Về sổ sách, tài liệu và hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố thái bình năm 2014 (Trang 52)

* Sổ sách và tài liệu chuyên môn

Qua kiểm tra thấy hầu hết các nhà thuốc đều có sổ sách theo quy định nhưng tỷ lệ chấp hành ghi chép còn rất thấp: 83,3% với sổ theo dõi nhiệt độ độ ẩm, 55,2% với sổ kiểm soát chất lượng, 12,5% với sổ bán thuốc theo

đơn, 10,4% với sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu hành và 6% với sổ theo dõi ADR.

Từ thực tế trên cho thấy nếu các nhà thuốc sử dụng các phần mềm quản lý thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều với việc kiểm soát chất lượng, hạn dùng của thuốc. Sổ bán thuốc theo đơn cũng dễ thực hiện hơn, còn riêng với việc theo dõi và báo cáo ADR thì nên chăng có hình thức khuyến khích động viên các nhà thuốc thực hiện việc này và đồng thời cũng công bố các số liên lạc với các cơ quan chức năng để việc thông báo ADR được thuận tiện.

* Hoạt động chuyên môn

- Quy định kê đơn và bán thuốc theo đơn

Theo quy định người bán thuốc chỉ được bán thuốc phải kê đơn khi có đơn của bác sĩ nhưng qua kiểm tra thì chỉ có 12,5% nhà thuốc có ghi chép thuốc bán theo đơn. Đây chính là thực tế đáng báo động bởi việc bán thuốc tự do sẽ dẫn đến việc dùng thuốc không đúng bệnh, đúng liều đồng nghĩa với việc vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng cao, tương tác bất lợi xảy ra nhiều cũng như dị ứng thuốc đôi khi trở nên rất trầm trọng tạo gánh nặng cho ngành y tế.

Để thực hiện được quy chế này phải có sự phối hợp đồng bộ từ việc tuyên truyền ý thức của dược sĩ, hiểu biết của người dân, hệ thống khám chữa bệnh phải thông thoáng giúp cho việc khám chữa bệnh đơn giản, thuận tiện.

- Việc thực hiện quy định về nguồn gốc, chất lượng và chủng loại thuốc. Kết quả kiểm tra cho thấy 100% các nhà thuốc không có thuốc thuộc diện thu hồi, 98% các nhà thuốc không có thuốc hết hạn, 59,5% các nhà thuốc đưa ra được chứng từ nhập hàng và 26% các nhà thuốc có đủ thuốc theo danh mục thuốc dành cho tuyến C.

Để kiểm tra việc thực hiện các quy định này đoàn kiểm tra thực hiện bằng cách kiểm tra xác suất ( lấy ra một số mặt hàng rồi kiểm tra) cho nên

có thể chưa phản ánh đúng 100% nhưng dù sao thì số nhà thuốc đạt yêu cầu về hạn dùng và thuốc được lưu hành cũng chiếm tỷ lệ cao còn việc đáp ứng có đủ thuốc theo danh mục thuốc của tuyến C thì khó thực hiện hơn vì thực tế thì các nhà thuốc sẽ kinh doanh các thuốc có thể lưu thông nhanh nếu trang bị cả các thuốc dự phòng đôi khi sẽ bị lỗ vốn vì thuốc có thể quá hạn mà chưa có người cần đến. Nếu có thể quy định cụm nhà thuốc có đủ danh mục theo tuyến C thì có lẽ cũng là một giải pháp hay.

4.2 Về những thuận lợi và khó khăn của các nhà thuốc trong việc thực hiện các tiêu chuẩn GPP.

4.2.1 Thuận lợi:

- Nhận thức của chủ cơ sở: 100% nhà thuốc nhất trí với việc thực hiện tiêu chuẩn GPP và cho rằng thực hiện GPP là cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

- Cơ sở vật chất: Có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng đã tạo nên hình ảnh khang trang sạch sẽ, tạo tâm lý tin tưởng cho người mua hàng.

- Chất lượng thuốc được đảm bảo trong quá trình bảo quản.

4.2.2 Khó khăn:

* Về nhân sự:

- Để đáp yêu cầu phụ trách chuyên môn có mặt khi cơ sở hoạt động thực sự là khó khăn đặc biệt với những cơ sở phụ trách chuyên môn không trực tiếp đứng bán hoặc không phải là chủ cơ sở thực sự. Với tỷ lệ 77,1% phụ trách chuyên môn không phải là chủ thực sự của nhà thuốc thì sự vắng mặt của DSPTCM khi nhà thuốc hoạt động lên đến 50% cũng cho thấy sự cố gắng có mặt tại cơ sở của các dược sĩ.

* Về cơ sở vật chất:

- Việc bố trí các khu vực khác ngoài khu vực trưng bày, bảo quản thuốc cũng là một thách thức không nhỏ với một số nhà thuốc khi kết quả khảo sát cho thấy có đến 64,1% nhà thuốc được hỏi không có diện tích để bố trí

khu vực ra lẻ thuốc cũng như 77% nhà huốc cho rằng không có chỗ cho bệnh nhân ngồi chỉ vì diện tích nhà thuốc nhỏ.

- Việc sử dụng phần mềm quản lý hoạt động của nhà thuốc tỏ ra rất nhiều ưu thế tuy vậy có đến 63.2% nhà thuốc không sử dụng với lý do chi phí cao. Thực tế với mật độ nhà thuốc dày đặc như ở thành phố Thái Bình thì tồn tại rất nhiều nhà thuốc nhỏ chỉ phục vụ cho lượng khách hàng ở khu vực lân cận nhà thuốc nên việc bỏ kinh phí để đầu tư máy và phần mềm thực sự là bài toán cần phải tính kỹ.

* Về thực hiện quy chế chuyên môn:

- Khảo sát về lý do các DSPTCM không cập nhật thông tin kết quả cho thấy có đến 85,5% cho rằng không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà thuốc và 51,3% với lý do không phải chủ nhà thuốc thật sự. Điều đó đã cho thấy những bất cập trong công tác quản lý.

- Việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn cũng là vấn đề nổi cộm bởi phần thì do người dân chưa có ý thức về việc phải mua thuốc theo đơn phần thì do các cơ sở khám chữa bệnh quá tải nên người dân ngại đi khám bệnh đối với các bệnh thông thuờng ( viêm họng, đau xương, viêm khớp,…) dẫn đến việc người dân thích tự đi mua thuốc hoặc theo kinh nghiệm hoặc theo mách bảo của người khác hoặc phó thác việc điều trị cho nhà thuốc.

Theo quy chế chỉ có dược sĩ đại học mới được thay thế thuốc kê đơn nhưng với tỷ lệ 50% dược sĩ đại học có mặt tại nhà thuốc thì việc thực hiện đúng quy định này cũng là thách thức không nhỏ.Việc liên hệ với bác sĩ kê đơn cũng rất khó bởi chưa có quy định bắt buộc bác sĩ phải ghi số điện thoại để bệnh nhân liên lạc nên khi gặp vấn đề về đơn thuốc nhân viên bán hàng cũng khó có thể liên hệ được chưa kể đến tâm lý ngại liên hệ với bác sỹ và thích tự điều chỉnh đơn của các DS.

- Danh mục thuốc tuyến C phải có đủ cũng là việc khó thực hiện vì thực tế trong kinh doanh phải bán thuốc mà bệnh nhân cần nên nếu trang bị đủ đôi khi dẫn đến hết hạn bỏ đi do đó đa số tâm lý các nhà thuốc không muốn trang bị đủ danh mục này. Nếu có thể quy định một cụm nhà thuốc trong một đơn vị địa lý nào đó có đủ danh mục rồi các nhà thuốc phân chia danh mục thì cũng là một giải pháp hay.

- Theo dõi tác dụng phụ và cộng tác với y tế cơ sở

Có 13% nhà thuốc có sổ theo dõi ADR và không có nhà thuốc nào thực hiện báo cáo với các cơ quan chức năng. Để thực hiện tốt hơn việc này cần phải có hệ thống thông báo đơn giản thuận tiện và công bố rộng khắp trên phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó cũng tập huấn nâng cao trách nhiệm của chủ nhà thuốc cũng như các hình thức động viên khuyến khích việc thực hiện quy định này.

Với những khó khăn trong việc thực hiện các quy định đối với nhà thuốc GPP được chỉ ra trong nghiên cứu có thể thấy việc khó thực hiện các quy định được xuất phát từ chủ quan và khách quan đối với các nhà thuốc. Để có thể khắc phục những khó khăn trên thì bản thân các nhà thuốc cần có sự tự nguyện tuân thủ và sự hỗ trợ giúp đỡ của các ban ngành chức năng để có thể nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như nắm bắt được các thông tin về quy định, quy chế mới.

Các nhà quản lý cũng cần có cái nhìn sâu sắc và thực tế để có thể đưa ra những quyết định, chế tài, hình thức khuyến khích, động viên đối với các nhà thuốc sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

4.3. Một số hạn chế của đề tài

Do hạn chế về thời gian và phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu là dựa trên phân tích các biên bản thanh tra, kiểm tra của Sở y tế đối với các nhà thuốc và dựa trên bộ câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên

những tồn tại mà biên bản kiểm tra đã chỉ ra nên luận văn chưa nghiên cứu được các hoạt động mang tính chất phụ thuộc vào thời gian ví dụ chất lượng tư vấn: hướng dẫn dùng thuốc, khả năng gặp phản ứng phụ, tương tác thuốc của các nhà thuốc.

Mặt khác Sở y tế Thái Bình trong năm 2014 cũng chỉ kiểm tra được 96/117 nhà thuốc cho nên việc nghiên cứu được dựa trên biển bản kiểm tra của Sở sẽ không phản ánh hết được 100% thực trạng hoạt động của các nhà thuốc.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

Qua nghiên cứu hoạt động hành nghề của các nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn Thành phố Thái Bình chúng tôi có một số kết luận sau:

1.1. Về việc thực hiện các tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Thái Bình của các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Thái Bình

- Các cơ quan quản lý đã tích cực trong công tác kiểm tra nhưng cũng chưa thể kiểm tra hết được các nhà thuốc (96/117), tần suất kiểm tra mới đạt 0,82 lượt đối với một nhà thuốc.

- Tất cả các nhà thuốc đều có dược sĩ đại học đứng tên và nhân viên nhà thuốc đều có bằng cấp chuyên môn phù hợp. Tuy vậy chỉ có 50% số nhà thuốc có DSPTCM có mặt khi cơ sở hoạt động.

- Cơ sở vật chất của các nhà thuốc nhìn chung được cải thiện đáng kể so với trước khi GPP, 100% các nhà thuốc đạt chỉ tiêu về địa điểm riêng biệt xây dựng chắc chắn, xa nguồn ô nhiễm, diện tích đủ rộng tuy vậy chỉ có 93,8% có khu vực rửa tay 43,8% có khu vực ra lẻ thuốc, 59,4% có khu vực cho người mua ngồi đợi.

- Các nhà thuốc đều trang bị đủ sổ sách tài liệu chuyên môn tuy nhiên việc ghi chép sổ sách thì chưa được thực hiện đầy đủ đặc biệt là sổ theo dõi ADR là 7,3%, sổ theo dõi đình chỉ lưu hành là 10,4%, sổ bán thuốc theo đơn là 12,3%.

- Việc chấp hành quy chế kê đơn còn rất khiêm tốn có 12,5% nhà thuốc ghi chép thuốc bán theo đơn.

- Thực hiện quy định về nguồn gốc, chất lượng và chủng loại.

Việc kinh doanh thuốc hết hạn thuốc thuộc diện thu hồi hầu như không có.

Hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ có 59,5% số nhà thuốc đưa ra đầy đủ, chỉ có 26% số nhà thuốc có đủ danh mục thuốc của tuyến C.

1.2. Về những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện GPP

* Thuận lợi:

- Các nhà thuốc đều nhất trí nên áp dụng GPP. - Cơ sở vật chất được cải thiện tốt.

- Chất lượng thuốc được đảm bảo do việc thực hiện GPP

* Khó khăn

- Nhân sự: Dược sĩ phụ trách chuyên môn chỉ có 43/117 là trực tiếp đứng bán, số còn lại là cho thuê bằng hoặc thuê người làm nên việc thực hiện các tiêu chí khác như: trực tiếp quản lý điều hành, trực tiếp bán thuốc theo đơn, tư vấn, thay thuốc trong đơn, cập nhật kiến thức là khó thực hiện.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Một số nhà thuốc không đủ diện tích để bố trí các KV riêng theo quy định, cũng như chưa đủ kinh phí để trang bị phần mềm quản lý.

- Thực hiện quy chế chuyên môn:

+ Thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn là khó vì chưa có sự đồng bộ trong quản lý cũng như ý thức trách nhiệm của dược sĩ và hiểu biết của người dân chưa cao.

+ Phối hợp với y tế cơ sở và theo dõi báo cáo ADR cũng chưa thực hiện được bởi chưa có hình thức khuyến khích động viên cũng như việc phân cấp cơ quan phụ trách việc tiếp nhận.

+ Việc giải quyết những đơn không hợp lệ cũng không dễ thực hiện vì chỉ có 16,2% số nhà thuốc được hỏi có thể liên hệ với bác sĩ và chủ yếu là các nhà thuốc bệnh viện và khu vực gần bệnh viện.

2. Đề xuất

Thực hành tốt nhà thuốc giúp nâng cao việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng động. Thực hành tốt nhà thuốc giúp người dân có thể tiếp cận với thuốc có chất lượng tốt, được tư vấn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Vì vậy việc tuân thủ các quy định của nhà thuốc GPP có vai trò rất quan trọng. Để việc thực hiện được tốt hơn tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Sở Y tế cần đẩy mạnh công tác tập huấn về chuyên môn cũng như các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và sự hiểu biết về các quy chế hiện hành của các dược sĩ chủ nhà thuốc. Đồng thời tổ chức hướng dẫn các phòng Y tế trong công tác quản lý nhà nước đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.

- Các cơ quan thanh kiểm tra nên phối hợp với nhau để tránh sự chồng chéo giữa các đoàn nhằm mục đích các nhà thuốc đều được kiểm tra với tần suất càng cao càng tốt. Có các biện pháp giám sát thích hợp, nâng cao ý trách nhiệm của nhà thuốc cũng như các hình thức động viên khuyến khích kịp thời. Từ đó thúc đẩy việc chấp hành các quy định về GPP của các nhà thuốc. - Các ban ngành chức năng có biện pháp tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của người dân về mua và sử dụng thuốc đảm bảo an toàn hiệu quả.

- Nhân viên nhà thuốc không ngừng học tập, cập nhật nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Nắm vững quy chế, quy định và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp để thực hiện tốt nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP.

PHỤ LỤC 1 Phiếu khảo sát

Để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn GGP chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát lấy ý kiến của các chủ nhà thuốc trong đợt tập huấn chuyên môn và các văn bản quy phạm pháp luật do phòng y tế phôí hợp với sở y tế tổ chức T8/2014.

Xin ông/bà vui lòng trả lời cá câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng ;hoặc điền nội dung thích hợp vào khoảng trống (……)

1.Họ và tên :……….. Năm sinh ……… Nơi công tác: ……….. 2.Quan điểm của ông/ bà về việc áp dụng tiêu chuẩn GPP với các nhà thuốc.

 Cần thiết  Không cần thiết 3.Ông/bà có trực tiếp đứng bán không?

 Có  Không

4.Ông/bà cho biết kết quả thu được của nhà thuốc sau khi thực hiện GPP? -Về cơ sở vật chất :

 Khang trang, sạch đẹp  Bình thường  Không thay đổi -Về doanh số :  Tăng  Giảm  Không thay đổi -Về giá thuốc bán ra:  Tăng  Giảm  Không thay đổi -Chất lượng thuốc :  Rất tốt  Tốt  Bình thường 5.Ông bà cho biết lý do thường vắng mặt của người quản lý chuyên môn khi nhà thuốc của ông/bà hoạt động? (nhiều lựa chọn)

 Sức khỏe  Không phải là chủ nhà thuốc thực sự

 Dược sĩ ở tỉnh/thành phố khác  Bận công tác

6.Ông/bà cho biết lý do nhà thuốc của ông/bà vẫn hoạt động khi vắng mặt người quản lý chuyên môn? (nhiều lựa chọn)

 Phục vụ kịp thời đáp ứng nhu cầu người bệnh  Đảm bảo doanh số

 Người quản lý chuyên môn không phải chủ nhà thuốc thực sự

 Để giữ khách hàng  Người bán hàng tự ý mở của bán hàng

 Ý kiến khác ... 7. Ông/ bà cho biết lý do nhà thuốc không còn bố trí một số khu vực riêng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố thái bình năm 2014 (Trang 52)