1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tổng hợp tại TỔNG CÔNG TY cơ điện xây DỰNG

22 409 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 54,33 KB

Nội dung

BÁO CÁO TỔNG HỢP CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG 1.3.1Thông tin khái quát - Tên giao dịch : TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG – CTCP - Tên tiếng anh : Mechanization Electrification Construction Corporation –Joint Stock Company - Tên viết tắt : AGRIMECO - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số : 0100102887 - Vốn điều lệ : 215.000.000.000 đồng - Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 215.000.000.000 đồng - Địa chỉ: Km 10 quốc lộ 1A, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam - Điện thoại:(84.4)66742798 - Fax : (84.4)38615706 - Email: agrimeco@hn.vnn.vn 1.2 Quá trình hình thành và phát triển - - - - Tổng công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP, tiền thân là Tổng Công ty Cơ điện Nông Nghiệp và Thuỷ lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập vào năm 1996 trên cơ sở hợp nhất các công ty cơ khí của ngành thuỷ lợi và nông nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là chế tạo các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành nông nghiệp và thuỷ lợi. Đến năm 2003, theo Quyết định số 67/2003/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, hai tổng công ty chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ điện và xây dựng công trình là Tổng công ty Cơ điện Nông nghiệp và Thủy lợi và Tổng công ty Xây dựng Thủy Lợi 1 được sáp nhập thành Tổng công ty Cơ điện, Xây dựng, Nông nghiệp và Thủy Lợi (AGRIMECO), tạo nên một tập đoàn kinh tế mạnh, đủ năng lực thực hiện những dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đồng thời đóng vai trò là đơn vị chủ chốt đáp ứng những nhiệm vụ chính trị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Năm 2010, theo Quyết định số 1580/QĐ-BNN-DNNN ngày 14/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi sang tổ chức và hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con và chuyển Công ty mẹ Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng NN & TL thành Công ty TNHH một thành viên. Năm 2013,Thực hiện Quyết định số 202/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi; Nghị quyết số 01/2013/NQ-ĐHĐCĐ ngày 25/4/2013 của Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất về việc thành lập Tổng công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP, Tổng công ty chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0100102887 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 09/5/2013; Vốn điều lệ doanh nghiệp: 215.000.000.000 đồng. Tổng công ty có 20 đơn vị thành viên và gần 10.000 cán bộ, công nhân viên, trong đó có hơn 7.000 công nhân lành nghề, hàng trăm kỹ sư, tiến sỹ, thạc sỹ và cán bộ kỹ thuật là những chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm về lĩnh vực cơ điện và xây dựng, có đủ trình độ năng lực thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thi công các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện lớn trong nước và quốc tế cả phần cơ điện và xây lắp. Hệ thống trang thiết bị của AGRIMECO hiện đại và không ngừng được đầu tư đổi mới, bao gồm: Các loại máy gia công cơ khí công nghệ cao, các thiết bị khoan nổ mìn phá đá, thiết bị khoan phụt bê tông, trạm nghiền sàng đá, trạm trộn bê tông và các dây chuyền thi công bê tông, đất đá có công suất lớn, đáp ứng yêu cầu thi công nhanh với khối lượng lớn có yêu cầu kỹ thuật cao. -Năm 2014: Ngày 06/5/2014, hoàn thành việc bàn giao DNNN sang công ty cổ phần. Ngày 15/5/2014, Tổng công ty Cơ điện Xây dựng-CTCP được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chập thuận là công ty đại chúng; Ngày 31/12/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Tông công ty Cơ điện Xây dựng-CTCP sanh cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Nhà nước (SCIC). 1.3. Ngành nghề kinh doanh 1.3.1 Cơ khí: -Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và kinh doanh các loại phụ tùng, thiết bị, máy móc nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, diêm nghiệp, công nghiệp chế biến, thủy điện, xây dựng và phương tiện vận tải; - Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị nâng hạ; - Sửa chữa, bảo dưỡng và phục hồi các loại thiết bị, phụ tùng, xe máy và máy công cụ. 1.3.2 Kinh doanh điện: - Thiết kế, chế tạo, xây dựng và lắp đặt điện phục vụ các công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn; - Sản xuất và kinh doanh điện. 1.3.3 Kinh doanh xây dựng: - Đầu tư, xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn; - Khảo sát, điều tra quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp,thủy lợi lợi, thủy điện, dân dụng, nước sạch, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước. - Quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm tra dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán công trình xây dựng do Tổng công ty quản lý và đầu tư; - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. 1.3.4 Tư vấn: - Xây dựng thủy lợi, cấp thoát nước; đầu tư thiết bị; chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ điện, xây dựng nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy lợi. -Nghiên cứu khoa học và công nghệ; đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật về cơ điện và xây dựng nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy lợi. 1.3.5 Các hoạt động kinh doanh khác: - Vận tải và đại lý vận tải; - Đầu tư, kinh doanh nhà ở, khách sạn, du lịch; - Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng theo yêu cầu kinh doanh của Tổng Công ty; - Dịch vu cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng, trưng bày sản phẩm. - Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; - Dịch vụ và thủ tục hải quan; - Tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty. 1.4. Thành tựu nổi bật Trong suốt chặng đường đổi mới và phát triển, AGRIMECO đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực chế tạo máy móc thiết bị phục vụ cho ngành nông nghiệp và thuỷ lợi cũng như thiết kế, chế tạo cơ khí thuỷ công, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và phát triển cơ khí thuỷ công tại Việt Nam. 1.4.1. Công nghiệp chế biến nông lâm sản AGRIMECO đã thiết kế chế tạo thành công và đưa vào sử dụng rộng rãi các dây chuyền chế biến : - Dây chuyền chế biến cà phê ướt - Dây chuyền chế biến bột sắn với công suất 50 tấn/ngày - Dây chuyền chế biến bột cá - Dây chuyền chế biến phân vi sinh - Dây chuyền chế biến gỗ ván dăm với công suất 7.000-10.000 m3/năm - Dây chuyền chế biến muối tinh - Dây chuyền chế biến chè, cao su, rau hoa quả… - Sản xuất và xây dựng các nhà máy sấy thóc, nhà máy xay sát lúa gạo 1.4.2. Thiết bị phục vụ ngành thuỷ lợi Tổng Công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ, nghiên cứu và chế tạo các thiết bị công nghệ cao phục vụ ngành thuỷ lợi, đã chế tạo thành công và đưa vào phục vụ sản xuất các thiết bị : - Máy bơm nước lưu lượng từ 4.000-36.000m3/h - Máy bơm chìm có công suất động cơ đến 75KW - Máy bơm cột nước cao phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp có cột nước 15-20m. 1.4.3. Cơ khí thuỷ công phục vụ công trình thuỷ lợi, thuỷ điện Nhu cầu về điện của đất nước ngày càng tăng cao, Chính phủ đang tập trung tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn. Cơ khí thuỷ công là một bộ phận then chốt của nhà máy thuỷ điện, Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP là một đơn vị đã có truyền thống hàng chục năm chế tạo các thiết bị cơ khí thuỷ công, có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề. Để phát huy truyền thống của Tổng Công ty, phát huy lợi thế hiện có của mình, để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của đất nước trong việc xây dựng các công trình thuỷ điện, nhằm chiếm lĩnh thị trường chế tạo lắp đặt các thiết bị cơ khí thuỷ công, Tổng Công ty đã tăng cường đầu tư nâng cao các dây chuyền công nghệ, bồi dưỡng tay nghề cho CBCNV. Tổng Công ty có đủ lực lượng cán bộ và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có đủ các thiết bị máy móc cần thiết đảm bảo thực hiện đồng bộ từ khâu thiết kế đến gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị cơ khí thuỷ công với công nghệ mới, vật liệu mới, đáp ứng yêu cầu hiện nay. AGRIMECO đã làm chủ được công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo và lắp đặt tất cả các thiết bị cơ khí thuỷ công như : Cửa lấy nước, cửa xả cát, cửa cung tràn (tràn sâu và tràn mặt), đường ống áp lực, cầu trục và thiết bị nâng hạ... Các loại cửa van : van cung, van phẳng, cửa van dưới sâu, cửa trên mặt, cửa xả cát, cửa lấy nước, van đĩa, van côn, van chụp, cửa van tự động một chiều và 2 chiều... với các kích thước từ nhỏ đến kích thước cỡ lớn trên thế giới. Các loại lưới chắn rác. Các thiết bị vớt rác trước cửa lấy nước của các công trình thuỷ điện, trạm bơm, cống lấy nước, hồ chứa... từ vớt rác nổi đến vớt rác chìm với độ sâu hàng trăm mét. Các loại phai sửa chữa với các kích thước từ nhỏ đến lớn. Các loại đường ống áp lực với nhiều kích thước khác nhau với cột áp đến 600 mét. Các loại cầu trục : từ cầu trục thượng, hạ lưu nhà máy sức nâng đến 400 tấn. Cầu trục gian máy, cầu trục nâng cho cửa dẫn dòng... Đặc biệt là các thiết bị nâng hạ cho các cửa van ; các loại máy đóng mở, tời điện, xi lanh thuỷ lực... với sức nâng đến 500 tấn. Các sản phẩm của Tổng Công ty được ứng dụng cho tất cả các công trình thuỷ lợi lớn nhỏ trong cả nước, các công trình thoát nước lớn cho các thành phố, các nhà máy thuỷ điện công suất nhỏ đến lớn.... các sản phẩm trên được chế tạo với các công nghệ hiện đại như : Máy tạo phôi, máy gia công cơ khí kỹ thuật số CNC ; công nghệ làm sạch vật liệu : phun cát, phun bi kim loại ; công nghệ phun sơn, phun kẽm... ; máy hàn và kiểm tra siêu âm mối hàn tự động.... Hiện nay Tổng Công ty đang là đơn vị dẫn đầu đất nước về thiết kế chế tạo thiét bị cơ khí thuỷ công, những công trình có cửa van cung lớn với kích thước lớn hơn 15m cả chiều cao và chiều rộng (lớn nhất cả nước đến thời điểm hiện nay) như cửa cung công trình thuỷ điện Đại Ninh ; cửa cung công trình thuỷ điện sông Ba Hạ đều do Tổng công ty chế tạo. Đường ống áp lực đường kính f7500mm công trình thuỷ điện sông Ba Hạ ; Đường ống áp lực 600m cột nước Eakrông Rou..., cầu trục 400 tấn công trình thuỷ điện Sơn La... Một số công trình lớn, đánh dấu sự tự lực, tự cướng, phát huy trí tuệ của cán bộ CBCNV trong Tổng Công ty... đã để lại các dấu ấn tốt đẹp cho mỗi người làm công tác thuỷ lợi trong cả nước ghi nhớ: - Cải tạo công trình thoát lũ Đập Đáy do người Pháp xây dựng từ đầu những năm 40 để lại. Đây là công trình có kích thước cửa van cung lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay, gồm 07 cửa cung kết cấu hình mái nhà, hoạt động tự động nhờ thuỷ lực của dòng chảy kết hợp với hệ thống phao nâng được bố trí trong thân mỗi trụ pin. Công trình đã hoàn toàn không hoạt động được sau nhiều năm vận hành thử nghiệm. Cửa van được thiết kế chế tạo lại hoàn toàn bằng thép có kết cấu dạng đập với qui mô 6 cửa van cung, kích thước 01 cửa rộng 33,75m x cao 5,5m, được nâng hạ chủ động bằng máy đóng mở có sức nâng 300 tấn. - Cửa cung tràn thuỷ điện sông Ba Hạ, kích thước 17m x 15m là loại cửa cung lớn nhất được chế tạo ở nước ta từ trước đến nay. - Cầu trục có sức nâng đến 400 tấn - Đường ống áp lực bằng thép có đường kính đến 8000mm, chiều dày đến 40mm 1.5. Sơ đồ tổ chức - Ban lãnh đạo Tổng công ty • hội đồng quản trị của TCT gồm 5 thành viên do cổ đông bầu ra trong đại hội cổ đông • ban kiểm soát: gồm 3 thành viên có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật và điều lệ của TCT, các nghị quyết , quyết định của Hội Đồng Quản Trị • Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của TCT, chịu trách nhiệm trước hộ đông quản trị, Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong TCT. • Phó giám đốc gồm có 3 thành viên đảm nhiệm các hoạt động tài chính, sản xuất xây dựng, hành chính. - Các phòng ban • Văn phòng tổng hợp : Tham mưu giúp việc về công tác tổ chức, biên chế, quy hoạch sử dụng lao động, quản lý và đào tạo lao động, xây dựng kế hoạch về lao động tiền lương, bảo vệ chính trị nội nộ, an ninh quốc phòng và thực hiện các chế độn chính sách đối với người lao động của TCT • Ban tài chính- Kế toán: Quản lý chung về tình hình tài chính của TCT, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hoạch toán kinh tế ở TCT. • Ban Kế hoạch- Đầu tư : Nghiên cứu , xây dựng đề xuất các chiến lược trung và dài hạn, kế hoạch năm của TCT. Điều phối kế hoạch hoạt động của các đơn vị thành viên. Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị thành viên,các dự án TCT tham gia, lập báo cáo quản trị nội bộ • Ban Thiết kế kỹ thuật : Thiết kế mẫu mã sản phẩm, triển khai các bản xẽ, công trình để thi công, quản lý tài liệu kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ, công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm. • Ban công nghệ cao :Triển khai sản xuất dựa trên các bản vẽ thiết kế từ Ban thiết kế, Lập trình các phần mềm cho hệ thống dây chuyền sản xuất CNC, theo dõi quá trình sản xuất của dây chuyền để đảm bảo tiến độ sản xuất. • Ban phát triển thị trường: Có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động về đấu thầu như tiếp thị, tiếp cận dự án, chuẩn bị hồ sơ thầu, xây dựng dự toán, tham gia đấu thầu, theo dõi quá trình thực hiện và hoàn tất thủ tục khi đã thực hiện xong dự án. • Ban chỉ huy công trường : triển khai dự án, theo dõi giám sát thực hiện dự án, lên các kế hoạch thực hiện hiệu quả, hoàn thành đúng thời hạn, cập nhật tiến độ thi công công trình CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1 Tổ chức và nhân sự - Ban điều hành công ty gồm có 5 thành viên được bầu trong đại hội cổ đông của doanh nghiệp. Bảng 2.1 : Thành viên ban điều hành TT 1 2 3 4 5 Họ và tên Lê Văn An Đào Đức Hoàn Nguyễn Thị Kim Loan Lương Công Thuấn Bùi Quang Tuyến Chức vụ Chủ tịch HĐQT, TGĐ UV HĐQT, Phó TGĐ UV HĐQT, Phó TGĐ Phó Tổng giám đốc Kế toán trưởng Số cổ phần sở hữu 6.100 5.700 5.400 6.100 7.400 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 – Tổng công ty cơ điện xây dựng –CTCP ) - Cán bộ công nhân viên • Trình độ trên Đại học • Trình độ Đại học :11 người :165 người • • • • Trình độ Cao đẳng Trình dộ Trung cấp Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông :15 người :19 người :277 người :10 người Do đặc thù là Công ty sản xuất nên số lượng công nhân lớn để đáp ứng được hoạt động sản xuất. So với năm 2013 thì số lượng công nhân viên gần như không thay đổi - Chính sách đối với người lao động • Công ty luôn đảm bảo trả lương đầy đủ , kịp thời cho người lao động, không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ BHXH • Luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tổng công ty cũng tổ chức nhiều khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề cao cho CBCNV, cũng như cán bộ tham gia các khóa học cập nhật những thay đổi về cơ chế chính sách, những quy định mới. • Đảm bảo quyền lợi của người lao động, Tổng công ty chấp hành đầu đủ và nghiêm túc chế độ thu của cơ quan BHXH, thực hiện công tác trích nộp BHXH hàng tháng, tuyệt đối không nợ tiền BHXH; giải quyết đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ BHXH cho người lao động … • Trang bị đầy đủ trang thiết bị, vật dụng , đồ bảo hộ cho công nhân viên theo đúng quy định . Tất cả công nhân viên đều được đào tạo về an toàn lao động trước khi tiếp nhận công việc. • Có nhiều hình thức khen thưởng động viên khích lệ CBCNV để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc. 2.2 Hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh - Góp vốn vào các công ty con để thực hiện các dự án : Dự án thủy điện Dốc Cáy, Dự án thủy điện Dakmi2 , Dự án thủy điện Chi Khê … Tình hình đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực chế tạo cơ khí Hiện nay, Tổng công ty đang đầu tư Dự án” Dây chuyền thiết bị CNC gia công tấm và gia công dầm thép” với mục đích là nâng cao năng lực sản xuất cơ khí để thực hiện các dự án gia công , chế tạo, lắp đặt thiết bị kết cấu thép cho các tòa nhà, các dự án nhà máy nhiệt điện và chương trình biến đổi khí hậu chống lại hiện tượng nước biển dâng. Dự án này được Hội đồng quản trị phê duyệt điều chỉnh với Tổng mức đầu tư là 145.314.734.612 đồng ngày 20/7/2014 Đến nay công tác đầu tư sửa chữa , cải tạo , nâng cấp nhà xưởng đã hoàn thành, tạo được không gian làm việc chuyên nghiệp, xanh sạch đẹp, ngăn nắp, gọn gàng. Bố trí mặt bằng sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu tiếp nhận vật liệu đến tạo phôi, gia công chế tạo đến khâu kiểm tra hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng, giảm động tác thừa, giảm thời gian chờ đợi giữu các công đoạn, nâng cao năng suất và tiết tiệm cho phí. Về đầu tư: thiết bị dây chuyền tụ động CNC gồm các máy gia công thép tấm, máy gia công thép hình, máy cắt, tổ hợp máy hàn, máy phun bi làm sạch được lắp đặt tại từng vị trí đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền và khép kín, hiện đang được vận hành và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, yêu cầu của khách hàng. Chiến lược đầu tư trên đã nâng cao năng suất chế tạo kết cấu thép của tổng công ty lên hàng trăm lần, đáp ứng được yêu cầu chết tạo kết cấu thép cho Dự án tòa nhà VietinBank, nâng cao vị thế của tổng công ty trở nhành nhà sản xuất kết cấu thép số 1 tại Việt Nam bằng công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, tạo được sự khác biệt về năng lực và công nghệ sản xuất đối với các công ty khác cùng ngành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của tổng công ty trên thị trường. Xu hướng và nhu cầu về thị trường kết cấu thép cho các tòa nhà cao ốc văn phòng, nhà ga sân bay, nhà ga tàu điện ngầm …đang là thị trường tiềm năng của tổng công ty. Kể từ khi cổ phần hóa, Tổng công ty đã thay đổi cả về chất và lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao ý thức của mỗi người lao động trong đơn vị. Năm 2014, các dự án Tổng công ty thi công đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch: việc chế tạo cơ khí thủy công cho công trình thủy điện Lai Châu đảm bảo chất lượng, giao hàng kịp thời, đúng tiến độ; Công trình Nhân Cơ hoàn thành chế tạo và cơ bản hoàn thành lắp đặt tại công trường; Công trình thủy điện Sông Bung 2 hoàn thành tiến độ xuất sắc, đứng đầu công trường; Công trình thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt hoàn thành công tác nghiệm thu thanh quyết toán; Dự án VietinBank Tower hoàn thành thi công, chế tạo và lắp đặt phần hầm, bước đầu chứng minh được AGRIMECO đủ sức tham gia công nghệ mới, thị trường mới với một chiến lước mới để mở ra phương hướng lâu dài cho Tổng công ty. - Sản phẩm của công ty : • Cơ khí thủy công : Lưới chắn rác, thiết bị nâng, đường ống áp lực, cửa van, máy vớt rác… • Bơm : máy bơm hướng trục, máy bơm ly tâm, máy bơm trục vít, bơm chìm .. • Thiết bị thủy lực : Nghên cứu thiết kế, chế tạo lắp đặt vận hành và bảo trì các thiết bị điều khiển, bơm van thủy lực, trạm nguồn thủy lực, xi lanh thủy lực • Thiết bị công nghiệp chế biến: Thiết bị nhà máy đường, hệ thống ép viên thức ăn chăn nuôi gia súc, máy chế biến cà phê, hệ thống sấy khô gạo bắp. • Máy nông nghiệp : Máy phay đất, máy cày , máy gặt liên hoàn … • Các sản phẩm khác : Máy ép thủy lực 250T, hệ thống ván khuôn đổ bê tông kênh rạch, nồi hơi đốt than… Các sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng và cải tiến về mẫu mã và chất lượng sản phẩm, được sử dụng rộng rãi trong các công trình thủy điện, trong sản xuất và các tòa nhà cao tầng… Hiện nay, Tổng công ty sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và sản suất sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 . Do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 2.3 Hoạt động quản lý công ty Công ty sử dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo trực tuyến và cơ cấu chức năng, hệ thống trực tuyến- chức năng giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn, có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực xây dựng kế hoặc, sản xuất, tài chính kế toán… Cơ cấu quản lý này cũng giúp cho ban lãnh đạo theo sát được hoạt động của công ty và đưa ra những kế hoạch sản xuất ,đầu tư phù hợp với năng lực thực tế của công ty, và có những điều chỉnh kịp thời để tránh gặp phải những rủi ro, bên cạnh đó còn trực tiếp đôn đốc thực hiện công việc để hoàn thành chỉ tiêu và đạt hiệu quả hơn. Ban lãnh đạo Công ty thường xuyên kiểm tra trực tiếp hoạt động của từng phòng ban, theo dõi hoạt động qua các báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo hàng quý, và báo cáo năm… Sau khi cổ phần hóa cơ cấu tổ chức có sự thay đổi hoàn thiện hơn và mang lại những hiệu quả : phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng hơn; phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ chức năng; tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa; giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo; tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất. 2.4 Hoạt động marketing Hoạt động marketing ngày càng được đánh giá cao và thể hiện được vai trò của nó trong thời buổi kinh tế thị trường. Và bộ phận Marketing trong Ban Kế hoạch- Đầu tư đang đang thể hiện vai trò quan trọng. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ thầu vì vậy cần có bộ phận marketing điểu tra môi trường đầu thầu bao gồm điều tra về đặc điểm vị trí chủa hiện trường thi công như vị trí địa lý, điều kiện địa hình, giao thông vạn tải, thông tin liên lạc, điều kiện cung ứng vật tư nguyên vật liệu, giá cả, các điều kiện ăn ở, đi lại… Nếu những thông tin điều tra đầy đủ và chính xác sẽ đảm bảo thắng lợi trong việc lập hồ sơ thầu cũng như tranh thầu. Hiểu được vai trò và nhiện vụ của mình bộ phận marketing đã làm việc có hiệu quả và mang lại những dự án lớn cho công ty. Bên cạnh đó, bộ phận marketing cũng có những hoạt động cạnh tranh cho công ty bằng các công cụ giao tiếp, khuếch trương về Tổng công ty. Để cho khách hàng hàng và chủ đầu tư thấy được các thông tin về địa điểm, tiềm lực, sản phẩm, khả năng đảm bảo chất lượng công trình, giá cả. Thông qua các hoạt động tiếp thị như quảng cáo, xúc tiến thương mại, Tổng công ty có thể khơi dậy nhu cầu của những khách hàng tiềm năng, gây ấn tượng mạnh với khách hàng chưa ký hợp đồng với công ty. Bộ phận marketing cũng cung cấp các thông tin chính xác về nhu cầu của thị trường, yêu cầu đối với sản phẩm hiện tại và sản phẩm tương lai làm căn cứ lập kế hoạch chiến lược cho hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ và hiện đại hóa máy móc thiết bị. Việc này giúp công ty nâng cao năng lực và tạo lợi thế cạnh tranh,mở rộng sức tiêu thụ của sản phẩm, tăng doanh số bán hàng. Chính sách về giá cả : Chính sách này dựa vào quan hệ cung cầu, tiềm năng của thị trường để quyết định một mức giá thích hợp trong khoảng thời gian nào đó. Đồng thời nó dựa vào sự cạnh tranh trên thị trường để tìm hiểu các phản ứng của đối thủ cạnh tranh qua đó định giá bán sản phẩm theo từng thời kỳ thích hợp nhằm bảo đảm sự tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Chính sách phân phối : Kênh phân phối trực tiếp.Công ty có quan hệ trực tiếp với khách hàng không thông qua khâu tiêu thụ trung gian. Thông qua hình thức này công ty có điều kiện để thu nhập, nắm bắt thông tin từ khách hàng về giá cả, chủng loại, quy cách, mẫu mã bao bì. Phân phối trực tiếp cho phép công ty khai thác các hợp đồng và các đơn hàng cá biệt. Tuy nhiên, sử dụng kênh phân phối trực tiếp công ty phải quan hệ với nhiều ban hàng nên tốc độ tiêu thụ chậm, tốc độ chu chuyển vốn chậm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Kênh tiêu thụ gián tiếp: công ty bán sản phẩm tới khách hàng, thông qua các kênh trung gian. Khâu trung gian có thể là người bán buôn, bán lẻ, các đại lý. Để phát triển thị trường theo hình thức này công ty đã liên kết với các đối tượng sau để làm người tiêu thụ trung gian. + Liên kết với nhà sản xuất sản phẩm phụ. + Liên kết hợp đồng với các nhà phân phối độc lập. + Mở đại lý ở một số địa phương. Sử dụng hình thức này sản phẩm của công ty đang được tiêu thụ nhanh trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm được chi phí bảo quản và hao hụt, thu hồi vốn nhanh nhưng thời gian lưu thông dài, chi phí tiêu thụ tăng, công ty khó kiểm soát được các khâu trung gian. Chính sách chiêu thị bán hàng. Điều quan tâm chủ yếu của nhà sản xuất là làm sao để khách hàng chú ý thật nhiều đến sản phẩm của mình và sản phẩm làm ra được tiêu thụ nhanh chóng. Người tiêu dùng thì lại mong muốn nhu cầu của mình được thoả mãn đầy đủ, song không phải hai tư tưởng này lúc nào cũng gặp nhau nhất là trong thời đại ngày nay. Nhu cầu và ý muốn mua hàng của người tiêu dùng diễn biến khá phức tạp đồng thời sản xuất hàng hoá trên thị trường cũng không ngừng đổi mới nhanh chóng và rất phong phú. Xuất phát từ việc giải quyết hai vấn đề trên đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin nhằm giới thiệu, cung cấp và truyền tin về một sản phẩm hàng hóa, đặc điểm và lợi ích của nó đối với người tiêu dùng nhằm kích thích lòng ham muốn của khách hàng. Với chính sách này, các công ty có thể áp dụng một số hình thức: Tăng cường công tác xâm nhập thị trường thông qua tiếp thị chào hàng. Tổ chức các hình thức tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng như qua hội chợ, triển lãm, hội nghị khách hàng. Sử dụng cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Sử dụng các dịch vụ sau bán hàng. 2.5 Hoạt động tài chính Bảng 2.2 Tóm tắt bảng cân đối kế toán Đơn vị : đồng Chỉ tiêu I Tài sản 1.Tài sản ngắn hạn 2.Tài sản dài hạn II Nguồn vốn 1.Nợ phải trả 2.Nguồn vốn CSH 2012 2013 2014 1.102.645.219.644 1.229.685.384.842 1.568.094.355.565 776.481.237.158 895.577.682.220 1.040.795.924.082 326.163.982.468 334.107.702.622 527.298.431.483 1.102.645.219.644 1.229.685.384.842 1.568.094.355.565 875.249.728.356 979.565.030.369 1.300.925.613.501 227.395.491.288 250.120.354.473 267.168.742.065 (BCTCTH- Ban tài chính kế toán-Tổng công ty cơ điện xây dựng -CTCP) Năm 2012-2013 tình hình tài chính có sự biến động nhỏ. Kết thúc năm tài chính 2014, tổng tài sản của TCT đạt 1,568 tỷ đồng , tăng 339 tỷ đồng so với 2013.Trong đó, các chỉ tiêu tài sản có biến động lớn trong năm 2014 gồm: Nhóm tài sản tăng làm tăng tổng tài sản: -Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 141 tỷ đồng so với năm 2013 nguyên nhân chính là do năm 2014 phát sinh các khoản khách hàng ứng tước cho TCT theo hợp đồng -hàng tồn kho tăng 22 tỷ chủ yếu là do khối lượng dở dang từ các công trình của TCT đang thực hiện như phần ngầm tòa nhà Vietinbank, công trình Lai Châu -Tài sản cố định : tăng 76 tỷ là do tăng khoản chi phí xây dựng, đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực chế tạo cơ khí mà TCT đang thực hiện -Đầu tư tài chính dài hạn : Khoản này tăng 117 tỷ đồng do trong kỳ TCt đã góp vốn vào các dự án theo tiến độ của dự án Nhóm các tài sản làm giảm trong khi tổng tài sản tăng là : Các khoản phải thu giảm 22 tỷ đồng -Tình hình nợ phải trả : Toàn bộ các khoản nợ của TCT được thanh toán đúng hạn, cho đến nay TCT không có nợ quá hạn, đặc biệt là không có nợ xấu. Tổng nợ năm 2014 là 1.300 tỷ đồng tăng 321 tỷ đồng so với năm 2013. Các yếu tố làm tăng nợ phải trả: Nợ ngắn hạn tăng 207 tỷ đồng do khoản mục khách hàng ứng trước tăng Nợ dài hạn tăng chủ yếu do TCT vay dài hạn ngân hàng SHB để thực hiện dự án đầu tư dây chuyền nâng cao năng lực chế tạo cơ khí Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT: Các giao dịch trong hoạt động kinh doanh của TCT sử dụng ngoại tệ không nhiều nên việc ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến kết quản của HĐKD là không đáng kể. Năm 2015, TCT nhập khẩu thiết bị vật tư và thuê dịch vụ tư vấn nên tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng lớn đến SXKD Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị :đồng TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh thu bán hàng 532.229.867.583 574.948.507.771 792.117.921.166 và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần bán 531.378.926.139 573.957.361.173 790.592.280.129 hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận chưa gộp 42.792.572.980 58.932.662.782 77.322.736.669 về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu từ hoạt 9.940.403.672 11.517.227.370 32.976.568.224 động tài chính Lợi nhuận thuân từ 20.639.937.877 23.458.922.830 31.050.887.264 hoạt động kinh doanh Thu nhập khác 2.893.849.089 3.516.706.689 4.533.034.167 Lợi nhuận trước 25.008.957.065 28.800.642.988 34.280.999.912 thuế Lợi nhuận sau thuế 21.507.749.502 24.164.174.556 30.480.988.740 (Báo cáo tổng hợp các năm 2012-2014, ban tài chính kế toán,Tổng công ty cơ điện xây dựng CTCP) Danh thu bán hàng 2014 tăng gần 260 tỷ và tăng 50% so với 2012. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 23 tỷ và tăng gần 2,5 lần so với 2012. Qua những con số thông kê trên đã thể hiện sự phát triển nhanh của công ty, sau khi cổ phần hóa công ty có sự đổi mới, có sự thay đổi phù hợp để phù hợp với nền kinh tế thị trường và bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định. Việc tập trung đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là hệ thống sản xuất công nghệ cao hiện đại đã mang lại năng suất cao gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường và chất lượng sản phẩm được nâng cao, hình thức cải tiến đã thu hút được khách hàng đối với các sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó các hoạt động tài chính đầu tư vào các dự án thủy điện của các công ty con cũng đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát Chỉ tiêu I Kết cấu tài sản và nguồn vốn 1 Kết cấu tài sản -Tài sản cố định/ Tổng tài sản -Tài sản lưu động /Tổng tài sản 2 Kết cấu nguồn vốn -Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn -Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn II Khả năng thanh toán 1.Tổng tài sản /Tổng nợ phải trả 2Tổng tài sản LĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn 3 Tổng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn III Tỷ suất sinh lời 1 Lợi nhuận/doanh thu -lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần+ TNHĐTC+thu nhập khác -lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần+TN hoạt động tài chính+thu nhập khác 2.Lợi nhuận/Tổng tài sản -Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản -Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 3 Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn CSH Đơn vị tính 2012 2013 2014 % % 30% 70% 27% 73% 34% 66% % % 79% 21% 80% 20% 83% 17% Lần Lần 1.26 0.98 1.255 1.26 1.2 1.13 Lần 0.28 0.19 0.3 % 4.6 4.9 4.6 % 3.96 4.21 3.96 % 2.26 2.34 2.2 % % 1.94 9.5 2.01 9.66 1.89 11.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng cho thất TCT đã sử dụng tương đối hiệu quả nguồn vốn kinh doanh .Tập trung vào hệ thống sản xuất làm tăng hiệu quả kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận sinh lời cũng tăng hàng năm Khả năng thanh toán của công ty cũng tăng được thể hiện qua các chỉ số trên. Do đó công ty luôn thanh toán cá khoản nợ đúng hạn và không có các khoản nợ quá hạn và nợ xấu. Tình hình hoạt động của công ty đang trên đà phát triển, với việc năm bắt được tình hình hiện tại, nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp đã có hướng đi đúng đắn hướng tới phát triển bền vững. 2.6 Đánh giá hoạt động của công ty 2.6.1. Thuận lơi -Sự hội nhập của kinh tế đất nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tông công ty Cơ điện xây dựngCTCP nói riêng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mới. -Tổng công ty đã tạo dựng được thương hiệu nhất đinh, thiết lập được mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với các đối tác chiến lược mạnh ở nước ngoài để đào tạo, chuyển giao công nghệ và từng bước tham gia phát triển năng lực quản lý, thi công các công trình lớn. -Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của TCT đã từng trải có nhiều kinh nghiệm thực tế, có trình độ, tâm huyết, và hết lòng vì sự phát triển của TCT. Các CBCNV của TCT hầu hết là những người trẻ tuổi, có trình độ, năng động, và có kinh nghiệm nhất định trong môi trường làm việc quốc tế. Ban lãnh đạo cung toàn thể CBCNV có sự đoàn kết, nhất trí tạo sự đồng thuận vững chắc trong thực hiện kế hoạch SXKD và sự phát tiển của TCT. -Tổng công ty luôn được các tổ chực tín dụng đánh giá là đơn vị hoạt động SXKD có hiệu quả uy tín đồng thời luôn nhận được các chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng. -Tổng công ty cũng nhận được sự hộ trợ tích cực từ phái các cổ đông chiến lược cũng như các cổ đông lớn. -Ban điều hành luôn sát cánh cùng các đơn vị phòng ban, các cuộc trao đổi thảo luận diễn ra một cách thường xuyên; Bên cạnh đó, với lợi thế hàng năm Đại hội đồng cổ đông đã phê duyệt chức danh chủ tịch HĐQT kiêm chức vụ Tổng giám đốc nên công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ban điều hành luôn sâu sát, kịp thời khịp thời đưa ra các quyết định điều hành phù hợp, linh hoạt, đảm bảo kinh doanh hiệu quả. -Công ty có lợi thế cạnh tranh về công nghệ sản xuất so với các doanh nghiệp cùng ngành, năng suất và hiệu quả cao ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành cơ điện. 2.6.2 Khó khăn -Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất , hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao -Chính phủ thắt chặt đầu tư công, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản không tăng, các dự án đầu tư công bị hạn chế cả về số lượng và giá trị đầu tư, do vậy nhiều dự án đàu tư chưa được thi công -Khó khăn về việc làm dẫn đên sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực đấu thầu, nhiều doanh nghiệp giảm giá thầu với mục đích có việc làm để tồn tại, không quan tâm đến lợi nhuận khiến cho việc trúng thầu các công trình xây lắp càng trở lên khó khăn hơn -Điều kiện thiên nhiên là nhân tố rủi ro nhất ảnh hưởng đến hoạt động xây lắp của Tổng công ty.Sản lượng và hiệu quả của nhà máy thủy điện các công trình thủy lợi lớn mà công ty đã và đang đầu tư phụ thuộc chính vào nguồn năng lượng nước.Trọng trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm cả trong mùa mưa, làm luượng nước tích trong hồ thấp hơn so với thiết kế , ảnh hưởng đến sản lượng điện sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, các thiên tai như lũ quét và mưa lớn có thể gây thiệt hại về đường xá và các công trình đê đập của nhà máy ,gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa chữa. -Là doanh nghiệp thầu xây lắp và đầu tư cơ sở hạ tầng nhu cầu về vốn vay của Tổng công ty là lớn. Ngoài ra, để đầu tư phát triển , nâng cao năng lực sản xuất đòi hỏi một lượng vốn dài hạn không nhỏ.Như vậy, rủi ro biến động lãi suất sẽ có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.Nếu lãi suất tăng cao sẽ gây áp lực cho Tổng công ty trong việc trả lãi và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. -Kế thừa các khoản đầu tư vào các công ty con , công ty liên kết và các công ty đầu tư dài hạn từ doanh nghiệp nhà nước, hiện nay vốn đầu tư dài hạn chiếm phần lớn trong nguồn vốn tự có của Tổng công ty khiến cho nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bị hạn chế dẫn đến phải phụ thuộc vào nguồn vay. Bên cạnh đó, rủi ro đầu tư của Tổng công ty có thể xảy ra nếu như hoạt động của các công ty nhận vốn đầu tư hoạt động không hiệu quả, thua lỗ.. 2.7 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới • Xây dựng Tổng Công ty phát triển bền vững và trở thành một trong những doanh nghiệp phát triển về quy mô và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng các công trình thủy lợi và thủy điện. Phấn đấu đưa Tổng Công ty trở thành Trung tâm cơ khí lớn dẫn đầu về cơ khí thủy công và cơ khí năng lượng ở trong nước và khu vực; Vươn lên về trình độ năng lực sản xuất, dẫn đầu về năng suất, chất lượng và quản trị để cạnh tranh ngay cả với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt thiết bị kết cấu thép cho các công trình thủy lợi thủy điện; kết cấu thép cho các tòa nhà cao tầng, các cột thu phát của truyền hình, các nhà ga sân bay, tàu điện ngầm; các dự án nhà máy nhiệt điện và chương trình biến đổi khí hậu chống lại hiện tượng nước biển dâng. Đây là xu hướng mới trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng, với kết cấu thép cho các tòa nhà sẽ tạo dáng kiến trúc đa dạng mềm mại, thời gian thi công nhanh dự án sớm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cho Chủ đầu tư, gia tăng của cải cho xã hội; • Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, áp dụng công nghệ cao, sản phẩm dẫn đầu thị trường. Xác định ngành xây dựng thủy lợi, thủy điện, chế tạo cơ khí thủy công, đầu tư kinh doanh điện là các ngành nghề kinh doanh chính, trọng tâm, then chốt của Tổng Công ty; • Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại hóa, sản phẩm có chất lượng và uy tín trên thị trường; • Phát huy nội lực, kết hợp với hợp tác đầu tư, hạn chế rủi ro trong kinh doanh; khai thác tối đa lợi thế của Tổng Công ty và cơ hội của nền kinh tế mang lại cho Tổng Công ty. • Ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; bảo đảm việc làm, cải thiện và ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; • Tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động của Tổng Công ty trên cả nước và mở rộng thị trường ra nước ngoài nhất là khu vực Đông Nam Á, tập trung xuất khẩu sản phẩm công nghiệp do Tổng Công ty chế tạo sản xuất. • Duy trì, mở rộng thị trường để tăng thị phần cung ứng máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị phụ tùng thay thế máy kéo, máy nông nghiệp phục vụ cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Chương 3. Lựa chọn chuyên đề Trong thời kì kinh tế thị trường hiện nay, kinh tế có nhiều biến động, cạnh tranh càng ngày càng gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững thì doanh ngoài yếu tố về tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại,... thì một yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của công ty là ban lãnh đạo. 3.1 Người Lãnh đạo và sự phát triển văn hóa Doanh nghiệp Văn hóa Doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tổn tại và phát triển của một Doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của Doanh nghiệp đó. Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày một sâu sắc, việc xây dựng văn hóa Doanh nghiệp trở thành một nhiệm vụ thiết yếu và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Văn hóa của Doanh nghiệp được thể hiện qua phong cách Lãnh đạo của người Lãnh đạo và qua tác phong làm việc của nhân viên Doanh nghiệp. • Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà Lãnh đạo và người quản lý là người quản lý chỉ cần thực hiện tốt việc triển khai kế hoạch, kiểm soát hoạt động; trong khi nhà Lãnh đạo phải là người đề ra chiến lược, tầm nhìn, gây dựng niềm tin và phát triển văn hóa cho Doanh nghiệp. Muốn vậy, trước hết, người Lãnh đạo phái xác định tầm nhìn chiến lược và giá trị cốt lõi cho Doanh nghiệp thông qua việc đưa ra đường lối, mục tiêu và triển vọng phát triển của Doanh nghiệp đó. 3.2. Người Lãnh đạo và sự phát triển nguồn lực con người tại Doanh nghiệp Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa yếu tố con người với vai trò vừa là chủ thể , vừa là nguồn lực chủ yếu và đồng thời là mục tiêu của phát triển bền vững chính là chìa khóa thành công của các Doanh nghiệp trong thời đại kinh tế tri thức. Một trong những chiến lược quan trọng nhất đối với một người Lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người. Đại đa phần Doanh nghiệp Nhật Bản đều có một điểm chung về triết lý kinh doanh là tập trung đầu tư và Quản lý con người, nhấn mạnh vào 4 quy trình: - Chia sẻ, đồng cảm triết lý với nhân viên( Tại sao chúng ta làm việc? Tại sao chúng ta sống?) - Chia sẻ tình hình hiện hành của công ty với nhân viên, làm rõ mục tiêu, phân công vai trò. - Khuyến khích những nhân viên có ý thức tự lập cao - Đánh giá đúng và khen thưởng những nhân viên có ý thức cao. Cùng chia sẻ quan điểm đó tại Việt Nam, việc quan tâm người lao động đã trở thành cội rễ của phát triển bền vững tại nhiều Doanh nghiệp và được Lãnh đạo Doanh nghiệp ngày một chú trọng.Lắng nghe để thấu hiểu và tin tưởng để trọng dụng chính là chiến lược mà nhiều Lãnh đạo Doanh nghiệp hiện nay lựa chọn để sử dụng, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người tại đơn vị. 3.3. Người Lãnh đạo với Quản lý chất lượng. Hoạt động quản lý chất lượng là thiết yếu cho công việc sản xuất kinh tế. Do vậy chất lượng đóng vai trò cốt lõi trong phát triển bền vững của Doanh nghiệp. Quản lý chất lượng là một quá trình nghiêm ngặt, liên tục và đòi hỏi người Lãnh đao Doanh nghiệp một tầm nhìn chiến lược một quyết tâm cao độ và một tinh thần kinh doanh chân chính. Một nhiệm vụ quan trọng của nhà Lãnh đạo là phải lựa chọn một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp cho Doanh nghiệp, để từ đó, giúp Doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như quản cáo tiếp thị cho Doanh nghiệp. Nhiều Doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay áp dụng cách thức Quản lý chất lượng dựa trên mô hình vòng tròn Deming. Theo mô hình này, mọi nhiệm vụ đều là một quá trình của 4 bước nối tiếp nhau liên tục: Hoạch định- Thực hiện- Kiểm tra- Hành động cải tiến. Vòng tròn Deming là mô hình quản lý hữu hiệu giúp cho các Doanh nghiệp liên tục giảm giá thành và cải thiện chất lượng, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích khách hàng và lợi ích cho cộng đồng. Giữ vai trò trung tâm trong mô hình quản lý chất lượng Deming chính là người Lãnh đạo Doanh nghiệp. 3.4. Người Lãnh đạo và vấn đề xây dựng thương hiệu Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường, nâng cao văn minh thương mại và góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Có thể kể tới một số lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại như : - Tăng doanh số bán hàng; - Thắt chặt sự trung thành của khách hàng; - Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho Doanh nghiệp - Mở rộng và duy trì thị trường - Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa - Tăng cường thu hút lao động và việc làm - Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản phẩm - Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn đến tăng trưởng cho kinh tế nói chung. Lãnh đạo các Doanh nghiệp lớn đã nhận ra rằng thay vì tiếp tục cạnh tranh bằng cách chấp nhận mức lợi nhuận khiêm tốn, Doanh nghiệp có thể gia tăng thu nhập bằng các đầu tư vào thương hiệu. Tuy vậy, một trở ngại lớn trong xây dựng thương hiệu cho Doanh nghiệp lớn ở Việt Nam là sự đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, mở rộng tới nhiều ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp một cách chồng chéo và thiếu đồng bộ. Do vậy, người Lãnh đạo cần xác định và lựa chọn cho Doanh nghiệp của mình đâu là loại hình kinh doanh chủ đạo và đâu là giá trị cốt lõi mà Doanh nghiệp đó hướng tới, làm cơ sở để xây dựng thành công một thương hiệu đậm đà bản sắc riêng cho Doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, bốn vai trò của người Lãnh đạo Doanh nghiệp được phân tích ở trên không tồn tạo một cách độc lập, mà kết hợp thành một thể thống nhất và duy nhất, biện chứng với nhau, vai trò này là cơ sở để thực hiện vai trò kia và ngược lại. Nhờ đó, người Lãnh đạo Doanh nghiệp trong thời kỳ mới cần chú trọng tới phát triển toàn diện nguồn lực con người, làm giàu văn hóa Doanh nghiệp, kết hợp xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng và tiến tới xây dựng thương hiệu cho Doanh nghiệp, trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế xã hội và môi trường. 3.5 Lựa chọn đề tài Trong quá trình học tập tài trường Kinh tế Quốc dân và tìm hiểu trên các phương tiện thông tin khác tôi đã có được những hiểu biết doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những nhân tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp... Và trong quá trình thực tập ở Tổng công ty Cơ điện xây dựng tôi được tiếp xúc thực tế với các hoạt động của doanh nghiệp, được cung cấp những thông tin cụ thể hơn về công ty , nhận thấy được những vấn đề cơ bản trong hoạt động tổ chức, các hoạt động kinh doanh, hoạt động phát triển thị trường, yếu tố con người trong công ty. Qua đây, tôi nhận thấy được vấn đề quan trọng nhất là yếu tố con người, đặc biệt là Ban lãnh đạo công ty. Là yếu tố quyết định đến thành công của công ty như hiện nay. Mong muốn làm rõ hơn vai trò của lãnh đạo trong doanh nghiệp nên tôi đã lựa chọn đề tài :” Vai trò của lãnh đạo trong việc phát triển Tổng công ty Cơ điện xây dựng” nhằm làm sáng tỏ vai trò và nâng cao vai trò lãnh đạo của Ban lãnh đạo trong nền kinh tế thị trường . Tài liệu tham khảo 1 http://www.agrimeco.com.vn/ 2. Giáo trình quản trị chiến lược – PGS. TS Ngô Kim Thanh – NXB Đại học Kinh Tế Quốc dân 3. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp - GS.TS. Tạ Quang Trung – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Các tài liệu tham khảo khác [...]... động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Nếu lãi suất tăng cao sẽ gây áp lực cho Tổng công ty trong việc trả lãi và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty -Kế thừa các khoản đầu tư vào các công ty con , công ty liên kết và các công ty đầu tư dài hạn từ doanh nghiệp nhà nước, hiện nay vốn đầu tư dài hạn chiếm phần lớn trong nguồn vốn tự có của Tổng công ty khiến cho nguồn vốn phục... 30.480.988.740 (Báo cáo tổng hợp các năm 2012-2014, ban tài chính kế toán ,Tổng công ty cơ điện xây dựng CTCP) Danh thu bán hàng 2014 tăng gần 260 tỷ và tăng 50% so với 2012 Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 23 tỷ và tăng gần 2,5 lần so với 2012 Qua những con số thông kê trên đã thể hiện sự phát triển nhanh của công ty, sau khi cổ phần hóa công ty có sự đổi mới, có sự thay đổi phù hợp để phù hợp với nền... đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, áp dụng công nghệ cao, sản phẩm dẫn đầu thị trường Xác định ngành xây dựng thủy lợi, thủy điện, chế tạo cơ khí thủy công, đầu tư kinh doanh điện là các ngành nghề kinh doanh chính, trọng tâm, then chốt của Tổng Công ty; • Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng; chuyển đổi cơ. .. kinh doanh của Tổng công ty bị hạn chế dẫn đến phải phụ thuộc vào nguồn vay Bên cạnh đó, rủi ro đầu tư của Tổng công ty có thể xảy ra nếu như hoạt động của các công ty nhận vốn đầu tư hoạt động không hiệu quả, thua lỗ 2.7 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong những năm tới • Xây dựng Tổng Công ty phát triển bền vững và trở thành một trong những doanh nghiệp phát triển về quy mô và công nghệ trong... đi đúng đắn hướng tới phát triển bền vững 2.6 Đánh giá hoạt động của công ty 2.6.1 Thuận lơi -Sự hội nhập của kinh tế đất nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tông công ty Cơ điện xây dựngCTCP nói riêng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh mới -Tổng công ty đã tạo dựng được thương hiệu nhất đinh, thiết lập được mối quan hệ lâu dài và... cho công ty bằng các công cụ giao tiếp, khuếch trương về Tổng công ty Để cho khách hàng hàng và chủ đầu tư thấy được các thông tin về địa điểm, tiềm lực, sản phẩm, khả năng đảm bảo chất lượng công trình, giá cả Thông qua các hoạt động tiếp thị như quảng cáo, xúc tiến thương mại, Tổng công ty có thể khơi dậy nhu cầu của những khách hàng tiềm năng, gây ấn tượng mạnh với khách hàng chưa ký hợp đồng với công. .. Tổng công ty Cơ điện xây dựng tôi được tiếp xúc thực tế với các hoạt động của doanh nghiệp, được cung cấp những thông tin cụ thể hơn về công ty , nhận thấy được những vấn đề cơ bản trong hoạt động tổ chức, các hoạt động kinh doanh, hoạt động phát triển thị trường, yếu tố con người trong công ty Qua đây, tôi nhận thấy được vấn đề quan trọng nhất là yếu tố con người, đặc biệt là Ban lãnh đạo công ty Là yếu... trong lĩnh vực xây dựng các công trình thủy lợi và thủy điện Phấn đấu đưa Tổng Công ty trở thành Trung tâm cơ khí lớn dẫn đầu về cơ khí thủy công và cơ khí năng lượng ở trong nước và khu vực; Vươn lên về trình độ năng lực sản xuất, dẫn đầu về năng suất, chất lượng và quản trị để cạnh tranh ngay cả với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt thiết bị kết cấu thép cho các công trình thủy... nhiều lợi nhuận cho công ty Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát Chỉ tiêu I Kết cấu tài sản và nguồn vốn 1 Kết cấu tài sản -Tài sản cố định/ Tổng tài sản -Tài sản lưu động /Tổng tài sản 2 Kết cấu nguồn vốn -Nợ phải trả /Tổng nguồn vốn -Nguồn vốn chủ sở hữu /Tổng nguồn vốn II Khả năng thanh toán 1 .Tổng tài sản /Tổng nợ phải trả 2Tổng tài sản LĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn 3 Tổng tiền và các... đích có việc làm để tồn tại, không quan tâm đến lợi nhuận khiến cho việc trúng thầu các công trình xây lắp càng trở lên khó khăn hơn -Điều kiện thiên nhiên là nhân tố rủi ro nhất ảnh hưởng đến hoạt động xây lắp của Tổng công ty. Sản lượng và hiệu quả của nhà máy thủy điện các công trình thủy lợi lớn mà công ty đã và đang đầu tư phụ thuộc chính vào nguồn năng lượng nước.Trọng trường hợp hạn hán kéo dài, ... doanh tổng công ty. Nếu lãi suất tăng cao gây áp lực cho Tổng công ty việc trả lãi ảnh hưởng đến kết sản xuất kinh doanh Tổng công ty -Kế thừa khoản đầu tư vào công ty , công ty liên kết công ty. .. thuỷ điện, Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP đơn vị có truyền thống hàng chục năm chế tạo thiết bị khí thuỷ công, có đội ngũ cán công nhân kỹ thuật lành nghề Để phát huy truyền thống Tổng Công. .. thuật, tổng dự toán công trình xây dựng Tổng công ty quản lý đầu tư; - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng 1.3.4 Tư vấn: - Xây dựng thủy lợi, cấp thoát nước; đầu tư thiết bị; chuyển giao công

Ngày đăng: 23/10/2015, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w