1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ Như Xuân Thanh Hóa

70 349 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THẾ LƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊUSINH LÝ VÀ SỨC KHỎE CỦA DÂN CƯ QUANH NHÀ MÁYTINH BỘT SẮN XÃ HOÁ QUỲ - NHƯ XUÂN – THANH HOÁ

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệmMã số: 604230

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS: Nguyễn Ngọc Hiền

Vinh, 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Xin cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Ngọc Hiền, đã tận tình hướngdẫn và quý thầy cô khoa sinh học, khoa sau đại học đă truyền dạy những kiếnthức quý báu trong quá trình học tập và giúp đỡ về kinh nghiệm để cho luậnvăn đươc hoàn thành thuân tiện.

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Tập thể y bác sĩ Khoa Xét nghiệm máu,bệnh viện Đa khoa Như Xuân Thanh Hóa Trung tâm quan trắc môi trườngThanh Hóa Đảng ủy, UBND, Trạm y tế, nhân dân xã Hóa Quỳ, Như Xuân-Thanh Hóa Trạm y tế xã Xuân Quỳ, xã Hóa Quỳ, Như Xuân- Thanh Hóa.Lãnh đạo, công nhân viên nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân đã tạođiều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cẳm ơn.

Vinh, tháng 09 năm 2012Tác giả

Nguyễn Thế Lương

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở phương pháp luận của đề tài 5

1.1.1 Môi trường 5

1.1.2 Ô nhiễm môi trường 7

1.1.3 Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường không khí 8

1.1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước 11

1.2 Tình hình nghiên cứu 17

1.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng các sản phẩm tinh bột trên thế giới 18

1.2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng tinh bột ở Vệt Nam 19

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 26

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 27

2.2.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường 27

2.2.3 Phương pháp nhân trắc học 27

2.2.4 Phương pháp xác định các chỉ số sinh lí, huyết học 28

2.2.5 Phương pháp điều tra phỏng vấn (phụ lục) 28

2.2.6 Phương pháp xử lí số liệu 29

2.3 Thời gian nghiên cứu 29

2.4 Thiết kế nghiên cứu 29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32

Trang 4

3.1 Kết quả nghiên cứu 32

3.1.1 Thực trạng môi trường không khí quanh nhà máy TBS Như Xuân3.1.2 Thực trạng môi trường nước ở khu vực nhà máy TBS Như Xuân 34

3.1.3 Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh học ở đối tượng nghiên cứu 39

3.1.4 Tình hình sức khỏe của cư dân quanh nhà máy TBS Như Xuân tại xãHáo Quỳ, Như Xuân, Thanh Hóa 43

3.2 Bàn luận 47

3.2.1 Thực trạng môi trường quanh khu vực nhà máy 47

3.2.2 Một số chỉ tiêu sinh lí, huyết học của đối tượng nghiên cứu 53

3.2.3 Tình hình sức khỏe của cư dân vùng nghiên cứu 58

3.2.4 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

WBC (White Blood Cell) Số lượng Bạch cầuWHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Ảnh hưởng của một số tác nhân chính gây ô nhiễm không khí

Bảng 3.1 Kết quả đo đạc môi trường không khí và độ ồn 32

Bảng 3.2 Nhận xét của người dân về mức độ mùi hôi từ nhà máy phát ra 33

Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu nước mặt sông Quyền 34

Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu nước thải nhà máy TBS Như Xuân 36

Bảng 3.5 Kết quả phân tích mẫu nước ngầm của cư dân quanh nhà máyTBS Như Xuân 38

Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu thể lực của đối tượng NC 39

Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu tim mạch của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.8 Một số chỉ tiêu hồng cầu của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.9 Các loại bạch cầu của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.10 Phân bố theo nhóm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu tạixã Hóa Quỳ 43

Bảng 3.11 Phân bố theo nhóm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu tạixã Xuân Quỳ 44

Bảng 3.12 Tỷ lệ bệnh tật của đối tượng nghiên cứu ở hai xã 44

Bảng 3.13 Tỷ lệ bệnh tật của cư dân xã Hóa Quỳ theo lứa tuổi 46

Bảng 3.14 Tần số mạch ở các lứa tuổi 53

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 So sánh nồng độ bụi tại hai địa điểm nghiên cứu 30

Biểu đồ 3.1 So sánh nồng độ bụi tại hai địa điểm nghiên cứu 30

Biểu đồ 3.1 So sánh nồng độ bụi tại hai địa điểm nghiên cứu 33

Biểu đồ 3.2 So sánh độ ồn tại hai địa điểm nghiên cứu 33

Biểu đồ 3.3 Thông số BOD5 nước mặt ở khu vực nghiên cứu 35

Biểu đồ 3.4 Thông số COD nước mặt ở khu vực nghiên cứu 35

Biểu đồ 3.5 Thông số NH4+ và PO43- nước mặt ở khu vực nghiên cứu 36

Biểu đồ 3.6 Thông số BOD5, COD và NH4+ nước mặt ở khu vực nghiên cứu 37Biểu đồ 3.7 Thông số COD, NH4+của khu vực nghiên cứu 39

Biểu đồ 3.8 So sánh HATT, HATTr của nhóm NC với HSSH (ở nam) 41

Biểu đồ 3.9 So sánh tỷ lệ bệnh tật giữa hai vùng nghiên cứu 44

Bi u đ 3.10 So sánh t l b nh t t theo l a tu i c a c dân xã Hóa Quỷ lệ bệnh tật theo lứa tuổi của cư dân xã Hóa Quỳ ệ bệnh tật theo lứa tuổi của cư dân xã Hóa Quỳ ệ bệnh tật theo lứa tuổi của cư dân xã Hóa Quỳật theo lứa tuổi của cư dân xã Hóa Quỳứa tuổi của cư dân xã Hóa Quỳổi của cư dân xã Hóa Quỳ ủa cư dân xã Hóa Quỳ ư dân xã Hóa Quỳỳ46

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cum, điểm công nghiệp, các làng nghềthủ công truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của mổi địa phương Tuy nhiên, hậu quả về môi trường của các làng nghềngày càng nghiêm trọng.Tình hình ô nhiểm không khí, chủ yếu là than, kimloại nặng, các chất tẩy rửa, đăc biệt là các chất khí co, co2, sox thải ra trongquá trình sản xuất khá cao, Theo thống kê việt nam có khoảng 2790 làng nghềphân bố rộng khắp cả nước Tuy nhiên do sản xuất mang tính tự phát sử dụngcông nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá mặt bằng sản xuất không đạt tiêu chuẩnviệc đầu tư xây dựng hệ thống sử lý nước thải ít được quân tâm, ý thức bảo vệvà nhân thức về việc bảo vệ môi trường sinh thái của người dân còn kém, cơchế quản lí giám sát của cơ quan chức năng còn yếu và thiếu về năng lực vàtrình độ chuyên môn, chưa có những chế tài và biện pháp sử lý quyết liệt vàhiệu qủa Ô nhiểm môi trường ở các làng nghề không những gây ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe của cư dân thực tại mà còn dân cư ở các vùng lân cận.

Bên cạnh các làng nghề, các khu công nghiệp ô nhiểm, tại các khu đôthị lớn ,tình trạng ô nhiểm báo động đó là ô nhiểm về nước thải, rác thải sinhhoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Ở các thành phố lớn dân số ngày càngtăng lên nhanh chóng các nhu cầu về điện, trường, trạm nước sinh hoạt, giaothông thiếu và xuống cấp Bên cạnh đó hàng trăm mét khối nước sinhhoạt ,chất thải y tế và các khí thải do phương tiện giao thông thải ra.

Sự khủng hoảng kinh tế đã tạo nên sự cạnh tranh của các cơ sở sảnxuất, để hạn chế đến mức tối đa các chi phí không ít các nhà máy đã xã chấtthải trực tiếp ra môi trường gây anh hưởng nghiêm trọng đến môi trường vàsức khỏe con người Có thể nói vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêmtrong và rất cấp bách không của riêng quốc gia nào mà cả thế giới quan tâm.

Trang 9

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những hiểm họa tiềmtàng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầngôzon, mưa axít, sa mạc hoá, băng tan, biển lấn, lụt lội đe doạ đến sự tồnvong của con người và của cả tương lai trái đất Trong những năm gần đây,nước ta đã không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những lợiích mà công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõqua tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội trong nước Tuy nhiên quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng tác động đến môi trường sống của conngười Bởi vậy có nhiều vấn đề về môi trường đang được đặt ra và cần phảigiải quyết.

Thanh Hóa là một tỉnh lớn thuộc bắc Trung Bộ nhưng lại có khí hậukhắc nghiệt Về mùa hè chịu ảnh hưởng lớn của gió lào, mùa đông chịu tácđộng của gió mùa Đông Bắc Những năm gần đây, sự phát triển công nghiệp,nông nghiệp tại Thanh Háo diễn ra khá mạnh kéo theo rừng bị tàn phá lấy đấttrồng trọt, chăn nuôi, phá rừng làm nhà máy, xây dựng các công trình, đườnggiao thông bên cạnh rừng bị tàn phá thì việc phát triển về dân số, giaothông, các nhà máy xí nghiệp nhưng thiếu sự quy hoạch tổng thể, trong quátrình sinh hoạt và sản xuất chưa tuân thủ tốt các nguyên tác về bảo vệ môitrường, trình độ dân trí thấp ý thức bảo vệ môi trường kém, việc kiểm trađành giá mang tinh hình thức, dẫn đến những hậu quả do môi trường gây rarất nghiêm trọng

Như xuân là huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, cánh thành phố 57km vềphía tây nam giáp với huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, diện tích khoảng 860km vuông, dân số khoảng 59713 người, gồm một thị trấn và 17 xã với 5 dântôc anh em sinh sống.

Nhà máy TBS Như xuân là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Côngty nông nghiệp tỉnh Trụ sở đóng tại xã Hóa Quỳ, Huyện Như xuân tỉnhThanh Hóa Nhà máy đi vào hoạt động từ thang 10 năm 2003, với mục đíchtiêu thụ sắn trên địa bàn huyện Như xuân và các vùng lân cận Nhà máy đã

Trang 10

đóng góp một phần rất đáng kể vào việc tăng trưởng nền kinh tế cho địaphương và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động Tuy nhiên từkhi mới đi vào hoạt động cho đến nay, người dân nơi đây đã phải chịu nhữngảnh hưởng từ bởi mùi hôi thối nồng nặc từ nhà máy, mùi hôi thối nay còn cóthể ở cách xa hàng vài chục cây số do các xe trở bã sắn đến các nơi khác tiêuthụ Nước thải của nhà máy sắn có màu đen chảy tràn vào các khu vực dân cưquanh nhà máy.

Bởi vậy, công tác điều tra, xác định, đánh giá mức độ và tình trạng ônhiễm cũng như tác hại, ảnh hưởng của nó lên sự phát triển hình thái, sinh lý,sức khỏe của con người và đề ra biện pháp xử lý khoa học hữu hiệu nhằmngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường là một yêu cầucấp thiết

Nhằm góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở cácnhà máy sản xuất đóng trên địa bàn các khu dân cư, chúng tôi đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí vàsức khoẻ của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ, Huyện Nhưxuân, Thanh Hóa”

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá thực trạng môi trường không khí (bụi, tiếng ồn), môi trườngnước (thành phần hóa học, vi sinh vật) quanh nhà máy tinh bột sắn xã HóaQuỳ

- Xác định một số chỉ tiêu sinh lý, huyết học và tình hình sức khỏe củadân cư xã Hóa Quỳ.

- Đề xuất các vấn đề cần được quan tâm về môi trường.

3 Nội dung của đề tài

3.1 Đánh giá thực trạng môi trường không khí

3.1.1 Nồng độ bụi và thành phần khí CO.

3.1.2 Tần số và cường độ âm thanh ở địa điểm nghiên cứu.3.1.3 Các chỉ số vi khí hậu.

Trang 11

3.2 Đánh giá thực trạng môi trường nước

3.2.1.Thành phần của nước, tính chất vật lý, hóa học của nước tại vùngnghiên cứu.

3.2.2 Ô nhiễm hóa chất.3.2.3 Ô nhiễm vi sinh vật.

3.3 Thực trạng sức khỏe của cư dân

3.2.1 Các chỉ tiêu sinh lí như tim mạch, huyết áp và một số chỉ tiêuhuyết học.

3.2.2 Các bệnh thông thường về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnhtim mạch, thần kinh, giác quan.

3.4 Bước đầu đề xuất những vấn cần quan tâm đến môi trường ở khuvực nhà máy và cư dân quanh nhà máy xã Hóa Quỳ.

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở phương pháp luận của đề tài

1.1.1 Môi trường

1.1.1.1 Khái niệm chung

Môi trường theo tiếng Anh là Environment có nghĩa là yếu tố bao

quanh [31].

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạoquan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,

sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên “Theo điều 1,

luật bảo vệ môi trường của Việt Nam” [25].

Từ khái niệm tổng quát này môi trường còn được hiểu theo nhiều nghĩakhác nhau:

Theo nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiệntượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện Bất cứ một vậtthể nào, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong môi trường Đối vớicơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài cóảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể [30], [31].

Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và cácthực thể của tự nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệ trực tiếphoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình [30], [34].

Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếutố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự pháttriển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000) [25], [34], [55].

Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng lớn hơn Theođịnh nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toànbộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình(tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài

Trang 13

nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình [31],[55].

Đối với hoạt động và đời sống của con người khoa học thường phân racác loại môi trường sau:

1.1.1.2 Môi trường không khí

Khí quyển hay môi trường không khí: là lớp không khí bao quanh tráiđất Gồm nhiều tầng khác nhau tùy theo độ cao và sự chênh lệch nhiệt độ.Năng lượng từ mặt trời chuyền qua khí quyển thông qua sự trao đổi điện từ,phóng xạ, đối lưu, sự bay hơi và cuối cùng là sự thay đổi nhiệt độ theo mùa,theo độ cao và theo thời gian [25], [34], [50].

Khí quyển có tác dụng duy trì sự sống trên trái đất, ngăn chặn các tácđộng độc hại của các tia tử ngoại, tia hồng ngoại hay các sóng từ Khí quyểnđóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng của trái đất thôngqua quá trình hấp thu tia tử ngoại từ mặt trời và phản xạ tia nhiệt từ mặt đấtlên Khí quyển ở tầng thấp có chức năng cung cấp O2 và CO2 cần thiết cho sựsống trên trái đất, cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật và làmôi trường vận chuyển nước từ đại dương vào đất liền, tham gia vào quá trìnhhòa tan nước [31], [55].

1.1.1.3 Môi trường đất

Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất: bao gồm lớp vỏ tráiđất có độ dày 60-70 km trên phần lục địa và từ 2-8 km dưới đáy đại dương,trên đó có các quần xã sinh vật [14], [30], [31], [34].

Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đấtvào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thựcvà thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độphát triển công nghiệp, hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đấtcanh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp Chất lượng đất ngày càng giảm vàdiện tích đất bình quân đầu người giảm

Trang 14

Khi nghiên cứu về môi trường đất chúng ta nghiên cứu trên bề mặt tráiđất và sâu vào lòng đất từ 60-70 km Ngoài biển khơi chúng ta nghiên cứuđến phía dưới đáy sâu nhất của biển từ 2-8 km [34], [47], [55].

1.1.1.4 Môi trường nước

Thủy quyển hay còn được gọi là môi trường nước: Là phần nước củatrái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơinước trong đất và không khí [14].

Thuỷ quyển có thành phần tương đối phức tạp Chiếm 96% trọng lượngcủa thuỷ quyển là nước (trong đó nước mặn chiếm 97%, còn nước ngọt chiếm3%), đồng thời nước cũng là thành phần quan trọng nhất của thuỷ quyển, 4%còn lại là các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các ion Ngoài ra, trong nướccòn có rất nhiều chất rắn như: bùn, cát, các chất hữu cơ,… nhưng chiếm tỷ lệrất nhỏ [31], [34].

1.1.1.5 Môi trường lao động

Môi trường lao động: bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội màtrong đó con người tiến hành các hoạt động lao động chân tay và trí óccủa mình [33].

1.1.1.6 Tiêu chuẩn môi trường

Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam: tiêu chuẩn môi trường là nhữngchuẩn, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường.

Tiêu chuẩn môi trường có mối quan hệ mật thiết với sự bền vững củamỗi quốc gia Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liênngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ tổ chức quản lí và tiềm lựckinh tế xã hội có tính đến dự báo phát triển [25], [31], [55].

1.1.2 Ô nhiễm môi trường

1.1.2.1 Khái niệm chung

Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sựlàm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường” [43].

Trang 15

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi cácyếu tố, thành phần việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môitrường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sựphát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tácnhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nướcthải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học vàcác dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàmlượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tácđộng xấu đến con người, sinh vật và vật liệu [27], [39].

1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước

Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chấtcủa nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con ngườivà sinh vật, làm xuất hiện các loại bệnh tật Khi sự thay đổi vượt qua mộtngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước ở một mức nguy hiểm và gây rabệnh tật ở người [31], [47].

Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa : “Ô nhiễm nước là sự biếnđổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước vàgây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [31], [47], [55].

1.1.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí

Sự ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất trong khí quyển sinh ratừ hoạt động của con người hoặc các quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớnvà thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng tới sự thoải mái, dễ chịu, sức khỏe

hoặc lợi ích của con người hoặc môi trường [31].

1.1.3 Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường không khí

1.1.3.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người và động vật

Sức khỏe và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trongsạch của môi trường không khí xung quanh Trong tất cả các loại nhu cầu về

Trang 16

vật chất hàng ngày cho cuộc sống của con người thì không khí là loại “nhuyếu phẩm” đặc biệt quan trọng mà con người cần đến thường xuyên, liên tục,từng giờ, từng phút không lúc nào nghỉ ngơi trong suốt cuộc đời mình Ngườita đã tổng kết được rằng cơ thể của con người có thể chịu đựng được 5 tuần lễkhông ăn, 5 ngày không uống nước nhưng chỉ kéo dài cuộc sống được 5 phútnều không hít thở không khí Lượng không khí cần cho sự hô hấp hàng ngàykhoảng 10 m3, do đó nếu trong không khí có lẫn nhiều chất độc hại thì phổi vànhiều cơ quan hô hấp sẽ hấp thu toàn bộ các chất độc hại đó, tạo điều kiệncho chúng xâm nhập sâu vào cơ thể, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọngcho sức khỏe và tính mạng của con người [10], [11], [27].

Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe conngười, đặc biệt là đối với đường hô hấp Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam chothấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm sức khỏe con người suy giảm, quátrình lão hóa trong cơ thể bị thúc đẩy, chức năng của phổi bị suy giảm, gâybệnh hen suyễn, viêm phế quản, gây bệnh ung thư, suy nhược thần kinh, timmạch và làm giảm tuổi thọ của con người Các nhóm cộng đồng nhạy cảmnhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻem dưới 15 tuổi, người đang mang bệnh, người thường xuyên phải làm việcngoài trời Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng sứckhỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc với môi trường ônhiễm Người lao động là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp khi môi trườngkhông khí của khu vực sản xuất bị ô nhiễm Người lao động trong cơ sở sảnxuất công nghiệp thường bị mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt,ngoài da và một số hiện tượng ngộ độc CO, SO2, chì, [6].

Ô nhiễm không khí từ các khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghềkhông chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồngdân cư sống ở các khu vực xung quanh Một số nghiên cứu y tế đối chứng đãcho thấy các bệnh hô hấp cả cấp tính và mãn tính ở các vùng gần các khu vựcsản xuất cao hơn rõ rệt so với các vùng nông thôn Ngoài ra các bệnh về mắt,bệnh tim mạch, hội chứng dạ dày, thiếu máu, rối loạn thần kinh ở vùng ônhiễm cũng cao hơn [6].

Trang 17

Phần lớn các chất gây ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe conngười, ảnh hưởng cấp tính gây ra tử vong Vụ ngộ độc khói sương ở LuânĐôn năm 1952 đã gây tử vong hơn 5.000 người, ảnh hưởng mãn tính để lạitác hại lâu dài như các bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh ung thư phổi.Những nơi tập trung giao thông cao, phương tiện giao thông dày đặc thì hàmlượng CO trong không khí tăng lên để lại nhiều bệnh lý và rối loạn hoạt độngcủa hệ thần kinh.

Bảng 1.1. Ảnh hưởng của một số tác nhân chính gây ô nhiễm không khí

Chất dạng hạt Công nghiệp, giao thông

Gia tăng bệnh hô hấp, tiếp xúc lâu cóthể mắc bệnh kinh niên như viêm phổimãn tính

Sunfua ôxy

Nhà máy nhiệt điện và một số ngành công nghiệp khác

Kích thích đường hô hấp, các tác độngnhư chất dạng hạt

Nito ôxy Giao thông, công nghiệp

Kích thích hô hấp, làm trầm trọng cácđiều kiện hô hấp như bệnh hen và viêmphổi mãn tính

Cacbon monoxyt Giao thông, công nghiệp

Làm giảm khả năng vận chuyển O2 củamáu, đau đầu và mỏi mệt nếu ở mức độthấp, nếu ở mức độ cao có thể mắc bệnhtâm thần và chết.

Được hình thành trong khí quyển

Tác động đến mắt, hệ thống hô hấp, gâykhó chịu lồng ngực, ung thư da, gâybệnh hen và viêm phổi mãn tính

[31].

Trang 18

1.1.3.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với thực vật, hệ sinh thái vàcác công trình xây dựng

Thực vật có độ nhảy cảm đối với ô nhiễm môi trường cao hơn so vớingười và động vật Một số chất chứa trong không khí bị ô nhiễm có thể lànguyên nhân gây ra sự ngộ độc cấp tính hay mãn tính của thực vật Khí SO2

và Cl2 là các chất gây ô nhiễm đầu tiên trong số các chất gây ô nhiễm đã biết.SO2 đặc biệt có hại đối với lúa mạch và cây bông Nhiều loài hoa và cây ănquả rất mãn cảm với khí Cl2 trong nhiều trường hợp kể cả khi nồng độ thấp.

Mưa axit là hệ quả của sự hòa tan SO2 vào nước mưa, khi rơi xuống aohồ sông ngòi gây tác hại lớn đến sinh vật sống trong nước.

Các công trình xây dựng, các di tích lịch sử, văn hóa, các vật liệu xâydựng đều bị hủy hoại bởi môi trường không khí ô nhiễm.

Cùng với việc môi trường không khí bị ô nhiễm dẫn đến gia tăng khảnăng hấp thụ bức xạ mặt trời của khí quyển và gây hiệu ứng nhà kính do khíthải CO2 càng trở nên rõ rệt Hậu quả là nhiệt độ trung bình của trái đất tăng.Đó là vấn đề “ấm lên toàn cầu” được các nhà môi trường đề cập nhiều trongthời gian gần đây.

Một vấn đề khác của ô nhiễm không khí là sự mỏng đi của tầng ôzonđem lại nhiều tác hại xấu cho sinh vật và con người.

1.1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước hiện nay là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới.Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu là nước thải, chất thải từ các nhà máy, bệnhviện, trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm, nhà hàng, giađình chưa qua xử lý, do vô tình hoặc hữu ý đã xả vào nguồn nước chung.Trong nước thải này có chứa nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệtcỏ, thuốc kích thích, các kim loại nặng (chì, thủy ngân, ca-đi-mi, crôm), chấtphóng xạ, dầu mỏ, vi sinh vật có hại [6].

Các nguồn nước là nguồn truyền bệnh rất nguy hiểm Ô nhiễm môitrường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây

Trang 19

ra các bệnh tiêu chảy do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào, lị trực trùng, tả,thương hàn, viêm gan A, giun sán,… Các bệnh này thường gây suy dinh dưỡng,làm thiếu máu, thiếu sắt, gây kém phát triển, tử vong, nhất là ở trẻ em [33]

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với con người có thể thông qua haicon đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả thủysản, hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môitrường nước trong quá trình sinh hoạt và lao động Theo thống kê của Bộ Ytế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tớinguồn nước bị ô nhiễm Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp Ngoài ra cónhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A,viêm não, ung thư,…[6].

Các con sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho đô thị vànông thôn Đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn và những người có nguồnthu nhập thấp thường sử dụng trực tiếp nguồn nước sông Khi nguồn nướcmặt bị ô nhiễm thì đây chính là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của tại các tỉnhthuộc lưu vực sông đặc biệt là các khu vực bị ô nhiễm nặng Tỷ lệ mắc cácbệnh của các xã thuộc khu vực ven sông ô nhiễm thường cao hơn so với cácxã không bị ảnh hưởng của nước sông [6].

Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa ô nhiễm nguồn nước còn gây cácbệnh ung thư, thiếu máu, về da,… nguyên nhân là do nguồn nước bị nhiễmkim loại nặng Tại các làng nghề tỷ lệ mắc các bệnh tiêu hóa, ngoài da, mắtcao hơn nhiều so với làng nghề không làm nghề

Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ người chịu cảnh thiếu nướcsạch, và hàng năm có khoảng 700000 người mắc bệnh do uống nước khôngđảm bảo vệ sinh.

Sự nhiễm bẩn của nguồn nước xảy ra do nhiều nguyên nhân Cóthể xảy ra theo hai cách là nhiễm bẩn tự nhiên và nhiễm bẩn nhân tạo.Nhiễm bẩn tự nhiên do các quá trình phong hóa địa chất, hoạt động núilửa, hoặc do nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất mang theo chất bẩn và

Trang 20

vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước tiếp nhận [31] Nhiễm bẩn nhân tạochủ yếu do xả nước thải (sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp và nôngnghiệp) vào nguồn nước tiếp nhận [11], [27].

Để đánh giá nguyên nhân và mức độ ô nhiễm môi trường nước người tathường dựa vào các thống số cơ bản sau đây :

- Màu sắc: Nước tự nhiên sạch không màu và nếu nhìn sâu vào bề dày

nước cho ta cảm giác màu xanh nhẹ, đó là sự hấp thu chọn lọc các bước sóngnhất định của ánh sáng mặt trời Ngoài ra, màu xanh còn gây nên bởi sự hiệndiện của tảo trong trạng thái lơ lửng Nước có màu xanh đậm hoặc xuất hiệnváng bọt màu trắng đó là biểu hiện của trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc pháttriển quá mức của thực vật nổi và sản phẩm phân hủy thực vật đã chết Trongtrường hợp này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu oxi hòa tan bởi các sinh vậtphân hủy và gây nên sự ô nhiễm do thiếu oxi [31], [34].

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ làm xuất hiện axit humic hòatan và nước có màu vàng bẩn Các loại nước thải có nhiều màu sắc khácnhau Tất cả màu sắc đều tác động đến số lượng, chất lượng của ánh sángmặt trời chiếu tới và do đó ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước Để đánh giámàu sắc của nước, người ta dùng các máy đo màu hoặc máy đo độ thấuquang của nước [31].

- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu,

thời tiết của khu vực hay môi trường khu vực Nhiệt độ nước tăng làm giảmhàm lượng oxi hòa tan và tăng nhu cầu oxi của cá lên 2 lần Tăng nhiệt độnước còn xúc tiến sự phát triển của sinh vật phù du Trong nước xảy ra hiệntượng “nở hoa” làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước Ô nhiễm nhiệt độ tácđộng trực tiếp tới quá trình hô hấp của các sinh vật trong nước và gây chết cá.Nước nóng còn làm thay đổi thành phần các quần thể động vật và thực vật,phá vỡ cân bằng sinh thái thủy vực Để đo nhiệt độ của nước người ta dùngcác loại nhiệt kế [14], [30], [31], [34].

Trang 21

- Chất rắn tổng số: Tổng số gồm các chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa

tan Nước có hàm lượng chất rắn cao là nước kém chất lượng và có thể bị ônhiễm Chất rắn ô nhiễm thường làm nước bẩn đục hoặc bẩn không thể dùngcho sinh hoạt Chất rắn lơ lửng còn làm giảm tầm nhìn của động vật nước, cảntrở ánh sáng chiếu xuống làm giảm quá trình quang hợp của thực vật nước vàcòn lắng đọng gây bồi lấp thủy vực Để xác định hàm lượng chất rắn lơ lửngngười ta thường để lắng sau đó lọc qua giấy lọc [31].

- Độ pH: Là yếu tố tác động rất mạnh tới sinh vật thủy sinh Khi độ pH

của vực nước thay đổi, cân bằng sinh thái của vực nước sẽ bị tác động, nếuthay đổi lớn sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái, nhiều loài thủy sinh sẽ bị tiêu diệt.Có thể xác định bằng phương pháp điện hóa, chuẩn độ hoặc bằng các loạithuốc thử khác nhau [14], [30], [31], [34].

- Nồng độ ôxy hòa tan trong nước (DO): Tất cả các sinh vật hiếu khí

cần ôxy cho quá trình hô hấp Động vật và thực vật trên cạn sử dụng ôxy từkhông khí (chứa 21%) Còn trong nước, ôxy tự do ở dạng hòa tan ít hơn nhiềulần so với trong không khí, khoảng 8-10 ppm Mức độ bão hòa ôxy hòa tanvào khoảng 14-15 ppm trong nước sạch ở 00C Nhiệt độ càng tăng, lượng DOtrong nước càng giảm và bằng 0 ở 1000C Thông thường nước ít khi bão hòaôxy mà chỉ khoảng 70-85% so với mức bão hòa Ở các hệ sinh thái nước, trừthời gian ban ngày khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh, còn nói chung DO lànhân tố hạn chế và đôi khi gây nên tình trạng thiếu ôxy (anoxia) và làm chếtcác sinh vật nước [30], [31].

dụng nhất để xách định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữucơ của công nghiệp BOD5 được định nghĩa là lượng ôxy sinh vật đã sử dụngtrong quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ Phản ứng hóa học xảy ra như sau:Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình ôxy hóa sinh học xảy ra thì các visinh vật sử dụng DO Vì vậy xác định tổng lượng ôxy hòa tan cần thiết cho

Trang 22

quá trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng củamột dòng thải đối với nguồn nước BOD5 có ý nghĩa biểu thị lượng các chấthữu cơ trong nước có thể phân hủy bằng vi sinh vật [14], [30], [31], [34].

- Nhu cầu oxy hóa học (COD): Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc

trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tựnhiên COD được định nghĩa là lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa cácchất hữu cơ trong nước thải thành CO2 và nước Lượng ôxy này tương đươngvới hàm lượng chất hữu cơ có thể bị ôxy hóa [14], [30], [31], [34].

Khi COD và BOD5 trong nước lớn, DO giảm sẽ ảnh hưởng đến quátrình hô hấp của sinh vật thủy sinh.

- Photpho (P): Trong tất cả các nguồn tự nhiên như nước ngầm, nước

hồ, nước sông,… P thường ít và ở dạng ion như: H2PO4, HPO4 Tuy là mộtnguyên tố cần thiết, nhưng nếu quá nhiều sẽ xúc tiến sự phát triển mạnh mẽcủa tảo xanh hoặc thực vật lớn gây tắc nghẽn thủy vực Quá trình này đượcgọi là thừa dinh dưỡng hay “phú dưỡng” Ở những thủy vực thừa dinh dưỡngthường có mùi hôi thối do sự phát triển quá mạnh của các sinh vật phân giải,làm cạn kiệt oxy hòa tan, phân hủy và thối rữa tảo, thực vật lớn đã chết Dođó cần tiến hành sự xâm nhập của phốt phát để tránh hiện tượng thừa dinhdưỡng, nếu không tảo xanh lúc đầu phát triển mạnh sau đó chết hàng loạt, sauđó DO giảm, BOD5 tăng và bốc mùi các khí thối [31], [36].

- Oxit Nitơ và Amon: Nitơ tồn tại ở những dạng khác nhau như nitrat,

nitrit, amon và các dạng hữu cơ Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinhthái nước Nitơ là một loại khí chứa nhiều trong khí quyển và tối cần thiết chođời sống vi sinh vật vì là một thành phần của protein [14], [30], [31], [34].

Nhưng một lượng lớn nitrat sẽ gây nên tác động dây chuyền, đặc biệttrong các hệ sinh thái nước Trước hết, nó tăng sự sinh trưởng, phát triển củathực vật và tăng sức sản xuất sơ cấp Sau khi chết, chúng làm tăng lượng chấthữu cơ và các quần thể vi sinh vật phong phú phát triển trên các cơ chất hữu cơ

Trang 23

này Trong quá trình hô hấp, hầu như tất cả ôxy hòa tan được sử dụng Sự thiếuôxy gây nên quá trình lên mem, thối rữa, làm chết cá và ô nhiễm trầm trọng.

Nitrat và nitrit thường chứa ít ở nước bề mặt, nhưng ở nước ngầm lại cóthể cao Nồng độ cao của nitrat và nitrit trong nước uống sẽ gây ra bệnh tật,đặc biệt ở trẻ em gọi là bệnh “xanh bủng” Hàm lượng nitrat không được lớnhơn 10 mg/l trong nước uống.

Nitrit cũng có tác động gây bệnh xanh da vì nó tạo thành axit nitơ trongnước tác động với amin để hình thành aitrosamin, một trong số các chất này làtác nhân gây bệnh ung thư Do hiểm họa của nitat và nitrit đối với sức khỏecủa con người cho nên chúng được coi là những chỉ tiêu quan trọng đánh giáchất lượng nước.

Amon trong nước tạo thành bởi quá trình khử amin (diamin) của nhữnghợp chất hữu cơ Amon trong nước sau một thời gian sẽ bị ôxy hóa trở thànhdạnh nitrat và nitrit [31], [47].

- Sulfat: Ion sulfat thường có trong nước sinh hoạt cũng như nước thải.

Lưu huỳnh cũng là một nguyên tố cần thiết cho sự tổng hợp protein và đượcgiải phóng ra trong quá trình phân hủy Sulfat bị khử sinh học ở điều kiện kỵkhí theo phản ứng :

Chất hữu cơ + SO42- = S2- + H2O + CO2

S2- + 2H+ = H2S

Khí H2S thoát vào không khí trên bề mặt nước thải, trong cống Mộtphần khí này bị tích tụ tại các hốc bề mặt nhám của ống dẫn Mặt khác, khíH2S gây mùi và độc hại cho công nhân các nhà máy xử lý nước thải.

Khi nước uống có chứa sulfat ở hàm lượng cao sẽ có tác động tẩy nhẹđối với người Vì vậy nồng độ giới hạn của SO42- trong nước cấp cho sinhhoạt cần ≤ 350 mg/l Ngoài ra nó cũng là nguyên nhân đóng cặn cứng trongcác nồi đun, thiết bị trao đổi nhiệt [14], [30], [31], [34].

- Kim loại nặng: Các kim loại nặng như Hg, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn

có trong nước với nồng độ lớn sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước Kim loại

Trang 24

nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa và thường tíchlũy lại trong cơ thể sinh vật Vì vậy chúng là các chất độc hại đối với cơ thểsinh vật Kim loại nặng có trong môi trường nước từ nhiều nguồn như nướcthải công nghiệp và sinh hoạt, từ nguồn giao thông, y tế, công nghiệp vàkhoáng sản Một số nguyên tố như Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cảnồng độ thấp Trong tiểu chuẩn môi trường nước nồng độ các kim loại nặngđược quan tâm nhiều nhất [14], [30], [31], [34].

Coliform: Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là

phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải bệnh viện, Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học, người ta dùng chỉ số coliform Đây làchỉ số phản ánh lượng vi khuẩn E.coli trong nước, thường không gây bệnhcho người và sinh vật Để xác định chỉ số coliform người ta thường nuôi cấymẫu trong dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhấtđịnh [14], [30], [31], [34].

1.2 Tình hình nghiên cứu

Khi công nghiệp tinh bột trở thành một nghành công nghiệp quantrọng, thì người ta bắt đầu quan tâm đến quá trình biến đổi của tinh bột Bắtđầu từ sự khám phá quan trọng của Keerchoff vào năm 1811 Ông cho rằngđường có thể sản xuất từ tinh bột khoai tây với axit là chất xúc tác trong quátrình thuỷ phân tinh bột Sau đó là sự khám phá tình cờ một phương pháp sảnxuất dextrin hiện nay gọi là Gum Anh quốc.

ở Châu Âu, việc sử dụng tinh bột lúa mì và đại mạch đã cho tinh bộtkhoai tây trắng được sản xuất một lượng lớn ở Netherlands và Đức.

ở Châu Mĩ, nhà máy tinh bột đầu tiên do Gilbert sáng lập ở Vtica, Newyork năm 1807, sau đó được thay đổi để sản xất tinh bột ngô năm 1849 Sựthay đổi từ bột mì sang tinh bột bắp bắt đầu bằng những tiến bộ trong sản xuấtcủa Thomas Kingsford vào năm 1842, trong đó tinh bột ngô được tinh chếbằng phương pháp kiềm Nhà máy bột mì George Fox bắt đầu từ năm 1842 ởCincinnati cũng được biến đổi thành nhà máy bột bắp vào năm 1854 Việc sử

Trang 25

dụng tinh bột khoai tây tăng nhanh cho đến năm 1895, có 64 nhà máy hoạtđộng trong đó 44 là ở Vlaine gần ba tháng hoạt động đã sản xuất 24 triệupound tinh bột chủ yếu cung cấp cho các nhà máy dệt.

Sau khám phá của Keerchoff vào năm 1811, siro dextrose, tức là D –glucozơ (sweet dextrose) có thể sản xuất bằng con đường thuỷ phân tinh bộtbằng axit, nhiều nhà máy được xây dựng để sản xuất siro ngọt trong vòngmột năm , các nhà máy được xây dựng ở Munich, Dreseen, Bochman vàThorin Năm 1876, nước Đức một mình đã có 47 nhà máy sản xuất sirodextrose từ tinh bột khoai tây để sản xuất 33 triệu pound siro và 11 triệupound chất ngọt đặc.

Nhà máy siro có dung tích 30 gallon mỗi ngày được khánh thành năm1831 ở cảng Sacket Harbor, New York nhưng sớm thất bại Năm 1880, có140 nhà máy tinh bột sản xuất tinh bột ngô, lúa mì, khoai tây và gạo Năm1902, công ty tinh chế đường glucozơ sát nhập với công ty tinh bột quốc giatrở thành công ty sản xuất ngô, đã chiếm 80% sản lượng trong nghành côngnghiệp tinh bột ngô, với năng suất 65000 giạ mỗi ngày Cuộc chiến thảm khốcvề giá cả giữa các công ty cuối cùng là sự ra đời của công ty tinh chế ngô vàonăm 1906 Đến 1958, công ty này đã là công ty tốt nhất và có sản lượng caonhất của nước Mĩ.

1.2.1 Tình hình sản xuất và sử dụng các sản phẩm tinh bột trên thế giới

Tinh bột xuất hiện khắp nơi trên thế giới thực vật nhưng chỉ có một sốnguyên liệu được dùng phổ biến trong thương mại Trên 90% tinh bột sảnxuất tại Mỹ từ ngô, khoai tây, lúa mì Khoai tây cũng đóng vai trò quan trọngtrong công nghiệp tinh bột của Châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan và ThụyĐiển Tinh bột sắn và tinh bột cọ (Sago starch) được sản xuất nhiều ở cácquốc gia nhiệt đới như Brazil, miền đông nước Mỹ, Châu Phi… Có giá trịnhất là tinh bột huỳnh tinh được sản xuất ở Châu Phi, St Vincent, Caribean(57).

Trang 26

Theo tài liệu được cung cấp bởi A.C.C năm 1996 thì sản kượng nguyên liệuvà sản phẩm tinh bột trên thế giới và EU vào năm 1995 xấp xỉ 37.106 tấn đượcsản xuất từ ngô, sắn lúa mì và khoai tây, trong đó 27.6 106 tấn (74%) là tinhbột ngô, 3.7106 (10%) là tinh bột sắn, 2.9 106(8%) là tinh bột lúa mì và 2.7 106

(7%) là tinh bột khoai tây Tinh bột đước sản xuất vượt trội ở các nước 1.2.2.Tình hình sản xuất và sử dụng tinh bột ở Vệt Nam

ở nước ta, lương thực chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuấtnông nghiệp và là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều nghành côngnghiệp, trong đó có công nghiệp sản xuất tinh bột và các dẫn xuất của tinhbột Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất tinh bột là các loại củ như sắn,khoai lang, khoai tây, dong riêng, huỳnh tinh… Và các nguyên liệu hạt nhưhạt gạo, ngô (7) Trong những năm gần đây, năng suất vầ diện tích trồng cáccây lương thực nói trên ngày càng tăng Năm 1997, diện tích trồng ngô là12253 ha với sản lượng 1034200 tấn/năm, diện tích trồng khoai lang là 4018ha với sản lượng 2399900 tấn/năm, diện tích trồng sắn 277400 ha với sảnlượng 2211500 tấn/năm Như vậy, hàng năm nước ta có 2 triệu tấn sắn củ(12) Hiện nay, chính phủ đang tập trung nỗ lực đẩy mạnh thâm canh để tăngsản lượng lúa ngô, mở rộng diện tích cây trống sản lượng từ 2 triệu tấn năm2000 tăng lên 2.183 triệu tấn năm 2003, đầu tư phát triển vùng nguyên liệucho 41 nhà máy chế biến sắn, sản lượng phấn đấu đạt 3.2 triệu tấn/năm (10).Ngoài ra còn có các nguồn nguyên liệu khác như khoai tây, dong riềng…cũng có một sản lượng đáng kể.

Tuy nhiên, một phần nhỏ các nguồn nguyên liệu nói trên mới chỉ đượcchế biến thành các sản phẩm thực phẩm như tinh bột, đường mật tinh bột, mìchính, miến sợi, hạt chân châu… theo nhiều quy trình khác nhau với qui môlớn, vừa và nhỏ (4), (11) Còn lại chủ yếu được làm thức ăn cho gia súc (8).

Tinh bột chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công nên hiệu xuất thuhồi thấp, hàm lượng tinh bột chưa cao và phẩm chất chưa tốt Gần đây ở nướcta đã nhập một số dây chuyền công nghệ chế biến tinh bột sắn trên qui mô

Trang 27

công nghiệp Một số nhà máy chế biến tinh bột như: Vi thai tapico.Co, ltd ởGia Lai, VedanViệt Nam Enterprise Co.Ltd ở đồng nai, FormosatapicoCo.Ltd ở Quảng nam, hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở tỉnh Tây Ninh doSingapo và Thái Lan đầu tư, nhà máy tinh bột sắn Sơn Tịnh – Quảng Ngãi…

Các sản phẩm tinh bột biến tính sản xuất với qui mô công nghiệp hiệnnay chủ yếu là xiro gluco, còn gọi là mật tinh bột Các sản phẩm khác nhưmaltodextrin, tinh bột tan… hầu như chưa được chú ý đầu tư thích đáng vàmới chỉ dừng ở mức dộ nghiên cứu trong phạm vi phòng thí nghiệm.

2.2 tình hình nghiên cứu tinh bột và tinh bột biến tính trong nước vàtrên thế giới

2.2.1 Những phương pháp nghiên cứu về tinh bột trên thế giới hiện và ởnước ta

Trong quá trình nghiên cứu về các tinh bột, một số kết quả đã đượccông bố các nhà khoa học (69), (70), (71) đã dánh giá tỉ lệ Am và Ap bằngcác phương pháp chuẩn độ ampe, phương pháp chuẩn độ điện tử hoặc phươngpháp so màu với iôt Tuy nhiên các phương pháp này không phù hợp để phântích những mẫu nhỏ của tinh bột mà ta không biết đó chứa tinh bột gì Do đo,Lustinec và các cộng sự đã đưa ra một phương pháp phù hợp hơn Tuy nhiên,phương pháp này phức tạp và tốn nhiều thời gian Sau đó, Hovenkamp -Hemrmelink và các cộng sự đã nghiên cứu phương pháp so màu nhanh xácđịnh tỉ lệ Am/Ap có trong thân và lá khoai tây Đây là phương pháp trích litinh bột bằng axit HClO4 với việc xác định độ hấp thụ tại hai bước sóng 550nm, 618 nm, có ưu điểm nhanh và tiện lợi hơn nhiều so với phương pháp nêuở trên

ở nước ta, một số nghiên cứu công bố đã khảo sát và so sánh được kíchthước, hình dạng, nhiệt độ hồ hoá, độ nhớt, độ nở của tinh bột sắn với cá tinhbột khoai ngô Một số tác giả khác, mới đây (5) đã so sánh được một số tínhchất như hình dạng, kích thước, hàm lượng Am trong tinh bột sắn, khoai lang,

Trang 28

khoai tây, dong riềng Đó là cơ sở để tác giả tiến hành biến tính tinh bột bằngphương pháp axit và ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy… Các kết quảnghiên cứu về một số tính chất như kích thước, nhiệt độ hồ hoá, mức độ trùnghợp của tinh bột một số giống khoai mỡ phổ biến và có giá trị cũng đã đượcđề cập đến (2).

2.2.2 Những nghiên cứu về biến tính tinh bột ở nước ta và trên thế giới

Việc xử lí tinh bột hồ hoá bằng axit được tiến hành trước năm 1811, khiKeerchoff tạo ra được phân tử D – glucozơ từ tinh bột bằng các thuỷ phântinh bột bằng axit Sau đó, xử lí tinh bột không hồ hoá bằng axit đã đượcNaegeli đưa ra, khi ông tìm thấy sự hoà tan nhiều của hạt tinh bột và việc tạothành những phân tử tinh bột có mạch ngắn do xử lí tinh bột tự nhiên trongnước với 15% axit sunfuric ở 20 oC trong một tháng

Lintner mới là người đầu tiên phát minh ra cách sản xuất tinh bột hoàtan bằng cách xử lí huyền phù tinh bột khoai tây với HCl loãng 7.5% hayH2SO4 15% trong 7 ngày Sau đó lọc và rửa sạch tinh bột bằng nước.

Tuy nhiên vào giữa năm 1897 đến năm 1901 thì sản phẩm thương mạicủa tinh bột biến tính mới thực sự ra đời Vào năm 1897, Bellmas đã pháthiện ra việc sử dụng dung dịch axit nồng độ thấp, nhiệt độ cao để tạo tinh bộttương tự Ông đưa ra một phương pháp khác với phương pháp Lintner là xử lítinh bột trong dung dịch axit loãng hơn (1- 3%), biến tính ở nhiệt độ 55 - 60oCtrong 12 – 14 giờ Kế đó, Duyea đã phát minh ra qui trình sản xuất tinh bộtbiến tính được ứng dụng trong thương mại, sản xuất tinh bột hoà tan gầngiống phương pháp Lintner với tinh bột có nồng độ 12 -15oBe và dung dịchaxit có nồng độ axit thấp hơn ( 0.5 – 2%), biến tính ở nhiệt độ 55 – 60oC trongthời gian 0.5 – 4.5 giờ Kể từ đó, một số công nhân đã biến tính tinh bột bằngaxit HCl, H2SO4 với điều kiện nồng độ, nhiệt độ, thời gian khác nhau để tạo ranhiều sản phẩm tinh bột biến tính khác nhau.

Trang 29

Ngày nay, theo Wurzburg, người ta đã biến tính tinh bột bằng cách đunnóng tinh bột loãng 36 – 40% ở nhiệt độ 40 - 60oC (thấp hơn nhiệt độ hồ hoácủa tinh bột) với axit HCl trong nhiều giờ Sau đó, trung hoà, lọc, rửa và sấykhô.

Đối với biến tính tinh bột trong môi trường ancol, Small đã nghiên cứuquá trình sản xuất tinh bột hoà tan bằng cách hoà tan tinh bột trong etanol96% với dung dịch HCl 0.2 -1.6% ( trọng lượng/thể tích) trong 15 phút Sảnphẩm thu được chứa một lượng dextrin phân tử thấp dễ hoà tan trong nước.Đến năm 1989, Ma và Robyt mô tả sự biến tính tinh bột khoai tây và ngô sápvàng trong 4 loại ancol (metanol, etanol, 2 – propanol, 1-butanol) gồm 0.36% HCl ở 65oC trong 60 phút Còn Fox và Robyt (2) nghiên cứu sự thuỷ phântinh bột khoai tây trong 4 loại ancol trên ở hai nồng độ axit 0.35 và 6 % (trọnglượng/thể tích) ở 25 oC Tiếp đó Robyt cùng các cộng sự tiếp tục nghiên cứubiến tính tinh bột khoai tây, tinh bột ngô sáp vàng trong 4 loại dung môi trênở nhiệt độ từ 5 đến 65 oC thời gian là 72 giờ.

Các sản phẩm tinh bột biến tính trong dung dịch axit HCl được sử dụngrộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, công nghiệp vải sợi và công nghiệpgiấy Singh và Ali đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại axit khác nhau làaxit HCl, HNO3 đến quá trình biến tính tinh bột trên nhiều tinh bột khác nhaunhư lúa mì, ngô, kê, đậu vàng, đậu xanh, khoai tây và sắn Sự thay đổi khốilượng phân tử của tinh bột và tinh bột biến tính được xác định bằng phươngpháp biến tính nhẹ của Ali và Kemf (17), Ceh và các cộng sự (23) Bằng sắckí hấp thụ gel với gel Sepharose CL 4B (23) tác giả đã tách được 2 cấu tử Amvà Ap để xác định thành phần của chúng trong quá trình biến tính Sự thay đổicác tính chất lưu biến của tinh bột ngô trong quá trình biến tính theo phươngpháp Ali và Kemf đã được Chamberlain và Rao (25) nghiên cứu bằng cách sửdụng Dimetyl sulfoxit (DMSO) 90%.

Kang và các cộng sự đã nghiên cứu bến tính tinh bột bằng bức xạgamma Biến hình bằng bức xạ gamma với 4 loại peroxit vô cơ đã qua thử

Trang 30

nghiệm đã đạt hiệu quả tốt trên tinh bột ngô Tinh bột ngô biến tính với độnhớt thấp hầu như không giớ hạn sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm và phithực phẩm Là phương pháp hữu hiệu để sản xất tinh bột biến tính, bức xạgamma tạo ra các gốc tự do trên phân tử tinh bột và có thể làm biến đổi hìnhdạng, kích thước và cấu trúc của chúng (24) Những nghiên cứu về hiệu quảcủa bức xạ ion hoá ở tinh bột lúa mì và nội nhũ đại mạch cho thấy bức xạgamma phân cắt phân tử tinh bột thành những phân tử nhỏ hơn dextrin, cóthể tích điện hoặc không tích điện như các gốc tự do Kết quả làm tăng độ tancủa tinh bột (28), hạ thấp khả năng trương nở của tinh bột và hạ thấp độ nhớttương đối.

Cũng vào thời điểm này, Poonam và Dollomore đã công bố công trìnhnghiên cứu về ảnh hưởng của quá trình biến tính tinh bột được nghiên cứubằng phương pháp phân tích nhiệt Trong đó, tinh bột ngô được cation tạothành được xác định bằng quang phổ phân tử Nhiệt độ hồ hoá của tinh bộtbiến tính được xác định bằng phương pháp nhiệt vi sai.

Tijsen đã biến tính tinh bột khoai tây bằng cách cacboxilmetyl hoábằng natrimonoclorua axetat (SMCA) trong hỗn hợp iso – prropanol với nướcvà tối ưu hoá những điều kiện thực hiện công nghệ trong quá trình biến hìnhtinh bột bằng phương pháp qui hoạch thực nghiệm.

Về phương pháp biến tính bằng oxi hoá, việc sử dụng clorin để oxi hoátinh bột bắt đầu được từ năm 1829, khi Liebig phát hiện tinh bột bị thay đổikhi gia công bằng clorin hoặc axit HCl Vào năm 1892, Hermite đã đạt đượcbằng sáng chế khi cho tinh bột hoà tan vào dung dịch điện phân gồm ion Cl-

để thu được tinh bột có độ nhớt thực giảm Đến năm 1896, Schmerber đưa raqui trình sản xuất tinh bột oxi hoá bằng natri hypoclorit với những tính chấtmới Năm 1902, Kindscher sử dụng clorin để oxi hoá tinh bột và, trong khi đónăm 1895 Hartwig người Đức cũng đã đạt được bằng sáng chế về vấn đề này.Kế đó đã có nhiều phát minh khác nhau dựa vào điều kiện phản ứng, tinh bộtgốc…

Trang 31

ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tiinh bột biến hình có thể kểđến như sau:

Về sản xuất các sản phẩm maltodextrin và dextrin bằng con đường thuỷphân axit, H C Định (8 ) đã có công trình nghiên cứu sản xuất dextrin và ứngdụng trong sản xuất thuốc trừ sâu và nhang trừ muỗi Tác giả đã nghiên cứuđược điều kiện sản xuất dextrin trắng từ tinh bột sắn có DE < 4 ở nồng độ axit0.05% nhiệt độ 125oC, thời gian dextrin hoá trên 3 giờ, dextrin vàng có DE <5 ở nồng độ axit 0.07%, nhiệt độ 135oC, thời gian dextrin hoá trên 4 giờ Kếtquả ứng dụng dextrin trắng thay thế 10% chất mang trong sản xuất thuốc trừsâu Basudin 10H làm giảm giá thành sản phẩm 6.25% Dextrin vàng ứngdụng thay thế 30% bột keo làm tăng năng suất lên 1.2 lần, giảm giá thành40%, và cải thiện được chất lượng của nhang trừ muỗi P V Hùng (5) đãnghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến quá trình biến tínhcác tinh bột sắn, khoai lang, khoai tây bằng axit HCl nồng độ 1.5% so với thểtích tinh bột ở nhiệt độ từ 45 – 55oC Tác giả đã tìm được các thông số thíchhợp cho sản xuất tinh bột biến tính dùng cho sản xuất giấy Ng N Dũng (1)nghiên cứu sản xuất dextrin ứng dụng trong sản xuất nước khoáng đã có kếtquả đáng quan tâm.

Về phương pháp biến tính oxi hoá, Ng T Tâm đã dùng KMnO4 5% tỉlệ 0.3% kết hợp với HCl 10% cho vào quá trình biến tính tinh bột với tỉ lệ1.5% so với tổng lượng tinh bột Kết quả thu được tinh bột có khả năng tạogel cao Còn nếu tinh bột sắn bị oxi hoá bằng NaClO nồng độ 3 – 4% theo Cl-

và thời gian oxi hoá từ 5 – 6 giờ có thể ứng dụng làm chất keo tinh bột trongcông nghiệp dệt thay thế tinh bột ngô Tác giả Đ T Lan đã tiến hành biếntính tinh bột sắn với tác nhân oxi hoá là KMnO4 nồng độ 0.25 – 0.3% trongmôi trường axit HCl nồng độ 3% khối lượng tinh bột Kết quả nghiên cứu chophép thay thế một phần aga bằng tinh bột oxi hoá trên trong sản xuất bánhkẹo Còn khi oxi hoá tinh bột tinh bột bằng hỗn hợp KMnO4 với tỉ lệ 0.4 – 1%và KBrO4 tỉ lệ 0.6 – 0.9% so với khối lượng tinh bột thì sản phẩm tinh bột

Trang 32

biến tính trên được sử dụng làm chất phụ gia cho bánh mì nướng Kết quả khithêm 0.5% tinh bột oxi hoá vào bánh mì thì thể tích bánh tăng được 3 – 7%,ruột bánh mềm và xốp hơn so với bánh mì không bổ sung tinh bột oxi hoá M.V Lề và các cộng sự (6) đã xử lí tinh bột sắn bằng KMnO4 nồng độ 6 mg/ltrong môi trường axit HCl nồng độ 0.8% để tẩy trắng và làm biến tính tinhbột Để sản xuất bánh đa nem, các tác giả trên đã pha trộn 50% tinh bột gạovới 50% tinh bột sắn nguyên thể Sản phẩm nghiên cứu được có chất lượngtốt tương đương với bánh sản xuất từ tinh bột gạo và đã được nhiều cơ sở ứngdụng.

Hiện nay, các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học vàcông nghiệp thực phẩm cũng chú trọng đến việc sử dụng chế phẩm enzim đểsản xuất các sản phẩm thuỷ phân tinh bột bằng con đường sinh học như:

Đã nghiên cứu sản xuất maltodextrin bằng enzim amilaza dùng trongthực phẩm và dược phẩm có chỉ số DE từ 15 đến 30 từ tinh bột sắn, sử dụngchế phẩm enzim amilaza của nước cộng hoà Litva sản xuất (9) Sản phẩmđược ứng dụng làm chất phụ gia để sấy phun sữa dừa bước đầu có kết quảnhất định.

Đã nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai mì bằng amilaza vớicác nguồn khác nhau từ các vi khuẩn Bacillus, nấm mốc aspergillus, lúa vàhạt đậu nảy mầm

Trang 33

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu chỉ số sinh lý, huyết học trên 80 đối tượng(gồm 40 nam và 40 nữ) tuổi đời từ 25-54 là dân cư thuộc xã Hóa Quỳ, HuyệnNhư xuân, Thanh Hóa Tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên 800 đối tượngtuổi đời từ 18 đến 65 tuổi để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường doquá trình sản xuất TBS đến sức khỏe bệnh tật của cư dân quanh nhà máy TBSNhư xuân đóng trên địa bàn xã xã Hóa Quỳ, Huyện Như xuâ, tỉnh ThanhHóa Các đối tượng nghiên cứu phải khẻo mạnh, phát triển bình thường khôngdị tật bẩm sinh và phải sinh sống ổn định trên xã hóa quỳ.

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Khu vực nhà máy TBS xã Hóa Quỳ, Huyện Như xuân, Thanh Hóa.Khu dân cư xã Hóa quỳ tập trung vào 3 xóm: Tân Thịnh, Đồng Xuân,Luống Đồng.

Xã Hóa Quỳ nằm về phía Tây nam Huyện Như xuân, cách trung tâmhuyện khoảng 5km, có chiều dài 12km, chiều rông 4,8km, có đường Hồ ChíMinh chạy qua.

Phía bắc giáp xã Yên LễPhía nam giáp xã xuân QuỳPhía tây giáp xã Cát Vân

Phía đông giáp xã Bình Lương và vườn Quốc gia Bến En

Diện tích khoảng 2139ha, có 4 dân tôc : Thái, Thổ, Mường, Kinh, sinhsống, điều kiên kinh tế khó khăn, mức thu nhập thấp, dân số khoảng 5 ngànngười, dân cư sống không tập chung.

Điều kiên tự nhiên: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24- 25oC chệnhlệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao Nhiệt độ trung bình các tháng

Trang 34

nóng nhất (tháng 6-7) là 34oC, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42oC Nhiệt độ trungbình tháng lạnh nhất (tháng 11-12) là 16oC, nhiệt độ thấp nhất là 5oC Độ ẩmdao động từ 80-90% Chế độ thủy văn của xã bị chi phối bởi sông quyền chạydọc ranh giới của xã Nhà máy TBS xã Hóa Quỳ, Huyện Như xuân Nhà máyđược khởi công xây dựng vào 6 năm 2002 và đi vào hoạt động chính thức vàotháng 10 năm 2003 với công suất 320 tấn sản phẩm tươi/ngày Lượng côngnhân làm việc trong nhà máy tính khoảng 150 công nhân Những công nhânnày chủ yếu là cư dân xã Hóa Quỳ và các xã lân cận trong huyện.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang.

2.2.2 Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

Nhiệt độ, độ ẩm: Đo nhanh tại hiện trường bằng thiết bị Model: TESTO

Bụi lơ lửng: Lấy mẫu tại hiện trường bằng máy Dusttrack.Khí CO: Đo nhanh tại hiện trường bằng máy Quest – Mỹ.Độ ồn: Phương pháp phân tích bằng máy Model: NL – 04.pH: Đo nhanh tại hiện trường bằng pH metter – Anh.

BOD5: Phương pháp điện cực màng, đo và phân tích bằng máy BOD5

sensor System 6.

COD: Phương pháp hồi lưu kín, đo quang, đo và phân tích bằng máy

Coliform: Phương pháp nuôi cấy sử dụng máy đếm khuẩn ELE 420- 035.Đo chiều cao đứng: Bằng thước nhựa mềm chia độ tới mm cố định trên

một mặt phẳng đứng Đối tượng cởi bỏ dày dép, hai tay duỗi thẳng, mắt nhìnthẳng, hai chân chụm lại Khi đo thước phải chạm tới 4 điểm: vai, mông,chẩm và gót chân Lấy giá trị chính xác tới mm

Trang 35

Cân nặng: Bằng cân Trung Quốc Đối tượng cởi bỏ dày dép, mặc quần

áo mỏng, lên xuống bàn cân nhẹ nhàng Khi kim không chuyển động nữa đọckết quả, lấy giá trị chính xác tới gam.

Xác định tần số tim mạch (lần/phút): Bằng cách đếm trọn trong vòng 1

phút Cho đối tượng nghỉ ngơi trước 15 phút, trong tư thế thoải mái Đặt gốidưới vị trí đếm mạch, đặt tay đối tượng dọc theo thân mình, đặt nhẹ 3 đầungón tay lên động mạch đếm mạch trong một phút Thực hiện 3 lần lấy kếtquả trung bình.

Đo huyết áp (mmHg): Bằng máy đo huyết áp kế thủy ngân theo phương

pháp Korotkov Cho đối tượng nằm ngữa trên giường thoải mái Đặt máy đohuyết áp ngang tim Tiến hành đo ghi kết quả và lấy giá trị trung bình.

Huyết áp trong mỗi lần đo có hai chỉ số: - Huyết áp tối đa: HATT

- Huyết áp tối thiểu: HATTr

Chỉ tiêu huyết học: Lấy máu tĩnh mạch khi đối tượng nghiên cứu chưa ăn

sáng Được xác định trên máy xét nghiệm huyết học cell- DYN 170.

Điều tra gián tiếp theo phiếu điều tra thiết kế sẵn: Để điều tra tình hìnhsức khỏe của cư dân quanh nhà máy TBS xã Hóa Quỳ, Huyện Như xuân tỉnhThanh Hóa Và cư dân của xã sản xuất nông nghiệp xã Xuân Quỳ, HuyệnNhư xuân tỉnh Thanh Hóa Điều tra qua phỏng vấn trực tiếp các hộ dân cưquanh nhà máy TBS.

Điều tra qua cơ quan chuyên môn: Qua Trạm Y tế xã Hóa Quỳ, Trạm Ytế xã Xuân Quỳ.

2.2.3 Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợcủa phần mềm Microsoft Ecxel 2003.

2.3 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 8/2012.

Trang 36

2.4 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu bao gồm các giai đoạn sau:- Đối với hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu:

Tiến hành khảo sát, lấy mẫu phân tích các thông số môi trường và sosánh với với các QCVN hiện hành.

- Đối với các chỉ tiêu sinh lý của đối tượng nghiên cứu:

Tiến hành nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu sinh lý và so sánh kết quảnghiên cứu trước đây đã được công bố và hằng số sinh học của ngườiViệt Nam.

- Đối với thực trạng sức khỏe bệnh tật của đối tượng nghiên cứu:Tiến hành xác định tình trạng sức khỏe, bệnh tật của đối tượngnghiên cứu (xã Hóa Quỳ) và so sánh với tình trạng sức khỏe, bệnh tật củanhóm đối chứng (xã Xuân Quỳ).

Ngày đăng: 27/10/2015, 19:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương và Nguyễn Xích Liên (2005), Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 4-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh bột sắnvà các sản phẩm từ tinh bột sắn
Tác giả: Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương và Nguyễn Xích Liên
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
2. Bộ môn Sinh lý học Trường Học viện Quân Y (2002), Sinh lý học, Nxb Quân đội Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học
Tác giả: Bộ môn Sinh lý học Trường Học viện Quân Y
Nhà XB: NxbQuân đội Nhân dân
Năm: 2002
3. Bộ Y tế (2003), Các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90, thế kỷ XX, Nxb Y học, tr. 74-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90, thế kỷXX
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2003
4. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2008, Môi trường làng nghề Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng môi trường quốcgia 2008, Môi trường làng nghề Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi trường
Năm: 2008
5. Bộ Tài nguyên môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia 2010, Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia 2010,Môi trường khu công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên môi trường
Năm: 2009
6. Bộ Tài nguyên môi trường (2010), Báo cáo môi trường quốc gia 2010, Tổng quan môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia 2010,Tổng quan môi trường Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên môi trường
Năm: 2010
8. Trần Văn Bé (1990), Lâm sàng huyết học, Nxb Y học Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm sàng huyết học
Tác giả: Trần Văn Bé
Nhà XB: Nxb Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1990
9. Trần Văn Bé và cộng sự (1995), “Các chỉ số huyết học người bình thường”, Lược yếu công trình nghiên cứu khoa học 1975-1994, Trung tâm huyết học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-5 .lxv Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các chỉ số huyết học người bìnhthường”
Tác giả: Trần Văn Bé và cộng sự
Năm: 1995
7. Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu, Dược liệu học và vị thuốc Việt Nam, tập 1 Nhà xuất bản y học và thể dục thể thao Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w