Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
695,17 KB
Nội dung
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ CẨM BÌNH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU
CHUẨN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC – GPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2014.
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2015
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ CẨM BÌNH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU
CHUẨN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC – GPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2014.
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK60720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
HÀ NỘI 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe ta có thể làm được
mọi việc. Chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân đặc biệt
là ngành Y tế.
Cùng với sự phát triển, đổi mới của nền kinh tế và sự quan tâm của nhà
nước ngành công nghiệp dược phát triển mạnh mẽ trong những năm gần
đây.Với chính sách mở cửa và đa dạng các ngành kinh tế thì mạng lưới
kinh doanh dược cũng phát triển nở rộ với hệ thống các doanh nghiệp, công
ty, nhà thuốc, quầy thuốc phát triển rộng khắp trên toàn quốc.
Với sự phát triển rộng khắp như vậy người dân được hưởng lợi rất
nhiều bởi các mặt hàng thuốc đa dạng, sẵn có và sự phục vụ tận tình.
Tuy vậy do sự phát triển nhiều, rộng khắp cùng với các quy định chưa
được thực hiện nghiêm túc dẫn đến việc mọi người đều có thể mua thuốc
và có thể mua ở bất kỳ đâu với số lượng không hạn chế dẫn đến việc dùng
thuốc bừa bãi, lạm dụng, sử dụng không hợp lý, đặc biệt là các thuốc kháng
sinh, corticoid, vitamin… trong cộng đồng [2].
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân kháng thuốc ngày một gia
tăng, tạo gánh nặng cho ngành y tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống bán lẻ thuốc cũng gây áp lực cho
các nhà quản lý trong việc đảm bảo chất lượng, khắc phục những bất cập
còn tồn tại ở kênh này.
Trước tình hình đó, để thực hiện chính sách quốc gia về thuốc trên cơ
sở các nguyên tắc chung về "Thực hành tốt nhà thuốc" do Liên đoàn Dược
phẩm quốc tế xây dựng, căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, Bộ y tế
đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc - GPP" đồng
thời cũng xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc triển khai GPP tại VN, với
1
mục đích đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả cho người
dân [5] [6].
Thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh với diện tích 1550
km2, dân số 180000 [7]. Để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
đã có 117 nhà thuốc được cấp phép hoạt động phân bố đều khắp trên toàn
Thành Phố. Các nhà thuốc cũ và mở mới đến thời điểm này đều đã đạt
chuẩn GPP. Tuy vậy vấn đề đặt ra là liệu các nhà thuốc đã đạt GPP có duy
trì được các tiêu chí theo quy định, chất lượng hành nghề ra sao hiệu quả
của việc triển khai cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
thực hiện GPP như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu
chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP trên địa bàn Thành Phố Thái
Bình năm 2014".
Mục tiêu của đề tài:
1. Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP
của các nhà thuốc trên địa bàn Thành Phố Thái Bình năm 2014.
2. Phân tích những khó khăn, thuận lợi của các nhà thuốc trong việc
thực hiện tiêu chuẩn GPP.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại Thành Phố Thái Bình, theo
định hướng tiếp cận một cách thực chất các nguyên tắc, tiêu chuẩn của Bộ
Y tế đã ban hành cho những năm tiếp theo.
2
Chương I. TỔNG QUAN
1.1 Một vài nét về tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" - GPP
1.1.1 Quá trình hình thành tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc"
Để hướng tới việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tránh tình trạng lạm
dụng thuốc cũng như vi khuẩn kháng thuốc ngày một gia tăng. Tổ chức Y
tế thế giới đã triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các quốc gia trong
việc khắc phục tình trạng trên. Một trong những biện pháp quan trọng là
nghiên cứu xây dựng và ban hành các nội dung của thực hành tốt nhà thuốc
với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà thuốc.Từ
các hướng dẫn cơ bản về thực hành nhà thuốc, người hành nghề có thể có
nội dung cơ bản để dễ dàng thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước
về các thủ tục pháp lý, các quy chế hành nghề dược, các quy định chuyên
môn trong việc bán thuốc [14].
Dựa trên chiến lược về thuốc sửa đổi năm 1986, FIP đã tổ chức hai cuộc
họp về vai trò của người Dược sỹ ở Delhi 1988 và Tokyo 1992.
- Năm 1992: Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) xây dựng tiêu chuẩn
về thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
- Năm 1993: FIP công bố hướng dẫn thực hiện GPP.
- Tháng 4/1997: Sau nhiều lần sửa đổi, FIP cùng với WHO thống nhất
nội dung của GPP.
- Tháng 9/1997: Đại hội FIP thông qua chính thức nội dung GPP và
được tuyên truyền chính thức bằng ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban
Nha [13].
1.1.2 Khái niệm về “Thực hành tốt nhà thuốc”
Ngày 5/9/1993 tại Tokyo, Liên Đoàn Dược phẩm Quốc tế đã thông qua
văn bản khung quy định về chế độ thực hành tốt nhà thuốc, trong đó đưa ra
khái niệm thực hành tốt nhà thuốc như sau: Thực hành tốt nhà thuốc là thực
hành Dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh, qua đó Dược sỹ có thể cung
3
cấp cho người bệnh những dịch vụ và chăm sóc tốt nhất. Nhà thuốc thực
hành tốt là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình
mà quan tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích chung của toàn xã
hội. Để hỗ trợ thực hành này, điều quan trọng là có môt hệ thống tiêu chuẩn
chung được đặt ra trên toàn quốc gia [14].
1.1.3 Nội dung của GPP – WHO
Tháng 4/1997 sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung bản hướng dẫn Thực hành
tốt nhà thuốc đã được WHO thông qua với các nội dung sau:
Mục tiêu của “Thực hành tốt nhà thuốc”
- Giáo dục sức khỏe: Cung cấp hiểu biết về sức khỏe cho người dân để
người dân có thể phòng tránh các bệnh có thể phòng tránh được.
- Cung ứng thuốc: Cung ứng thuốc và vật tư liên quan đến điều trị như
bông, cồn, gạc, test thử đơn giản…Đảm bảo chất lượng của các mặt hàng
cung ứng: Các mặt hàng phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, đảm bảo
thuốc được bảo quản tốt, phải có nhãn rõ ràng.
- Tự điều trị: Tư vấn bệnh nhân xác định một số triệu chứng mà bệnh
nhân có thể tự điều trị được. Hướng bệnh nhân đến cơ sở cung ứng khác
nếu cơ sở mình không có đủ điều kiện. Hướng bệnh nhân đến cơ sở điều trị
thích hợp khi có những triệu chứng nhất định.
- Tác động đến việc kê đơn và sử dụng thuốc: Gặp gỡ trao đổi với các
bác sỹ về việc kê đơn thuốc, tránh lạm dụng cũng như sử dụng không đúng
liều, tham gia đánh giá các tài liệu giáo dục sức khỏe, công bố các thông tin
đã đánh giá về thuốc cũng như các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, tham
gia thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng [13].
Yêu cầu của “Thực hành tốt nhà thuốc”
Có bốn yêu cầu quan trọng của thực hành tốt nhà thuốc
- Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi mối quan tâm trên hết của người
Dược sỹ trong mọi hoàn cảnh là quyền lợi của người bệnh.
4
- Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi hoạt động chính của nhà thuốc là cung
cấp thuốc và các sản phẩm y tế có chất lượng cùng các thông tin và lời
khuyên thích hợp với người bệnh, giám sát việc sử dụng các sản phẩm đó.
- Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi đóng góp không thể thiếu được của
người Dược sỹ là tham gia vào việc kê đơn một cách kinh tế và sử dụng
thuốc một cách hiệu quả.
- Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi mọi dịch vụ tại nhà thuốc phải phù
hợp với người bệnh, phải được xác định rõ ràng, cách thức giao tiếp với
những người liên quan phải được tiến hành có hiệu quả [13].
Tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
Để đáp ứng được yêu cầu của “Thực hành tốt nhà thuốc” thì các nhà
thuốc phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có đủ cơ sở và trang thiết bị cần thiết.
- Quy trình thao tác khi hoạt động dịch vụ được tuân thủ nghiêm túc.
- Nhân lực: Số lượng và trình độ đáp ứng yêu cầu hành nghề.
- Nguồn thuốc cung ứng: Dồi dào, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.
- Nguồn thông tin: Đầy đủ, hiệu lực, lưu trữ khoa học, ghi chép thường
xuyên.
- Có mối quan hệ chặt chẽ với thầy thuốc, người bệnh trong việc kê đơn
và sử dụng thuốc.
- Bảo đảm bí mật cá nhân.
Vai trò của dược sĩ
Trong những năm gần đây, thực hành dược có xu hướng chuyển trọng
tâm từ tập trung cung cấp thuốc sang tập trung CSSK người bệnh.Vai trò
của người dược sỹ chuyển từ pha chế và cung cấp các sản phẩm dược thành
người cung cấp thông tin và các dịch vụ CSSK cho bệnh nhân. Theo WHO
vai trò của người dược sỹ hiện nay là:
* Giao tiếp:
- Kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng đặc biệt quan trọng đòi hỏi
người dược sĩ tại các nhà thuốc phải biết lắng nghe lời mô tả hay phàn nàn
5
về các triệu chứng bệnh của khách hàng và đặt câu hỏi phù hợp để khai
thác thông tin và chẩn đoán đúng bệnh tật.
- Cung cấp đầy đủ các thông tin về các loại thuốc phù hợp để khách
hàng lựa chọn.
- Tư vấn cách điều trị thích hợp, các trường hợp nên hoặc nên không
nên dùng thuốc tùy tình huống cụ thể.
- Hướng dẫn người bệnh cách phòng bệnh hoặc tự chăm sóc bản thân.
* Cung cấp thuốc có chất lượng:
- Chỉ bán các thuốc có nguồn gốc rõ ràng.
- Thuốc phải được bảo quản theo đúng yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
* Người huấn luyện và giám sát:
- Cam kết tham gia các hoạt động có liên quan đến đào tạo liên tục về y
dược.
- Giám sát và đào tạo nhân viên của mình.
* Cộng tác viên:
- Cộng tác với các tổ chức công cộng và tuân thủ các nguyên tắc, quy
định của nhà nước.
- Cộng tác với cán bộ chuyên môn khác.
* Giáo dục sức khỏe [13].
1.2 Nguyên tắc, tiêu chuẩn, lộ trình và tình hình triển khai GPP ở
Việt Nam
1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc "Thực hành tốt nhà thuốc"
1.2.1.1 Khái niệm
"Thực hành tốt nhà thuốc " là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn
cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của Dược sỹ và nhân sự
dựa trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở
mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
1.2.1.2 Nguyên tắc
"Thực hành tốt nhà thuốc" phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
6
- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư
vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.
- Tham gia vào hoạt động tự điều trị bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn
dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả.
1.2.2 Các tiêu chuẩn
1.2.2.1 Nhân sự
- Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có chứng chỉ
hành nghề Dược theo quy định hiện hành .
- Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp để đáp ứng quy mô hoạt động .
- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản
lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Có bằng cấp chuyên môn Dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp
phù hợp với công việc được giao.
+ Có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm.
1.2.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở bán lẻ thuốc
* Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn,
cách xa nguồn ô nhiễm.
- Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm
vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh
sáng mặt trời.
* Diện tích
- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2,
phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua
thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc.
7
- Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:
+ Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn.
+ Phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán
lẻ trực tiếp cho người bệnh.
+ Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc.
+ Kho bảo quản thuốc riêng nếu cần.
+ Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người
mua thuốc trong thời gian chờ đợi.
- Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng
cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không
gây ảnh hưởng đến thuốc .
* Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của
ánh sáng, nhiệt độ, sự ô nhiễm bao gồm:
+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày
bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc.
Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
- Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn
thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30oC,
độ ẩm không quá 75%.
* Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
- Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế Dược hiện hành
để người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
- Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc bao gồm:
+ Sổ sách hoặc máy tính để quản lý tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng của
thuốc và cấc vấn đề khác có liên quan. Khuyến khích các cơ sở bán lẻ
8
thuốc có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt động và lưu
trữ các dữ liệu.
+ Sổ sách, hồ sơ ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo quản
thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo quy
định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế quản lý thuốc
hướng tâm thần, có sổ pha chế thuốc trong trường hợp có tổ chức pha chế
theo đơn.
+ Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
1.2.2.3. Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc
* Mua thuốc:
Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp. Có hồ
sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín đảm bảo chất lượng thuốc
trong quá trình kinh doanh. Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành.
Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu dùng cho
tuyến C trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do sở Y tế địa phương
quy định.
* Bán thuốc
Người mua thuốc cần được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều
trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng. Đối với người bệnh đòi hỏi phải
có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần tư
vấn để bệnh nhân đến khám chuyên khoa thích hợp.
Không được tiến hành các hoạt động thông tin quảng cáo thuốc tại nơi
bán thuốc trái với quy định, không khuyến khích người mua mua nhiều hơn
cần thiết.
Khi bán thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của người bán lẻ
có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định hiện hành
của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
9
Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc, trường hợp phát hiện đơn
thuốc không rõ ràng hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn người bán lẻ
phải báo lại cho người kê đơn biết.
* Bảo quản thuốc
- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn.
- Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng Dược lý.
- Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có
ghi rõ "Thuốc kê đơn" hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các
thuốc bán theo đơn.Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
* Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp
- Đối với người bán lẻ trong cơ sở bán thuốc
+ Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ chức
danh.
+ Thực hiện đúng các quy chế Dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành
nghề Dược .
+ Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật
Y tế.
- Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc
+ Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở, trong trường hợp vắng
mặt phải ủy quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở
lên điều hành theo quy định .
+ Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc phải kê đơn, tư vấn cho
người mua.
+ Liên hệ với bác sỹ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết
các tình huống xảy ra.
+ Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc .
10
+ Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm
pháp luật về hành nghề Dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
cung ứng thuốc.
+ Đào tạo hướng dẫn nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng
như đạo đức hành nghề Dược.
+ Cộng tác với Y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở, phối hợp cung cấp
thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng động và
các hoạt động khác.
+ Theo dõi và thông báo cho cơ quan Y tế về các tác dụng không mong
muốn của thuốc [5].
1.2.3. Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam
Lộ trình GPP áp dụng cho các nhà thuốc:
- Kể từ ngày 29/01/2011, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, nhà thuốc bán lẻ có bán thuốc gây nghiện hoặc nhà
thuốc tại các phường của bốn thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng và Cần Thơ hoặc nhà thuốc mới thành lập phải đạt tiêu chuẩn GPP.
- Kể từ ngày 31/12/2011, nhà thuốc đang hoạt động hoặc nhà thuốc đổi,
gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc nếu chưa
đạt GPP trừ thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà
thuốc bán lẻ có bán thuốc gây nghiện phải đạt GPP [6].
Lộ trình GPP áp dụng cho các quầy thuốc
- Kể từ ngày 29/01/2011, quầy thuốc trong bệnh viện hoặc đang hoạt
động tại các phường của quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc quầy
thuốc bổ sung chức năng kinh doanh thuốc tại các phường của quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh phải đạt GPP.
- Kể từ ngày 01/01/2013, tất cả các quầy thuốc phải đạt GPP [6].
11
Lộ trình áp dụng GPP cho các quầy thuốc, đại lý thuốc của doanh
nghiệp và tủ thuốc của trạm y tế.
- Kể từ ngày 29/01/2011, quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh
nghiệp, tủ thuốc trạm y tế được mở tại xã, thị trấn thuộc thị xã, huyện,
thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với xã, thị trấn đã có đủ một cơ sở bán lẻ
thuốc phục vụ 2000 dân thì không tiếp tục mở mới đại lý bán thuốc của
doanh nghiệp. Đối với các phường thuộc quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh nếu chưa có đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 2000 dân thì
cho phép doanh nghiệp đã có kho GSP (nếu tại tính chưa có doanh nghiệp
đạt GSP thì cho phép doanh nghiệp đạt GDP) được tiếp tục mở mới quầy
thuốc đạt GPP tại phường của quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [6].
1.2.4. Tình hình triển khai và thực hiện GPP ở Việt Nam trong những
năm gần đây
Sau khi TT 43/2010TT-BYT và TT 46/2011TT-BYT ra đời đã được sự
đón nhận và triển khai tích cực của các Sở Y tế tại các tỉnh trong cả nước.
Bằng những đợt tập huấn liên tục, sâu rộng đến tất cả các chủ cơ sở bán
lẻ từ nông thôn đến thành thị, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa…nên
quy định về lộ trình thực hiện áp dụng GPP đã được thực hiện một cách
nghiêm túc, đồng bộ tại các địa phương trên cả nước và kể từ ngày
1/1/2013 tất cả các nhà thuốc, quầy thuốc cũ và mở mới đều đã được cấp
phép đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”.
Trong những năm gần đây các nhà thuốc đạt GPP cũng phát triển nhanh
chóng về số lượng tạo nên mạng lưới bán lẻ rộng khắp phủ đều trên toàn
quốc. Sự tăng nhanh chóng về số lượng các nhà thuốc đạt GPP trong cả
nước đã đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Người dân có thể mua thuốc
dễ dàng, thuận tiện, chất lượng thuốc cũng tốt hơn, sự phục vụ của các nhà
thuốc cũng tận tình chu đáo, mặt hàng thuốc thì đa dạng nên người mua
cũng lựa chọn dễ dàng hơn.
Số lượng các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong cả nước tăng lên
nhanh chóng trong các năm qua:
12
Hà Nội: Năm 2010 là 26 nhà thuốc đạt GPP đến năm 2012 là 3.892 nhà
thuốc đạt GPP.
Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2010 là 278 đến năm 2014 là 5.306 nhà
thuốc đạt GPP.
Thái Bình: Năm 2010 là 16 đến năm 2014 là 128 nhà thuốc đạt GPP.
Nguồn Cục quản lý Dược Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà người dân được hưởng do sự phát
triển mạnh mẽ của các nhà thuốc mang lại thì cũng còn tồn tại những mặt
hạn chế mà các nhà thuốc cần phải khắc phục trong thời gian tới thì mới có
thể mang lại dịch vụ tốt hơn cho người bệnh cũng như đáp ứng được yêu
cầu của “Thực hành tốt nhà thuốc”.
* Một số nghiên cứu về hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP trong
cả nước
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của các nhà thuốc sau khi được cấp giấy
chứng nhận đạt GPP đã có một số công trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt
động của các nhà thuốc này.
Tại Hà Nội
Lê Thị Dinh với đề tài: “Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu
chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 2012” đã chỉ ra:
- Về nhân sự: Tỷ lệ Dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt khi cơ sở hoạt động
chiếm tỷ lệ từ 12,5% đến 15,7%. Nhân viên nhà thuốc không mặc áo Blu,
không đeo thẻ chiếm tỷ lệ từ 16,3% đến 16,8%.
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị: Số lượng các nhà thuốc có diện tích
khu trưng bày, bảo quản thuốc lớn hơn 10m2 chiếm tỷ lệ rất cao từ 92,9%
đến 94,3%. Tỷ lệ các nhà thuốc có đủ các KV quy định chiếm 8,6% đến
10,6%. Tất cả các nhà thuốc đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo đảm
cho điều kiện bảo quản thuốc (máy điều hòa, tủ lạnh, ẩm kế, nhiệt kế,
phương tiện PCCC…). Hầu như các trang thiết bị này đều ở trạng thái hoạt
động, nhưng riêng máy điều hòa chỉ có 48% hoạt động.
13
- Về hoạt động chuyên môn:
Năm 2010 có 94,3% đến năm 2012 có 96,2% nhà thuốc GPP có trang bị
các tài liệu chuyên môn, tài liệu tra cứu, hướng dẫn sử dụng thuốc, các văn
bản pháp quy và các văn bản khác của ngành dược.
Tỷ lệ nhân viên nhà thuốc không cập nhật văn bản giảm dần qua các
năm: Năm 2010 là 34,3% đến năm 2012 giảm còn 22,1%.
Việc trang bị và tình hình ghi chép hồ sơ sổ sách tại các nhà thuốc GPP
còn nhiều bất cập: nhà thuốc không ghi sổ sách đầy đủ, không đúng chiếm
tỷ lệ từ 51,6% đến 57,1%
Tỷ lệ nhà thuốc không sử dụng SOP chiếm 3,8% đến 4,7%, nhà thuốc
sử dụng SOP không đầy đủ chiếm 9,4% đến 10%. Do vậy, vẫn còn tình
trạng nhà thuốc kinh doanh thuốc hết hạn, thuốc thu hồi hoặc thuốc trong
chương trình.
Việc thực hiện quy trình niêm yết giá tại các nhà thuốc chưa tốt, niêm
yết giá không đúng quy định hoặc chỉ mang tính hình thức. Tuy nhiên tỷ lệ
này giảm qua các năm: năm 2010 là 22,9%, đến năm 2012 là 13,5% [10].
Tại Thanh Hóa
Nguyễn Hồng Thủy với đề tài: “Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc
đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2013” cho thấy:
- Về người phụ trách chuyên môn: các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
trên địa bàn TP Thanh Hóa đều có dược sĩ đại học phụ trách chuyên môn.
Với 123 nhà thuốc trong diện khảo sát thì có 85/123 chiếm tỷ lệ 69,1% số
nhà thuốc mà người phụ trách chuyên là dược sĩ đại học đã nghỉ hưu hoặc
hỉ kinh doanh thuốc không tham gia làm chuyên môn tại các đơn vị hành
chính sự nghiệp khác. Có 38/123 nhà thuốc chiếm tỷ lệ 30,9% DSĐH đang
công tác tại các đơn vị y tế công lập là chủ nhà thuốc hoặc phụ trách
chuyên môn nhà thuốc.
14
- Về nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc GPP đều có trình độ chuyên
môn là dược sĩ trung học, chiếm tỷ lệ khá cáo 99,1%. Có nhiều nhà thuốc
chỉ có dược sĩ đại học trực tiếp đứng bán và trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc.
Tỷ lệ dược tá trong các nhà thuốc GPP tại thành phố Thanh Hóa chỉ còn
lại 02 nhà thuốc.
- Về cơ sở vật chất và các trang thiết bị: Tất cả các nhà thuốc GPP trên
địa bàn thành phố Thanh Hóa đều có địa điểm riêng biệt, được xây dựng
chắc chắn, diện tích trên 10m2, nhiều nhà thuốc có diện tích trên 20m2, có
nhà thuốc có diện tích gần 100m2. Trang thiết bị bảo quản thuốc theo quy
định đều được các nhà thuốc chấp hành nghiêm chỉnh.
- Việc thực hiện một số quy chế chuyên môn: hầu hết các quy chế chuyên
môn chưa tuân thủ nghiêm ngặt như quy định phải có dược sĩ đại học khi nhà
thuốc hoạt động, niêm yết giá, hồ sơ sổ sách và quy chế bán thuốc theo đơn.
Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn: Tất cả các nhà thuốc GPP đều có
tài liệu tham khảo để hướng dẫn sử dụng khi cần thiết. Việc thực hiện ghi
chép sổ sách không thường xuyên và đầy đủ [8].
Tại Hải Phòng
Vũ Thị Hải Lan với đề tài “Phân tích hoạt động của các quầy thuốc đạt
tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP tại chi nhánh Công ty Cổ phần
Dược Hải Phòng - Hiệu thuốc Hải Phòng 2013” đã cho kết quả:
- Nhân sự tại các quầy thuốc: 100% các quầy thuốc đạt tiêu chuẩn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của các quầy thuốc đạt GPP: Nhìn chung các
quầy thuốc đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc bán
và bảo quản thuốc. 100% các quầy thuốc đảm bảo các chỉ tiêu: Địa điểm cố
định, lối đi riêng biệt, diện tích đạt tiêu chuẩn trên 10m2, có khu vực ra lẻ
thuốc. Tuy nhiên, chỉ có 74,1% các quầy thuốc có khu vực rửa tay, 33,3%
quầy thuốc có khu vực tư vấn riêng, 11,1% quầy thuốc có khu vực cho
người mua ngồi đợi.
15
- Việc thực hiện các quy định về sổ sách, tài liệu chuyên môn: Các quầy
thuốc đều có trang bị đầy đủ danh mục thuốc OTC, quy chế chuyên môn,
tài liệu tra cứu (Mims, Biệt dược, Dược thư….), các SOP và các loại sổ
theo dõi như: Sổ theo dõi mua bán thuốc, sổ kiểm soát chất lượng, sổ theo
dõi nhiệt độ, độ ẩm, sổ theo dõi ADR và sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu
hành. Tuy nhiên, việc chấp hành ghi chép chỉ đạt dưới 50% nhất là sổ theo
dõi ADR chỉ đạt 4,5%.
- Việc thực hiện quy chế chuyên môn:
+ Quy định về đảm bảo chất lượng thuốc: Việc kinh doanh thuốc hết
hạn đã gần như không có ở các quầy (đạt 99,3%). Thuốc được sắp xếp ở
khu vực trưng bày, bảo quản ngăn nắp và khoa học.
+ Quy định về niêm yết giá đạt 72,1%.
+ Quy định về mặc áo Blue và đeo biển hiệu đạt 91,3%.
+ Quy định về kê đơn và bán thuốc theo đơn đạt 28,9% [9].
Tại Long An
Vũ Long Hải đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động của
các cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long
An” cho thấy:
Tính đến cuối năm 2013: 100% nhà thuốc đạt GPP.
Tỷ lệ DSPTCM có mặt khi nhà thuốc hoạt động chiếm 49%.
100% nhân viên nhà thuốc đã được qua tập huấn.
100% các nhà thuốc có diện tích lớn hơn 10m2.
100% cơ sở có bố trí khu vực riêng theo quy định.
71,1% nhà thuốc vi phạm quy chế bán thuốc theo đơn.
10,4% nhà thuốc có thuốc hết hạn sử dụng.
23,4% nhà thuốc có thuốc không được lưu hành.
54,5% nhà thuốc niêm yết giá không đầy đủ [12].
16
Như vậy nhìn tổng thể thì việc đạt GPP của các nhà thuốc và quầy
thuốc mới chỉ dừng lại ở yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị còn tiêu
chuẩn về nhân sự và việc thực hiện các quy chế vẫn còn chưa đáp ứng được
yêu cầu đề ra. Điều này cũng thể hiện khá rõ trong "Danh mục kiểm tra xét
công nhận đạt GPP" cho nhà thuốc được Bộ Y tế ban hành kèm theo thông
tư 46/2011/TT-BYT trong đó chỉ có 18/100 điểm là dành cho đánh giá về
thực hiện quy chế chuyên môn [5].
1.3. Tổng quan về hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn
Thành Phố Thái Bình.
1.3.1. Một vài nét về đặc điểm địa lý, kinh tế của Thái Bình.
Thái Bình là một tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp các tỉnh
Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương và Thành Phố Hải Phòng.
Tỉnh Thái Bình gồm 8 huyện và 1 Thành Phố được phân chia hành
chính gồm 285 xã, phường, thị trấn với diện tích 1550 km2, dân số
1.789.000.
Mật độ dân số cao, đứng thứ 3 toàn quốc (sau Hà Nội và Thành Phố Hồ
Chí Minh). Trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn.
Kinh tế tỉnh Thái Bình chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thu nhập thấp.
Thành Phố Thái Bình là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh với mật
độ dân cư đông nhất trong toàn tỉnh. Trong 3 năm gần đây diện tích của
Thành Phố được mở rộng về tất cả các phía.
1.3.2. Đặc điểm Y tế tỉnh Thái Bình .
Cơ cấu bệnh tật tỉnh Thái Bình vẫn chủ yếu là bệnh của những nước
đang phát triển, ở vùng nhiệt đới như: Các bệnh nhiễm trùng, ký sinh
trùng. Ngoài ra có các bệnh của các nước phát triển như: Tim mạch, ung
thư, tiểu đường…, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng .
Mạng lưới y tế trong tỉnh gồm có:
17
Bảng 1.1: Mạng lưới khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình
tính đến T12/2014
STT
Loại hình khám chữa bệnh
1
3
4
lượng
Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh
1
Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh
6
Bệnh viện đa khoa tuyến huyện
12
Bệnh viện ngoài công
Bệnh viện đa khoa
2
lập
Bệnh viện chuyên khoa
1
Trung tâm y tế dự
Trung tâm tỉnh
1
phòng
Trung tâm huyện
8
Bệnh viện công lập
2
Số
Các cơ sở hành nghề khám chữa bệnh tư nhân
665
(phòng khám)
Nguồn Sở y tế Thái Bình [11]
Ngoài ra tỉnh Thái Bình còn có trường Đại học Y Dược Thái Bình và
một bệnh viện Đại học Y Dược Thái Bình.
Trong hệ thống khám chữa bệnh trên địa bản tỉnh Thái Bình số lượng
các cơ sở hành nghề khám chữa bệnh tư nhân chiếm số lượng lớn nhưng
trên thực tế chỉ mới tham gia được 20% lượt khám chữa bệnh và các dịch
vụ khác so với các cơ sở y tế nhà nước [4]. Điều này chứng tỏ các cơ sở
khám chữa bệnh tư nhân còn nhỏ lẻ và manh mún.
1.3.3. Mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Thái Bình.
Trên địa bàn tỉnh
Hệ thống cung ứng thuốc có trụ sở chính ở Thái Bình gồm 26 doanh
nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp tỉnh ngoài kinh doanh thuốc.
Năm 2014 mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Thái Bình gồm 783
cơ sở bán lẻ và 26 cơ sở bán buôn hợp pháp bao gồm:
18
Bảng 1.2: Mạng lưới cung ứng thuốc tại tỉnh Thái Bình tính đến
T12/2014
STT
Loại hình hành nghề
1
Số
lượng
Công ty cổ phần
10
Công ty trách nhiệm hữu hạn
2
Chi nhánh dược phẩm
14
Tư nhân
86
Bệnh viện
19
Doanh nghiệp
23
Doanh nghiệp bán buôn
thuốc
2
Nhà thuốc
3
Quầy thuốc
341
4
Đại lý
130
5
Tủ thuốc
285
Nguồn Sở Y tế Thái Bình [4]
Trên địa bàn thành Phố
Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh
nơi tập trung hầu hết các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung và y tế
nói riêng. Toàn bộ các bệnh viện lớn như bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện
sản phụ khoa, bệnh viện nhi, viện mắt, viện da liễu…. đều tập trung tại đây
ngoài ra còn có hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển
nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng trong những năm qua.
Các loại hình phân phối thuốc hợp pháp tại thành phố Thái Bình tính đến
12/2014 gồm có:
19
Bảng 1.3: Mạng lưới phân phối thuốc tại Thành Phố Thái Bình tính
đến T12/2014
STT
Loại hình hành nghề
1
Số lượng
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp bán buôn Công ty trách nhiệm hữu hạn
2
Nhà thuốc
10
2
Chi nhánh
14
Tư nhân
80
Bệnh viện
14
Doanh nghiệp
23
3
Quầy thuốc
28
4
Tủ thuốc
15
Nguồn Sở y tế Thái Bình [4]
Như vậy có 117/128 nhà thuốc đạt GPP của tỉnh được tập trung ở thành
phố nơi có mật độ dân cư đông đúc.
Hiện tại với hệ thống phân phối thuốc như trên ở Thái Bình không còn
tình trạng khan hiếm thuốc chữa bệnh.Thuốc thiết yếu đã được cung cấp
đến người dân thông qua nhiều hình thức của các loại hình kinh doanh
trong đó hệ thống nhà thuốc đóng góp một phần rất quan trọng.
Tuy vậy để có cái nhìn khách quan, chân thực hơn về chất lượng hoạt
động của các nhà thuốc đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mong muốn góp vào bức tranh toàn cảnh
của hệ thuốc bán lẻ thuốc ở Thái Bình nói riêng và Việt Nam nói chung từ
đó có những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà
thuốc này.
20
Chương II
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng - thời gian - địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn Thành Phố Thái Bình.
2.1.2 Thời gian - Địa điểm nghiên cứu
Thời gian: tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014
Địa điểm nghiên cứu:
- Sở Y tế Thái Bình
- Các nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn Thành Phố Thái Bình.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
21
Đề tài nghiên cứu
Phân tích những khó khăn thuận lợi
của các nhà thuốc đã đạt GPP trong
việc thực hiện tiêu chuẩn “Thực
hành tốt nhà thuốc”
Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn “Thực
hành tốt nhà thuốc” - GPP của các nhà
thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố
Thái Bình.
Nghiên cứu mô tả
cắt ngang (Điều tra
phỏng vấn từ bộ
câu hỏi với các
chủ nhà thuốc)
Nghiên cứu mô tả hồi
cứu (Hồi cứu các số
liệu thanh tra, kiểm tra
của Sở Y tế với các
nhà thuốc năm 2014)
Nhân sự
-Phụ trách chuyên
môn
-Nhân viên bán hàng
Cơ sở vật chất và trang
thiết bị
-Cơ sở vật chất
-Trang thiết bị
Thực hiện theo quy
chế chuyên môn
- Trang bị và ghi chép
sổ sách.
- Đảm bảo chất lượng
Hình 1.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
22
2.2.2 Cỡ mẫu, cách chọn mẫu nghiên cứu
Tất cả 96 nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Thái Bình
được Sở Y tế thanh, kiểm tra.
2.2.3 Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.4: Các biến số nghiên cứu
Nội dung 1
Biến số
Cách tính
Nhân sự
Tỷ lệ các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
về hoạt động của các DS PTCM:
n
-Sự có mặt
% = N x 100%
-Tham gia vào hoạt động của nhà
thuốc.
-Cập nhật kiến thức chuyên môn.
-Đào tạo hướng dẫn nhân viên.
Tỷ lệ các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
về nhân viên bán thuốc:
-Bằng cấp chuyên môn.
-Thực hiện các quy chế chuyên
môn.
Cơ sở vật
chất
Tỷ lệ các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
về xây dựng và thiết kế
-Địa điểm
-Xây dựng chắc chắn
-Diện tích
-> 10m2 để trưng bày, bảo quản
thuốc và mua bán.
-Diện tích cho hoạt động khác ( ra lẻ
thuốc, rửa tay, kho bảo quản, ghế
ngồi cho người mua thuốc chờ)
23
n
% = N x 100%
n
% = N x 100%
Nội dung 1
Biến số
Cách tính
Tỷ lệ các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
về trang thiết bị
-Máy tính
-Tủ , quầy, kệ chắc chắn.
-Dụng cụ kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm.
n
% = N x 100%
Tỷ lệ các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
về hồ sơ sổ sách
-Các tài liệu hướng dẫn sử dụng
thuốc, quy chế dược hiện hành.
-Hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt
động.
n
% = N x 100%
Tỷ lệ các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn
về thực hiện quy chế chuyên môn
-Đảm bảo chất lượng
Thực hiện
-Có đủ thuốc theo danh mục tuyến
quy chế
chuyên môn C.
-Quy chế kê đơn và bán theo đơn.
-Thông tin ADR
n
% = N x 100%
Ghi chú:
n: Số nhà thuốc kiểm tra đạt yêu cầu.
N: Tổng số nhà thuốc được kiểm tra.
x: Số lượng DSPTCM ở mỗi hình thái (về hưu trực tiếp bán, về hưu
không trực tiếp bán, chưa nghỉ hưu trực tiếp bán, chưa nghỉ hưu không trực
tiếp bán).
y: Tổng số DSPTCM của các nhà thuốc được kiểm tra.
24
Nội dung 2
Biến số
Cách tính
Tỷ lệ các nhà thuốc đồng ý với quan
điểm nên áp dụng tiêu chuẩn GPP.
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
Tỷ lệ các nhà thuốc cho rằng việc
Thuận lợi
thực hiện GPP cho kết quả tốt hơn so
với trước khi thực hiện GPP về các
tiêu chí:
- Cơ sở vật chất
- Doanh số bán ra
- Chất lượng thuốc
Tỷ lệ các nhà thuốc có DSPTCM
vắng mặt với các lý do.
- Không phải chủ nhà thuốc thực sự
- Bận công tác
- Lý do khác
- Không có dược sĩ để thay thế
Tỷ lệ các nhà thuốc không còn các
KV riêng với các lý do.
Khó khăn
- Người dân chưa quen sử dụng KV
này
- KV này không có hiệu quả sử dụng
- Không có diện tích để bố trí KV này
Tỷ lệ các nhà thuốc không sử dụng
phần mềm quản lý với các lý do:
- Chi phí đầu tư lớn
- Không biết sử dụng
- Không cần thiết
25
Nội dung 2
Biến số
Cách tính
Tỷ lệ các nhà thuốc gặp khó khăn
khi bán các thuốc phải theo đơn với
các lý do:
- Không có đủ thuốc theo đơn kê
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
%=
a
x 100%
A
- Có đơn nhưng không đọc được
- Không có hoặc có rất ít đơn
Tỷ lệ các nhà thuốc không theo dõi
và báo cáo ADR với các lý do:
- Không biết phản hồi với ai
- Không cần thiết
- Lý do khác
Tỷ lệ các nhà thuốc không cập nhật
thông tin với các lý do:
- Không thấy có gì ảnh hưởng đến hoạt
động của nhà thuốc.
- Không phải chủ nhà thuốc thật sự.
- Khó tìm các nguồn thông tin.
Tỷ lệ các nhà thuốc không liên hệ với
bác sĩ trong trường hợp đơn thuốc có
vấn đề cần trao đổi với các lý do:
- Không có số điện thoại để liên hệ.
- Có số điện thoại nhưng không liên hệ.
Tỷ lệ các nhà thuốc cho rằng nhà
thuốc không có đủ thuốc theo danh
mục tuyến C vì:
- Không bán được.
- Khó lấy.
Ghi chú:
a: Số nhà thuốc có cùng ý kiến
A: Tổng số nhà thuốc được khảo sát
26
2.2.4 Nguồn và phương pháp thu thập số liệu
2.2.4.1 Nguồn số liệu
* Nghiên cứu tài liệu: Biên bản thanh tra, kiểm tra các nhà thuốc của Sở
y tế trong năm 2014.
* Phỏng vấn theo bộ câu hỏi:
- Tiến hành xây dựng bộ câu hỏi dựa trên những tồn tại mà kết quả
thanh kiểm tra của Sở Y tế đã chỉ ra.
- Phát bộ câu hỏi cho các dược sĩ chủ nhà thuốc trong buổi tập huấn
chuyên môn và các văn bản quy phạm pháp luật do Phòng y tế phối hợp
với Sở y tế tổ chức vào T8/2014.
- Thu hồi bộ câu hỏi sau khi các chủ nhà thuốc đã điền xong thông tin.
- Những chủ cơ sở vắng mặt đã được gửi câu hỏi trực tiếp vào những
ngày sau để lấy thông tin.
2.2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành lập phiếu thu thập thông tin (phụ lục 3) và điền kết quả thu
được vào phiếu.
2.3 Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả.
* Xử lý số liệu: Tiến hành xử lý các số liệu bằng phần mềm Microsoft
Office Word 2003, Microsoft Office Excell 2003.
* Phân tích và trình bày số liệu: Các số liệu được phân tích theo các
phương pháp tỷ trọng và được trình bày bằng phương pháp lập bảng, biểu đồ.
27
Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành
tốt nhà thuốc” - GPP trên địa bàn thành phố Thái Bình.
Tổng hợp số lượt thanh tra kiểm tra các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn
thành phố Thái Bình năm 2014 được trình bày trong bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tổng hợp số lượt thanh kiểm tra các nhà thuốc năm 2014
STT
1
2
Nội dung
Tổng số lượt kiểm tra của thanh tra Sở
Tổng số nhà thuốc ở TP Thái Bình
Số
Tỷ lệ
Tần
lượt
(%)
suất
96
82,0
0.82
117
100
Trong số 117 nhà thuốc ở TP Thái Bình trong năm 2014 thanh tra Sở
đã đi kiểm tra được 96 nhà thuốc đạt 82% như vậy còn 21 nhà thuốc không
được kiểm tra. Trên thực tế có thể 21 nhà thuốc này sẽ đón các đoàn kiểm
tra khác như Quản lý thị trường, Liên ngành, Phòng y tế, nhưng trên biên
bản kiểm tra của Sở mà đề tài nghiên cứu không thể hiện kết quả kiểm tra
của các đoàn này. Do vậy kết quả nghiên cứu của đề tài cũng chưa phản
ánh được 100% thực trạng hoạt động của các nhà thuốc.
3.1.1 Về nhân sự tại các nhà thuốc
Hoạt động của dược sỹ phụ trách chuyên môn
28
Bảng 3.6: Hoạt động của DSPTCM tại nhà thuốc
STT
Chỉ số
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1
Dược sỹ phụ trách có mặt khi cơ sở hoạt động
hoặc thực hiện việc ủy quyền theo quy định
48
50,0
2
Dược sỹ đại học có tham gia kiểm soát chất
lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo
quản
43
44,8
3
Dược sỹ đại học có trực tiếp tham gia bán thuốc
kê đơn
40
41,7
4
Dược sỹ đại học được thường xuyên cập nhật
kiến thức chuyên môn,VBQPPL về hành nghề
Dược.
38
39,6
5
Dược sỹ đại học có đào tạo, hướng dẫn nhân
viên về quy chế, kiến thức chuyên môn.
38
39,6
6
Tổng số nhà thuốc được kiểm tra.
96
100
29
Nhận xét :
Theo quy định của luật dược thì DSPTCM có trách nhiệm trực tiếp quản
lý, điều hành mọi hoạt động của cơ sở. Hướng dẫn thực hiện GPP quy định
bắt buộc đối với các nhà thuốc đạt GPP phải luôn có DSĐH khi nhà thuốc
hoạt động, DSĐH tham gia bán thuốc kê đơn, kiểm soát chất lượng thuốc
khi nhập về và trong quá trình bảo quản. Qua kiểm tra tỷ lệ nhà thuốc có
DSĐH có mặt trong thời gian hoạt động chỉ chiếm 50%, DSĐH trực tiếp
tham gia bán thuốc theo đơn là 41.7% và có 44.8% DSĐH tham gia kiểm
soát chất lượng thuốc. Số dược sĩ đại học thuờng xuyên cập nhật kiến thức
chuyên môn và huớng dẫn nhân viên chiếm 39.6%.
Từ thực tế trên cho thấy sự có mặt của DSPTCM khi cơ sở hoạt động là
rất quan trọng bởi nếu DSPTCM có mặt thường xuyên lúc cơ sở hoạt động
thì mới có thể tham gia vào các hoạt động khác của nhà thuốc theo quy
định được.
Nhân viên bán thuốc
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra đối với nhân viên bán thuốc
Tỷ lệ
STT
Chỉ số
Số lượng
1
Có bằng cấp chuyên môn phù hợp
với công việc được giao
96
100,0
2
Có mặc áo Blue và đeo biển hiệu
ghi rõ chức danh khi làm việc
90
93,8
3
Được đào tạo, cập nhật kiến thức
chuyên môn và pháp luật y tế
58
60,4
4
Nhân viên được huấn luyện để
hiểu rõ và thực hiện đúng các
nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP
58
60,4
5
Tổng số nhà thuốc được kiểm tra
năm 2014
96
100
30
(%)
Nhận xét:
Kết quả kiểm tra cho thấy 100% nhân viên các nhà thuốc có bằng cấp
chuyên môn phù hợp với công việc được giao, 93.8% nhân viên các nhà
thuốc có mặc áo blue và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh như vậy vẫn còn
6.2% nhân viên không mặc áo blue và đeo biển hiệu khi bán hàng. Số nhân
viên nhà thuốc được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, pháp luật y tế
và được huấn luyện để thực hiện đúng các tiêu chuẩn GPP chỉ chiếm 49,6%
điều này cho thấy nhân viên nhà thuốc có tỷ lệ cập nhật kiến thức chuyên
môn và hiểu biết về GPP cao hơn DSPTCM, điều này có thể hiểu là do
DSPTCM không phải là chủ nhà thuốc thật sự.
3.1.2 Về điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị
Xây dựng và thiết kế
Theo hướng dẫn “Thực hành tốt nhà thuốc” – GPP thì nhà thuốc phải có
diện tích đủ rộng với quy mô kinh doanh, nhưng tối thiểu là 10m2 để dành
riêng cho hoạt động kinh doanh thuốc, ngoài ra còn phải bố trí thêm một số
khu vực khác như khu vực tư vấn, khu vực cho người mua thuốc đợi ….
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.8.
31
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra đối với một số tiêu chuẩn về xây dựng và
thiết kế
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Chỉ số
Số lượng
Có địa điểm nhà thuốc cố định,
riêng biệt
Có diện tích nhà thuốc đạt > 10m2
Có khu vực (hoặc chậu) rửa tay cho
người mua và bán
Có khu vực riêng để thực phẩm
chức năng, dụng cụ y tế
Khu vực (hoặc bàn) tư vấn nằm
trong nhà thuốc
Có khu vực (nơi) cho người mua
thuốc đợi
Có khu vực (hoặc ô) ra lẻ thuốc
Tổng số nhà thuốc được kiểm tra
năm 2014
32
Tỷ lệ
(%)
96
100,0
96
100,0
90
93,8
76
79,1
65
67,7
57
59,4
42
43,8
96
100
Địa điểm NTCĐ, RB
Diện tích NT đạt >10m2
96
100
96
90
Có KV (hoặc chậu rửa
tay) cho người M&B
76
80
Có KVR để TPCN,
DCYT
65
KV hoặc bàn TV nằm
trong NT
57
60
42
40
Có KV (nơi) cho người
mua thuốc đợi
Có KV (hoặc ô) ra lẻ
thuốc
20
0
Hình 3.2: Kết quả kiểm tra đối với một số tiêu chuẩn
về xây dựng và thiết kế
Nhận xét:
Bảng 3.9 và hình 3.3 cho thấy 100% các nhà thuốc được kiểm tra đã đạt
yêu cầu về diện tích, địa điểm riêng biệt, cố định. Các nhà thuốc đều được
xây dựng kiên cố, chắc chắn và xa nguồn ô nhiễm. Trong khi khu vực trưng
bày và bán thuốc nhà thuốc nào cũng có thì các khu vực riêng khác như nơi
rửa tay, chỗ ra lẻ thuốc, chỗ cho người mua ngồi đợi nhiều nhà thuốc đã
không còn.
Đã có 20 nhà thuốc được kiểm tra không xếp riêng TPCN, dụng cụ y tế.
Trong số 20 nhà thuốc này đều có khu vực ghi TPCN nhưng thực tế thì
TPCN đã tràn ra khỏi khu vực riêng đó và lẫn cả vào với thuốc. Điều này
cho thấy có thể sản phẩm đăng ký TPCN ngày một nhiều cần phải bố trí
khu vực riêng lớn hơn hoặc do ý thức chấp hành quy định của nhà thuốc
chưa cao mà TPCN đã không được sắp xếp đúng nơi quy định.
Trong số các khu vực riêng cần bố trí thì khu vực (hoặc ô) ra lẻ thuốc
có 43,1% nhà thuốc thực hiện nhưng khi kiểm tra thì hầu hết các nhà
thuốc đều không sử dụng ô ra lẻ này mà việc ra lẻ được tiến hành ngay
tại nơi bán thuốc.
33
Khu vực tư vấn cũng trong tình trạng tương tự như khu vực ra lẻ. Mặc
dù có 65/96 nhà thuốc còn bố trí bàn tư vấn nhưng trong quá trình kiểm tra
thì thấy việc tư vấn thuốc cho bệnh nhân thường được nhà thuốc giải quyết
ngay tại nơi bán.
Trang thiết bị bảo quản
Theo quy định của Bộ y tế, để đảm bảo chất lượng thuốc các cơ sở bán
lẻ cần phải có đủ các thiết bị bảo quản tránh được các ảnh hưởng bất lợi
của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng. Qua
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu về trang thiết bị bảo quản thu
được kết quả tại bảng 3.10.
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra một số thiết bị bảo quản tại nhà thuốc
STT
1
2
3
4
5
6
Chỉ số
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Đầy đủ tủ quầy, giá kệ chắc chắn
Có
96
100,0
Nhiệt kế, ẩm kế để theo dõi về
Có
96
100,0
Hoạt động
90
93,7
Có
96
100,0
Hoạt động
86
89,6
Có
60
57,6
Hoạt động
60
57,6
34
35,4
96
100
nhiệt độ và độ ẩm
Điều hòa nhiệt độ đảm bảo hoạt
động tốt
Tủ lạnh
Trang bị quạt thông gió
Tổng số nhà thuốc được kiểm tra
34
Nhận xét:
Hầu hết các nhà thuốc trong diện kiểm tra đã chú trọng đầu tư trang
thiết bị cần thiết theo yêu cầu của thực hành tốt nhà thuốc trong đó 100%
nhà thuốc có tủ, quầy, giá, kệ chắc chắn đảm bảo trưng bày và bảo quản
thuốc, nhiệt kế, ẩm kế cũng được trang bị 100% tuy vậy khi kiểm tra thì có
6 dụng cụ này bị hỏng không đo được. Điều hòa nhiệt độ cũng được trang
bị 100% nhưng khi kiểm tra thì có 10 nhà thuốc đã không bật điều hòa
trong khi nhiệt độ phòng lớn hơn 30oC. Tủ lạnh thì có 60 nhà thuốc trang bị
và tất cả 60 tủ lạnh này đều còn hoạt động.
3.1.3. Thực hiện các quy chế chuyên môn
Trang bị sổ sách và tài liệu chuyên môn
Thực hiện GPP có yêu cầu các cơ sở bán lẻ phải trang bị các loại sổ
sách và tài liệu chuyên môn. Qua kết quả kiểm tra các nhà thuốc đều có
trang bị đầy đủ các tài liệu tra cứu như Mims, Biệt dược… và các loại sổ
sách như: Sổ theo dõi mua bán thuốc, Sổ kiểm soát chất lượng, Sổ theo dõi
nhiệt độ, độ ẩm, Sổ theo dõi ADR và Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu
hành. Tuy vậy việc ghi chép sổ sách thì chưa được thực hiện đầy đủ. Kết
quả kiểm tra việc ghi chép được thống kê ở bảng 3.11.
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra về việc ghi chép sổ sách ở các nhà thuốc
STT
1
Chỉ số
Sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
80
83,3
2
Sổ kiểm soát chất lượng thuốc
53
55,2
3
Sổ bán thuốc theo đơn
12
12,5
10
10,4
7
7,3
96
100
5
Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu
hành
Sổ theo dõi ADR
6
Tổng số nhà thuốc được kiểm tra
4
35
Sổ theo dõi nhiệt độ và
độ ẩm
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Sổ kiểm soát chất lượng
thuốc
83.3
Sổ bán thuốc theo đơn
Sổ theo dõi thuốc
BĐCLH
55.2
Có sổ theo dõi ADR
12.5
10.4
7.3
Hình 3.3: Kết quả kiểm tra về việc ghi chép sổ sách ở các nhà thuốc
Nhận xét: Mặc dù các loại sổ sách được trang bị theo đúng yều cầu đã
đề ra nhưng trong quá trình thực hiện việc ghi chép đã không được thực
hiện nghiêm túc đặc biệt như sổ theo dõi ADR thì có một số nhà thuốc ghi
chép ( theo biên bản kiểm tra có 7) nhưng báo cáo với cơ quan chức năng
thì không có nhà thuốc nào thực hiện, có lẽ bởi không có chế tài xử phạt về
vấn đề này cũng như việc liên hệ với cơ quan chức năng nhiều người chưa
biết và cũng không quan tâm bởi việc không báo cáo cũng không ảnh
hưởng đến lợi ích của nhà thuốc.
Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu hành chỉ có 10/96 nhà thuốc ghi
chép. Việc ghi chép không đầy đủ cũng có thể do nhà thuốc không nắm
được thông tin vì không cập nhật thường xuyên và đương nhiên như vậy sẽ
dẫn đến việc tại nhà thuốc có thể có thuốc bị đình chỉ lưu hành được bày
bán công khai khi đó bệnh nhân sẽ là người chịu thiệt thòi nhất do phải
dùng các thuốc không được phép lưu hành.
Sổ bán thuốc theo đơn có 12/96 nhà thuốc ghi chép điều này phản ánh
thực tế là rất nhiều nhà thuốc không có đơn để bán thuốc hoặc việc ghi
chép sổ bán thuốc theo đơn đã không được thực hiện nghiêm túc.
36
Sổ kiểm soát chất lượng có 53 nhà thuốc thực hiện. Tỷ lệ này là không
cao và như vậy đã có 47% các nhà thuốc không thực hiện ghi chép dẫn đến
việc kiểm soát chất lượng thuốc sẽ khó khăn hơn nên có thể xảy ra tình
trạng bán thuốc hết hạn do không kiểm sát được hạn dùng.
Việc thực hiện quy định về đảm bảo chất lượng
Theo quy định của Bộ y tế thì các cơ sở kinh doanh thuốc không được
kinh doanh thuốc hết hạn, thuốc phải có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất
lượng. Qua kiểm tra kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra về việc thực hiện quy định đảm bảo chất
lượng và số lượng thuốc
STT
Nội dung
2
Số nhà thuốc không có thuốc thuộc diện bị
thu hồi
Số nhà thuốc kinh doanh thuốc còn hạn dùng
3
Số nhà thuốc có hoá đơn chứng từ đầy đủ
1
4
5
Số nhà thuốc có đủ thuốc theo danh mục dành
cho tuyến C
Tổng số nhà thuốc được kiểm tra
100
Tỷ lệ
( %)
96
100,0
94
98,1
62
59,5
25
26,1
96
100
Không có thuốc thuộc
diện bị thu hồi
98
100
Kinh doanh thuốc còn
hạn dùng
80
59.5
Có hoá đơn chứng từ
đầy đủ
60
40
Số
lượng
26
Có đủ thuốc theo danh
mục dành cho tuyến C
20
0
Hình 3.4: Kết quả kiểm tra về việc thực hiện quy định đảm bảo
chất lượng và số lượng thuốc
37
Nhận xét:
Qua bảng 3.11 và hình 3.4 cho ta thấy các nhà thuốc đã thực hiện khá
tốt việc đảm bảo chất lượng thuốc. Việc kinh doanh thuốc hết hạn gần như
không có, chỉ có 2 nhà thuốc có thuốc hết hạn sử dụng. Thực tế ở các nhà
thuốc có trang bị phần mềm quản lý thì việc kiểm soát này rất tốt, còn nếu
chưa trang bị phần mềm thì dù có ghi chép đầy đủ đôi khi cũng không theo
dõi hết và số liệu kiểm tra cũng chỉ phản ánh theo xác suất bởi chính các
đoàn khi đi kiểm tra cũng không thể kiểm hết được các mặt hàng có trong
nhà thuốc. Đảm bảo thuốc theo danh mục tuyến C cũng chiếm tỷ lệ rất
thấp, trong số 25 nhà thuốc có đủ thuốc theo danh mục tuyến C mà biên
bản kiểm tra xác nhận cũng chỉ được đánh giá bằng cách điểm danh một số
mặt hàng một cách ngẫu nhiên. Chỉ có 64.6% số nhà thuốc đưa ra được hoá
đơn chứng từ chứng minh nguuồn gốc hàng hoá. 100% các nhà thuốc
không có thuốc thuộc diện thu hồi.
3.2. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của nhà thuốc đạt GPP trên
địa bàn thành phố Thái Bình trong việc thực hiện các quy định của
“Thực hành tốt nhà thuốc”.
Sau khi tiến hành phát bộ câu hỏi cho các dược sĩ chủ nhà thuốc trong
buổi tập huấn chuyên môn, tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật do
Phòng y tế phối hợp với Sở y tế tổ chức vào T8/2014 và thu hồi phiếu khi
các dược sĩ chủ nhà thuốc đã điền xong thông tin, những chủ cơ sở vắng
mặt đã được gửi bộ câu hỏi trực tiếp vào những ngày tiếp theo chúng tôi
tổng hợp ý kiến và thu được kết quả như sau:
3.2.1. Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện quy định về mặt nhân sự
Quan điểm về việc áp dụng GPP
38
Bảng 3.12: KQKS về quan điểm đối với việc áp dụng tiêu chuẩn GPP
của các nhà thuốc
STT
Câu trả lời của nhà thuốc
1
Cần thiết
2
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
117
100,0
Không cần thiết
0
0
3
Ý kiến khác
0
0
4
Tổng số nhà thuốc được phỏng vấn
117
100
Nhận xét:
Qua khảo sát 117 chủ nhà thuốc cho thấy 100% các chủ nhà thuốc đều
cho rằng việc áp dụng tiêu chuẩn GPP là cần thiết và nên làm để nâng cao
chất lượng dịch vụ Dược. Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc triển khai
áp dụng tiêu chuẩn GPP đối với các nhà thuốc. Có được sự đồng thuận của
các nhà thuốc thì việc triển khai sẽ đúng lộ trình và hiệu quả của việc áp
dụng GPP sẽ cao hơn.
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát đối với ý kiến cho rằng việc áp dụng
GPP đem lại kết quả tốt hơn về cơ sở vật chất, doanh số, chất lượng
thuốc so với trước khi thực hiện GPP
STT
Nội dung
X
Tỷ lệ (%)
n =117
1
Cơ sở vật chất
117
100,0
2
Chất lượng thuốc
117
100
3
Doanh số
85
72,6
X: Số nhà thuốc đồng ý với ý kiến nêu ra
39
Nhận xét:
Như vậy đại đa số các nhà thuốc đều cho rằng, việc thực hiện GPP sẽ
cho kết quả tốt hơn về cơ sở vật chất, doanh số, chất lượng thuốc, so với
trước khi đạt chuẩn GPP. Do đó việc thực hiện đúng tiêu chuẩn “Thực hành
tốt nhà thuốc” sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn trong đó đặc biệt phải kể đến
chất lượng thuốc khi mà có đến 100% các nhà thuốc được hỏi đều cho rằng
chất lượng thuốc sẽ tốt hơn khi đưa tiêu chuẩn GPP vào thực hiện.
Lý do vắng mặt của người quản lý chuyên môn.
Bảng 3.14: KQKS về lý do vắng mặt của DSPTCM
STT
Số lượng
Lý do vắng
(nhà thuốc)
Tỷ lệ
(%)
n=117
1
Không phải chủ nhà thuốc thực sự
74
77,1
2
Bận công tác
48
50,1
3
Lý do khác (việc riêng,ốm….)
35
36,5
4
Không có dược sĩ thay thế
0
0
5
Dược sĩ ở tỉnh khác
0
0
Nhận xét:
Từ bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ DSPTCM vắng mặt khi cơ sở hoạt động bởi
lý do chính là DSPTCM không phải là chủ thật sự của nhà thuốc, đặc biệt ở
những cơ sở mà PTCM là các DS đang công tác ở các đơn vị khác. Ngoài
ra cũng có 36.5% ý kiến cho rằng DSPTCM vắng mặt vì những lý do khác
như sức khỏe, việc riêng và trong trường hợp bất khả kháng đó thì việc ủy
quyền cho DS thay thế tạm thời là rất khó thực hiện.
Theo quy định đối với người quản lý chuyên môn thì DSPTCM phải
thường xuyên có mặt khi cơ sở hoạt động. Nhưng với tỷ lệ 77,1% cho rằng
DSPTCM không phải là chủ nhà thuốc thật sự thì việc nhà thuốc hoạt động
khi không có DSPTCM là một tất yếu khách quan và là một tồn tại khó
khắc phục.
40
3.2.2. Những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện quy định về
cơ sở vật chất và trang thiết bị
Về cở sở vật chất
Khi thẩm định để cấp phép hoạt động các nhà thuốc đều đạt tiêu chuẩn
về cơ sở vật chất trong đó các khu vực riêng cũng được bố trí sắp xếp đầy
đủ nhưng trong quá trình hoạt động đã có nhiều nhà thuốc không còn
những khu vực này nữa.
Qua phỏng vấn 117 nhà thuốc thu được kết quả ở bảng 3.15.
Bảng 3.15: Lý do không còn một số khu vực riêng
TT
1
2
3
4
Lý do
Khu vực rửa
tay
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
Người dân
chưa có thói
quen sử dụng
khu vực này
75
Chỗ ngồi cho
bệnh nhân
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
Khu vực ra lẻ
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
64,1
Khu vực này
không có hiệu
quả sử dụng
14
12,0
Không có diện
tích để bố trí
khu vực này
82
77,1
75
64,1
117
100
117
100
Tổng số nhà
thuốc được
phỏng vấn
117
100
Nhận xét:
Theo kết quả khảo sát thì có 64,1% nhà thuốc cho rằng không còn khu
vực ra lẻ do không có diện tích để bố trí riêng khu vực này và cũng với lý
do không đủ diện tích mà 77% số nhà thuốc được hỏi đã không còn chỗ
cho bệnh nhân ngồi chờ.
41
Với khu vực rửa tay cho bệnh nhân và nhân viên nhà thuốc thì có 64,1%
số nhà thuốc cho rằng không còn bố trí khu vực này do người dân chưa có
thói quen sử dụng.
Như vậy đối với việc duy trì các khu vực riêng thì khó khăn lớn nhất
đối với các nhà thuốc là bởi diện tích không đủ rộng để duy trì và phát
huy hiệu quả.
Về trang thiết bị
Việc sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động của nhà thuốc giúp
cho việc quản lý hiệu quả hơn nhưng trong thực tế thì có không nhiều nhà
thuốc trang bị phần mềm này.
Bảng 3.16: KQKS về số nhà thuốc có sử dụng phần mềm để quản lý
hoạt động
TT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
1
Có sử dụng
43
36,8
2
Không sử dụng
74
63,2
3
Tổng số nhà thuốc được phỏng vấn
117
100
Có sử dụng
36.8%
Không sử dụng
63.2%
Hình 3.5: KQKS về số nhà thuốc có sử dụng phần mềm để quản lý
hoạt động
42
Nhận xét:
Bảng 3.16 và hình 3.5 cho thấy chỉ có 43/117 nhà thuốc chiếm 36.8%
tổng số có sử dụng phần mềm quản lý phục vụ cho hoạt động chuyên môn
của nhà thuốc. Đây là một tỷ lệ chưa cao, nhưng dù sao cũng rất đáng khích
lệ, bởi từ số nhà thuốc có sử dụng phần mềm này có thể nhân rộng hơn nữa
do tính ưu việt của nó. Trong số các nhà thuốc không sử dụng phần mềm
quản lý thì lý do được đưa ra là:
Bảng 3.17: KQKS về lý do nhà thuốc không sử dụng phần mềm quản
lý để quản lý hoạt động
STT
Lý do
Số lượng
1
Chi phí đầu tư máy vi tính, và phần
mềm quản lý cao (> 14 triệu vnd)
Tỷ lệ
(%)
60
81,1
2
Không biết sử dụng
8
10,8
3
Không cần thiết
6
8,1
4
Tổng số nhà thuốc được phỏng vấn
74
100
Nhận xét:
81.1% cho rằng chi phí đầu tư máy tính và phần mềm là cao so với
doanh thu của nhà thuốc. 10.8% số nhà thuốc có lý do là không biết sử
dụng và 8.1% số nhà thuốc cho rằng không cần thiết.
Như vậy tỷ lệ số nhà thuốc cho rằng không cần thiết và không biết sử
dụng chiếm một lượng nhỏ 19%, còn lại các nhà thuốc đều thấy cần thiết
nhưng chưa sử dụng vì lý do kinh tế. Vả lại trong quy định cũng chỉ
khuyến khích các nhà thuốc nên dùng chứ không bắt buộc.
43
3.2.3.Những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện quy chế
chuyên môn
Về việc thực hiện quy chế bán thuốc theo đơn
Bảng 3.18: KQKS một số khó khăn hay gặp khi bán các thuốc phải
theo đơn
STT
Vấn đề
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
1
Không có đủ thuốc theo đơn kê
95
81,2
2
Không có hoặc có rất ít đơn để bán
75
63,2
3
Có đơn nhưng không đọc được
68
58,1
4
Tổng số nhà thuốc được phỏng vấn
117
100
Nhận xét:
Qua khảo sát có 81.2% nhà thuốc không có đủ thuốc theo đơn bác sĩ,
63.2% nhà thuốc không có đơn để bán, 58% có đơn nhưng không đọc
được. Đây là một thực tế đang diễn ra hàng ngày bởi bệnh nhân khi khám
xong có đơn của bác sĩ thì thường mua thuốc ngay ở nhà thuốc bệnh viện
hoặc khu vực lân cận với tâm lý sợ không mua được đúng loại và điều này
làm cho các nhà thuốc ở xa khu vực khám bệnh không dám lấy thuốc về vì
sợ không có đầu ra, cứ thế tạo nên vòng xoáy thiếu thuốc ở các nhà thuốc
không có đơn để bán. Ngay tại các nhà thuốc bệnh viện thì hiện tượng
không đủ thuốc theo đơn vẫn có thể xảy ra mà theo quy chế thì chỉ có dược
sĩ đại học mới được thay thế thuốc nhưng với tỷ lệ dược sĩ đại học có mặt
khi nhà thuốc hoạt động chiếm 50% theo số liệu kiểm tra thì việc thực hiện
đúng quy chế bán thuốc theo đơn là rất khó thực hiện.
Một số khó khăn khi giải quyết những đơn thuốc không hợp lệ
Trong quá trình bán thuốc theo đơn nhiều trường hợp gặp những đơn
không hợp lệ về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, chống chỉ định nhưng
việc liên hệ với bác sỹ kê đơn là rất hạn chế bởi các lý do được tổng kết ở
bảng 3.19.
44
Bảng 3.19: KQKS khả năng liên hệ với bác sĩ kê đơn khi gặp những
vấn đề cần trao đổi về đơn thuốc.
STT
Lý do
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
1
Không có số điện thoại để liên hệ
61
52,0
2
Có số điện thoại nhưng không gọi
37
32,1
3
Có thể liên hệ
19
16,0
4
Tổng số nhà thuốc được phỏng vấn
117
100
Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ DS liên hệ được với BS trong trường hợp
có vấn đề cần giải quyết là rất ít chỉ chiếm 16.2%. Thực tế hiện nay các
bác sĩ khi kê đơn cũng hay ghi điện thoại liên hệ phía cuối đơn, nhưng đã
có tỷ lệ 32% số nhà thuốc không có ý định gọi điện lên hệ với bác sĩ, phần
vì tâm lý không tự tin trong việc trao đổi, phần vì muốn tự giải quyết một
mình tránh việc bệnh nhân có thể hoang mang dẫn đến không bán được
thuốc, nên với những đơn thuốc có vấn đề cần giải quyết các nhà thuốc đã
tự giải quyết theo kinh nghiệm của mình.
Về việc theo dõi và báo cáo ADR
Bảng 3.20: KQKS về lý do nhà thuốc không theo dõi và thông báo cho
cơ quan chức năng tác dụng phụ của thuốc
STT
Lý do
1
Không cần thiết vì đã có trong các tài
liệu chuyên môn
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
105
89,7
2
Không biết phản hồi với ai
95
81,2
3
Lý do khác
7
6,1
4
Tổng số nhà thuốc
117
100
45
Nhận xét:
Như vậy, tỷ lệ số nhà thuốc mặc định sẵn có trong suy nghĩ là sẽ
không báo cáo chiếm tỷ lệ rất cao 89,7%, còn một tỷ lệ rất khiêm tốn 6%
lưỡng lự giữa báo cáo hay không báo cáo vì các lý do khác như: mất thời
gian, không báo cáo cũng không sao, tốn công sức và chi phí…
Trong thực tế đôi khi xảy ra những tác dụng phụ rất hiếm gặp, nhưng
lại trầm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng, song có thể bản thân người
sử dụng thuốc không biết để phản ánh với nhà thuốc, hoặc có phản ánh
nhưng nhà thuốc đã không thấy được mức độ quan trọng để xử lý. Cho nên
dù sao nếu có một hệ thống thu nhận và phản hồi thông tin hoạt động hiệu
quả, thì sẽ góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
Về việc cập nhật thông tin
Bảng 3.21: KQKS lý do dẫn đến chủ nhà thuốc không cập nhật thông tin
STT
1
Lý do
Không thấy có gì ảnh hưởng đến hoạt động
của nhà thuốc
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
100
85,5
2
Không phải chủ nhà thuốc thật sự
60
51,3
3
Khó tìm các nguồn thông tin
33
28,2
4
Tổng số các nhà thuốc được khảo sát
117
100
Bảng 3.21 trên đã cho thấy có đến 85.5% số nhà thuốc cho rằng việc
không cập nhật kiến thức chuyên môn và quy chế là do không ảnh hưởng
đến hoạt động của nhà thuốc và 51.3% bởi lý do DSPTCM không phải chủ
nhà thuốc thật sự. Còn lại 28.2% cho rằng khó tìm các nguồn để tra cứu.
Như vậy có thể thấy hoạt động của các nhà thuốc nhìn chung diễn ra
theo đường mòn mặc định sẵn theo thời gian, hoặc có thể việc phổ biến
những thông tin mới không được sâu rộng. Với tỷ lệ lớn DSPTCM không
46
phải chủ nhà thuốc thực sự thì mọi hoạt động của nhà thuốc đều do đối
tượng khác điều hành, nhưng dù sao việc nắm bắt thông tin được thuận tiện
và trách nhiệm của DSPTCM cao thì việc cập nhật thông tin sẽ được cải
thiện hơn giúp nhà thuốc tránh được những vi phạm mà bản thân nhà thuốc
thực sự không biết.
Về việc nhà thuốc không có đủ thuốc theo danh mục tuyến C
Bảng 3.22: KQKS về lý do các nhà thuốc không có đủ thuốc theo
danh mục tuyến C
TT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Không bán được
102
87,2
2
Khó lấy
35
29,9
3
Tổng số nhà thuốc
117
100
Nhận xét:
Việc các nhà thuốc không có thuốc theo danh mục tuyến C chủ yếu là
do các thuốc này sẽ khó lưu thông dẫn đến nhà thuốc không muốn lấy về vì
sợ sẽ không bán được dẫn đến hết hạn phải bỏ đi. Ngoài ra cũng có 65/117
ý kiến cho rằng khó lấy được đủ thuốc vì thực tế các công ty bán buôn cũng
không trang bị cùng lúc đủ danh mục này.
47
Chương IV
BÀN LUẬN
4.1 Về hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn Thành phố
Thái Bình.
Trong năm 2014 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống khám
chữa bệnh cũng như mạng lưới phân phối thuốc, hệ thống nhà thuốc tại
Thành phố Thái Bình cũng có bước tiến rõ rệt cả về chất lượng và số
lượng. Phân bố trải đều khắp Thành phố 117 nhà thuốc đã góp phần đáng
kể vào việc cung cấp thuốc đến tay bệnh nhân góp phần chăm sóc và nâng
cao sức khỏe.
Bên cạnh những đóng góp không nhỏ thì hệ thống nhà thuốc ở Thành
phố Thái Bình cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được tháo gỡ.
4.1.1 Về nhân sự
* Dược sĩ phụ trách chuyên môn
Tất cả 96 nhà thuốc được kiểm tra đều có phụ trách chuyên môn là dược
sĩ đại học trong đó 28 dược sĩ nghỉ hưu (8 dược sĩ trực tiếp đứng bán, 20
dược sĩ không trực tiếp đứng bán) 68 dược sĩ chưa nghỉ hưu (28 dược sĩ
trực tiếp bán, 40 dược sĩ không trực tiếp đứng bán). Với tỷ lệ dược sĩ trực
tiếp đứng bán là 36/96 chiếm 37,5% thì việc người phụ trách chuyên môn
phải có mặt khi nhà thuốc hoạt động là một tiêu chuẩn rất khó thực hiện bởi
ngay bản thân các dược sĩ trực tiếp đứng bán đôi khi cũng có lí do vắng
mặt khác (ốm, việc gia đình,…). còn 40 dược sĩ không trực tiếp đứng bán
lại chưa nghỉ hưu thì phần nhiều lại đang công tác tại các cơ quan nhà nước
nên không thể có mặt vào bất cứ lúc nào nhà thuốc cần được cũng như
không thể tham gia vào các hoạt động của nhà thuốc như: bán thuốc theo
đơn, kiểm soát chất lượng.
48
Điều này cũng được phản ánh qua các biên bản kiểm tra khi chỉ có 50%
dược sĩ đại học có mặt lúc nhà thuốc hoạt động, 41,6% dược sĩ đại học trực
tiếp bán thuốc và kiểm soát chất lượng, 39,6% dược sĩ đại học thường
xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và hướng dẫn cho nhân viên.
* Nhân viên bán thuốc
Qua các kết quả thanh kiểm tra 96 nhà thuốc cho thấy 100% các nhà
thuốc nhân viên bán hàng có trình độ, bằng cấp phù hợp với công việc
được giao, 49.6% nhà thuốc có các nhân viên được huấn luyện để hiểu về
GPP, cũng như được đào tạo về chuyên môn và pháp luật y tế (tiêu chuẩn
này được thể hiện trên biên bản bằng cách trực tiếp phỏng vấn để kiểm tra).
Kết quả này cho thấy tỷ lệ các nhân viên nhà thuốc được huấn luyện về
GPP, đào tạo về chuyên môn về pháp luật y tế là thấp, mặc dù còn cao hơn
tỷ lệ DSPTCM đáp ứng được yêu cầu này.
4.1.2 Về cơ sở vật chất và trang thiêt bị
Tất cả các nhà thuốc trong diện kiểm tra đều có địa điểm cố định, riêng
biệt, xây dựng chắc chắn, diện tích cho khu trưng bày và bảo quản lớn hơn
10m2. Tuy vậy việc bố trí các khu vực khác như nơi ra lẻ thuốc, chỗ cho
người mua ngồi đợi, bồn rửa tay…thì nhiều nhà thuốc đã không còn mặc
dù khi thẩm định nhà thuốc nào cũng có. Qua kiểm tra cho thấy chỉ có
42/96 tương đương với 43,8% nhà thuốc có khu vực ( hoặc ô) ra lẻ thuốc
nhưng thực tế thì đa số các nhà thuốc đều ra lẻ thuốc ngay tủ, quầy nơi
khách đứng mua, 57/96 tương đương với 60% nhà thuốc có chỗ cho người
mua ngồi đợi, những nhà thuốc còn khu vực này chủ yếu của các công ty,
các nhà thuốc tư nhân có địa điểm đầu tư lâu dài. 65/96 tương đương với
67,7% nhà thuốc có khu vực hoặc bàn tư vấn trong nhà thuốc, tuy nhiên
các nhà thuốc thường thực hiện tư vấn ngay tại nơi bán thuốc có thể bởi
thói quen của người mua cũng như người bán, không có nhà thuốc nào có
phòng tư vấn riêng. 90/96 tương đương với 93,8% nhà thuốc có chỗ rửa
49
tay, một số nhà thuốc không còn khu vực rửa tay do hỏng hoặc do diện tích
hẹp đã tháo bỏ vì cho rằng người mua không có thói quen rửa tay nên khu
vực đó không phát huy hiệu quả.
Nhìn chung các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP đã có sự đầu tư nhất định
về cơ cở hạ tầng và thiết kế mang lại cho các nhà thuốc này một diện mạo
mới, khang trang sạch đẹp hơn rất nhiều so với trước khi thực hiện GPP.
Ngoài việc có cơ sở sạch đẹp các nhà thuốc còn trang bị các phương tiện
theo dõi bảo quản thuốc giúp nâng cao chất lượng của thuốc.
Qua kiểm tra cho thấy 100% các nhà thuốc có tủ, quầy, giá kệ chắc
chắn, trơn nhẵn. 100% các nhà thuốc có trang bị điều hòa, nhiệt kế, ẩm kế
để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra còn 6 ẩm
nhiệt kế bị hỏng chưa được thay, 10 nhà thuốc đã không sử dụng điều hòa
khi nhiệt độ phòng lớn hơn 300C . Tủ lạnh thì có 60 nhà thuốc trang bị, số
nhà thuốc còn lại có lí do là không kinh doanh các mặt hàng cần bảo quản
ở nhiệt độ nhỏ hơn 80C nên không trang bị. Quạt thông gió thì chỉ có 34
nhà thuốc có vì thực tế rất nhiều cơ sở có diện tích lớn và đủ độ thông
thoáng nên không cần phải trang bị.
Nói chung với tỷ lệ 90% các nhà thuốc sử dụng điều hòa để đảm bảo
nhiệt độ thấp hơn 300C cũng là con số đáng khích lệ, điều đó cũng cho thấy
ý thức của các nhà thuốc về bảo quản thuốc để đảm bảo chất lượng đã được
tăng lên và đây thực tế cũng là ý nghĩa sống còn với những nhà thuốc nhỏ
phục vụ khách hàng là các đối tượng tự đến mua bởi chất lượng thuốc có
tốt thì mới có hiệu quả khi điều trị và tạo được uy tín cho nhà thuốc.
4.1.3. Về sổ sách, tài liệu và hoạt động chuyên môn
* Sổ sách và tài liệu chuyên môn
Qua kiểm tra thấy hầu hết các nhà thuốc đều có sổ sách theo quy định
nhưng tỷ lệ chấp hành ghi chép còn rất thấp: 83,3% với sổ theo dõi nhiệt độ
độ ẩm, 55,2% với sổ kiểm soát chất lượng, 12,5% với sổ bán thuốc theo
50
đơn, 10,4% với sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu hành và 6% với sổ theo
dõi ADR.
Từ thực tế trên cho thấy nếu các nhà thuốc sử dụng các phần mềm quản
lý thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều với việc kiểm soát chất lượng, hạn dùng
của thuốc. Sổ bán thuốc theo đơn cũng dễ thực hiện hơn, còn riêng với việc
theo dõi và báo cáo ADR thì nên chăng có hình thức khuyến khích động
viên các nhà thuốc thực hiện việc này và đồng thời cũng công bố các số
liên lạc với các cơ quan chức năng để việc thông báo ADR được thuận tiện.
* Hoạt động chuyên môn
- Quy định kê đơn và bán thuốc theo đơn
Theo quy định người bán thuốc chỉ được bán thuốc phải kê đơn khi có
đơn của bác sĩ nhưng qua kiểm tra thì chỉ có 12,5% nhà thuốc có ghi chép
thuốc bán theo đơn. Đây chính là thực tế đáng báo động bởi việc bán thuốc
tự do sẽ dẫn đến việc dùng thuốc không đúng bệnh, đúng liều đồng nghĩa
với việc vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng cao, tương tác bất lợi xảy ra
nhiều cũng như dị ứng thuốc đôi khi trở nên rất trầm trọng tạo gánh nặng
cho ngành y tế.
Để thực hiện được quy chế này phải có sự phối hợp đồng bộ từ việc
tuyên truyền ý thức của dược sĩ, hiểu biết của người dân, hệ thống khám
chữa bệnh phải thông thoáng giúp cho việc khám chữa bệnh đơn giản,
thuận tiện.
- Việc thực hiện quy định về nguồn gốc, chất lượng và chủng loại thuốc.
Kết quả kiểm tra cho thấy 100% các nhà thuốc không có thuốc thuộc
diện thu hồi, 98% các nhà thuốc không có thuốc hết hạn, 59,5% các nhà
thuốc đưa ra được chứng từ nhập hàng và 26% các nhà thuốc có đủ thuốc
theo danh mục thuốc dành cho tuyến C.
Để kiểm tra việc thực hiện các quy định này đoàn kiểm tra thực hiện
bằng cách kiểm tra xác suất ( lấy ra một số mặt hàng rồi kiểm tra) cho nên
51
có thể chưa phản ánh đúng 100% nhưng dù sao thì số nhà thuốc đạt yêu cầu
về hạn dùng và thuốc được lưu hành cũng chiếm tỷ lệ cao còn việc đáp ứng
có đủ thuốc theo danh mục thuốc của tuyến C thì khó thực hiện hơn vì thực
tế thì các nhà thuốc sẽ kinh doanh các thuốc có thể lưu thông nhanh nếu
trang bị cả các thuốc dự phòng đôi khi sẽ bị lỗ vốn vì thuốc có thể quá hạn
mà chưa có người cần đến. Nếu có thể quy định cụm nhà thuốc có đủ danh
mục theo tuyến C thì có lẽ cũng là một giải pháp hay.
4.2 Về những thuận lợi và khó khăn của các nhà thuốc trong việc thực
hiện các tiêu chuẩn GPP.
4.2.1 Thuận lợi:
- Nhận thức của chủ cơ sở: 100% nhà thuốc nhất trí với việc thực hiện
tiêu chuẩn GPP và cho rằng thực hiện GPP là cần thiết và phù hợp với xu
hướng phát triển của xã hội.
- Cơ sở vật chất: Có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng đã tạo nên hình ảnh
khang trang sạch sẽ, tạo tâm lý tin tưởng cho người mua hàng.
- Chất lượng thuốc được đảm bảo trong quá trình bảo quản.
4.2.2 Khó khăn:
* Về nhân sự:
- Để đáp yêu cầu phụ trách chuyên môn có mặt khi cơ sở hoạt động thực
sự là khó khăn đặc biệt với những cơ sở phụ trách chuyên môn không trực
tiếp đứng bán hoặc không phải là chủ cơ sở thực sự. Với tỷ lệ 77,1% phụ
trách chuyên môn không phải là chủ thực sự của nhà thuốc thì sự vắng mặt
của DSPTCM khi nhà thuốc hoạt động lên đến 50% cũng cho thấy sự cố
gắng có mặt tại cơ sở của các dược sĩ.
* Về cơ sở vật chất:
- Việc bố trí các khu vực khác ngoài khu vực trưng bày, bảo quản thuốc
cũng là một thách thức không nhỏ với một số nhà thuốc khi kết quả khảo
sát cho thấy có đến 64,1% nhà thuốc được hỏi không có diện tích để bố trí
52
khu vực ra lẻ thuốc cũng như 77% nhà huốc cho rằng không có chỗ cho
bệnh nhân ngồi chỉ vì diện tích nhà thuốc nhỏ.
- Việc sử dụng phần mềm quản lý hoạt động của nhà thuốc tỏ ra rất
nhiều ưu thế tuy vậy có đến 63.2% nhà thuốc không sử dụng với lý do chi
phí cao. Thực tế với mật độ nhà thuốc dày đặc như ở thành phố Thái Bình
thì tồn tại rất nhiều nhà thuốc nhỏ chỉ phục vụ cho lượng khách hàng ở khu
vực lân cận nhà thuốc nên việc bỏ kinh phí để đầu tư máy và phần mềm
thực sự là bài toán cần phải tính kỹ.
* Về thực hiện quy chế chuyên môn:
- Khảo sát về lý do các DSPTCM không cập nhật thông tin kết quả cho
thấy có đến 85,5% cho rằng không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà thuốc
và 51,3% với lý do không phải chủ nhà thuốc thật sự. Điều đó đã cho thấy
những bất cập trong công tác quản lý.
- Việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn cũng là vấn đề
nổi cộm bởi phần thì do người dân chưa có ý thức về việc phải mua thuốc
theo đơn phần thì do các cơ sở khám chữa bệnh quá tải nên người dân ngại
đi khám bệnh đối với các bệnh thông thuờng ( viêm họng, đau xương, viêm
khớp,…) dẫn đến việc người dân thích tự đi mua thuốc hoặc theo kinh
nghiệm hoặc theo mách bảo của người khác hoặc phó thác việc điều trị cho
nhà thuốc.
Theo quy chế chỉ có dược sĩ đại học mới được thay thế thuốc kê đơn
nhưng với tỷ lệ 50% dược sĩ đại học có mặt tại nhà thuốc thì việc thực hiện
đúng quy định này cũng là thách thức không nhỏ.Việc liên hệ với bác sĩ kê
đơn cũng rất khó bởi chưa có quy định bắt buộc bác sĩ phải ghi số điện
thoại để bệnh nhân liên lạc nên khi gặp vấn đề về đơn thuốc nhân viên bán
hàng cũng khó có thể liên hệ được chưa kể đến tâm lý ngại liên hệ với bác
sỹ và thích tự điều chỉnh đơn của các DS.
53
- Danh mục thuốc tuyến C phải có đủ cũng là việc khó thực hiện vì thực
tế trong kinh doanh phải bán thuốc mà bệnh nhân cần nên nếu trang bị đủ
đôi khi dẫn đến hết hạn bỏ đi do đó đa số tâm lý các nhà thuốc không muốn
trang bị đủ danh mục này. Nếu có thể quy định một cụm nhà thuốc trong
một đơn vị địa lý nào đó có đủ danh mục rồi các nhà thuốc phân chia danh
mục thì cũng là một giải pháp hay.
- Theo dõi tác dụng phụ và cộng tác với y tế cơ sở
Có 13% nhà thuốc có sổ theo dõi ADR và không có nhà thuốc nào thực
hiện báo cáo với các cơ quan chức năng. Để thực hiện tốt hơn việc này cần
phải có hệ thống thông báo đơn giản thuận tiện và công bố rộng khắp trên
phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó cũng tập huấn nâng cao trách
nhiệm của chủ nhà thuốc cũng như các hình thức động viên khuyến khích
việc thực hiện quy định này.
Với những khó khăn trong việc thực hiện các quy định đối với nhà
thuốc GPP được chỉ ra trong nghiên cứu có thể thấy việc khó thực hiện các
quy định được xuất phát từ chủ quan và khách quan đối với các nhà thuốc.
Để có thể khắc phục những khó khăn trên thì bản thân các nhà thuốc cần có
sự tự nguyện tuân thủ và sự hỗ trợ giúp đỡ của các ban ngành chức năng để
có thể nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như nắm bắt được các thông
tin về quy định, quy chế mới.
Các nhà quản lý cũng cần có cái nhìn sâu sắc và thực tế để có thể đưa ra
những quyết định, chế tài, hình thức khuyến khích, động viên đối với các
nhà thuốc sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
4.3. Một số hạn chế của đề tài
Do hạn chế về thời gian và phương pháp thu thập số liệu trong nghiên
cứu là dựa trên phân tích các biên bản thanh tra, kiểm tra của Sở y tế đối
với các nhà thuốc và dựa trên bộ câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên
54
những tồn tại mà biên bản kiểm tra đã chỉ ra nên luận văn chưa nghiên cứu
được các hoạt động mang tính chất phụ thuộc vào thời gian ví dụ chất
lượng tư vấn: hướng dẫn dùng thuốc, khả năng gặp phản ứng phụ, tương
tác thuốc của các nhà thuốc.
Mặt khác Sở y tế Thái Bình trong năm 2014 cũng chỉ kiểm tra được
96/117 nhà thuốc cho nên việc nghiên cứu được dựa trên biển bản kiểm
tra của Sở sẽ không phản ánh hết được 100% thực trạng hoạt động của
các nhà thuốc.
55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Qua nghiên cứu hoạt động hành nghề của các nhà thuốc đạt GPP trên
địa bàn Thành phố Thái Bình chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1. Về việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP
của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Các cơ quan quản lý đã tích cực trong công tác kiểm tra nhưng cũng
chưa thể kiểm tra hết được các nhà thuốc (96/117), tần suất kiểm tra mới
đạt 0,82 lượt đối với một nhà thuốc.
- Tất cả các nhà thuốc đều có dược sĩ đại học đứng tên và nhân viên nhà
thuốc đều có bằng cấp chuyên môn phù hợp. Tuy vậy chỉ có 50% số nhà
thuốc có DSPTCM có mặt khi cơ sở hoạt động.
- Cơ sở vật chất của các nhà thuốc nhìn chung được cải thiện đáng kể so
với trước khi GPP, 100% các nhà thuốc đạt chỉ tiêu về địa điểm riêng biệt
xây dựng chắc chắn, xa nguồn ô nhiễm, diện tích đủ rộng tuy vậy chỉ có
93,8% có khu vực rửa tay 43,8% có khu vực ra lẻ thuốc, 59,4% có khu vực
cho người mua ngồi đợi.
- Các nhà thuốc đều trang bị đủ sổ sách tài liệu chuyên môn tuy nhiên
việc ghi chép sổ sách thì chưa được thực hiện đầy đủ đặc biệt là sổ theo dõi
ADR là 7,3%, sổ theo dõi đình chỉ lưu hành là 10,4%, sổ bán thuốc theo
đơn là 12,3%.
- Việc chấp hành quy chế kê đơn còn rất khiêm tốn có 12,5% nhà thuốc
ghi chép thuốc bán theo đơn.
- Thực hiện quy định về nguồn gốc, chất lượng và chủng loại.
Việc kinh doanh thuốc hết hạn thuốc thuộc diện thu hồi hầu như
không có.
56
Hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ có 59,5% số nhà
thuốc đưa ra đầy đủ, chỉ có 26% số nhà thuốc có đủ danh mục thuốc của
tuyến C.
1.2. Về những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện GPP
* Thuận lợi:
- Các nhà thuốc đều nhất trí nên áp dụng GPP.
- Cơ sở vật chất được cải thiện tốt.
- Chất lượng thuốc được đảm bảo do việc thực hiện GPP
* Khó khăn
- Nhân sự: Dược sĩ phụ trách chuyên môn chỉ có 43/117 là trực tiếp
đứng bán, số còn lại là cho thuê bằng hoặc thuê người làm nên việc thực
hiện các tiêu chí khác như: trực tiếp quản lý điều hành, trực tiếp bán thuốc
theo đơn, tư vấn, thay thuốc trong đơn, cập nhật kiến thức là khó thực hiện.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Một số nhà thuốc không đủ diện tích để bố trí các KV riêng theo quy
định, cũng như chưa đủ kinh phí để trang bị phần mềm quản lý.
- Thực hiện quy chế chuyên môn:
+ Thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn là khó vì chưa có sự
đồng bộ trong quản lý cũng như ý thức trách nhiệm của dược sĩ và hiểu biết
của người dân chưa cao.
+ Phối hợp với y tế cơ sở và theo dõi báo cáo ADR cũng chưa thực hiện
được bởi chưa có hình thức khuyến khích động viên cũng như việc phân
cấp cơ quan phụ trách việc tiếp nhận.
+ Việc giải quyết những đơn không hợp lệ cũng không dễ thực hiện vì
chỉ có 16,2% số nhà thuốc được hỏi có thể liên hệ với bác sĩ và chủ yếu là
các nhà thuốc bệnh viện và khu vực gần bệnh viện.
57
2. Đề xuất
Thực hành tốt nhà thuốc giúp nâng cao việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cộng động. Thực hành tốt nhà thuốc giúp người dân có thể tiếp cận
với thuốc có chất lượng tốt, được tư vấn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
Vì vậy việc tuân thủ các quy định của nhà thuốc GPP có vai trò rất quan
trọng. Để việc thực hiện được tốt hơn tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Sở Y tế cần đẩy mạnh công tác tập huấn về chuyên môn cũng như các
văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và sự
hiểu biết về các quy chế hiện hành của các dược sĩ chủ nhà thuốc. Đồng
thời tổ chức hướng dẫn các phòng Y tế trong công tác quản lý nhà nước
đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.
- Các cơ quan thanh kiểm tra nên phối hợp với nhau để tránh sự chồng
chéo giữa các đoàn nhằm mục đích các nhà thuốc đều được kiểm tra với tần
suất càng cao càng tốt. Có các biện pháp giám sát thích hợp, nâng cao ý trách
nhiệm của nhà thuốc cũng như các hình thức động viên khuyến khích kịp
thời. Từ đó thúc đẩy việc chấp hành các quy định về GPP của các nhà thuốc.
- Các ban ngành chức năng có biện pháp tuyên truyền, phổ biến để nâng
cao nhận thức của người dân về mua và sử dụng thuốc đảm bảo an toàn
hiệu quả.
- Nhân viên nhà thuốc không ngừng học tập, cập nhật nâng cao kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ. Nắm vững quy chế, quy định và giữ gìn đạo
đức nghề nghiệp để thực hiện tốt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP.
58
PHỤ LỤC 1
Phiếu khảo sát
Để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các tiêu
chuẩn GGP chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát lấy ý kiến của các chủ nhà
thuốc trong đợt tập huấn chuyên môn và các văn bản quy phạm pháp luật
do phòng y tế phôí hợp với sở y tế tổ chức T8/2014.
Xin ông/bà vui lòng trả lời cá câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X)
vào ô vuông tương ứng ;hoặc điền nội dung thích hợp vào khoảng trống
(……)
1.Họ và tên :……………………………….. Năm sinh …………………
Nơi công tác: …………………………………………………………..
2.Quan điểm của ông/ bà về việc áp dụng tiêu chuẩn GPP với các nhà
thuốc.
Cần thiết
Không cần thiết
3.Ông/bà có trực tiếp đứng bán không?
Có
Không
4.Ông/bà cho biết kết quả thu được của nhà thuốc sau khi thực hiện GPP?
-Về cơ sở vật chất :
Khang trang, sạch đẹp
Bình thường
Không thay đổi
: Tăng
Giảm
Không thay đổi
-Về giá thuốc bán ra: Tăng
Giảm
Không thay đổi
-Chất lượng thuốc : Rất tốt
Tốt
Bình thường
-Về doanh số
5.Ông bà cho biết lý do thường vắng mặt của người quản lý chuyên môn
khi nhà thuốc của ông/bà hoạt động? (nhiều lựa chọn)
Sức khỏe
Không phải là chủ nhà thuốc thực sự
Dược sĩ ở tỉnh/thành phố khác
Bận công tác
Không có Dược sĩ thay thế
Ý kiến khác
60
6.Ông/bà cho biết lý do nhà thuốc của ông/bà vẫn hoạt động khi vắng mặt
người quản lý chuyên môn? (nhiều lựa chọn)
Phục vụ kịp thời đáp ứng nhu cầu người bệnh Đảm bảo doanh số
Người quản lý chuyên môn không phải chủ nhà thuốc thực sự
Để giữ khách hàng
Người bán hàng tự ý mở của bán hàng
Ý kiến khác ........................................................................................
7. Ông/ bà cho biết lý do nhà thuốc không còn bố trí một số khu vực riêng
TT
1
Quy Định
Khu vực
khu vực
Chỗ ngồi cho
tư vấn
rửa tay
bệnh nhân đợi
Người dân chưa có thói
quen sử dụng khu vực này
2
Khu vực này không có hiệu
quả sử dụng thực sự
3
Không đủ diện tích thực tế
để bố trí khu vực này
8.Ông/bà nghĩ sao về việc sử dụng phần mềm máy tính trong quản lý nhà
thuốc
Cần
Không cần
9.Nếu không sử dụng phần mềm xin ông bà cho biết lý do vì sao?
Chi phí nhiều
Thêm công việc
Không cần thiết sử dụng
Không biết sử dụng
Ý kiến khác
10.Ông/bà cho biết những vẫn đề hay gặp khi bán thuốc theo đơn? (Nhiều
lựa chọn)
Không có đơn
Đơn không hợp lệ
Có đơn nhưng không đọc được
Khác
61
Không đủ thuốc trong đơn
11.Ông/bà cho biết khả năng liên hệ với bác sĩ kê đơn khi gặp đơn thuốc
không hợp lệ?
Gọi điện liên hệ được
Không có số điện thoại liên hệ
Có số điện thoại nhưng không gọi được
12.Ông/bà cho biết những lý do dẫn đến việc cơ sở không có đủ thuốc theo
danh mục dành cho tuyến C.
Không bán được
Khó lấy đủ
13.Ông/bà có theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về tác dụng không
mong muốn không?lý do?
Có
Không
14.Ông/bà có thường xuyên cập nhật quy chế, kiến thức chuyên môn
không?
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
-Nếu có xin ông/bà cho biết ông/bà cập nhật quy chế kiến thức chuyên
môn từ nguồn thông tin nào? ( nhiều lựa chọn)
Phòng y tế
Sở Y tế
Người quản lý chuyên môn
Internet
Sách,báo
Nguồn khác
- Nếu "không" xin ông bà cho biết những lý do dẫn đến việc ông bà
không cập nhật (nhiều lựa chọn)
Không biết nguồn cung cấp văn bản
Không cần thiết phải cập nhật văn bản
Ý kiến khác
62
PHỤC LỤC 3
Phiếu thu thập thông tin
Tổng số lượt thanh kiểm tra của Sở năm 2014
DSPTCM có mặt khi cơ sở hoạt động
DSPTCM trực tiếp tham gia bán thuốc theo đơn
DSPTCM thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn
và VBQPPL về dược
DSPTCM có đào tạo hướng dẫn nhân viên về kiến thức
chuyên môn và quy chế dược
NVNT có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc
được giao
NVNT có mặc áo blue và đeo biển hiệu ghi rõ chức danh
khi làm việc
NVNT được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn và
pháp luật y tế
NVNT được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện đúng
nguyên tắc tiêu chuẩn GPP
Địa điểm nhà thuốc cố định riêng biệt
Diện tích nhà thuốc lớn hơn 10m2
Nhà thuốc có khu vực (hoặc chậu) rửa tay cho người
mua và người bán
Có khu vực (hoặc bàn) tư vấn nằm trong nhà thuốc
Có khu vực cho người mua ngồi đợi
Có khu vực (hoặc ô) ra lẻ thuốc
Có đủ quầy, tủ, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn
Có nhiệt kế, ẩm kế để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
63
Có điều hòa nhiệt độ đảm bảo hoạt động tốt
Có tủ lạnh
Có quạt thông gió
Có ghi chép sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm
Có ghi chép sổ kiểm soát chất lượng thuốc
Có ghi chép sổ bán thuốc theo đơn
Có ghi chép sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu hành
Có ghi chép sổ theo dõi ADR
Số nhà thuốc báo cáo với cơ quan chức năng về ADR
Không có thuốc thuộc diện bị thu hồi
Không có thuốc hết hạn dùng
Có hóa đơn chứng từ đầy đủ
Có đủ thuốc theo danh mục dành cho tuyến C
Số nhà thuốc cho rằng việc thực hiện GPP là cần thiết
Số nhà thuốc cho rằng việc thực hiện GPP là không cần
thiết
Số nhà thuốc cho rằng sau khi thực hiện GPP cơ sở vật
chất tốt hơn
Số nhà thuốc cho rằng sau khi thực hiện GPP doanh số
tốt hơn
Số nhà thuốc cho rằng sau khi thực hiện GPP chất lượng
thuốc tốt hơn
Số nhà thuốc cho rằng lý do vắng mặt của DSPTCM là
do không phải chủ nhà thuốc thật sự
Số nhà thuốc cho rằng lý do vắng mặt của DSPTCM là
do bận công tác
Số nhà thuốc cho rằng lý do vắng mặt của DSPTCM là
do có lý do riêng
64
Số nhà thuốc cho rằng lý do vắng mặt của DSPTCM là
do không có dược sĩ thay thế
Số nhà thuốc cho rằng không còn khu vực rửa tay là do
người dân không có thói quen sử dụng khu vực này
Số nhà thuốc cho rằng không còn khu vực rửa tay là do
khu vực này không có hiệu quả sử dụng
Số nhà thuốc cho rằng không còn khu vực rửa tay là do
không có diện tích bố trí khu vực này
Số nhà thuốc cho rằng không còn chỗ cho bệnh nhân
ngồi chờ là do người dân chưa có thói quen sử dụng khu
vực này
Số nhà thuốc cho rằng không còn chỗ cho bệnh nhân
ngồi chờ là do khu vực này không có hiệu quả sử dụng
Số nhà thuốc cho rằng không còn chỗ cho bệnh nhân
ngồi chờ là do không có diện tích bố trí khu vực này
Số nhà thuốc cho rằng không còn khu vực ra lẻ thuốc là
do người dân không có thói quen sử dụng khu vực này
Số nhà thuốc cho rằng không còn khu vực ra lẻ thuốc là
do khu vực này không có hiệu quả sử dụng
Số nhà thuốc cho rằng không còn khu vực ra lẻ thuốc là
do không có thói quen sử dụng khu vực này
Số nhà thuốc có sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động
Số nhà thuốc không sử dụng phần mềm để quản lý hoạt
động vì chi phí đầu tư lớn
Số nhà thuốc không sử dụng phần mềm để quản lý hoạt
động vì không biết sử dụng
Số nhà thuốc không sử dụng phần mềm để quản lý hoạt
động vì thấy không cần thiết
65
Số nhà thuốc không có đủ thuốc theo đơn kê
Số nhà thuốc không có hoặc có rất ít đơn để bán
Số nhà thuốc có đơn thuốc nhưng không đọc được
Số nhà thuốc không theo dõi và báo ADR vì thấy không
cần thiết và đã có trong tài liệu chuyên môn
Số nhà thuốc không theo dõi và báo ADR vì không biết
phản hồi với ai
Số nhà thuốc không theo dõi và báo ADR vì các lý do khác
Số nhà thuốc có DSPTCM không cập nhật thông tin vì
không thấy ảnh hưởng gì đến hoạt động của nhà thuốc
Số nhà thuốc có DSPTCM không cập nhật thông tin vì
không phải chủ nhà thuốc thực sự
Số nhà thuốc có DSPTCM không cập nhật thông tin vì
khó tìm các nguồn thông tin
Số nhà thuốc cho rằng không có số điện thoại để liên hệ với
bác sĩ
Số nhà thuốc cho rằng có số điện thoại nhưng không liên
hệ với bác sĩ
Số nhà thuốc cho rằng có thể liên hệ với bác sĩ khi có
vấn đề về đơn thuốc
66
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN THỤC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC- GPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
STT
Số
GCN
Họ Tên
1
Phạm văn Thoa
2
Hoàng Tuyến
3
Đào thúy Hà
4
Phạm thị Ngự
5
Nguyễn ngọc Hề
6
Trần Văn Thông
7
Vũ Minh Hải
8
Nguyễn Văn Vân
9
Phí Đình Dương
Trình độ
chuyên môn
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Địa chỉ hành nghề
Tên cơ sở
Số nhà 28,tổ 41, Phường Quang trung,Thành
phố Thái Bình
Số nhà 415 ,Lý Bôn,Thành Phố Thái Bình
Nhà thuốc Hương Anh
Loại hình hành
nghề
Nhà thuốc
Nhà thuốc Mai Trang
Nhà thuốc
Số 626,Lý Bôn,Tổ 44 ,Phường Kỳ Bá,thành Nhà thuốc công ty TNHH
phố Thái Bình
Sao Mai
Số 204,tổ 23,phường Quang Trung,thành phố Nhà thuốc Phạm Thị Ngự
Thái Bình
SN 5b,phố Phạm Đôn Lễ,Phường Bồ
Nhà thuốc Sao Mai
Xuyên,Thành Phố Thái Bình
SN 204,Đường Lý Thường Kiệt,TP Thái Bình Nhà thuốc doanh nghiệp
công ty CPDP Ánh
Dương
Trung tâm CSSKSS Thái Bình
Nhà thuốc TTCSSKSS
Thái Bình
SN 671,tổ 32,phường Trần Lãm,Thành phố
Nhà thuốc Mai Loan
Thái Bình
Quầy số 12-359 Lý bôn,Phường kỳ bá,TP Nhà thuốc doanh nghiệp
Thái bình
số 12-CTCP Duộc VTYT
Thái Bình
63
Nhà thuốc
Nhà Thuốc
Nhà thuốc
Nhà thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
STT
Số
GCN
Họ Tên
10
Hà Văn Lưu
11
Trần Hữu Dương
12
Đào Xuân Hạnh
13
Phạm Thị Thu Trang
14
Phạm Thị Duyên
15
Khổng Thị Hoa
16
Bùi Văn Chính
17
Phan Hồng Thúy
18
Phan Thị Nga
19
Bùi Thanh Đại
20
Phạm Hữu Dương
21
Lê Thịnh Cường
Trình độ
chuyên môn
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Địa chỉ hành nghề
SN 520 Lý Bôn,TP Thái Bình
Tên cơ sở
Nhà thuốc công ty cổ
phần dược Thái Sơn
Nhà thuốc Việt Hà
Loại hình hành
nghề
Nhà Thuốc
SN 544 ,đường Lý Bôn,tổ 23,Phường Quang
Trung,TP Thái Bình
SN 326,đường Lý Thường Kiệt ,Tp Thái Bình Nhà thuốc Mạnh Nhung
Nhà Thuốc
số 32,đường Nguyễn Thị Minh Khai,phường
Bồ Xuyên,TP Thái Bình
số 128,xã Phú Xuân,TP Thái Bình
Nhà Thuốc Mai Anh
Nhà Thuốc
Nhà thuốc Hà Khánh
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
số 92,đường Lê Đại Hành,phường Kỳ Bá,Tp
Nhà thuốc Tuệ Minh
Thái Bình
số 502 đường Lý Bôn,phường Quang Nhà Thuốc Thăng Thanh
Trung,TP Thái Bình
số 246 đường Lê Đại Hành,phường Kỳ Bá,TP Nhà thuốc Phan Thúy
Thái Bình
Số 510 Lý Bôn.TP Thái Bình
Nhà thuốc CTCP Sao Mai
Nhà Thuốc
Số 13 ,Hoàng Văn Thái,phường Trần Lãm ,TP
Thái Bình
số 12,tổ 22 ,Phường Kỳ Bá,TP Thái Bình
Nhà Thuốc Minh Đức
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc Gia Khánh
Nhà thuốc
Nhà Thuốc Giang Cường
Nhà Thuốc
Thôn Đại Lai 2,Phú Xuân,TP Thái Bình
64
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
STT
Số
GCN
Họ Tên
22
Nguyễn Thị Linh
23
Nguyễn Thị Mai
24
Nguyễn Ngọc Liệt
25
Phạm Hồng Hạnh
26
Vũ Mạnh Hùng
27
Phạm Thị Quỳnh
28
Nguyễn Thị LinChi
29
Trần QuangThắng
30
Nguyễn ThịDung
31
Phạm Thị ThuHằng
Trình độ
chuyên môn
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
32
Nguyễn Thị TuyMai
Dược sĩ đại
Địa chỉ hành nghề
Tên cơ sở
số 753,đường Lý Bôn,Phường Trần Lãm,Tp
Thái Bình
Tổ 01 đường Doãn Khuê,Phường Phú
Khánh,TP Thái Bình
Số 24,đường Chu Văn An,Phường Quang
Trung,TP Thái Bình
Số 467,đường Lý Thái Tổ,tổ 17,Phường
Quang Trung,TP Thái Bình
Số 530,đường Lý Bôn,Phường Quang
Trung,TP Thái Bình
Số 229,đường Lê Đại Hành,Phường Kỳ Bá,TP
Thái Bình
Số 227 ,đường Bồ Xuyên,phường Bồ
Xuyên,Tp Thái Bình
Số 242,đường Lê Quý Đôn,P.Đề Thám,TP
Thái Bình
Số 34 ,tổ 14,Trần Lãm,TP Thái Bình
Nhà thuốc Minh Vượng
Loại hình hành
nghề
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc Sơn Mai
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc MT Sao Mai
Nhà thuốc
Nhà Thuốc Trần Thông
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc Bệnh Viện Đa
Khoa Thái Bình
Nhà thuốc Hoàng Quỳnh
Nhà Thuốc
Nhà thuốc Liễu
Nhà Thuốc
Nhà thuốc 242 Lê Quý
Đôn
Nhà Thuốc Việt Hương.
Nhà Thuốc
Nhà thuốc Bình Huế
Nhà Thuốc
Nhà thuốc Hà Phương
Nhà Thuốc
Số
31,đường
Nguyễn
Trãi,P.Phú
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Khánh,TP.Thái Bình
Số 215,đường Quang Trung,TP.Thái Bình
học
65
STT
Số
GCN
Họ Tên
33
Nguyễn Thị Hưng
34
Phạm ThịChiến
35
Nguyễn Thị VâAnh
36
Vũ NgọcĐiệu
37
Nguyễn ThịHồng
38
Phạm Thị TuyếtMai
39
Bùi ThịPhượng
40
Vũ Thị KimThu
41
Vũ Thị MaiHương
42
Đỗ ThịLoan
Trình độ
chuyên môn
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
Tên cơ sở
SN 46,tổ 30,Phường Bồ Xuyên ,Tp Thái Bình
Nhà Thuốc Hưng Thịnh
Số 79 đường Quang Trung,TP Thái Bình
Nhà thuốc Công ty cổ
phần Sao Mai
Nhà Thuốc Vân Trường
Nhà Thuốc
Nhà thuốc Công ty cổ
phần Sao Mai
Nhà Thuốc Anh Ngân
Nhà Thuốc
Thôn Quyến,Vũ Chính,Tp Thái Bình
Số 626,đường Lý Bôn,Kỳ Bá,TP Thái Bình
Số 37,Trần Thái Tông,P Bồ Xuyên,TP Thái
Bình
Số 67,đường Lê Quý Đôn,Phường Tiền
Nhà Thuốc 67
Phong,TP Thái Bình
Số 620,Lý Bôn,tổ 44,Phường Kỳ Bá,TP Thái Nhà Thuốc Hoàng Lan
Bình
Số 219,khu Minh Tân 1,Thị Trấn Vũ Nhà Thuốc Trung Hiếu
Thư,Thái Bình
Số 42,đường Phan Bội Châu,tổ 18,P Lê Hồng
Nhà Thuốc Hà
Phong,TP Thái Bình
Tổ 47,phường Thái Bình
Nhà thuốc Bệnh viện đa
học
43
Bùi ThịVinh
Dược sĩ đại
học
Loại hình hành
nghề
Nhà Thuốc
Địa chỉ hành nghề
Khu dịch vụ đại học y Thái Bình-đường Lê
Đại Hành,phường Kỳ Bá,TP Thái Bình
66
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc Bệnh
khoa Lâm Hoa
Viện
Nhà thuốc Hiền Len
Nhà Thuốc
STT
Số
GCN
Họ Tên
44
Phạm ThịUyên
45
Đặng Thị VănAnh
46
Đỗ ThịHoà
47
Phạm Thị PhươnLý
48
Phạm ĐìnhThắng
49
Nguyễn ThịTươi
50
Bùi Thị ThanhXuân
51
Hà ThịHoài
52
Nguyễn Thị NgBích
53
Tống Thị QuỳnGiao
Trình độ
chuyên môn
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
Loại hình hành
nghề
Số 15/CL 5,tổ 35,đường Lý Bôn,phường Trần Nhà Thuốc Minh Phương
Nhà Thuốc
lãm,TP Thái Bình
Số 312,đường Phan Bá Vành,tổ 48,Phường Nhà Thuốc Bình Minh
Nhà Thuốc
Quang Trung,Tp Thái Bình
Tổ 35,phường Hoàng Diệu,TP Thái Bình
Nhà Thuốc Trà Thắm
Nhà Thuốc
Địa chỉ hành nghề
Số 282,đường Trần Thánh Tông,phường Đề Nhà Thuốc Bệnh Viện
Thám,TP Thái Bình
mắt
Số 09,đường Trần Hưng Đạo,p Lê Hồng Nhà thuốc Công ty CP
Phong,TP Thái Bình
Dược VTYT Thái Bình
Số 524A,đường Lý Bôn,tổ 23,phường Quang Nhà thuốc Thảo Duyên
Trung,Tp Thái Bình
Số 171,phố Đặng Nghiễm,tổ 23,Phường Bồ Nhà Thuốc số 1 CTCP
Xuyên,Tp Thái Bình
Dược Sông Hồng-Ribeco
Số 365 ,đường Lý Bôn,tổ 30 phường Kỳ Nhà Thuốc Quang Tưởng
bá,TP Thái Bình
Số 369 ,đường Lý Bôn,tổ 30 phường Kỳ Nhà Thuốc Ngọc Bích
bá,TP Thái Bình
Số 530,đường Lý Bôn,TP Thái Bình
Nhà Thuốc Bệnh viện nhi
học
54
Vũ ThịMai
Dược sĩ đại
học
Tên cơ sở
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Nhà thuốc
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc
Thái Bình
Số 520,đường Lý Bôn,tổ 23 ,phường Quang
Trung,Tp Thái Bình
67
Nhà Thuốc 27-2
Nhà Thuốc
STT
Số
GCN
Họ Tên
Trình độ
Loại hình hành
Địa chỉ hành nghề
Tên cơ sở
chuyên môn
nghề
Dược sĩ đại Số 20 đường Phan Bội Châu,Phường Lê Hồng Công ty CP Dược –VTYT
Nhà Thuốc
học
Phong,Tp Thái Bình
Thái Bình-Nhà Thuốc
Doanh Nghiệp số 16
Dược sĩ đại Số 494,tổ 1,đường Lý Bôn,Phường Quang Nhà thuôc Sơn Huyền
Nhà Thuốc
học
Trung,Tp Thái Bình
Dược sĩ đại Số 295,đường Long Hưng,Hoàng Diệu,Tp Nhà thuốc Nghĩa Xuyến
Nhà Thuốc
học
Thái Bình
Dược sĩ đại Số 64,đường Hai bà Trưng,Phường Lê Hồng Nhà Thuốc DN Số 5-công
Nhà Thuốc
học
Phong,TP Thái Bình
ty CP Dược VTYT Thái
Bình
Dược sĩ đại Số 05,tổ 02 ,đường Nguyễn Trãi,phường Phú
Nhà thuốc DN số 18
Nhà Thuốc
học
Khánh,Tp Thái Bình
TTDP TP Thái Bình
55
Nguyễn Thị HảiAnh
56
Nhâm Thị ThHuyền
57
Tô ThếKiên
58
Bùi ThịToan
59
Trần ĐứcHùng
60
Đỗ VănTrường
Dược sĩ đại
học
Số 86,đường Ngô
Lãm,Tp Thái Bình
61
Phan Thị ThPhương
62
Nguyễn ThuHằng
63
Phạm ThịNgọc
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Dược sĩ đại
học
Số 138,tổ 21,đường Phan Bá Vành,Quang
Trung,TP Thái Bình
Số 290,Trần Thánh Tông,tổ 01,phường Quang
Trung,Tp Thái Bình
Số 64 ,đường Hai Bà Trưng,Lê Hồng
Phong,Tp Thái Bình
68
Quyền,Phường
Trần Nhà thuốc bệnh viện điều
dưỡng và PHCN
Nhà Thuốc
Nhà Thuốc 138
Nhà Thuốc
Nhà thuốc Hồng Thái
Nhà Thuốc
Nhà thuốc DN số 12
TTDP TP Thái Bình
Nhà thuốc
STT
Số
GCN
Họ Tên
Trình độ
Địa chỉ hành nghề
chuyên môn
Dược sĩ đại Số 56 khu Nguyễn Trãi ,Hoà Bình,Vũ
học
Thư,Thái Bình
64
Đỗ Thị HảiAn
65
Hoàng HuyCận
Dược sĩ đại
học
Đường Trần Lãm,Vũ Chính,TP Thái Bình
66
Nguyễn ThịTâm
Dược sĩ đại
học
67
Đỗ VănAnh
68
Tên cơ sở
Nhà Thuốc Thành An
Loại hình hành
nghề
Nhà Thuốc
Nhà thuốc bệnh viện lao
và bênh phồi
Nhà thuốc
Số 18, đường Lê Quý Đôn, tổ 12, Tiền Phong,
tp Thái Bình
Nhà Thuốc Hội Huyền
Nhà thuốc
Dược sĩ đại
học
Lô 73, khu Sông Trà, tổ 34, Trần Lãm, Tp
Thái Bình
Nhà thuốc Đức Anh
Nhà thuốc
Vũ KhanhQuang
Dược sĩ đại
học
Ki ốt số 02, đường Lê Đại Hành, P. Kỳ Bá,
thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Nhung Anh
Nhà thuốc
69
Nguyễn Thị ThuHà
Dược sĩ đại
học
Số 125, Lý Thuờng Kiệt, tổ 11, Kỳ Bá, Thành
phố Thái Bình
Nhà thuốc Gia Đình
Nhà thuốc
70
Nguyễn VănTrọng
Dược sĩ đại
học
Số 24, ngõ 96, tổ 18, Bồ Xuyên, Thành phố
Thái Bình
Nhà thuốc Giang Ân
Nhà thuốc
71
Mai Thị HươnGiang
Dược sĩ đại
học
Số 395, Lý Bôn, tổ 30, phường Kỳ Bá, thành
phố Thái Bình
Nhà thuốc Giang Ngọc
Nhà thuốc
72
Phạm Thị KhánhMỹ
Dược sĩ đại
học
Thôn Dinh, Tân Bình, thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Hạnh Diệp
Nhà thuốc
73
Vũ ThịNgay
Dược sĩ đại
học
Số 822, Lý Bôn, Trần Lãm, thành phố Thái
Bình
Nhà thuốc Phú Quý
Nhà thuốc
69
STT
Số
GCN
Trình độ
Địa chỉ hành nghề
chuyên môn
Dược sĩ đại Số 734A, Lý Bôn, tổ 34, Trần Lãm, thành phố
học
Thái Bình
Họ Tên
Tên cơ sở
74
Phí ĐìnhDương
75
Vũ Đức Tiến
Dược sĩ đại
học
số 86, Trần Khánh Dư, Bồ Xuyên, thành phố
Thái Bình
Nhà thuốc Bách Liên
Nhà thuốc
76
Ngô Chiêm
Dược sĩ đại
học
Số 17, Hoàng Công Chất, P.Quang Trung, TP
Thái Bình
Nhà thuốc An Khang
Nhà thuốc
77
Phạm Thị Thuỷ
Dược sĩ đại
học
Quầy số 3, đường Phan Bội Châu, Lê Hồng
Phong, Tp Thái Bình
Nhà thuốc Thuỷ Nụ
Nhà thuốc
78
Nguyễn
Oanh
Dược sĩ đại
học
Số 93, Hoàng Văn Thái, tổ 13, Trần Lãm, TP Nhà thuốc Ngân Dương
Thái Bình
79
Nguyễn Văn Đường
Dược sĩ đại
học
Số 530, Lý Bôn, phường Quang Trung, TP.
Thái Bình
80
Chu Thị Vân Anh
Dược sĩ đại
học
Số 538, Lý Bôn, tổ 23,Quang Trung, TP Thái Nhà thuốc Thành Phong
Bình
Nhà thuốc
81
Trần Thị Hương Mai
Dược sĩ đại
học
Gian hàng số 6, số 20, Phan Bội Châu, Lê
Hồng Phong, Tp.Thái Bình
Nhà thuốc DN số 15TTDP Thành phố
Nhà thuốc
82
Phạm Thị Tính
Dược sĩ đại
học
Số 122, Lý Thường Kiệt, Lê Hồng Phong, Tp.
Thái Bình
Nhà thuốc DN số 06TTDP Thành phố
Nhà thuốc
83
Tô Quang Vinh
Dược sĩ đại
học
Gian hàng số 4, số 20, Phan Bội Châu, Lê
Hồng Phong, Tp Thái Bình
Nhà thuốc DN số 04TTDP Thành phố
Nhà thuốc
84
Tạ Đức Hoà
Dược sĩ đại
học
Số 286, Trần Thánh Tông, Đề Thám, Thành
phố Thái Bình
Nhà thuốc DN số 07TTDP Thành phố
Nhà thuốc
Thị
Kim
70
Nhà thuốc Thái Bình
Dương
Loại hình hành
nghề
Nhà thuốc
Nhà thuốc BV Phụ Sản
Tỉnh Thái Bình
Nhà thuốc
Nhà thuốc bệnh
viện
STT
Số
GCN
Họ Tên
Trình độ
Địa chỉ hành nghề
chuyên môn
Dược sĩ đại Số 357, Lý Bôn, Đề Thám, Thành phố Thái
học
Bình
Nhà thuốc DN số 08TTDP Thành phố
Nhà thuốc DN số 09TTDP Thành phố
Tên cơ sở
Loại hình hành
nghề
Nhà thuốc
85
Đỗ Văn Lăng
86
Ngô Thị Thới
Dược sĩ đại
học
Số 357, Lý Bôn, Đề Thám, Thành phố Thái
Bình
87
Lê Thu Hiền
Dược sĩ đại
học
BVĐK thành phố, Trần Thánh Tông, Lê Hồng Nhà thuốc BVĐK Thành
Phong, TP. Thái Bình
phố Thái Bình
88
Lê Ngọc Hiếu
Dược sĩ đại
học
Số 91, Nguyễn Thị Minh Khai, Bồ Xuyên, TP
Thái Bình
Nhà thuốc Kim Phượng
Nhà thuốc
89
Lại Hợp Đồng
Dược sĩ đại
học
Số 263, tổ 9, Tiền Phong, Tp. Thái Bình, tỉnh
Thái Bình
Nhà Thuốc Mai Liên
Nhà thuốc
90
Bùi Việt Hà
Dược sĩ đại
học
Số 15, tổ 26, Ngô Thì Nhậm, Quang Trung,
Tp Thái Bình
Nhà thuốc Ngân Hà
Nhà thuốc
91
Trần Thị Sy
Dược sĩ đại
học
Số 373, Lý Bôn, Đề Thám, TP Thái Bình
Nhà thuốc BVĐH Y
Thái Bình
Nhà thuốc
bệnh viện
92
Hà Thị Ngọc Ánh
Dược sĩ đại
học
Số 521, Lý Bôn, tổ 46, Kỳ Bá, Thành phố
Thái Bình
Nhà thuốc Thùy Dương
Nhà thuốc
93
Phạm Thị Thanh
Hương
Dược sĩ đại
học
Số 465, đường Lý Thường Kiệt, Trần Lãm, Tp
Thái Bình
Nhà thuốc Hương Lan
Nhà thuốc
94
Trần Thị Bảo
Khánh
Dược sĩ đại
học
Số 268, Lý Bôn, tổ 20, Tiền Phong, Tp Thái
Bình
Nhà thuốc Ngọc Khánh
Nhà thuốc
95
Đoàn Thị Minh
Huề
Dược sĩ đại
học
Số 239, tổ 30, Lê Đại Hành, Kỳ Bá, TP Thái
Bình
Nhà thuốc số 4 Trường
Mai
Nhà thuốc
71
Nhà thuốc
Nhà thuốc bệnh
viện
96
Hoàng Trọng
Phương
Trình độ
Địa chỉ hành nghề
chuyên môn
Dược sĩ đại Số 373A, Lý Bôn, Kỳ Bá, TP Thái Bình
học
Nhà thuốc Phương Linh
Loại hình hành
nghề
Nhà thuốc
97
Nguyễn Thị Hồng
Nhung
Dược sĩ đại
học
Số 381, tổ 15, đường Trần Hưng Đạo, phường
Trần Hưng Đạo, Tp Thái Bình
Nhà thuốc Tiến Thành
Nhà thuốc
98
Lê Đình Trang
Dược sĩ đại
học
BVĐK tỉnh số 530, Lý Bôn, Quang Trung, TP
Thái Bình
NHà thuốc BVĐK tỉnh
Thái Bình
Nhà thuốc bệnh
viện
99
Trần Thị Hợi
Dược sĩ đại
học
Bệnh viện đa khoa Hoàng An, số 786, Lý Nhà thuốc BVĐK Hoàng
Bôn, thành phố Thái Bình
An
100
Bùi Thị Hiên
Dược sĩ đại
học
Ngõ 72, Trần Thủ Độ, tổ 6, Tiền Phong, TP.
Thái Bình
Nhà thuốc Tuấn Hiên
Nhà thuốc
101
Đỗ Quang Hải
Dược sĩ đại
học
Số 28, Chu Văn An, tổ 41, Quang Trung,
Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Hương Anh
Nhà thuốc
102
Tống Thị Chinh
Dược sĩ đại
học
Số 327, Trần Hưng Đạo, tổ 30, Đề Thám, TP.
Thái Bình
Nhà thuốc Thu Hiền
Nhà thuốc
103
Nguyễn Thành
Minh
Dược sĩ đại
học
Số 359, Lý Bôn, Kỳ Bá, thành phố Thái Bình,
Thái Bình
Nhà thuốc số 12-CTCP
Dược VTYT Thái Bình
Nhà thuốc
104
Phạm Thị Thu
Hà
Dược sĩ đại
học
Số 534, Lý Bôn, Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Cao Thị Thảo
Nhà thuốc
105
Nguyễn Quang
Xuyến
Dược sĩ đại
học
Số 41, tổ 13, Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Khánh Hưng
Nhà thuốc
106
Nguyễn Thị
Nhài
Dược sĩ đại
học
Số 178, Trần Thánh Tông, tổ 14, Lê Hồng
Phong, Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Khoa Bình
Nhà thuốc
STT
Số
GCN
Họ Tên
72
Tên cơ sở
Nhà thuốc bệnh
viện
STT
Số
GCN
Họ Tên
Trình độ
Địa chỉ hành nghề
chuyên môn
Dược sĩ đại Lô 06/10, khu 5, tổ 30, Trần Hưng Đạo,
học
Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Thu Hằng
Loại hình hành
nghề
Nhà thuốc
Nhà thuốc HTP- số 8
Nhà thuốc
Tên cơ sở
107
Nguyễn Đình
Nhiên
108
Hà Thị Xuân Mai
Dược sĩ đại
học
Số 139, Trần Hưng Đạo, Đề Thám, Thành phố
Thái Bình
109
Phạm Thị Hà
Dược sĩ đại
học
Số 51, Ngô Quyền, Kỳ Bá, Thành phố Thái Nhà thuốc 51 Ngô Quyền
Bình
Nhà thuốc
110
Vũ Thị Hiến
Dược sĩ đại
học
Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, số 373, Lý Nhà thuốc Bệnh viện Đại
Bôn, Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình
Học Y
Nhà thuốc bệnh
viện
111
Nguyễn T.Thu Huyền
Dược sĩ đại
học
Số 387, Lý Bôn, tổ 30, Kỳ Bá, Tp. Thái Bình
112
Bùi Duy Duyn
Dược sĩ đại
học
113
Phạm Anh
Vũ
114
Nhà thuốc Hiệp Huyền
Nhà thuốc
Số 88, Chu Văn An,tổ 42, Quang Trung,
Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Đặng Mai
Loan
Nhà thuốc
Dược sĩ đại
học
Số 104, đường Trần Thái Tông, tổ 27, Bồ
Xuyên, Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc Linh Anh
Nhà thuốc
Bùi Quang
Diện
Dược sĩ đại
học
Số 28, đường Trần Phú, P. Trần Hưng Đạo, Nhà thuốc số 28 Trần Phú
TP, Thái Bình
Nhà thuốc
115
Phạm Thị Mai
Xinh
Dược sĩ đại
học
Số 524D, Lý Bôn, Quang Trung, TP. Thái
Bình
Nhà thuốc
116
Phạm Thị Bích
Thủy
Dược sĩ đại
học
Số 19, tổ 1, đường Doãn Khuê, Phú Khánh, Nhà thuốc Thưởng Thủy
Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc
117
Vũ Thị Thoa
Dược sĩ đại
học
Số nhà 858 phố Lý Bôn, Thành phố Thái Bình
Nhà thuốc
73
Nhà thuốc Đoan Dinh
Nhà thuốc 858
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.
Bộ y tế (2007), Quyết định về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc” số 11/2007/QĐ-BYT, ngày 24/1/2007.
2.
Bộ y tế (2010), Thông tư quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu
chuẩn: “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP. Địa bàn và phạm vi
hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc, số 43/2010/ TT-BYT, ngày
15/12/2010.
3.
Bộ y tế (2011), Thông tư ban hành nguyên tắc,tiêu chuẩn “thực
hành tốt nhà thuốc “ số 46//TT-BYT,ngày 21/12/2011.
4.
Cục Quản lý Dược (2013), Báo cáo kết quả công tác 2012 và định
hướng trọng tâm công tác Dược 2013.
5.
Sở Y tế Thái Bình (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động hành nghề Y
dược tư nhân tỉnh Thái Bình năm 2014.
6.
Sở Y tế Thái Bình (2014), Báo cáo đánh giá công tác khám chữa
bệnh tại tỉnh Thái Bình năm 2014.
7.
UBND tỉnh Thái Bình (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Bình
2013.
8.
Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Châu Giang (1999), Nghiên cứu việc
sử dụng thuốc hợp lý an toàn của người dân trong cộng đồng,
Đại học Dược Hà Nội.
9.
Lê Thị Dinh (2013), Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu
chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành phố Hà Nội giai
đoạn 2010 – 2012.
74
10. Vũ Long Hải (2014), Đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở
bán lẻ thuốc đạt GPP trên địa bàn Thành phố Tân An, tỉnh Long
An năm 2013.
11. Vũ Thị Hải Lan (2014), Phân tích hoạt động của các quầy thuốc đạt
tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc – GPP tại chi nhánh Công ty
CP Dược Hải Phòng – Hiệu thuốc Hải Phòng năm 2013.
12. Nguyễn Hồng Thủy (2014), Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc
đạt nguyên tắc tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2013.
TIẾNG ANH
13. FIP (1997), Standards for quality of pharmacy services, Good
pharmacy practice.
14. Joint FIP/WHO (2009), Guidelines on good pharmacy practice:
standards for quality of pharmacy service.
75
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà,
Trưởng phòng Sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Sau đại học và các
thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Sở y tế Thái
Bình, các Dược sĩ là chuyên viên các phòng Quản lý dược, phòng Quản lý
hành nghề y dược tư nhân, phòng Thanh tra – Sở Y tế Thái Bình đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Thái Bình, ngày 28 tháng 9 năm 2015
Học viên
Phan Thị Cẩm Bình
76
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chú giải
ADR
Phản ứng bất lợi của thuốc
BYT
Bộ Y tế
BS
Bác sĩ
CSVC
Cơ sở vật chất
DS
Dược sĩ
DSĐH
Dược sĩ Đại học
DSPTCM
Dược sĩ phụ trách chuyên môn
FIP
Liên đoàn dược phẩm quốc tế
GPP
Thực hành tốt nhà thuốc
KCB
Khám chữa bệnh
KQKS
Kết quả khảo sát
KV
Khu vực
NT
Nhà thuốc
STT
Số thứ tự
SOP
Quy trình thao tác chuẩn
TPTB
Thành phố Thái Bình
TPCN
Thực phẩm chức năng
TT
Thông tư
UBND
Ủy ban nhân dân
VBQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật
WHO
Tổ chức y tế thế giới
77
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương I. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1 Một vài nét về tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" - GPP.................. 3
1.1.1 Quá trình hình thành tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" .............. 3
1.1.2 Khái niệm về “Thực hành tốt nhà thuốc” ........................................... 3
1.1.3 Nội dung của GPP – WHO .............................................................. 4
1.2 Nguyên tắc, tiêu chuẩn, lộ trình và tình hình triển khai GPP ở Việt
Nam ............................................................................................................... 6
1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc "Thực hành tốt nhà thuốc" ............................ 6
1.2.2 Các tiêu chuẩn ...................................................................................... 7
1.2.3. Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam................................................ 11
1.2.4. Tình hình triển khai và thực hiện GPP ở Việt Nam trong những năm
gần đây ........................................................................................................ 12
1.3. Tổng quan về hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn Thành
Phố Thái Bình.............................................................................................. 17
1.3.1. Một vài nét về đặc điểm địa lý, kinh tế của Thái Bình. .................... 17
1.3.2. Đặc điểm Y tế tỉnh Thái Bình . ......................................................... 17
1.3.3. Mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Thái Bình. ....................................... 18
Chương II: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 21
2.1 Đối tượng - thời gian - địa điểm nghiên cứu......................................... 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 21
2.1.2 Thời gian - Địa điểm nghiên cứu ....................................................... 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 21
2.2.2 Cỡ mẫu, cách chọn mẫu nghiên cứu .................................................. 23
2.2.3 Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2.4 Nguồn và phương pháp thu thập số liệu ............................................ 27
2.3 Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả. ............................... 27
78
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 28
3.1. Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt
nhà thuốc” - GPP trên địa bàn thành phố Thái Bình. ................................ 28
3.1.1 Về nhân sự tại các nhà thuốc.............................................................. 28
3.1.2 Về điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị về xây dựng và thiết kế 33
3.1.3. Thực hiện các quy chế chuyên môn .................................................. 35
3.2. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của nhà thuốc đạt GPP trên địa
bàn thành phố Thái Bình trong việc thực hiện các quy định của “Thực hành
tốt nhà thuốc”. ............................................................................................. 38
3.2.1. Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện quy định về mặt nhân sự
................................................................................................................. 38
3.2.2. Những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện quy định về cơ sở vật
chất và trang thiết bị .................................................................................... 41
3.2.3.Những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện quy chế chuyên
môn ......................................................................................................... 44
Chương IV: BÀN LUẬN ............................................................................ 48
4.1 Về việc thực hiện tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” của các nhà
thuốc đạt GPP trên địa bàn Thành phố Thái Bình ...................................... 48
4.1.1 Về nhân sự.......................................................................................... 48
4.1.2 Về cơ sở vật chất và trang thiêt bị...................................................... 49
4.1.3. Về sổ sách, tài liệu và hoạt động chuyên môn .................................. 50
4.2 Về những thuận lợi và khó khăn của các nhà thuốc đạt GPP trên địa
bàn Thành phố Thái Bình ........................................................................ 52
4.2.1 Thuận lợi: ....................................................................................... 52
4.2.2 Khó khăn:.......................................................................................... 52
4.3. Một số hạn chế của đề tài ..................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 56
1. Kết luận ................................................................................................... 56
1.1. Về việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” ............. 56
1.2. Về những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện GPP .................... 57
2. Đề xuất .................................................................................................... 58
79
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mạng lưới khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình tính đến
T12/2014 ..................................................................................................... 18
Bảng 1.2: Mạng lưới cung ứng thuốc tại tỉnh Thái Bình tính đến
T12/2014 ................................................................................................. 19
Bảng 1.3: Mạng lưới phân phối thuốc tại Thành Phố Thái Bình tính đến
T12/2014 ..................................................................................................... 20
Bảng 2.4: Các biến số nghiên cứu............................................................... 23
Bảng 3.5: Tổng hợp số lượt thanh kiểm tra các nhà thuốc năm 2014 ........ 28
Bảng 3.6: Hoạt động của DSPTCM tại nhà thuốc ...................................... 29
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra đối với nhân viên bán thuốc ........................... 30
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra đối với một số tiêu chuẩn về xây dựng và
thiết kế ..................................................................................................... 32
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra một số thiết bị bảo quản tại nhà thuốc ............ 34
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra về việc ghi chép sổ sách ở các nhà thuốc ..... 35
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra về việc thực hiện quy định đảm bảo chất
lượng và số lượng thuốc .............................................................................. 37
Bảng 3.12: KQKS về quan điểm đối với việc áp dụng tiêu chuẩn GPP của
các nhà thuốc .............................................................................................. 39
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát đối với ý kiến cho rằng việc áp dụng GPP đem
lại kết quả tốt hơn về cơ sở vật chất, doanh số, chất lượng thuốc so với
trước khi thực hiện GPP ............................................................................. 39
Bảng 3.14: KQKS về lý do vắng mặt của DSPTCM .................................. 40
Bảng 3.15: Lý do không còn một số khu vực riêng .................................... 41
Bảng 3.16: KQKS về số nhà thuốc có sử dụng phần mềm để quản lý hoạt
động ............................................................................................................. 42
80
Bảng 3.17: KQKS về lý do nhà thuốc không sử dụng phần mềm quản lý để
quản lý hoạt động ........................................................................................ 43
Bảng 3.18: KQKS một số khó khăn hay gặp khi bán các thuốc phải theo
đơn ............................................................................................................... 44
Bảng 3.19: KQKS khả năng liên hệ với bác sĩ kê đơn khi gặp những vấn đề
cần trao đổi về đơn thuốc. ........................................................................... 45
Bảng 3.20: KQKS về lý do nhà thuốc không theo dõi và thông báo cho cơ
quan chức năng tác dụng phụ của thuốc ..................................................... 45
Bảng 3.21: KQKS lý do dẫn đến chủ nhà thuốc không cập nhật thông tin . 46
Bảng 3.22: KQKS về lý do các nhà thuốc không có đủ thuốc theo danh
mục tuyến C ................................................................................................ 47
81
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu............................................................ 22
Hình 3.2: Kết quả kiểm tra đối với một số tiêu chuẩn xây dựng và thiết kế
..................................................................................................................... 33
Hình 3.3: Kết quả kiểm tra về việc ghi chép sổ sách ở các nhà thuốc........ 36
Hình 3.4: Kết quả kiểm tra về việc thực hiện quy định đảm bảo chất lượng
và số lượng thuốc ........................................................................................ 37
Hình 3.5: KQKS về số nhà thuốc có sử dụng phần mềm để quản lý hoạt
động ............................................................................................................. 42
82
[...]... 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 Địa điểm nghiên cứu: - Sở Y tế Thái Bình - Các nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên địa bàn Thành Phố Thái Bình 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 21 Đề tài nghiên cứu Phân tích những khó khăn thuận lợi của các nhà thuốc đã đạt GPP trong việc thực hiện tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP của. .. tốt hơn cho người bệnh cũng như đáp ứng được yêu cầu của Thực hành tốt nhà thuốc * Một số nghiên cứu về hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP trong cả nước Để hiểu rõ hơn về hoạt động của các nhà thuốc sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt GPP đã có một số công trình nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động của các nhà thuốc này Tại Hà Nội Lê Thị Dinh với đề tài: “Đánh giá hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu. .. [5] 1.3 Tổng quan về hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn Thành Phố Thái Bình 1.3.1 Một vài nét về đặc điểm địa lý, kinh tế của Thái Bình Thái Bình là một tỉnh ven biển đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương và Thành Phố Hải Phòng Tỉnh Thái Bình gồm 8 huyện và 1 Thành Phố được phân chia hành chính gồm 285 xã, phường, thị trấn với diện tích 1550 km2, dân... trình GPP áp dụng cho các nhà thuốc: - Kể từ ngày 29/01/2011, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà thuốc bán lẻ có bán thuốc gây nghiện hoặc nhà thuốc tại các phường của bốn thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ hoặc nhà thuốc mới thành lập phải đạt tiêu chuẩn GPP - Kể từ ngày 31/12/2011, nhà thuốc đang hoạt động hoặc nhà thuốc đổi, gia hạn, cấp... tra các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Thái Bình năm 2014 được trình bày trong bảng 3.5 Bảng 3.5: Tổng hợp số lượt thanh kiểm tra các nhà thuốc năm 2014 STT 1 2 Nội dung Tổng số lượt kiểm tra của thanh tra Sở Tổng số nhà thuốc ở TP Thái Bình Số Tỷ lệ Tần lượt (%) suất 96 82,0 0.82 117 100 Trong số 117 nhà thuốc ở TP Thái Bình trong năm 2014 thanh tra Sở đã đi kiểm tra được 96 nhà thuốc đạt. .. dụng thuốc Tỷ lệ dược tá trong các nhà thuốc GPP tại thành phố Thanh Hóa chỉ còn lại 02 nhà thuốc - Về cơ sở vật chất và các trang thiết bị: Tất cả các nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đều có địa điểm riêng biệt, được xây dựng chắc chắn, diện tích trên 10m2, nhiều nhà thuốc có diện tích trên 20m2, có nhà thuốc có diện tích gần 100m2 Trang thiết bị bảo quản thuốc theo quy định đều được các. .. liệu: Tiến hành xử lý các số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Word 2003, Microsoft Office Excell 2003 * Phân tích và trình bày số liệu: Các số liệu được phân tích theo các phương pháp tỷ trọng và được trình bày bằng phương pháp lập bảng, biểu đồ 27 Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP trên địa bàn thành phố Thái Bình Tổng... nhà thuốc đạt GPP đến năm 2012 là 3.892 nhà thuốc đạt GPP Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2010 là 278 đến năm 2014 là 5.306 nhà thuốc đạt GPP Thái Bình: Năm 2010 là 16 đến năm 2014 là 128 nhà thuốc đạt GPP Nguồn Cục quản lý Dược Việt Nam Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà người dân được hưởng do sự phát triển mạnh mẽ của các nhà thuốc mang lại thì cũng còn tồn tại những mặt hạn chế mà các nhà thuốc cần... tài Phân tích hoạt động của các quầy thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP tại chi nhánh Công ty Cổ phần Dược Hải Phòng - Hiệu thuốc Hải Phòng 2013” đã cho kết quả: - Nhân sự tại các quầy thuốc: 100% các quầy thuốc đạt tiêu chuẩn - Cơ sở vật chất kỹ thuật của các quầy thuốc đạt GPP: Nhìn chung các quầy thuốc đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc bán và bảo quản thuốc. .. thiết kế nghiên cứu 22 2.2.2 Cỡ mẫu, cách chọn mẫu nghiên cứu Tất cả 96 nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn thành phố Thái Bình được Sở Y tế thanh, kiểm tra 2.2.3 Các biến số nghiên cứu Bảng 2.4: Các biến số nghiên cứu Nội dung 1 Biến số Cách tính Nhân sự Tỷ lệ các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn về hoạt động của các DS PTCM: n -Sự có mặt % = N x 100% -Tham gia vào hoạt động của nhà thuốc -Cập nhật kiến thức chuyên ... "Phân tích hoạt động nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP địa bàn Thành Phố Thái Bình năm 2014" Mục tiêu đề tài: Phân tích việc thực tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP nhà thuốc. .. ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ CẨM BÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC – GPP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA... động nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP địa bàn thành phố Thái Bình Tổng hợp số lượt tra kiểm tra nhà thuốc đạt GPP địa bàn thành phố Thái Bình năm 2014 trình bày bảng 3.5