- Thái độ: Yêu cầu thái độ của người học cần cầu thị, nghiêm túc đối với môn học, nhanh chóng
B) NỘI DUNG: 4.1 Tầm quan trọng
4.3. Giọng của người nó
4.3.1. Âm lượng
- Từng có thời kỳ một giọng nói khỏe là yêu cầu tối cần thiết cho một nhân viên tổng đài. Ngày nay, ămpli điện tử cho phép chúng ta nghe được thậm chí những người có giọng yếu nhất trong mọi hoàn cảnh. Nhưng trong lớp học bạn sẽ nói mà không có một micro.
- Khi bạn phát biểu, hãy đảm bảo rằng giọng của bạn thích hợp với căn phòng, số lượng khán giả, và mức độ tạp âm. Nếu bạn nói quá to, thính giả của bạn sẽ nghĩ bạn là thô lỗ. Nếu bạn nói quá nhỏ, họ sẽ không hiểu bạn.
- Hãy nhớ rằng giọng của riêng bạn đối với bạn luôn có vẻ to hơn đối với thính giả. Ngay sau khi bắt đầu bài phát biểu của mình, hãy liếc nhìn khán giả xa bạn nhất. Nếu họ có vẻ bối rối, nghiêng ngả trên ghế, hay có vẻ cảm thấy khó nghe, bạn cần nói lớn hơn.
- Cường độ:
+ Là mức độ cao nhất hay thấp nhất của giọng người nói. Sóng âm chuyển động càng nhanh, nó càng có độ cao lớn; sóng âm chuyển động càng chậm, nó càng có độ cao thấp. Cường độ phân biệt âm thanh do các phím ở một đầu cây đàn piano tạo ra với âm được tạo ra từ các phím ở đầu kia.
+ Những thay đổi về cường độ được gọi là sự chuyển giọng hay biến điệu. Chúng làm giọng bạn trở nên vang, ấm, và có sức sống. Chính sự biến điệu trong giọng nói của bạn khiến người nghe hiểu bạn đang hỏi một câu hỏi hay đang có một lời phát biểu; bạn đang thành thật hay đang châm biếm. Sự biến điệu của bạn có thể khiến giọng nói của bạn trở nên hạnh phúc hay buồn, tức giận hay hài lòng, sôi nổi hay bơ phờ, căng hay dịu, thích thú hay buồn chán.
4.3.2. Tốc độ
- Là tốc độ một người nói. Tốc độ nói tốt nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố - các đặc tính phát âm của diễn giả, cảm xúc mà ông hay bà ta muốn tạo ra, thành phần thính giả, và trạng thái cơ hội.
- Hai lỗi rõ ràng cần tránh là nói quá chậm khiến thính giả cảm thấy nhàm chán và nói quá nhanh khiến họ không theo kịp ý tưởng của bạn. Các diễn giả mới vào nghề thường nói đặc biệt nhanh. May thay, một khi diễn giả đã chịu khó luyện tập, điều này thường là một thói quen dễ bỏ, bởi thông thường ít người thực hiện bài phát biểu của mình với một tốc độ rùa bò.
- Điều cốt yếu trong cả hai trường hợp là bạn phải nhận thức được vấn đề và tập trung vào giải quyết nó. Hãy sử dụng băng ghi âm để kiểm tra bạn nói nhanh ở mức nào. Đặc biệt chú ý tới tốc độ khi bạn thực hiện bài phát biểu. Cuối cùng, hãy đảm bảo ghi lại những đoạn cần lưu ý về cách diễn đạt trên đề cương bài nói, vì thế bạn sẽ không quên những đoạn cần thay đổi khi diễn thuyết trong lớp.
4.3.3. Phát âm
- Tất cả Chúng ta không phải lúc này thì lúc khác đều phát âm sai từ. Mọi từ đều có ba khía cạnh: được đọc, được viết và được nói. Đa số mọi người nhận ra và hiểu nhiều từ khi đọc hơn
họ sử dụng khi viết thông thường, và gấp ba lần như khi diễn ra trong bài nói tự phát. Điều này giải thích tại sao chúng ta thỉnh thoảng vấp khi nói các từ thuộc vốn từ vụng đọc hay viết. Trong các trường hợp khác, chúng ta có thể đánh vần sai những từ thông thường nhất do thói quen.
- Vấn đề là chúng ta thường không biết khi chúng ta đánh vần sai một từ; nếu không chúng ta đã phát âm nó một cách chính xác. Nếu chúng ta may mắn, chúng ta học cách phát âm chuẩn bằng cách nghe một người nào khác nói chuẩn từ đó hay có một người nào đó tốt bụng sửa giùm ta. Nếu chúng ta không may mắn, chúng ta phát âm sai từ trước một phòng đầy người, những người đó có thể nhướn lông mày, lầm bầm hay cười khẩy.
- Tất cả điều này cho thấy bạn nên thực hiện bài nói của mình trước càng nhiều bạn bè và họ hàng đáng tin cậy càng tốt. Nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về việc phát âm chính xác một số từ, hãy đảm bảo kiểm tra bằng một cuốn từ điển.
- Phát âm rõ ràng và phát âm không giống nhau. Phát âm tuỳ tiện là cách tồi để tạo nên những âm thanh sinh động và rành mạnh cho một bài nói. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến phát âm sai; nhưng không phải mọi lỗi trong phát âm đều xuất phát từ cách phát âm không rõ ràng.
- Các lỗi trong phát âm rõ ràng có thể gây ra bởi một đường mở vòm miệng, bởi lưỡi quá lớn, bởi hàm không thẳng, thậm chí bởi một đĩa răng không được lắp đặt đúng hay các vật nối trên răng.