Một số chỉ tiêu sinh lí, huyết học của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ Như Xuân Thanh Hóa (Trang 53)

3.2.2.1. Chỉ số sinh lí

Các yếu tố môi trường, tự nhiên cũng như xã hội đều có tác động trực tiếp đến các chỉ số sinh lí và sinh hóa của cơ thể. Điều đó được thể hiện rõ ở các ĐTNC là cư dân sống trên địa bàn quanh nhà máy chế biến TBS Như Xuân (kết quả bảng 3.7).

Tần số mạch đập (nhịp/phút): Là số lần tim đập trong một phút. Tần số

mạch đập thể hiện lưu lượng máu qua tim trong một lần co bóp tống vào động mạch. Tần số mạch đập phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuổi, giới, thân nhiệt, sử dụng thuốc,… Nếu nhịp đập chậm thể tích co tim lớn, lượng máu nhiều. Ngược lại khi lượng máu qua tim trong một lần co bóp ít hơn thì nhịp tim

phải tăng để đáp ứng sự cung cấp máu cho các tổ chức trong cơ thể. Tần số mạch của người bình thường phụ thuộc vào lứa tuổi, cụ thể như sau

Bảng 3.14. Tần số mạch ở các lứa tuổi

Tuổi Tần số mạch

Người lớn 70-80

Người cao tuổi 60-70

Trẻ sơ sinh 140

Trẻ 1 tuổi 100-120

Trẻ 2- 4 tuổi 90-100

Trẻ lớn 80-90

Trong điều kiện yên tĩnh các chỉ số tim mạch đánh giá tình trạng sức khỏe của mỗi người [16].

Qua kết quả kiểm tra tần số tim mạch của nhóm nghiên cứu cho thấy tần số tim mạch của nam, của nữ trên địa bàn nghiên cứu như sau: tần số tim trung bình ở nam là 80,4 ± 5,1, ở nữ là 85,57 ± 6,2 đều cao hơn chỉ số sinh lí người bình thường tuy không lớn lắm nhưng cũng chứng minh tiếng ồn của nhà máy không loại trừ các yếu tố kim loại trong nguồn nước tăng cao gây ảnh hưởng tới tần số ti mạch của đối tượng nghiên cứu.

Huyết áp (mmHg): Huyết áp là một chỉ tiêu để đánh giá chức năng

toàn diện của tim mạch. Đó là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của động mạch. Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạnh lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu. Khi tim nghỉ các cơ tim giãn ra, thành mạch có đầy máu chảy với áp lực thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương. Người bình thường thì huyết áp tâm thu giao động từ 90-140 mmHg, huyết áp tâm trương giao động từ 50-90 mmHg. Huyết áp có thể thay đổi theo độ tuổi, tâm lí trạng thái lao động [2], [16].

Kết quả kiểm tra chỉ số huyết áp ở đối tượng nghiên cứu thu đươc HATT trung bình là 119,5 ± 18,9 ở nữ; 129 ± 19,7 ở nam giới. HATTr trung bình là 81,3 ± 8,15 ở nữ giới; 83,4 ± 15,9 ở nam giới. Các chỉ số sinh lí có sự sai khác giữa giới. HATT, HATTr của nhóm nghiên cứu cao hơn so với

HSSH. Có sự sai khác trên có thể giải thích như sau: HATT, HATTr ở nam cao hơn ở nữ là do huyết áp thay đổi theo lứa tuổi do ảnh hưởng của sự lão hóa các hệ cơ quan theo thời gian và đặc điểm tâm sinh lý khác nhau theo giới tính. Ngoài ra huyết áp tăng một phần do tác động của môi trường độ ồn tại khu vực vượt quá quy chuẩn cho phép cũng như điều kiện vi khí hậu ở khu vực nghiên cứu. Huyết áp tăng cao theo phỏng đoán ban đầu cũng có thể do nguồn nước ở đây bị nhiễm Na, Ca tuy nhiên chúng tôi chưa có điều kiện để phân tích các thông số này trong nguồn nước ngầm ở khu dân cư để đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như sự ảnh hưởng của nó lên các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cư dân.

3.2.2.2. Chỉ số huyết học

Máu là một bộ phận cấu thành của hệ máu, là môi trường của cơ thể đảm bảo cho việc duy trì sự sống ở mức tế bào và mô. Máu bao gồm huyết tương và các thành phần hữu hình khác như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, hồng cầu chiếm số lượng lớn và chủ yếu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm tỷ lệ thấp. Máu đi đến các cơ quan cuả cơ thể để đảm bảo sự tồn tại và liên kết hoạt động của tất cả các cơ quan với nhau và môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, máu ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Mặc dù các chất khác nhau không ngừng được đưa và máu và đào thải ra khỏi máu song thành phần hóa học khá ổn định. Thành phần hóa học của máu phản ánh tình trạng sinh lý của cơ thể. Do vậy, các xét nghiệm hóa sinh đóng vai trò quan trọng trên lâm sàng, giúp cho việc chuẩn đoán và tiên lượng bệnh [2], [8], [12].

Hồng cầu: Là loại tế bào máu, chứa hemoglobin, có chức năng vận

chuyển ôxy trong máu. Ở người, hồng cầu là các tế bào hình đĩa tròn, lõm hai mặt, không nhân. Mỗi tế bào hồng cầu tồn tại khoảng 120 ngày, sau đó được phá hủy ở gan và được thay thế bằng tế bào mới ở tủy xương. Số lượng hồng cầu tăng lên ở nơi thiếu ôxy. Sự tái tạo hồng cầu trong cơ thể được thực hiện phụ thuộc và hàm lượng protein và sự chuyển hóa của cơ thể. Khi bị bệnh lý hồng cầu có thể thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc và số lượng. số

lượng hồng cầu giảm là dấu hiệu cơ bản của sự thiếu máu. Những người có chế độ dinh dưỡng tốt thì khả năng thiếu máu ít xảy ra [8], [12].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ số RBC ( x 1012/l ) ở đối tượng nghiên cứu là 5,09 ± 0,37 ở nam giới; 4,79 ± 0,35 ở nữ giới. Theo chỉ số RBC (x 1012/l ) người Việt Nam bình thường, tuổi 18-59 ở nam giới là 5,05 ± 0,38; ở nữ giới là 4,66 ± 0,36 [3]. Chỉ số HGB (g/l) ở đối tượng nghiên cứu là 154,21 ± 5,2 ở nam giới; 137,45 ± 6,3 ở nữ giới. Theo chỉ số HGB (g/l) người Việt Nam bình thường, tuổi 18-59 ở nam giới là 151 ± 6; ở nữ giới là 135 ± 5. Chỉ số MCH của nhóm nghiên cứu bằng 30,29 ± 3,1 ở nam giới và 28,69 ở nữ giới. Theo chỉ số MCH của người Việt Nam bình thường, tuổi 18- 59 ở nam giới là 30,00 ± 2; ở nữ giới là 29,00 ± 2 [3].

Qua kết quả nghiên cứu bảng 3.8 chúng ta thấy rằng số lượng RBC và các chỉ số hồng cầu, HGB (g/l), MCH của đối tượng nghiên cứu vẫn nằm trong giới hạn bình thường tuy nhiên là ở giới hạn trên của HSSH có xu thế tăng điều này được lí giải bởi khu vực xã Hóa Quỳ có nhiều đồi núi địa hình hơi cao, chịu tác động từ nhà máy TBS Như Xuân. Quá trình nhà máy hoạt động nồng độ các khí CO, CO2 , nồng độ bụi tăng làm cho lượng oxi trong không khí giảm. Để thích nghi với môi trường sống số lượng hồng cầu có xu thế tăng để đảm chức năng vận chuyển khí.

Bạch cầu: Bạch cầu giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các

vật thể lạ trong máu. Nó là thành phần của hệ miễn dịch bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa bazơ, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu limpho. Tất cả các loại bạch cầu này đều tham gia vào chức năng bảo vệ cơ thể theo cơ chế tạo ra các kháng thể và thực bào để chống lại các kháng nguyên xâm nhập cơ thể [8], [12].

WBC (x 109/l): Là số lượng BC có trong một đơn vị máu. Trong một

lít máu ngoại vi có 5x109 bạch cầu. Số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và đặc biệt các bệnh bạch huyết cấp tính hoặc mãn tính [8],[3].

BC trung tính (GRA): Là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần

hoàn và có chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập vào cơ thể, vì vậy BC đa nhân trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp [8].

BC Lympho: Được tạo ra từ tổ chức Lympho (hạch, lách, tuyến ức) và

một phần từ tủy xương. Đời sống của các Lympho rất khác nhau: có loại đời sống ngắn chỉ 1-3 ngày, có loại đời sống dài tới vài tháng, vài năm, có khi cả đời người. BC Lympho già bị tiêu hủy ở lách và các tổ chức võng mô. BC Lympho là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào nhớ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với các tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi,… Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban [8].

Qua kết quả nghiên cứu về chỉ số BC của đối tượng nghiên cứu trình bày ở bảng 3.9, biểu đồ 3.9 cho thấy:

Chỉ số WBC (x 109/l ) của đối tượng nghiên cứu là 8,2 ± 3 ở nam giới,

8,23 ± 2,1 ở nữ giới. Theo chỉ số WBC (x 109/l) người Việt Nam bình thường, tuổi 18-59 ở nam giới là 8,00 ± 2,00; ở nữ giới là 8,10 ± 2,00. Chỉ số (GRA) của đối tượng nghiên cứu ở nam giới 58,62 ± 8,30; ở nữ giới 61,34 ± 8,2. Theo chỉ số GRA (%) người Việt Nam bình thường, tuổi 18-59 ở nam giới là 57,40 ± 8,4 ; ở nữ giới là 57,4 ± 8,1 [13].

BC Lympho (LYM) (x 109/l) của đối tượng nghiên cứu là 36,53 ± 7,52 ở nam giới; 36,04 ± 6,31 ở nữ giới. Theo chỉ số LYM (%) người Việt Nam bình thường, tuổi 18-59 ở nam giới là 35 ± 7,3; ở nữ giới là 35,6 ± 6,4 [3].

Tỷ lệ các loại BC tăng cao hơn so với HSSH theo lí giải của chúng tôi thì do đối tượng NC số đông là nông dân và công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường nguồn nước bị ô nhiễm họ dễ mắc các bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch nên lượng BC có xu

hướng tăng. Đồng thời có dấu hiệu nhiễm khuẩn do ảnh hưởng của môi trường nên dòng BC có xu hướng tăng giúp cơ thể chống lại bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Các chỉ số bạch cầu, các loại bạch cầu chúng tôi thu được ở khu dân cư vùng lân cận nhà máy đều cao hơn so với HSSH. Còn chỉ số hồng cầu có cao hơn một ít nhưng không đáng kể. Điều đó cho thấy tác động của ô nhiễm môi trường không khí và nước đã làm xuất hiện các triệu chứng bệnh lí về tim mạch, tiêu hóa, thần kinh làm cho số lượng bạch cầu, hồng cầu thay đổi để thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ Như Xuân Thanh Hóa (Trang 53)