Hầu hết các chương trình máy tính thường có nhiều lại font Bạn nên có một lại font phù

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KĨ NĂNG DIỄN GIẢNG CÔNG CỘNG (Trang 39)

hợp cho từng phần nhằm tránh gây nhàm chán và phân tán của khán giả. Bạn nên sử dụng những font chữ rõ ràng và dễ đọc, điều này làm cho người nghe thấy thoải mái hơn.

- Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng quá 2 loại font trong một bài nói và quá một loại font cho tiêu đề, phụ đề và chữ. Bản chuẩn thì chỉ cần một loại font cố định cho tất cả các phần bài thuyết trình.

5.1.4. Sử dụng hiệu ứng màu

- Màu sắc làm cho hình ảnh cảu bạn sinh động hơn, khi sử dụng hiệu ứng màu sẽ làm tăng 78% sự nhận dạng và 73% sự phức hợp. Những “key words” tất nhiên là nên sử dụng hiệu ứng màu. - Một số màu không hợp khi kết hợp cùng nhau. Cũng có thể dùng nhiều màu trong hình ảnh của bạn. Tuy nhiên, biểu đồ và đồ thị thì chỉ nên dùng vài mầu trở lại. Những sản phẩm thông thường thì thường dùng chữ tối trên nền sáng, đặc biệt cho những biển quảng cáo.

- Trong những trường hợp khác bạn cần chắc chắn là mức độ tương phản giữa nền và chữ là hợp lí.

- Bạn có thể đánh dấu (hightlight) các phần trọng tâm của bài thuyết trình.

5.2. Những mẹo nhỏ khi thuyết trình bằng các phương tiện hỗ trợ trực quan

Cùng với sự chọn lựa và chuẩn bị cho phương tiện hỗ trợ hình ảnh một cách cẩn thận bạn cần chú ý đến việc sẽ đưa hình ảnh vào bài huyết trình của mình như thế nào. Dù bạn có thiết kế những hình ảnh cho bài nói đến mức nào nhưng có thể chúng không thể đạt được hiệu quả cao nếu như bạn không trình bày chúng đầy đủ, trọng tâm rõ ràng và kết hợp chúng một cách hiệu quả với những điểm dừng giữa các ý trong bài nói. Dưới đây là bảy mẹo nhỏ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất với hình ảnh của mình.

- Tránh sử dụng các phương tiện hỗ trợ hình ảnh trên bảng đen; - Để phương tiện hỗ trợ hình ảnh ở nơi khán giả dễ nhìn; - Tránh chuyển các phương tiện hỗ trợ hình ảnh cho khán giả; - Trưng bày các phương tiện hỗ trợ hình ảnh;

- Nói với khán giả ,không phải nói với phương tiện hỗ trợ hình ảnh;

- Giải thích các phương tiện hỗ trợ hình ảnh một cách ngắn gọn và súc tích; - Thực hành với những hình ảnh của bạn.

Tóm lại:

- Có rất nhiều loại hình ảnh, nhưng loại thường dùng nhất đó là những hình ảnh là về chủ đề của bài nói hay mô hình của nói .Biểu đồ, bản phác thảo hay những mô hình khác rất có giá trị bởi vì bạn có thể thiết kế nó theo đúng như qua điểm của bạn. Đồ thị là phương tiện tốt nhất để minh họa bất kì chủ đề nào liên quan đến những con số. Trong khi đó biểu đồ lại là cách giải quyết tốt nhất với một khối lượng thông tin lớn. Mặc dù các băng video thì diễn tả các hình ảnh rất tốt, nhưng khi kết hợp vào baì nói thì phải rất chú ý. Tranh ảnh, slide, và các thiết bị phát điện tử sẽ hoạt động tốt nhất khi được chiếu bằng một máy chiếu ở phía trên. Nếu bạn biết tận dụng hết các tính năng của thiết bị thì bạn có thể có thể kết hợp cả hình ảnh lẫn âm thanh vào bài nói đa phương tiện của bạn.

- Dù bạn sử dụng phương tiện hình ảnh gì thì bạn cũng cần chuẩn bị thật chu đáo. Bạn sẽ đạt được điều mong muốn nếu bạn chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ về hình ảnh thật kĩ lưỡng, hãy đơn giản hóa chúng và độ lớn của nó phải làm sao để tât cả mọi người đều có thể nhìn thấy được

và chú ý đến cách sử dụng màu sắc để tạo ấn tượng. Nếu bạn tự tạo hinhf ảnh trên máy tính thì hãy chú ý về phông chữ và số lượn chữ trên hình ảnh để khán giả có thể dễ dàng đọc nó.

- Cuối cùng để cho thấy rằng , việc chuẩn bị hình ảnh của bạn rất chu đáo, bạn không nên viết hay vẽ hình ảnh trên bảng hay chuyển hình ảnh cho khán giả xem mà hãy chỉ trưng bày hình ảnh khi bạn đang nói về nó mà thôi và hãy đặt nó ở một vị trí mà mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy nó nhất.Khi thuyết trình với các hình ảnh, chú ý duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với khán giả.Hãy nhớ rằng bạn nói với khán giả chứ không nói với hình ảnh của bạn và hãy giải thích về những hình ảnh đấy một cách rõ ràng và ngắn gọn. Tóm lại, bạn thực hành với các phương tiện hỗ trợp hình ảnh làm sao để chúng chúng hợp với bài nói của bạn và làm cho bài nói của bạn trôi chảy và hấp dẫn hơn.

Thực hành, bài tập: Mỗi tổ diễn giảng một vấn đề trước lớp

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP Sách, giáo trình chính: Sách, giáo trình chính:

[1] Phạm Văn Nga, Trần Trung Can biên dịch, Kỹ năng Thuyết trình, NXB Tổng hợp, TP.HCM,

2004.

[2] Dương Thị Liễu (ch.b.), Trương Thị Nam Thắng, Phạm Hương Thảo, Kỹ năng thuyết trình, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013.

Tài liệu tham khảo:

[3] Nguyễn Nguyệt Minh, Giáo trình kỹ năng thuyết trình, NXB Giáo dục, 2005

[4] German, Kathleen M. Principles of Public Speaking. Boston: Allyn & Bacon, 2010. [5] Womack, Morris M.; Bernstein, Elinor, Speech for foreign students, C.C. Thomas, 1990.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1. Những lợi ích chính khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ về hình ảnh vào bài nói của bạn. 2. Có những loại hình ảnh nào bạn có thể sử dụng vào trong bài nói?

3. Những hướng dẫn về việc chuẩn bị hình ảnh? 4. Những mẹo nhỏ khi chuẩn bị hình ảnh?

TÀI LIỆU THAM KHẢOSách, giáo trình chính: Sách, giáo trình chính:

[1] Robert Heller, Nghệ thuật thuyết trình, NXB VH-TT, 2004.

[2]Dương Thị Liễu (chủ biên), Bài giảng Kĩ năng thuyết trình, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,

Tài liệu tham khảo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3] Angela Murray (2002), Thuyết trình chuyên nghiệp trong kinh doanh, NXB Thanh niên [4] Business Adge (2003), Hội họp và thuyết trình: Làm thế nào để đạt được kết quả mong muốn,

NXB Trẻ

[5] Dale Carnegie (2009), Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Văn hóa thông tin [6] German, Kathleen M. Principles of Public Speaking. Boston: Allyn & Bacon, 2010. [7] Tim Hindle (2006), Kĩ năng thuyết trình, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

[8] Richard Hal (2008), Đừng chỉ thuyết trình giỏi - hãy thuyết trình xuất chúng, NXB Lao động xã hội

[9] Công ty TNHH TUV Rheinland Việt Nam (2010), Tập bài giảng về kỹ năng trình bày, TP.Hồ Chí Minh

[10] Womack, Morris M.; Bernstein, Elinor, Speech for foreign students, C.C. Thomas, 1990.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KĨ NĂNG DIỄN GIẢNG CÔNG CỘNG (Trang 39)