Về nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố thái bình năm 2014 (Trang 50 - 51)

* Dược sĩ phụ trách chuyên môn

Tất cả 96 nhà thuốc được kiểm tra đều có phụ trách chuyên môn là dược sĩ đại học trong đó 28 dược sĩ nghỉ hưu (8 dược sĩ trực tiếp đứng bán, 20 dược sĩ không trực tiếp đứng bán) 68 dược sĩ chưa nghỉ hưu (28 dược sĩ trực tiếp bán, 40 dược sĩ không trực tiếp đứng bán). Với tỷ lệ dược sĩ trực tiếp đứng bán là 36/96 chiếm 37,5% thì việc người phụ trách chuyên môn phải có mặt khi nhà thuốc hoạt động là một tiêu chuẩn rất khó thực hiện bởi ngay bản thân các dược sĩ trực tiếp đứng bán đôi khi cũng có lí do vắng mặt khác (ốm, việc gia đình,…). còn 40 dược sĩ không trực tiếp đứng bán lại chưa nghỉ hưu thì phần nhiều lại đang công tác tại các cơ quan nhà nước nên không thể có mặt vào bất cứ lúc nào nhà thuốc cần được cũng như không thể tham gia vào các hoạt động của nhà thuốc như: bán thuốc theo đơn, kiểm soát chất lượng.

Điều này cũng được phản ánh qua các biên bản kiểm tra khi chỉ có 50% dược sĩ đại học có mặt lúc nhà thuốc hoạt động, 41,6% dược sĩ đại học trực tiếp bán thuốc và kiểm soát chất lượng, 39,6% dược sĩ đại học thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và hướng dẫn cho nhân viên.

* Nhân viên bán thuốc

Qua các kết quả thanh kiểm tra 96 nhà thuốc cho thấy 100% các nhà thuốc nhân viên bán hàng có trình độ, bằng cấp phù hợp với công việc được giao, 49.6% nhà thuốc có các nhân viên được huấn luyện để hiểu về GPP, cũng như được đào tạo về chuyên môn và pháp luật y tế (tiêu chuẩn này được thể hiện trên biên bản bằng cách trực tiếp phỏng vấn để kiểm tra). Kết quả này cho thấy tỷ lệ các nhân viên nhà thuốc được huấn luyện về GPP, đào tạo về chuyên môn về pháp luật y tế là thấp, mặc dù còn cao hơn tỷ lệ DSPTCM đáp ứng được yêu cầu này.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố thái bình năm 2014 (Trang 50 - 51)