Thực trạng môi trường quanh khu vực nhà máy TBS Như Xuân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ Như Xuân Thanh Hóa (Trang 47)

Từ khi xuất hiện, sinh vật mà đặc biệt là con người đã có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường xung quanh, ngược lại cũng chịu

nhiều tác động trở lại của môi trường làm thay đổi các yếu tố sinh thái và nhất là sự ô nhiễm do chính con người, động thực vật gây ra. A. Enon đã viết: “Cơ thể con người cũng như cơ thể động vật là một hệ thống phức tạp tạo nên toàn bộ hệ tự điều hòa, do những mã thông tin hóa học và thần kinh điều khiển. Các mã thông tin đó được xác lập trên các dữ kiện, thông số biến đổi của môi trường và chính bản thân cơ thể ”.

I.P.Pavlov – Nhà sinh lý học vĩ đại Nga cũng đã đưa ra nguyên lý bất hủ: “Cơ thể và môi trường luôn là một khối thống nhất biện chứng”.

Mỗi cá thể, quần thể sinh vật trong đó có con người đều sống dựa vào môi trường đặc trưng của mình, tách rời mối quan hệ tương tác đó ra sinh vật không thể tồn tại và phát triển được. Khi môi trường ổn định thì sinh vật sống ổn định, còn khi môi trường bị hủy hoại thì sinh vật cũng bị thay đổi và có thể bị diệt vong [20].

Chúng ta biết rằng quá trình cân bằng và điều hòa nhiệt được thực hiện theo phương trình Dalton: N = ± B ± DX ± DL + M

Trong đó, N là tổng nhiệt trao đổi với môi trường, B là nhiệt bức xạ, DX là nhiệt dẫn xuất hay tiếp xúc, DL là nhiệt đối lưu và M là nhiệt bốc hơi. Lượng nhiệt trao đổi bằng con đường bức xạ, dẫn xuất và đối lưu đều phụ thuộc vào nhiệt môi trường có thể dương khi nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường, và trở thành âm khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể.

Còn nhiệt bốc hơi (M) phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi qua mặt da (mồ hôi), và bốc hơi qua đường hô hấp, tiêu hóa, bài tiết.

Lượng nhiệt bốc hơi cũng được xác định qua phương trình Dalton: g = C x F x ( E x ek)

C = a + bv

Trong đó, g là lượng nhiệt bốc hơi, C là hệ số bốc hơi, F là diện tích bốc hơi, E là trị số áp suất bão hòa không khí, ek là áp suất từng phần của hơi nước ở vị trí bốc hơi, a là thành phần chất lỏng bốc hơi, bv là tốc độ đối lưu không khí (tốc độ gió).

Qua các công thức trên cho thấy nhiệt độ môi trường, độ ẩm môi trường, tốc độ gió đều là những tác nhân gây biến đổi quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể và khi quá giới hạn cho phép đều dễ dẫn đến phát sinh bệnh

lý cho cơ thể.

Các yếu tố lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và phát sinh bệnh nghề nghiệp, đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hóa phổi không hồi phục gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản. Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: nhiễm độc chì, asen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu,... Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khăn như oxycacbon, thuỷ ngân,...

Ngoài ra, các yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các loại sinh vật phẩm có tính chất kháng nguyên gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho co n n gườ i [49 ].

3.2.1.1. Thực trạng môi trường không khí quanh nhà máy TBS Như Xuân

Kết quả nghiên cứu về thực trạng môi trường không khí quanh nhà máy TBS Như Xuân (kết quả bảng 3.1) cho thấy:

Nhiệt độ không khí tương đối cao: Điều này có thể lí giải là do Hóa

Quỳ là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Thời điểm lấy mẫu vào mùa hè khi nhiệt độ trung bình của năm tương đối cao. Do đặc điểm của cộng nghệ sản xuất có sử dụng nhiệt. Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ trong phân xưởng làm việc cao gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Nhiệt độ tăng làm ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu sinh lí của con người làm tăng tần số tim, tăng huyết áp.

Nồng độ bụi: đo được tại khu vực K1 là 0,36mg/ m3, K2 là 0,33 mg/ m3. Tại khu vực K1 nồng độ bụi đã vượt 1,2 lần so với quy chuẩn cho phép. Theo chúng tôi nồng độ bụi đo được tại khu vực nhà máy vượt quá quy chuẩn cho phép là do hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật

liệu đến nhà máy và thành phần từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Bụi sinh ra từ công đoạn cấp cùi sắn vào phiễu phân phối, sấy và đóng bao sản phẩm. Bụi do quá trình cấp sắn vào phiễu phân phối phát sinh chủ yếu do đất cát dính trên củ sắn, trong điều kiên khô phát tán vào môi trường. Khi tinh bột sắn đã được sấy khô ở độ ẩm nhất định, đã đạt các thông số nhất định sẽ được chuyển sang khâu đóng gói. Tại đây tinh bột sắn được cho vào bao. Do tinh bột đã khô, trọng lượng các hạt rất nhẹ nên dễ bay thành bụi và do có tác động cơ học lên các hạt tinh bột trong quá trình đóng gói và do sự chuyển động của chúng với những cao độ khác nhau nên dễ phát sinh ra bụi. Nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Độ ồn: Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tất cả vị trí xung quanh nhà

máy đều có độ ồn nhưng với tần số thấp hơn so với khu vực tại nhà máy. Tại khu vực nhà máy độ ồn lên tới 89,2 dBA và vượt ra ngoài quy chuẩn cho phép. Độ ồn vượt quá tiêu chuẩn có thể giải thích do hoạt động của nhà máy trong dây chuyền sản xuất, từ hệ thống máy bơm trong dây chuyền sản xuất và xử lí nước thải, từ thiết bị làm lạnh, làm mát, lò hơi, của các phương tiện giao thông vận tải,… Tiếng ồn do các phương tiện vận tải chỉ xảy ra trong những khoảng thời gian ngắn, không liên tục nên tác động không lớn tới môi trường trong khu vực. Tiếng ồn, rung công nghiệp: phát sinh trong quá trình vận hành các trang thiết bị và máy móc, thể hiện bằng sự dao động của vật chất lan truyền theo kết cấu vật chất liên kết, nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ tình trạng thiết bị. Trong quá trình hoạt động của nhà máy có sử dụng các thiết bị có công suất lớn như máy khuấy rửa, máy nghiền, băng tải,… nên khi hoạt động sẽ phát sinh tiếng ồn, độ rung động do va chạm cơ khí, do chuyển động của các chi tiết máy. Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước khẳng định tác dụng của ồn và rung tần số thấp nhưng liên tục và kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hệ thống thần kinh thực vật như: rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn tâm lý, tăng huyết áp, loét dạ dày - tá tràng .

Mùi hôi: Qua kết quả phát phiếu điều tra cảm quan trên các hộ gia đình về

mùi hôi phát ra từ nhà máy cho thấy tỷ lệ hộ gia đình cho rằng mùi rất hôi thối chiếm tỷ lệ cao nhất và cao nhất ở xóm Tân Thịnh với (90%), sau đó đến xóm Đồng Xuân (70%), Luống Đồng (60%). Điều này có thể giải thích như sau: Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy các chất hữu cơ từ các hồ sinh học, bã sắn thải. Mùi hôi từ bã sắn thải do vận chuyển không kịp ra bãi tập kết bã sắn, do quá trình chế biến, tinh chế bột sắn tại các công đoạn như khuấy rửa, nghiền, trích ly,… và quan trọng nhất là công đoạn xử lý nước thải. Do có sự rơi rớt tinh bột sắn vào các bã hữu cơ tại máy móc thiết bị, các chất hữu cơ này sẽ được thủy phân do các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ. Trong quá trình phân hủy sẽ phát sinh các khí gây mùi hôi như H2S, NH3,… trong đó, H2S là khí đặc trưng khi phân hủy các chất hữu cơ. Khí này có thể bay đi khá xa (khoảng 500m vẫn có thể phát hiện ra mùi). Đồng thời xóm Tân Thịnh là xóm nhà máy đóng trên nên ở đây mùi rất hôi thối. Mùi hôi thối phát sinh từ nhà máy gây đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư sinh sống trên địa bàn.

3.2.1.2 Thực trạng về môi trường nước tại khu vực nghiên cứu

Thực trạng môi trường nước thải ở nhà máy TBS Như Xuân

Quá trình sản xuất TBS là quá trình nhu cầu sử dụng nước khá lớn khoảng 40 m3/tấn sản phẩm. Trong quá trình sản xuất có các loại nước thải là nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn. Lượng nước thải này chiếm khoảng 80-90% tổng nước sử dụng. Nước thải sinh ra do vệ sinh máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng. Nguồn nước thải sinh ra từ hoạt động vệ sinh của cán bộ công nhân viên và công nhân lao động của nhà máy như rửa chân tay, tắm giặt vệ sinh,… nguồn nước thải này chứa lượng lớn các chất gây ô nhiễm [25], [45].

Qua kết quả phân tích mẫu nước thải của nhà máy cho thấy các thông số đều vượt so với QCVN 05:2009/BTNMT nhiều lần. Thông số BOD5 vượt

5,84 lần, COD vượt 4,54 lần, NH4+vượt 8,8 lần, hàm lượng Coliform vượt 0,3 lần (kết quả ở bảng 3.4). Điều này có thể lí giải như sau: Do đặc trưng của ngành sản xuất TBS nên nước thải có nồng độ các chất BOD5, COD, NH4+ rất cao. Mặc dù nhà máy đã có hệ thống xử lí tuy nhiên hệ thống này hoạt động không hiệu quả và việc xử lí chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan chức năng nên việc các thông số của chất lượng nước thải vượt quá quy chuẩn là không tránh khỏi. Nếu không có biện pháp xử lí hiệu quá thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm, nước mặt và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Thực trạng nước mặt sông Quyền

Đối với các lưu vực sông, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có nơi ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng tuy nhiên mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của dòng chảy. Mức độ ô nhiễm cũng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các sông giảm. Tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy xả nước thải chưa qua xử lí xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm trên diện rộng dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm. Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa. Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau có những tác động lên nguồn nước mặt khác nhau [6].

Qua kết quả phân tích mẫu nước mặt ở sông Quyền cho thấy chất lượng nước mặt ở đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng các thông số BOD5 (95 mg/l), COD (138 mg/l), NH4+ (7,2 mg/l), Coliform (9732 MNP/100 ml) kết quả bảng 3.3 cho thấy các thông số vượt quy chuẩn nhiều lần. Nguồn nước mặt của sông Quyền ô nhiễm theo chúng tôi là do nước thải của nhà máy TBS Như Xuân thải ra chưa qua xử lí được xả trực tiếp vào sông Quyền nên làm nguồn nước mặt của sông bị ô nhiễm.. Cư dân xã Hóa Quỳ chủ yếu làm nông nghiệp dùng nước sông để tưới tiêu. Quá trình nông dân đi làm ruộng phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

Thực trạng môi trường nước ngầm

Nước ngầm là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hiện nay, trữ lượng nước dưới đất cung cấp từ 35-50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt đô thị toàn quốc tuy nhiên hoạt động của các ngành công nghiệp đã thải ra một lượng lớn các chất ô nhiễm theo nước mặt ngấm vào các tầng nước gây ô nhiễm các tầng chứa nước. Hiện nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Trong nước ngầm ở nước ta đã thấy dấu hiệu ô nhiễm photphat và mức ô nhiễm có xu hướng tăng theo thời gian [6].

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước ngầm trên địa bàn đã bị ô nhiễm, các thông số vượt quy chuẩn cho phép. Thông số COD vượt 2,9 lần; NH4+ vượt 12,3 lần so với QCVN 09:2008/BTNMT (kết quả bảng 3.5). Việc nước ngầm trên địa bàn bị ô nhiễm có thể giải thích như sau: Do lượng nước thải của nhà máy Sông Quyền bị ô nhiễm đã ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm. Nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong sinh hoạt là mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường lên một số chỉ tiêu sinh lí và sức khỏe của dân cư quanh nhà máy tinh bột sắn xã Hóa Quỳ Như Xuân Thanh Hóa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w