SKKN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIẢNG DẠY PHẦN ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

25 430 2
SKKN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIẢNG DẠY PHẦN ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có một quyển sách nổi tiếng của tác giả Thomas L.Friedman “Thế giới là phẳng” và nhân tố làm phẳng ở đây chính là công nghệ thông tin (CNTT). Bước sang thế kỷ 21, với sự phát triển như vũ bão của CNTT đã giúp rút ngắn “mọi khoảng cách trên trái đất”. Mạng internet chia sẻ nguồn thông tin khổng lồ, giúp việc tìm kiếm thông tin của con người trở nên dễ dàng hơn. CNTT cũng là một phương tiện dạy học tuyệt vời trong xu thế dạy học hiện đại. Vai trò của CNTT ngày nay là không thể phủ nhận.Thiết nghĩ xu hướng dạy học đúng đó là công việc dạy học làm trẻ chủ động tiếp thu và những kiến thức đi vào học sinh một cách rất tự nhiên. Khả năng ghi nhớ hình ảnh là tốt hơn chữ, bên cạnh đó việc cho quan sát các đoạn phim ngắn phù hợp với nội dung bài học, thiết kế các trò chơi ứng dụng CNTT… là phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em học sinh, tạo được hứng thú trong học tập.Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm và trong chương trình Sinh học 7 các em được nghiên cứu về thế giới động vật. Để học sinh có thể nắm được nội dung của bài học một cách chủ động và dễ dàng thì điều kiện tiên quyết là phải giúp các em biết được đối tượng mình đang nghiên cứu. Đối với những loài động vật có kích thước lớn như các loài thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú… Đa số các em đã được nhìn thấy trong thực tế hoặc thông qua phim ảnh nên các em đã hình thành được khái niệm cơ bản về những loài đó. Còn đối với những loài có kích thước rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường, cụ thể là các loài thuộc “Ngành động vật nguyên sinh” đã làm khó cho các em học sinh rất nhiều. Vậy thì có thể làm cách nào để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài học khi mà các em chưa được tận mắt nhìn thấy những đối tượng này?. Câu trả lời chính là giáo viên cần sử dụng CNTT làm phương tiện để truyền tải những hình ảnh, những đoạn phim về các đối tượng đang nghiên cứu đến học sinh, thông qua nhiều cách khác nhau.Đó cũng là lý do khiên tôi chọn đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin giảng dạy phần Động vật nguyên sinh” trong chương trình Sinh học lớp 7.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễnTrong quá trình thực giảng ở trường, cá nhân tôi nhận thấy dạy học bằng CNTT đã mang lại cho học sinh rất nhiều hứng thú. Để khai thác được hiệu quả cao nhất, cá nhân tôi rút ra được một số lưu ý khi giảng dạy bằng CNTT như sau:Thứ nhất, khi soạn bài giảng cần lưu ý về cách trình bày: sử dụng Font chữ có kích thước đủ lớn để người học có thể nhìn thấy rõ (Font Times New Roman cỡ chữ 28 đối với tiêu đề và cỡ chữ 24 đối với nội dung); không quá lạm dụng màu sắc và hiệu ứng của phần mềm Power Point vì sẽ làm cho người học mất tập trung vào nội dung bài học; nội dung trên Slide phải đơn giản hoặc minh họa bằng hình ảnh, tránh việc viết quá nhiều chữ trên một Slide.Thứ hai, về kết cấu nội dung bài giảng phải rõ ràng để các em có được cái nhìn tổng quát của bài học. Trong bài giảng thì những hình ảnh và các đoạn phim là phương tiện trực quan giúp truyền tải kiến thức. Ngoài ra, để giúp học sinh tích cực hơn trong học tập cần lựa chọn các mục có thể tạo bảng nhóm, sử dụng phiếu học tập. Một phần nữa mà các em rất mong chờ đó là các trò chơi dạy học. Do đó, cần thiết kế nhiều trò chơi khác nhau chứa đựng nội dung bài học phù hợp để tạo sự chờ đợi, hấp sẫn, lôi cuốn các em xuyên suốt tiết học.Tuy vậy, chúng ta cũng không thể áp đặt một vài phương pháp vào cho tất cả các lớp. Điều quan trọng là phải căn cứ vào từng đối tượng nhất định để có phương pháp thích hợp. Trong giảng dạy, cá nhân tôi nhận thấy trên lớp giảng dạy theo phương pháp truyền thống rất khó thu hút được các em học sinh có cá tính. Nhưng khi được học, được tham gia hoạt động với bài giảng Power Point các em lại tỏ ra rất hăng say và thích thú.

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Có một quyển sách nổi tiếng của tác giả Thomas L.Friedman - “Thế giới là phẳng” và nhân tố làm phẳng ở đây chính là công nghệ thông tin (CNTT). Bước sang thế kỷ 21, với sự phát triển như vũ bão của CNTT đã giúp rút ngắn “mọi khoảng cách trên trái đất”. Mạng internet chia sẻ nguồn thông tin khổng lồ, giúp việc tìm kiếm thông tin của con người trở nên dễ dàng hơn. CNTT cũng là một phương tiện dạy học tuyệt vời trong xu thế dạy học hiện đại. Vai trò của CNTT ngày nay là không thể phủ nhận. Thiết nghĩ xu hướng dạy học đúng đó là công việc dạy học làm trẻ chủ động tiếp thu và những kiến thức đi vào học sinh một cách rất tự nhiên. Khả năng ghi nhớ hình ảnh là tốt hơn chữ, bên cạnh đó việc cho quan sát các đoạn phim ngắn phù hợp với nội dung bài học, thiết kế các trò chơi ứng dụng CNTT… là phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em học sinh, tạo được hứng thú trong học tập. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm và trong chương trình Sinh học 7 các em được nghiên cứu về thế giới động vật. Để học sinh có thể nắm được nội dung của bài học một cách chủ động và dễ dàng thì điều kiện tiên quyết là phải giúp các em biết được đối tượng mình đang nghiên cứu. Đối với những loài động vật có kích thước lớn như các loài thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú… Đa số các em đã được nhìn thấy trong thực tế hoặc thông qua phim ảnh nên các em đã hình thành được khái niệm cơ bản về những loài đó. Còn đối với những loài có kích thước rất nhỏ, không nhìn thấy được bằng mắt thường, cụ thể là các loài thuộc “Ngành động vật nguyên sinh” đã làm khó cho các em học sinh rất nhiều. Vậy thì có thể làm cách nào để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài học khi mà các em chưa được tận mắt nhìn thấy những đối tượng này?. Câu trả lời chính là giáo viên cần sử dụng CNTT làm phương tiện để truyền tải những hình ảnh, những đoạn phim về các đối tượng đang nghiên cứu đến học sinh, thông qua nhiều cách khác nhau. Đó cũng là lý do khiên tôi chọn đề tài “Ứng dụng Công nghệ thông tin giảng dạy phần Động vật nguyên sinh” trong chương trình Sinh học lớp 7. Giáo viên: Phạm Hữu Sơn 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 2.1. Cơ sở lý luận Kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cơ chế hoạt động của não bộ con người. Não bộ của chúng ta có thể dễ dàng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn so với những dòng chữ khô khan. Đối với học sinh thì điều này lại càng chính xác hơn, các em rất tò mò trong khi khả năng tư duy tưởng tượng của các em chưa hoàn thiện. Vì vậy, khi được quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan, hình thức khác nhau sẽ để lại dấu vết trong trí não các em, hình thành trí nhớ lâu dài. Trong những cách ghi nhớ “hiện đại” cũng đã chứng minh điều này, điển hình là phương pháp ghi nhớ bằng “Bản đồ tư duy” của Warren Buffe. Bằng cách sử dụng CNTT chúng ta có thể tìm kiếm được rất nhiều hình ảnh, đoạn phim khác nhau, thiết kế được nhiều trò chơi sinh động để phục vụ cho một bài giảng. Từ đó, thông qua Phần mềm dạy học (PMDH) cùng với kĩ năng sư phạm của Giáo viên để truyền tải tới học sinh một cách thu hút nhất, dẫn dắt để người học tự giác chủ động, tự đi đến kiến thức. Nhằm tăng cường tính tự giác, tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh bằng cách đổi mới các phương pháp dạy học trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng CNTT. Các văn bản pháp luật cũng đã quy định rõ: Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; Điều 5 luật giáo dục năm 2005 được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 11 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh thế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được hội nghị trung ương lần tám, khoá XI cũng nêu rõ cần “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”; Trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 cũng xác định “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học…” 2.2. Cơ sở thực tiễn Sử dụng CNTT trong dạy và học không còn xa lạ đối với Giáo viên cũng như học sinh. Các phần mềm Power Point, Violet, Flash… hay các công cụ hỗ trợ như Paint, Photoshop, Google cũng đã rất quen thuộc. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT như thế nào, sử dụng các phần mềm như thế nào để vừa đơn giản trong thao tác vừa mang lại hiệu quả cao và đúng chỗ cần truyền tải là rất cần thiết. CNTT thông tin hỗ trợ tuyệt vời trong việc dạy học nhưng thiết nghĩ điều quan trọng nhất là phải sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng và không phải tất cả bài học đều thích hợp để dạy bằng CNTT. Cứ tưởng tượng, một buổi học sinh phải ngồi học tất cả 5 tiết đều nhìn vào máy chiếu thì chắc hẳn sự hứng thú, tính chủ động cũng giảm đi rất nhiều. Chưa kể để thiết kế được một bài giảng ứng dụng CNTT hay và thu hút được người học đòi hỏi người Giáo viên phải đầu tư thời gian rất nhiều. 2 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Trong thực tế dạy học, cá nhân tôi nhận thấy các đối tượng nhỏ bé thuộc ngành Động vật nguyên sinh như: Trùng giày, Trùng biến hình, Trùng kiết lị, Trùng sốt rét… trong Chương 1, Sinh học lớp 7 khiến cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn do các em chưa được nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy, các em có 1 tiết thực hành quan sát một số Động vật nguyên sinh đầu chương nhưng trong điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được, thời gian quá ngắn nên hầu như các em chưa quan sát được đối tượng nghiên cứu. PHẦN II: NỘI DUNG Trong phạm vi đề tài tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình trong việc tiến hành soạn bài giảng cho các bài học thuộc Chương 1 – Ngành động vật nguyên sinh Hình thức soạn bài sử dụng phần mềm Power Point, tận dụng thế mạnh của phần mềm để ứng dụng vào giảng dạy. Để thiết kế được một bài giảng vừa thu hút được chú ý vừa kích thích tính tích cực của học sinh và để đạt được hiệu quả cao cần có 3 yếu tố: tài liệu trực quan (hình ảnh, phim), tạo bảng hoạt động nhóm và sử dụng trò chơi. 1. Tài liệu trực quan Để có được một bài giảng hay, yêu cầu người soạn phải có được đầy đủ các “nguyên liệu” cần thiết bao gồm hình ảnh và các đoạn phim… 1.1. Xác định các tài liệu cần thiết phục vụ cho bài giảng 1.2.1. Bài 4 – Trùng roi - Hình 4.1 trang 17 sách giáo khoa - Hình 4.2 trang 18 sách giáo khoa - Đoạn phim: các bước sinh sản phân đôi ở trùng roi - Đoạn phim: tập đoàn Vôn vốc 1.2.2. Bài 5 – Trùng biến hình và trùng giày - Hình 5.1 trang 20 sách giáo khoa - Hình 5.2 trang 20 sách giáo khoa - Đoạn phim: các bước bắt mồi của trùng biến hình - Hình 5.3 trang 21 sách giáo khoa 1.2.3. Bài 6 – Trùng kiết lị và trùng sốt rét - Hình 6.1. trang 23 sách giáo khoa - Hình 6.2. trang 23 sách giáo khoa - Hình 6.3. trang 24 sách giáo khoa - Hình 6.4. trang 24 sách giáo khoa 3 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn - Đoạn phim: vòng đời phát triển của muỗi Anôphen - Bảng: so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét 1.2.4. Bài 7 – Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Bảng 1: đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh - Bảng 2: vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh 1.2. Tìm kiếm tài liệu 1.2.1. Tìm kiếm hình ảnh Đối với những hình ảnh có trong sách giáo khoa chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm bằng cách nhập đúng tên của hình. Ví dụ: Hình 4.1 cấu tạo cơ thể trùng roi. Bước 1: sử dụng trình duyệt Web Cốc cốc, nhập vào tên trang Google.com Bước 2: chọn mục tìm kiếm hình ảnh (images) Bước 3: nhập từ khóa “Hình 4.1 cấu tạo cơ thể trùng roi” và nhấp vào biểu tượng tìm kiếm trên thanh công cụ. 4 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Bước 4: Chọn hình ảnh cần tìm sau đó Click chuột phải chọn “Sao chép hình ảnh” 1.2.2. Tìm kiếm các đoạn phim Trong quá trình soạn các bài giảng, cá nhân tôi nhận thấy rằng muốn tìm được các đoạn phim tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy như ý muốn cần phải có “thủ thuật” tìm kiếm. Bằng cách thay đổi các từ khóa tìm kiếm khác nhau và đặc biệt sử dụng từ khóa tìm kiếm bằng tiếng anh chúng ta có thể tìm thấy được nhiều kết quả hơn để lựa chọn đoạn phim thích hợp. Ví dụ: để tìm được đoạn phim về “Tập đoàn trùng roi” chúng ta vào trang Youtube.com gõ vào cụm từ tìm kiếm là “Tập đoàn trùng roi” hoặc “Tập đoàn vôn vốc” hoặc “Vôn vốc” thì kết quả tìm kiếm sẽ cho như sau: 5 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Cũng như vậy, nhưng với từ khóa tìm kiếm tiếng anh như là “Colony Volvox” (tập đoàn Vôn vốc) thì kết quả tìm kiếm hiển thị rất nhiều đoạn phim khác nhau. Từ đó chúng ta có thể chọn đoạn phim có nội dung cần sử dụng. Trong trường hợp, chúng ta cần tìm các đối tượng là tên của động vật thì cần dùng từ tìm kiếm là tên khoa học của nó. Ví dụ: họ trùng giày – Paramecium 6 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Sau khi lựa chọn được đoạn phim thích hợp, chúng ta tải về máy bằng cách click chuột vào mục “Tải về” ở góc bên trái phía trên màn hình: 1.3. Xử lí tài liệu Sau khi tải xuống các hình ảnh hoặc đoạn phim mong muốn. Chúng ta cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với mục đích sử dụng trong bài giảng. Cụ thể, đối với hình ảnh chúng ta cần thêm, bớt, thay đổi chú thích hoặc xóa các chú thích để sử dụng làm phương tiện dạy học. Để thực hiện các thao tác trên một cách đơn giản và hiệu quả, cá nhân tôi thường sử dụng công cụ “Paint” đã tích hợp sẵn trong máy tính. 7 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Ví dụ: khi sử dụng hình 41. Cấu tạo cơ thể trùng roi để nhằm mục đích giúp học sinh tự chủ động tìm các cơ quan của trùng roi hoặc để củng cố kiến thức, chúng ta cần xóa phần chú thích của hình. Để xóa phần chú thích cần tiến hành các thao tác sau: Bước 1: mở công cụ Paint bằng cách Click chọn Start (góc bên trái, phía dưới màn hình máy tính)  Paint Bước 2: Dán hình cần chỉnh sửa vào màn hình giao diện Paint bằng cách Click chuột vào biểu tượng “Paste” ở góc trên, bên trái màn hình. Bước 3: Click chuột vào biểu tượng “Select” sau đó kéo rê chuột lên phần hình ảnh cần cắt sau đó Click chọn biểu tượng “Cut”. 8 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Ngoài ra, công cụ Paint còn cho phép chúng ta chỉnh sửa một số vấn đề đơn giản như chèn chữ, thay đổi kích cỡ, thêm chú thích... 9 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Đối với các đoạn phim, sau khi tải về máy tính vì lí do nào đó như dung lượng quá lớn khiến việc chèn vào phần mềm Power Point khó khăn hay chúng ta chỉ cần 1 đoạn rất ngắn nằm ở giữa đoạn phim để giúp cho công việc giảng dạy…. Khi đó chúng ta cần phải cắt đoạn phim cần sử dụng. Để thực hiện công việc này một cách nhẹ nhàng chúng ta cần sử dụng phần mềm “Free Video Cutter” (phần mềm cắt phim miễn phí). Trình tự các bước để cắt một đoạn phim như sau: 1. Click chọn vào hộp thoại “Select File” để chọn đoạn phim muốn cắt 2. Kéo rê chuột đến đoạn bắt đầu cắt 3. Kéo rê chuột đến đoạn kết thúc 4. Click chọn vào hộp thoại “Select” sau đó chọn đường dẫn tới chỗ muốn lưu đoạn phim sau khi cắt 5. Click chọn hộp thoại “Start” Trong nhiều trường hợp chúng ta cũng có thể tạo một đoạn phim rất đơn giản nhờ vào các hiệu ứng của phần mềm Power point Ví dụ: từ hình ảnh 4.2. Các bước sinh sản phân đôi ở trùng roi 10 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Nhằm để học sinh có thể thấy rõ hơn các bước sinh sản của trùng roi, chúng ta sẽ tạo một đoạn phim ngắn từ hình 4.2, các bước cụ thể như sau: Bước 1: Dùng công cụ Paint để cắt 6 hình ảnh thể hiện 6 bước sinh sản của trùng roi. Sau khi cắt, lần lượt Paste (dán) 6 hình ảnh vào 1 Slide của phần mềm Point. Lần lượt chọn hiệu ứng “appear”(Animations/Custom Animation/Add Effect/Entrance/Appear) 11 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Bước 2: chọn tất cả các hiệu ứng, vào mục Timing sau đó chọn After Previous ở hộp thoại Start và chọn thời gian xuất hiện ở hộp thoại Delay 12 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn 2. Tạo bảng hoạt động nhóm Trong quá trình giảng dạy, cá nhân tôi nhận thấy rằng sử dụng phần mềm Power Point có thể giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc chuẩn bị dụng cụ giảng dạy. Đặc biệt, theo cách giảng dạy truyền thống, nếu người giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm thì yêu cầu phải chuẩn bị Bảng phụ giáo viên (dùng phấn, bút lông hoặc in trên khổ giấy A0 ), bảng phụ học sinh, bút lông … Nếu ứng dụng phần mềm Power Point vào giảng dạy thì công việc trên sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều lần. Ví dụ: mục “I – Đặc điểm chung” thuộc” bài 7 – Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh”, giáo viên có thể thiết kế “bảng 1 – Đặc điểm chung 13 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn của ngành Động vật nguyên sinh” bằng phần mềm Power Point để thực hiện dạy học nhóm. Bước 1: Mở phần mềm Power Point và tạo bảng 1 như sau (Insert/ Table): Bước 2: Tạo các Text Box chứa các từ đáp án (Mỗi đáp án trong một Text Box) Bước 3: Lần lượt chọn hiệu ứng xuất hiện cho từng Text Box (Animations/ Custom Animation/ Add Effect/ Entrance/ Appear) 14 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Khi sử dụng bảng đã tạo trên Slide Power Point để giảng dạy chúng ta không cần chuẩn bị bảng phụ cho học sinh. Thay vào đó chỉ cần chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập được in trên giấy A4. Sau khi học sinh thảo luận và điền đáp án vào học tập, giáo viên sẽ đưa ra đáp án đúng. Khi đó, giáo viên vừa Click để đáp án xuất hiện vừa có thể giảng giải để chốt lại kiến thức cho học sinh. 3. Trò chơi dạy học Trong giảng dạy, một giáo viên thành công là người có khả năng lôi cuốn học sinh của mình vào các hoạt động học tập. Trò chơi dạy học là một hoạt động làm học sinh hứng thú nhất. Thông qua trò chơi, tri thức sẽ được các em lĩnh hội một cách dễ dàng, củng cố và khắc sâu kiến thức, tạo sự say mê trong học tập và là cơ hội cho các em bộc lộ khả năng của bản thân. Thông qua trò chơi kiến thức được truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng, giúp người học tự giác, độc lập, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Không những vậy, thông qua trò chơi còn giúp cho người học xây dựng tính đoàn kết, cải thiện khả năng giao tiếp, thuyết trình, rèn luyện trí nhớ, kĩ năng sáng tạo và phán đoán… Trong quá trình giảng dạy cá nhân tôi nhận thấy, việc sử dụng trò chơi dạy học đạt hiệu quả tích cực trong việc mở bài và củng cố bài học. Sử dụng trò chơi dạy học để mở bài tạo cho người học tâm lý hưng phấn giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn. Trò chơi dạy học dùng trong củng cố để khắc sâu kiến thức. Phần mềm Power Point giúp chúng ta thiết kế được rất nhiều trò chơi dạy học thú vị. Ví dụ 1: “Bài 4 – Trùng roi” có thể thiết kế trò chơi “hái hoa dân chủ” nhằm củng cố bài học như sau. Bước 1: Tạo bông hoa có đánh số ở các cánh hoa và nhụy hoa (chèn các hình bằng cách: Insert/ Shapes/ Oval. Sau đó chọn màu sắc phụ hợp, chọn Add Text để đánh số) 15 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Bước 2: Chèn các Text Box có nội dung là các câu hỏi cần kiểm tra và câu trả lời. Ở đây chúng ta cần có 6 Text Box với sáu câu hỏi và 6 Text Box với 6 câu trả lời có đánh số thứ tự từ 1,2,3,4,5,6. Các Text Box câu hỏi chồng lên nhau và các Text Box câu trả lời chồng lên nhau. Với câu hỏi số 1, Sau khi nhập nội dung vào Text Box cần chọn hiệu ứng xuất hiện cho Text Box (chọn vào Text Box sau đó chọn lệnh Animations/ Animation/ Add Effect/ Entrance/ Appear) Sau khi chọn hiệu ứng xuất hiện cho Text Box mang câu hỏi số 1. Chúng ta cần tiếp tục tạo hiệu ứng liên kết để khi Click vào cánh hoa mang số 1 sẽ xuất hiện câu hỏi số 1: Timing/ Triggers/ Start Effect on click of/ Hình cánh hoa chứa số 1. 16 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Tiếp theo chọn hiệu ứng xuất hiện cho Text Box chứa câu trả lời: chọn vào Text Box sau đó chọn lệnh Animations/ Animation/ Add Effect/ Entrance/ Appear 17 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Liên kết đến Hình cánh hoa số 1 để khi Click vào cánh hoa sẽ làm xuất hiện Text Box câu trả lời: Timing/ Triggers/ Start Effect on click of/ Hình cánh hoa chứa số 1 18 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Cuối cùng, chúng ta chọn Text Box câu hỏi, Text Box câu trả lời và Hình cánh hoa số 1 sau đó tạo hiệu ứng biến mất cho cả ba đối tượng bằng hiệu ứng Exit (Animations/ Animation/ Add Effect/ Exit/ Blinds). Sau đó chọn liên kết đến hình cánh hoa số 1: Timing/ Triggers/ Start Effect on click of/ Hình cánh hoa số 1. 19 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Tương tự như vậy chúng ta tạo hiệu ứng cho câu hỏi và câu trả lời thứ 2 đến câu hỏi và câu trả lời thứ 6. Để trò chơi diễn ra sôi nổi, người giáo viên cần chia lớp thành hai đội khác nhau để tạo ra tính cạnh tranh giữa hai đội và nên có phần quà hoặc điểm thưởng cho đội thắng cuộc. Ví dụ 2: “Bài 6 – Trùng kiết lị và trùng sốt rét” có thể thiết kế trò chơi “Đi tìm vòng nguyệt quế” nhằm củng cố bài học như sau. Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội Xanh và Đỏ. Có 6 câu hỏi tất cả, các đội sẽ lần lượt thay nhau chọn câu hỏi. Đội nào trả lời đúng thì sẽ được bước lên 1 bậc thang, nếu trả lời sai sẽ phải đứng ở vị trí cũ. Đội nào bước lên đỉnh bậc thang trước là đội chiến thắng và dành được vòng nguyệt quế. Bước 1: Thiết kế một Slide Power Point với bối cảnh như sau Bước 2: Chọn hiệu ứng bước lên cầu thang cho hình ảnh 2 đại diện của 2 đội Xanh và Đỏ (Animations/ Animation/ Add Effect/ Motion Paths/ Draw Custom Path/ Curve) 20 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Bước 3: Chọn hiệu ứng cho vòng nguyệt quế (Animations/ Animation/ Add Effect/ Entrance/ Fly in) sau đó chọn liên kết đến hình Oval xanh và Oval đỏ (Timing/ Triggers/ Start Effect on click of/ Hình Oval) 21 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Bước 4: Tạo các Text Box chứa câu hỏi số 1, câu trả lời số 1 và tạo biểu tượng thể hiện câu hỏi số 1 như sau 22 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Sau đó chúng ta chọn hiệu ứng xuất hiện, biến mất và liên kết đến hình vuông số 1. Phần này chúng ta làm tương tự giống như bước 2 trò chơi “Hái hoa dân chủ” của ví dụ 1. Tương tự như vậy, lần lượt từ câu số 1 đến câu 6. Ngoài ra, để củng cố lại bài học chúng ta cũng có thể sử dụng thêm câu hỏi trắc nghiệm hay một số trò chơi khác như ô chữ may mắn, trò chơi ô chữ… 4. Một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Trong dạy học, có rất nhiều phương pháp truyền đạt khác nhau và thật khó để nói rằng một phương pháp nào đó là hoàn mỹ. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau căn cứ vào đối tượng giảng dạy để đạt được kết quả cao nhất. 23 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Trong quá trình thực giảng ở trường, cá nhân tôi nhận thấy dạy học bằng CNTT đã mang lại cho học sinh rất nhiều hứng thú. Để khai thác được hiệu quả cao nhất, cá nhân tôi rút ra được một số lưu ý khi giảng dạy bằng CNTT như sau: Thứ nhất, khi soạn bài giảng cần lưu ý về cách trình bày: sử dụng Font chữ có kích thước đủ lớn để người học có thể nhìn thấy rõ (Font Times New Roman cỡ chữ 28 đối với tiêu đề và cỡ chữ 24 đối với nội dung); không quá lạm dụng màu sắc và hiệu ứng của phần mềm Power Point vì sẽ làm cho người học mất tập trung vào nội dung bài học; nội dung trên Slide phải đơn giản hoặc minh họa bằng hình ảnh, tránh việc viết quá nhiều chữ trên một Slide. Thứ hai, về kết cấu nội dung bài giảng phải rõ ràng để các em có được cái nhìn tổng quát của bài học. Trong bài giảng thì những hình ảnh và các đoạn phim là phương tiện trực quan giúp truyền tải kiến thức. Ngoài ra, để giúp học sinh tích cực hơn trong học tập cần lựa chọn các mục có thể tạo bảng nhóm, sử dụng phiếu học tập. Một phần nữa mà các em rất mong chờ đó là các trò chơi dạy học. Do đó, cần thiết kế nhiều trò chơi khác nhau chứa đựng nội dung bài học phù hợp để tạo sự chờ đợi, hấp sẫn, lôi cuốn các em xuyên suốt tiết học. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể áp đặt một vài phương pháp vào cho tất cả các lớp. Điều quan trọng là phải căn cứ vào từng đối tượng nhất định để có phương pháp thích hợp. Trong giảng dạy, cá nhân tôi nhận thấy trên lớp giảng dạy theo phương pháp truyền thống rất khó thu hút được các em học sinh có cá tính. Nhưng khi được học, được tham gia hoạt động với bài giảng Power Point các em lại tỏ ra rất hăng say và thích thú. 24 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn PHẦN III. KẾT LUẬN Sáng kiến kinh nghiệm mang lại những kết quả như sau: 1. Giúp học sinh nắm rõ hơn đối tượng mình đang nghiên cứu. Khi đã quan sát được về các đối tượng nhỏ bé thuộc nghành động vật nguyên sinh đã giúp các em hiểu rõ hơn bài học, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Bằng CNTT các em không còn phải hình dung trong đầu về Trùng giày, trùng roi xanh, trùng kiết lị… mà được quan sát rõ ràng qua các đoạn phim, hình ảnh. 2. Phát huy được tính chủ động sáng tạo, tích cực của học sinh. Giúp các em hăng say trong học tập và có thể ghi nhớ nội dung bài tại lớp thông qua kênh hình ảnh, qua hoạt động, trò chơi, trải nghiệm thay vì những dòng chữ dài trên giấy. 3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết bao gồm: kĩ năng quan sát, kĩ năng tư duy, kĩ năng làm việc nhóm. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy của mình. Trong quá trình giảng dạy bản thân đã áp dụng và nhận thấy có hiệu quả tích cực. Qua các tiết học, đã kích thích được tinh thần học tập của học sinh, làm cho các em hăng say hơn, chủ động hơn và tự giác tham gia hoạt động học tập. Hy vọng với sáng kiến kinh nghiệm này có thể góp phần nhỏ bé vào việc soạn bài giảng của đồng nghiệp. Rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn! 25 [...]... các hiệu ứng, vào mục Timing sau đó chọn After Previous ở hộp thoại Start và chọn thời gian xuất hiện ở hộp thoại Delay 12 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn 2 Tạo bảng hoạt động nhóm Trong quá trình giảng dạy, cá nhân tôi nhận thấy rằng sử dụng phần mềm Power Point có thể giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc chuẩn bị dụng cụ giảng dạy Đặc biệt, theo cách giảng dạy truyền thống, nếu người giáo viên sử dụng phương... người giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm thì yêu cầu phải chuẩn bị Bảng phụ giáo viên (dùng phấn, bút lông hoặc in trên khổ giấy A0 ), bảng phụ học sinh, bút lông … Nếu ứng dụng phần mềm Power Point vào giảng dạy thì công việc trên sẽ nhẹ nhàng đi rất nhiều lần Ví dụ: mục “I – Đặc điểm chung” thuộc” bài 7 – Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh , giáo viên có thể thiết kế... Point để giảng dạy chúng ta không cần chuẩn bị bảng phụ cho học sinh Thay vào đó chỉ cần chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập được in trên giấy A4 Sau khi học sinh thảo luận và điền đáp án vào học tập, giáo viên sẽ đưa ra đáp án đúng Khi đó, giáo viên vừa Click để đáp án xuất hiện vừa có thể giảng giải để chốt lại kiến thức cho học sinh 3 Trò chơi dạy học Trong giảng dạy, một giáo viên thành công là... linh hoạt vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau căn cứ vào đối tượng giảng dạy để đạt được kết quả cao nhất 23 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Trong quá trình thực giảng ở trường, cá nhân tôi nhận thấy dạy học bằng CNTT đã mang lại cho học sinh rất nhiều hứng thú Để khai thác được hiệu quả cao nhất, cá nhân tôi rút ra được một số lưu ý khi giảng dạy bằng CNTT như sau: Thứ nhất, khi soạn bài giảng cần lưu... Sơn của ngành Động vật nguyên sinh bằng phần mềm Power Point để thực hiện dạy học nhóm Bước 1: Mở phần mềm Power Point và tạo bảng 1 như sau (Insert/ Table): Bước 2: Tạo các Text Box chứa các từ đáp án (Mỗi đáp án trong một Text Box) Bước 3: Lần lượt chọn hiệu ứng xuất hiện cho từng Text Box (Animations/ Custom Animation/ Add Effect/ Entrance/ Appear) 14 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn Khi sử dụng bảng đã... phương pháp thích hợp Trong giảng dạy, cá nhân tôi nhận thấy trên lớp giảng dạy theo phương pháp truyền thống rất khó thu hút được các em học sinh có cá tính Nhưng khi được học, được tham gia hoạt động với bài giảng Power Point các em lại tỏ ra rất hăng say và thích thú 24 Giáo viên: Phạm Hữu Sơn PHẦN III KẾT LUẬN Sáng kiến kinh nghiệm mang lại những kết quả như sau: 1 Giúp học sinh nắm rõ hơn đối tượng... một giáo viên thành công là người có khả năng lôi cuốn học sinh của mình vào các hoạt động học tập Trò chơi dạy học là một hoạt động làm học sinh hứng thú nhất Thông qua trò chơi, tri thức sẽ được các em lĩnh hội một cách dễ dàng, củng cố và khắc sâu kiến thức, tạo sự say mê trong học tập và là cơ hội cho các em bộc lộ khả năng của bản thân Thông qua trò chơi kiến thức được truyền tải đến người học... hoạt động, trò chơi, trải nghiệm thay vì những dòng chữ dài trên giấy 3 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cần thiết bao gồm: kĩ năng quan sát, kĩ năng tư duy, kĩ năng làm việc nhóm Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy của mình Trong quá trình giảng dạy bản thân đã áp dụng và nhận thấy có hiệu quả tích cực Qua các tiết học, đã kích thích được tinh thần... thuộc nghành động vật nguyên sinh đã giúp các em hiểu rõ hơn bài học, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn Bằng CNTT các em không còn phải hình dung trong đầu về Trùng giày, trùng roi xanh, trùng kiết lị… mà được quan sát rõ ràng qua các đoạn phim, hình ảnh 2 Phát huy được tính chủ động sáng tạo, tích cực của học sinh Giúp các em hăng say trong học tập và có thể ghi nhớ nội dung bài tại lớp thông qua kênh... nhiệm vụ học tập của mình Không những vậy, thông qua trò chơi còn giúp cho người học xây dựng tính đoàn kết, cải thiện khả năng giao tiếp, thuyết trình, rèn luyện trí nhớ, kĩ năng sáng tạo và phán đoán… Trong quá trình giảng dạy cá nhân tôi nhận thấy, việc sử dụng trò chơi dạy học đạt hiệu quả tích cực trong việc mở bài và củng cố bài học Sử dụng trò chơi dạy học để mở bài tạo cho người học tâm lý ... tiến hành soạn giảng cho học thuộc Chương – Ngành động vật nguyên sinh Hình thức soạn sử dụng phần mềm Power Point, tận dụng mạnh phần mềm để ứng dụng vào giảng dạy Để thiết kế giảng vừa thu hút... giác, chủ động, sáng tạo lực tự học người học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông dạy học…” 2.2 Cơ sở thực tiễn Sử dụng CNTT dạy học không xa lạ Giáo viên học sinh Các phần mềm... Bài – Đặc điểm chung vai trò thực tiễn động vật nguyên sinh - Bảng 1: đặc điểm chung ngành Động vật nguyên sinh - Bảng 2: vai trò thực tiễn Động vật nguyên sinh 1.2 Tìm kiếm tài liệu 1.2.1 Tìm

Ngày đăng: 24/10/2015, 18:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

      • 2.1. Cơ sở lý luận

      • 2.2. Cơ sở thực tiễn

      • PHẦN II: NỘI DUNG

        • 1. Tài liệu trực quan

          • 1.1. Xác định các tài liệu cần thiết phục vụ cho bài giảng

            • 1.2.1. Bài 4 – Trùng roi

            • 1.2.2. Bài 5 – Trùng biến hình và trùng giày

            • 1.2.3. Bài 6 – Trùng kiết lị và trùng sốt rét

            • 1.2.4. Bài 7 – Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

            • 1.2. Tìm kiếm tài liệu

              • 1.2.1. Tìm kiếm hình ảnh

              • 1.2.2. Tìm kiếm các đoạn phim

              • 1.3. Xử lí tài liệu

              • 2. Tạo bảng hoạt động nhóm

              • 3. Trò chơi dạy học

              • 4. Một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện

              • PHẦN III. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan