1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tiền công, tiền lương trong ngành dệt may nước ta

16 2,2K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 234 KB

Nội dung

Lương Bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc từ bỏ công ty mà ra đi.

Trang 1

Lời Nói Đầu

Lương Bổng là một trong những động lực kích thích con người làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc từ bỏ công ty mà ra đi Tất cả đều tùy thuộc vào trình độ và năng lực của các cấp quản trị Và luôn luôn là vấn đề "nhức nhối" của hầu hết các công ty ở Việt Nam Đây là một đề tài gây tranh luận sôi nổi trên diễn đàn quốc hội, trong nhiều năm qua và hiện nay nó vẫn còn là đề tài nóng bỏng đối với Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam thì nhu cầu của con người mới chỉ đảm bảo ở mức độ thấp, tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi, bảo vệ sức khỏe và học tập Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu được thể hiện tập trung ở lợi ích kinh tế - động lực trực tiếp thúc đẩy người lao động làm việc và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả Vấn đề đặt ra là: mỗi nhà quản lý cần phải biết điều tiết hài hoà các lợi ích không để lợi ích này xâm phạm hoặc làm tổn hại đến lợi ích kia Thực tế đã chứng minh rằng ở doanh nghiệp nào có chính sách tiền lương đúng đắn, tiền lương mà người lao động nhận được xứng đáng với công sức

mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp đó sẽ hăng hái lao động, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao Ngược lại nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lương tốt, người lao động được trả lương không xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra hoặc không công bằng trong việc trả lương thì sẽ không kích thích được người lao động thậm chí họ sẽ bỏ việc Sau khi đi sâu vào tìm hiểu ngành may mặc nước ta, em đã thấy được nhiều bất cập hạn

chế Để đánh giá lại tình hình trả lương trong ngành, em đã chọn đề tài: “Thực trạng tiền công, tiền lương trong ngành dệt may nước ta”

Do là một sinh viên, trong bước đầu tìm tòi, đánh giá, phân tích hệ thống trả công, việc mắc lỗi là điều khó tránh khỏi, do đó em rất mong được cô hướng dẫn, chỉ bảo, sửa chữa những thiếu sót của em để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Bố Cục Bài

Lời nói đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương, tiền công

Chương 2: Thực trạng tiền lương trong ngành dệt may

Kết luận và tài liệu tham khảo

Chương I

Trang 2

Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Tiền Công,

Tiền Lương Trong Doanh Nghiệp.

1 Khái Niệm, Bản Chất Và Chức năng Của Tiền Lương, Tiền Công

1.1 Khái niệm và bản chất của tiền công, tiền lương

Theo nghĩa rộng “Tiền công” bao trùm tất cả các hình thức bù đắp mà một doanh nghiệp dành cho người lao động Nó bao gồm tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng và các hình thức trả tiền khác

Phần chính của tiền công là tiền lương do đó trong thực tiễn chúng ta thường dùng khái niệm tiền lương với nghĩa là tiền công

Tiền lương (tiền công) là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc gì đó Tiền lương

có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ và cách tiếp cận khác nhau

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sức lao động được nhìn nhận thực sự như một hàng hóa, do vậy tiền lương không phải một cái gì khác mà chính là giá cả của sức lao động

Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sức lao động và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khi thực hiện quá trình sản xuất Sức lao động là hàng hóa cũng như mọi hàng hóa khác, nên tiền công là phạm trù trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động

Với quan điểm mới này tiền lương đã đánh giá đúng giá trị sức lao động, tiền tệ hóa tiền lương triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả lương bằng hiện vật đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia, tiền lương

đã được khai thác triệt để vai trò đòn bẩy kinh tế, nó kích thích người lao động gắn

bó hăng say với công việc hơn

Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý Tiền lương là một khoản cấu thành nên giá thành của sản phẩm, do vậy nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, tiền lương được chủ các doanh nghiệp dùng như một công cụ tích cực tác

Trang 3

động tới người lao động Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương đồng thời là động lực thúc đẩy việc tăng số lượng và chất lượng sản phẩm

Đối với người lao động, sức lao động thuộc quyền sở hữu của người lao động, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phần thu nhập, tiền lương là khoản thu nhập chính đáng của họ Tiền lương là phương tiện để duy trì và khôi phục năng lực lao động trước, trong và sau quá trình lao động (tái sản xuất sức lao động) Tiền lương nhận được là khoản tiền họ được phân phối theo lao động mà họ đã bỏ ra

Tiền lương của người lao động còn thể hiện dưới dạng tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:

+ Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người lao động nhận được hàng tháng từ kết quả lao động của mình Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình

độ, thâm niên ngay trong quá trình lao động

+ Còn tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết mà người lao động có thể trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình Do đó tiền lương thực tế không những liên quan đến tiền lương danh nghĩa

mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả hàng hóa và các công việc phục vụ

Tóm lại, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn thành công việc nào đó Tiền lương được biểu hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào số lượng lao động cũng như mức

độ phức tạp, chất độc hại của công việc để tính lương cho người lao động

Còn trong kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là: "Tiền lương được biểu hiện bằng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Được hình thành thông qua quá trình thảo luận giữa hai bên theo đúng quy định của nhà nước"

1.2 Chức năng của tiền lương

1.2.1 Chức năng thước đo giá trị của sức lao động.

Cũng như mối quan hệ của hàng hoá khác sức lao động cũng được trả công căn cứ vào giá trị mà nó đã được cống hiến và tiền lương chính là biểu hiện băng tiền của giá trị sức lao động trong cơ chế thị trường Ngày nay ở nước ta thì tiền

Trang 4

lương còn thể hiện một phần giá trị sức lao động mà mỗi cá nhân đã được bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh

1.2.2 Chức năng duy trì và mở rộng sức lao động

Đây là chức năng cơ bản của tiền lương đối với người lao động bởi sau mỗi quá trình sản kinh doanh thì người lao động phải được bù đắp sức lao động mà họ

đã bỏ ra để có thể bù đắp lại được, họ cần có thu nhập mà bằng tiền lương cộng với các khoản thu khác (mà tiền lương là chủ yếu) do vậy mà tiền lương phải giúp người lao động bù đắp lại sức lao động đã hao phí để họ có thể duy trì liên tục quá trình sản xuất kinh doanh

Mặt khác do yêu cầu của đời sống xã hội nên việc sản xuất không ngừng tăng lên về quy mô, về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu trên thì tiền lương phải

đủ để họ duy trì và tái sản xuất sức lao động với ý nghĩa cả về số lượng và chất lượng

1.2.3 Chức năng động lực đối với người lao động

Để thực hiện tốt chức năng này thì tiền lương là phần thu chủ yếu trong tổng

số thu nhập của người lao động, có như thế người lao động mới dành sự quan tâm vào công việc nghiên cứu tìm tòi các sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề làm cho hiệu quả kinh tế cao

1.2.4 Chức năng kích thích và thúc đẩy phân công lao động xã hội

Khi tiền lương là động lực cho người lao động hăng hái làm việc sản xuất thì

sẽ làm cho năng xuất lao động tăng lên, đây là tiền đề cho việc phân công lao động

xã hội một cách đầy đủ hơn Người lao động sẽ được phân công làm những công việc thuộc sở trường của họ

Ngoài các chức năng trên tiền lương còn góp phần làm cho việc quản lý lao động trong đơn vị trở nên dễ dàng và tiền lương còn góp phần hoàn thiện mối quan

hệ xã hội giữa con người với con người trong quá trình lao động

2 Xây dựng hệ thống trả lương

* Phân tích công việc:

- Tiến hành thống kê đầu tư các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp

- Thu thập những thông tin chi tiết về từng vị trí công việc cụ thể để xác định nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, các mối quan hệ của từng chức danh công việc và

Trang 5

xác định các yêu cầu chuyên môn về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, thể chất, điều kiện làm việc cần thiết của từng công việc

* Đánh giá giá trị công việc:

Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc để xác định những vị trí công việc tương tự nhau có thể được tập hợp thành nhóm làm cơ sở xác định thang lương, bảng lương cho mỗi nhóm

Các bước đánh giá giá trị công việc như sau:

- Lập danh sách các yếu tố công việc theo nhóm yếu tố công việc chủ yếu về: kiến thức, kỹ năng, trí lực, thể lực và cường độ lao động, môi trường, trách nhiệm

- Lựa chọn các vị trí để đánh giá

- Đánh giá và cho điểm các yếu tố thành phần theo các mức độ, trên cơ sở đó xác định thang điểm cho các yếu tố phù hợp với công việc

- Cân đối thang điểm giữa các yếu tố cấu thành công việc từ đó điều chỉnh lại thay đổi cho hợp lý

* Phân ngạch công việc

Sau khi phân tích, đánh giá giá trị từng công việc, mỗi nhóm công việc được quy định thành một ngạch công việc tùy theo tầm quan trọng của nhóm công việc theo trình tự phân ngạch công việc tiến hành theo các bước sau:

- Tập hợp các công việc riêng lẻ thành các nhóm công việc

- Thiết lập các mức ngạch công việc và tiêu chuẩn phân ngạch

- Quy định một ngạch công việc cho mỗi nhóm công việc

* Thiết lập thang lương, bảng lương cho từng ngạch công việc

Thiết lập thang lương bảng lương trên cơ sở các thông tin thu thập được và các yếu tố ảnh hưởng đã xem xét, việc thiết lập thang lương, bảng lương được tiến hành theo trình tự sau:

- Xác định các ngạch lương trong doanh nghiệp thông qua việc lấy thông tin từ khâu phân ngạch công việc

- Xác định số bậc lương trong mỗi ngạch căn cứ vào việc tính các điểm ưu thế theo kết quả làm việc và xem xét mức độ phức tạp

- Quy định mức lương theo ngạch và theo bậc

Trang 6

2.1 Lập kế hoạch quỹ lương

2.1.1 Khái niệm quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho cán bộ công nhân viên chức do doanh nghiệp (cơ quan quản lý sử dụng)

Trong năm kế hoạch mỗi đơn vị phải lập ra quỹ tiền lương kế hoạch và cuối mỗi năm có tổng kết xem quỹ lương báo cáo đã thực chi hết bao nhiêu

Quỹ lương kế hoạch là tổng số tiền lương dự tính theo cấp bậc mà doanh nghiệp, cơ quan dùng để trả lương cho công nhân viên chức theo số lượng và chất lượng lao động khi họ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường

Quỹ tiền lương báo cáo là tổng số tiền thực tế đã chi, trong đó có những khoản không được lập trong kế hoạch nhưng phải chi cho những thiếu sót trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không bình thường mà khi lập kế hoạch chưa tính đến

2.1.2 Cách xác định quỹ tiền lương

* Xác định quỹ lương kế hoạch: quỹ lương kế hoạch được xác định theo

công thức sau:

∑VKH = [Lđb x TLmin DN x (Hcb + Hpc) + Vvc] x 12 tháng Trong đó:

∑VKH Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch

Lđb Lao động định biên: được tính trên cơ sở định mức lao động

tổng hợp của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi

TLmin DN Mức lương tối thiểu điều chỉnh trong doanh nghiệp, do doanh

nghiệp lựa chọn trong khu quy định

Hcb Hệ số cấp bậc công việc bình quân: được xác định căn cứ vào

tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và định mức lao động

Hcp Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn

giá tiền lương

Vvc Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa

tính trong định mức lao động tổng hợp

* Xác định quỹ lương báo cáo:

Trang 7

Quỹ lương báo cáo được xác định theo công thức:

∑VBC = (VDG x CSXKD)+ Vpc + VBS + VTG Trong đó:

∑VBC Tổng quỹ tiền lương năm báo cáo

VDG Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao

CSXKD Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hóa thực

hiện hoặc doanh thu

Vpc Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác không tính

trong đơn giá theo quy định, tính theo số lao động thực tế được hưởng với từng chế độ

VBS Quỹ tiền lương bổ sung, chỉ áp dụng với doanh nghiệp được

giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm Quỹ này gồm: quỹ tiền lương nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, ngày lễ lớn, tết

VTG Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số thực tế làm

thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật lao động

3 Các hình thức trả lương

3.1 Hình thức trả lương theo thời gian

Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với người làm công tác quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng ở những bộ phận lao động bằng máy móc thiết bị là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất của sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, sẽ không đem lại hiệu quả thiết thực

Hình thức trả lương theo thời gian gồm 2 chế độ:

3.1.1 Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn

Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định Chế độ trả lương này áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác

Công thức tính như sau:

LTT = LCB x T Trong đó:

LTT Lương thực tế người lao động nhận được

Trang 8

LCB Lương cấp bậc tính theo thời gian

T Thời gian lao động thực tế

Có 3 loại lương theo thời gian giản đơn là:

- Lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc

- Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực

tế trong tháng

- Lương tháng: tính theo mức lương cấp bậc tháng

Chế độ tiền lương này có nhiều hạn chế vì tiền lương không gắn với kết quả lao động, nó mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động

3.1.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng

Lương tháng = Tiền lương theo

thời gian lao động + Tiền thưởng

- Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định Chế độ trả lương này thường được áp dụng đối với công nhân hụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị Ngoài ra, còn áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa cao hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng

3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm

So với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm ngày càng chiếm được ưu thế và sử dụng rộng rãi với nhiều chế độ linh hoạt bởi vì nó mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) mà họ đã hoàn thành Đây

là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm Việc tính lương cho người lao động được căn cứ vào đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm

LSP = ĐG x MH Trong đó:

LSP Lương trả theo sản phẩm

Trang 9

ĐG Đơn giá sản phẩm

MH Số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ

So với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm

có ưu điểm hơn hẳn Quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động, gắn tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi người Do vậy, kích thích người lao động nâng cao chất lượng lao động, khuyến khích họ học tập về văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề của mình

Dưới đây là các chế độ trả lương của hình thức trả lương theo sản phẩm:

3.2.1Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.

Chế độ trả lương này được áp dụng khi người lao động làm việc mang tính chất tương đối độc lập, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách

cụ thể và riêng biệt Tiền công của người lao động được tính theo công thức sau:

Đơn giá = L/Q hay Đơn giá=L x T

L: lương cấp bậc công việc Q: mức lương sản lượng T: mức lương thời gian Lương của công nhân là: Ltt = ĐG x Qtt

Trong đó:

Ltt Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân

ĐG Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm

Qtt Số sản phẩm công nhân đó làm ra

Ưu điểm:

- Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ

- Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp

- Trả lương theo chế độ này thể hiện được rõ mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động

Nhược điểm:

- Dễ làm, công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng của sản phẩm

- Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt, người lao động sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị

3.2.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể

Trang 10

Chế độ này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện

n

ĐG = ∑ Li x Ti

Li: mức lương cấp bậc của công việc i

∑Li: tổng lương cấp bậc của cả nhóm công nhân Ti: mức lương thời gian của công việc i

Tổng số tiền lương của cả nhóm là:

Ltt = ĐG x Qtt Trong đó:

Ltt Tiền lương sản phẩm tập thể của cả tổ, nhóm

ĐG Đơn giá một đơn vị sản phẩm tính theo tập thể

Qtt Số sản phẩm của cả tổ, nhóm trong tháng

Ưu điểm:

Khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của cả tổ

Nhược điểm:

Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ,

do đó không khuyến khích nâng cao năng suất cá nhân Mặt khác do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khỏe, thái độ lao động nên chưa thực hiện đầy đủ theo nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động

3.2.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Chế độ này thường áp dụng đối với công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất của những công việc chính hưởng lương theo sản phẩm

ĐG = ĐG: đơn giá lương sản phẩm của công việc phụ hay phục vụ L: lương cấp bậc của công nhân phụ hay phục vụ

Q: mức sản lượng của công nhân chính M: số máy được công nhân phụ phục vụ i=1

Ngày đăng: 20/04/2013, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w