại sao diễn giảng công cộng cần tráng chủ nghĩa Vị Chủng khi nóivới người nghe có sự đa dạng văn hóa, đặc trưng chủng tộc, nền tảng dân tộc?
Trang 7CHƯƠNG 2 Phân tích khán giả
Số tiết: 08 (Lý thuyết: 06 tiết; Thực hành, thảo luận: 02 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về khán giả, giúp nắm bắt được
đặc điểm cơ bản tâm lý của khán giả trung tâm, nhân khẩu học khán giả, tình hình khán giả
- Kỹ năng: Qua chương 2, người học sẽ thực hành các kĩ năng phân tích nhân khẩu học khán giả,
rèn luyện kỹ năng thích nghi với khán giả trong một buổi nói chuyện trước công chúng
- Thái độ: Yêu cầu thái độ của người học cần cầu thị, nghiêm túc đối với môn học, nhanh chóng
nắm bắt được các kiến thức mà giảng viên đưa ra
B) NỘI DUNG:
2.1 Khán giả trung tâm
- Người diễn giả tốt là người đặt khán giả vào trung tâm Họ biết mục đích của người diễnthuyết không phải là lên mặt với khán giả hay thư giãn
- Khi đặt khán giả vào trung tâm có nghĩa là không liên quan đến bất cứ việc kết thúc nào.Bạn không cần phải bàn về niềm tin của họ để đạt được 1 lợi nhuận từ khán giả của bạn Bạn cũngkhông nên quanh co, sử dụng chiến thuật phi đạo đức để đạt được mục đích của mình
- Mọi người thường mở các chủ đề gây tranh cãi với 1 vị trí không hứa hẹn, để xem nhữngthính giả của họ đáp lại như thế nào? Bạn có thể nói “bạn có nghe những gì đang xảy ra tại tòanhà quản trị” Sau đó khi mà bạn đã nghe và phản ứng của người bạn của bạn, bạn có thể điềuchỉnh phát biểu của bạn cho phù hợp Bạn không cần phải đồng ý với 1 quan điểm khác với nhìnnhận của bạn, nhưng 1 trong 2 phải tìm ra hướng giải quyết cho thính giả của bạn với ý kiến củariêng bạn
- Khi bạn đọc 1 bài phát biểu, hoặc là trong lớp hoặc 1 trong số những diến đàn khác, bạnkhông thể chỉ chờ đợi xem thính giả của bạn phản ứng như thế nào rồi sau đó mới thay đổi phầncòn lại của bài phát biểu Nhưng bạn có thể tìm hiểu trước càng nhiều càng tốt về vị trí thính giảcủa bạn trên những chủ đề khác nhau Trừ khi bạn biết thính giả của bạn tin điều gì bây giờ, bạnkhông thể hi vọng thay đổi niềm tin của họ
- Có 1 xu hướng trong số các sinh viên và giáo viên giống nhau là xem các phòng học như 1địa điểm thuyết minh thử, trong 1 khía cạnh nào đó là được Bài phát biểu ở lớp của bạn là 1 cuộckiểm tra trình độ của bạn, nơi mà bạn có thể phát triển kỹ năng giao tiếp trước khi áp dụng ra bênngoài lớp học
- Các bài thuyết minh trong lớp tốt nhât là lấy khán giả nghiêm túc như là 1 luật sư, 1 chínhtrị gia hoặc một người quảng cáo làm khán giả Diễn thuyết công cộng không phải là diễn xuất.Bản chất của người diễn thuyết không phải là để biết vai trò Đó có thể là giả vờ không biết sựthay đổi
- Chìa khóa thành công của bài thuyết minh là phải xem xét tất cả các khán giả bên trong vàngoài lớp học, xứng đáng với nỗ lực tốt nhất để truyền đạt kiến thức hoặc sự tin cậy của bạn Ở
Trang 8mức ít nhất bạn cho thấy sự kính trọng đối với thính giả của bạn Hầu hết các bạn có thể tạo nên
sự khác biệt thực tế trong cuộc sống của họ
- Phần lớn bài thuyết minh trong lớp của bạn sẽ không có nhiều ảnh hưởng ngay lập tức.Tuy nhiên bất cứ chủ đề nào mà bạn giải quyết chu toàn có thể ảnh hưởng thính giả của bạn, cóthể làm phong phú thêm kinh nghiệm mở rộng kiến thức của họ, có lẽ thay đổi quan điểm của họ
về 1 cái gì đó quan trọng
2.2 Phân tích tâm lý khán giả
- Không 1 ai có thể bắt khán giả lắng nghe trừ khi họ muốn Điều đó là tùy vào người thuyếtminh để làm cho khán giả chú ý
- Khán giả thường muốn nghe về những thứ có ý nghĩa đối với họ Mọi người cho mình làtrung tâm, họ hết sức chú ý đến thông điệp ảnh hưởng hãnh diện của họ, niềm tin của riêng họ,hạnh phúc của riêng họ (1 câu hỏi trên cùng trong đầu “ tại sao điều này quan trọng với tôi; Thực
tế là cơ bản đó là khởi điểm sơ khai của tất cả sự thành công diễn thuyết công cộng
- Những nguyên tắc tâm lý gì có nghĩa để bạn như 1 diễn giả Đầu tiên, họ nghĩa là nhữngthính giả của bạn sẽ nghe và đánh giá những gì họ nói trên cơ sở những gì họ đã biết và tin tưởng.Thứ hai, họ nghĩa là bạn phải liên hệ thông điệp của bạn để thính giả của bạn – chứng minh điều
đó liên quan đến họ như thế nào, giải thích tại sao họ nên quan tâm đến điều đó nhiều như vậy Tấtnhiên, bạn không thể thật sự biết được kinh nghiệm của người khác nhưng bạn có thê học 1 cáchđầy đủ về khán giả của bạn để biết những cái gì bạn nên làm , để thực hiện ý tưởng của bạn rõràng và đầy ý nghĩa Bạn có thể làm điều này như thế nào là chủ đề tiếp theo của chúng tôi
2.3 Phân tích nhân khẩu học khán giả
2.3.1 Độ tuổi
Tùy vào cấu tạo của buổi thuyết minh của bạn, bạn có thể đối mặt với khán giả chủ yếu làthanh thiếu niên trong độ tuổi 20 Nếu có, bạn có thể cho 1 độ tuổi phổ biến về kinh nghiệm 45%sinh viên đại học hiện nay là 25 tuổi trở lên và nhiều lớp học bao gồm sinh viên trong độ tuổi 30,
40, 50 và hơn thế nữa Sau đó bạn có thể giải quyết 2 hoặc 3 thế hệ Điều này sẽ cho bạn thực hiệnbài thuyết minh tốt bên ngoài lớp học, nơi mà tuổi tác thường là nhân tố chính trong phân tíchkhán giả
2.3.2 Giới tính
- Điều này không nói rằng nữ và nam giới là đều như nhau ở tất cả các giá trị đạo đức vàniềm tin của họ Một người phát ngôn viên sắc sảo sẽ làm cho hòa hợp sự khác biệt và sự giốngnhau giữa cả 2 giới
- Một phát ngôn viên sắc sảo cũng sẽ tránh sử dụng ngôn từ thể hiện sự phân biệt giới tính.Hầu như bất cứ khán giả, bài thuyết minh của bạn sẽ kiểm soát mọi người – nam giới và nữ giớinhư nhau- người mà mang sự bực tức ở nơi làm việc và truyền lại như đúc lối nói đó hoặc làm mấtgiá trị xem thường phụ nữ
2.3.3 Chủng tộc, sắc tộc, nền văn hóa
- Bước đầu tiên là nhận ra là 1 số thính giả của bạn có thể thật sự có hướng chủng tộc, sắctộc văn hóa đặc biệt, có liên quan đến chủ đề bài diễn thuyết của bạn
Trang 9- Bước thứ hai là cố gắng xác định những định hướng đó là gì và chúng có ảnh hưởng đến sựphản ứng của khán giả với thông điệp của bạn như thế nào
- Bước thứ ba là điều chỉnh thông điệp của bạn để nó được rõ ràng, phù hợp và có sức thuyếtphục hợp lý cho chủng tộc, sắc tộc hoặc văn hóa của thính giả Như trong ví dụ sau:
- Bất cứ khi nào bạn nói về 1 chủ đề với khía cạnh tôn giáo Sau đó hãy chắc chắn xem xéthướng tôn giáo của thính giả của bạn ở mức ít nhất, sự thất bại có thể làm yếu bài thuyết minh củabạn, hầu như bạn có thể thật sự lúng túng
2.4 Phân tích tình hình khán giả
Phân tích tình hình khán giả luôn luôn xây dựng trên phân tích nhân khẩu học Nó nhận biếtnhững đặc điểm độc đáo của khán giả để nói tình hình sắp tới Các đặc điểm này bao gồm khốilượng khán giả, yếu tố vật lý sắp xếp cho bài nói, bố trí khán giả theo chủ đề, theo người nói, theo
sự kiện
- Khối lượng khán giả: Một trong những nguyên tắc cơ bản Khối lượng khán giả lớn hơn,
trình bày của bạn phải nhiều hình thức Số lượng khán giả sẽ ảnh hưởng lớn đến cách nói của bạnnhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến ngôn từ của bạn, yêu cầu của sự lựa chọn và sử dụng sự giúp
đỡ của thị giác
- Sắp xếp yếu tố vật lý: Khi bạn đối mặt với bất kỳ tình huống thuyết minh, điều quan trọng
là phải biết trước khi nào có khó khăn với sắp xếp vật lý: nhiệt độ phòng, chỗ ngồi, bụcgiảng Tóm lại làm tất cả mọi thứ bạn có thể để kiểm soát ảnh hưởng của sắp xếp vật lý với khángiả của bạn Trên tất cả không được để bạn bị ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất nghèo Nếu khán giảcủa bạn thấy bạn năng động, lanh lợi và tham gia chủ đề của bạn Rất có thể họ sẽ quên đi khóchịu của họ và đi cùng với bạn
- Định hướng đối với chủ đề: chủ đề phải thích hợp với khán giả Tuy nhiên một khi bạn đã
có chủ đề nói, cần xem xét một cách chi tiết xem khán giả sẽ phản ứng như thế nào với nó Đặcbiệt, bạn cần xác định được độ thích thú, hiểu biết, thái độ của khán giả với chủ đề
- Định hướng đối với người diễn thuyết: phản hồi của khán giả với một thông điệp luôn luôn
bị ảnh hưởng bởi sự am hiểu của người diễn thuyết Khán giả càng tin người nói bao nhiêu thì họcàng dễ chấp nhận những gì anh ta nói bấy nhiêu Tương tự, họ càng tin người nói có sức hút , thìcàng chắc chắn rằng họ sẽ phản hồi tích cực với thông điệp của người nói
- Định hướng đối với trường hợp cụ thể:
+ Dù hoàn cảnh là gì thì thính giả vẫn xác định rõ ràng những ý tưởng về bài nói mà họ cho
là thích đáng Họ mong chờ được nghe một bài diễn thuyết về chính trị ở buổi họp quốc hội, bàigiảng đạo ở nhà thờ,…Những nhà diễn thuyết nào vi phạm nghiêm trọng đến những điều này hầunhư có thể làm khán giả nổi giận
+ Có thể quan trọng nhất, dịp diễn thuyết sẽ quyết định xem bài nói dài bao lâu Khi bạnđược mời nói, người chủ toạ sẽ luôn nói cho bạn biết bạn có bao nhiêu thời gian để nói Và bạncần nhớ phải cắt giảm bài nói để nó khớp với thời gian quy định Không nên kéo dài quá lâu bàinói ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn chắc chắn sẽ thấy khán giả của mình hết hứng thú trước giọng nóiđều đều của bạn
Trang 10- Sở hữu thông tin về khán giả: Thông qua người mà đã mời bạn luôn có thể cung cấp một
bản tóm tắt tốt về thính giả hoặc ai đó mà đã từng nói chuyện với nhóm tương tự, hãy thăm dòngười đó qua phỏng vấn lẫn bảng hỏi- cho ít nhất một trong những bài nói của họ
- Phỏng vấn: Một cuộc phỏng vấn mặt đối mặt rất linh động và cho phép có những câu hỏi
chuyên sâu Khi được lên kế hoạch, xây dựng và điều kiện hợp lý, nó có thể là một con đườngtuyệt vời để tìm hiểu về những cá nhân trong khán giả Hạn chế lớn nhất là tốn kém thời gian vàsức lực Phỏng vấn mỗi thành viên của lớp sau mỗi bài thuyết trình có thể là cách triệt để nhấttrong nghiên cứu thính giả, nhưng nó ít khi được thực hiện.Vì thế, nhiều giáo viên khuyến khíchsinh viên của họ dựa vào bảng hỏi
- Bảng hỏi:
+ Câu hỏi đóng : như tên gọi, mang đến những lựa chọn có sẵn với 2 hay nhiều hơn câu trảlời Bằng cách giới hạn những câu trả lời có thể, những câu hỏi này cung cấp những câu trả lờirành mạch, rõ ràng
+ Câu hỏi so sánh: gần giống câu hỏi đóng nhưng chúng mất nhiều thời gian hơn cho câu trảlời Nó rất có ích để biết được mức độ thái độ câu trả lời
+ Câu hỏi mở: mất nhiều thời gian trả lời nhất Mặc dù nó cho phép câu trả lời chi tiết hơn 2loại
kia nhưng cũng có thể mang đến những thông tin mà bạn không cần
Bởi vì mỗi loại đều có thuận lợi và hạn chế nên nhiều bảng hỏi có cả 3 loại câu hỏi này
2.5 Thích nghi với khán giả
Một khi bạn đã hoàn thành nghiên cứu thính giả, bạn nên biết đặc điểm tính cách, mối quantâm và hiểu biết của họ về chủ đề, thái độ của họ với chủ đề và diễn giả, và mong đợi của họ trongviệc đó Tuy nhiên, biết được tất cả những điều này không đảm bảo cho bài diễn thuyết thànhcông Chìa khoá là bạn sử dụng nó tốt đến đâu trong việc chuẩn bị và trình bày bài nói
2.5.1 Thích nghi với khán giả trước thuyết trình
- Ta đã thấy rằng, bạn cần phải nhớ đến khán giả của mình trong mỗi giai đoạn của bàithuyết trình: đánh giá mức độ chắc chắn khán giả sẽ trả lời với những điều bạn nói; điều chỉnhnhững điều bạn nói sao cho rõ ràng, thích đáng và thuyết phục nhất có thể, nghe bài diễn thuyếtcủa mình bằng đôi tai của khán giả và điều chỉnh nó theo đó
- Bạn phải luôn luôn nghĩ tới thính giả của mình trong đầu khi bạn chuẩn bị bài nói Cố gắng
tưởng tượng họ sẽ thích gì, không thích gì, chỗ nào sẽ thắc mắc, họ cần chi tiết nhiều hơn ở đây
hay ít hơn ở kia, cái gì hấp dẫn họ, cái gì không Ở mỗi điểm bạn cần phải đoán trước xem khán
giả của mình sẽ phản ứng, trả lời những hướng dẫn và kết luận của bạn như thế nào Họ có thấy
những ví dụ của bạn rõ ràng và thuyết phục, những phác họa có giúp họ nắm được ý bạn không?
Khi trả lời những câu hỏi, bạn hãy chú ý cao vào người nghe Hãy đặt mình vào vị trí của họ vàphản ứng với bài nói của mình như họ sẽ làm
2.5.2 Thích nghi với khán giả sau thuyết trình
- Mọi thứ có thể diễn biến không chính xác như đã định vào ngày bạn diễn thuyết Nếunhững điều thế này xảy ra, hãy tìm một cách khác để trình bày
Trang 11+ Hãy sửa đổi lời giới thiệu để đề cập đến bài nói của những sinh viên khác trong bài nói củabạn
+ Hãy điều chỉnh sự chuyển tải của bạn với số lượng khán giả đã thay đổi
+ Nếu bạn thấy bạn có ít thời gian hơn như đã định cho bài nói, hãy nói cô đọng hơn để vừavới khoảng thời gian bạn có Khán giả sẽ thông cảm với tình thế khó khăn của bạn và sẽ đánh giáđúng thái độ trân trọng thời gian của họ
+ Cuối cùng, hãy lưu tâm đến phản hồi của khán giả trong lúc bạn diễn thuyết
- Thích ứng với khán giả - cả trước và sau khi diễn thuyết- là một trong những chìa khoáquan trọng nhất cho diễn thuyết thành công trước đám đông Giống như nhiều khía cạnh khác củalàm diễn thuyết, đôi khi nói dễ hơn là làm
Tóm lại:
- Người diễn giả thành công lấy khán giả làm trung tâm Họ biết rằng mục đích của bài nói
là để khuấy động lên những phản hồi nhiệt tình của khán giả Bạn hãy nhớ 3 điều : Tôi nói cho
ai?; Tôi muốn họ hiểu /tin /làm những gì?; Làm thế nào chuyển tải hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đó?
- Để trở thành một diễn giả thành công, bạn cần biết một chút về tâm lý khán giả Bạn cầnphải nghiên cứu khán giả của mình và điều chỉnh để thích ứng trực tiếp bài nói của mình với vớiniềm tin và sở thích của họ
- Với những bài nói nằm ngoài khuôn khổ lớp học, cách tốt nhất để bạn có thông tin về khángiả là hỏi người mời bạn nói, nếu bạn biết ai đó mà đã từng nói chuyện với nhóm tương tự, hãythăm dò người đó Với những bài nói trong lớp học, bạn có thể biết rất nhiều về bạn cùng lớp-thính giả của mình, chỉ cần bằng những cuộc quan sát và nói chuyện Bạn cũng có thể phỏng vấn
họ hoặc làm bảng hỏi với một số người trong số khán giả
- Khi nào bạn hoàn thành việc phân tích khán giả, bạn phải điều chỉnh bài nói của mình saocho rõ ràng và thuyết phục nhất với khán giả Phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ Cố gắng nghebài thuyết trình bằng tai của họ Dự đoán các câu hỏi và cố gắng trả lời trước
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
Sách, giáo trình chính:
[1] Phạm Văn Nga, Trần Trung Can biên dịch, Kỹ năng Thuyết trình, NXB Tổng hợp, TP.HCM,
2004
[2] Dương Thị Liễu (ch.b.), Trương Thị Nam Thắng, Phạm Hương Thảo, Kỹ năng thuyết trình,
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013
Tài liệu tham khảo:
[3] Nguyễn Nguyệt Minh, Giáo trình kỹ năng thuyết trình, NXB Giáo dục, 2005
[4] German, Kathleen M Principles of Public Speaking Boston: Allyn & Bacon, 2010.
[5] Womack, Morris M.; Bernstein, Elinor, Speech for foreign students, C.C Thomas, 1990
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
1 Tại sao diễn giả phải coi khán giả là trung tâm?
2 Nói con người là trung tâm là thế nào? Nó giúp gì cho bạn khi coi khán giả là trung tâm nếu bạn
là một diễn giả công cộng?
Trang 123 Năm khía cạnh của nhân khẩu học được bàn tới trong chương này là gì? Tại sao nó quan trọngkhi điều tra khán giả?
4 Nghiên cứu khán giả theo tình huống là gì? Những nhân tố nào cần thiết ?
5 Làm thế nào bạn có thông tin về một khán giả?
6 Ba loại câu hỏi dùng trong bảng hỏi là gì? Tại sao dùng cả 3 loại ?
7 Bạn có thể dùng cách nào để thích ứng bài nói của mình với khán giả trước và trong khi diễnthuyết?
Trang 13CHƯƠNG 3 Các bước chuẩn bị bài diễn giảng
Số tiết: 10 (Lý thuyết: 06 tiết; Thực hành, thảo luận: 04 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Cung cấp cho người học những kiến thức về các bước cơ bản để chuẩn bị cho bài
diễn giảng
- Kỹ năng: Qua chương 3, hình thành, rèn luyện cho người học các kĩ năng thu thập tài liệu, phát
triển ý tưởng, tổ chức thân bài diễn giảng, biết cách mở đầu, kết thúc sao cho ấn tượng, hiệu quả
- Thái độ: Yêu cầu thái độ của người học cần cầu thị, nghiêm túc đối với môn học, nhanh chóng
nắm bắt được các kiến thức mà giảng viên đưa ra
B) NỘI DUNG:
3.1 Thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu cho bài diễn văn giống như thu thập thông tin cho bất cứ dự án nào Cónhiều nguồn hiển thị sẵn cho bạn nếu bạn nắm được những thuận lợi của chúng: phỏng vấn, thực
tế, nghiên cứu trong thư viện hoặc trên internet, sử dụng chính mình như một nguồn tài liệu Nhiềunguồn tài liệu có thể dùng được nếu bạn biết khai thác nhưng ưu điểm của chúng
3.1.1 Sử dụng hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
- Mỗi người đều là một chuyên gia về lĩnh vực nào đó Khi bạn chọn một topic từ kinhnghiệm của chính bạn, bạn có thể bị lôi cuốn để khách quan hóa nó bằng việc chỉ dựa vào thực tế
và sách vở
- Những thông tin bên ngoài (luôn luôn) là rất cần thiết Nhưng việc bổ sung nó với việc liên
hệ thực tiễn bản thân thực sự có thể đưa bài diễn văn của bạn đến với khán giả
- Bài diễn văn này sẽ có màu sắc và có cảm xúc Bằng việc đưa ra kinh nghiệm riêng củabản thân người nó đã truyền đạt được quan điểm của mình một cách có ý nghĩa và đầy đủ hơncách khác Mặc dù, nếu câu chuyện cuộc sống của bạn không quá ấn tượng, bạn vẫn có thể cho nóxen vào trong công việc của bạn
- Bạn đã làm, đã nhìn, đã cảm nhận, đã nghe tất cả những thứ gì mà bạn đã nói Bằng việcsuy nghĩ về kinh nghiệm của mình trong quá khứ - thu thập tư liệu từ chính hiểu biết của bạn –bạn có thể tìm được những thông tin hỗ trợ chi tiết cho những bài diễn văn của mình
3.1.2 Thư viện
- Tìm kiếm thông tin trong thư viện là một vấn đề lớn của việc bạn biết tìm thông tin như thếnào Danh mục sách của thư viện cung cấp tất cả sách và những sách báo thường kì của từng thưviện Bảng liệt kê thường kỳ và sách báo thường kỳ cung cấp một cách chính xác vị trí của các bàibáo trên các báo và tạp chí Phòng hội thảo bao gồm một nguồn tài nguyên giàu có – gồm sáchbách khoa toàn thư, sách hàng năm, từ điển, lịch sử thuế, tập bản đồ và từ điển địa lý Nếu bạn gặpkhó khăn trong việc tìm kiếm, bạn đừng do dự mà hãy nói cho nhân viên thư viện
- Bạn sẽ có được rất nhiều tư liệu cho những bài diễn văn của mình từ thư viện Chính vì thế,bạn phải có được một số hiểu biết cơ bản về công nghệ để tìm kiếm trên thư viện Tất nhiên là bạn
có thể biết tất cả mọi thứ trong khi bạn chỉ cần xem một phần của quyển sách
Trang 14- Bước đầu tiên bạn cần phải biết học cách định hướng Lấy cái sơ đồ đã được đưa ra bởi thưviện của bạn Trong khi bạn đi, bạn có thể nhận được một quyển hướng dẫn hoặc một tập tờ rơigiải thích cho bạn có những cái gì trong thư viện và tìm nó như thế nào
- Cuối cùng, hãy thực hiện nó và thực hiện một cách chính xác
- Bạn có 5 nguồn quan trọng để tìm kiếm những gì mà bạn cần trên thư viện:
3.1.2.1 Thủ thư:
Thực tế những người thủ thư là những người phụ nữ hay những người đàn ông rất thân
thiện, bạn có thể được họ giúp đỡ Thủ thư là một chuyên gia về lĩnh vực của họ, được luyện tập
trong cách sử dụng thư viện và tìm kiếm Anh hay chị ấy sẽ giúp bạn tìm cái bạn cần, nguồn tưliệu quý, thậm chí bạn có thể tìm kiếm phần thông tin đặc trưng ấy
3.1.2.2 Danh mục thư viện
Có hai loại danh mục thư viện: danh mục thẻ và danh mục máy tính Mặc dù, nhiều thư việnbây giờ có đầy đủ hệ thống danh mục máy tính nhưng một số thư viện vẫn sử dụng cả hai loạidanh mục này và một số ít vẫn tiếp tục dựa vào danh mục thẻ Bất chấp sự sắp đặt của trường bạn,vẫn còn tồn tại một thực tế rằng danh mục là chìa khóa để tìm tư liệu trong thư viện Nếu bạn họccách sử dụng danh mục như thế nào một cách hiệu quả thì bạn có thể tiết kiệm thời gian một cáchtối đa nhất
- Danh mục thẻ: Với mỗi quyển sách sẽ có ít nhất 3 thẻ, một cái liệt kê tên tác giả, một cáiliệt kê tiêu đề, một cái hoặc có thể hơn một cái liệt kê chủ đề Nếu bạn đã biết ai viết cuốn sáchhoặc biết tên sách thì bước đầu tiên bạn xác định thẻ danh mục dưới tên tác giả hoặc tên sách Khibạn không biết tên tác giả, tên sách hoặc đơn giản là bạn muốn tìm xem quyển nào có sẵn trên chủ
đề được đưa ra, bạn hãy kiểm tra danh mục dưới chủ đề tương tự
- Danh mục máy tính: Như danh mục thẻ, trên danh mục máy tính liệt kê sách bởi tác giả,tên sách hoặc chủ đề Không như thẻ danh mục, nó cho bạn điều khiển cách tìm kiếm bằng từkhóa, bạn có thể xác định đúng vị trí một quyển sách bằng từ hoặc dạng câu gợi ý, thậm chí nếu từhoặc câu đó không có trong phần tên quyển sách Thuận lợi nữa của danh mục máy tính là nó chobạn biết rằng quyển sách bạn cần có trên giá hay là đã được người khác mượn rồi
- Danh mục tạp chí xuất bản định kỳ: Danh mục nói cho bạn quyển sách và tạp chí xuất bảnđịnh kỳ nào đang có trong thư viện Nhưng cách dễ dàng và có hiệu quả nhất là tra cứu một trongnhững chỉ số tạp chí xuất bản định kì của thư viện Ngày nay tất cả được máy tính hóa, làm đơngiản hóa việc tìm kiếm của bạn Tiếp cận danh mục tạp chí định kỳ được xử lý bằng máy tính -hoặc cơ sở dữ liệu, được gọi như vậy ở rất nhiều trường học - là dễ dàng để sử dụng danh mụcmáy tính của thư viện Chúng được chia thành hai nhóm (danh mục chung và danh mục đặc biệt).Biết làm thế nào để sử dụng chúng sẽ là có giá trị cho bạn lâu dài sau khi bạn hoàn thành bài diễnvăn của mình
- Danh mục báo hàng ngày: Báo không có giá trị nhiều lắm cho bài nghiên cứu (trong nhiềuchủ để, lịch sử cũng như hiện tại)
- Sách tham khảo: Phần tham khảo thường được giữ thành một phần riêng trong thư việnđược gọi là “phần tham khảo” Phần tham khảo bên phải có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian bằngviệc ước lượng giá trị thong tin mà có thể khó khăn cho việc xác định đúng của một chỉ số hoặc
Trang 15một danh mục thư viện Các loại phần tham khảo chính là từ điến bách khoa, niên giám, từ điểnđiện tử, atlat hay công báo Đây là những cái mà bạn nên tìm hết những giá trị của nó để chuẩn bịcho bài diễn văn của bạn.
- Từ điển bách khoa: Chúng cung cấp thông tin chính xác và có mục đích về tất cả nhữnghiểu biết của con người và là một địa điểm (tuyệt vời) để bắt đầu việc nghiên cứu của bạn Ngoài
từ điển bách khoa chung có từ điển bách khoa đặc biệt để dành cho những chủ đề riêng như tôngiáo, nghệ thuật, luật, khoa học, văn hóa, nhạc, giáo dục và những thứ tương tự Chúng đi sâu vàolĩnh vực của chúng hơn từ điển bách khoa khái quát
- Niên giám: Như cái tên của nó đã mang đầy hàm ý, niên giám được xuất bản hàng năm.Chúng bao gồm một lượng thông tin mang tính thời sự, có thể đạt được điều này hoặc cũng có thểkhông Đây là 3 trong số những niên giám có giá trị nhất:
- Từ điển: Ở đó có một số những từ điển đặc biệt mà bao gồm rộng rãi nhiều lĩnh vực
- Sách trích dẫn
- Những hỗ trợ về tiểu sử: Khi bạn cần thông tin về một người nào đó trong tin tức, bạn nên
đi đến phần tham khảo đầu tiên, nơi mà bạn sẽ tìm được những quyển sách bao gồm cuộc đời và
sự nghiệp một cách ngắn gọn về người đàn ông, người phụ nữa đương đại đó
- Atlat và Công báo: Tất nhiên công báo bao gồm cả bản đồ Nhưng hầu hết những atlat hiệnđại cũng bao gồm các loại biểu đồ, bảng mà cung cấp thông tin về địa lý các bang, vùng và quốc gia
3.1.2 Internet
Phần được sử dụng nhiều nhất trên Internet cho mục đích nghiên cứu là trang điện tử thếgiới rộng lớn Cách tiếp cận tốt nhất để tìm kiếm một cách hệ thống trên mạng là sử dụng sự giúp
đỡ để tìm kiếm một cách chính xác nhất cái bạn cần Cả những từ khóa và chủ đề tìm kiếm có thể
ra những kết quả cân bằng phụ thuộc vào chủ đề bài nói của bạn và loại thông tin bạn tìm kiếm.Đưa ra những thiếu sót của việc tái bản cho hầu hết cái tài liệu trên mạng, đó là một điều quantrọng đặc biệt để ước lượng nguồn tác giả, tổ chức đảm bảo và độ mới mẻ của các nguồn tài liệunghiên cứu mà bạn tìm được
- Internet được xem như là thư viện lớn nhất trên thế giới Toàn bộ bộ sưu tập những đườnglink máy tính, nó bao gồm nhiều thứ từ email đến trang web thế giới
- Bạn có thể tìm tòi một lượng thông tin rất lớn trên Internet nhưng bạn không thể tìm loạigiống và chi tiết như là tài liệu trên một thư viện chuẩn Đây là lý do tại sao các chuyên gia đưa ra
lý do tại sao bạn sử dụng internet để bổ sung, chứ không phải thay thế, tìm kiếm thư viện.
- Hỗ trợ tìm kiếm: Thay cho việc đổi ngẫu nhiên một trang web, cách tiếp cận (thông minh)
là sử dụng một công cụ tìm kiếm để tìm chính xác cái mà bạn cần Bởi vì có quá nhiều tài liệu trênweb, tìm kiếm không có sự giúp đỡ có thể củng cố một danh mục toàn diện có tất cả mọi thứ Mọi
sự giúp đỡ đều có điểm mạnh, điểm yếu của nó và mỗi cái có một quy trình nghiên cứu sâu sắcriêng Sự giúp đỡ tìm kiếm mới sẽ bất ngờ hiện ra và tiếp tục tồn tại để được chắt lọc
+ Công cụ tìm kiếm
+ Công cụ tìm kiếm nâng cao
+ Thư viện thực sự
- Tìm từ khóa
Trang 16- Nguồn đa văn hóa
- Định lượng văn bản trên Internet
+ Nó đặc biệt quan trọng với việc thống kê cái mà bạn không nên trich dẫn từ một nguồnkhông rõ ràng về ngày tháng mà nó được in hay được đưa lên internet Nếu nạ không thể để ngàytrên một văn bản web được tạo ra hay lần sử đổi cuối cùng, bạn nên tìm một nguồn khác mà bạn
có thể xác minh được thông tin gần nhất
- Tin tức tài nguyên
- Đa văn hóa các nguồn lực
- Đánh giá tài liệu internet
+ Khi bạn làm nghiên cứu trong thư viện, mọi thứ bạn tìm thấy đã được đánh giá một cáchnày hay cách khác trước khi nó đến cho bạn Sách, tạp chí và tạp chí có các thủ tục biên tập để xácđịnh liệu một công việc nhất định nên hay không nên được công bố Một khi tác phẩm được công
bố, nó đã được phê duyệt bởi các nhân viên mua lại để đưa vào thư viện
+ Internet là rất khác nhau Các nguồn tài nguyên đáng tin cậy nhất trên thế giới là có nguồngốc từ các tác phẩm máy in- chính phủ, các hồ sơ báo, báo cáo nghiên cứu Tuy nhiên, hầu hết cáctài liệu chỉ dưới dạng điện tử Trong số này, đã thông qua các loại, xem xét biên tập được thiết kế
để đảm bảo một mức độ cơ bản về độ tin cậy trong các tác phẩm in
+ Quyền tác giả: Là tác giả của tài liệu web bạn đang đánh giá rõ ràng cá nhân? Nếu nhưvậy, trình độ của cô ấy hay trình độ của anh ấy là gì? Là tác giả một chuyên gia về chủ đề này? Cóthể cô ấy hay các dữ liệu và ý kiến của mình được chấp nhận là khách quan và không thiên vị?+ Tài trợ: Nhiều tài liệu web được xuất bản bởi các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, nhómlợi ích công cộng và các loại tương tự chứ không phải là của các tác giả cá nhân Trong trườnghợp này, bạn phải đánh giá liệu các tổ chức tài trợ là vô tư trích dẫn trong bài phát biểu của bạn.+ Thông tin gần đây: Một trong những lợi thế của việc sử dụng internet cho nghiên cứu là nóthường có thông tin gần đây nhiều hơn bạn có thể tìm thấy trong nguồn in Nhưng chỉ vì một tài
Trang 17liệu trên internet không có nghĩa là các sự kiện và con số lên đến phút Có một số cách để đánh giácủa một tài liệu internet.
- Các trang web trên toàn thế giới là một nguồn tài nguyên tuyệt vời nếu bạn sử dụng nóhiệu quả và có trách nhiệm Như với bất kỳ loại nghiên cứu khác của bạn sẽ được thành công nhấtnếu bạn tìm kiếm các tài liệu web có hệ thống và đánh giá chúng một cách cẩn thận
3.1.3 Phỏng vấn
- Hầu hết mọi người nghĩ rằng phỏng vấn chỉ là những cuộc phỏng vấn về nghề nghiệp hoặcnhững cuộc đối thoại với người nổi tiếng Nhưng có một loại khác của phỏng vấn đó là phỏng vấnnghiên cứu (điều tra nghiên cứu) Với các tờ báo đây là cách truyền thống để thu thập thông tin.Đây cũng là một cách rất tốt để tập hợp các chất liệu cho bài nói
- Trong thực hành, việc phỏng vấn là một nghệ thuật yêu cầu và có tính chất phức tạp
3.1.3.1 Trước khi phỏng vấn
Giống như hiệu quả của hầu hết các bài nói được quyết định bởi sự chuẩn bị của người nóitốt như thế nào thì hiệu quả của hầu hết các bài phỏng vấn cũng được quyết định bởi cách ngườiphỏng vấn chuẩn bị tốt như thế nào Ở đây có 5 bước bạn nên thực hiện trước để giúp bạn chắcchắn thành công của buổi phỏng vấn
- Vạch rõ mục đích của buổi phỏng vấn;
- Quyết định người phỏng vấn;
- Sắp xếp buổi phỏng vấn
- Quyết định sử dụng hay không sử dụng máy ghi âm
+ Hai lợi ích chính của việc dùng máy ghi âm: 1) Khi bạn không có đủ thời gian để ghi lại,bạn có thể tập trung vào những thông tin phỏng vấn và trình bày một cách rõ ràng những câu hỏicủa bạn 2) Việc ghi âm cuộc phỏng vấn của bạn sẽ trở lên chính xác, sẽ không có khả năng bỏ lỡhoặc quên các việc quan trọng
+ Hai điểm bất lợi của việc dùng máy ghi âm trong quá trình phỏng vấn: 1) Có nhiều cuộcphỏng vấn không tiện với việc dùng một cái máy ghi âm trong phòng, điều đó có thể phá hỏngcuộc phỏng vấn 2) Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian sau khi phỏng vấn để bật đi bật lại những băngghi âm chắt lọc những thông tin đã ghi lại
+ Nếu bạn quyết định dùng băng ghi âm, đừng bao giờ dùng lén lút mà người được phỏngvấn không biết hoặc không được sự đồng ý của họ
- Chuẩn bị những câu hỏi của bạn:
+ Những câu hỏi bạn có thể trả lời mà không cần phỏng vấn;
+ Những câu hỏi chỉ đạo;
+ Những câu hỏi thiếu thân thiện, nặng nề;
+ Bạn không cần ngại từ bỏ những câu hỏi hóc búa
+ Dùng những từ ngữ trung lập nhất có thể và giữ chúng cho đến khi gần kết thúc cuộcphỏng vấn
3.1.3.2 Trong khi phỏng vấn
Mọi cuộc phỏng vấn đều là duy nhất Như là một người nói thích nghi với người nghe trongsuốt bài nói, vì vậy phải có một bài phỏng vấn thích hợp với người được phỏng vấn Bởi vì buổi
Trang 18họp hiếm khi đi đúng như bạn dự định, bạn cần phải tỉnh táo và linh hoạt Dưới đây là các bướclàm căn bản giúp bạn có một buổi phỏng vấn diễn ra trôi chảy.
- Quần áo thích hợp và đúng thời điểm;
- Nhắc lại mục đích của buổi phỏng vấn;
- Đặt máy ghi âm, nếu bạn dùng nó;
- Giữ cuộc phỏng vấn đi theo một quỹ đạo;
- Nghe cẩn thận;
- Đừng chào đón quá lâu
3.1.3.3 Sau khi phỏng vấn
- Xem lại ghi chép của bạn sớm nhất có thể: Trong phỏng vấn, những ghi chép của bạn nên
tập trung vào hai điều: Khám phá những điểm chính rõ nét trong suốt cuộc phỏng vấn và lấy ranhững thông tin rõ ràng có thể có ích cho bài nói của bạn
- Chép lại những ghi chép của bạn: Sau khi xem lại những ghi chép này, bạn chép lại những
ý kiến quan trọng và những thông tin thể hiện bên trên những cái card
Bạn cũng có thể tìm thông tin bằng cách sắp xếp một cuộc phỏng vấn cá nhân với một ai đótrong khu trường học hoặc một tổ chức cộng đồng Trước khi phỏng vấn, bạn nên đưa ra mục đích,quyết định người bạn sẽ phỏng vấn, sắp xếp một cuộc hẹn với người đó Bạn cũng nên chuẩn bịnhững câu hỏi bạn sẽ hỏi trong suốt cuộc phỏng vấn Khi một cuộc phỏng vấn bắt đầu, hãy chắcchắn là bạn giữ cuộc phỏng vấn theo một quỹ đạo, nghe một cách chăm chú và ghi lại những ghichép một cách chính xác Sau đó, xem lại và ghi lại những ghi chép của bạn sớm nhất có thể ngaykhi bạn vẫn còn nhớ như in cuộc phỏng vấn
3.1.4 Suy nghĩ về những tài liệu mà bạn tìm kiếm được
- Sinh viên thường tiếp cận nghiên cứu giống như một thói quen một cách máy móc chỉ đơngiản là góp nhặt những tài liệu để sử dụng trong bài nói hoặc bài viết Nhưng khi làm đúng, nghiêncứu có thể trở thành một sự sáng tạo tuyệt vời
- Nếu bạn nghĩ về những cái bạn đã tìm thấy trong bài nghiên cứu của mình, bạn sẽ thấy chủ
đề của bạn hơi khác so với những ghi chú của bạn Bạn sẽ tìm thấy những mối liên hệ mới, pháttriển những câu hỏi mới, tìm ra những quan điểm mới Bạn sẽ bắt đầu viết ra trong đầu bài nói giốngnhư bạn làm nghiên cứu Khi bạn học được nhiều hơn về chủ đề, bạn sẽ diễn đạt một cách rõ ràng ýtưởng chính, bắt đầu phác thảo những ý chính và xác minh những ý đó, thử nghiệm với nhiều cách
tổ chức mà bạn đã nghĩ
- Việc chuẩn bị bài nói của cá nhân bạn không thể là nguyên nhân bạn đảo ngược vị trí củamình nhưng nó lại đưa đến cho bạn những nhìn mới sâu sắc trong bài nói của bạn Nếu bạn tiếpcận bài nghiên cứu theo hướng này, bạn có thể tìm ra rằng thời gian bạn có thể nghiên cứu hiệuquả nhất là thời gian bạn dành cho viêc chuẩn bị bài nói của mình
3.2 Phát triển ý tưởng
3.2.1 Phát triển thông tin và quan điểm chỉ trích
- Điều tạo ra sự khác biệt giữa một bài diễn thuyết tốt và một bài diễn thuyết không tốt đó là
kĩ năng phát triển thông tin (thông tin mang tính hỗ trợ cho bài nói) Điều này cũng có quan hệ
Trang 19mật thiết với tư duy phê phán Sử dụng các phương tiện hỗ trợ thông tin thì không phải là việcdùng một cách bừa bãi các tài liệu vào trong bài diễn thuyết của bạn
- Bạn cần phải quyết định ý tưởng nào nên được phát triển để đưa tới người nghe, chủ đề vàmục đích cụ thể
- Bạn cần phải nghiên cứu để những thông tin mà bạn đưa đến cho người nghe được thể hiệnmột cách rõ ràng và có tính sáng tạo
- Bạn cũng nên ước lượng việc phát triển thông tin của bạn để chắc chắn rằng chúng phùhợp với ý tưởng của bạn
3.2.2 Tài liệu hỗ trợ
Những tài liệu được sử dụng để thể hiện ý tưởng của người diễn thuyết Có 3 loại tài liệu hỗ
trợ chủ yếu là các ví dụ, số liệu thống kê và dẫn chứng
3.2.2.1 Các ví dụ
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ví dụ sinh động, cụ thể thì có tác động lớn đến niềm tin
và hành động của người nghe Nếu không có các ví dụ thì các ý tưởng dễ trở nên mơ hồ, khôngkhách quan và thiếu thực tế Nếu có ví dụ thì ý tưởng sẽ rõ ràng, có dấu ấn cá nhân và sinh động + Ví dụ ngắn (ví dụ cụ thể): thường làm sáng tỏ cho một quan điểm Một ví dụ ngắn cũngđược dùng để giới thiệu một chủ đề Cách khác để sử dụng ví dụ ngắn là ấn định chúng vào minhhọa cho vấn đề cho đến khi bạn tạo ra được ấn tượng đặc biệt
+ Ví dụ mở rộng (ví dụ minh họa, truyện kể hay những câu chuyện): Chúng dài hơn và cụthể hơn những ví dụ ngắn Bằng việc kể một câu chuyện hấp dẫn và vui nhộn, chúng ta sẽ lôi kéođược người nghe vào với bài nói
+ Ví dụ giả thuyết: Một ví dụ để diễn tả một tưởng tượng hay một hoàn cảnh, trạng thái, tình hình không có thật Bất kể là ví dụ ngắn hay ví dụ mở rộng thì các ví dụ đều có thể là ví dụ có
thực Tất cả những ví dụ được đưa ra từ trước đến giờ đều là ví dụ thực, những vấn đề họ nói làcác sự việc đã xảy ra
Tuy nhiên thỉnh thoảng người nói sẽ sử dụng ví dụ giả định- 1 ví dụ mà miêu tả 1 tình huốngtưởng tượng, không có thực Thông thường những ví dụ kiểu này là những câu chuyện ngắn kể lạinhững tình huống thông thường
- Những mẹo nhỏ khi sử dụng các ví dụ
+ Sử dụng ví dụ làm cho ý tưởng của bạn dễ hiểu hơn;
+ Sử dụng ví dụ để củng cố thêm ý kiến của bạn;
+ Sử dụng ví dụ để cá nhân hóa ý tưởng của bạn;
+ Làm cho ví dụ của bạn sinh động và có kết cấu phong phú;
+ Thực hành cách truyền tải thông tin để làm tăng hiệu quả những ví dụ mở rộng của bạn
Trang 20- Những số liệu thống kê đã làm cho tuyên bố của người nói rành mạch và đáng tin tưởng Tấtnhiên là người nghe chẳng thế nào nhớ hết được tất cả các con số, nhưng điều đó cũng chẳng có vấn
đề gì cả Mục đích của việc đưa ra những con số là tạo ra một sự tác động toàn diện đến người nghe.Điều làm người nghe nhớ lại đó chính là sự ấn tượng của những con số đã hỗ trợ cho quan điểm củangười nói
- Những điều cần biết về các con số:
+ Những con số thường biểu thị nhiều hơn những gì mắt bạn nhìn thấy Khi bạn nắm bắtđược số liệu trong bài nói của mình, hãy chắc chắn rằng chúng được đánh giá dựa trên những câuhỏi sau đây: Những số liệu ấy thể hiện điều gì? Cách bạn thống kê các con số đã đúng chưa? Cóphải tất cả các số liệu đều từ một nguồn đáng tin cậy?
- Là một người nói, bạn phải nhận thức rõ được những khuynh hướng có thể có trong việc
sử dụng các số liệu Từ đó, các số liệu có thể được giải thích bằng rất nhiều cách và để nó cónhiều tác dụng bạn nên tìm kiếm những con số có chung mục tiêu biểu đạt và từ những nguồnphi đảng phái
- Những mẹo nhỏ khi sử dụng số liệu thống kê
+ Dùng số liệu thống kê để xác định số lượng (đánh giá) các ý tưởng của bạn: Chức năngchủ yếu của các số liệu là làm cho những ý tưởng liên quan đến số liệu của bạn trở nên rõ ràng.Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang cố dẫn chứng bằng tài liệu về sự hiện hữu của vấn đề.Những ví dụ có thể làm cho vấn đề trở nên hấp dẫn và kịch tính hóa nó theo quan điểm của mỗi cánhân Nhưng những người nghe của bạn vẫn phân vân rằng thật sự thì có bao nhiêu người bị ảnhhưởng bởi vấn đề ấy Trong tình huống này bạn nên chuyển đổi ví dụ sang số liệu Nghiên cứu đãchỉ ra rằng tác động của các ví dụ là rất lớn khi chúng có kèm theo các số liệu
+ Sử dụng số liệu một cách khoa học: Chúng ta đã biết số liệu thì hữu ích như thế nào,
nhưng không có điều gì làm khán giả buồn ngủ nhanh hơn là một bài nói đầy những con số lộnxộn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Chỉ cho số liệu vào bài nói khi sự có mặt của chúng là cầnthiết và hãy chắc chắn rằng chúng dễ dàng nắm bắt Ngay cả những người nghe chăm chú nhấtcũng gặp khó khăn trong vấn đề phân loại số liệu
+ Xác định nguồn số liệu của bạn: Chúng ta đã biết các con số thì rất dễ bị xử lý, điều khiển.
Đó là lí do vì sao người nghe rất chú ý đến nguồn của những số liệu mà người nói đưa ra
+ Giải thích số liệu của bạn: Các số liệu thì không thể tự nói về chúng Chúng cần được làmsáng tỏ và tạo được mối liên quan đến người nghe Hãy chú ý xem người nói đã làm việc này hiệuquả như thế nào?
+ Làm tròn những số liệu thống kê phức tạp: Các hính ảnh có thể tiết kiệm cho bạn rất nhiềuthời gian và cũng làm cho các số liệu của bạn được lĩnh hội một cách dễ dàng hơn
+ Tìm số liệu ở đâu: Các con số thống kê có thể tìm thấy ở bất cứ ấn phẩm có uy tín nàonhư: sách, tạp chí, báo chí, những tập san, các bản báo cáo của chính phủ, các bản báo cáo về kinh
tế, vân vân Một quyển niên lịch thế giới (đã tái bản vài lần), có thể là kho báu của những số liệukhá thú vị
3.2.2.2 Dẫn chứng
Trang 21- Dẫn chứng từ các chuyên gia: Trong hầu hết các bài nói, chắc chắn bạn sẽ rất tin tưởng vào những dẫn chứng từ các chuyên gia, những dẫn chứng từ những người là học giả uyên bác trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu Những dẫn chứng này rất hữu ích cho sinh viên khi họ thuyết trình vì những vấn đề mà sinh viên đưa ra hiếm khi được công nhận Trích dẫn những quan điểmcủa chuyên gia là một cách tốt để mượn sự tín nhiệm của người khác cho bài diễn văn của bạn
Nó không chỉ cho thấy rằng bạn nói ra ý kiến riêng của bạn, mà vị trí của bạn được nâng lên nhờ những người am hiểu về lĩnh vực bạn đang nói Dẫn chứng từ các chuyên gia còn quan trọng hơnkhi đề tài gây nhiều tranh cãi hay khi khán giả là hoài nghi về quan điểm của nói
- Dẫn chứng từ những người có kinh nghiệm trực tiếp hay có sự hiểu biết sâu sắc về chủ đề
của bài nói: Một loại dẫn chứng khác thường dùng trong bài nói đó là dẫn chứng từ những người
có kinh nghiệm trực tiếp hay có sự hiểu biết sâu sắc về chủ đề của bài nói, quan điểm của nhữngngười có cùng suy nghĩ với bạn, không cần là những nhân vật quan trọng,có thể chỉ là nhữngngười dân bình thường nhưng họ lại có kinh nghiệm trực tiếp về chủ đề của bài nói Loại dẫnchứng này đặc biệt có giá trị vì nó đưa ra quan điểm của cá nhân, chứ không chỉ là những dẫnchứng từ chuyên gia Nó sẽ thể hiện được cảm nhận, kiến thức, và hiểu biết từ những kinh nghiệmthực tiễn của họ
- Trích dẫn dẫn chứng: Dẫn chứng có thể được trình bày dưới dạng lời trích dẫn Thay vì
việc trích dẫn nguyên văn lời của một ai đó bạn hãy trình bày những ý chính trong ý tưởng củangười đó dưới ngôn từ của bạn
- Những mẹo nhỏ khi sử dụng dẫn chứng trích dẫn và diễn giải một cách chính xác
+ Chắc chắn rằng bạn không trích dẫn sai nguồn, làm sai lệch ý nghĩa của lời trích dẫn, táchtrích dẫn ra khỏi ngữ cảnh
+ Sử dụng dẫn chứng từ nguồn uy tín
+ Sử dụng dẫn chứng từ những nguồn trung lập
+ Nhận biết những người bạn dùng vào trích dẫn, diễn giải:
+ Những bài phát biểu mẫu với lời bình luận
3.3 Tổ chức thân bài thuyết trình