Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
639,5 KB
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
A – Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính Phủ và chính quyền thành phố
là tạo ra nhiều việc làm cho người dân & huy động vốn từ trong dân để phát triển đất
nước. Muốn phát triển kinh tế thì phải huy động được vốn, trong điều kiện phát triển
của cả nước nói chung và của thành phố nói riêng, điều cần nhất đó là vốn trong nước
và để có được nguồn vốn này thì phải huy động vốn từ trong dân.
Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là bước đi thích hợp và thật sự quan
trọng bởi vì nó góp phần tạo ra được nhiều việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, huy
động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hôi của cả nước, cũng như của thành phố.
Ngoài ra, việc phát triển DNNVV phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thế
giới cũng như sự vần động biến đổi của nền kinh tế Việt Nam, bước đi trên còn giúp
tháo gỡ các vấn đề xã hội như thất nghiệp, khắc phục và giảm bớt các tệ nạn xã hôi,
góp phần bảo đảm trật tự an ninh, đảm bào sự phát triển công bằng giữa các thành phần
kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân. Nói tóm lại, phát triển
DNNVV là một bước đi không thể không tiến hành, tận dụng tối đa nguồn lực và phát
triển nền kinh tế xã hội sẽ giúp cho nước ta vững bước trên con đường hội nhập và mở
cửa với nền kinh tế thế giới.
Đà nẵng một thành phố năng động, là trung tâm phát triển mạnh mẽ nhất của
khu vực Miền trung & Tây nguyên và sự phát triển kinh tế của nó kéo theo sự phát
triễn mạnh mẽ của các DNNVV. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp này đang lâm
vào tình trạng khó khăn và có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệplà không
nhỏ. Số DN được thành lập ít hơn quy mô số dân của thành phố, số doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, tăng thêm vốn, lao động là chưa nhiều. Tuy đã có nhiều DN hoạt động
hiệu quả, có hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp, có nhiều ưu thế về tính năng động,
thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường…nhưng sự phát triển của DNNVV
thành phố tuy đã có nhiều thay đổi nhưng còn chậm và chưa ổn định. Điều đó xuất phát
từ những hạn chế và khó khăn của bản thân các DNNVV ở Việt Nam nói chung và TP
Đà Nẵng nói riêng, mặt khác chính quyền thành phố cũng chưa có đủ các chính sách
phù hợp để hỗ trợ DNNVV và nhất là chưa thực hiện được tốt nhất các giải pháp và
chính sách đã đề ra, chính quyền thành phố cũng chưa theo sát được các vấn đề liên
quan đến DN.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV, cũng như đẩy mạnh công
tác hôc trợ các DN trên địa bàn thành phố nhằm huy động tối đa tiềm năng vốn, lao
động, mặt bằng…trong dân, cần thiết phải làm rỏ thực trạng của DNNVV của thành
phố và các chính sách hỗ trợ cho các DN này, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính quyền thành phố.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phần nào khái quát hoá và hệ thống hoá về mặt lý luận cũng như các vấn đề có
liên quan đến DNNVV và vai trò của DNNVV đối với sự phát triển KT - XH
- Đánh giá tổng quan thực trạng của các DNNVV trên địa bàn thành phố, cũng
nhưng công tác hỗ trợ cho các DN này của chính quyền thành phố bao gồm cả nguyên
nhân, những hạn chế và thành quả đạt được từ công tác phát triển và hỗ trợ các
DNNVV này
- Xem xét mối quan hệ, sự tương thích của công tác hỗ trợ với doanh nghiệp
- Phân tích & đưa ra một số giải pháp phát triển DNNVV cũng như việc đẩy
mạnh công tác hỗ trợ của chính quyền đối với các DN này trong giai đoạn 2008 – 2015
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các DNNVV, những khó khăn và vướng mắc trong quá
trình phát triển của các DN, cũng như cồng tác hỗ trợ của chính quyền thành phố đối
với các DNNVV tính từ năm 1997 – 2007. Và đồng thời đưa ra một số giải pháp cho
sự phát triển của DNNVV và công tác hỗ trợ của chính quyền thành phố cho các DN
này
Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, các DN thuộc hội Doanh nghiệp trẻ thành phố Đà Nẵng. Các giải pháp và
chương trình của chính quyền thành phố đã thực hiện từ năm 1997 – 2007 để hỗ trợ
cho DNNVV trên địa bàn thành phố.
4. Phương pháp nghiên cứu
•
Thu thập số liệu
•
Phân tích thống kê và đánh giá
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
•
Phương pháp so sánh
•
Điều tra, xử lý bằng SPSS
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
5. Kết cấu chuyên đề thực tập
Phần 1: Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những khó khăn, thách thức trong xu
thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay
Phần 2: Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn TP Đà
Nẵng giai đoạn 1997 - 2007
Phần 3: Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên
địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian đến
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, do khả năng còn hạn hẹp và
kiến thức chưa được sâu rộng, thêm vào đó là không có đầy đủ số liệu để phân tích nên
trong đề tài của em còn rất nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự thông cảm của
thầy cô.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S TRẦN THỊ TÚC đã
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
TRẦN THANH HẢI
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
B – Nội dung
PHẦN I
Doanh nghiệp nhỏ và vừa với những khó khăn, thách thức trong xu thế
hội nhập toàn cầu hóa hiện nay
I/ Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam & thế giới
1. Khái niệm về doanh nghiệp & doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp (DN)
Trong nền kinh tế thị trường, bất cứ một nền sản xuất kinh doanh nào tạo ra sản
phẩm hoặc dịch vụ để bán, cung ứng cho khách hàng và thu lợi nhuận, dù hoạt động đó
chỉ là một cá nhân, một hộ gia đình, đều có thể coi là một doanh nghiệp. Cùng cách
hiểu này, Viện Thống kê và viện nghiên cứu kinh tế Pháp định nghĩa DN là một tổ
chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ để
bán. Tuy vậy, trong các văn bản pháp quy của nước ta ranh giới thật rõ ràng “doanh
nghiệp” hộ gia đình và doanh nghiệp khác vẫn còn nhiều vấn đề tranh cải. Luật DN
được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua tại kỳ
họp thứ 5, ngày 12/6/1999 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2000, Chương I,
Điều 3 nêu rõ: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Tiếp theo đó, Luật cũng đã định nghĩa kinh
doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoạc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”. Như vậy chính trong văn bản Luật cũng đã để một
khoảng trống, rằng có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hẳn đã là doanh nghiệp. Bởi
vì, muốn trở thành doanh nghiệp thì phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định tất yếu phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể nếu
không có đăng ký kinh doanh, không được gọi là doanh nghiệp, cho dù hộ này vẫn
thực hiện các hoạt động kinh doanh hợp pháp.
1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Trong một nền kinh tế , có thể tuỳ theo các chỉ tiêu khác nhau mà người ta phân
ra các loại doanh nghiệp khác nhau. Theo ngành kinh tế có thế chia ra DN công
nghiệp, DN nông nghiệp, DN thương mại dịch vụ; Theo tính chất hoạt động thì có DN
hoạt động công ích và DN SX-KD; Theo hình thức sở hữu thì có DNNN, DNDN và
DN có vốn đầu tư nước ngoài; Theo quy mô, mà chủ yếu là quy mô về vốn và lao động
thì có DN lớn, DNNVV là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở hầu hết tất cả các nước.
Có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về DNNVV. Các định nghĩa này có những
điểm giống nhau và khác nhau, vì vậy khó mà tìm ra một định nghĩa thống nhất mặc dù
ai cũng biết rằng kinh doanh nhỏ và vừa thì khối lượng công việc ít hơn, đơn giản hơn
là ở các DN lớn.
Hiện nay không có tiêu chuẩn chung cho việc phân định ranh giới quy mô DN ở
các nước. Ở mỗi nước, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh phát triển kinh tế cụ thể mà có
cách xác định quy mô DN trong từng giai đoạn nhất định.
Bảng 1: Tiêu thức phân loại DNNVV của một số nước
Lĩnh vực
Các nước
Mỹ
Nhật Bản
Công nghiệp
DN vừa
DN nhỏ
Thương mại-Dịch vụ
DN vừa
Dưới 3,5 triệu
Dưới 3,5 triệu
USD
USD
Dưới 500 lao
Dưới 500 lao
động
động
Dưới 100 triệu
10 - 30 triệu Yên
Yên
Dưới 20 lao động
Dưới 300 lao
DN nhỏ
Dưới 100 lao
Dưới 5 lao động
động
động
CHLB Đức
1 đến < 100 triệu
Dưới 1 triệu DM
1-100 triệu DM
Dưới 1 triệu DM
DM
Dưới 9 lao động
10 < 500 lao
Dưới 9 lao động
10 < 500 lao
động
động
Philippin
15 - 60 triệu Peso
< 15 triệu Peso
15 - 60 triệu Peso
< 15 triệu Peso
Không quy định
Không quy định
Không quy định
Không quy định
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
1đ
Đài Loan
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
1đ
1đ
1,6 triệu USD
1,6 triệu USD
4 -10 lao động
4 - 10 lao động
1đ
(Nguồn: Đỗ Đức Định-Kinh nghiệm và cẩm nang phát triển DNNVV ở một số nước trên thế giới)
Xác định tiêu chí DNNVV ở Việt Nam
Cần thiết phải xác định DNNVV vì những lý do sau:
Phục vụ cho việc thống kê và phân tích
Để xây dựng và áp dụng chính sách
Thiết kế và áp dụng các dịch vụ hỗ trợ phát triển
Từ nhiều năm trước, khi chính phủ chưa ban hành chính thức tiêu chí quy định
DNNVV, một số cơ quan nhà nghiên cứu đã đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể
khác nhau để phân loại DNNVV. Có thể kể ra cách cách phân loại tiêu biểu sau:
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) căn cứ vào 2 tiêu chí lao
động và vốn của các ngành để phân biệt:
+ Trong ngành công nghiệp: DNNVV là tổ chức kinh tế có số vốn từ 5-10 tỷ
đồng và có số lao động 200-500 người. Trong đó DN nhỏ có số vốn dưới 5 tỷ đồng với
số lao động nhỏ hơn 200 người.
+ Trong ngành Thương mại-Dịch vụ: DNNVV là tổ chức có số vốn từ 5-10 tỷ
đồng và có số vốn lao động từ 50-100 người.
- Ngân hàng Công thương hoạt động cho vay tín dụng đối với các DN quy định
rằng: DN vừa là DN có vốn từ 5-10 tỷ đồng và số lao động từ 500-1000 người, DN nhỏ
là DN có số vốn dưới 5 tỷ đồng và lao động dưới 500 người.
- Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, DN có vốn
dưới 1 tỷ đồng và dưới 100 lao động được xếp là DN nhỏ, DN có vốn từ 1-10 tỷ đồng
và có từ 100-500 lao động là DN vừa.
Tóm lại, người ta thường dùng 2 tiêu chí vốn và lao động thường xuyên để xác
định DNNVV vì tất cả các DN đều có thể xác định được 2 tiêu thức này. Riêng tiêu
thức doanh thu ít được sử dụng vì đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt
Nam thì tiêu chí này có thể biến động do nhiều yếu tố và khó xác định.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Để thống nhất tiêu chí xác định DNNVV, ngày 20/6/1998, Chính phủ đã ban
hành công văn số 681/CP-KTN quy định tiêu chí tạm thời xác định DNNVV. Theo quy
định này, DNNVV là các DN có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung
bình hàng năm dưới 200 người. Quy định tạm thời này chỉ tồn tại 3 năm và ngày
23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển
DNNVV, Theo quy định tại Nghị định này, “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh
độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10
tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình
hình kinh tế-xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện
pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả 2 tiêu chí vốn và lao
động hoặc 1 trong 2 tiêu chí trên”. Với tiêu thức phân loại mới này DNNVV ở nước ta
chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng số DN hiện có, trong đó phần lớn là các doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Điều này phù hợp với tinh hình kinh tế của nước
ta vốn là nền kinh tế sản xuất nhỏ và vừa là chủ yếu.
2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam & thế giới
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng, Các DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế,
đóng vai trò hết sức quan trọng. Đối với Việt Nam và cũng như tất cả các nước khác
trên thế giới DNNVV cũng đều đóng một vai trò quan trọng, vậy vai trò các DNNVV
như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.
2.1. DNNVV góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động
Đây là một thế mạnh rõ rệt của các DNNVV, và là nguyên nhân chủ yếu khiến
chúng ta phải đặc biệt chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp này. Các DN này có
số lượng lớn, phân bố rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền
ngược, nên mặc dù số lao động làm việc trong một DNNVV không nhiều nhưng theo
quy luật số đông, với số lượng rất lớn DNNVV trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn
việc làm cho xã hội. Mặt khác, các DNNVV loại này mang tính tư hữu cao, dễ dàng đa
dạng hoá sản phẩm, kể cả các mặt hàng mà các DN lớn không sản xuất ra. Sự lớn mạnh
của các DNNVV đã làm tăng thu nhập của công nhân và giảm tỷ lệ thất nghiệp của
mỗi địa phương nói riêng và toàn lãnh thổ nói chung.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường, các DNNVV thường tạo ra từ 70-90%
việc làm cho xã hội. Khi nền kinh tế suy thoái, các DN lớn phải cắt giảm lao động để
giảm chi phí đến mức có thể tồn tại được vì cầu của thị trường thấp hơn cung. Nhưng
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
đối với các DNNVV do đặc tính linh hoạt, dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên
vẫn duy trì hoạt động thậm chí vẫn phát triển. Do đó các DNNVV vẫn có nhu cầu về
lao động. Chính vì vậy, Hội đồng DN thế giới đã cho rằng: DNNVV là liều thuốc cuối
cùng chữa trị bệnh thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái.
Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao và không ổn định, sức ép
dân số, lao động lên đất đai, việc làm ở nông thôn chính là nguyên nhân của dòng di
dân từ nông thôn ra thành phố, gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Khu vực DNNVV
thu hút khoảng 26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước, mặt khác, các
DNNVV đang là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động từ các DNNN
dôi ra qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản DN hiện đang được
triển khai.
Do các DNNVV có thể phát triển ở khắp mọi nơi trong nước, nên khoảng cách
giữa nhà sản xuất và thị trường được rút ngắn lại, tạo nên sự phát triển cân bằng giữa
các vùng. Chênh lệch giàu nghèo không đáng kể, mỗi người dân có thể là một ông chủ,
mỗi gia đình có thể là một doanh nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam còn
khá thấp do kinh tế chậm phát triển. Phát triển DNNVV ở thành thị và nông thôn là
biện pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá thu nhập của các tầng lớp nhân dân
khắp các cùng trong nước.
2.2. Các DNNVV góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong dân cư và
sử dụng tối ưu các nguồn lực tại địa phương
Với ưu điểm tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán đi sâu vào ngõ ngách và yêu cầu số
vốn ban đầu không nhiều, mặt khác các DNNVV trong quá trình hoạt động, các
DNNVV có thể huy động vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc. Chính vì
vậy, DNNVV được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động, sử dụng các
khoản vay tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản vốn đầu tư. Nguồn
vốn được trích từ trong dân là nguồn vốn rất quan trọng, ở Trung Quốc nguồn ngân
sách quốc dân có tới 75% là vốn từ trong dân, mặt khác nguồn vốn trong dân được sử
dụng tối đa tránh được việc gia tăng mức cung tiền trên thị trương, bình ổn thị trường
tài chính. Những đồng tiền nhàn rỗi từ trong dân được sử dụng để tạo thêm giá trị gia
tăng, đem lại một giá trị to lớn cho nền kinh tế.
Với quy mô vừa và nhỏ, lại được thành lập phân tán ở hầu khắp mọi nơi nên
DNNVV có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, về nguyên vật liệu với trữ
lượng hạn chế, không đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất lớn, nhưng sản có ở địa
phương, sử dụng sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các DN lớn. Điều này
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
cũng rất hợp lý đối với nước ta, vốn là một nước có nền kinh tế lạc hậu, trình độ phát
triển chậm, cách kinh doanh nhỏ lẽ là thích hợp nhất đối với đại đa số bộ phận người
dân. Mặt khác hơn 70% lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đạc điểm của
ngành nông nghiệp là tính thời vụ cho nên có một bộ phận lao động thất nghiệp tạm
thời và lao động nhàn rỗi tự nhiên, khi sử dụng mô thức kinh doanh này chắc chắn sẽ
tận dụng tối đa các lao động nhàn rỗi, mặt khác góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở
khu vực nông thôn
2.3. Các DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các Cơ sở SX-KD và ngày
càng gia tăng mạnh
Phần lớn các nước trên thế giới, số lượng các DNNVV chiếm khoảng 90% tổng
số doanh nghiệp. Tốc độ tăng số lượng các DNNVV nhanh hơn số lượng các DN lớn.
Các DNNVV hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp, dịch vụ, từ công
nghiệp thủ công truyền thống đến các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Do đặc tính của
mình mà các DN này rất dẽ dàng thích nghi với điều kiện kinh doanh, vốn không lơn,
mô thức kinh doanh và quản lý gọn nhẹ và đơn giản, đây là một thế mạnh mà chúng ta
không thể nào phủ nhận được. Một quy luật tất yếu của nền kinh tế cũng như cho toàn
XH đó là sự tồn tại song song và hổ trợ lẫn nhau của các bộ phận cấu thành nên xã hội.
2.4. Các DNNVV có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế
Chúng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước
trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50%GDP ở mỗi nước. Riêng ở Việt Nam, mỗi
năm các DNNVV đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước. Các DN này có nhiều
thuận lợi trong việc khai thác những tiềm năng phong phú trong nhân dân, từ trí tuệ,
tay nghề tinh xảo, vốn liếng, ngành ngề truyền thống…Chỉ cần dùng một phép tính rất
đơn giản ta có thể nhận thấy rằng sự đóng góp của các DNNVV đối với không chỉ
nước ta mà cả với các nước khác là không hề nhỏ, tuy nó nhỏ nhưng số lượng rất đông
đảo, lại rất đa dạng về lĩnh vực ngành nghề.
2.5. Các DNNVV là nhân tố quan trọng tạo sự năng động nề kinh tế trong cơ chế thị
trường, đóng góp trong việc lưu thông và xuất khẩu hàng hoá
Với quy mô nhỏ lại năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh cùng với
hình thức tổ chức kinh doanh sự kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hóa mềm dẻo,
hoà nhịp cùng với những đòi hỏi từ nền kinh tế thị trường nên các DNNVV có vai trò
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
to lớn góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. DNNVV có nhiều
cơ hội đễ thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ.
Khi nền kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội kinh doanh mới, sức mua tăng lên
nhu cầu lớn hơn, các DNNVV rất nhạy bén trong việc điều chỉnh cơ cấu, tăng doanh
thu. Diều này rất khó thực hiện ở các DN lớn khi muốn đa dạng hoá mặt hàng sản xuất.
Đối với các DN lớn, DNNVV cũng có thể làm đại lý, vệ tinh tiêu thụ hàng hoá hoặc
cung cấp các vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu
sản xuất cho DN lớn.
Đây là thế mạnh rất riêng của các DN này cho nên số lượng của các
DNNVVngày càng đông về số lượng và đa dạng về chủng loại, những DN này góp
phần đáp ứng cho bộ phận thị trường người tiêu dùng và là nguyên liệu đầu vào cho
các DN lớn.
2.6. Các DNNVV có vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của các DNNVV sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, lam cho công nghiệp phát triển, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch
vụ, làm thu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông thôn trong cơ cấu kinh tế quốc dân, đặc biệt
là ở nông thôn.
Với tính chất nhanh nhạy và dễ dàng bắt kịp với những thay đổi hay biến động
của thị trường, các DNNVV luôn đóng vai trò đi dầu trong mọi biến động trên cả hai
phương diện, thứ nhất các DNNVV sẽ là bước thử nghiệm sự thay đổi, thứ hai nó sẽ
đóng vai trò là những bản thảo, tích lũy được các kinh nghiệm đương đầu với sự thay
đổi cho các doanh nghiệp lớn. Sau khi có bước thay đỏi thành công nó sẽ là mô hình
hoàn hảo nhất cho sự thay đổi của các DN lớn, từ đó làm bước đệm thay đổi và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi để phù hợp với tình hình mới và quy luật kinh tế mới.
2.7. Các DNNVV góp phần dân chủ hoá nền kinh tế, duy trì sự tự do cạnh tranh và có
khả năng ứng biến nhanh nhạy
DNNVV chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vài trò quan trọng trong việc tập trung
lực lượng kinh tế, lực lượng lao động. Sự phát triển không ngừng của các DNNVV góp
phần phân phối theo chiều hướng tương đối công bằng, mặt khác huy động nguồn sức
lao động lớn trong xã hội vào hoạt động sản xuất theo quy trình phân công LĐXH.
Tự do kinh doanh là con đường tốt nhất phát huy tiềm lực. Ở các DNNVV, tình
trạng độc quyền không xảy ra, họ sẵn sàng chấp nhận tự do kinh doanh. So với các xí
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
nghiệp lớn, các DNNVV có tính tự chủ cao, không ỷ lại sự giúp đỡ của nhà nước, sẵn
sàng khai thác các cơ hội để phát triển mà không ngại rủi ro.
Với những ưu thế nhỏ gọn, năng động, dễ quản lý; các DNNVV rất linh hoạt
trong việc học hỏi và tránh những thiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động
lên. Do đó, các DNNVV sẽ có khả năng ứng biến nhanh nhạy, thay đổi hoàn cảnh, tự
điều chỉnh tổ chức sản xuất.
2.8. Các DNNVV là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp
Các DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanh nhân,
ươm mầm các tài năng kinh doanh. Kinh doanh qui mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn luyện
các nhà doanh nhân làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh qui ô
nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trưởng thành lên
thành những nhà doanh nghiệp lớn.
Đây cũng là một quy luật tất yếu đối với một nhà quản lý, điểm tích lũy sẽ hình
thành khi họ tham gia vào thị trường lao động, không con đường nào khác những nahf
quản lý DN lớn thành đạt đều xuất thân từ việc quản lý thành công một doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Mọi bước chạy của những con người thành đạt đều xuất thân từ những
bước chập chững ban đầu và môi trường kinh doanh của các DNNVV sẽ là nơi thử sức
và trau dồi cho những nhà quản lý ngương doanh ngiệp lớn hơn trong tương lai.
Tóm lại, DNNVV có nhiều ưu thế và đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó không có tính loại trừ một quốc gia nào trong đó
cá cả Việt Nam. DNNVV ngày càng thể hiện được tầm quan trọng cũng như sự ảnh
hưởng của mình đến mọi mặt, tầm ảnh hưởng của nó mang diện rộng trên toàn thế giới,
tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay nó thay đổi như thế nào và xu hướng chủ đạo của nó
trong trương lai sẽ ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ở những phần sau.
II/ Những khó khăn, thách thức của DNNVV trong xu thế hội nhập hiện nay
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì nền kinh tế không thể tránh
khỏi việc bị tác động, mức tác động được biến đổi tùy theo cường độ và sự thay đổi
từng lĩnh vực và từng khía cạnh của nên kinh tế - xã hôi. Các DNNVV cũng không
nằm ngoài các quy luật đó.
1. Tác động của hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đối với nền kinh tế Việt Nam
Mọi tác động đều mang tính hai mặt, khi hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa nền
kinh tế nước ta đứng trước thế và lực mới. Những thời cơ và thách thức đem lại từ việc
mở cửa sẽ góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước nhà.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
1.1. Những thời cơ khi hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đối với nền kinh tế
Hội nhập kinh tế toàn cầu là một trong những hiện tượng nổi bật nhất của cuối
thế kỷ 20 và những năm đầu của thiên niên kỷ mới này. Đặc điểm nổi bật của hội nhập
kinh tế là sự gia tăng các luồng thương mại và đầu tư giữa các nước trên thế giới.
Trong một thế giới đang toàn cầu hoá, sự mở cửa các nền kinh tế nội địa, sự tăng
cường của các thể chế kinh tế quốc tế, và quyền lực của các công ty xuyên quốc gia đã
đóng góp vào việc thúc đẩy cấu trúc thị trường được hội nhập trên phạm vi toàn cầu.
Ngày nay, hội nhập kinh tế là một xu hướng không thể tránh khỏi đối với tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Việc hội nhập có hiệu quả vào hệ thống thương mại thế giới đòi hỏi mức độ tự
do hoá cao của mỗi nền kinh tế. Hội nhập kinh tế toàn cầu có thể mang lại những lợi
ích lớn cho các nước tham gia vào quá trình này. Mở cửa thương mại, tài chính và đầu
tư quốc tế đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu
phát triển. Hội nhập thương mại quốc tế cho phép các nước chuyên môn hoá sản xuất
để đạt được tính kinh tế của quy mô sản xuất. Đối với các nước có lợi thế so sánh như
nguồn lực tự nhiên dồi dào, lao động rẻ,… có thể thúc đẩy việc phân phối nguồn lực có
hiệu quả hơn và đẩy mạnh khả năng xuất khẩu của họ để đạt được lợi ích kinh tế tối
ưu.
Mở cửa hội nhập sẽ giúp chúng ta tiếp cận được những cái mới trong lĩnh vực
công nghệ, cả công nghệ quản lý và cả công nghệ trong sản xuất. Bước chuyển biến
trong việc tiếp thu công nghệ sẽ góp phần làm thay đổi hiệu suất sản xuất, tăng năng
suất lao động. Những bước tiến công nghệ sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trong sản xuất
và kinh doanh. Hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm sẽ góp phần là tăng tính
cạnh tranh cũng như chất lượng của từng sản phẩm. Nhưng bước tiến quan trọng nhất
trong việc hội nhập mở cửa và tiếp thu công nghệ đó là công nghệ quản lý, chính sự
quản lý chuyên nghiệp sẽ làm thay đổi cách thức làm việc và tác phong công nghiệp
trong sản xuất, thay đổi được thói quen tập tục gắn liền với nông nghiệp của Việt Nam.
Mở cửa thương mại quốc tế cũng chính là một bước mở cửa thị trường, thị
trường rộng mở là điều mơ ước của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại.
Tận dụng được lợi thế trong mở cửa thị trường sẽ tận dụng được các thời cơ và cơ hội
kinh doanh lớn. Khi mở cửa thị trường sẽ thúc đẩy được sự cạnh tranh lành mạnh, các
doanh nghiệp phải tự thân vận động, cả nền kinh tế cũng vận động để thay đổi để phù
hợp với nhu cầu của tình hình mới, cũng là phù hợp với quy luật tất yếu của sự vận
động và biến đổi.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là thời cơ mà chúng ta nên chớp lấy để
phát triển nền kinh tế, trong đó các DNNVV cũng tự tạo được những thuận lợi được
đưa tới từ việc mở cửa và hội nhập này. Tuy nhiên, thời cơ lớn thì thách thức quả thực
là không nhỏ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này ở phần tiếp theo.
1.2. Những thách thức khi hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa đối với nền kinh tế
Do mức độ phát triển thấp, nên những thách thức hội nhập mà Việt Nam phải
đương đầu là rất lớn. Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của chính sách mở cửa kinh
tế, với những điều kiện ít thuận lợi hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Ví
dụ như khi gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống các nguyên tắc MFN và
đối xử quốc gia đối với tất cả các thành viên của WTO và hàng hoá và dịch vụ của họ.
Vì vậy, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để bảo đảm khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung. Hiện nay,
nền kinh tế Việt Nam được cho là có khả năng cạnh tranh thấp so với các nước khác
trong khu vực. Bằng việc tự do hoá nhanh chóng thị trường của mình, kể cả các ngành
công nghiệp còn non trẻ, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh khắc nghiệt từ các đối thủ kinh doanh nước ngoài. Việc mở cửa thị trường cho
hàng hoá, đầu tư và dịch vụ nước ngoài, và những cam kết của Việt Nam để tạo ra một
môi trường thuận lợi cho kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nhân nước ngoài
có được sự tiếp cận rộng hơn đối với thị trường Việt Nam. Một số ngành có khả năng
cạnh tranh thấp như dịch vụ, sẽ bị đặt vào những tình thế bất lợi, dẫn đến những tác
động xấu đối với nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, do còn nhiều yếu kém, các doanh
nghiệp nội địa khó có thể đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế về đối xử ưu đãi mà
Việt Nam sẽ nhận được thông qua việc hội nhập nền kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu
hóa. Hậu quả là Việt Nam có thể trở thành một nhà máy khổng lồ của các công ty nước
ngoài.
Đối với ngành nông nghiệp, vòng đàm phán thương mại Doha đã đặt ra những
yêu cầu khó khăn hơn đối với ngành nông nghiệp của các thành viên mới, như, xoá bỏ
trợ cấp xuất khẩu, thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế an toàn thực phẩm, xoá bỏ hàng rào
bảo hộ và giảm thuế nhập khẩu lương thực. Do vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ
phải đối mặt với những thách thức lớn khi đất nước gia nhập WTO. Kết quả là sẽ có
sự sụt giảm trong thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông nghiệp, dẫn đến sự
bất bình đẳng ngày càng tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị khi chúng ta mở cửa
thị trương quốc tế và gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế lớn này.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Về phía người lao động, việc mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong
xu thế toàn cầu hóa sẽ gây ra một số bất lợi cho họ. Những thách thức trong việc mở
cửa thị trường và xoá bỏ trợ cấp nhà nước và sự bảo hộ trong một số ngành sẽ dẫn tới
việc thu hẹp hoặc đóng cửa nhiều doanh nghiệp khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Trong những trường hợp như vậy, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam không có khả
năng hỗ trợ những người cần sự giúp đỡ, do Việt Nam vẫn chưa có mạng lưới bảo
hiểm thất nghiệp. Cho đến nay, mới chỉ có 12% lực lượng lao động được hệ thống bảo
hiểm xã hội bảo vệ. Người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc khu
vực nông nghiệp vẫn không được bảo vệ. Những khó khăn này đặt người lao động Việt
Nam vào những tình thế rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, hội nhập kinh tế thông qua
WTO cũng sẽ làm cho khoảng cách về thu nhập giữa lao động có kỹ năng và không có
kỹ năng, giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng. Đặc biệt, cơ hội cho người nghèo
ở nông thôn tham gia vào các hoạt động được toàn cầu hoá là rất ít do phần lớn trong
số họ là những người lao động không qua đào tạo.
Với Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung, việc tham gia vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế không phải là một bảo đảm rằng nền kinh tế sẽ phát triển
nhanh chóng, thuận lợi. Lý thuyết và thực tế cho thấy tư cách thành viên mới chỉ là
chiếc vé để tham gia vào một trò chơi. Thành công đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ
lực vượt bậc trong nhiều lĩnh vực để nắm bắt những cơ hội và giảm thiểu những tác
động tiêu cực trong quá trình hội nhập này. Tư cách thành viên mà Việt Nam sẽ đạt
được là một cơ hội để Việt Nam phát triển nhanh nền kinh tế, đồng thời, nó cũng mang
lại những thách thức lớn khi tham gia vào tổ chức WTO. Nhưng đó là thách thức trong
cơ hội, và thách thức cũng mang lại những cơ hội. Bằng việc tái cấu trúc nền kinh tế và
khung khổ thể chế, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia,… Việt Nam có thể vượt qua
được những khó khăn và gặt hái những lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá kinh tế ngày
càng tăng này.
Mở cửa nền kinh tế của mình, có nghĩa là nước đó sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt từ những đối thủ nước ngoài. Hậu quả là, các doanh nghiệp trong nước,
đặc biệt là các DNNVV thiếu khả năng cạnh tranh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc
đi đến phá sản. Nếu không có các chiến lược phát triển thích hợp của Chính phủ và bản
thân các doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ phải chịu nhiều tổn thất từ hội nhập kinh tế. Các
DNNVV đang như con thuyền bé lênh đênh giữa đại dương rộng lớn, thị trường thế
giới sẽ trở thành một chiến trường khốc liệt hơn bao giờ hết, cuộc đấu sẽ luôn tiếp diễn
đòi hỏi các DNNVV phải không ngừng hoàn thiện mình và phát triển. Mở cửa tức là
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
chấp nhận bước vào cuộc chơi mà thôi, ai yếu thế và không sẵn sàng bước vào cuộc
chơi sẽ bị loại bỏ. Mô hình liên doanh liên kết giữa các DNNVV sẽ trở thành một khối
đoàn kết, giúp cho các DNNVV có thể vượt qua được những trở ngại trước mắt
Để thành công trong quá trình hội nhập kinh tế, các nước không nên chỉ dựa vào
những lợi thế so sánh mà họ có. Thực tế đã cho thấy rằng những lợi thế to lớn mà
nhiều quốc gia đang phát triển có được với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
nguồn lao động rẻ và dồi dào… đã không phải là chiếc chìa khoá vàng dẫn các nước
này đến sự thịnh vượng. Điều quan trọng là, các nước phải nắm bắt được lợi thế cạnh
tranh thông qua tri thức, sự đổi mới và nguồn vốn con người để đạt được mục tiêu tăng
trưởng bền vững.
2. Những khó khăn và thách thức đặt ra với DNNVV
Tuy có được những điều kiện rất thuận lợi song các doanh nghiêp nhỏ và vừa
đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập đòi hỏi
sự nỗ lực vượt bậc về tất cả mọi mặt, thách thức đặt ra cho các DNNVV và phải vượt
qua được các thử thách là điều tất yếu trong quy luật phát triển của DNNVV
2.1. Những khó khăn đối với DNNVV
2.1.1. Bất cập về trình độ quản lý và công nghệ
Đây quả thật là vấn đề không nhỏ mhi mà sự phát triển ngày càng gia tăng nhu
cầu về cách thức quản lý khoa học và người quản lý có trình độ là thật sự cần thiết và
quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV.
Tuy nhiên theo số liệu thống kê thì hiện nay có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp
có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình
độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%;
thạc sĩ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt
nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn.
Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ
học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh
tế và quản trị doanh nghiệp.
Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ
công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh
về công nghệ của các doanh nghiệp phía bắc là rất thấp.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số
doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh
nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ
2,16%.
Ta có thể dễ dàng nhận ra một nghịch lý, trong khi trình độ về kỹ thuật công
nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp có tỷ
lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.
Vậy chứng tỏ là các DNNVV thực sự chưa chú trọng đến việc phát triển và áp dụng
KHCN để tăng hàm lược chất xám, nâng cao hiệu quả cũng như chất lược của sản
phẩm. Trong khi việc phát triển KHCN và áp dụng công nghệ trong sản xuất đang là
một vấn đề nóng hổi và rất đang quan tâm thì có phần lớn các chủ doanh nghiệp lại đi
ngược lại yêu cầu này.
Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp
Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi các doanh nghiệp trên
thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường
cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin
về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến
các thông tin về kỹ thuật và công nghệ.
2.1.2. Nhu cầu lớn về vốn, thị trường và đào tạo
Từ số liệu của các cuộc điều tra thì các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều
khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần. Cụ thể 66.95% doanh nghiệp cho biết thường
gặp khó khăn về tài chính; 50.62% doanh nghiệp thường gặp khó khăn về mở rộng thị
trường; 41.74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25.22%
doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24.23% khó khăn về thiếu các ưu
đãi về thuế; 19.47% khó khăn về thiếu thông tin; 17.56% doanh nghiệp khó khăn về
đào tạo nguồn nhân lực...
Về khả năng tiếp cận các nguồn vốn của Nhà nước: chỉ có 32,38% số doanh
nghiệp cho biết đã tiếp cận được các nguồn vốn của Nhà nước, chủ yếu là doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận
và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn
vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp khả năng tiếp cận,
30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước
cũng rất khó khăn. Chỉ có 5,2% số doanh nghiệp đã được tham gia; 23,12% số doanh
nghiệp khó được tham gia và 71,67% số doanh nghiệp không được tham gia.
Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều
lĩnh vực, trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán;
31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu
cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập
kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm
mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế;
11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu
cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp...
Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng
chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần tập trung hỗ trợ;
đồng thời cũng là một thị trường đang cần rất nhiều dịch vụ đào đạo chất lượng cao, là
cơ hội cho các đại học, các viện nghiên cứu...
2.1.3. Bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu, cơ sỡ vật chất kĩ thuật lạc hậu chậm đổi
mới
Có thể nói các DNNVV có cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh kém, thêm
vào đó là sự bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu để sản xuất, máy móc thiết bị. Do
quy mô không lớn, khả năng tài chính hạn hẹp nên chỉ giới hạn số lượng mua hàng, chỉ
mua với số lượng nhỏ, các doanh nghiệp không được hưởng hưởng chiết khấu hay
giảm giá, điều mà các doanh nghiệp lớn thường được hưởng do lợi thế trong việc mua
sản phẩm với khối lượng lớn và đã là khách hàng làm ăn quen thuộc. Mặt khác khi
mua máy móc trang thiết bị để phát triển sản xuất từ nước ngoài thì các DNNVV
thường thiếu ngoại tệ nên không thể mua trực tiếp mà phải vay mượn hoặc là phải
thông qua đại lý nên thường là giá lên rất cao so với mức giá thực tế.
Một điều nữa cũng bắt nguồn từ nguyên nhân trên, đó là cơ sỡ vật chất kỉ thuật
lạc hậu, trình độ thiết bị công nghệ yếu kém, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ
sở giao dịch, quản lý đa phần là rất chật hẹp và không đủ diện tích, chứ chưa nói đến
việc có được các gian hàng trưng bày, các Showroom với quy mô lớn, dẫn đến bộ mặt
của DN không đủ lực để đảm bảo sự tin cậy cho đối tác và không thể tự mình tôn lên
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
khả năng, năng lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện các công việc, xã giao với
các đối tác làm ăn. Các DNNVV không đủ số lượng tiền đủ lớn để quay vòng và thay
đổi các thiết bị cho nên các khấu hao cơ bản sẽ được tính dài ra, vòng đời công nghệ vì
thế cũng được giãn ra dài hơn so với yêu cầu phải thay đổi công nghệ nên ngay từ việc
mua may móc trang thiết bị ban đầu đã lạc hậu thì nay sự lạc hậu đó còn được kéo dài
ra thêm nữa.
2.1.4. Hoạt động sản xuất thiếu vững chắc, yếu về sức cạnh tranh và việc tiếp cận thị
trường
Mặc dù các DNNVV có ưu thê là rất linh hoạt trước sự thay đổi bất thường của
thị trường, nhưng do khả năng tài chính hạn hẹp nên khi biến động lớn xảy ra thì rất dễ
dẫn đến tình trạng đó là các doanh nghiệp nhỏ và không đử sức để xoay chuyển tình
thế sẽ phải chấp nhận phá sản. Trên thực tế hiện tượng nay rất nhiều và diễn ra liên tục,
vòng đời của các DNNVV là rất ngắn. Tuy nhiên, trong khi có một số doanh nghiệp bị
phá sản thì số đông các DN khác sẽ được thành lập và thường thì số dong nghiệp được
thành lập luôn lớn hơn rất nhiều số lượng các doanh nghiệp bị phá sản cho nên một
điều dễ dàng xảy ra đó là sự xáo trộng trong hoạy động kinh tế, sựa mất ổn dịnh và khó
quản lý đối với các doanh nghiệp, và lĩnh vực kinh doanh. Một vấn đề nữa từ các
DNNVV đó là việc thường xuyên thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng làm
cho nền kinh tế càng khó quản lý, thêm vào đó là các DN này phải thường xuyên thay
đổi mặt bằng sản xuất kinh doanh, trụ sở giao dịch nên hoạt động sản xuất kinh doanh
luôn để trong tình trạng bị động, thiếu vững chắc và thiếu sự ổn định cần thiết cho hoạt
động kinh doanh thương nhật của doanh nghiệp.
Cùng với những khó khăn trên thì còn một vấn đề lớn trong quá trình sản xuất
kinh doanh của các DNNVV cũng nảy sinh một số tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến
đời sống kinh tế - xã hội như trốn, lậu thuế, mua bán hàng giả, hàng nhái, mau bán hóa
đơn và gây ô nhiễm môi trường. Các DNNVV luôn bị yếu thế trong cạnh tranh trên
thương trường khi đối đầu với các doanh nghiệp lớn hơn về quy mô cũng như tiềm lực,
năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất thấp. Việc tiếp cân thông tin
càng khó khăn hơn khi các doanh nghiệp với quy mô nhỏ không đủ liềm lực về công
nghệ cũng như con người để nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác.
Trình độ quản lý của DN còn hạn chế, chưa cập nhật được các kiến thức về kinh tế và
thị trường, về quản trị kinh doanh chỉ dự vào kinh nghiệm thiếu các thông tin thực tiễn.
2.2. Những thách thức đối với DNNVV
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
2.2.1. Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn yếu
Trong tình hình như hiện nay, khi mà việc áp dụng KHCN trong hoạt động
SXKD ngày càng được quan tâm và ưu tiên hang đầu bởi vì nó đem lại cho doanh
nghiệp năng lực cao hơn trong cạnh tranh do có lợi thế về công nghệ, hiệu quả kinh
doanh tốt hơn. Có thể nói trong thởi đại ngày nay thì công nghệ không chỉ đóng góp
phần quan trọng trong doanh nghiệp mà phải nói rằng nó là yếu tố sống còn của doanh
nghiệp. Nhưng các DNNVV ở nước ta thì sao? Tuy đã có được công nghệ từ nước ngà
lại có lợi thế là một nước đi sau nhưng lại rất yếu về năng lực ứng dụng KHCN trong
sản xuất, kinh doanh và cả trong quản lý. Điều này cũng dễ thấy khi mà công tác đào
tạo của Việt Nam còn mang nặng tính sách vở và ít hiện thực, thứ hai nền kinh tế của
nước ta còn rất yếu kém chưa đủ tiềm lực về vốn, con người để thay đổi theo các công
nghệ tiên tiến hơn và ngày càng tiến triển một cách chóng mặt, thứ ba ta có thể nhận
thấy một quy luật rất tự nhiên đó là ai sáng tạo ra cái gì thì người đó sẽ thành thục nhất
trong việc áp dụng nó, nước ta hay tất cả các DN nước ta rất yếu về khâu nghiên cứu
và đổi mới công nghệ, tìm ra cho mình một hướng đi riêng, tự sáng tạo cho mình mô
thức làm việc hiện đại mà chỉ đơn giản là bắt chước, nhiều khi sự bắt chước chỉ là hình
thức không nắm bắt được cái cốt lõi bên trong của công nghệ, sự sáng tạo của nhà
nghiên cứu chỉ có hạn. Không chỉ yếu vê nghiên cứu và phát triển mà các DNNVV
hiện nay cũng rất khó khăn trong việc thay đổi công nghệ để nó phù hợp hơn với điều
kiện của DN mình.
2.2.2. Sự cạnh tranh trong môi trường ngành diễn ra ngày càng lớn về mức độ cũng
như quy mô
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế có một quy luật mà tất các các doanh
ngiệp cần phải nắm bắt đó là chu kỳ kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tuy khác
nhau về mức độ nhưnh có điểm giống nhau đó là khi có một công việc kinh doanh và
nhiều doanh nghiệp tham gia vào nó, hay đây có thể hiểu nôm na đó là thị trường
ngành. Trong một môi trường ngành thì các doanh nghiệp sẽ ngày càng tập trung đông
hơn, sau một quá trình chon lọc thì những doanh nghiệp sống sót trong thị trường
ngành sẽ làm cho thị trường ngành ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn, các
doanh nghiệp vì lợi nhuận và chạy theo lợi nhuận sẽ phải tìm cách để hơn được tất cả
các DN còn lại trong thị trường của mình. Các DN gia nhập sau thường có được lợi thế
hơn nhờ học hỏi được kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã bị buộc phải rời khỏi
ngành, thứ hai các DN mới gia nhập vào ngành sau quá trình thanh lộc thường là các
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
doanh nghiệp rất lớn, có thợi thế hơn so với các DN còn lại trong ngành hoặc là có
được bí quyết công nghệ hoặc là đã phát hiện ra lổ hỗng của thị trường.
2.2.3. Sự khó khăn về vốn và các hoạt dộng tín dụng
Tròng các DN thì tài chính đóng vai trò tiên quết trong mọi hoạt động, nhưng
các doanh nghiệp lại yếu nhất ở khâu này, khi mà thị trường ngày càng thay đổi mạnh
maẽ chi phí đầu vào luôn tăng qua các kỳ kinh doanh thì việc đòi hỏi phải có được
lượng vốn lớn để xoay vòng sản xuất là điều không thể tránh khỏi, nhưng các DNNVV
mỗi năm chứ đừng nói là mỗi quý hay mỗi tháng đều có thu nhập thấp, lợi nhuận thu
về không đủ trích ra để phát triển kinh doanh. Hoạt động ký gửi trong kinh doanh diễn
ra ngày càng lớn, việc bị chiếm dụng vốn là điều rất đương nhiên và các DN trong đó
có DNNVV phải chấp nhận việc này để đảm bảo cho công việc làm ăn trở nên dễ dàng
thuận tiện hơn, “trường vốn” sẽ giúp cho DN có chổ đững vừng vàng hơn trên thị
trường.
Có một phương hướng giải quyết cho vấn đề vốn đó là hoạt động cho vay hay
hoạt động tín dụng. Các doanh nghiệp yếu thế về vốn sẽ tìm được hướng giải quyết cho
việc phát triển và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc có được nguồn vốn
này từ các tổ chức cho vay tín dụng là không phải dễ, bởi vì các thủ tục váy mượn rất
rườm rà và phúc tạp mặc dù đã có sự đổi mới. Mặt khác nữa là các tổ chức hoạt động
về cho vay tín dụng và tài chính không phải là tổ chức từ thiện, đây cũng là các cơ sở
kinh doanh cho nên khi vay tiền các DNNVV phải chứng thực được khả năng về tài
chính, cam kết trả vay đúng hạn cũng như phải thế chấp tài sản, nếu một doanh nghiệp
đang kinh doanh không tốt do thiếu vốn và cần hỗ trợ về vốn thì việc vay được điều
không tưởng, hơn nữa các DNNVV rất nhiều cho nên việc cạnh tranh để vay mượn
được khoản tiền này càng trở nên khóa khăn hơn.
Thị trường tài chính của nước ta đang chao đảo, các chính sách vĩ mô, các chính
sách tiền tệ thay đổi liên tục cũng khiến cho hoạt động tín dụng gặp phải khó khăn. Sự
bình ổn về thị trường tài chính sẽ giúp cho hoạt động tín dụng dễ dàng hơn, các
DNNVV cũng dễ thở hơn.
2.2.4. Sự thay đổi của thị trường diễn ra với tốc độ chóng mặt
Sau khi gia nhập vào kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường thì sự thay đổi diễn ra
càng mạnh mẽ hơn, tốc độ thay đổi cũng nhanh hơn rất nhiều. Khủng hoảng tài chính
thế giới năm 97, nước láng diềng Thái Lan lâm vào khủng hoảng nhưng nước ta thì
khôgn ảnh hưởng gì lớn, nhưng ai dám chắc rằng khi mở cửa rộng rãi hơn, tham gia
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
vào kinh tế quốc tế thì một sự biến chuyển của thị trường sẽ gây tác động cho nước ta
đến đâu thì đó là điều không ai dám chắc được.
Các sự thay đổi thường thấy hiện nay ta có thể nhận thấy được đó là sự biến
động mãnh liệt của giá như giá xăng, giá dầu, giá bất động sản…vv luôn thay đổi và có
chiều hướng không rõ rệt, rất khó dự báo. Tiếp theo là thị trường vốn và tài chính mà
một ví dụ minh họa điển hình và rõ ràng nhất đó là thị trường chứng khoán, thị trường
chứng khoán Việt Nam tăng nhanh, mạnh nhưng chỉ như bong bóng xà phòng, không
ổn định. Tiếp nữa, là thị trường xuất khẩu luôn nằm trong tư thế bất ổn, sự ràng buộc từ
các yếu tố xuất khẩu, các thị trường lớn thay đổi khiến hoạt động XNK không yên
ổn… và hàng loạt các yếu tố khác từ thị trường gây khó khăn không chỉ cho các DN
lớn mà các DNNVV nước ta cúng không là trường hợp ngợi lệ. Sự thay đổi linh hoạt
để đáp ứng cho nhu cầu mới là điều cần thiết nhưng các DNNVV vừa yếu về vốn, vừa
yếu về công nghệ, năng lực có hạn thì việc sự thay đổi của thị trường diễn ra với tốc độ
chóng mặt là một thách thức không nhỏ đối với các DNNVV.
3. Sự cần thiết phải hỗ trợ DNNVV trong quá trình phát triển
Từ sau Đại Hội Đảng toàn quốc lần VI (năm 1986), cả nước chuyển sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, dần dần xóa bỏ cơ chế kinh tế cũ. Chính
sách mở cửa, thu hút đầu tư tạo môi trường thuận lợi cho các ngành sản xuất trong
nước phát triển, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, trong đó có thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là các DNNVV.
Tuy nhiên trong sự phát triển mạnh mẽ của mình thì có một hiện tượng hay nói
đúng hơn là một vấn đề xảy ra đó là phần lớn nhân lực của các DNNVV đều rơi vào
tình trạng hụt hẫng, không đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, kỹ luật và tác
phong lao động nhất là các doanh nghiệp có các sản phẩm xuất khẩu. Thời gian qua,
các DNNVV đã có bước đầu huy động tiềm năng và nguồn lực để tập trung cho công
tác đào tạo và bồi dương nguồn nhân lực, tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa tưng xứng với
yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển, công tác đào tạo chưa được chú
trọng đúng mức. Các DNNVV đa số sử dụng máy móc công nghệ đã lạc hậu, việc
nghiên cứu KH&CN tuy đã cso nhưng chưa chuyển biến rõ rệt. Như các số liệu báo
cáo cho thấy hiệu quả hoạt động SXKD chưa cao, dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu
kém là hậu quả tất yếu đối với nhiều DNNVV. Tất cả những điều trên vừa xuất thân từ
chính bản thân của các doanh nghiệp, mà doanh nghiệp không thể tự khắc phục và một
phần là do các yếu tố khách quan bên ngoài. Chính vì vậy vấn đề hỗ trợ là thật sự cần
thiết đối với các DNNVV.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 21
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Trong xu thế mới như hiện nay việc phát triển DNNVV là điều rất cần thiết cho
đấtt nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Một khi phát triển
mạnh mã và có chất lượng các DNNVV và công tác hỗ trợ DNNVV được đảm bảo thì
điều đầu tiên ta có thể thấy đó là những khó khăn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp
sẽ không còn nữa, các DNNVV sẽ có cơ hội phát triển, đem lại cuộc sống ổn định cho
mỗi cá nhân và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, việc phát triển các
DNNVV là đi đúng quy luật phát triển và sự cần thiết của nền kinh tế Việt Nam bây
giờ, những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đó là: Nền kinh tế nhỏ lẻ và lạc hậu,
phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp; trình độ phát triển kém, lạc hậu về công nghệ
quản lý và kỉ thật sản xuất, nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu; tỷ lệ thất nghiệp còn cao;
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp, chưa tận dụng được hết lợi thế về nguồn nhân
lực, tài nguyên thiên nhiên…vv và vô vàn những vấn đề khác xuất thân từ nền kinh tế
của Việt Nam, DNNVV sẽ góp phần làm thay đổi những vấn đề và vướng mác từ nền
kinh tế của Việt Nam. Mặt khác, phát triển DNNVV sẽ khắc phục được các vấn đè xã
hội, bởi vì nó góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, thay đổi cách đào tạo,
lành mạnh hóa thể chế chính trị và làm giảm các vấn đề gây mất an ninh trật tự và các
vấn đề xã hội liên quan đến người lao động.
Chính những lý do trên và yêu cầu cho tình hình mới mà ta thấy được sự cần
thiết phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hỗ trợ cho các DNNVV cũng chính
là hỗ trợ cho chính nền kinh tế Việt Nam.
PHẦN II
Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2002 – 2007
I/ Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng
Trong Phần II em sẽ trình bày các vấn đề qua việc trả lời các câu hỏi như: Tình
hình phát triển của DNNVV ở TP Đà Nẵng hiện nay như thế nào? Các cách thức công
tác hỗ trợ đã được TP áp dụng để hỗ trợ DNNVV trong thời gian qua ra sao? Những
nguyên nhân nào đã gây nên sự hạn chế việc hình thành và phát triển DNNVV ở TP ?
Từ đó sẽ có những cái nhìn cụ thể và chính xác để đưa ra những kiến nghị phù hợp sẽ
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 22
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
được trình bày chi tiết trong Phần III nhằm giúp DNNVV càng ngày càng có cơ hội
phát triển, tận dụng hết những lợi thế vốn có của DNNVV và ngày càng khẳng định vị
thế cũng như vị trí của doanh nghiệp đối với nền kinh tế. Nhưng để tìm hiểu được
những vấn đề trên thì ta cùng đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và các báo cáo về doanh
nghiệp dân doanh (DNDD) là thành phần chính trong cơ cấu về DNNVV thành phố.
Phân tích DNDD cũng chính là phân tích tình hình các DNNVV đang hoạt động trên
địa bàn thành phố.
1. Số lượng doanh nghiệp phát triển qua các năm
1.1. Giai đoạn 1997 – 1999
Quy mô và số lượng các DNDD, có số lượng ngày càng tăng, trong các DN này
có quy mô ngày càng tăng và chất lượng cũng có nhiều sự biến đổi.
Về số lượng, năm 1997 Thành phố có 670 DNDD đăng ký kinh doanh 9 trong
đó có 391 DNTN, 266 công ty TNHH, 14 Công ty Cổ phần). Năm 1999, con số này là
855 doanh nghiệp (trong đó có 504 DNTN, 322 công ty TNHH, 29 công ty Cổ phần),
tăng lên 185 DNDD, tính bình quân giai đoạn 1997-1999 mỗi năm tăng 62 DN; tốc độ
tăng bình quân thời kỳ này là 12,9%.
Vốn đăng ký, năm 1997 là 150,48 tỷ đồng, năm 1999 đạt 316,9 tỷ đồng, tăng
gấp 2 lần so với năm 1997; tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 45,1%.
Lao động, năm 1997 số lao động trong DNDD là 7756 người chiếm 2,59% tổng
lao động toàn Thành phố thì dến năm 1999 con số này là 8707 người chiếm 2,73%
tổng lao động toàn Thành phố; tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 6%.
Năm 1999 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chiếm 12,8%, Thương mại-dịch
vụ chiếm 75,8%, Vận tải-xây dựng chiếm 4,1%, ngành nghề khác chiếm 7,2%.
1.2. Giai đoạn 2000 – 2007
Với quan điểm của Đảng ta là “xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng
XHCN”. DNDD Đà Nẵng đã có bước phát triển tương đối nhanh chóng đóng góp một
phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Thành phố “phát triển nhanh và bền
vững”, đẩy nhanh sự phát triển của Thành phố.
Giai đoạn 2000-2007 (sau khi có Luật doanh nghiệp) tốc dộ tăng bình quân là
33,435%, gấp 9,83 lần so với thời kỳ chưa có Luật doanh nghiệp.
Bảng 2: Số lượng DNDD dăng ký thành lập qua các năm.
(ĐVT: Doanh Nghiệp)
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 23
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
Chỉ tiêu
Số DN
được cấp
giấy
chứng
nhận
ĐKKD
2000
2001
2002
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số
397
611
620
789
1.136
1.429
1719
1940
8640
168
212
188
182
281
301
346
299
1977
157
292
314
412
576
694
879
991
4315
11
16
26
60
105
216
209
306
949
54
91
92
135
174
218
285
246
1295
Số DN có
đến 13/12
1.256
1.687
2.240
2.756
3.764
4.981
6676
8154
8154
Tỷ lệ tăng
trưỡng
năm %
52,28
34,31
32,78
23,04
36,57
32,33
34,03
22,14
33,435
180
67
273
156
201
140
220
-
230.246
578.580
471.419,2
2.539.386
5.121.214
7.039.652
5.481.348
7.100.937
-
580
947
760
3.218
4.508
4.926
3.188
4.449
-
Gồm:
-DNTN
-Công ty
TNHH
-Công ty
CP
-C/nhánh,
VPĐD
Số DN bị
xoá tên
Tổng vốn
đăng ký
(Triệu
đồng)
Vốn b/q 1
DN
(Triệu
đồng)
(Nguồn : Sở Kế hoạch-Đầu tư TP Đà Nẵng)
Tốc độ phát triển DN qua các năm đã tăng một cách đáng kể, nhất là từ khi có
luật DN băt đầu có hiệu lực (1/1/2000). Năm 2001, có 611 DN ĐKKD tăng 1,54 lần so
với năm 2000. Năm 2002 có 620 DN ĐKKD tăng 1,4% so với năm 2001. Năm 2002 có
789 DN ĐKKD tăng 27,26% so với năm 2002. Đặc biệt năm 2004 có đến 1136 DN
ĐKKD tăng 44% so với năm 2003. Sỡ dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do TP có quyết
định lấy năm 2004 là “Năm doanh nghiệp”, trong thời gian này Chính quyền thành phố
đã có những chính sách hỗ trợ tích cực cho DN. Năm 2005 có 1429 DN ĐKKD tăng
25% so với năm 2004. Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm là năm đánh dấu
bước chuyển biến mới những chủ trương chính sách đã đi vào cuộc sống giúp DN an tâm
hơn mạnh dạn đầu tư kinh doanh. Cho đến năm 2006 con số này đã là 6766 DN, và cho
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 24
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
đến hết tháng 12/2007 thì cả thành phố đã có được số DNDD lên đến con số 8154 DN
(tăng gấp 9 lần so với năm 1999), trong đó có 1977 DNTN, 4315 Công ty TNHH, 949
Công ty Cổ phần. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2007 là 33,435%, gấp 2,7 lần so
với giai đoạn 1997-1999.
10000
8000
76
66
6000
4000
2000
56
12
87
16
2000
2001
40
22
56
27
64
37
54
81
81
49
0
2002
2003
2004
2005
2006
2007
(ĐVT: Doanh Nghiệp)
Biểu đồ 1: Số lượng DNDD Tp Đà Nẵng qua 8 năm 2000-2007
Trong 8 năm qua, số DN đăng ký thành lập theo loại hình công ty TNHH chiếm
nhiều nhất với 4315 DN chiếm 49,94% so với tổng số DN đăng ký thành lập, tiếp đến là
DNTN với 1977 DN chiếm 22,88%. Công ty CP là loại hình ít được chọn lựa nhất với
949 DN, chỉ chiếm chưa đến 10,98%. Có thể thấy rằng, người kinh doanh ở Đà Nẵng
chưa quen và tin tưởng vào cách làm ăn hùn hạp, huy động vốn từ nhiều người để đầu tư
qua hình thức Cổ phần. Còn công ty TNHH thì đa số có dưới 5 thành viên, chủ yếu là
người trong gia đình hoặc bạn bè tin cậy. Như vậy loại hình công ty TNHH là phổ biến
nhất trong các loại hình kinh tế, nguyên nhân của hiện tượng này là do Công ty TNHH
có tư cách pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản
khác của công ty trong phạm vi vốn góp vào DN.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 25
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Biểu đồ 2: Cơ cấu DN thuộc khối DNDD năm 2007 (%)
2. Quy mô của các DNNVV trên địa bàn thành phồ Đà Nẵng
2.1 giai đoạn 1997 – 1999
Sự đóng góp vủa DNDD đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố
Vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, năm 1997 là 71,76 tỷ đồng, chiếm 3,83%
tổng vốn đầu tư toàn Thành phố. Năm 1999 đạt 112,1 tỷ đồng, chiếm 5,17% tổng vốn
đầu tư toàn Thành phố, tăng 52,6% so với năm 1997.
Đóng góp vào ngân sách thông qua nộp thuế, năm 1997 là 13,85 tỷ đồng, chiếm
2,1% tổng thu ngân sách Thành phố. Năm 1999, đạt 24,19 tỷ đồng, chiếm 3,66% tổng
thu ngân sách Thành phố, tăng 74,6% so với năm 1997.
Góp phần tạo sản phẩm Thành phố, GDP năm 1997 đạt 135,1 tỷ đồng, chiếm
5,2% tổng GDP của Thành phố. Năm 1999 đạt 183,11 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng GDP
của Thành phố, tăng 35,5% so với năm 1997.
Xuất khẩu của DNDD năm 1997 là 10,247 triệu USD, chiếm 6,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Thành phố. Năm 1999 giảm còn 8,176 triệu USD, chiếm 4,4%
tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Như vậy, trong những năm 1997-1999, các chỉ tiêu của DNDD đều tăng, nhất là
vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhìn chung DNDD đã thể hiện sự năng động nhạy
bén với cơ chế thị trường. Bước đầu tạo ra được sự cạnh tranh giữa DNDD với các
thành phần kinh tế khác. Các DNDD có quy mô ngày càng tăng, người dân mạnh dạn
bỏ vốn ra làm ăn. Tuy vậy, DNDD thời kỳ này vẫn còn nhiều hạn chế: tốc độ phát triển
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 26
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
chậm, quy mô nhỏ chủ yếu kinh doanh TM-DV, chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất,
công nghệ lại lạc hậu…
2.2 Giai đoạn 2000 – 2007
Để góp phân phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá
đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế; đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước
pháp luật trong kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, bảo hộ quyền và lợi ích
hợp pháp cho chủ đầu tư. Năm 2000, Luật doanh nghiệp đã ra đời tạo nhiều điều kiện
thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế DNDD lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Để tìm hiểu được sâu sắc hơn mức độ đóng góp của các DNNVV ta cùng đi vào
phân tích các khía cạnh sau:
2.2.1. Về quy mô vốn
Vốn đăng ký kinh doanh của các DNDD tăng nhanh qua các năm và đặc biệt tăng
cao từ năm 2000 đến nay. Từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực đã tạo ra hành lang pháp
lý và điều kiện thuận lợi để cho các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, ngoài ra
trong thời gian này những vướng mắc trở ngại trong quá trình thực hiện Luật doanh
nghiệp đã được kịp thời tháo gỡ tăng thêm lòng tin từ nhà đầu tư vào Chính quyền thành
phố. Giai đoạn năm 2000-2005, tốc độ tăng bình quân là 60,9%, gấp 2 lần tốc độ tăng
bình quân thời kỳ 1997-1999.
Bảng 3: Vốn đăng ký kinh doanh của DNDD
(ĐVT: Tỷ đồng)
2006
2007
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
KTTN
778,9
1379,8
1899,1
4498,6
5771,9
8399,1
9876,6 10.784,7
DNDD
600,3
1105,3
1573,4
3998,8
5121,2
7851,0
8968,0
9978,0
% trong
KVKTTN
70,1
80,1
82,85
88,89
88,73
93,50
90,08
92,52
(Nguồn: Báo cáo Sở kế hoạch-Đầu tư Tp Đà Nẵng)
Quy mô vốn đăng lý kinh doanh của DNDD được huy động của khu vực này có
sự gia tăng qua các năm. Năm 1997 vốn đăng lý kinh doanh là 150,48 tỷ đồng; Năm
1999 là 316,9 tỷ đồng; năm 2000 là 600,3 tỷ đồng, chiếm 70,1% trong khu vực KTTN,
gấp 1,9 lần so với năm 1999; và đến năm 2007 con số này là 9.978 tỷ đồng, chiếm 92,52
% khu vực KTTN, tăng gấp 24,8 lần so với năm 1999; tốc độ tăng bình quân thời kỳ
2000-2007 là 67,2%, gấp 1,2 lần so với giai đoạn năm 1997-1999. Năm 2007, các Ngân
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 27
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
hàng đã có bước chuyển hướng đầu tư sang khu vực kinh tế dân doanh theo định hướng
chung của ngành đồng thời khu vực kinh tế dân doanh củng đã tạo được uy tín riêng cho
mình với Ngân hàng. Tuy nhiên, số vốn mà các DNDD vay được tư Ngân hàng vẫn còn
hạn chế, đồng thời DN chưa mạnh dạn bỏ vốn ra đầu tư do công tác hỗ trợ doanh nghiệp
và quản lý Nhà nước đối với DN tuy có bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều
bất cập hạn chế, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất chưa đủ sức mở rộng
phát triển sản xuất, hoặc liên kết với các công ty nước ngoài. Theo số liệu thống kê đến
cuối năm 2007 thì trong tổng số 8154 DNDD thì có 89 DN có mức vốn trên 1 tỷ đồng,
chiếm 1,09%; còn lại 8154 DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, chiếm 98,91%.
Bảng 4: Quy mô vốn bình quân của 1 DNDD qua các năm
(ĐVT: Triệu đồng)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1. DNTN
309
389
288,3
741
474
417
570
452
2. Cty TNHH
740
1529
1.016,9
1.344
973
1.182
1.044
1.516
3. Cty CP
5.740
3.101
3.233,5
3.084
4.638
5.416
5.101
17.705
Chỉ tiêu
(Nguồn : Sở KH-ĐT TP Đà Nẵng)
Với quy mô trên đã làm hạn chế hoạt động của DNNVV ở TP Đà Nẵng rất nhiều.
Số liệu trên là vốn các DN đăng ký khi làm thủ tục ĐKKD, còn trên thực tế còn thấp
hơn. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp đều có mức vốn thấp, quy mô nhỏ, do đó
không đủ khả năng tham gia sản xuất kinh doanh ở những ngành nghề lĩnh vực đòi hỏi
tập trung vốn lớn và công nghệ cao dẫn đến sản phẩm dich vụ của doanh nghiệp có sức
cạnh tranh thấp.
2.2.2. Quy mô sử dụng lao động
Lao động trên địa bàn thành phố đang ngày càng tăng lên về số lượng và chất
lượng, tuy nhiên, thất nghiệp hiện tại đang là một vấn đề tồn tại trên địa bàn thành phố,
số lượng lao động thất nghiệp không nhiều nhưng vẫn là một vấn đề quan trọng và cần
phải giải quyết.
Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, góp phần xoá đói
giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhân dân. So với lao động toàn Thành phố thì lao
động trong các khu vực KTTN chiếm khoảng 20%. Lao động làm việc trong khu vực
KTTN năm 1997 là 61,62 nghìn người chiếm 20,6% lao động toàn thành phố và đến
năm 1999 là 62,55 nghìn người (tăng 1,5% so với năm 1997), chiếm 19,59% lao động
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 28
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
toàn Thành phố. Từ năm 2000-2005 thì số lao động làm việc trong khu vực này lên đến
127,38 nghìn người, chiếm 27,38% lao động toàn Thành phố; tốc độ tăng bình quân thời
kỳ này là 12,8% gấp 16 lần so với 0,8% thời kỳ 1997-1999.
Bảng 5: Quy mô lao động sử dụng trong các DNDD
(ĐVT: nghìn người)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng lđ của
TP
322,5
341
367,5
378,7
401,2
466,0
487,3
518,7
Lđ của KTTN
69,67
82,38
85,77
92,61
106,9
127,4
145,6
164,7
% tổng lđ TP
21,6
24,2
23,34
24,4
26,6
27,33
29,88
31,75
Lđ của KDCT
56,89
63,67
65,52
69,01
72,35
79,91
86,78
91,56
% tổng lđ TP
17,6
18,7
17,83
18,2
18
17,15
17,80
17,65
Lđ của DNDD
12,78
18,71
20,25
22,98
34,56
47,47
41,15
97,70
% tổng lđ TP
3,96
5,5
5,51
6,2
8,6
10,19
8,50
18,84
(Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng)
Với bảng số liệu trên thì lao động trong các hộ tăng chậm hơn so với lao động
trong các DNDD; điều này là do quy mô nhỏ vốn ít cho nên chủ yếu là huy động
những thành viên trong gia đình tham gia sản xuất.
Năm 2007 lao động trong các doanh nghiệp là 97,70 nghìn người gấp 7,64 lần
so với năm 2000, điều này chứng minh năng lực giải quyết việc làm cho người lao
động của DNDD là rất lớn, DNNN đi vào cổ phần hoá đi vào hoạt động ổn định thu
hút thêm nhiều lao động, ngành nghề mà các DN lựa chọn đã chuyển dần sang ngành
sử dụng nhiều lao động. Nhưng lao động của các DN chủ yếu là lao động phổ thông
chưa qua đào tạo. Qua khảo sát 300 doanh nghiệp chỉ có 146 doanh nghiệp sử dụng lao
động đã qua đào tạo, còn lại 154 doanh nghiệp sử dụng lao động chưa qua đào tạo.
Cũng trong cuộc khảo sát này , trong 300 doanh nghiệp thì thấy số doanh nghiệp sử
dụng lao động dưới 50 người là 244 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 81,378%; số doanh
nghiệp sử dụng lao động dưới 300 người là 48 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 16%; chỉ có 8
doanh nghiệp sử dụng lao động trên 300 lao động , chiếm tỷ lệ 2,67%.
2.2.3. Cơ cấu ngành nghề
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 29
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Trên cở sở đường lối đổi mới của Đảng, được thế chế hoá bằng pháp luật Nhà
nước, DNNVV phát triển không ngừng về quy mô và liên tục mở rộng các lĩnh vực
hoạt động, ngày càng đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nói chung và kinh tế TP Đà
Nẵng nói riêng. Các DNDD thành phố Đà Nẵng hiện nay hoạt động với lĩnh vực ngành
nghề tương đối đa dạng.
Bảng 6: Số lượng DN và cơ cấu ngành nghề của khu vực DNDD
Tp Đà Nẵng năm 2007
(ĐVT: %)
Lĩnh vực hoạt động
Số DN
%/ Tổng số
DNDD có đến 31/12/2007
8154
100
- Sản xuất công nghiệp
913
11,20
- Thương mại, dịch vụ
5.761
70,65
426
5,22
1.054
12,93
- Vận tải
- Xây dựng
(Nguồn: Sở KH-ĐT TP Đà Nẵng)
Có thể nói, các DNNVV của Thành phố có mặt trong mọi ngành nghề nhưng
tập trung nhiều nhất là Thương mại, dịch vụ chiếm 70,65%. Đây là những ngành chỉ
cần đầu tư vốn ít đã có thể hoạt động được, lại ít rủi ro, không đòi hỏi mặt bằng rộng
lớn. DNNVV ngành công nghiệp chiếm 11,20%; ngành xây dựng: 12,93%, ngành vận
tải: 5,22%.
Biểu đồ 3: Cơ cấu ngành nghề DNDD Tp Đà Nẵng đến cuối năm 2007
3. Những khó khăn và những vướng mắc cần được tháo gỡ
Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng,
DNNVV đã có nhiều đóng góp đáng kể cho quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng
như nguồn thu vào ngân sách của thành phố. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 1997
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 30
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
đến nay thì các DNNVV vẫ còn gặp phải những khó khăn và vướng mắc, những bất
cập cầ được tháo gỡ.
3.1. Những khó khăn và sự yếu kém, vướng mắc trong phát triển DNNVV:
Phần lớn các DNNVV chưa nhận thức được mức độ ảnh hưởng của quá trình
toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tới nền kinh tế trong nước, tới hoạt
động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp xuất khẩu hàng
hóa lẫn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Việc nhân thức được sự thay đổi của
môi trường vĩ mô sẽ giúp các DNNVV có thể thích nghi với sự thay đổi này. Các
DNNVV của TP Đà Nẵng hoàn toàn chưa nhận thức được sự thay đổi, thậm chí có
những DNNVV tuy nhận htức được nhưng lại bàng quang với sự thay đổi này, sự chủ
quan thường thấy này của các DNNVV đã vô hình chung làm hại đến sự phát triển của
các DNNVV.
DNNVV của thành phố Đà Nẵng hầu hết đều có quy mô nhỏ, vốn thấp, số
lượng lao động ít, hoạt động nhỏ lẻ và còn phân tán. DNNVV của thành phố thiếu
thông tin thị trường đầu vào như vốn, lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường
thiết bị công nghệ, thông tin và chế độ chính sách quy định của nhà nước dẫn tới việc
các DNNVV chưa thực sự nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt. Chính vì việc
không linh hoạt và thụ động trong việc tìm kiếm thông tin và những khó khăn do khách
quan đem lại đã khiến cho doanh nghiệp khó khăn và vất vã trong việc khả năng tiếp
cận thị trường, khối lượng sản phẩm do các DNNVV sản suất ra còn rất manh mún,
chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng vốn đã không lớn trong thành phố; mặt khác
thị trường xuất khẩu tuy đã có và đang được mở rộng nhưng còn nhiều hạn chế, hợp
đồng xuất khẩu đa số là ngắn hạn, theo thời vụ và thiếu ổn định. Khi thương mại và
toàn cầu hóa ngày càng phát triển, để cản sự phát triển và mức bảo hộ của các nước
nhỏ có thế mạnh về so sánh thương mại các thị trường xuất khẩu chính của thành phố
đã áp dụng các tiêu chuẩn hóa về nhập khẩu đã khiến cho các DNNVV đã lao đao nay
càng khó khăn và vất vã hơn nữa.
Phần lớn các DNNVV có trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật
lạc hậu nếu như không muốn nói là rất thô sơ. Hiệu suất tiêu hao nghuyên nhiên liệu là
rất lớn, hầu hết các máy móc mà các DN của chúng ta nhập về đều là công nghệ vào
năm 1992, mức lạc hậu về công nghệ của các máy móc mà chúng ta mới nhập về là rất
lớn, thường là những thiết bị đã bị thải ra trước khi được nhập về lại Việt Nam. Việc
đào tạo còn hiều hạn chế và bất cập, tình trạng thừa thầy thiếu thợ là không hiếm gặp,
với tay nghề thấp như vậy thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra đó là chât lượng và mẩu mã sản
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 31
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
phẩm HHDV không cao, có thể nói là rất kém, điều này cũng dẫn đến một hệ lụy tất
yếu khác đó là sức cạnh tranh cảu các mặt hàng sản xuất từ các DN này rất kém, sản
phẩm làm ra với chât lượng thấp và mẩu mã xấu nên rất kho lưu thông trên thị trường
trong nước và xuất khẩu, mặt khác do trang thiết bị lạc hậu nên giá thành trên một đơn
vị sản phẩm là rất cao nên nó càng hạn chế khả năng cạnh tranh và tiêu thụ những sản
phẩm này. Công nghệ lạc hậu và chậm thay đổi không chỉ dẫn đến tình trạng trên mà
nó còn ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, điều
này ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Hiện nay, mức độ đầu
tư đổi mới công nghệ của các DNNVV thành phố là rất thấp cần phải thay đổi thay đổi
để bắt kịp được tốc độ phát triển và yêu cầu của nền kinh tế thành phố đang ngày càng
năng động.
Ngoài ra chính sách bảo hộ bất hợp lý, môi trường kinh doanh chưa bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, cơ chế bao cấp nhiều đặc quyền đặc lợi còn tồn tại
đối với một bộ phận doanh nghiệp, thêm vào đó là sự bất ổn định trong cơ chế chính
sách của chính quyền thành phố và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những
yếu tố làm cho các doanh nghiệp có xu hướng muốn tìm kiếm những đặc quyền này để
đem lại những lợi ích ngắn hạn hơn là tự xây dựng cho mình tầm nhìn chiến lược trong
dài hạn. Sự bất công bằng này vô hình chung tạo nên lợi thế cho một số doanh nghiệp
trong ngành có được lợi thế không nên có, ép buộc một số doanh nghiệp không được
hưởng những lợi thế này phải rời bỏ thị trường ngành, chính điều này đã làm giảm ảnh
hưởng của cạnh tranh tích cực lên sự thay đổi và phát triển của DNNVV. Để có được
một môi trường cạnh tranh lành mạnh và thật sự đảm bảo cho sự phát triển của các
DNNVV là điều hết sức cần thiết và phải thực hiện các bước đi đó ngay từ bây giờ nếu
muốn phát triển được các DNNVV đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh
tế thành phố.
Khả năng liên kết của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần
kinh tế theo ngành và các khu vực còn khá hạn chế, sự liên kết giữa các ngành này dù
có thì cũng chỉ là hình thức, không bền vững và không xuất phát từ tìm kiếm lợi ích
trên cơ sơ cả hai cùng có lợi. Khả năng liên kết yếu cho ta thấy rỏ ràng rằng sự nhỏ lẽ
và manh mún trong sản xuất, kinh doanh của các DNNVV, điều này còn dẫn đến một
hậu quả còn to lơn hơn đó là sự hạn chế trong chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức
cạnh tranh của cả DNNVV với các doanh nghiệp lớn, chưa khai thác được lợi thế nhờ
vào quy mô của cả hai khu vực này. Sự liên kết còn được thể hiện ở việc thành lập và
phát triển các hiệp hội của DNNVV trong thành phố, tuy nhiên hiện những hội này đã
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 32
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
hoạt động nhưng chưa thực sự đem lại được hiệu quả rỏ rệt cho nên việc mang lại được
lợi ích thiết thực cho các DNNVV khi tham gia vào các hội này là chưa lớn.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và vướng mắc của các DNNVV thành phố
Mặc dù Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố đã khẳng định chính sách
nhất quán trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nưng trong thực tế thì sự
việc này diễn ra theo chiều hướng ngược lại, đó chính là sự phân biệt đối xử tong một
số cơ quan quản lý nhà nước và giữa các thành phần kinh tế khác nhau (đặc biệt là khu
vực DNNVV khu vực dân doanh), nói đúng ra là những mâu thuẩn xuất phát từ lợi ích
và thói hách dịch cửa quyền của các cơ quan công quyền. Những mâu thuẫn và phân
biệt đối xử này nảy sinh trong quan hệ giao dịch về mặt bằng sản xuất kinh doanh, vay
vốn và tiếp cận thông tin thị trường, các DNNVV thành phố thường thiếu và khó khăn
về mặt bằng sản xuất, hầu hết loại hình doanh nghiệp này không được ưu tiên về mặt
bằng sản xuất, thường phải sử dụng nhà riêng và thuê mướn của tư nhân với giá thuê
đất cao, vẫn còn sự phânbiệt. Các doanh nghiệp lớn thuộc khu vực kinh tế quốc doanh
thường được ưu đãi về địa điểm và diện tích nhưng về hiệu quả sử dụng thì lại kém và
lãng phí. Trong sự phân biệt đối xử này thì không ai khác ngoài các DNNVV khu vực
dân doanh phải là người chịu thiệt thòi trên tất cả mọi phương diện. Các DNNVV khu
vực dân doanh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuê, cũng như mua bán các
địa điểm mặt bằng sản xuất, một phần là do thủ tục rất rắc rối phần khác là với số vốn
ít ỏi của mình, để có được một mặt bằng kinh doanh tốt là điều không thể. Thứ hai, đó
là việc vay vốn rất khó khăn bởi vì nó đòi hỏi DN phải chứng thực được khả năng kinh
doanh cũng như khả năng về tài chính của mình, đó là chưa kể đến các thủ tục rất phức
tạp, đi vay các cơ quan tín dụng nhà nước tuy lãi suất thấp nhưng rất khó đi vay và làm
thủ tục để được vay, lại còn bị giới hạn số tiền được vay, còn đi vay các ngân hàng thì
lãi suất cao lại thêm vào các điều kiện ràng buộc rất phức tạp; trong khi đó các doanh
nghiệp nhà nước hoặc được bảo trợ của nhà nước thì thực hiện công việc này rất dễ
dàng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhưng việc tiếp cận nguồn
vốn này gặp nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín
dụng. Nhiều doanh nghiệp khi thuê đất thì tiền đền bù gần bằng với giá mua đất nhưng
lại không được thế chấp để vay vốn.
Hiện nay, các khoản vay của các DNNVV của Việt Nam chiếm tới 80% là của
các tổ chức phi tài chính và người thân, chỉ có 20% là vay tín dụng từ ngân hàng. Một
mặt khác và cũng là vấn đề mấu chốt quan trọng đó là tiếp cận thông tin thị trường, đây
cũng là khâu yếu nhất và bị động nhất của các DNNVV thành phố, vấn đề này xuất
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 33
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
phát từ hai nguyên nhân; nguyên nhân chủ quan đó là các DN rất thụ động trong việc
tìm kiếm thông tin, tin học hóa và phát triển công nghệ yếu, nhiều doanh nghiệp hầu
như không chú ý tới mặt này; nguyên nhân khách quan đó là việc truyền tải thông tin
của các cơ quan chức năng tới các DNNVV là rất yếu, đơn cử đó việc áp dụng hình
thức mã vạch trong thuế, việc này đã được tiến hành nhưng lại rất rườm rà và rất lâu.
Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh đang được xây dựng và hoàn
thiện để phù hợp với tình hình mới, phù hợp với xu thế, bối cảnh hội nhập kinh tế khu
vực và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng là tuy đã có cơ chế
song các cơ chế và chính sách này chưa ổn định, còn nhiều thứ cần phải thay đổi, văn
bản pháp quy còn nhiều điểm chồng chéo, còn thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao,
thực hiện lúng túng và nhiều sai sót khiến cho các DNNVV thành phố gặp rất nhiều
khó khăn trong việc tìm hiểu, vận dụng và chấp hành. Công cuộc cải cách hành chính
diễn ra còn chậm, có nơi chỉ là hô khẩu hiệu, từ nhiều cửa nhiều bàn thì nay đã chuyển
qua tuy đã là một cửa nhưng lại nhiều dấu, có thể nói cải cách hành chính của Việt
Nam chỉ là cái vỏ bề ngoài và còn hô hào theo khẩu hiệu chứ chưa thực sự đáp ứng
được nhu cầu của các DNNVV. Mặt khác, đó là thái độ hách dịch, quan liêu, cửa
quyền của các cán bộ làm công tác hành chính, một số bệnh thường gặp của các cán bộ
này là hiện trạng đi muộn về sớm, làm việc ngoài chức năng và nhiệm vụ của mình,
thêm vào đó là tình trạng thâm ô, tham nhũng và ô dù càng khiến cho các DNNVV
thành phố đã khốn đốn nay càng lao đao. Quy định tuần làm năm ngày sau vài năm
thực hiện cũng bộc lộ không ít bất cập, thời gian làm việc bị rút ngắn, công việc không
được giải quyết tăng lên dẫn tới việc ngưng đọng và trì trệ trong công việc. Việc tiếp
xúc được với các cơ quan nhà nước thường là rất khó khăn do tác phong làm việc rất
nông nghiệp và còn nặng tư tưởng bao cấp đối với đa số bộ phận của các cơ quan công
quyền.
Những khó khăn xuất phát từ bản thân DN đã khiến cho doanh nghiệp gặp rất
nhiều khó khăn, vậy còn công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thì như thế nào? Hỗ
trợ phát triển DNNVV là một vấn đề mới đối với các cơ quan quản lý nhà nước và
chính quyền các cấp có thẩm quyền. Công tác hỗ trợ còn mang nặng tính hành chính,
chưa được xã hội hóa một cách mạnh mẽ. Cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp
nói chung, DNNVV nói riêng chưa kịp thời và đồng bộ. Bên cạnh đó việc thực thi
chính sách còn thiếu sự nhất quán từ trung ương cho tới địa phương. Đối với bản thân
các doanh nghiệp mà nói thì các DNNVV còn thờ ơ, đứng ngoài cuộc bởi họ còn hạn
chế về tài chính, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động thấp, hạn chế về nắm bắt thông
tin vốn rất nhanh nhạy, bất thường của thị trường... Chủ các DNNVV lại hầu như chưa
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 34
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
được đào tạo bài bản, làm ăn phần nhiều mang tính tự phát, kinh nghiệm chủ nghĩa.
Những yếu tố căn bản trong kinh doanh hiện đại như tính chuyên môn hóa, xây dựng
cơ sở hạ tầng thông tin linh hoạt trong các hoạt động kinh doanh đều thiếu. Các
DNNVV còn quá non trẻ, hạn hẹp về tài chính, lạc hậu về công nghệ, kỹ năng và
nghiệp vụ quản lý cũng như tay nghề của lực lượng lao động còn thấp, lại rất bị động
khi tiếp cận thông tin, chưa nhanh nhạy nắm bắt luật lệ, quy tắc, thiếu kinh nghiệm và
kỹ năng trong tiếp xúc, đàm phán kinh doanh và xúc tiến thương mại, chưa có thói
quen kinh doanh, hợp tác kinh doanh, quảng cáo hàng hóa qua mạng Website... Các
DNNVV chưa hiểu rằng khi mở rộng cửa với thế giới thì mọi doanh nghiệp đều phải
chịu sức ép cạnh tranh rất lớn. Cạnh tranh cả trong nội bộ các DNNVV trong nước và
với các doanh nghiệp của nước ngoài. Sự cạnh tranh đó khiến mỗi DNNVV có thể
vượt lên tầm cao số lượng, chất lượng để phát triển, hoặc là tụt lùi lại phía sau, thậm
chí phá sản. Đó là chưa tính đến chuyện các DNNVV còn phải đưa hàng hoá ra cạnh
tranh ở nước ngoài. DNNVV thiếu thông tin và vẫn bị lép vế trong các mối quan hệ
(với nhà nước, thị trường, ngân hàng, với các trung tâm khoa học và trung tâm đào
tạo….). Trong thời đại hiện nay, vấn đề thông tin là một yếu tố quan trọng đối với sự
thành công và thất bại của doanh nghiệp, việc tiếp cận và ứng dụng Internet vào hoạt
động kinh doanh đối với các DNNVV hạn chế hơn các công ty lớn do họ không đủ khả
năng chuyên môn cũng như chi phí khá cao so với quy mô của doanh nghiệp nhỏ.
Tóm lại, những nguyên nhấn chính có thể nhận thấy rất rõ ràng đó là: Nền tảng
KT – XH của TP cón thấp; tinh thần của doanh nghiệp và người dân thành phố chưa
cao; thếu vốn, thêm vào đó là chi phí đầu vào cao; thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh
ổn định lau dài; khó khăn ở khâu tiếp cận thị trường, máy móc công nghệ lạc hậu; vấn
đề quản lý nhà nước chưa thật sự đúng mức, đặc biệt là cấp địa phương và điều cuối
cùng là thiếu thông tin, phương tiện xữ lý thông tin & tư vấn. Những điều trên đã đưa
trên đã đưa đến một thực trạng phát triển DNNVV như đã phân tích ở trên.
II/ Thực trạng hỗ trợ DNNVV trong những năm qua
1. Hệ thống các kênh hỗ trợ
Hệ thống thể chế hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của
Thủ tướng được thành lập theo Nghị định 90/2001/NÐ-CP ngày 23/11/2001.
Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV làm cố vấn cho Thủ tướng trong
công tác phát triển DNNVV do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ tịch. Cục
Phát triển DNNVV là cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNVV ở cấp trung
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 35
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
ương đồng thời đóng vai trò là thư ký thường trực cho Hội đồng khuyến khích phát
triển DNNVV.
Sở Kế hoạch và Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố là
cơ quan điều phối chính sách liên quan tới DNNVV ở cấp địa phương đồng thời các Sở
ban ngành khác cũng thực hiện các biện pháp hỗ trợ DNNVV.
Các cơ quan ban ngành của Chính phủ ở Trung ương phối hợp chặt chẽ với các
tổ chức đại diện cho khu vực tư nhân và các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cũng như
nhà nước hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Các chương trình hỗ trợ
Bản thân các DNNVV trong quá trình phát triển của còn tồn tại nhiều bất cập và
gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển là xu hướng tất yếu tuy nhiên làm thế nào để phát
triển bền vững thì bản thân của doanh nghiệp không thể tự mình khắc phục được.
Chính vì vậy các DNNVV rất cần nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức có chức
năng và quyền hạn đối với các DN này. Vậy thì các chương trình hỗ trợ này nội dung
của nó như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần này.
2.1. Chương trình hỗ trợ DNNVV về tín dụng
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân khi đầu tư vào một
số ngành, một số lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn, phát triển kinh doanh
hàng hóa xuất khẩu…vv. Trong thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện cho vay vốn tín
dụng đầu tư phát triển với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh đầu tư, tín
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 36
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
dụng hỗ trợ xuất khẩu. Các hình thức hỗ trợ về tín dụng sẽ góp phần giải quết được
những vấn đề phát sinh và đảm bảo được sự phát triển cho nền kinh tế.
Vì sao phải hỗ trợ DNNVV về tín dụng
Như chúng ta đã tìm hiểu ở những phần phía trên, cái yếu nhất của DNNVV và
là vấn đề rất quan trọng đó là vốn, nguồn tài chính duy trì để hoạt động doanh nghiệp
và phát triển kinh doanh. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều phát triển dựa vào
chính tiềm lực và nguồn vốn vận động từ chính bản thân, nếu có thì cũng chỉ là một
phần có được từ việc vay mượn chính vị vậy không đủ nguồn tài chính để hoạt động,
dẫn đến hoạt động rất cầm chừng và bị kìm hãm sự phát triển của chính bản thân doanh
nghiệp mặc dù các doanh nghiệp này rất có tiềm năng. Nếu chỉ xét 1 doanh nghiệp thì
vấn đề này chưa phải là lớn lắm nhưng khi chúng ta xét cho toàn bộ nền kinh tế thì có
thể nhận thấy rằng nền kinh tế hoạt động không hết hiệu suất, gây tổn thất cho xã hôi
và không tận dụng hết tiềm năng của nền kinh tế và thiệt hại này quả thật là không nhỏ.
Chính vì vậy hỗ trợ DNNVV về tín dụng sẽ không gây tổn thất phúc lợi xã hội, đảm
bảo được sự phát triển, huy động hết mọi tiềm lực và điều quan trọng đó là thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ của các DNNVV, đảm bảo được mục tiêu và chương trình phát
triển của đất nước, nâng cao mức sống và thu nhập của nười dân.
Cách thức hỗ trợ DNNVV về tín dụng
Mục tiêu
Giúp cho các DNNVV có cơ hội tiếp cânh với các khoản tín dụng phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh, rút ngắn thời gian, giảm nhẹ chi phí của DNNVV trong việc
hoàn tất hồ sơ tiếp cận tín dụng. Bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng dự án khả thi
cho các DNNVV. Huy động nguồn lực tài chính trung và dài hạn hợp pháp cả trong và
ngoài nước để có nguồn vốn ổn địnhcho các DNNVV vay để đầu tư phát triển năng lực
sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có ngành nghề cần khuyến khích phát triển,
đem lại nguồn thu cho ngân sách thành phố, tạo công an việc làm cho người lao động,
cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố…vv
Đối tượng thụ hường đó là các DNNVV đã thành lập, vừa thành lập và chuẩn bị
thành lập, các tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức hiệp hội.
Biện pháp thực hiện
a, Hỗ trợ tiếp cận tín dụng: Hỗ trợ thông tin về tín dụng, ngân hàng cho các
DNNVV. Trợ giúp để có điều kiện tiếp cận vốn tốt hơn như trợ giúp tư vấn xây dựng
dự án miễn phí để vay vốn các tổ chức tín dụng, tiếp cận nguồn vốn thuộc các dự án
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 37
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
ngành nghề được khuyến khích hỗ trợ tín dụng trong chiến lược phát triển KT – XH
thành phố… Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện pháp lý để các
DNNVV đảm bảo các điều kiện vay vốn như xác định, công nhận giá trị tài sản trên
đất, quyền sử dụng đất của các DNNVV thế chấp vay vốn. Đẩy mạnh hoạt động của
các trung tâm thông tin tín dụng cả về số lượng lẫn chất lượng.
b, Thành lập qũy bảo lãnh tín dụng cho DNNVV: Đây là chủ trương đã có từ lâu
theo quy định 193/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, nhưng đến nay vẫn chưa
thực hiện do không có nguồn vốn đong góp của Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp
và các tổ chức tài chính trong và ngời nước. Thành phố cần tập trung xúc tiến nhanh và
hình thành quỹ với số vốn điều lệ ban đầu 30 – 50 tỷ đồng, trong đó: Vốn từ ngân sách
TW là 30%; vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế là 30%; vốn từ Ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp là 30%; vốn từ các nguồn khác là
10%. Ngoài ra hàng năm thành phố sử dụng một phần nguồn vốn từ thu ngân sách để
bổ sung vào vốn điều lệ cho quỹ. Nghiên cứu thành lập quỹ bảo hiểm tín dụng để giúp
quỹ bảo lãnh tín dụng mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay – chia sẽ rủi ro và triển
khai nhanh việc huy động đóng góp của các Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng có
thể dùng vốn điều lệ hoặc vốn huy động dài hạn để góp vốn.
c, Chính sách tín dụng và thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: Đẩy mạnh
hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, phát triển mạnh mẽ hình thức quỹ tín dụng nhân
dân ở các làng nghề truyền thống… nhằm hỗ trợ tích cực và có hiệu quả trong việc tiếp
cận vốn của các DNNVV, đồng thời giúp các doanh nghiệp này giảm bớt khó khăn
trong thời gian đầu dự án mới đi vào hoạt động. Khuyến khích phát triển các mô hình
tài chính vi mô, hoạt động dựa vào cơ chế chịu trách nhiệm chung và các thành viên tự
giúp nhau, phát triển mạnh mẽ hình thức vay tín dụng cùng đầu tư chia sẽ lợi nhuận, tư
vấn hỗ trợ làng nghề, không chỉ vốn mà cả thị trường tiêu thụ. Đó chính là mô hình gắn
kết, kinh nghiệm sản xuất – vốn tín dụng – thị trường tiêu thụ.
Xây dựng cơ chế lãi suất cho vay mềm dẻo dựa trên cơ sỡ căn cứ vào lãi suất
huy động và thời gian thực hiện dự án. Đồng thời đối với các DNNVV làm ăn có uy
tín, chấp hành tốt pháp luật nên đẩy mạnh cho vay tín chấp, vay không đảm bảo thế
chấp…vv
Huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là tổ chức tài chính quốc tế tăng cường hỗ trợ
tín dụng phát triển SXKD, rút ngắn thời gian; tiến hành thành lập quỹ hỗ trợ phát triển
DNNVV với cơ chế lãi suất và thời gian cho vay mềm dẻo nhằm tạo điều kiện thuận
lợi và hỗ trợ tích cực cóa hiệu quả, giảm bớt khó khăn về vốn cho DNNVV trong hoạt
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 38
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
động SXKD. Cơ chế tài chính cho việc hình thành quỹ như sau: Đối với nguồn vốn
ODA có thể thực hiện theo hình thức chính phủ vay rồi chuyển vốn cho địa phương
hoặc chính phủ vay rồi cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc không lãi suất; Đối với vốn huy
động từ trong nước có thể thực hiện theo hình thức cho vay Ngân sách địa phương cấp
theo vốn điều lệ, vốn tín dụng hoặc vốn đóng góp của các đối tượng. Việc quản lý và
điều hành Quỹ có hội đồng quản lý, ban kiểm soát và bộ máy điều hành tác nghiệp.
Thực trạng công tác hỗ trợ DNNVV về tín dụng
Nhìn chung, mặt bằng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn tương
đối thấp so với các nước trong khu vực, trong tổng số các DNNVV có đến 70% quy
mô nhỏ rất hạn chế về vốn kinh doanh. Theo kết quả điều tra từ chương tình phát triển
dự án sông MêKông (MPDF) có đến 69,5% DN nhỏ và 47% DN vừa ở Việt Nam gặp
khó khăn đầu tiên về vốn, 53% số giám đốc doanh nghiệp được hỏi cho rằng sự bất lực
của họ trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư là vấn đề hàng đầu trong 3 vấn đề chính
mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Đối với DNNVV, đặc biệt các DNDD, việc giải quyết nhu cầu vốn chủ yếu dựa
vào thị trường tài chính phi chính thức, ít tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng chính
thức thông qua các tổ chức tín dụng do không có những đảm bảo cần thiết, không có
tài sản thuế chấp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các DNNVV rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Các chủ DNNVV ngoài quốc doanh thường bắt đầu công việc kinh doanh và mở rộng
quy mô hoạt động bằng vốn tự có và các nguồn tín dụng không chính thức. Nguồn này
thường đòi hỏi người đi vay phải trả phí cao quá mức, thường thì lãi suất cao gâp 3-6
lần lãi suất ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu của MPDF có đến 79% các giám đốc
DNNVV chủ yếu dựa vào các khoản tiếp kiệm tự có , cộng với tiền vay từ gia đình, đôi
khi là bạn bè để duy trì hoạt động của DN. Đôi khi các DNNVV cũng tiếp cận được
nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức ngân hàng nhưng chỉ có thể là nguồn tín dụng ngắn
hạn. Mặc dù nhà nước đã có chính sách mở cửa thị trường tín dụng nhưng điều ngạc
nhiên là tỷ suất nợ trên tổng tài sản của DNNVV lại vô cùng khiêm tốn, trung bình là
299 triệu đồng/1.710 triệu đồng (8%) trong DNNVV có vay nợ. Cũng chỉ có ½ số
DNNVV được điều tra là có vay nợ, hầu hết là nợ ngắn hạn và vay từ các nguồn khác
nhau.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 39
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Đối với các DN ở Đà Nẵng, qua nhiều cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo thành phố
với đại diện các DN thì thiếu vốn, khó vay… luôn là khó khăn lớn nhất của các DN
NVV ngoài quốc doanh. Theo điều tra của phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam, chi nhánh tại Đà Nẵng qua thực hiện thư phỏng vấn 50 DN từ 15 đến 22 tháng 5
năm 2004, có đến 76,1% số DN được hỏi cho rằng khó khăn tài chính mà cụ thể là khả
năng tiếp cận nguồn vốn là khó khăn lớn nhất mà các DN gặp phải, trong đó 28,3%
cho rằng ảnh hưởng của thực trạng này đến hoạt động kinh doanh của DN đang ở mức
nghiêm trọng. Vay từ quỹ hỗ trợ phát triển đầu tư: Đây là khoản vay với lãi suất ưu đãi
( khoảng 3%/năm) của nhà nước cho vay theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Theo số liệu của Sở KH-ĐT thành phố Đà Nẵng, Sở đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi
đầu tư cho 32 dự án năm 2000, trong đó DN ngoài quốc doanh 25 dự án, năm 2002 cấp
66 dự án, trong đó DN ngoài quốc doanh 41 dự án. Tuy nhiên, phần lớn các dự án đầu
tư được cấp giấy chứng nhận ưu đãi của các Dn ngoài quốc doanh chưa được vay với
lãi suất ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển. Hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa thực
hiện được bao nhiêu. Báo Đà Nẵng đã chua xót nhận xét rằng: “Hệ thống tín dụng ưu
đãi nhà nước vẫn còn là một cái gì đó vượt ngoài tầm với của DNTN nói chung. Năm
2002, cả Thành phố chỉ có 2 DN nhận được vốn đầu tư từ chi nhánh quỹ hỗ trợ đầu tư
phát triển, và 3 DN khác được vay ngắn hạn từ nguồn hỗ trợ xuất khẩu”
Bảng 7: Tình hình huy động vốn của các DN ở Thành phố Đà Nẵng
Chỉ tiêu
Năm
ĐVT
2001
1.Tín dụng thương Tỷ đồng
mại
2002
2003
2004
2005
3.185
4.239
5.464
7.373
9.249
500
729
1.175
1.895
3.361
15,70
17,20
21,50
25,70
36,37
Trong đó: DNDD
Tỷ đồng
%/tổng số
%
2.Tín dụng ưu đãi
Tr. đồng
203.800
42.795
147.752
144.271
46.790
Trong đó: DNDD
Tr. đồng
0
0
1.750
2.760
2.198
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 40
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
%/tổng số
%
0
0
0,01
0,02
4,70
3.Thuê mua tài chính
Tr. đồng
-
-
33.253
70.272
140.834
Trong đó: DNDD
Tr. đồng
-
-
29.190
67.130
138.496
%/tổng số
%
-
-
87,80
95,53
98,34
(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn Sở KH-ĐT; Cty cho thuê tài chính II - Chi nhánh Đà Nẵng; Ngân hàng
nhà nước thành phố Đà Nẵng)
Qua các số liệu trên, ta có thể thấy nguồn vốn có được của các DNNVV (ở đây
là các DNDD) chủ yếu là vay từ các Ngân hàng thương mại và cho thuê mua tài chính.
Trong những năm qua, trong số hơn 2.500 DNDD của Thành phố chỉ có 3 DN được
vay ưu đãi là DNTN Dệt Đa Phước, Công ty CP SX-KD Văn hoá phẩm Phương Nam
và Cty CP Tôn Đà Nẵng với tổng số tiền vay được là: 6.710 triệu đồng bằng 1,15%
tổng số tiền cho vay ưu đãi trong 4 năm qua (1999-2003). Qua 4 năm (đến năm 2003)
thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, UBND thành
phố đã cấp 157 giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các DN ngoài quốc doanh bằng
72% số giấy chứng nhận của thành phố. Đối với cho thuê tài chính, một hình thức tín
dụng không đòi hỏi thủ tục phức tạp nhưng lãi vay cao hơn lãi suất tín dụng thương
mại, thì DNDD sử dụng đến 98%, trong khi DNNN chỉ thuê mua chưa đến 2% trên
tổng số đã được thuê mua.
Tình trạng các DNNVV khó tiếp cận với các nguồn vốn chính thức của nhà
nước tại Thành phố có nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ cả hai phía:
- Về phía các DNNVV, ngoài những hạn chế vốn có, không thể phủ nhận sự hạn
chế của các DNNVV trong việc xây dựng các phương án, dự án kinh doanh có sức
thuyết phục với người cấp vốn; nhiều DNNVV có ít thông tin về các nguồn tín dụng
cũng như về cách tiếp cận tài chính, các DN còn thiếu những dự án khả thi đáp ứng đủ
nhu cầu của Ngân hàng Thương mại; Không ít các DNNVV chưa thực sự minh bạch
trong hồ sơ, sổ sách kế toán tài chính, điều này gây khó khăn không nhỏ đối với việc
theo dõi, kiểm soát, đánh giá của người cho vay; Không ít các DN không thực hiện
thanh toán đúng hạn làm mất uy tín đối với Ngân hàng…
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 41
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
- Về phía các NH thương mại, qua phỏng vấn với các chủ DNNVV ở Đà Nẵng cho
thấy những khó khăn khiến họ khó tiếp cận với NH là do các cán bộ NH cứng nhắc
trong việc đánh giá các yêu cầu cho vay vốn; các yêu cầu về đảm bảo, thế chấp phức
tạp; dường như chưa có một sự cảm thông với hoàn cảnh và điều kiện kinh doanh của
các DNNVV. Nói cách khác là các cán bộ NH thiếu khả năng đánh giá hoạt động kinh
doanh rủi ro và thiếu tư duy kinh doanh.
Ngoài 2 nguyên nhân trên còn phải kể đến nguyên nhân khác quan là sự thiếu
đồng bộ về cơ chế Luật pháp cũng như các chính sách cụ thể, thủ tục hành chính phức
tạp. Theo nghiên cứu của Bộ Lao động – Thương binh xã hội năm 2002, trong vô số lý
do khiến đơn đi vay của DNNVV bị từ chối thì lý do thiếu thế chấp chiếm 48%, quy
định hành chính phức tạp chiếm 35%, kế hoạch kinh doanh kém và các lý do khác chỉ
chiếm 5-12%.
Hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư từ khi triển khai đến nay trên địa bàn thành
phố chưa có dự án nào được bảo lãnh tín dụng đàu tư, nguyên nhân chủ yếu là do để
được bảo lãnh thì các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện như: dự án có hiệu qủa
KT –XH, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.
Từ năm 2001 quỹ hỗ trợ phát triển đảm nhận thêm hình thức hỗ trợ ngắn hạn
cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hình thức này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
xuất khẩu vay vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để mua nguyên vật liệu… thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, góp phần giải quết một phần bức xúc về vốn của doanh nhiệp.
2.2. Chương trình hỗ trợ DNNVV đào tạo nguồn nhân lực
Vì sao phải hỗ trợ DNNVV đào tạo nguồn nhân lực
Trong tất cả các doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ thì nguồn nhân lực luôn là một
nhân tố không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng và là khâu trung gian để chuyển các
nguyên liệu đầu vào vào từng sản phẩm, nguồn nhân lực hay là con người sẽ đóng vai
trò trong việc quản lý duy trì hoạt động của doanh nghiệp, dùng ý chí, suy nghĩ cách
làm việc của mình để tiến hành mọi hoạt động cho doanh nghiệp.
Hiện nay trong các DNNVV của nước ta vấn đề nguồn nhân lực đang được đặt
trong tình trạng đáng báo động. Nguồn nhân lực của các DNNVV thiếu kiến thức thực
tiễn và không được đào tạo bài bản từ nhân viên cho đến chủ doanh nghiệp. Do đội
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 42
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
ngũ nhân lực thiếu hẳn đi những điều cần thiết từ họ nên thường xuyên đưa doanh
nghiệp đi đến tình trạng cầm chừng, rất khó phát triển và hơn nữa là DN bị phá sản do
các nhân viên và chủ doanh nghiệp thiếu trình độ.
Để phát triển được doanh nghiệp thì phải dựa trên nền tảng nguồn nhân lực có
chất lượng và đủ sức đáp ứng cho yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như những
yêu cầu của kinh tế luôn biến đổi và luôn đòi hỏi khả năng và năng lực rất cao của các
cá nhân bao gồm cả nhân viên lẫn nhà quản lý doanh nghiệp.
Cách thức hỗ trợ DNNVV đào tạo nguồn nhân lực
Mục tiêu
Đảm bảo nguồn lao động cả về số lượng lẫn chất lượng cho nhu cầu của
DNNVV mà trước hết là ngành nghề được ưu tiên phát triển và được xác định là thế
mạnh của thành phố, tạo ra lợi thế cho thành phố. Cung cấp những kiến thức cần thiết
cho doanh nhân, những người có ý định khởi sự doanh nghiệp (đặc biệt là những hộ
kinh doanh cá thể); nâng cao kiến thức cho chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và
cán bộ quản lý doanh nghiệp. Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đặc bệt
là những lao động chưa qua hết bậc PTTH, đạo tạo không chỉ cách là việc mà còn đào
tạo luôn nề nếp và kĩ luật lao động, tác phong công nghiêp. Triển khai hoạt động đào
tạo và khuyến khích “khởi sự doanh nghiệp” đến các xã nông thôn và miền núi.
Biện pháp thực hiện
Kết hợp hình thức đào tạo dài hạn với các khóa ngắn hạn, đào tạo tại chổ, vừa
học vừa vừa làm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của đối tượng và nội dung lao
động. Lao động hiện nay của các DNNVV thành phố đang thiếu người quản lý có năng
lực và thiếu cả người lao động có tay nghề. Chính vì vậy các khóa đào tạo được mở ra
không chỉ có dành cho người lao động mà còn dành cho nhà quản lý nhằm tạo được
đội ngũ nguồn nhân lực đông về số lượng và đảm bảo về mặt chất lượng. Hình thức
đào tạo được mở rộng, thời gian đào tạo phong phú hơn và đa dạng về vấn đề đào tạo
là điều rất cần thiết đối với lao động của các DNNVV. Khuyến khích sự phát triển của
các trung tâm đào tạo có chất lượng, đào tạo đúng trọng tâm và nhu cầu đối với nguồn
nhân lực trong các DNNVV.
Xây dựng cơ sỡ vật chất cho các mô hình trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, trung
tâm đào tạo nghề như các trung tâm: Huấn luyện nghề cá, trung tâm đào tạo nhân viên
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 43
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
ngành du lịch - dịch vụ, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trên cơ sở nguồn lực
thực tế của địa phương để tạo nghề cho người lao động. Mặt khác, chính quyền TP
cũng nên mở ra một số trung tâm đào tạo có bằng cấp và chứng chỉ quốc gia về trình
độ quản lý cho các chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý của doanh nghiệp. Điều
quan trọng đó là phải đưa ra các chương trình đào tạo có chất lượng toàn diện, thường
xuyên đôn đốc, kiểm tra các trung tâm thực hiện công việc này, đưa ra quy chuẩn chất
lượng cho các trung tâm muốn thực hiện công việc đào tạo này, đồng thời phải hỗ trợ
các trung tâm này đứng trên phương diện chỉ đạo và phối hợp cùng các trung tâm nhằm
đảo bảo được mục tiêu cuối cùng là đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ và đầy
đủ phẩm chất đủ sức đáp ứng cho nhu cầu phát triển của DNNVV, cũng như nền kinh
ttế của thành phố. Đi đôi với công việc đó là nâng cao trang thiết bị phục vụ cho công
tác đào tạo, đổi mới và có quy chế thông thoáng cho các trung tâm đào tạo hoạt động
có chất lượng và hiệu quả.
Thực trạng công tác hỗ trợ DNNVV đào tạo nguồn nhân lực
Để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khưoir nhiệp và phát triển doanh nghiệp, trong
những năm qua, thành phố đã tổ chức được gần 100 lớp học với những nội dung thiết
thực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Đào tạo công
tác hạch toán, kế toán, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO,
nghiệp vụ XNK, tin học trong công tác kế toán, quản lý nhân sự, quy chế đấu thầu, các
lớp học đầy đủ các ngành nghề như thương mại – dịch vụ, xây dựng và cả ngành nghề
nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản…vv
Bên canh đó thành phố cũng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như ILO,
SIDA, JICA… triển khai nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh tế, kiến
thức hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Hình thức
phối hợp này không chỉ đem đến một vấn đề là đào tạo mà còn đem dến cho các
DNNVV thị trường mới và các cơ hội hợp tác kinh doanh mới. Thông qua hợp tác với
các tổ chức trên các DNNVV học hỏi được rất là nhiều các bài học kinh nghiệm, các
yêu cầu tiêu chuẩn và sự đòi hỏi cho nhu cầu phát triển của thời gian tới.
Ngoài ra, hàng năm thành phố cũng đã trích ra một phần kinh phí của mình từ
nguồn ngân sách của thành phố nhằm đào tạo nghề cho lực lượng lao động của một số
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và hướng dẫn các doanh nghiệp đào tạo nghề tại
chính doanh nghiệp. Cùng với các trung tâm dịch vụ việc làm phát triển mạnh trên địa
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 44
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
bàn thành phố và được hổ trợ rất nhiều từ chính quyền, các trung tâm này đã giới thiệu
được không ít việc làm cho lao động của thành phố, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và
người lao động đang có nhu cầu tìm việc làm. Thành phố còn tổ chức các hội chợ việc
làm hàng năm đây là những kênh cung cấp nguồn lao động có chất lượng và hiệu quả
nhất, mo hình này ngày càng được nhân rộng, không chỉ chính quyền thành phố và các
cơ quan có thẩm quyền mà các đơn vị khác cũng rất tích cực tham gia tổ chức ra các
ngày hội việc làm và tư vấn tuyển dụng trên địa bàn thành phố.
2.3. Chương trình trợ giúp xúc tiến thương mại và xuất khẩu
Vì sao phải hỗ trợ DNNVV xúc tiến thương mại và xuất khẩu
Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các DNNVV trong thành phố, chính quyền
và các cơ quan ban ngành có liên quan nên trợ giúp cho các DNNVV thành phố về việc
xúc tiến thương mại và xuất khẩu. Các DNNVV khâu yếu nhất của nó chính là các hoạt
động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp trong
thành phố không thể mở rộng được quy mô cũng như phát triển doanh chính là vì hoạt
động thương mại chưa được mở rộng, nhiểu DN rất có tiềm lực nhưng hoạt động lại rất
cầm chừng không có được bbước đột phá và không có được tầm ảnh hưởng rộng rải
trong địa bàn thành phố chứ chưa nói gì đến vấn đề phát triển ra các địa bàn lân cận.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì các doanh nghiệp không đủ nguồn lực về vốn để
đầu tư cho hoạt động đòi hỏi số vốn rất lớn này.
Măt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu rất yếu trong khâu tìm kiếm, mở rộng thị
trường. Các DNNVV rất bị động trong vấn đề này, thường lựa chọn của các DN đó là
tìm đối tác lân cận hoặc cũng chỉ là các đơn vị bạn hàng thân thuộc của doanh nghiệp
mà ít chú trọng tới phát triển ra bên ngoài. Thị trường xuất khẩu càng ngày có nhiều
biến động và thay đổi khi mà Việt Nam đã tham gia vào kinh tế quốc tế, những yêu cầu
và quy chuẩn gắt gao từ nước xuất khẩu, thêm vào đó là các định chế thương mại đã
hạn chế đi sản lượng xuất khẩu của các DNNVV.
Cách thức hỗ trợ DNNVV xúc tiến thương mại và xuất khẩu
Mục tiêu
Hỗ trợ thông tin thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ tìm kiếm thị trường.
Song song với quá trình đó là đẩy mạnh và khai thác tốt thị trường trong nước, đồng
thời mở rộng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Khuyến khích và huy động các
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 45
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
DNNVV tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu, từng bước tạo ra những
sản phẩm có thương hiệu đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Kêu goi thành
lập các hiệp, các trung tâm hỗ trợ làm chức năng liên kết và định hướng cho các
DNNVV trong nhiều lĩnh vực. Các hiệp hội sẽ đóng vai trò trung gian liên kết
DNNVV vơi chính quyên và các chương trình được đưa ra với chính quyền thành phố.
Đối tượng thụ hưởng là tất cả các DNNVV và các hiệp hội doanh nghiệp. Các
nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và
du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước làm chức năng hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến
thương mại, đầu tư và du lịch.
Biện pháp thực hiện
a, Hỗ trợ về thông tin thị trường: Cần triển khai nhanh chóng thành lập cá trung
tâm thông tin thị trường, giá cả, mở rộng loại hình trung tâm giới thiệu sản phẩm, công
nghệ. Dành địa điểm thuận tiện cho các trung tâm thuận lợi trong giao dịch, phát huy
tốt vai trò của trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế trở thành trung tâm triển lãm lớn
nhất của khu vực Miền trung - Tây nguyên và của cả nước. Đâu tư cho việc cập nhật và
tăng thêm tính chuyên nghiệp cho các trang Web diện tử của thành phố để quảng bá
(miễn phí) thu hút đầu tư và cung cấ thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường, giá
cả, đối tác kinh doanh.
b, Hỗ trợ tìm kiếm thị trường: Hỗ trợ cho các DNNVV tham gia vào các chương
trình xúc tiến thương mại trọng điểm của TP. Xây dựng chính sách hỗ trợ hoạt động
xúc tiến thương mại ở nước ngoài, tập trung vào những mặt hàng được thành phố công
nhận là sản phẩm chủ lực của địa phương và những chương trĩnh xúc tiến thương mại
trọng điểm của thành phố. Khai thác các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước
ngoài tại Đà Nẵng và coi đây là kênh xúc tiến thương mại quan trọng, tránh được nhiều
rủi ro, giảm chi phí xúc tiến thương mại ở nước ngoài.
c, trợ giúp xúc tiến thương mại và xuất khẩu: Xây dựng một thương hiệu hội
chợ triển lãm mạnh và trở thành đầu mối giao thương của các doanh nghiệp Miền trung
– Tây nguyên với các nước và thế giới. Hàng năm, thành phố xây dựng chương trình
hỗ trợ daonh nghiệp tham gia hội thảo, hội chợ, tiển lãm trong và ngoài nước. Kết hợp
với các hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội thảo, hội chợ, triển lãm trung tâm
giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài như EU, Mỹ, Nhật…vv. Thực hiện trao đổi thông tin
hai chiều thường xuyên giữa các doanh nghiệp với các trung tâm này để doanh nghiệp
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 46
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
nắm bắt kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ xây dựng chiến lược xuất khẩu
và triển khai thực hiện chiến lược cho các ngành hàng được lựa chọn. tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm cung ứng nguyên – phụ liệu cho các doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Thực trạng công tác hỗ trợ DNNVV xúc tiến thương mại và xuất khẩu
Trong những năm qua, thành phố đã có nhiều chính sách cũng như chương trình
xúc tiên thương mại, khuyến khích đối với doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, chính
sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất
khẩu vay vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để mua nguyên vật liệu, thực hiện hợp đồng
xuất khẩu, góp phần giải quết một phần bức xúc về vốn doanh nghiệp. Thành phố cũng
phối hợp với bộ ngành trung ương triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại
đạt hiệu quả cao như phối hợp với Bộ Thương Mại xét thưởng khuyến khích đối với
các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao. Chi nhánh phòng thương mại, công
nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chức buổi tập huấn, hội thảo, tọa đàm về năng lực
cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức và
điều kiện gặp gỡ, giao lưu. Thực hiện nhiều chương trình giới thiệu, quảng bá hình ảnh
doanh nghiệp trên phương tiện truyền thông báo chí, được doanh nghiệp đồng tình ủng
hộ.
Bên cạnh việc giới thiệu chương trình Hội chợ triển lãm trong và ngời nước ssể
các doanh nghiệp chủ động tham gia, hàng năm thành phố đã phối hợp tổ chức nhiều
hội chợ triển lãm tại Đà Nẵng. Chất lượng của các hội chợ này ngày càng được nâng
lên rõ rệt, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp của cả nước dến tìm hiểu thị trường và
mở rộng hợp tác liên kết với các doanh nghiệp địa phương.
Xác định việc tạo lập thị trường mới hoặc ổn định thị trường cũng là điều khó
khăn của DNNVV, do đó thành phố cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ đối với các
doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng: Định hướng phát triển thị trường
cho các sản phẩm chủ lực của thành phố trong từng thời kỳ; hỗ trợ danh nghiệp liên kết
tiêu thụ đối với sản phẩm xuất khẩu như thủy sản, may mặc…hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
trong nước và xuất khẩu thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, hải quan mang
tính gọn nhẹ, kịp thời tránh phiền hà cho Đà Nẵng.
Nhìn chung, trong thời gian qua thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp để thực
hiện hỗ trợ XTTM, cũng như hoạt động trợ giúp xúc tiến xuất khẩu cho các doanh
nghiệp (trong đó có DNNVV) và được triển khaithực hiện dưới nhiều hình thức, mức
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 47
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
độ khác nhau. Tuy nhiều về số lượng DNNVV (đặc biệt là DNDD) tham gia vào
chương trình này không nhiều. Nguyên nhân là do kinh phí hạn hẹp nên các DNNVV
không có khả năng tham gia cho dù đã được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Trình
độ giao tiếp, khả năng ngoại ngữ của cán bộ doanh nghiệp còn yếu nên kết quả thu
được qua chuyến khảo sát và nghiên cứu thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực song song hoạt động xúc tiến thương
mại mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như tổ chức hội thảo, tổ chức triển lãm. Còn
lĩnh vực thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, bản thân năng lực và
nghiệp vụ của các DN về xúc tiến thương mại còn yếu nên chưa đáp ứng đủ yêu cầu
ngày càng cao của thị trường. Các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia chưa cân
đối với nhu cầu của các DNNVV, chủ yếu tập trung vào các hoạt động như tham gia
hội chợ, triển lãm, tổ chức các chuyến khảo sát thị trương nước ngoài (chiếm hơn
70%), trong khi các hoạt động như đào tạo kỹ năng xúc tiến xuất khẩu, tổ chức tìm
kiếm thông tin thị trường rất cần thiết đối với các DNNVV chưa được chú trọng đúng
mức.
2.4. Chương trình hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực canh tranh
Vì sao phải hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh
Để hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh thì điều đầu tiên cần nhăm tới
đó là gỗ trợ công nghệ và kỹ thuật. Vậy hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật cho các
DNNVV thực chất là hỗ trợ về vốn để DN thay đổi và ứng dụng công nghệ trong quá
trình sản xuất, hỗ trợ về mặt thông tin công nghệ và hỗ trợ về mặt pháp lý và các giấy
tờ liên quan đến công nghệ và kỹ thuật như văn bằng sáng chế…vv. DNNVV thành
phố hiện nay đang gặp vấn đề trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ do hai
nguyên nhân: Một là, bắt nguồn từ bản thân các doanh nghiệp không chủ động trong
việc tìm kiếm thay đổi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hoặc là do không đủ nguồn
vốn để đáp ứng cho công việc này; hai là, các DNNVV chưa được giúp đỡ đúng mức,
chưa nhận được nhiều từ sự hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền liên
quan. Điều cần thiết bây giờ đối với các DNNVV đó là sự hỗ trợ đúng mức và đúng lúc
từ phía chính quyền về công nghệ và kỹ thuật.
Sau khi đã hỗ trợ được các DNNVV của TP về công nghệ và kỹ thuật thì hiệu
quả tất yếu sẽ mang lại đó là năng lực cạnh tranh của DN sẽ không ngừng được tăng
lên, tăng được tỷ trọng hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm, từ đó doanh
nghiệp sẽ có được hướng đi đúng đắn, xây dựng được cho mình đường lối, chiến lược
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 48
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
phát triển dúng đắn trong thời gian tới. Nâng cao năng lực cạnh tranh là nhằm tạo chổ
đứng cho các doanh nghiệp trên thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển qua nền
kinh tế tri thức bắt kịp với xu thế của thời đại, hội nhập kinh tế thế giới. Giúp đỡ các
DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh là bước đi rất đúng đắn và kịp thời, nó không
chỉ đem lại lợi ích cho doanh ngiệp mà còn đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Cách thức hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh
Mục tiêu
Hỗ trợ và phát triển kinh doanh (BDS) cho chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý
doanh nghiệp, nhằm nâng cao sự hiểu biết và áp dụngcác tiêu chuẩn trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV. Thông
qua việc giúp doanh nghiệp đổi mới công tác xây dựng chiến lược và phương thức kinh
doanh để thúc đẩy nhanh các hoạt động phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh…đáp ứng kịp thời nhu cầu hội nhâpk kinh tế quốc tế. Đồng thời góp
phàn thúc đẩy công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành
có sản xuất có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, phát triển thị trường, tăng kim
ngạch xuất khẩu, gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong cơ cấu của TP.
Nâng cao số lượng sản phẩm có tính cạnh tranh caocủa thành phố lên hàng năm ở thị
trường trong và ngoài nước.
Đối tượng thụ hưởng là tất các các doanh nghiệpvà hiệp hội doanh nghiệp, cán
bộ quản lý trong các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức hỗ trợ doanh ngiệp.
Biện pháp thực hiện
a, Hỗ trợ đầu tư ứng dụng kỹ thuật công nghệ: Có chính sách hỗ trợ cụ thể đối
với việc đầu tư áp dụng kỹ thuật công nghệ mới cho các ngành công nghiệp kỹ thuật
cao và theo danh mục công bố ngành nghề khuyến khích của TP trong từng thời kỳ.
Xây dựng cơ chế hợp tac nghien cứu giữa Nhà nước với các DNNVV. Có chính sách
ưu đãi khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý quốc tế, đặc biệt là những
daonh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực, xuất khẩu của TP. Nâng
cao kiến thức về tiêu chuẩn quốc tế cho các DNNVVthông qua việc thiết lập cơ sỡ dữ
liệu trực tuyến và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của các nước trên thế gới và hệ thống
tiêu chuẩn quốc tế. cung cấp các dịch vụ dự báo công nghệ, đào tạo và tham vấn cho
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 49
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
các DNNVV nhằm nâng cao năng lực công nghệ, tăng năng suất, chất lượng và khả
năng cạnh tranh chung. Tổ chức chuỗi các chợ công nghệ trên mạng (techmark ảo) để
xúc tiến thị trường KH-CN. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thứcvà
công tác ứng dụng đổi mới khoa học, ứng dụng công nghệ nhằm làm cho các nhà
doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà khoa học nhận thức được đúng hơn tầm quan trọng
của ứng dụng, đổi mới công nghệ - trang thiết bị trong việc đổi mới công tác quản lý,
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí…góp phần tích cực cho
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong thời kỳ hội nhập.
b, Trợ giúp xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ và kinh doanh: Hỗ trợ hoàn
thiện nội dung quy trình phát triển chiến lược cạnh tranh cho DN theo hướng DN phải
đạt được chỉ tiêu mức độ phát triển, bao gồm các chỉ tiêu sau: Doanh số, thị phần, lợi
nhuận, mức độ chiếm lĩnh thị trường, mức độ phát triển, ứng dụng công nghệ, mức
tăng trưởng xuất khẩu và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trợ giúp phát triển
năng lực bộ máy điều hành quản lý DNNVV thông qua việc tham vấn những vấn đề
còn yếu kém của doanh nghiệp, tham vấn trong việc thực hiện hiện đại hóa và nâng cao
khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Hỗ trợ xây dựng
giải pháp thị trường để phát triển đồng thời nâng cao khả năng chuyên môn hóa, chất
lượng phục vụ của nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho DNNVV. Tổ chức một
số đơn vị tư vấn hỗ trợ miễn phí giúp DN đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ngay từ
khi sản phẩm của DN vừa mới tung ra thị trường.
c, Trợ giúp phát triển liên kết ngành hàng được thực hiện trong cả bốn giai
đoạn của quá trình phát triển: Hình thành mối quan tâm và tham gia của doanh
nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; xác định mối liên kết ngành, xác định điểm mạnh, điểm
yếucủa các liên kết này; xác định hoạt động của cần thiết để xúc tiến phát triển liên kết
nganh, kết hợp với các đối tác tài chính trong liên kết này; triển khai thực hiện các hoạt
động. Hỗ trợ kỹ thuật (nghiên cứu, phân tích và tư vấn) và hỗ trợ đào tạo liên quan đến
phát triển liên kết ngành và chuẩn bị chiến lược liên kết ngành, bao gồm cả phát triển
cơ cấu quản lý, cơ cấu tổ chức và phân công thực hiện, đồng thời hỗ trợ các hoạt động
xúc tiến, trao đổi thông tin và mạng lưới liên kết trong ngành (gồm cả việc hình thành
và phát triển các hiệp hội), marketing cho liên kết ngành. Song song với nó là hỗ trợ
kỹ thuật (nghiên cứu, phân tích và tư vấn) và hỗ trợ đào tạo liên quan đếnviệc triển
khai thực hiện chiến lược liên kết ngành gồm: phát triển cơ cấu tổ chức, quản lý thông
tin và phân công thực hiện, hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến phát triển các dự án phối hợp
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 50
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
giữa nghiên cứu và phát triển công nghệ hoặc dự án phát triển SX ngay trong mối liên
kết ngành.
Thực trạng công tác hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực cạnh tranh
Hàng năm chính quyền TP đã hỗ trợ về vốn cho DNNVV thuộc DNNN thay đổi
và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới nhằm thiết kế mẩu mã và chế tạo sản phẩm mới,
đưa vào sản xuất các nguyên liệu mới, các linh kiện thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao,
có chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích các DNNVV áp dụng theo hệ thống
quản lý ISO, HACCP… Thành phố cũng đã hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham
gia hội chợ các nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, giải thưởng chất lượng Việt Nam được
tổ chức hàng năm. Tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp về hệ thống quản lý
tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 – 2000 và hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, còn
vận động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đăng ký bảo hộ độc
quyền sỡ hữu công nghiệp.
Việc liên kết hỗ trợ công ngệ và kỹ thuật từ các trường đại học, cơ quan nghiên
cứu và các doanh nghiệp lớncủa nhà nước cho các DNNVV còn rất ít và chưa được
thường xuyên, ngoài ra nguồn thông tin và khả năng tiếp cận của các DNNVV tới các
nguồn thông tin hiện có còn rất nhiều hạn chế. Do đó, việc khởi nghiệp cũng như đổi
mới công nghệ, trang thiết bị của các doanh nghiệp còn rất khó khăn và tồn tại nhiều
hạn chế. Các chính sách khuyến khích DNNVV liên kết hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật
trong các lĩnh vực còn rất hạn chế, thủ tục, trình tự xét duyệt chậm cơ chế cấp và quyết
toán lúng túng, giải ngân chậm, không đúng với thời điểm. Các dự án chưa được phối
hợp nhịp nhàng với các chương trình quốc gia trên địa bàn để có thể phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, khả năng vốn đầu tư hạn chế nên số lượng các doanh nghiệp sãn sàng
đầu tư vốn để triển khai nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng kỹ thuật mới là rất ít. Sau
nhiều năm nhìn lại, việc liên kết ngành diễn ra rất yếu và vô cùng rời rạc, vẫn biết liên
kết ngành sẽ tạo ra lợi thế không nhỏ cho các DNNVV nhưng hầu như sợi dây liên kết
ngành này rất lỏng lẻo. Số lượngcác doanh nghiệp có thể nói là “có tiếng” trên thị
trường trong nước là rất ít chứ đừng nói đến ra nước ngời, những mặt hàng được xem
là chủ lực tuy đã có thương hiệu nhưng vẫn chưa thể có được sự vững chắc cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được sự cố gắng của chính quyền thành
phố cũng như hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các DNNVV, để có được một sự hỗ trợ hoàn hão buộc lòng hơn ai hết bản thân các
DNNVV phải thật sự cố gắng, phải tìm được hướng đi thích hợp cho riêng mình trên
cơ sỡ cóđược sự hỗ trợ đăc lực từ phí chính quyền và hiệp hội doanh nghiệp.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 51
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
2.5. Chương trình hỗ trợ DNNVV khởi sự doanh nghiệp và trợ giúp thông tin
Vì sao phải hỗ trợ DNNVV khởi sự doanh nghiệp và trợ giúp thông tin
Cũng như quá trình phát triển của một đứa trẻ, bước đi ban đầu luôn là bước đi
quan trọng và khó khăn nhất. Vấn đề khởi sự doanh nghiệp luôn là một vấn đề lớn và
quan trọng, đặc biệt là các DNNVV điều này càng khó khăn hơn. Vậy tại sao phải hỗ
trợ DNNVV khởi sự doanh nghiệp? Khi khởi sự doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn
và vất vã trong tất cả mọi lĩnh vực nào là gặp vấn đề về thị trường, nguồn nhân lực, vấn
đề tiếp thị và quảng bá sản phẩm,…vv Nếu như không có sự hỗ trợ và định hướng
doanh ngiệp sẽ vô định hướng trong hoạt động và định hướng ban đầu, thúc đẩy nhanh
quá trình khởi sự doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ rút bớt được thời gian và khoản chi
phí ban đầu của DN. Hỗ trợ khởi sự DN còn là hỗ trợ thúc đẩy về vấn đề tài chính và
chính sách, thông thoáng và nhanh gon trong thủ tục thành lập khởi sự doanh nghiệp,
cung cấp một khoản tài chính hỗ trợ ban đầu.
Một điều cần hiết nữa là hỗ trợ DNNVV về thông tin, thông tin trong thời buổi
hội nhập là rất cần thiết, nó quyết định đến các vấn đề sống còn của doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập kinh tế. Các doanh nghiệp rất thụ động về tìm kiếm thông tin
cho nên việc đi sau là điều không thể tránh khỏi, trợ giúp thông tin chính là giúp DN
tiếp cận với nguồn thông tin sớm hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Trợ giúp về thông
tin sẽ giúp cho DN hoạt động một cách suôn sẽ hơn, bắt nhịp được dòng chảy của kinh
tế Việt Nam, cũng như của thế giới, qua việc trợ giúp về thông tin sẽ giúp DN hình
thành ý thức hơn vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin
đúng mục đích.
Cách thức hỗ trợ DNNVV khởi sự doanh nghiệp và trợ giúp thông tin
Mục tiêu
Xây dựng vườn ươm công nghệ và DN nhằm đáp ứng khả năng tiếp cận của
những DNNVV khởi sự nhưng gặp khó khăn về vốn, mặt bằng, công nghệ, thiết bị với
công nghệ và phương thức sản xuất thông qua việc cung cấp trang thiết bị, các hỗ trợ
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 52
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
kỹ thuật chuyên ngành và các dịch vụ phi kỹ thuật khác như thông tin, tiếp thị, quảng
bá sản phẩm, kế toán, thư ký và các nguồn lực hậu cần khác.
Xây dựng các chương trình vườn ươm doanh nghiệp để tạo lập cơ sở vững chắc
cho các doanh nghiệp mới khởi sự, cũng là nơi khuyến khích sự hợp tác và mối liên kết
giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được thành lập từ vườn ươm có khả năng
cạnh tranh cao và tăng trưởng với tiềm năng cao nhất so với các doanh nghiệp mới
thành lập.
Xây dựng được mô hình hỗ trợ thông tin chính xác và hiệu quả. Những thông
tin cần tìm kiếm đó là những thông tin về thị trường, công nghệ, chương trình đào tạo,
cách thức quản lý…Hình thành trong doanh nghiệp ý thức chủ động trong việc tìm
kiếm và làm chủ thông tin. Thành lập một mô hình trao đổi thông tin giữa các doanh
nghiệp, xây dựng các mạng chia sẽ thông tin, mạng nội bộ để thực hiện việc cung cấp
thông tin cho toàn bộ thành viên.
Biện pháp thực hiện
Các mô hình này sẽ cung cấp các thiết bị, dịch vụ kỹ thuật cũng như đào tạo
kiến thức về phát triển doanh nghiệp theo các chuyên ngành cho các chủ doanh nghiệp
thuê vườn ươm trên cơ sở “một cửa” và giúp doanh nghiệptiết kiệm được một khoản
chi phí lớn khi vào vườn ươm. Xây dựng và vận hành hoạt động tốt 2 vườn ươm công
nghệ và doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp phụ
trợ.
Thiết lập các trang Website chia sẽ thông tin phổ biến cung cấp dữ liệu, văn
bản, các quy định, luật liên quan đến doanh nghiệp. Thực hiện các hoạt động công bố
rộng rãi thông tin, thu nhập thông tin bổ ích cho các DNNVV. Thực hiện sự trao đổi
liên kết giữa các doanh nghiệp với cơ quan có trách nhiệm về thông tin, tạo ra sự trao
đổi hai chiều, thực sự tạo ra mối liên hệ qua lại giữa doanh nghiệp với nhà nước và
hiệp hội doanh nghiệp.
Thực trạng công tác hỗ trợ DNNVV khởi sự doanh nghiệp và trợ giúp thông tin
a, Vườn ươm công nghệ: Trong qúa trình thực hiện quả thực vườn ươm đã tạo ra
được ưu thế cho các DNNVV khi vừa mới khởi sự so với doanh nghiệp khác cũng vừa
thành lập. Tham gia vào vườn ươm đã giúp doanh nghiệp tránh khỏi được những vất vã
ban đầu của lúc mới thành lập, tránh được các thất bại khi vừa mới đặt chân tham gia
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 53
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
vào thị trường ngành. Tuy nhiên, sự giúp đỡ nào cũng chỉ có hạn, các doanh nghiệp
này tuy nhận được sự giúp đỡ sẽ gây ra việc ỷ lại và bị động trong chờ vào sự giúp đỡ,
thứ hai việc giúp đỡ nhiều khi còn lúng túng và chồng chéo trong cách thực hiện, mặt
khác nó cũng gây ra sự bất cập, những mặt trái của công tác hỗ trợ. Vườn ươm công
nghệ còn chưa được dồi dào về kinh phí để việc hỗ trợ thực sự đạt được hiệu quả cao
hơn và thực sự giúp đỡ được các DNNVV nhiều hơn.
b, Trợ giúp thông tin: Sau hai năm thực hiện “Đề án ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng 2005 đến 2010” thực sự đã hỗ trợ được thông
tin cho các doanh ngiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Với những ứng dụng công
nghệ thông tin được triển khai trong công tác quản lý và thiết lập các Website nhằm
phổ biến dữ liệu, cung cấp văn bản, các thủ tục đăng ký kinh doanh, các thông tin thực
hiện khai báo hải quan điện tử…đã góp phầnđơn giản hóa thủ tục và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý hành chính, giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian và giảm chi
phí gia nhập thị trường.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho daonh nghiệp trong việc tìm hiểu, tiếp cận
thông tin cần thiết của các cơ chế chính sách đến các thông tin thị trường, được tổ chức
dưới nhiều hình thức như tờ rơi, ấn phẩm, đĩa CD, trực tiếp cung cấp thông tin trên các
Website của TP, các cơ quan ban ngành…đồng thời tổ chức nhiều đoàn tham gia hội
chợ triễn làm, hoạt động xúc tiến thương mại chuyên ngành. Thông qua hoạt động này
đã giúp DN thu nhập thông tin bổ ích, cũng như tiếp cận thông tin, tìm kiếm nhiều bạn
hàng, đối tác làm ăn mới. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn có một số vương mắc như
chưa có cơ chế phối hợp trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa các cơ quan trong
nước và các tham tán thương mại, với đại diện cơ quan ngoại giao ở nước ngoài và các
ban ngành, tổ chức xúc tiến DNNVV khác; nhiều thông tin chưa được cập nhật thường
xuyên; nhận thức của các DNNVV về ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác
thông tin phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh còn hạn chế (đặc biệt là nông thôn
và miền núi) nên hiệu quả của việc trợ giúp thông tin là chưa cao. Hệ thống thông tin
về doanh nghiệp chưa thống nhất giữa các cơ quan nhà nước, dẫn đến tình trạng một số
yêu cầu thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, nhưng DN phải gửi đến nhiều cơ
quan quản lý khác nhau; mặt khác điều này cũng gây ra sự khó khăn tốn kém về chi phí
cho chính cơ quan nhà nước khi cần các thông tin quản lý doanh nghiệp.
2.6. Chương trình cải cách môi trường pháp lý và cơ chế chính sách
Vì sao phải tiến hành cải cách môi trường pháp lý và cơ chế chính sách
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 54
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Chỉ dựa vào chính bản thân doanh nghiệp không chưa đủ, điều mà doanh nghiệp
cần ở chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền đó chính là cơ chế, vậy cơ chế ở đây
là gì? Chính là môi trường pháp lý và cơ chế chính sách cho các DNNVV. Vậy cải
cách môi trường pháp lý và cơ chế chính sách để làm gì, là để nhằm tạo điều kiện cho
các DNNVV trên địa bàn thành phố có được môi trường pháp lý thật thông thoáng, cụ
thể và có hiệu lực, cơ chế chính sách linh động và phù hợp với tất cả các DN hoạt động
trên mọi lĩnh vực. Trong các báo cáo và các cuộc điều tra gần đây cho thấy rằng, môi
trường pháp lý hiện nay của chính quyền và các cơ quan chưa thật sự hỗ trợ đắc lực
cho việc phát triển của doanh ngiệp, có nhiều thủ tục hành chính, các luật thường
xuyên phải sửa đổi, nhiều luật còn chồng chéo, ràng buộc lẫn nhau gây râ sự khó khăn
trong việc áp dụng cũng như thực hiện các luật này. Điều cần thiết đối với các DN bây
giờ là cải cách thủ tục hành chính hay cơ chế chính sách và điều cần thiết là tạo được
môi trường pháp lý thật hiệu quả cho các DNNNN thành phố.
Cách thức tiến hành chương trình cải cách môi trường pháp lý và cơ chế chính
sách
Mục tiêu
Tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng và ổn định, góp phần cải thiện môi
trường kinh doanh và luật pháp liên quan trực tiếp đến phát triển DNNVV. Điều mà
doanh nghiệp cần đó là môi trường kinh doanh đảm bảo được tính công bằng và tạo
được tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Thứ hai, đó là tiến hành sửa
đổi các luật và bộ luật liên quan đến doanh ngiệp, đặc biệt là các luật liên quan đến sở
hữu trí tuệ, bàng phát minh sáng chế, luật về thương hiệu, các luật về cạnh tranh
thương mại…Xây dựng một môi trường pháp lý dể hiểu, dễ vận dụng trong mọi trường
hợp là mục tiêu mà chính quyền thành phố cần nhắm tới.
Củng cố và nâng cao tính hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá
trình thực hiện chính sách nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV. Không chỉ có trách
nhiệm trong việc ban hành mà chính quyền cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra
và đôn đốc việc thi hành các vấn đề có liên quan đến môi trường pháp lý và cơ chế
chính sách. Trong quá trình giám sát và theo dõi đó cơ quan nhà nước sẽ rút ra được
các bài học kinh nghiệm, các vấn đề phát sinh để kịp thời sữa đổi sao cho thật phù hợp.
Biện pháp thực hiện
a, Tiểu chương trình 1: Đơn giản thủ tục đăng ký kinh doanh
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 55
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Hoàn thiện cơ chế chính sách, liên kết mạng máy tính nội bộ giữa các cơ quan
nhà nước liên quan trong lĩnh vực thuế và tín dụng từ thành phố đến quận huyệnn hoàn
thiện hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng…
b, Tiểu chương trình 2: Đơn giản thủ tục thuế và tín dụng. Hoàn thiện cơ chế
chính sách, hoàn thiện hệ thống trợ giúp thông tin cho doanh nghiệp liên quan đến lĩnh
vực thuế và tín dụng từ thành phố đến quận huyện. Tiến hành các cuộc điều tra, đào tạo
các vấn đề liên quan đến luật thuế cho toàn bộ các DNNVV.
c, Tiểu chương trình 3: Đơn giản thủ tục xuất nhập khẩu
Hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống thông qua điện tử…
d, Tiểu chương trình 4: Đơn giản thủ tục phân bố đất đai, mặt bằng sản xuất
Hoàn thiện thủ tục và cơ chế chính sách có liên quan đến việc phân bổ đất đai và
mặt bằng sản xuất inh doanh từ thành phố đến quận huyện…Thực hiện phân bổ mặt
bằng sản xuất dựa trên tình hình thực tế từ doanh nghiệp, các DNNVV chịu trách
nhiệm trong việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến thủ tục, cơ quan có chính
quyền thực hiện đầy đủ và đúng những vấn đề đã cam kết.
Thực trạng công tác cải cách môi trường pháp lý và cơ chế chính sách
Từ năm 2000 cho đến nay việc thực hiện cải cách hành chính của thành phố,
công tác đăng ký kinh doanh được giải quyết theo quy trình “một cửa”, niêm yết công
khai các ăn bản hướng dẫn, quy trình thủ tục cần thiết để các tổ chức, công dân biết.
Thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản hóa và thời gian giải quyết hồ sơ được rút
ngắn so với quy định, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp
trong vòng 10 ngày, giảm so với quy định là 5 ngày, điều chỉnh, thay đổi nội dung giấy
đăng ký, chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp của
các nhà đầu tư trong nước và thành phố.
Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính của TP, tất cả các cơ quan có
quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp đều thực hiện theo quy trình một cửa, TP đã thành
lập các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng để tháo gỡ những vướng
mắc và những vấn đề cần trao đổi của doanh nghiệp. Tăng cường cán bộ nghiệp vụ
đảm bảo yêu cầu phục vụ nhanh chóng và đầy đủ công tác giải quyết, hướng dẫn tận
tình cho doanh nghiệp, cá nhân. Phấn đầu ngày càng đơn giản thủ tục, thời gian giải
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 56
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
quyết hồ sơ được rút ngắn so với quy định. Công tác khắc dấu cũng được đổi mới. Hải
quan thành phố đã thực hiện quá trình khai báo điện tử đối với hàng xuất nhập khẩu và
gia công do các chi cục hải quan trực thuộc cục hải quan thành phố làm thủ tục xuất
khẩu tại các cửa khẩu thuộc thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, để tiến hành sản xuất kinh
doanh, các tổ chức và nhà đầu tư phải tiến hành thủ tục ít nhất là phải qua 3 cửa, mới
có thể tiến hành hoạt động, vì vậy đến hiện nay việc đơn giản thủ tục hành chính còn
chưa được tốt, còn tốn kém nhiều thời gian, công sức, hiện tượng hách dịch cửa quyền
của các cán bộ nhà nước vẫn còn, chưa nói đến các vấn đề tham ô, tham những vân
chưa giải quyết được triệt để.
3. Đánh giá kết quả hỗ trợ DNNVV thành phố trong những năm qua
Mặc dù TP đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các DNNVV song do
việc chỉ đạo thực hiện chưa đến nơi đến chốn, lại thiếu kiểm tra đôn đốc và đề ra biện
pháp chế tài đối với các cơ quan, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, các
văn bản ban hành chưa đề cập nhiều đến các hỗ trợ để khởi nghiệp nên tuy đã đạt được
một số kết quả nhất định nhưng các DNNVV vẫn còn rất nhiều điểm yếu.
Qua các năm tuy có sự phát triển về số lượng song năng lực đầu tư của các
DNNVV vẫn còn nhiều giới hạn, đặc biệt trong lĩnh vực vốn, hiện nay có đến 63% các
DNNVV TP có vốn hoạt động nhỏ hơn 500 triệu, tuy đây chỉ là mức vốn đăng ký
nhưng với mức vốn như vậy thì thực sự là quá nhỏ bé đối với các doanh nghiệp muốn
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động còn cầm chừng, chưa có
khả năng đột phá và tạo ra sản phẩm riêng biệt tiêu thụ ở các TP lớn như Hà Nội hoặc
TP Hôg Chí Minh chứ chưa nói đến trên toàn quốc.
Chưa thực sự tập hợp được các DNNVV lại với nhau, mất cân đối trong lĩnh
vực ngành nghề chưa phản ánh được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Qua các số
liệu thống kê ta có thể thấy rằng đại đa số DNNVV hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
(trên 60% tổng số DNNVV), phần còn lại là hoạt động trong lĩnh vực khác (trong đó
sản xuất chưa tới 12%).
Nhược điểm lớn nhất của các DNNVV thành phố đó là tính chất hoạt động
không bền vững, đa số là quy mô nhỏ và đi lên từ các CSSX công nghiệp thấp. Chính
vì thế các DNNVV bị giới hạn về trình độ kĩ thuật, năng lực sản xuất, công nghệ mẫu
mã và sản phẩm…vv. Về mặt này thì công tác hỗ trợ thành phố chưa giúp được gì
nhiều, công tác hỗ trợ còn dẫm chân tại chổ, các DN non kém phải rời ngành là điều
không thể tránh khỏi. Cái thiết yếu trong vấn đề này không chỉ là giúp đỡ về vốn mà
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 57
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
phải giúp đỡ thật sự về mặt tinh thần doanh nghiệp kết hợp song song với đào tạo quản
lý.
Tổng kết giai đoạn từ năm 1997 cho đến nay có thể nhận ra rằng: Về cải cách
thủ tục hành chính thì chính quyền TP phối hợp với Sở KH – ĐT, phòng TM – CN
Việt Nam ... đã giải quyết được các kiến nghị của doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh
vực thuế, đảm bảo tốt mặt bàng sản xuất kiinh doanh, thủ tục hải quan, thay đổi được
phương thức làm việc gọn nhẹ một cử liên thông, cắt giản được số ngày chờ của các
thủ tục hành chính...; Về hỗ trợ tài chính-tín dụng và xức tiến đầu tư, thương mại, du
lịch chính quyền đã giải quyết cho doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi ngắn hạn để làm
hàng xuất khẩu, Ngân hàng đã có bước chuyển dịch đầu tư sang khu vực kinh tế dân
doanh theo định hướng chung của ngành, đồng thời khu vực dân doanh cũng đã dần
dần tạo được uy tín với ngân hàng, tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế dân doanh tăng
dần trong cơ cấu tổng dư nợ, Công ty thuê mua tài chính 2 thuộc Ngân hàng NNPTNT
Chi nhánh tại Đà Nẵng đã cho doanh nghiệp dân doanh thuê tài chính dư nợ đến
30/12/2007 đạt 321 tỷ đồng; về công tác thi đua và khen thưởng thì chính quyền thành
phố cũng như các Sở, Ban, Ngành có liên quan với chức năng quản lý nhà nước chuyên
ngành đã tặng giấy khen cho các doanh nghiệp dân doanh có những thành tích đóng
góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội và đã đề nghị UBND tặng các danh hiệu cho tập
thể, cá nhân. Việc khen thưởng kịp thời đối với các doanh nghiệp, cá nhân có thành
tích trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trên địa bàn thành phố đã khẳng định sự quan
tâm của Đảng bộ và Chính quyền không những bằng những cơ chế, chính sách thông
thoáng mà còn thể hiện sự tôn vinh đối với doanh nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh giỏi có nhiều đóng góp cho hoạt động xã hội của cộng đồng; Về các công tác
khác UBND đã tổ chức những hội chợ để giúp cho doanh nghiệp thành phố thúc đẩy
đầu tư, trao đổi mua bán trong và ngoài nước, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương
mại, khảo sát thị trường cũng được tiến hành rất rầm rộ, sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư cho hơn
các đại biểu các Sở, ban, ngành, hiệp hội và một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn
thành phố, văn phòng Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân tại Đà Nẵng đã
triển khai một số công tác hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh như phỏng vấn các doanh
nghiệp về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính trong thủ tục hành chính của
“Một cửa liên thông” Trên cơ sở đó, đề xuất cải cách các thủ tục này đơn giản hơn
nhằm tạo điều kiện cho DNDD phát triển…vv. Nói tóm lại trong giai đoạn từ năm
1997 – 2007 thì những hoạt động trên của chính quyền thành phố và các Sở, Ban,
Ngành có liên quan đã thực hiện rất tốt và đã giúp ích được rất nhiều cho các DNNVV,
đây là những hoạt động chính và thường xuyên trong công tác hỗ trợ của chính quyền
thành phố và những DNNVV đã nhận được rất nhiều từ các công tác hỗ trợ này.
Một điều có thể nhận thấy rõ ràng qua công tác hỗ trợ đó là thị trường nhỏ hẹp,
sức mua dân cư thấp, lại thêm sự du nhập của hàng nhái hàng kém chất lượng dẫn đến
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 58
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
việc thị trường không ổn định và luôn bị biến động. Điều này là do công tác quản lý thị
trường còn bị buông lõng, thực hiện quản lý theo hình thức, nhiều khâu còn rườm rà và
chưa thật sự sát sao với tình hình cũng như biến động của thị trường. Tuy nhiên phải
nhận thấy là cái yếu của các DNNVV thành phố đó là khâu tìm kiếm thị trường làm
đầu ra cho sản phẩm cho nên thiệt thòi và thất bại tên thương trường là điều tất nhiên.
Sự phát triển của DNNV thành phố đang gặp trở ngại gay gắt nhất là vốn, năng
lực sản xuất thấp nên các DNNVV chỉ thực hiện các kế hoạch sản xuất mang tính chất
tạm thời, chỉ có lợi trước mắt mà không tính được hơạc không muốn tính đến cái lợi
lâu dài, những dự án và các mục tiêu dài hơi hơn hầu như là không tưởng ở các DN
này. Trong khi đó về vốn thì chính quyền chỉ có thể giúp đở ở một mức có hạn do kinh
phí không có lại do cơ chế chưa thực sự thông thoáng và dễ dàng khi cho các doanh
nghiệp vay vốn. Đà Nẵng hiện đang là một trong những trung tâm thu hút vốn đầu tư
rất lớn, nhưng hiện nay thị trường tài chính đang lao đao và có nhiều bất ổn, tỷ giá
đồng đô la giảm mạnh so với đồng tiền việt, hơn nữa những DNNVV hầu như rất khó
với tới các khoản đầu tư khổng lồ này,với lại rất ít có khoản đầu tư nào từ nguồn vốn
này là để dúng cho đầu tư phát triển DNNVV của TP.
Cuối cùng, một vấn đề mà công tác hỗ trợ không thể giúp đỡ gì hơn được đó là
vấn đề xuất phát từ chính bản thân các chủ doanh nghiệp đó là kiến thức kinh nghiệm
quản lý non kém nên chỉ dám tính toán những vấn đề bó gọn trong tầm tay, không bạo
dạn không giám bỏ hết vốn hoặc vay đầu tư để làm ăn. Việc không dám đương đầu
với mạo hiểm và thử thách của các chủ DNNVV đã bó kẹp sự phát triển, sự phát triễn
diễn ra rất cầm chừng chưa có được bước biến chuyển và nhảy vọt trong kinh doanh.
PHẦN III
Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa
bàn TP Đà Nẵng trong thời gian đến
I/ Quy hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 59
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
1. Quan điểm và định hướng phát triển DNNVV
1.1. Quan điểm
Xuất phát từ quan điểm của chính phủ về phát triển DNNVV, chính quyền thành
phố đưa ra những xác định như sau:
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nền kinh tế nhiều thành phần.
Các thành phần kinh tế kinh doanh phù hợp với hiến pháp và pháp luật và đều là bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển lâu
dài và bền vững, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh. Các thành phần kinh tế hỗ trợ nhau
cùng phát triễn, xây dựng quan hệ tổng thể giưuã các thành phần kinh tế trong đó đẩy
mạnh công tác phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp, và thành phần kinh tế tư nhân, cá thể
và hộ gia đình.
Tạo môi trường chính sách, pháp luật và thể chế thuận lợi cho DNNVV thuộc
mọi thành phần kinh tế cùng phát triễn bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy
động tối đa mọi nguồn lực trong nước. Song song với quá trình đó cần phải có sự kết
hợp với các nguồn lực từ nước ngoài nhăm phát huy hết sức mạnh và nguồn lực quốc
gia để phát triển nền kinh tế. Thành phố Đà Nẵng đang dần có những bước chuyển mới
khi mà thành phố đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình là trung tâm kinh tế
- văn hóa - chính trị của khu vực miền Trung và Tây nguyên.
Phát triển DNNVV theo hướng tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát
triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần giải quết việc làm, xóa đói giảm
nghèo, đảm bảo trật tự an ninh xã hội và đóng góp cho ngân sách của nhà nước và
thành phố. Phát triển DNNVV gắn liền với các mục tiêu của quốc gia và thành phố,
đồng thời đảm bảo các mục tiêu KT-XH phù hợp vưois địa bàn của quận, huyện,
khuyến khích phát triển công nghiệp hóa nông thôn, các làng nghề truyền thống. Chú
trọng phát triển DNNVV ở các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
còn khó khăn, những nơi chưa tận dụng hết thế mạnh của địa phương. Phát triển
DNNVV ưu tiên hỗ trợ các DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ hoặc người tàn tật,
gia đình có công với cách mạng. Đảm bảo sự phát triển công bằng cho tất cả mọi
người, mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, ưu tiên của thành phố là phát triển và đẩy
mạnh hoạt động của đầu tư vào sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao
và nằm trong định hướng phát triển của thành phố.
Hoạt động hỗ trợ bây giờ đang dịch chuyển từ hỗ trợ tài chính trực tiếp qua hỗ
trợ gián tiếp về mặt đào tạo nhân lực, hỗ trợ chính sách, thông tin nhằm nâng cao năng
lực của các DNNVV. Gắn các hoạt động sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường và
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 60
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội phù hợp với những định
hướng của thành phố. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò của
DNNVV, cũng như vai trò tự chủ của các DNNVV trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội của thành phố giai đoạn 2008 – 2015.
1.2. Định hướng phát triển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh
thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, thông thoáng và ổn định cho các DNNVV. Thực hiện
các biện pháp nhằm giảm chi phí khởi sự doanh nghiệp đến một mức cạnh tranh nhất
so với các địa phương khác trong khu vực và so với cả nước. Thực hiện công khai các
chính sách, quy định mới, điều chỉnh các thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ thân
thiện với các tổ chức và doanh nghiệp, tăng cường đối thoại trực tuyến với các
DNNVV.
Xây dựng chính sách khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển kinh doanh
nhỏ nhằm tạo việc làm, giảm mức thất nghiệp cho thành phố. Có chính sách phù hợp
để cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tạo điều kiện phát triển các khu công
nghiệp phù hợp với khả năng của các DNNVV, hỗ trợ các DNNVV di dời ra khỏi gây
ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư.
Khuyến khích việc hợp tác và chia sẽ công nghệ giữa các doanh nghiệp có quy
mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng
dụng cao trong thương mại. Khuyến khích các DN tham gia vào việc liên kết ngành,
với tổ chức nghiên cứu và giáo dục có trình dộ phát triển cao thông quan các chính
sách trợ giúp phù hợp và phát triển mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ.
Cải thiện tình trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV, trong đó bao
gồm cả việc phát triển lĩnh vực cho thuê cà các hình thức cho vay không cần thế chấp
đối với DNNVV. Nguồn vốn tín dụng không chỉ được huy động từ ngân sách thành
phố mà còn từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong công tác hỗ trợ DNNVV.
Điều cần thiết là có được sự hỗ trợ ban đầu về vốn trong giai đoan khởi sự doanh
nghiệp và giai đoạn kiến tạo xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Triểm khai các
hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, tinh thần doanh nghiệp, ý chí kinh doanh
làm giàu vươn lên trong khó khăn, đồng thời phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hoạt
động đồng thời với sự phát triển của DNNVV đó là việc khuyến khích hỗ trợ cho việc
thành lập cũng như hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho tiếng nói của
DNNVV, tập trung ý chí cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống kinh
doanh thực tiễn.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 61
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Một vấn đề không thể thiếu được đối với sự sống còn của các DNVV đó là thiết
lập một hệ thống thu nhập và xữ lý thông tin về doanh nghiệp nói chung và các
DNNVV nói riêng để làm cơ sỡ cho việc đánh giá tình trạng các DNNVV, phục vụ cho
công tác hoạch định chính sách phù hợp cho khu vực này. Đồng thời xây dựng môth hệ
thống thông tin cung cấp đầy đủ và thường xuyên cho hoạt động sản xuất và kinh
doanh của các DNNVV một cách kịp thời, thực tế.
Trong vấn đề này thì các Sỡ, Ban, Ngành không đứng ngoài mà phải tích cực
tham gai vào việc cải thiện, phân định trách nhiệm một cách rõ ràng, trong việc triển
khai cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm này thuộc về chính
quyền các cấp có liên quan, nhưng các DNNVV không được thờ ơ hay ỷ lại vào sự
giúp đỡ mà phải có ý thức trách nhiệm và phát huy tính tiuwj chủ trong hoạt động sản
xuất và kinh doanh. Sự phối hợp hoàn hão giưa DNNVV với chính quyền sẽ đảm bảo
được sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội cho toàn cộng đồng và cho cả thành phố.
2. Các phương án phát triển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015
Để phát huy hết vai trò và vị trí, cũng như tầm quan trọng của các DNNVV
trong nền kinh tế chính quyền thành phố đã đưa ra các phương án phát triển, dự trên
quan điểm và định hướng đã nêu ra ở trên. Các phương án được đưa ra như sau:
2.1. Phương án 1
Phương án 1 được đưa ra như sau:
Phấn đấu đạt số lượng 50.000 DNNVV vào năm 2010 và 80.000 DNNVV vào
năm 2015. Tăng tốc độ bình quân GDP của các DNNVV lên 15.4% vào giai đoạn 2006
– 2010, 17.5% vào giai đoạn 2011 – 2015. Phấn đấu tỷ trọng đóng góp vào GDP của
DNNVV là 25.3% toàn thành phố vào năm 2015.
Để đạt được phương án này thì tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp – xây
dựng của các DNNVV đạt khoảng 23.1% vào giai đoan 2006 - 2010 và 26.4% vào giai
đoạn 2011 – 2015; GTSX ngành dịch vụ đạt 15.6% vào giai đoan 2006 - 2010 và
19.3% vào giai đoạn 2011 – 2015. Tổng kim ngạch XK HHDV là 28.6% trong giai
đoạn 2011 – 2015.
Bảng 8: Tổng hợp một số chỉ tiêu dự báo theo phương án 1
Chỉ Tiêu
Đvt
Thực hiện
Tốc độ tăng bình
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 62
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
quân thời kì (%)
2010
2006
2010
2015
2011
2015
1. Tổng số DN trên địa bàn
Doanh
50.300
81.000
22.5
12.8
- Trong đó DNNVV
nghiệp
50.000
80.000
21.2
9.9
94.0
98.8
12.9
15.3
7.3
17.5
22.1
23.7
- Tỷ trọng trong tổng số
2. Tổng sản phẩm quốc nội (94)
%
Tr Đồng
11.998.000 24.465.000
- Trong đó DNNVV
“
2.770.000
6.200.000
- Tỷ trọng trong tổng số
%
23.1%
25.3%
3. Giá trị sản xuất (94)
Tr Đồng
A, GTSX công nghiệp, xây
Tr Đồng
dựng
- Trong đó DNNVV
Tr Đồng
27.500.000 79.500.000
3.870.000
12.500.00
23.1
26.4
858.000
0
5.1
4.7
5.7
5.3
B, GTSX ngành thủy sản, nông
1.080.000
lâm
740.000
- Trong đó DNNVV
Tr Đồng
C, GTSX ngành Dịch vụ
- Trong đó DNNVV
Tr Đồng
8.770.000
960.000
14.0
16.7
3.100.000
19.000.000
16.5
19.3
21.000.000
7.500.000
17.1
18.0
20.1
20.7
21.7
22.7
22.9
28.6
10.0
9.7
4. Tổng mức bán lẻ HHDV
48.000.000
trên địa bàn
- Trong đó DNNVV
5. Kim ngạch XK HHDV trên
18.200.000
1000
1.005.000
USD
0
địa bàn
- Trong đó DNNVV
6.Tổng thu ngân sác trên địa
bàn ( đã loại trừ tiền SDĐ, vay
để đầu tư CSHT)
40.600
1000
USD
46.700.00
2.800.000
4.464.400
143.000
7.100.000
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 63
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
- Trong đó DNNVV
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Người
7. Tổng số Lao động làm việc
660.000
14.4
14.5
480.000
4.4
5.3
10.2
11.7
trên địa bàn
1.300.000
- Trong đó DNNVV
135.000
620.000
235.000
2.2. Phương án 2
Phương án 2 được đưa ra như sau:
Được xây dựng trên cơ sỡ số liệu thực tế về tình hình phát triển thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2001 – 2005. Phấn đấu đạt số lượng 50.000 DN vào năm 2010 và
80.000 DN vào năm 2015. Tuy nhiên tốc độ bình quâncủa GDP, GTSX ngành công
nghiệp – xây dựng, ngành dịch vụ cảu DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015
được duy trì bằng tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2001 – 2005. Do vậy tỉ trọng đóng
góp của GDP vào thành phố chiếm 16.1% vào năm 2010 và giảm còn 11.2% vào năm
2015.
Bảng 9: Tổng hợp một số chỉ tiêu dự báo theo phương án 2
Tốc độ tăng bình quân
thời kì (%)
Thực hiện
Chỉ Tiêu
Đvt
2010
2015
2006 2010
2011 2015
1. Tổng số DN trên địa bàn
Doanh
50.300
81.000
15.7
12.8
- Trong đó DNNVV
nghiệp
50.000
80.000
17.0
9.9
94.0
98.8
Tr Đồng
11.998.000
24.465.000
14.0
15.3
- Trong đó DNNVV
“
1.930.000
2.750.000
7.3
7.3
- Tỷ trọng trong tổng số
%
16,1
11.2
3. Giá trị sản xuất (94)
Tr Đồng
A, GTSX công nghiệp, xây dựng
Tr Đồng
27.500.000
79.500.000
22.1
23.7
2.450.000
4.400.000
12.4
12.4
- Tỷ trọng trong tổng số
2. Tổng sản phẩm quốc nội (94)
- Trong đó DNNVV
%
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 64
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
B, GTSX ngành thủy sản, nông
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Tr Đồng
858.000
1.080.000
5.1
4.7
797.000
1.135.000
7.3
7.3
8.770.000
19.000.000
14.0
16.7
2.367.000
3.880.000
10.4
10.4
21.000.000
48.000.000
17.1
18.0
17.550.000
42.200.000
19.2
19.2
1.005.000
2.800.000
21.7
22.7
21.700
32.500
8.4
8.4
4.464.400
7.100.000
10.0
9.7
656.000
1.280.000
14.3
14.3
480.000
620.000
4.4
5.3
122.000
179.000
8.0
8.0
lâm
- Trong đó DNNVV
C, GTSX ngành Dịch vụ
Tr Đồng
- Trong đó DNNVV
4. Tổng mức bán lẻ HHDV trên
Tr Đồng
địa bàn
- Trong đó DNNVV
5. Kim ngạch XK HHDV trên
1000
địa bàn
USD
- Trong đó DNNVV
6.Tổng thu ngân sác trên địa
1000
bàn ( đã loại trừ tiền SDĐ, vay để
USD
đầu tư CSHT)
- Trong đó DNNVV
7. Tổng số Lao động làm việc
trên địa bàn
Người
- Trong đó DNNVV
3. Xác định phương án lựa chọn
Nghiên cứu và cân đối hai phương án trên, căn cứ vào kết quả thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2005,qua phân
tích dự báo những thuận lợi và khó khăn cuat thành phố trong thời gian đến, đồng thời
tham khảo định hướng phát triển chung của cả nước và của các thành phố lớn; ta dẽ
dàng nhận thấy phương án 1 phù hợp hơn với tình hình thực tế và đảm bảo phấn đấu để
hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đã được nêu trong kế hoạch phát triển KT – XH thành
phố giai đoạn 2006 – 2010. TP Đà Nẵng phải phấn đấu để đạt ít nhất như phương án 1.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 65
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Những mục tiêu chủ yếu để phát triển DNNVV đến năm 2015 với mục tiêu như
sau:
Đẩy nhanh tốc độ phát triển DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV thành phố trên thị trường trong nước và
quốc tế, các DNNVV ngày càng đóng góp nhiều vào tăng trưởng và phát triển của
thành phố. Cụ thể mục tiêu như sau:
-
Phấn đấu đạt số lượng doanh nghiệp 50.000 DNNVV vào năm 2010 và
80.000 DNNVV vào năm 2015
-
Tốc độ bình quân GDP của DNNVV giai đoạn 2006 – 2010 đạt 15.4% và
17.5% giai đoạn 2011 – 2015
-
Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành dịch vụ của DNNVV đạt khoảng 16.5%
vào giai đoạn 2006 – 2010 và 19.3% giai đoạn 2011 – 2015
-
Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành Công nghiệp – xây dựng của DNNVV đạt
khoảng 23.1% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 26.4% giai đoạn 2011 – 2015
-
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của DNNVV tăng khoảng
22.9% vào giai đoạn 2006 – 2010 và 28.6% giai đoạn 2011 – 2015
-
Tổng thu ngân sách của DNNVV đạt khoảng 14.4% vào giai đoạn 2006 –
2010 và 14.5% giai đoạn 2011 – 2015
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ của DNNVV tăng khoảng 20.1% vào giai
đoạn 2006 – 2010 và 20.7% giai đoạn 2011 – 2015
-
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của DNNVV đạt khoảng 23.1% vào
giai đoạn 2006 – 2010 và 26.4% giai đoạn 2011 – 2015
-
Tổng số lao động của DNNVV tăng khoảng 10.2% vào giai đoạn 2006 –
2010 và 11.7% giai đoạn 2011 – 2015
4. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, kế hoạch hành động và lộ trình thực hiện; phối hợp với các
Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố; bố
trí nhân lực, ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện kế hoạch tại thành phố.
2. Thành lập Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa cấp tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân, do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
làm Trưởng ban. Thành viên của Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 66
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
nghiệp nhỏ và vừa thành phố gồm đại diện của các Sở liên quan và các Hiệp hội doanh
nghiệp tại thành phố. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thư ký Thường trực.
3. Nhiệm vụ của Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa thành phố và Thư ký Thường trực do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
4. Hàng năm gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
II/ Nhiệm vụ và các nhóm giải pháp để phát triển DNNVV thành phố giai đoạn
2008 - 2015
Trước tiên, muốn có được các giải pháp cần thiết và đúng đắn thì ngoài tìm hiểu
về thực trạng của các DNNVV giai đoạn 1997 – 2007, định hướng, quy hoạch phát
triển DNNVV giai đoạn 2008 - 2015, mà còn phải tìm hiểu thêm về nhiệm vụ chủ yếu
của phát triển DNNVV và các nhóm giải pháp thực hiện có như thế chúng ta mới có
thể đưa ra được một giải pháp thật hiệu qủa nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2008 – 2015
1. Các nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện để phát tiển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015
1. Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục
hành chính và chính sách tài chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng,
minh bạch, thông thoáng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
2. Đánh giá tác động của các chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
định kỳ tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó
hướng dẫn và giải đáp các yêu cầu bức thiết cho phát triển kinh doanh.
3. Điều chỉnh hệ thống thuế phù hợp nhằm khuyến khích khởi sự doanh nghiệp,
đổi mới chế độ kế toán, các biểu mẫu báo cáo theo hướng đơn giản hoá, khuyến khích
doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chống
thất thu thuế.
4. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, tăng cường bảo vệ môi trường
thông qua việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để phát
triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hợp lý và giá thuê đất phù hợp
với khả năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa
gây ô nhiễm, tác hại đến môi trường tại các khu dân cư và đô thị đến các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 67
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
5. Sửa đổi, bổ sung các quy định để đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương; khuyến khích phát triển các loại
hình ngân hàng, ngân hàng thương mại cổ phần chuyên phục vụ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, trong đó bao gồm cả việc phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng
biện pháp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.
6. Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công
nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực quản lý
kỹ thuật; khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có
quy mô khác nhau; phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng
ứng dụng vào thực tiễn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống các tiêu
chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng phù hợp với
quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình liên kết
ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp phụ trợ.
7. Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp để có cơ sở dữ
liệu đánh giá về tình trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ công tác hoạch định
chính sách và cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kinh nghiệm, ý chí
kinh doanh và làm giàu hợp pháp tới mọi đối tượng. Nghiên cứu thí điểm việc đưa các
kiến thức về kinh doanh vào chương trình học ở trường phổ thông, đại học, cao đẳng,
trung học kỹ thuật và các trường dạy nghề nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh, phát
triển văn hoá doanh nghiệp, tạo sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với doanh nghiệp kinh
doanh theo pháp luật.
8. Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (cả về phía cung và phía
cầu), hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động cung cấp dịch vụ phát triển kinh
doanh, chú trọng quản lý về chất lượng các dịch vụ. Khuyến khích các tổ chức Hiệp
hội thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh; tích cực triển khai các chương trình trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia xây dựng thể chế, chính sách và các
chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường vai trò hỗ trợ của
Hiệp hội và thực sự là đại diện lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
9. Nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường vai trò của Hội đồng Khuyến khích phát triển
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 68
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý, xúc
tiến, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các nhóm giải pháp để phát triển DNNVV giai đoạn 2008 – 2015
Nhóm giải pháp 1: Đơn giản hoá các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp 2: Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhóm giải pháp 3: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tiếp cận các nguồn vốn, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá
trị gia tăng cao.
Nhóm giải pháp 4: Các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và cải thiện
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhóm giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 - 2010.
Nhóm giải pháp 6: Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối với khu vực doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Nhóm giải pháp 7: Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa giai đoạn 2006 - 2010.
III/ Giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trong giai đoạn 2008
– 2015
1. Quan điểm cần tuân thủ trong việc hỗ trợ DNNVV
Vai trò của các DNNVV đã được thừa nhận rộng rãikhắp nơi và ở mọi quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm cụ thể của cũng như mục tiêu phát triển của
từng nước, từng địa phương mà xây dựng các chiến lược cho sự phát triển lâu dài của
khu vực kinh tế này. Khi hỗ trợ các DNNVV ở nước ta nói chung và của thành phố Đà
Nẵng nói riêng, cần tuân thủ một số quan điểm cơ bản sau:
Phải tạo được môi trường bình đẳng cho sự phát triển của tất cả các thành
phần kinh tế, ở đó các chủ thể kinh doanh đều có cơ hội như nhau cúng như những
thách thức ngang nhau để khẳng định vị trí, vai trò cũng như tầm vóc của doanh nghiệp
mình
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 69
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Xây dựng định hướng phát triển không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ DNNVV
vượt qua những trở ngại do quy mô nhỏ của Dn gây ra, mà còn phát huy được những
lợi thế do quy mô nhỏ của doanh nghiệp mang lại
Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, cách thức hỗ trợ không được mang tính
bao cấp mà phải tạo được những phương tiện để các DNNVV rự giúp mình. Khi tự
mình giải quyết được những vấn đề trong doanh nghiệp có rất nhiều điêì lợi, DN không
ỷ lại và trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ, công tác hỗ trợ vì thế sẽ nhẹ nhàng hơn,
đồng thời mang lại hiệu quả cao hơn.
Phát triển DNNVV trong mối liên kết với các doanh nghiệp lớn. Đảm bảo
được sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong cùng một môi trường ngành, các doanh nghiệp
lướn sé đóng vai trò chủ đạo, dẫn đạo thị trường, các DNNVV sẽ đóng vai trò là những
vệ tinh, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp lớn, đảm bảo mối quan hệ hai bên
cùng có lợi.
Công tác hỗ trợ cần được chú trọng nhiều nhất đó là đào tạo, thay đổi cách
thức quản lý, áp dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh và sản xuất. Hỗ trợ vào đào
tạo đó chính là cách thức phát triển bền vững cho các DNNVV của thành phố.
2. Những giải pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNVV thành phố trong giai đoạn
2008 – 2015
2.1. Đối với việc tăng cường đẩy mạnh công tác hỗ trợ về vốn
Đây là khâu khó khăn nhất của DN nói chung và cũng là khâu khó nhất của các
DN nói chung và là rất khó khăn DNNVV nói riêng. Thiếu vốn gây nên những ách tắc
trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Khi phát sinh nhu cầu về vốn đòi hỏi các DN phải
tự huy động và tìm kiếm tuy nhiên chính quyền thành phố cần có những hỗ trợ để DN
có thể có được nguồn vốn dễ dàng hơn, nhằm thỏa mãn cho nhu cầu SX – KD. Công
việc mà thành phố và các cơ quan chức năng các hiệp hội phải làm đó là:
Tạo vốn qua việc mở rộng tín dụng ngân hàng:
Ta có thể thấy rằng, Ngân hàng chính là một kênh tài chính rất quan trọng, vốn
của ngân hàng chiếm một khoản lớn trong thành phần vốn SX – KD của doanh nghiệp,
khoản vốn này có thể được sữ dụng cho việc mua sắm, đổi mới trang thiết bị, đáp ứng
kịp thời nhu cầu SX – KD. Khó khăn trong vấn đề tín dụng liên quan đến ngân hàng đó
là điều kiện, thủ tục tín dụng chưa đồng bộ, dịch vụ chưa tiện ích và phong phú, khả
năng đáp ứng vốn trong dài hạn cho các DNNVV còn rất hạn chế. Khó khăn xuất phát
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 70
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
từ phía DN đó là năng lực tài chính thấp, thiếu phương án KD có hiệu quả, khả năng
điều hành quản trị DN thấp, lập báo cáo kế toán thường là đối phó.
Do vậy mở rộng tín dụng ngân hàng là:
- Chính quyền thành phố cần khuyến khích các ngân hàng thương mại chủ động
tìm kiếm các dự án cho vay khả thi, nâng cao năng lực thẩm định, mở rộng cho vay có
bảo đảm, vay tín chấp và các hình thức cho vay khác. Đồng thời tăng cường công tác
cung cấp thông tin cho các DN, đưa ra nhiều dịch vụ phù hợp cho nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, thường xuyên
đào tạo cập nhật kiến thức cho các cán bộ làm công việc này.
- Cố gắng xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa ngân hàng và
DN. Chính quyền TP cần có các chính sách thành lập các tổ chức tư vấn và hỗ trợ một
phần kinh phí cho các DN trong dịch vụ này. Thường xuyên theo giõi và đôn đốc cho
trung tâm này hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Đồng thời phối hợp
với trung tâm hỗ trợ DNNVV của Bộ đóng trên địa bàn để có các hình thức hỗ trợ tốt
hơn tránh được sự chồng chéo không cần thiết.
Mở rộng hình thức cho thuê tài chính
Do đặc điểm của các DNNVV là không đủ tiềm lực về vốn, không có tài sản để
thế chấp cho nên cho thuê tài chính nhất là cho thuê mua máy móc trang thiết bị phát
triển SX – KD sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DNNVV, một mặt nó giải quyết
vốn trung và dài hạn để đầu tư, một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả
năng cạnh tranh trên thị trường cho DN.
Tuy nhiên, CTTC có những nhược điểm sau: Lãi suất thường cao hơn lãi suất
vay vốn cùng loại của các ngân hàng; đòi hỏi kiến thức, cũng như kinh nghiệm của các
nhân viên là nghiệp vụ này (bảo hiểm, nhập khẩu, thuế); sự cạnh tranh của các tổ chức
tài chính tín dụng với nhau ngày càng trở nên gay gắt. Đối với hoạt động cho thuê tài
chính của TP mà nói hiện nay cúng không nằm ngoài những quy luật đó, đó là dư nợ
của các công ty cho thuê tài chính thành phố tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn khiêm
tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của TP, sự nhận biết của khách hàng vào hoạt
động cho thuê còn rất hạn chế và hiện chỉ có một DN hoạt động trong lĩnh vực CTTC.
Để hoạt động CTTC thực sự phát triển và hỗ trợ đắc lực cho DNNVV tại thành
phố thì chính quyền thành phố cần thiết phải tiến hành các giải pháp sau:
- Chính quyền thành phố cần có biện pháp cả khuyến khích lẫn bắt buộc các
công ty CTTC nỗ lực hết mình trong việc kiện toàn và cũng cố bộ máy tổ chức, đội
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 71
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
ngũ nhân viên, nhà quản lý thực sự có chất lượng và am hiểu, thành tạo nghiệp vụ.
Đồng thời giúp cho các công ty CTTC mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng,
nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về lĩnh vực này, đưa ra mức lãi suất vay có thể
linh động thay đổi để có thể phù hợp hơn đối với các đối tượng khách hàng là các
DNNVV.
- Thành phố cần phải hỗ trợ các DNNVV thông qua việc phát triển mạng lưới
các công ty cho thuê tài chính. Tạo điều kiện cho các công ty CTTC dược thành lập,
thúc đẩy nhanh quá trình thành lập các công ty CTTC nhằm tạo điều kiện cho các
DNNVV có điều kiện tiếp cận vốn vay, tránh sự độc quyền và tăng tính cạnh tranh, tạo
ra các điều kiện có lợi cho các DNNVV biết đến cũng như sữ dụng tốt các nguồn vốn
này.
- Phát huy vai trò và thế mạnh sẵn có của quỹ đầu tư phát triển trên địa bàn. Quỹ
đầu tư và phát triên cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và
bão lãnh tín dụng đầu tư đối vơi các dự án nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
huy động đủ số vốn để đầu tư dự án phát triển và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Điều
mà thành phố cần làm đó là huy động mạnh nguồn vốn cho quỹ hoạt động, tiếp theo
đoa là phải quản lý và theo dõi sát sao tình hình hoạt động của quỹ.
- Thành phố cần làm tốt vai trò là cầu nối giữa DNNVV với các tổ chức tài
chính trên, điều cần thiết đối với công tác hỗ trợ này đó chính là sự ân cần và nhiệt tình
trong công tác hỗ trợ, chính quyền phải xem các DNNVV chính là những đứa con tinh
thần và vật chất của mình để có được sự giúp đỡ chân thành nhất, luôn là cơ quan đi
đầu trong việc giải quyết khó khăn của các DNNVV.
Khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng cơ sỡ hạ tầng
Theo quy hoạch phát triển dài hạn đến năm 2020 của TP Đà Nẵng sẽ là một
trong những đô thị lớn của cả nước, chính vì vậy với nguồn vốn và ngân sách hạn chế
chính quyền thành phố không thể đáp ứng hết lượng vốn và nhu cầu đầu tư lớn như thế
cho nên tốt nhất chính quyền thành phố cần xây dựng cơ chế, chính sách tư nhân
khuyến khích đầu tư vào xây dựng cơ sỡ hạ tầng. Theo đó, lĩnh vực nào, dịch vụ nào
mà các DNDD có thể đầu tư và đầu tư có hiệu quả thì chính quyền thành phố nên
khuyến khích làm. Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các DNNVV có
việc làm, góp phần giảm nguồn chi của thành phố, xây dựng thành phố ngày càng hiện
đại, đồng thời nguồn kinh phí này sẽ dùng ngược lại để hỗ trợ cho các DN này bằng
các hình thức hỗ trợ trong quá trình các DN này thực hiện việc đầu tư của mình. Đây là
mô hình không mới mẻ, nó tương tự như việc mà chính phủ đã phát động đó là “Nhà
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 72
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
nước và nhân dân cùng làm”, cách làm này đã được thực hiện ở TP Hồ Chí Minh và
Đà Nẵng nên vận dụng mô hình này. Khuyến khích nguồn vốn trong dân góp phần giải
quyết được sự khó khăn về vốn, vừa tạo được động lực, công ăn việc là cho các
DNNVV, đó cũng chính là tạo công ăn việc làm cho nhân dân, giải quyết được vấn đề
xã hội này.
2.2. Đối với công tác hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ
Công nghệ không chỉ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế, là động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu SX, nâng cao khả năng cạnh tranh...mà nó
còn đóng một vai trò không nhỏ đối với các DNNVV, các DN phải thường xuyên thay
đổi và áp dụng công nghệ để đáp ứng cho nhu cầu thay đổi ngày càng cao, càng nhanh
của thị trường. Tuy nhiên hiện nay công tác hỗ trợ này chưa được thành phố tiến hành
một cách mạnh mẽ và chưa có chính sách riêng nào để dành cho các DNNVV. Chính
quyền thành phố và các tổ chức làm công tác khoa học công nghệ, đào tạo trên địa bàn
cưa tiếp cận và phối hợp với các DNNVV, dó đó các DNNVV thiếu đi sự tiếp xúc cần
thiết đối với các loại vốn trong và ngoài nước, với các loại vốn dài hạn nhằm mua sắm
trang thiết bị, ngoài ra mức thuế đánh vào thu nhập của các đội ngũ chuyên gia nước
ngoài còn rất cao đây cũng là một trở ngại đối với công tác chuyển giao công nghệ.
Hậu quả tất yếu đó là các doanh nghiệp yếu mọi mặt trong việc tiếp thu và ứng dụng
KHCNHT tiên tiến. Công tác hỗ trọ hiện nay đã có nhưng chúng ta cần phải có giải
pháp để đẩy mạnh công tác hỗ trợ DNNVV thành phố về KT-CN này.
Chính quyền thành phố cần làm gì trong công tác hỗ trợ DNNVV về kỹ thuật và
công nghệ ?
Hỗ trợ về vốn cho các DNNVV thay đổi kỹ thuật và công nghệ:
Hỗ trợ về vốn rõ ràng là điều nên làm, tuy nhiên điều quan trọng hơn đó là hỗ
trợ theo phương thức nào và nguyên tắc phải tuân thủ trong công tác hỗ trợ phải làm
như thế nào. Để công tác hỗ trợ này thật sự đem lại hiệu quả thì điều cân thiết đó là, tập
trung vốn vào đúng đối tượng và đúng mục tiêu của vốn, không dàn trải lượng vốn đầu
tư, những mặt cần phải hỗ trợ vốn như đổi mới công nghệ, mẩu mã, đào tạo và nghiên
cứu công nghệ. Trong quá trình hỗ trợ này chính quyền và các cơ quan có chức năng
phải thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện vốn vay, có quy định rõ ràng trong
khâu sử dụng vốn cũng như guy trình giải ngân nguồn vốn và điều cuối cùng đó là
chính quyền phải làm công tác bão lảnh cho các DNNVV trong việc vay vốn. Ngoài ra
chính quyền còn cần phải kiểm tra thật gắt gao ở khâu lựa chọn dây cuyền thiết bị và
công nghệ tránh cho DN mua phải những thiết bị công nghệ thấp và đả lỗi thời, hoặc
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 73
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
những dây chuyền không đúng với mục đích sử dụng, đồng thời tổ chức nghiên cứu,
thay đổi những công nghệ ứng dụng làm cho nó phù hợp hơn với quá trình sử dụng.
Vận hành tốt trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tư vấn:
Chính quyền cần hỗ trợ và khuyến khích DNNVV áp dụng hệ thống uản lý ISO.
Trung tâm có vai trò tư vấn về kỹ thuật công nghệ, cải tiến trang thiết bị. Chính vì vai
trò rất to lớn của mình, trung tâm phải nỗ lực hết mình đi đầu trong công tác hỗ trợ về
thông tin công nghệ, duy trì tốt hoạt động thưỡng xuyên của trung tâm, thưỡng xuyên
cập nhật thông tin và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc
biệt là Website của trung tâm, xây dựng được sự trao đổi thông tin hai chiều trực tuyến
và hiệu quả song song với việc sử dụng tốt hiệu quả đường dây nóng. Vậy, vai trò của
chính quyền thành phố trong công tác này là gì, đó là tạo ra cơ chế và chính sách hỗ trợ
cũng như môi trường tốt nhất cho trung tâm có điều kiện để phát triển tốt nhất vai trò
và tầm quan trọng của mình, một mặt cũng phải quan tâm thật sâu sắc công tác của
trung tâm để nắm bắt được tình hình phát triển của trung tâm và các DNNVV thành
phố, để có những đối ứng và giúp đỡ nhanh chóng, thật sự cần thiết cho các DN này.
Hỗ trợ trong lĩnh vực này còn là việc tạo lập mối quan hệ thiết thực giữa cơ quan
nghiên cứu với các trường ĐH, viện chuyên ngành, các chuyên gia của cả nước với các
DN. Chính quyền nên đặt hàng các trung tâm này trong việc nghiên cứu, nhằm tạo lập
cơ sỡ cho việc phát triển sau này.
2.3. Đối với các giải pháp về đất đai và mặt bằng
Phần lớn các DNNVV đều thiếu mặt bằng và đất đai để tiến hành các hoạt động
SXKD, làm trụ sở giao dịch, có những chủ doanh nghiệp phải sử dụng chính nhà của
mình để làm trụ sở giao dịch cho công ty, do diện tích nhỏ bé cho nên nó thường gây ra
những khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, thành phố cần phải hỗ trợ, tạo điều
kiện cho các DNNVV có mặt bằng phù hợp với yêu cầu sản xuất và kinh doanh.
Thực hiện nghiêm chỉnh điều 3,4,5 & 6 trong quy định về một số chính sách
khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn thành phố, chỉ đạo các đơn vị khẩn trương
xây dựng và gấp rút hoàn thành các cơ sỡ hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Thành phố nên giao và cho thuê đất đối với các DNNVV để các DN yên tâm đầu tư
sản xuất, sắp xếp bố trí lại sản xuất, tạo sự ổn định lâu dài cho hoạt động sản xuất. Việc
giao và nhận đất phải đảm bảo được sự công bằng và đáp ứng đủ nhu cầu về văn
phòng, mặt bằng SXKD cho các DNNVV, tốt nhất là nên chọn những vị trí cho các
DN ở gần các khu trung tâm, nơi có điều kiện đầy đủ về cơ sỡ vật chất hoặc gần nguồn
nguyên liệu sản xuất của DN có như thế việc hôc trợ DN về mặt bằng SXKD mới thực
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 74
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
sự có được hiệu quả. Có chính sách và cơ chế thông thoáng trong việc cho thuê đất,
đặc biệt là nên miễn thuế sử dụng đất cho các DN khoảng 5 năm tính từ ngày các DN
đó đi vào SXKD thực sự, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc vào diện ưu tiên
hoặc là DN sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Khi tiến hành
cho thuế và giao đất, chính quyền thành phố cần giám sát chặt chẽ việc cấp và giao đất
này để đảm bảo được sự công bằng cho các doanh nghiệp.
Một mặt khác chính quyền thành phố nên đưa ra quy hoạch cụ thể và chi tiết
tổng thể phân bổ các trung tâm, các cơ sỡ vật chất sao cho đảm bảo được tốt nhất cho
hoạt động SXKD của các DNNVV, đặc biệt chính quyền thành phố nên quy hoạch và
khuyến khích việc xây dựng các cao ốc và văn phòng cho thuê ngay trong trung tâm
thành phố để phần nào giải quyết được vấn đề thiếu mặt bằng giúp các DN có được
một văn phòng đầy đủ diện tích và tiện nghi đảm bảođiều kiện thuận tiện nhất cho các
DN đặt văn phòng giao dịch, tìm kiếm khách hàng, một mặt đẩy nhanh tốc độ đô thị
hoá, phát triển cơ sỡ hạ tầng ra các vùng phụ cận để đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ cho
hoạt động sản xuất của DN, tuy nhiên trong việc này cần phải được tiến hanh rất bài
bản và đảm bảo được mức độ xây dựng đúng tiến độ và kỹ thuật quy hoạch. Ngoài ra,
chính quyền thành phố cần phải có được những biện pháp dài hơi hơn trong việc phát
triển cơ sỡ hạ tầng như hệ thống giao thông, năng lượng và hệ thống thông tin liên lạc
nhằm phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế của thành phố các DN, trong đó có các DNNVV
đang đóng trên địa bàn thành phố.
2.4. Các giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khuyến khích XK các mặt hàng chủ đạo của thành phố
Đối với chính quyền thành phố mà nói thì vai trò của chính quyền trong việc
khuyến khích xuất khẩu đó là đư ra các chính sách phù hợp để tạo điều kiện cúng như
đẩy mạnh xuất khẩu cho các mặt hàng thế mạnh của thành phố. Chính quyền thành phố
nên đưa ra các quy chế xét thưởng, nhưng để quy chế này thật sự có hiệu lực thì cần
phổ biến nó thật là rộng rãi các tiêu chuẩn, thủ tục, điều kiện khen thưởng, một lưu ý
khi đưa ra các điều kiện khen thưởng đó là phải đưa ra được các tiêu chuẩn không chỉ
phù hợp với yêu cầu của thành phố mà còn phải phù hợp với tình hình và mức dộ phát
triển của doanh nghiệp. Thành lập ban thi đua và khen thưởng thành phố đối với sự
cống hiến và nỗ lực của các DNNVV thành phố, hàng năm phải tổ chức được những sự
kiện lớn nhằm tuyên dương và phần nào quảng bá cho hình ảnh của DN. Nhân rộng
những mô hình DN thực sự hoạt động có hiệu quả nhằm tăng tính thi đua và cạnh tranh
cho các DN.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 75
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Ngoài ra, chính quyền thành phố còn nên tìm kiếm thị trường, định hướng thị
trường cho các DNNVV, năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới, các thị trường
mục tiêu và tiềm năng. Tuy nhiên, việc chọn lọc các thị trường là điều cần thiết cho
công tác mở rộng thị trường XK của thành phố, mặt khác tăng cường đẩy mạnh hợp tac
với các thị trường vốn là thị trường xuất khẩu chủ lực của thành phố. Để đẩy mạnh hơn
nữa việc mở rộng thi trường chính quyền thành phố nên tổ chức các sự kiện quảng bá
giời thiệu sản phẩm trong và ngoài nước, cử các DN có mặt hàng xuất khẩu đó tham
gia các hội chợ triễn lãm có quy mô, tham gia ký kết và tư vấn cho các DNNVV khi ký
kết các hợp đồng kinh tế quan trọng, các đối tác tiềm năng và lâu dài cần nhắm tới.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu
Hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất của các DNNVV thành phố đó là
thông tin thị trường nước ngoài, để khắc phục được khó khăn này thì chính quyền
thành phố thường xuyên phải quan hệ và hợp tác với các tham tán thương mại, thương
vụ Việt Nam ở nước ngoài để nhờ các cơ quan này cung cấp các thông tin cân thiết về
mặt hàng, khách hàng và giá cả thị trương...đồng thời nhờ giới thiệu, bán sản phẩm tại
nước ngoài. Thành lập sợi giây liên hệ giữa doanh nghiệp, chính quyền và các tổ chức
này. Các tổ chức thương mại trong nước như Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Thương
mại), phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại
địa phương,...chính quyền thành phố cần phối hợp vơi các tổ chức này để đưa ra các
chương trình cụ thể, phù hợp, hỗ trợ đắc lực cho các DNNVV. Các tổ chức ở nước
ngoài đóng tại Việt Nam như Jetro (Nhật Bản), Kotra (Hàn Quốc), Cetra (Đài Loan),
Matrade (Malaysia)... chính quyền thành phố nên hợp tác chặt chẻ với các tổ chức này,
đồng thời đưa ra những chính sách thông thoáng và cơ chế cho các tổ chức này có thể
hoạt động dẽ dàng hơn.
Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thị trường
Để đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các
DNNVV, chính quyền thành phố nên thường xuyên giám sát việc lưu hành các sản
phẩm trên thị trương nhằm tránh hàng giả hàng nhái gây mất lòng tin của khách hàng
đối với sản phẩm, định giá các loại mặt hàng, kiểm soát hoạt động của các chợ, siêu
thị, trung tâm thương mại và các shop bán lẻ sản phẩm.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 76
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Mặt khác, đưa ra các mô hình tập hợp, phân tích thông tin thị trường nhằm công
bố rộng rãi cho các doanh nghiệp nắm rõ, để có được những sự ứng biến kịp thời với
thị trường. Đưa ra các dự báo về sự thay đổi của thị trường trong tương lai gần, dùng
các chính sách nhằm bình ổn giá cả trên địa bàn thành phố.
Mở rộng hình thức thầu phụ công nghiệp
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường thì xuất hiện thêm một hệ thống
mới, một hình thức kinh doanh mới đó là thầu phụ công nghiệp. Đây cũng là một vấn
đề mà chính quyền thành phố cũng nên quan tâm và sử dụng tốt, cũng như khuyến
khích hình thức này phát triển. Có thể phát triển theo mô hình này: Đó là các DNNVV
đóng vai trò như là các vệ tinh, các DNNVV này sẽ nhận một phần yêu cầu sản xuất
trong dây chuyền sản xuất đồng bộ của các DN lớn, cách thức này góp phần giải quyết
được 2 vấn đề; thứ nhât, phân công lại công việc, chuyên môn hoá sản xuất cho các
DN lớn, thứ hai, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển và sự phát
triển của các DNNVV trên cơ sỡ nền kinh tế thành phố, cả DN lớn và cả DNNVV đều
có lợi.
2.5. Các giải pháp về đào tạo và tư vấn
Đào tạo khởi nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh: Các đối tượng nắm
đến là các chủ DN tiềm năng (Chuẩn bị khởi sự), các chủ DN và các nhà quản lý muốn
nâng cao kỹ năng, kiến thức về quản lý kinh doanh, quản lý chất lượng, quản lý và bảo
vệ môi trường và thông tin kinh doanh, những người có mong muốn nâng cao thu nhập
như nông dân, ngư dân, người buôn bán nhỏ. Mục đích chính của chương trình là nâng
cao năng lực hành vi của doanh nghiệp do đó tập trung nhiều vào thay đổi thái độ hơn
là truyền đạt kỹ năng và kiến thức quản lý doanh nghiệp. Chương trình khởi sự kinh
doanh – SIYB (Start and Improve Your Bussiness), là chương trình do ILO phát triển
tại Việt Nam, đây được xem là chương trình đạt thành quả tốt trong những chương
trình trợ giúp đào tạo của thành phố. Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng
vẫn còn rất nhiều hạn chế như kinh phí còn hạn hẹp, thiếu sự ủng hộ và phối hợp của
chính quyền địa phương...vv
Trên đây chỉ là những hạn chế rất cơ bản, để góp phần vào việc thúc đẩy và hỗ
trợ người dân thành phố khởi nghiệp, điều hành có hiệu quả hoạt động cho doanh
nghiệp thành phố nên chủ động bố trí ngân sách cho hoạt động đào tạo khởi nghiệp và
tăng cường khả năng quản trị doanh nghiệp, thành phố có thể giao kinh phí này cho
cho cơ quan hỗ trợ DNNVV, đang hoạt động theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động,
quyết toán lại nguồn kinh phí. Thành phố nên tổ chức và kiểm soát chặt chẻ hoạt động
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 77
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
của các trung tâm tư vấn cho các doanh nghiệp trong suốt quá trình từ khi DN thành
lập cho đến khi DN phát triển trên thị trường. Mặt khác, chính quyền thành phố nên
khuyến khích việc mở rộng mô hình các trung tâm đào tạo có chất lượng trên địa bàn
thành phố, một mặt cho phép sự hoạt động của các trung tâm phát triển con người,
thuêtj ngũ thường thấy đó là các công ty “săn đầu người”, chuyên cung cấp và đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, phối hợp với các trung tâm này để tổ chức đào tạo cho
các doanh nghiệp khả năng và cách thức làm việc hiện đại và tiên tiến, đào tạo nhân
viên có chất lượng cho các doanh nghiệp.
Thành phố nên chỉ đạo và phối hợp với các trung tâm hỗ trợ DNNVV đưa ra các
chương trình hành động sát với quá trình hoạt động và phù hợp với tình hình hoạt động
SXKD thực tế của doanh nghiệp. Thành phố nên nghiên cứu và phối hợp với các
trường đại học, cao đẳng, THCN để lông ghép các chương trình đào tạo thực tế dựa
trên việc nghiên cứu tình hình của doanh nghiệp và quy luật, hoạt động của nền kinh tế
thị trương. Mặt khác, nên tổ chức ra các cuộc thi, các sân chơi học thuật cho các đối
tượng liên quan đến hoạt động của DNNVV, đặc biệt là nên tạo lập ra một diễn đàn
cho các DN có thể giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cái quan trọng
bây giờ không phải là khắc phục cho tình trạng thiếu kiến thức kinh doanh cho các
doanh nghiệp mà điều quan trọng đó là song song với quá trình đó là việc thay đổi các
thức đào tạo cho lớp trẻ, giúp các bạn trẻ bây giờ có thể hiểu, đủ kiến thức và đủ tự tin
để nắm lấy cơ hội thị trường, tự gây dựng cho mình một doanh nghiệp nhỏ, từng bước
phát triển thành DN vừa, DN lớn trong tương lai. Sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức
đào tạo, thay đổi nhận thức của từng DN, từng con người liên quan đến mọi vấn đề
thuộc hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bước chuyển lớn trong doanh nghiệp.
Thành phố chỉ có thể tạo được hiệu quả trong những giải pháp hỗ trợ đào tạo và tư vấn
khi làm được những điều trên.
Phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh: Lâu nay đã có các tổ chức
phi chính phủ thực hiện các dịch vụ phát triển kinh doanh, dưới nhiều hình thức và tên
gọi khác nhau như công ty, trung tâm...được thành lập nhằm hỗ trợ các DNNVV trong
nhiều lĩnh vực: Tư vấn thị trường, tư vấn đầu tư, thuê kiểm toán và kế toán, lập kế
hoạch SXKD, cung cấp thông tin thị trường, giá cả, văn bản pháp luật, mở lớp đào
tạo...Thực tế đã chỉ rỏ các dịch vụ này có vai trò và vị trí quan trọng do các thành phần
kinh tế mà chủ yếu là các khu vực dân doanh, bằng việc khai thác chất xám của các
chuyên gia trong các lĩnh vực để đưa ra các lời khuyên đối với các DNNVV trong các
vụ việc cụ thể. Tuy nhiên các DN trong nước ít tham gia và còn rất dè dặt trong việc sử
dụng các dịch vụ này, chính quyền thành phố nên đưa ra các chương trình khuyến
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 78
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
khích các DN sử dụng các dịch vụ này, đưa ra các trung tâm có chứng nhận của chính
quyền thành phố, một mặt tổ chức các buổi hội thảo sâu hơn về các dịch vụ PTKD cho
các DNNVV, đưa ra các kết quả đánh giá chất lượng của các sản phẩm này. Thường
xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động của các trung tâm này, hỗ trợ các trung tâm này
trong quá trình phát triển và nâng cao hoạt động hỗ trợ cho các DNNVV thành phố.
Một vấn đề mà chính quyền thành phố còn cần phải quan tâm đó là giá cả của các dịch
vụ này, hiện nay giá của các DV này còn khá cao, các doanh nghiệp rất ngần ngại trong
việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ này.
Đối với các DNNVV hiện nay mà nói thì các hoạt động Marketing, tuyên truyền
quảng bá cho hình ảnh của doanh nghiệp còn rất yếu cả về nội dung và hình thức.
Marketing góp phần mở rộng, khuếch trương cho doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp không chỉ xây dựng được thương hiệu mà còn mở rộng được thị trường...vv.
Đưa ra cách nhìn mới về cách thức Marketing và PR hợp lý là điều mà chính quyền
thành phố có thể thực hiện được thông qua việc mời các chuyên gia trong các buổi hội
thảo nói chuyện, tổ chức các mô hình học tập cách thức Marketing hợp lý, các cách
thức mới phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, khuyến khích và đưa ra cơ
chế chính sách cho việc phát triển của các công ty tổ chức sự kiện.
Để phát triển được dịch vụ phát triển kinh doanh ở Đà Nẵng, chính quyền thành
phố cần thực hiện một số bước sau:
Nâng cao hiểu biết cơ bản và đánh giá của các DN về DVPTKD. Để thực
hiện tốt công việc này, chính quyền thành phố cần sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng, đặc biệt là báo chí, đài phát thanh truyền hình địa phương thực hiện những
chương trình dành cho DN, hiệp hội DN, CLB doanh nghiệp, các hội ngành nghề...đây
vừa là kênh phân phối các thông tin về các khoá đào tạo và các chương trình liên quan
đến DNNVV hiệu quả nhất, vừa là cách thức nnang cao hiểu biết cơ bản và đánh giá
đúng chất lượng của các DN về các dịch vụ phát triển kinh doanh hiệu quả nhất.
Đưa ra các biện pháp kích cầu về việc sữ dụng các dịch vụ này. Hoạt động
mà chính quyền đưa ra cần phải giải quyết được 2 vấn đề sau: Một là, giúp DN hiểu
đầy đủ về dịch vụ; hai là, giúp DN hiểu được tầm quan trọng của DVPTKD và lợi ích
mà các dịch vụ đó có thể đem lại cho doanh nghiệp bằng các mo hình và ví dụ một số
doanh nghiệp điển hình đã sử dụng rất thành công và hiệu quả các dịch vụ này.
Chính quyền thành phố nên hướng và khuyến khích nguồn cung DVPTKD
phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng thông qua những hoạt động nhắm vào các nhà
cung cấp như đưa các hoạt động cugn cấp DVPTKD vào danh mục được hưởng ưu đãi
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 79
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
của thành phố, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp giảm giá cho dịch vụ, khuyến khích
và tạo điều kiện cho các nhà cung cấp nâng cao năng lực, tăng cường đẩy mạnh hoạt
động Marketing.
Xây dựng tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí cung cấp cho các
DNNVV với mục đích tư vấn và chi trả 50% khoản kinh phí dịch vụ, các khoản tiền
ban đầu chưa đủ thì nên chỉ cung cấp cho một số DN thuộc diện cần ưu đãi, sau khi đã
tạo được nguồn quỹ dồi dào thì mới hỗ trợ cho các DN khác.
Tuy nhiên có một vấn đề cần lưu ý đó là những hoạt động hỗ trợ bằng tiền của
chính quyền thành phố phải sử dụng thật khéo léo sao cho không giảm tính cạnh tranh
của các DN và giảm nguồn cung theo định hướng thương mại của các dịch vụ thị
trường. Và kênh để sử dụng tốt nhất khoản kinh phí đó chính là các tổ chức làm công
tác hỗ trợ chứ không nên sử dụng các hình thức hỗ trợ trực tiếp. Chính quyền thành
phố cần hạn chế can thiệp quá sâu vào thị trường DVPTKD qua cơ chế bao cấp, mà
khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ DNNVV và thông qua tổ chức này tác dộng
đến sự phát triển của DNNVV.
3. Một số kiến nghị đối với chính quyền thành phố
Cần nâng cao nhận thức của cơ quan Nhà nước đối với vai trò của các DNNVV
đối với sự phát triển KT-XH của thành phố. Mọi tư tưởng của Nhà nước sẽ thông qua
và được thực hiện nếu các cơ quan này nhận thức được đầy đủ về các DNNVV, từ đó
họ sẽ thấu hiểu hơn, cảm thông hơn với những khó khăn của các DNNVV, tìm cách
giúp đỡ các DNNVV khắc phục những khó khăn đó trong quá trình SX-KD.
Tăng cường kiểm tra các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các văn bản
chính sách, quy định của thành phố về công tác hỗ trợ DNNVV. Văn bản rất cần thiết
để làm công cụ cho việc điề hành bộ máy công quyền. Thực tế trong nhiều năm qua,
thành phố thường xuyên ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát
triển của DNDD, song việc thực thi văn bản này đến đâu, các DNDD hưỡng lợi như
thế nào từ việc hỗ trợ này thì lãnh đạo chỉ nắm được thông tin qua các báo cáo qua các
cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu kiểm tra từ các DN. Vì vậy, tác động của các văn
bản này là rất kém và thiếu hiệu quả. Chính vì vậy việc kiểm tra và giám sát là điều
thật sự cần thiết cho việc tiến hành hỗ trợ công tác hỗ trợ cho các DNNVV trên địa bàn
thành phố.
Tìm hiểu tranh thủ tối đa các chương trình hỗ trợ DNNVV từ phía chính phủ,
các tổ chức nước ngào và các dự án tài trợ...vv. Vận dụng tôt nhất những văn bản pháp
quy của Nhà nước sao cho có lợi nhất cho sự phát triển kinh tế thành phố.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 80
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
Cần xây dựng và hoạt động có hiệu các trung tâm thông tin cấp thành phố để thu
thập và xử lý các số liệu liên quan đến các DNNVV trên địa bàn thành phố. Tăng
cường và đẩy mạnh các biện pháp chống các hiện tượng gian lận thương mại, các hoạt
động kinh doanh phi pháp như buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, lừa đảo...vv. Nhăm
thiết lập trật tự, kỷ cương trong kinh doanh, tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh
lành mạnh, bình đẳng giữa các DN.
Chính quyền thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ cho các hiệp hội,
thiết lập các kênh phổ biến thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật về kinh doanh,
về chính sách nhà nước liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đưa ra các chỉ tiêu về số lượng DN đăng ký thành lập hàng năm trở thành một
trong những chỉ tiêu chủ yếu của thành phố và đề ra các biện pháp cần thực hiện để
đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu này.
C – Kết Luận
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là giải quyết công ăn, việc làm và thu
hút vốn đầu tư từ trong dân. Kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu
các DNNVV nhận được sự hỗ trợ và tạo được môi trường cho sự phát triển.
DNNVV có được những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển
nhanh và bền vững được nếu không có được sự hỗ trợ từ chính quyền thành phố và các
tổ chức hỗ trợ khác. Vì thế, để phát huy vai trò tích cực của các DNNVV trong sự phát
triển kinh tế - xã hội và nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong
quá trình phát triển. Mặt khác, đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính
quyền thành phố, việc phát triển các DNNVV có thể đạt được khi mà các DNNVV
nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả từ chính quyền thành phố và các cơ quan chức ănng
có liên quan, giúp cho các DN thành phố khắc phục những hạn chế vốn khó, nâng cao
khả năng cạnh tranh và ngày càng phát triển.
Những giải pháp trên đây bao gồm các giải pháp về tài chính, tín dụng, giải
pháp về thị trường tiêu thụ, đào tạo & tư vấn, xúc tiến thương mại... Những giải pháp
này được thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ cho các DNNVV của chính quyền
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 81
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÚC
GVHD: Th.S TRẦN THỊ
thành phố. Giải pháp sẽ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi có được sự quyết tâm cao của
chính quyền thành phố, cũng như sụa quan tâm đúng lúc, đúng mức đối với các
DNNVV trêm địa bàn thành phố.
Phát triển DNNVV là sự nghiệp lâu dài, đòi hỏi sự nổ lực hết mình không chỉ
của bản thân các DNNVV mà còn cần phải sự hỗ trợ hợp lý và kịp thời của các cơ
quan nhà nước, cũng như các tổ chức hỗ trợ đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Mong rằng trong thời gian đến với sự phát triển bền vững và định hướng đúng đắn của
thành phố, dành nhiều quan tâm đến đối tượng doanh nghiệp để quyết tâm thực hiện
các giải pháp để các DN ra đời ngày càng nhiều và phát triển không ngừng, đưa DN Đà
Nẵng trở thành một thành phố giàu mạnh xứng đáng với tiềm năng và tầm vóc của
thành phố trung tâm của khu vực Miền trung và Tây nguyên.
Với những nội dụng trong đề tài này, hi vọng sẽ góp phần giải quyết được
những vấn đề liên quan đến sự phát triển của các DNNVV và đẩy mạnh được công tác
hỗ trợ DNNVV của chính quyền thành phố.
SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ
Trang 82
[...]... thấy được sự cần thiết phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hỗ trợ cho các DNNVV cũng chính là hỗ trợ cho chính nền kinh tế Việt Nam PHẦN II Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2002 – 2007 I/ Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trong Phần II em sẽ trình bày các vấn đề... Chỉ có 5,2% số doanh nghiệp đã được tham gia; 23,12% số doanh nghiệp khó được tham gia và 71,67% số doanh nghiệp không được tham gia Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán; 31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,14% có nhu cầu đào tạo về phát... của Nhà nước, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa; 35,24% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp khả năng tiếp cận, 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ Trang 16... Các DNNVV là nơi đào tạo các nhà doanh nghiệp Các DNNVV góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanh nhân, ươm mầm các tài năng kinh doanh Kinh doanh qui mô nhỏ sẽ là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nhân làm quen với môi trường kinh doanh Bắt đầu từ kinh doanh qui ô nhỏ và thông qua điều hành quản lý kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trưởng thành lên thành những nhà doanh nghiệp lớn Đây... trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới; 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dung công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy... một công việc kinh doanh và nhiều doanh nghiệp tham gia vào nó, hay đây có thể hiểu nôm na đó là thị trường ngành Trong một môi trường ngành thì các doanh nghiệp sẽ ngày càng tập trung đông hơn, sau một quá trình chon lọc thì những doanh nghiệp sống sót trong thị trường ngành sẽ làm cho thị trường ngành ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn, các doanh nghiệp vì lợi nhuận và chạy theo lợi nhuận... cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ 2.1.2 Nhu cầu lớn về vốn, thị trường và đào tạo Từ số liệu của các cuộc điều tra thì các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần Cụ thể 66.95% doanh nghiệp cho... về quản trị kinh doanh chỉ dự vào kinh nghiệm thiếu các thông tin thực tiễn 2.2 Những thách thức đối với DNNVV SVTH: TRẦN THANH HẢI – 30K04 – KHOA KINH TẾ Trang 18 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÚC GVHD: Th.S TRẦN THỊ 2.2.1 Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn yếu Trong tình hình như hiện nay, khi mà việc áp dụng KHCN trong hoạt động SXKD... 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp. .. phẩm Trong khi việc phát triển KHCN và áp dụng công nghệ trong sản xuất đang là một vấn đề nóng hổi và rất đang quan tâm thì có phần lớn các chủ doanh nghiệp lại đi ngược lại yêu cầu này Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến ... trò của doanh nghiệp nhỏ vừa nền kinh tế Việt Nam & thế giới Khái niệm doanh nghiệp & doanh nghiệp nhỏ vừa 1.1 Khái niệm doanh nghiệp (DN) Trong kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh tạo... trợ cho doanh nghiệp nhỏ vừa Hỗ trợ cho DNNVV hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam PHẦN II Thực trạng phát triển & công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2002 – 2007... đào tạo Qua khảo sát 300 doanh nghiệp có 146 doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo, lại 154 doanh nghiệp sử dụng lao động chưa qua đào tạo Cũng khảo sát , 300 doanh nghiệp thấy số doanh nghiệp