Giao tiếp bằng mắt

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KĨ NĂNG DIỄN GIẢNG CÔNG CỘNG (Trang 36)

- Thái độ: Yêu cầu thái độ của người học cần cầu thị, nghiêm túc đối với môn học, nhanh chóng

B) NỘI DUNG: 4.1 Tầm quan trọng

4.4.4. Giao tiếp bằng mắt

- Bản thân nhãn cầu mắt không thể hiện cảm xúc gì. Nhưng bằng việc vận động nhãn cầu mắt và các khu vực trên khuôn mặt xung quanh, đặc biệt là mí mắt trên và lông mày, chúng ta có thể truyển đạt hàng loạt các thông điệp phức tạp. Vì thế đôi mắt được ví như “cửa sổ của tâm hồn”. Chúng ta nhìn vào chúng để phán đoán sự thật, trí thông minh, quan điểm và cảm xúc của người nói.

- Giống như nhiều khía cạnh trong giao tiếp, giao tiếp bằng mắt chịu ảnh hưởng của phông văn hóa. Khi tham gia vào trao đổi giao tiếp, người Ả rập, Mỹ Latin và Nam Âu có xu hướng nhìn trực diện vào người mà họ nói chuyện. Những người ở Châu Á và một số nơi ở Châu Phi lại có ít xu hướng giao tiếp bằng mắt hơn. Ở Kenya, một cuộc trao đổi giữa một người phụ nữ và con rể của bà có thể được coi là đúng đạo lý khi họ quay lưng vào nhau.

- Khi trở thành vấn đề của diễn giảng công cộng, có nhiều sự nhất trí hợp lý giữa các nền văn hóa về tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt. Trong hầu hết hoàn cảnh, một trong những cách nhanh nhất để thiết lập một mối quan hệ giao tiếp với người nghe chính là nhìn vào họ một cách thoải mái và dễ chịu. Chắc chắn rằng việc tránh cái nhìn chằm chằm của thính giả sẽ khiến bạn không chiếm được thiện cảm của họ.

- Có thể lần đầu tiên, bạn sẽ thấy điều này làm mình bối rối, nhưng sau một hay hai bài phát biểu, bạn có thể thoải mái với cái nhìn chằm chằm của khán giả. Khi bạn nhìn xuống khán giả, hãy chú ý tới phản ứng của họ. Họ có thể nghe bạn hay không? Họ có hiểu bạn đang nói gì không? Họ có đang tỉnh táo không? Đôi mắt của bạn sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời.

- Chỉ nhìn vào thính giả thôi là không đủ; bạn còn phải biết cách nhìn vào họ như thế nào. Một cái nhìn trống rỗng cũng gần tồi tệ như không giao tiếp bằng mắt. Một cái nhìn dữ dằn, thù địch, hằn học, hay sợ hãi, ngơ ngác cũng vậy. Bạn cũng nên tránh nhìn chăm chú vào một nhóm khán giá trong khi lờ đi phần còn lại; trong lớp thuyết trình, một số sinh viên chỉ nhìn vào chỗ mà giáo viên mình đang ngồi. Vài sinh viên khác tránh nhìn đến bất kỳ nơi nào gần giáo viên và chỉ hướng mắt đến những người bạn thân thiết của mình. Bạn nên cố gắng thiết lập giao tiếp bằng mắt với tất cả khán giá của mình.

- Khi diễn thuyết với một nhóm khán giả nhỏ như trong lớp học của bạn, thì bạn có thể thường xuyên nhìn lướt qua từ người này sang người khác. Đối với một lượng khán giả lớn hơn thì có lẽ quét qua toàn bộ khán giả sẽ tốt hơn việc bạn cố gắng chăm chú nhìn từng người một. Bất kể số lượng khán giả đông như thế nào, đôi mắt bạn sẽ phải thể hiện được sự tự tin, chân thành và sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KĨ NĂNG DIỄN GIẢNG CÔNG CỘNG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w