Cách sử dụng ngôn từ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KĨ NĂNG DIỄN GIẢNG CÔNG CỘNG (Trang 30)

- Thái độ: Yêu cầu thái độ của người học cần cầu thị, nghiêm túc đối với môn học, nhanh chóng

B) NỘI DUNG: 4.1 Tầm quan trọng

4.2. Cách sử dụng ngôn từ

4.2.1. Chính xác

- Lựa chọn từ ngữ chính xác là rất cần đối với người nói. Không nên sử dụng những từ ngữ khi mà bạn chưa chắc chắn nghĩa của nó. Khi bạn chưa rõ nghĩa của nó thì bạn nên tra từ điển. Rất may mắn là toàn bộ những lỗi đó thì hiếm khi thấy ở sinh viên đại học.

- Tất cả những từ có nghĩa bóng được nhận ra thông qua những từ khác. Nếu bạn nhìn vào những từ đồng nghĩa bạn sẽ tìm thấy sự khác nhau mà những từ đó mang lại.

- Các từ đều có sự khác nhau ở khía cạnh nào đó và chúng muốn ám chỉ điều gì đó đặc biệt với người nghe.

- Bạn chuẩn bị bài diễn thuyết của bạn và bạn liên tục hỏi chính bản thân bạn rằng : "Thực ra thì mình muốn nói cái gì nhỉ? Mục đích của mình là gì?" Bạn phải lựa chọn ngôn từ thật tỉ mỉ, chính xác hoặc nghiên cứu từ điển thật cẩn thận nếu muốn khán thính giả hiểu được vấn đề bạn trình bày .

- Nếu bạn có khát vọng trở thành một diễn giả thì bạn nên lập ra một kế hoạch về phương pháp để cải thiện vốn từ vựng của bạn. Phương pháp này cực kỳ hữu ích và sau đó nhiều người đã áp dụng nó.

- Để giảm bớt những khó khăn trong kế hoạch hàng ngày bạn cần phải sử dụng những từ mới đó và sử dụng một cách thật chính xác. Mục đích của việc đó là không chỉ học được một khối lượng từ lớn mà còn biết được khi nào chắc chắn nên sử dụng chúng và sử dụng thích hợp tại thời điểm thích hợp.

4.2.2. Rõ ràng

- Người nghe không giống người nói, họ không phải là một cuốn từ điển nên không thể đọc lại những lời mà tác giả nói hoặc nhớ hết những ý mà tác giả muốn nói. Một ý của người nói có thể được hiểu ngay lập tức, nó có thể rõ ràng đến nỗi mà hầu như không có cơ hội cho sự không hiểu. Bạn có thể chắc chắn điều này bằng việc sử dụng ngôn từ phổ biến, thân thiết, lựa chọn từ ngữ cụ thể ngoài những từ trừu tượng và bằng việc loại trừ ngôn từ lộn xộn.

- Sử dụng ngôn từ thân thiết, gần gũi. Khi nói về chủ đề kỹ thuật hay công nghệ bạn có thể không tránh được những từ ngữ không gần nghĩa. Nếu điều đó xảy ra, hãy cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng những thuật ngữ trong lĩnh vực này và định nghĩa rõ ràng chúng để khán giả có thể hiểu được. Nếu bạn làm được điều đó bạn sẽ luôn luôn truyền đạt được hầu hết những chủ đề, thông điệp một cách rõ ràng với ngôn từ thân thiết và gần gũi.

- Lựa chọn những ngôn từ cụ thể

+ Lựa chọn những từ cụ thể cho những chủ đề cụ thể - như con nguời, nơi chốn, hay vật nào đó. Chúng khác với với những ngôn ngữ trừu tượng trong những bài có nội dung chung chung như chỉ chất lượng hay sự cống hiến. Dĩ nhiên có những từ không hoàn toàn là cụ thể cũng không hoàn toàn trừu tượng.

+ Giữa cụ thể với trừu tượng có mối quan hệ với nhau. Thông thường càng nhiều từ rõ ràng thì càng nhiều từ mang nghĩa cụ thể. Càng nhiều những từ ngữ trừu tượng, thì ý nghĩa sẽ càng mơ hồ bấy nhiêu. Những từ ngữ trừu tượng rất cần thiết để diễn đạt các ý tưởng. Nhưng

chúng dễ bị hiểu sai hơn so với những từ ngữ mang nghĩa cụ thể. Từ cụ thể sẽ thu hút được người nghe chú ý hơn. Dùng ngôn ngữ trừu tượng :

- Tránh dùng từ lộn xộn.

+ Chúng ta dễ dàng nhận ra một bài diễn thuyết có lộn xộn hay không khi nghe. Nó khiến ngừời nghe phải tập trung tìm kiếm trong một mớ những từ ngữ lộn xộn để thấy được ý nghĩa của bài nói. Khi bạn thực hiện một bài nói, bạn nên giữ cho ngôn ngữ của mình được trong sáng. Tránh những cụm từ rắc rối, phức tạp. Để cho những ý tưởng của bạn hiện ra một cách sống động, sâu sắc. Lược bỏ những tính từ, trạng từ thừa. Một người nói hay viết thiếu kinh nghiệm đôi khi sử dụng hai đến ba từ đồng nghĩa,

+ Lược bớt những từ không cần thiết là một mẹo giúp bạn hoàn thành tốt bài nói. Chuẩn bị và sửa lại những ý chính đó cho đến khi ý tưởng của bạn được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Một bài nói được sửa lại sẽ làm tốn khá nhiều thời gian. Nhưng làm được điều đó, bạn sẽ trở thành một người nói, một người viết có sức ảnh hưởng lớn.

4.2.3. Sinh động

Bạn có thể trình bày chính xác nhưng lại thiếu sự rõ ràng, hoặc bạn có cả sự chính xác và rõ ràng nhưng lại thiếu tính hấp dẫn. Nếu bạn muốn lôi cuốn mọi người bằng những bài diễn văn của mình, hãy sử dụng những ngôn ngữ sống động. Những từ ngữ tối nghĩa cũng sẽ làm cho bài diễn văn trở nên khó hiểu. Hãy chuẩn bị bài diễn văn của bạn bằng cách sử dụng những ngôn từ sinh động, mang sức sống. Mặc dù có nhiều cách để làm điều đó, nhưng ở đây có hai thứ quan trọng nhất đó là: hình ảnh và nhịp điệu.

* Hình ảnh:

- Từ tượng hình: Một trong những khả năng của một tiểu thuyết gia thành công đó là khả năng tạo những từ ngữ tượng hình. Người diễn thuyết có thể sử dụng hình ảnh để làm sinh động, bổ trợ cho những ý tưởng. Có ba cách thường dùng để tạo nên những hình ảnh, đó là:

+ Những từ cụ thể: việc lựa chọn những từ ngữ cụ thể tốt hơn những từ trừu tượng trong việc nâng cao chất lượng và làm cho bài diễn văn của bạn rõ ràng hơn. Những từ ngữ cụ thể chính là chìa khóa làm tăng hiệu quả về mặt hình ảnh. Những từ ngữ cụ thể gợi lên những, hình ảnh, âm thanh, cảm giác, mùi, hương vị đầy ấn tựơng.

+ Phép so sánh: Một cách khác để tạo nên những hình ảnh là sử dụng phép so sánh. So sánh mọi thứ với nhau để có thể nhận thấy được sự khác biệt giữa chúng. Việc so sánh làm cho ý tưởng của bạn trở nên rõ ràng dễ hiểu nhưng đôi khi việc lạm dụng quá phép so sánh cũng trở nên không tốt.

+ Phép ẩn dụ: Bạn có thể sử dụng phép ẩn dụ để tạo nên những hình ảnh trong bài diễn thuyết. Phép ẩn dụ ẩn chứa sự so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng với nhau để thấy được cái bản chất thật sự. Phép ẩn dụ là phương pháp tuyệt vời để có thể làm ngôn từ trở nên sống động và nhiều màu sắc. Tuy nhiên đôi khi chúng ta không kiểm soát được phép ẩn dụ đấy và kết quả là sự xáo trộn các phép ẩn dụ tạo nên những phép so sánh không hợp lý.

* Nhịp điệu

- Ngôn ngữ là một sự sáng tạo trong nhịp điệu bằng sự lựa chọn và sắp xếp từ ngữ. Thỉnh thoảng sự lôi cuốn của một bài phát biểu phụ thuộc toàn bộ vào nhịp điệu của nó. Đó là những

từ có ý nghĩa. Sự lôi cuốn đến từ sự kết hợp của âm thanh, cái đưa đến cho đoạn văn một nhịp điệu của âm nhạc.

- Những người diễn thuyết, giống như những nhà thơ, thỉnh thoảng họ tìm kiếm khai thác nhịp điệu trong ngôn ngữ. Bằng cách đưa nó đến với người nghe trong một sợi dây hấp dẫn lôi cuốn của âm thanh, những diễn giả có thế làm nổi bật tác động, ảnh hưởng của từ ngữ và ý tưởng của họ.

- Một bài diễn văn, tuy nhiên không phải là một bài thơ. Bạn đừng nên bao giờ nhấn mạnh âm thanh và nhịp điệu không có tác dụng cho ý nghĩa. Và bạn có thể không bao giờ phải mất quá nhiều cho sự chú ý một cách tỉnh táo đến giai điệu và sự trôi chảy của ngôn ngữ. Nhưng bạn cũng có thể chú ý đến việc phát triển một đôi tai để phát âm có giai điệu bằng cách học hỏi và luyện tập.

- Bốn phong cách căn bản trong văn phong nghệ thuật của Churchill và những diễn giả khác để làm nổi bật nét giai điệu trong bài diễn văn của họ.

+ Phong cách đầu tiên là sự tương đương – tương tự như sự sắp xếp một phần hay hàng loạt những từ, những cụm từ, những câu có liên quan.

+ Phong cách thứ hai là nhắc lại để tăng thêm nhịp điệu trong bài diễn thuyết, có nghĩa là sự tuần hoàn những từ tương tự nhau hoặc đặt chúng ở phần mở đầu hoặc phần kết thúc củu sự liên tục các mệnh đề hay các câu.

+ Phong cách thứ 3 là điệu âm pháp: Phương pháp chung nhất của âm điệu học là nhắc lại những từ đồng âm tương tự. Nói các từ ngữ đơn giản là một cách diệu kỳ để làm chải chuốt bài diễn văn của bạn. Nói một cách phóng đại, tuy nhiên, có thể gây hài hước và lôi kéo sự chú ý của người nghe để người nghe hứng thú lắng nghe nội dung của bài diễn thuyết.

+ Phong cách thứ tư là phép đối ngữ: có nghĩa là bạn đặt những luận điểm trái ngược liền kề, và thường trong một cấu trúc tương đồng. Phép đối ngữ là một phương pháp ưa thích của người diễn thuyết giỏi. Vì nó gần như đưa ra những cụm từ chuyển điệu khéo léo, là một cách hữu hiệu thu hút sự quan tâm của người nghe.

4.2.4. Thích hợp

- Thích hợp với hoàn cảnh; - Thích hợp với thính giả; - Thích hợp với chủ đề;

- Thích hợp với người nói.

Tóm lại:

- Trong tất cả những sự sáng tạo của con người, ngôn ngữ có thể là sự sáng tạo xuất sắc nhất. Thông qua ngôn ngữ chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra các giá trị, trao đổi ý kiến, truyền tải kiến thức, giữ gìn nền văn hóa. Thực tế, bản thân ngôn ngữ là quan trọng để suy nghĩ. Trái ngược với suy nghĩ thông thường, ngôn ngữ không đơn giản phản ánh sự thật, mà còn giúp tạo ra tính chân thực bằng việc đưa ra ý nghĩa cho các sự kiện .

- Một diễn giả tốt có sự tôn trọng ngôn ngữ và cách sử dụng từ ngữ. Từ ngữ là công cụ cho các tác phẩm của diễn giả. Họ có sự sử dụng đặc biệt, cũng giống như công cụ của bất kỳ

ngành nghề nào khác. Là một diễn giả, bạn nên hiểu ý nghĩa của từ ngữ và biết cách sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, rõ ràng, cụ thể, và phù hợp.

- Từ ngữ có hai loại ý nghĩa, đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp là chính xác cụ thể và khách quan. Một cách để nghĩ về nghĩa hẹp của một từ là định nghĩa theo từ điển. Nghĩa rộng thì thay đổi hơn, hình tượng hơn và chủ quan hơn. Nó là bất kể từ ngữ được yêu cầu và ngụ ý. Nghĩa rộng bao gồm tất cả các cảm giác, sự kết hợp và tình cảm mà từ đó thể hiện sự động chạm đến những người khác nhau.

- Sử dụng ngôn ngữ chính xác rất quan trọng đối với diễn giả, cũng giống như việc sử dụng chính xác các con số đối với nhân viên kế toán. Đừng bao giờ sử dụng một từ mà bạn không chắc ý nghĩa của nó. Nếu bạn không chắc nên tra từ đó trong từ điển. Khi bạn chuẩn bị một bài nói hãy tự hỏi “ tôi thật sự muốn nói gì? Tôi thực sự muốn diễn đạt ý nghĩa gì?” Chọn những từ mà chính xác và ngắn gọn.

- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng cho phép người nghe có thể hiểu những gì bạn nói ngay lập tức.Bạn có thể chắc chắn điều này bằng việc sử dụng các từ quen thuộc mà mọi người đều biết và không cần phải có kiến thức nền. bằng việc chọn các từ cụ thể nhiều hơn sự trừu tượng của người khác, và bằng cách loại trừ những lời nói lộn xộn không cần thiết.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động giúp mang đến hương vị của đời sống trong bài diễn thuyết của bạn. Một cách để làm cho ngôn ngữ của bạn sinh động hơn là thông qua những hình ảnh, hoặc sáng tạo nên bức tranh của từ ngữ. Bạn có thể phát triển hình ảnh bằng cách sử dụng ngôn ngữ cụ thể, so sánh, và ẩn dụ. So sánh là một sự cụ thể giữa những thứ mà vẫn chưa hoàn toàn khác nhau về bản chất có một vài điểm giống nhau.

- Một cách khác làm cho bài nói của bạn sinh động là khai thác nhịp điệu của ngôn ngữ. 4 công cụ để tạo ra nhịp điệu của ngôn ngữ là sự tương đương, nhắc lại, điệp âm và sự tương phản. Lối nói tương đương là sự xắp sếp một phần của một chuỗi các từ, các câu và các mệnh đề có mối quan hệ với nhau. Nhắc lại là sử dụng những từ tương tự nhau hoặc đặt chúng ở phần mở đầu hay phần kết thúc của sự liên tục các mệnh đề hay các câu. Sự điệp âm là nhắc lại những từ đồng âm tương tự. Và sự tương phản là việc đặt những luận điểm trái ngược liền kề và thường trong một cấu trúc tương đồng.

- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp có nghĩa là làm thích ứng những trường hợp cụ thể, thính giả, và chủ đề phải nắm vững trong lòng bàn tay. Đó cũng có nghĩa là làm nâng cao khả năng, phong cách ngôn ngữ của bạn và không có nghĩa là bạn đi nhắc lại lời của nói của ai đó. Nếu ngôn ngữ của bạn là thích hợp với yêu cầu, bài diễn thuyết của bạn sẽ có được nhiều thành công hơn là bạn nghĩ.

Bạn sẽ có được nhiều thành công hơn nếu như bạn không rải lên bài diễn thuyết của bạn ngôn ngữ phân biệt đối xử theo giới tính. Thông qua ngôn ngữ về phân biệt đối xử theo giới tính là sự phức tạp và gây tranh cãi, tuổi không phân biệt đối xử theo giới tính là sự chấp nhận rộng rãi, điều mà không một diễn giả có tham vọng nào lại tạo nên sự lờ đi đối với họ. Họ bao gồm cả việc ngăn ngừa đặc điểm chung của giống nòi “ cậu ấy”, điều được sử dụng trong từ “ đàn ông” khi mà bức thông điệp được gửi tới cả đàn ông và đàn bà, điệp khúc đến từ những công

việc rập khuôn nhau và quy luật xã hội của giống , và phá vỡ sự thành công hoặc nhãn hiệu giống loài.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KĨ NĂNG DIỄN GIẢNG CÔNG CỘNG (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w